.


Tạng Luật
Vinaya Pitaka

Tiểu Phẩm
Cullavagga

Tỳ kheo Indachanda Nguyệt Thiên dịch

----oOo----

III. Chương Tích Lũy Tội (tiếp theo)

Tội xuất tinh được đầy đủ.

[440] Vào lúc bấy giờ, có một vị tỷ-kheo đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa (Tăng tàng): một tội đã được che giấu một ngày, một tội đã được che giấu hai ngày, một tội đã được che giấu ba ngày, một tội đã được che giấu bốn ngày, một tội đã được che giấu năm ngày, một tội đã được che giấu sáu ngày, một tội đã được che giấu bảy ngày, một tội đã được che giấu tám ngày, một tội đã được che giấu chín ngày, một tội đã được che giấu mười ngày. Vị ấy đã trình với các tỷ-kheo rằng:

- Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, …(như trên)…, một tội đã được che giấu mười ngày; vậy tôi nên thực hành như thế nào?

Các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, như vậy thì hội chúng hãy ban cho hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến vị tỷ-kheo ấy.

[441] Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo trưởng lão, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên trình với hội chúng như vầy:

- Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, …(như trên)…, một tội đã được che giấu mười ngày. Bạch các ngài, tôi cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy.

Nên được cầu xin lần thứ nhì. Nên được cầu xin lần thứ ba.

[442] Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, …(như trên)…, một tội đã được che giấu mười ngày. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, …(như trên)…, một tội đã được che giấu mười ngày. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy. Hội chúng ban cho hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy). Đại đức nào thỏa thuận với việc ban cho hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy), xin im lặng; vị nào không thỏa thuận, có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: …(như trên)…

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: …(như trên)…

Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy). Sự việc được hội chúng thỏa thuận nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[443] Vào lúc bấy giờ, có một vị tỷ-kheo đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, hai tội đã được che giấu hai ngày, ba tội đã được che giấu ba ngày, bốn tội đã được che giấu bốn ngày, năm tội đã được che giấu năm ngày, sáu tội đã được che giấu sáu ngày, bảy tội đã được che giấu bảy ngày, tám tội đã được che giấu tám ngày, chín tội đã được che giấu chín ngày, mười tội đã được che giấu mười ngày. Vị ấy đã trình với các tỷ-kheo rằng:

- Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, …(như trên)…, mười tội đã được che giấu mười ngày; vậy tôi nên thực hành như thế nào?

Các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, như vậy thì hội chúng hãy ban cho hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến vị tỷ-kheo ấy.

[444] Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo trưởng lão, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên trình với hội chúng như vầy:

- Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, …(như trên)…, mười tội đã được che giấu mười ngày. Bạch các ngài, tôi cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của tội đã được che giấu mười ngày trong số các tội ấy.

Nên được cầu xin lần thứ nhì. Nên được cầu xin lần thứ ba.

[445] Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, …(như trên)…, mười tội đã được che giấu mười ngày. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa: một tội đã được che giấu một ngày, …(như trên)…, mười tội đã được che giấu mười ngày. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy. Hội chúng ban cho hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy). Đại đức nào thỏa thuận với việc ban cho hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy), xin im lặng; vị nào không thỏa thuận, có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: …(như trên)…

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: …(như trên)…

Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa kết hợp với giá trị của những tội đã được che giấu dài ngày nhất trong số các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy). Sự việc được hội chúng thỏa thuận nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[446] Vào lúc bấy giờ, có một vị tỷ-kheo đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng."

Vị ấy đã trình với các tỷ-kheo rằng:

- Bạch các ngài, tôi đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Tôi đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi. Pháp hổ thẹn đã xuất hiện ở tôi trong khi thực hành parivāsa: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng;" vậy tôi nên thực hành như thế nào?

Các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, như vậy thì hội chúng hãy ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị tỷ-kheo ấy.

[447] Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo trưởng lão, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên trình với hội chúng như vầy:

- Bạch các ngài, tôi đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Tôi đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến tôi. Trong khi tôi thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng." Bạch các ngài, tôi cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng.

Nên được cầu xin lần thứ nhì. Nên được cầu xin lần thứ ba.

