.

 

Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 4

 CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO

VỀ TỘI PHƯỚC VÀ THIỆN ÁC

---o0o---

 

Phiên âm:

Vô tội phước, vô tổn ích

Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch

Tỉ lai trần kính vị tằng ma

Kim nhật phân minh tu phẫu tích

 

Dịch nghĩa:

+ Tội là chi, phước lại là chi?

Đa mang chi hai gánh nặng như chì!

Ai bắt tội? Ai là người chịu tội?

+ Thiện là chi, ác cũng lại là chi?

Sợ làm chi hai danh tự vô nghì!

Sợ cái đáng sợ! Lương tâm tự hành hạ lấy.

+ Gương lòng sáng, xưa nay ta vốn có

Mặc cho bụi mờ vĩnh viễn chẳng quan tâm

Ngày hôm nay, có cơ hội lau chùi

Sáng soi thấy, "phước" và "tội" không ai ban ai phạt!

 

TRỰC CHỈ

Nền giáo lý Phật nhằm đào tạo cho con người đức tánh tự tôn. Cái nhân bản của con người là tối tôn và hoàn toàn trong sáng. Con người hãy phát huy đức tánh vốn có ấy để mà sống một cách tự tin ở khả năng, ở nơi nhân bản cao đẹp vốn có của mình.

Người đệ tử Phật không tôn trọng ai khác, ngoài nhân bản thanh cao trong sáng, mà tác giả Chứng Đạo Ca gọi cái đó là "Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật" của chính con người. Vì vậy, người đệ tử Phật, học Phật, tu theo đạo Phật không được sợ bất cứ một thế lực "linh thiêng", một sức mạnh vô hình hay một đấng thưởng phạt siêu nhiên nào đó, như một số người nhẹ dạ dễ tin thường sợ. Người theo đạo Phật chỉ sợ nhân quả. Tâm não của con người là "căn cứ địa" phát xuất và biểu hiện ra "nghiệp nhân" THIỆN hay ÁC. Chữ "nghiệp" trong đạo Phật chỉ sự hành động của THÂN của KHẨU của Ý được biểu hiện cụ thể. Gieo nghiệp nhân THIỆN sẽ#7863;t hái trái ngon, tốt lành. Gieo nghiệp nhân BẤT THIỆN cũng sẽ được thu hoạch trái không ngon, cay đắng… Nhân thế nào quả thế ấy, như bóng theo hình. Chung qui lại, do TÂM làm chủ hết. Tạo nghiệp nhân thiện hay ác, sẽ tự nhận lấy quả khổ hay vui. Hễ nhận lấy quả khổ thì người ta cho là do mắc TỘI. Nếu nhận lấy quả vui thì người ta cho là được PHƯỚC. TỘI hay PHƯỚC rõ ràng chỉ là kết quả của con người gieo nhân THIỆN hay ÁC ở thời gian trước đó mà thôi.

Đúng chân lý mà nói thì không ai là người có quyền ban cho và không ai là người phải chịu tội với ai cả.

Lập trường bình đẳng của đạo Phật, biểu hiện cụ thể qua tính "bình đẳng về nhân bản của mọi con người".

"Sáng soi thấy: TỘI, PHƯỚC không ai ban và ai phạt".

---o0o---

Thi ca 3 |  Mục lục  | Thi ca 5 |

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức
Trình bày:  Nhị Tường

Cập nhật : 11-05-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

cuộc sống sẽ không bao giờ phụ bạc còn giận la i vê ơi gio heo may Cỏ lÃ Å çŠ thú ï¾ bï¾ ï½¹i au 不可信汝心 汝心不可信 Ð Ð Ð thich Phật giáo chữa Tác dụng phụ của điện thoại di cung Chùa Bổ Đà Bắc Giang chùa big wild goose hoa thuong thich thanh tri 1919 Mối Cung tiễn kim quan cố Hòa thượng Thích chua nghiem quang n廕簑 Bàn lÃÆ cha mẹ đừng lo chúng con sẽ thi tốt Thương Vua đầu bếp Yan Can Cook nói về hoạ hà t khÕ to tim cach tri lieu khi trai tim da bi ton thuong cái tôi và minh triết về cái tôi phat day 8 phap de song an lac thọ Ngủ quá nhiều cũng hại như thiếu 出家人戒律 Dấu danh loi chi la tam thoi Ấn nhu tin kinh thien sanh chuong bon phap KINH NHẬT TỤNG Tử Ä Æ Mệt đứng Chè sữa đu đủ hoàng cung trinh nữ chùa phổ quang cuộc đời và đạo quả của sư bà hải lo trinh thanh dao cua nhị