Quan Niệm Sử Học Của Duy Thức

Người giảng: Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

Người dịch: HT Thích Thắng Hoan

 

CHƯƠNG I  

HIỆN TRẠNG NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC NGÀY NAY

 

Trước Kỷ Nguyên 500 năm, Phật Học được phát sanh nơi Ấn Độ. Đến một thế kỷ trước trước Kỷ Nguyên [1], trong thời gian Tần Hán cai trị, Phật Học mới bắt đầu lần lược truyền vào Trung Quốc. Đến nay, Phật Học tồn tại trên đất Trung Quốc đã có hai ngàn năm lịch sử. Trong thời gian tại Trung Quốc, Phật Học cũng có lúc thịnh và cũng có lúc suy.

 

Nguyên nhân chung của Trung Quốc, là vì nền văn hóa dân tộc rất khoan dung thâm hậu, nên có thể thâu nạp nền văn hóa ngoại lai. Phật Giáo sở dĩ  trở thành một bộ phận văn hóa Trung Quốc là do Văn Học Sử Trung Quốc tiếp nhận ánh sáng rực rỡ của Phật Giáo, một thứ ánh sáng đặc biệt và ánh sáng đó trực tiếp kế thừa mãi đến ngày nay.

 

Hôm nay tôi giảng bộ luận Duy Thức Tam Thập Tụng. Duy Thức là một trong các Tông Phái. Đối với Tông Duy Thức, các học giả cũng nên hiểu biết đại khái về tình huống của một thứ đạo lý này. Nhơn đây, trước hết, tôi xin trình bày tóm lược tình huống Phật Giáo Trung Quốc ngày nay.

 

Về phương diện nghiên cứu Phật Học, gần 40 năm nay,  yếu điểm cơ bản là nghiên cứu tình hình Phật Học của Trung Quốc (Chỗ này không thể bỏ qua sự tường thuật về chế độ tăng chúng tự viện và phương thức sinh hoạt của họ).

 

Còn sự nghiên cứu giáo lý Phật Giáo, đối với các Tông Phái, có hiện tượng hưng thịnh. Nhưng có một điều là tình hình nghiên cứu giáo lý Phật Giáo lại chịu ảnh hưởng đến sự chuyển biến về chỉnh lý xã hội và về văn hóa tư tưởng của Trung Quốc.

 

Lúc đầu, vào thời kỳ Thanh mạt (cuối nhà Thanh), các sĩ phu đứng lên cách mạng dân tộc như ngài Chương Thái Viêm vận động thay đổi phép tắc. Còn các ngài Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, ..v..v... lại đề xướng nghiên cứu Phật Giáo. Trong lúc đó, các học sinh du học Nhật Bản và các chí sĩ đã chết tại Nhật Bản cũng đều nghiên cứu Phật Học.

 

Gần đây, sự phát triển Phật Học đối với Trung Quốc có thể nói là nguyên nhân chính yếu. Lý do xã hội đương thời đang chuyển biến, đang cách mạng. Cho nên các giới Phật Giáo xem như cũng đang chuyển biến theo để cùng thích ứng với sự phát sanh cách mạng cơ giới. Nhân đó, phong trào vận động Tân Học Phật đã được thành công gần 40 năm nay [2] .

 

Tại Trung Quốc, trong thời kỳ Phật Học hưng thạnh, mười Tông Phái đã được thành lập, nhưng hiện tại chỉ có tám Tông Phái Đại Thừa còn lưu hành. Nếu căn cứ nơi lịch sử nghiên cứu Phật Giáo Trung Quốc, chúng ta không thể tách rời mười Tông Phái để nghiên cứu Phật Học. Chúng ta phải y cứ nơi tinh yếu trong mười Tông Phái nói trên để thuyết minh hiện trạng nghiên cứu Phật Học ngày nay.