[448] Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng đến tỷ-kheo tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị tỷ-kheo tên (như vầy). Đại đức nào thỏa thuận với việc ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị tỷ-kheo tên (như vầy), xin im lặng; vị nào không thỏa thuận, có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: …(như trên)…

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: …(như trên)…

Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị tỷ-kheo tên (như vầy). Sự việc được hội chúng thỏa thuận nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Này các tỷ-kheo, sau khi xác định điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nên hành parivāsa hai tháng.

[449] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của một tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỷ-kheo, sau khi xác định điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nên hành parivāsa hai tháng.

[450] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tội vị ấy biết, một tội vị ấy không biết. Tội mà vị ấy biết, vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi thực hành parivāsa, vị ấy biết được tội kia. Vị ấy nghĩ như vầy: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tội ta biết, một tội ta không biết. Tội mà ta biết, ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi thực hành parivāsa, ta biết được tội kia. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỷ-kheo, sau khi xác định điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nên hành parivāsa hai tháng.

[451] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tội vị ấy nhớ, một tội vị ấy không nhớ. Tội mà vị ấy nhớ, vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi thực hành parivāsa, vị ấy nhớ được tội kia. Vị ấy nghĩ như vầy: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tội ta nhớ, một tội ta không nhớ. Tội mà ta nhớ, ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi thực hành parivāsa, ta nhớ được tội kia. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỷ-kheo, sau khi xác định điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nên hành parivāsa hai tháng.

[452] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tội không có nghi ngờ, một tội có nghi ngờ. Với tội không có nghi ngờ, vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi thực hành parivāsa, tội kia không còn nghi ngờ. Vị ấy nghĩ như vầy: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tội không có nghi ngờ, một tội có nghi ngờ. Với tội không có nghi ngờ, ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội ấy đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi thực hành parivāsa, tội kia không còn nghi ngờ. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của tội kia đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỷ-kheo, sau khi xác định điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nên hành parivāsa hai tháng.

[453] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tội đã được che giấu có chủ tâm, một tội đã được che giấu không có chủ tâm. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy đang hành parivāsa, có một tỷ-kheo khác đi đến là vị đa văn, thông thạo các bộ kinh, vị nắm giữ Pháp, vị nắm giữ Luật, vị thuộc lòng các đầu đề, là bậc trí tuệ, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, chu đáo, là vị ưa thích các học giới. Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa?

Các vị ấy trả lời như vầy:

- Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm hai tội Saṅghādisesa che giấu hai tháng; một tội đã được che giấu có chủ tâm (ekā āpatti jānapaticchannā), một tội đã được che giấu không có chủ tâm (ekā āpatti ajānapaticchannā). Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm các tội ấy. Vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa vì các tội ấy.

Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, tội nào đã được che giấu có chủ tâm, việc ban cho hành phạt parivāsa của tội ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tội nào đã được che giấu không có chủ tâm, việc ban cho hành phạt parivāsa của tội ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỷ-kheo xứng đáng hành phạt mānatta của tội kia (đã được che giấu có chủ tâm).

[454] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tội đã được che giấu có ghi nhớ, một tội đã được che giấu không có ghi nhớ. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy đang hành parivāsa, có một tỷ-kheo khác đi đến là vị đa văn, thông thạo các bộ kinh, vị nắm giữ Pháp, vị nắm giữ Luật, vị thuộc lòng các đầu đề, là bậc trí tuệ, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, chu đáo, là vị ưa thích các học giới. Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa?

Các vị ấy trả lời như vầy:

- Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tội đã được che giấu có ghi nhớ, một tội đã được che giấu không có ghi nhớ. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm các tội ấy. Vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa vì các tội ấy.

Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, tội nào đã được che giấu có ghi nhớ, việc ban cho hành phạt parivāsa của tội ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tội nào đã được che giấu không có ghi nhớ, việc ban cho hành phạt parivāsa của tội ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỷ-kheo xứng đáng hành phạt mānatta của tội kia (đã được che giấu có ghi nhớ).

[455] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tội đã được che giấu không có nghi ngờ, một tội đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy đang hành parivāsa, có một tỷ-kheo khác đi đến là vị đa văn, thông thạo các bộ kinh, vị nắm giữ Pháp, vị nắm giữ Luật, vị thuộc lòng các đầu đề, là bậc trí tuệ, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, chu đáo, là vị ưa thích các học giới. Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa?