 

I.- CÂU XÁ TÔNG:

 

Từ đời Đường trở về sau, có thể nói, không có một người nào thành công trong sự nghiên cứu Phật Học. Đến Dân Quốc năm thứ 9, trong thời gian mười năm,  có một vị cư sĩ  tên là Hy Thanh mở đầu phong trào nghiên cứu A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Quang Ký và sáng tác quyển Quán Câu Xá Luận Lý. Tác phẩm này được in trong Nguyệt San Hải Triều Âm. Sau này, Hải Triều Âm thường đăng tải những tác phẩm văn chương nghiên cứu về luận Câu Xá của các ngài Trương Hóa Thanh, ..v..v.....

 

Năm Dân Quốc năm thứ 11, Phật Học Viện Võ Xương tổ chức khóa học về bộ môn Trung Đính ( Trung Học về môn Hiệu Đính ), trong đó có bộ môn về Câu Xá. Môn học Câu Xá này đều do Giáo Thọ Sử Nhất Như chuyên trách. Ngài phiên dịch và giảng nghĩa tác phẩm Câu Xá Luận Thích của một người Nhật trước tác. Những học giả về môn học này rất cảm kích và hứng thú.

 

Về sau cư sĩ Trương Hóa Thanh kế thừa Sử Nhất Như giảng về Câu Xá. Đối với học sinh nghiên cứu, Cư sĩ Trương Hóa Thanh thường cho ra đề án yếu nghĩa trong Câu Xá làm môn học thuật diễn giảng. Ngàn năm tuyệt học, từ đây, trên lộ trình phục hưng có thể nói Phật Giáo tiến triển rất nhanh.

 

Đương thời, Học Tăng của Phật Học Viện Võ Xương phần đông đều ưa thích môn học về luận Thành Duy Thức và ít người nghiên cứu về luận Câu Xá. Những học giả chuyên tâm về môn luận Câu Xá chính là Pháp Phảng, ngài là một trong hai ba người nổi tiếng. Ngài gia công ghi chú rõ ràng, trong đó gồm sớ giải những lời quí báu từng câu trong luận Câu Xá. Ngài rất tâm đắc với môn luận Câu Xá.

 

Lúc bấy giờ, Nội Học Viện Nam Kinh đứng ra kiểm giáo, cho in tác phẩm Ghi Chú và Sớ Giải về Câu Xá của ngài Pháp Phảng, đồng thời Âu Dương Tiệm đề tựa. Pháp Phảng là một học giả có công rất lớn trong việc nghiên cứu môn luận Câu Xá nói trên.

 

Vào năm Dân Quốc thứ 18, tại Võ Xương, Pháp Sư Pháp Phảng giảng toàn bộ Câu Xá Tụng. Năm 1920, tại Bắc Bình Thế Giới Phật Học Uyển Giáo Lý Viện (  Chùa Bạch Lâm ) và tại Nữ Tử Phật Học Viện, Pháp Sư giảng toàn bộ Câu Xá Tụng, đồng thời ngài biên tập những lời chú thích về Câu Xá Tụng. Bản thảo chú thích Câu Xá Tụng của ngài đã mất trong thời kỳ kháng chiến.

 

Trong thời gian 27 năm tại Viện Trùng Khánh Hán Tạng Giáo Lý, suốt hai năm, ngài giảng luận Câu Xá và hơn nữa, Pháp Sư còn biên soạn môn học Phê Phán Luận Câu Xá. Sau này Phật Học Viện các nơi đều có người tiếp tục giảng Câu Xá Tụng và cũng có người sáng tác thành luận văn. Đến nay, đối với vấn đề nghiên cứu Tông Câu Xá, nhiều người lần hồi quy tụ và phát khởi phong trào nhiều nơi, tất cả đều đi đến kết quả rất hoàn hảo.

 

II.- THÀNH THẬT TÔNG:

 

Từ thời Dân Quốc đến nay, người nghiên cứu về bộ luận này có thể nói là không có. Chỉ có Đại Sư Duy Hư đã từng sáng tác quyển Thành Thật Luận Cương Yếu và tác phẩm này được Hải Triều Âm ấn hành. Ngoài ra, cho đến bây giờ, chưa thấy một người nào nghiên cứu và đọc tụng bộ luận nói trên. Thật đáng tiếc cho điều thiếu sót này!

 

III.- THIỀN TÔNG:

 

Tông này cuối đời Thanh còn có chút sinh khí, như ở Kim Sơn thuộc Trấn Giang có Thượng Tọa Đại Định, ..v..v....,  ở chùa Cao Mân thuộc Dương Châu có ngài Nguyệt Lãng, ..v..v..., ở Thiên Đồng có Ký Thiền Bát Chỉ Đầu Đà, có Hòa Thượng Tịnh Tâm, ở Thiên Ninh có Thiền Sư Dã Khai, ở Dương Châu có Hòa Thượng Văn Hy ( Tây Khôn ). Các vị ấy học hạnh rất uyên thâm. Họ đều là những bậc danh tượng một thời.

 

Trước năm Dân Quốc thứ 10,  ở chùa Quy Nguyên thuộc Hán Dương có ngài Tu Thủ Tọa và Hòa Thượng Xương Hồng đối với các việc trong Tông Môn đều có cơ tỏ ngộ. Hai vị nói trên đều là bậc danh đức ở Giang Hạ. Từ ngày Bắc Phạt đến nay, Tông này rất suy yếu, trở nên im hơi lặng tiếng.

 

Ngày nay, Thiền Sư Hư Vân chủ trì chùa Hoa Nam và chùa Vân Môn là một vị Thiền Sư có thành quả to lớn đáng kể đương thời của Thiền Tông. Người ta thường nghe Thiền Sư tu hành rất thâm hậu và có kẻ cho rằng Thiền Sư vì bị bệnh nên không bồi dưỡng cho kẻ hậu học để Tông Môn được nổi tiếng.

 

Ngoài ra có một người giúp cho thanh danh của Thiền Tông hưng thạnh chính là vị Thượng Tọa Trụ Trì chùa Cao Mân. Ngài được toàn quốc khen tặng là người mô phạm của Thiền Lâm. Ngài tự mình công phu rất thâm hậu. Chỉ vì sau khi Bắc Phạt, ngài cho vấn đề kháng chiến là trước hết. Do đó, ngài quá bận rộn công việc đi xin cây đá và tự mình không có thì giờ nhàn rỗi để chăm lo hướng thượng.

 

Thế nên xét lại, phong độ của Tông Phái một khi suy yếu nghiêng đỗ thì khó bề chấn chỉnh trở lại được.

 

 

IV.- TỊNH ĐỘ TÔNG:

 

Tịnh Độ Tông hiện nay là một Tông Phái hưng thịnh nhất. Nguyên do, môn học thuật về triết lý của Tông này rất đơn giản và phương pháp tu tập của Tông này thì cũng rất dễ dàng. Cho nên Tín Đồ Phật Giáo khắp nơi có thể nói mười người đã hết chín người tu theo Tông Tịnh Độ.

 

Năm Dân Quốc thứ 10 trở về trước, núi Hồng Loa thuộc Bắc Kinh là nơi chuyên lo hoằng truyền Tông này và cũng nhờ đó mà Tông Tịnh Độ ảnh hưởng khắp cả nước. Sau khi Bắc Phạt, Pháp Sư Ấn Quang là người nỗ lực phát huy Tông Tịnh Độ và đồng thời Pháp Sư lại còn trọng dụng nghi lễ của nhà Nho.