Các vị ấy trả lời như vầy:

- Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tội đã được che giấu không có nghi ngờ, một tội đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm các tội ấy. Vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa vì các tội ấy.

Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, tội nào đã được che giấu không có nghi ngờ, việc ban cho hành phạt parivāsa của tội ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tội nào đã được che giấu có nghi ngờ, việc ban cho hành phạt parivāsa của tội ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỷ-kheo xứng đáng hành phạt mānatta của tội kia (đã được che giấu không có nghi ngờ).

[456] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng."

Vị ấy đã trình với các tỷ-kheo rằng:

- Bạch các ngài, tôi đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Tôi đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi. Trong khi tôi thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng;" vậy tôi nên thực hành như thế nào?

Các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, như vậy thì hội chúng hãy ban cho hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị tỷ-kheo ấy.

[457] Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo trưởng lão, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên trình với hội chúng như vầy:

- Bạch các ngài, tôi đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Tôi đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Tôi đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tôi. Trong khi tôi thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng." Bạch các ngài, tôi cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng.

Nên được cầu xin lần thứ nhì. Nên được cầu xin lần thứ ba.

[458] Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tỷ-kheo tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tỷ-kheo tên (như vầy). Đại đức nào thỏa thuận với việc ban cho hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tỷ-kheo tên (như vầy), xin im lặng; vị nào không thỏa thuận, có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: …(như trên)…

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: …(như trên)…

Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng đến tỷ-kheo tên (như vầy). Sự việc được hội chúng thỏa thuận nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên xác định trước và thực hành parivāsa hai tháng.

[459] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Vị ấy nghĩ như vầy: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Ta đã khởi ý rằng: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng." Ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa một tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi ta thực hành parivāsa, pháp hổ thẹn đã xuất hiện. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hành phạt parivāsa một tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên xác định trước và thực hành parivāsa hai tháng.

[460] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng thì vị ấy biết, tháng kia thì vị ấy không biết. Tháng mà vị ấy biết, vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa tháng ấy, là tháng mà vị ấy biết, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi thực hành parivāsa, vị ấy biết được tháng kia. Vị ấy nghĩ như vầy: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng thì ta biết, tháng kia thì ta không biết. Tháng mà ta biết, ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa tháng ấy, là tháng mà ta biết, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi thực hành parivāsa, ta biết được tháng kia. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng ban cho hành phạt parivāsa tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên xác định trước và thực hành parivāsa hai tháng.

[461] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng thì vị ấy nhớ, tháng kia thì vị ấy không nhớ. Tháng mà vị ấy nhớ, vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa tháng ấy, là tháng mà vị ấy nhớ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi thực hành parivāsa, vị ấy nhớ được tháng kia. Vị ấy nghĩ như vầy: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng thì ta nhớ, tháng kia thì ta không nhớ. Tháng mà ta nhớ, ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa tháng ấy, là tháng mà ta nhớ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi thực hành parivāsa, ta nhớ được tháng kia. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên xác định trước và thực hành parivāsa hai tháng.

[462] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng vị ấy không có nghi ngờ, một tháng vị ấy có nghi ngờ. Tháng vị ấy không có nghi ngờ, vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa tháng ấy, là tháng vị ấy không có nghi ngờ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi thực hành parivāsa, vị ấy không còn nghi ngờ về tháng kia. Vị ấy nghĩ như vầy: "Ta đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng ta không có nghi ngờ, một tháng ta có nghi ngờ. Tháng ta không có nghi ngờ, ta đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng ấy của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa tháng ấy, là tháng ta không có nghi ngờ, của hai tội đã được che giấu hai tháng đến ta. Trong khi thực hành parivāsa, ta không còn nghi ngờ về tháng kia. Như vậy thì ta nên cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng." Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa tháng còn lại của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy.

Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên xác định trước và thực hành parivāsa hai tháng.