 

Năm Dân Quốc thứ 20 trở về sau, Pháp Sư Ấn Quang lại thành lập và trực tiếp chỉ đạo Đạo Tràng Tịnh Độ ở núi Linh Nham thuộc Tô Châu. Pháp Sư mặc dù có để lại tác phẩm Văn Sao Hành Thế ( Án văn ghi lại công trình độ thế của ngài ), nhưng trong đó vẫn khuyến khích mọi người chuyên tâm niệm Phật. Pháp Sư  là người rất quý trọng sự thực hành hơn. Pháp Sư chỉ độ cho những người có tâm thành và không bao giờ dạy cho những kẻ chỉ lo học giáo lý hơn mà không chuyên cần trong việc niệm Phật. Theo quan niệm của Pháp Sư, vấn đề học hỏi giáo lý chỉ là sự vay mượn có tánh cách tạm bợ và không đem lại những lợi ích nào cho người tu hành.

 

Còn vấn đề xiển dương triết lý học thuật của Tông Tịnh Độ, Pháp Sư Ấn Quang không thể sánh với các bậc cao hiền thuộc đời nhà Minh và nhà Thanh [3]. Nhờ đức học của Pháp Sư Ấn Quang, phong trào nghiên cứu học Phật về giáo lý Tông Tịnh Độ được thành lập và nhờ những phong trào nói trên hổ trợ, sự phát triển Phật Giáo càng ngày càng thêm rộng lớn.

 

Pháp Sư Ấn Quang đặc biệt đề xướng cõi Tịnh Độ ở Tây Phương. Đại Sư Thái Hư  lại đề xướng cõi Tịnh Độ ở Đâu Xuất và cõi Tịnh Độ ở nhân gian [4]. Cả hai hướng đi của hai ngài đều thành công tốt đẹp.

 

V.- THIÊN ĐÀI TÔNG:

 

Thiên Đài Tông thì lại hưng thịnh vào cuối thời nhà Thanh và đầu năm Dân Quốc. Như ở chùa Ninh Ba Quan, Pháp Sư Đế Nhàn tận lực đề xướng phát huy Tông Thiên Đài và thiết lập Học Xá để giáo dục kẻ hậu học.

 

Ở núi Nam Nhạc thuộc Hồ Nam có Pháp Sư  Mặc Am và Pháp Sư Không Dã. Ở chùa Pháp Nguyên thuộc Bắc Bình có Pháp Sư Đạo Giai. Các vị nói trên đều giảng giáo lý Tông Thiên Đài.

 

Ngày nay, những vị trong môn phái Đế Nhàn, như ở núi Thiên Đài có Pháp Sư Tịnh Quán, ở Quảng Đông có Pháp Sư Hiển Từ, Pháp Sư Hải Nhơn, ..v..v.... và ở chùa Pháp Tạng thuộc Thượng Hải có Pháp Sư Hưng Từ, ở Kim Sơn có Pháp Sư  Nhơn Sơn,  ở Hoa Bắc có Pháp Sư Thúc Hư, ..v..v.... Các vị nói trên cũng đều hoằng truyền giáo lý Tông Thiên Đài.

 

Ở Phật Học Viện Võ Xương có các ngài như Chi Phong, Đàm Huyền đều nghiên cứu thâm sâu học thuyết Tông Thiên Đài.  Các ngài còn trước thuật giáo nghĩa Tông này để phổ biến trong nhân gian.

 

VI.- HIỀN THỦ TÔNG:

 

Năm đầu Dân Quốc, ở Thượng Hải có Pháp Sư Nguyệt Hà thiết lập Đại Học Hoa Nghiêm để hoằng truyền giáo nghĩa Tông Hiền Thủ. Nhân vật của môn phái này một thời ảnh hưởng khắp thiên hạ. Những người xuất sắc như là ngài Trì Tùng, ngài Thường Tinh, ngài Từ Chu và ngài Trí Quang ở Tiêu Sơn,..v..v.... Các vị vừa kể đều là những học giả nghiên cứu Tông này. Đối với Tông Hiền Thủ, các vị đều có tâm chứng đắc và còn trước thuật giáo nghĩa để hoằng truyền trong nhân gian. Trong các vị nói trên, ngài Trì Tùng và ngài Thường Tinh là hai nhân vật xuất sắc nhất và thành công nhất.

 

VII.- TAM LUẬN TÔNG:

 

Từ đời Đường và đời Tống đến nay, Tam Luận Tông không được mấy ai nghiên cứu đến. Mãi đến năm đầu Dân Quốc, cư sĩ Lưu Ngọc Tử mới sáng tác quyển Tam Luận Tông Lược Thuyết để phát huy. Còn cư sĩ Trương Hóa Thanh thì rất tinh thông về luận học, nhất là cư sĩ chuyên nghiệp về môn học Tam Luận Tông. Cư sĩ thường giảng Tam Luận Tông tại Phật Học Viện Võ Xương.

 

Những năm gần đây, Pháp Sư Ấn Thuận gia công cổ võ môn học Trung Quán của Long Thọ và Pháp Sư cho ra tác phẩm Trung Quán Kim Luận.

 

Tam Luận Tông là một Tông Phái rất có giá trị và có hệ thống về mặt nghiên cứu. Vả lại, Tông này có rất nhiều bậc anh tuấn hậu học và cũng là nơi xứng đáng cho người tham cứu.

 

Đồng thời, Pháp Sư Pháp Tôn chuyên dịch các kinh sách Tây Tạng thuộc hệ phái Trung Quán ra chữ Hán như các sách Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận, Biện Liễu Nghĩa Bất Liễu Nghĩa, đều được thấy trong Trung Quán.

 

Còn ngài Nguyệt Xứng thì dịch quyển Nhập Trung Luận và thường giảng quyển Nhập Trung Luận  này cho những nơi như  Thành Đô, Trùng Khánh..v..v....

 

Tam Luận Tông sở dĩ được trùng hưng một cách huy hoàng và cảnh giới của Tông Môn càng thêm rực rỡ là nhờ công lao của ngài Nguyệt Xứng. Có thể nói ngài Nguyệt Xứng là người có công rất lớn trong công việc phục hưng Tông này.

 

VIII.- LUẬT TÔNG:

 

Luật Tông được thành lập vào thời đại nhà Thanh. Người học Luật Tông để thấm nhuần thì ít. Tăng chúng trong cả nước đều thọ giới pháp bằng cách mặc nhiên không cần phải hiểu và cách thọ giới thì đặt nặng vấn đề hình sắc.

 

Năm Dân Quốc thứ 10 trở về sau, Luật Sư Hoằng Nhất và Luật Sư Tịnh Nghiêm ở Hà Nam, đối với Luật học cả hai đều nghiên cứu rất tinh thông và hai vị nỗ lực truyền bá Luật Tông.

 

Đặc biệt nhất là Luật Sư Hoằng Nhất. Khi chưa xuất gia tu hành ngài là một Văn Học danh tiếng, là một nhà Âm Nhạc tài ba và cũng là một nhà Mỹ Thuật về Hý Kịch xuất sắc. Cho nên từ khi xuất gia trở về sau, ngài có khả năng hướng dẫn các bậc Văn Nhân, Chí Sĩ đều quy hướng về Phật Giáo rất đông. Ngoài hai vị trên đây, còn có Pháp Sư Từ Châu, ngài cũng nỗ lực đề xướng giới luật.

 

Có thể nói trong Luật Tông, chùa Bảo Hoa Sơn Luật là nơi nổi tiếng nhất khắp cả nước. Mỗi năm, hai mùa xuân thu, chùa này đều mở Giới Đàn để truyền Đại Giới. Rất tiếc chùa này chỉ chuyên về khoa văn tụng niệm mà thôi. Đối với Luật học, chùa này không có một người nào học luật cả. Vấn đề giác ngộ, thật đáng tiếc cho họ!