[463] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng đã được che giấu có chủ tâm, một tháng đã được che giấu không có chủ tâm. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy đang hành parivāsa, có một tỷ-kheo khác đi đến là vị đa văn, thông thạo các bộ kinh, vị nắm giữ Pháp, vị nắm giữ Luật, vị thuộc lòng các đầu đề, là bậc trí tuệ, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, chu đáo, là vị ưa thích các học giới. Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa?

Các vị ấy trả lời như vầy:

- Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng đã được che giấu có chủ tâm, một tháng đã được che giấu không có chủ tâm. Vị ấy đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm các tội ấy. Vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa vì các tội ấy.

Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, tháng nào đã được che giấu có chủ tâm, việc ban cho hành phạt parivāsa của tháng ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tháng nào đã được che giấu không có chủ tâm, việc ban cho hành phạt parivāsa của tháng ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỷ-kheo xứng đáng hành phạt mānatta của tháng kia (đã được che giấu có chủ tâm).

[464] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng đã được che giấu có ghi nhớ (saramānapaticchanno), một tháng đã được che giấu không có ghi nhớ. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy đang hành parivāsa, có một tỷ-kheo khác đi đến là vị đa văn, thông thạo các bộ kinh, vị nắm giữ Pháp, vị nắm giữ Luật, vị thuộc lòng các đầu đề, là bậc trí tuệ, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, chu đáo, là vị ưa thích các học giới. Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa?

Các vị ấy trả lời như vầy:

- Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng đã được che giấu có ghi nhớ, một tháng đã được che giấu không có ghi nhớ. Vị ấy đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm các tội ấy. Vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa vì các tội ấy.

Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, tháng nào đã được che giấu có ghi nhớ, việc ban cho hành phạt parivāsa của tháng ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tháng nào đã được che giấu không có ghi nhớ, việc ban cho hành phạt parivāsa của tháng ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỷ-kheo xứng đáng hành phạt mānatta của tháng kia (đã được che giấu có ghi nhớ).

[465] Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng đã được che giấu không có nghi ngờ, một tháng đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của hai tội đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Trong khi vị ấy đang hành parivāsa, có một tỷ-kheo khác đi đến là vị đa văn, thông thạo các bộ kinh, vị nắm giữ Pháp, vị nắm giữ Luật, vị thuộc lòng các đầu đề, là bậc trí tuệ, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, chu đáo, là vị ưa thích các học giới. Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm tội gì? Vì sao vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa?

Các vị ấy trả lời như vầy:

- Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm hai tội Saṅghādisesa đã được che giấu hai tháng; một tháng đã được che giấu không có nghi ngờ, một tháng đã được che giấu có nghi ngờ. Vị ấy đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hai tháng của các tội ấy đã được che giấu hai tháng đến vị ấy. Này đại đức, vị tỷ-kheo này đã phạm các tội ấy. Vị tỷ-kheo này thực hành parivāsa vì các tội ấy.

Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, tháng nào đã được che giấu không có nghi ngờ, việc ban cho hành phạt parivāsa của tội ấy là hợp lý; sự hợp lý đem lại kết quả. Này các đại đức, còn tháng nào đã được che giấu có nghi ngờ, việc ban cho hành phạt parivāsa của tháng ấy là không hợp lý; sự không hợp lý không đem lại kết quả. Này các đại đức, vị tỷ-kheo xứng đáng hành phạt mānatta của tháng kia (đã được che giấu không có nghi ngờ).

[466] Vào lúc bấy giờ, có một vị tỷ-kheo phạm nhiều tội Saṅghādisesa. Vị ấy không biết số lượng của các tội, vị ấy không biết số lượng của các đêm (đã dấu), vị ấy không nhớ số lượng của các tội, vị ấy không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), vị ấy có nghi ngờ về số lượng của các tội, vị ấy có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Vị ấy đã trình với các tỷ-kheo rằng:

- Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa. Tôi không biết số lượng của các tội, tôi không biết số lượng của các đêm (đã dấu), tôi không nhớ số lượng của các tội, tôi không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), tôi có nghi ngờ về số lượng của các tội, tôi có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu); vậy tôi nên thực hành như thế nào?

Các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, như vậy thì hội chúng hãy ban cho hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch (suddhantaparivāsa) của các tội ấy đến vị tỷ-kheo ấy.