 

IX.- MẬT TÔNG:

 

Từ đời Đường và đời Tống trở về sau, tuyệt học của Mật Tông thật là xứng đáng trong thế gian và cho đến hiện nay, Mật Tông vẫn còn thạnh hành.

 

Năm Dân Quốc thứ 9, Nguyệt San Mật Tông Hải Triều Âm hoằng truyền Mật Tông rất hữu hiệu. Sau đó có các ngài như Đại Dũng, Trì Tùng, Hiển Ấm,..v..v.... xuất ngoại du học Nhật Bản. Sau khi về nước, các vị đều đề xướng Tông này. Học giả tham dự rất đông, tạo nên tiếng vang rất lớn cho Mật Tông.

 

Ở Quảng Đông, lại có Mạn Thù Yết Đế  và cư sĩ Vương Hoằng Nguyện, hai vị cũng đều hoằng truyền Đông Mật ( Mật Tông ở Quảng Đông ). Hai vị đã dịch thuật và trước tác về Mật Tông rất nhiều nhằm để phục hưng Đông Mật.

 

Kể từ năm Dân Quốc thứ 20 trở về trước, Hệ Phái Mật Tông có thể nói vang tiếng một thời, uy tín lừng lẫy khắp nơi. Trong thời gian nói trên, khoảng năm Dân Quốc thứ 14 và 15 trở về sau, Mật Giáo Tây Tạng lần hồi truyền sang Quảng Đông. Các vị như ngài Đại Dũng, ngài Pháp Tôn, ..v..v.... đi du học giáo pháp Mật Giáo Tây Tạng. Đặc biệt nhất trong số này, ngài Pháp Tôn từng tự dịch rất nhiều kinh sách của Mật Giáo Tây Tạng. Hơn nữa, trong thời gian nói trên, có các vị Đại Lạt Ma Ban Thiền, ..v..v.... lại đem thế lực và địa vị chánh trị truyền vào Trung Quốc.

 

Từ khi Mật Giáo Tây Tạng thạnh hành ở Trung Quốc trở về sau, Mật Tông Quảng Đông mặc nhiên vắng tiếng. Có thể nói, các vị Lạt Ma Tây Tạng chiến thắng hơn các thầy Nhật Bản.

 

 

X.-  DUY THỨC TÔNG:

 

Từ năm Dân Quốc đến nay, người đầu tiên đề xướng Duy Thức Tông chính là cư sĩ Dương Văn Hội ( Nhơn Sơn ). Cư sĩ là một nhân vật có công rất lớn trong việc phục hưng Phật Học Trung Quốc cận đại. Cư sĩ thường giao hảo với Nam Điều Văn Hùng là một học giả nổi tiếng của Nhật Bản. Dương Tiên Sinh chịu ảnh hưởng rất lớn với Nam Điều.

 

Đời Đường, các nhân sĩ chú sớ tư tưởng Duy Thức Tông rất nhiều và tư tưởng Tông này được truyền sang Nhật Bản từ đó. Rồi về sau, tư tưởng Duy Thức Tông được mang từ Nhật Bản phục hồi trở lại Trung Quốc. Tại Trung Quốc, các tác phẩm thuộc Duy Thức Tông được các nhân sĩ kiểm tra và ấn hành để phổ biến. Công đức của các vị ấy thật vô lượng.

 

Sau đó, Duy Thức Tông có các vị như Mai Hoa Hi, Âu Dương Cảnh Vô, Lưu Châu Nguyên, Trương Khắc Thành, Hàn Thanh Tịnh, Đường Đại Viên, Lữ Chừng, Cảnh Xương Cực, Vương Ân Dương, Khâu Hy Vận, Trì Tùng, Thường Tinh, Hội Giác, Pháp Phảng, Pháp Tôn, Chi Phong, Ấn Thuận, Mặc Thiền, Đàm Huyền,..v..v.... Các vị nói trên đều là người nghiên cứu tinh thông về Duy Thức Học. Trong những vị trên đây, có vị chuyên về nghệ thuật cổ điển, có vị chuyên về khảo cứu, có vị chuyên phát huy đường hướng tân luận, có vị chuyên nghiên cứu lịch sử. Mỗi vị đều có sở trường riêng và mỗi vị đều có trước thuật để phổ biến trong nhân gian. Về phương diện nghiên cứu Phật Học, Duy Thức Tông là một Tông Phái rất thạnh hành.

 

XI.- ĐẠI SƯ THÁI HƯ VÀ PHẬT HỌC NGÀY NAY:

 

Trong 40 năm nay, Đại Sư Thái Hư là lãnh tụ phong trào phục hưng Phật Giáo Trung Quốc. Ngài bình đẳng đề xướng học phái của tám Tông lớn. Trong tám Tông phái lớn này, ngài chỉnh lý chỗ kiến giải đặc thù riêng biệt về Phật Học từng Tông Phái. Nguyên do, theo ngài, đối với tám Tông Phái, mỗi Tông Phái luôn luôn đề xướng chỗ kiến giải đặc biệt của Tông mình và tùy duyên hoằng dương để phát huy thêm được rộng lớn. Cho nên Học Thuyết của mỗi Tông Phái nhất định phải có trước thuật để giảng giải.

 

Sau khi chỉnh lý Phật Học riêng biệt từng Tông Phái một, tám Tông Phái nói trên nhận thấy nội dung đều có chỗ quán thông với nhau. Phần quán thông giống nhau của mỗi Tông Phái như Tam Thừa Cộng Pháp (Giáo pháp dung thông chung cả ba Thừa), Ngũ Thừa Cộng Pháp ( Giáo pháp dung thông cả năm Thừa ) và Đại Thừa Bất Cộng Pháp ( Giáo Pháp đặc biệt dành riêng cho Đại Thừa và Giáo Pháp này không dung thông với ba Thừa hay năm Thừa).

 

Còn vấn đề phê phán sự dung thông về ba Thời, ba Hệ và ba Tông của Phật Giáo Ấn Độ đều là tư tưởng của tiền nhân chưa thấy phát huy. Tư tưởng của tiền nhân sở dĩ chưa được phát huy là do từ trước tới nay chưa có người nào đứng ra lập thành Tông Phái.

 

Ngày nay xét chung mười Tông Phái, Thiền Tông, Luật Tông và Thành Thật Tông thì rất suy yếu. Nguyên do ba Tông này rất ít người nghiên cứu. Còn Câu Xá Tông, Thiên Đài Tông, Tam Luận Tông và Hiền Thủ Tông thì chỉ suy yếu phân nửa. Mặc dù nhiều người nghiên cứu Thiên Đài Tông và Hiền Thủ Tông, nhưng phương pháp trình bày của hai Tông này thì quá xưa cũ. Trái lại, ba Tông Phái như Tịnh Độ Tông, Mật Tông và Duy Thức Tông thì rất hưng thịnh.

 

XII.- NGHIÊN CỨU THEO XU THẾ MỚI:

 

Ở đây danh nghĩa Theo Xu Thế Mới chính là ngày nay phong trào nghiên cứu Phật Học Tạng Văn đều dựa theo văn Pali và văn Anh Nhật. Trước kia, những người nghiên cứu Phật Học Tạng Văn gồm có: ngài Lữ Chừng, ngài Thang Trụ Tâm.

 

Năm Dân Quốc thứ 13, nhà cách mạng Đại Sư Thái Hư cùng với đệ tử Đại Dũng thiết lập Học Hiệu Tạng Văn Phật Giáo tại Bắc Kinh. Sau 14 năm tham dự tỗ chức Tạng Học Pháp Đoàn, các giới học Phật rất thích nghiên cứu văn Tây Tạng. Mười năm sau đó, các ngài như Pháp Tôn, Nghiêm Định, Thang Trụ Tâm, Lữ Chừng..v..v.... dịch kinh luận thuộc văn Tây Tạng gồm có mười loại và nghiên cứu Phật Học Hán Tạng cũng bắt đầu phổ cập khắp nơi.