[Bản dịch Anh ngữ của Rhydavis và Oldenberg chú thích rằng: Buddhaghosa giải thích số lượng đêm thực hành suddhantaparivāsa nên tính từ lúc tu lên bậc trên đến ngày hôm ấy. Cách thức đang được áp dụng là xác định thời gian được trong sạch sau ngày tu lên bậc trên rồi thực hành suddhantaparivāsa cho thời gian còn lại. Lối giải thích này phù hợp với ý nghĩa của từ suddhanta = suddha + anta = thời điểm cuối khi được trong sạch].

[467] Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo trưởng lão, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên trình với hội chúng như vầy:

- Bạch các ngài, tôi đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa. Tôi không biết số lượng của các tội, tôi không biết số lượng của các đêm (đã dấu), tôi không nhớ số lượng của các tội, tôi không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), tôi có nghi ngờ về số lượng của các tội, tôi có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Bạch các ngài, tôi cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch của các tội ấy.

Nên được cầu xin lần thứ nhì. Nên được cầu xin lần thứ ba.

[468] Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa. Vị ấy không biết số lượng của các tội, vị ấy không biết số lượng của các đêm (đã dấu), vị ấy không nhớ số lượng của các tội, vị ấy không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), vị ấy có nghi ngờ về số lượng của các tội, vị ấy có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch của các tội ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch của các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) đã phạm nhiều tội Saṅghādisesa. Vị ấy không biết số lượng của các tội, vị ấy không biết số lượng của các đêm (đã dấu), vị ấy không nhớ số lượng của các tội, vị ấy không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), vị ấy có nghi ngờ về số lượng của các tội, vị ấy có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu). Vị ấy cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch của các tội ấy. Hội chúng ban cho hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch của các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy). Đại đức nào thỏa thuận với việc ban cho hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch của các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy), xin im lặng; vị nào không thỏa thuận, có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: …(như trên)…

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: …(như trên)…

Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch của các tội ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy). Sự việc được hội chúng thỏa thuận nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[469] Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch nên được ban cho như vầy; hành phạt parivāsa nên được ban cho như vầy.

Và này các tỷ-kheo, thế nào là hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch nên được ban cho?

(Nếu) vị ấy không biết số lượng của các tội, (nếu) vị ấy không biết số lượng của các đêm (đã dấu), (nếu) vị ấy không nhớ số lượng của các tội, (nếu) vị ấy không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), (nếu) vị ấy có nghi ngờ về số lượng của các tội, (nếu) vị ấy có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch nên được ban cho.

(Nếu) vị ấy biết số lượng của các tội, (nếu) vị ấy không biết số lượng của các đêm (đã dấu), (nếu) vị ấy nhớ số lượng của các tội, (nếu) vị ấy không nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), (nếu) vị ấy không có nghi ngờ về số lượng của các tội, (nếu) vị ấy có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch nên được ban cho.

(Nếu) vị ấy biết một phần số lượng của tội, một phần vị ấy không biết; (nếu) vị ấy không biết số lượng của đêm; (nếu) vị ấy nhớ một phần số lượng của tội, một phần vị ấy không nhớ; (nếu) vị ấy không nhớ số lượng của đêm; (nếu) vị ấy có nghi ngờ về một phần số lượng của tội, một phần không có nghi ngờ; (nếu) vị ấy có nghi ngờ về số lượng của đêm thì hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch nên được ban cho.

(Nếu) vị ấy không biết số lượng của các tội; (nếu) vị ấy biết một phần số lượng của đêm, một phần vị ấy không biết; (nếu) vị ấy không nhớ số lượng của các tội; (nếu) vị ấy nhớ một phần số lượng của đêm, một phần vị ấy không nhớ; (nếu) vị ấy có nghi ngờ về số lượng của các tội; (nếu) vị ấy có nghi ngờ về một phần số lượng của đêm, một phần vị ấy không có nghi ngờ thì hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch nên được ban cho.

(Nếu) vị ấy biết số lượng của các tội; (nếu) vị ấy biết một phần số lượng của đêm, một phần vị ấy không biết; (nếu) vị ấy nhớ số lượng của các tội; (nếu) vị ấy nhớ một phần số lượng của đêm, một phần vị ấy không nhớ; (nếu) vị ấy không có nghi ngờ về số lượng của các tội; (nếu) vị ấy có nghi ngờ về một phần số lượng của đêm, một phần vị ấy không có nghi ngờ thì hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch nên được ban cho.