 

Ngoài ra, các ngài như Mặc Thiền, Đàm Huyền, Chi Phong, Lữ Chừng, ..v..v.... cũng nghiên cứu Phật Học Nhật Văn. Riêng ngài Chi Phong lại chủ trì phiên dịch Đại Tạng Kinh Nam Truyền của Nhật Bản dịch (tức là Nhật Bản dịch Tam Tạng thuộc văn Pali). Còn các vị nghiên cứu Phật Học cả văn Phạn, văn Pali, văn Anh gồm có: ngài Pháp Phảng, ngài Ba Trụ (tức ngài Pháp Chu), ngài Bạch Huệ, ..v..v.... Riêng ngài Pháp Phảng và ngài Ba Trụ  đều phiên dịch Phật Học từ văn Pali.

 

Những dữ kiện trên cho thấy Phật Học Trung Quốc rất nỗ lực nghiên cứu theo xu hướng Phật Học thế giới.

 

 

==========

[1] Hai Ngàn Năm Văn Hóa Trung Ấn của Ấn Độ hoặc của Pagchi (Sư Giác Nguyệt). 

[2] Đại Sư Thái Hư khi chịu ảnh hưởng tân học, liền đề xướng Phật Giáo Cách Mạng Luận, chủ trương Cách Mạng Giáo Lý, Cách Mạng Giáo Chế và Cách Mạng Giáo Sản. 

[3] Ngài Liên Trì, ngài Ngẫu Ích, ngài Viên Trung Lãng thì thuộc về nhà Minh. Còn ngài Tiệt Lưu Tỉnh Am và ngài Bành Tế Thanh thì thuộc về nhà Thanh. 

[4] Bài tựa Từ Tông Tam Yếu của Đại Sư Sâm Khán luận về vấn đề kiến thiết Tịnh Độ Nhân Gian và những sách Phật Pháp luận về Chủ Nghĩa Hóa Tịnh Độ. 


 

---o0o---

 

Mục Lục > 1 > 2 > 3 > 4 > 5 > 6 > 7 > 8 > 9 > 10

 

---o0o---

 

Trình bày: Nhi Tuong
Cập nhật: 01-11-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

cung thuc tap phat phap de gia dinh duoc hanh phuc khủng Giá trị dinh dưỡng từ trái bưởi chiếc chăn bông tôi Bỏ những thói quen xấu để sống vui Vu lan Vu lan úng cái Tháºn phật pháp là thuốc trị tâm bệnh cho chÃÆ Bạn a friend định nghĩa qua 24 chữ cái có nên sử dụng tranh tượng phật di Ăn uống trì dam thÃ Æ pháp Ăn nho đừng bỏ vỏ Gói lạnh Nếu chưa ăn chay mời bạn ăn chay 5 tan o thai lan nao hình tượng hoa sen trong kinh pháp hoa Công dụng tuyệt vời của nước giao çŠ a friend định nghĩa qua 24 chữ cái tài mỗi hãƒæ quang chã chốn NhÃƒÆ Hà thủ ô Thật giả lẫn lộn Thiếu ngủ có gây tăng cân Lịch sử là bài học vô giá là động học Tức giận là kẻ thù của sức khỏe Công dụng tuyệt diệu của quả xoài Huyền Quang Đệ tam Tổ và những câu noi sinh cua phat thich ca mau ni le cung thi thuc theo tinh than kinh nikaya the gioi se the nao khi ban tat may truyen hinh hòa duy tri va trao truyen loi cua duc phat la viec tướng Nguyên thien phat giao nghi khoa 11 dieu can luu y khi tap thien