(Nếu) vị ấy biết một phần số lượng của tội, một phần vị ấy không biết; (nếu) vị ấy biết một phần số lượng của đêm, một phần vị ấy không biết; (nếu) vị ấy nhớ một phần số lượng của tội, một phần vị ấy không nhớ; (nếu) vị ấy nhớ một phần số lượng của đêm, một phần vị ấy không nhớ; (nếu) vị ấy có nghi ngờ về một phần số lượng của tội, một phần vị ấy không có nghi ngờ; (nếu) vị ấy có nghi ngờ về một phần số lượng của đêm, một phần vị ấy không có nghi ngờ thì hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch nên được ban cho.

Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch nên được ban cho như thế.

[470] Và này các tỷ-kheo, thế nào là hành phạt parivāsa nên được ban cho?

(Nếu) vị ấy biết số lượng của các tội, (nếu) vị ấy biết số lượng của các đêm (đã dấu), (nếu) vị ấy nhớ số lượng của các tội, (nếu) vị ấy nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), (nếu) vị ấy không có nghi ngờ về số lượng của các tội, (nếu) vị ấy không có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hành phạt parivāsa nên được ban cho.

(Nếu) vị ấy không biết số lượng của các tội, (nếu) vị ấy biết số lượng của các đêm (đã dấu), (nếu) vị ấy không nhớ số lượng của các tội, (nếu) vị ấy nhớ số lượng của các đêm (đã dấu), (nếu) vị ấy có nghi ngờ về số lượng của các tội, (nếu) vị ấy không có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hành phạt parivāsa nên được ban cho.

(Nếu) vị ấy biết một phần số lượng của tội, một phần vị ấy không biết; (nếu) vị ấy biết số lượng của các đêm (đã dấu); (nếu) vị ấy nhớ một phần số lượng của tội, một phần vị ấy không nhớ; (nếu) vị ấy nhớ số lượng của các đêm (đã dấu); (nếu) vị ấy có nghi ngờ về một phần số lượng của tội, một phần vị ấy không có nghi ngờ; (nếu) vị ấy không có nghi ngờ về số lượng của các đêm (đã dấu) thì hành phạt parivāsa nên được ban cho.

Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa nên được ban cho như thế.

Dứt Hành phạt Parivāsa.

[471] Vào lúc bấy giờ, có một vị tỷ-kheo trong lúc thực hành parivāsa đã hoàn tục. Vị ấy đã trở lại và cầu xin sự tu lên bậc trên. Các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

[472] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo trong lúc thực hành parivāsa lại hoàn tục. Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa không có tác dụng đối với vị đã hoàn tục. Nhưng nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn, nên thực hành parivāsa phần còn lại.

[473] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo trong lúc thực hành parivāsa lại xuống sa-di. Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa không có tác dụng đối với vị sa-di. Nhưng nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn, nên thực hành parivāsa phần còn lại.

[474] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo trong lúc thực hành parivāsa lại bị điên. Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa không có tác dụng đối với vị bị điên. Nhưng nếu vị ấy hết bị điên, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn, nên thực hành parivāsa phần còn lại.

[475] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo trong lúc thực hành parivāsa bị loạn trí. Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa không có tác dụng đối với vị bị loạn trí. Nhưng nếu vị ấy hết bị loạn trí, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn, nên thực hành parivāsa phần còn lại.

[476] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo trong lúc thực hành parivāsa bị thọ khổ hành hạ (vedanatto). Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa không có tác dụng đối với vị bị thọ khổ hành hạ. Nhưng nếu vị ấy hết bị thọ khổ hành hạ, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn, nên thực hành parivāsa phần còn lại.

[477] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo trong lúc thực hành parivāsa lại bị án treo về việc không nhìn nhận tội. Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa không có tác dụng đối với vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn, nên thực hành parivāsa phần còn lại.

[478] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo trong lúc thực hành parivāsa lại bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa không có tác dụng đối với vị bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn, nên thực hành parivāsa phần còn lại.

[479] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo trong lúc thực hành parivāsa lại bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa không có tác dụng đối với vị bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn, nên thực hành parivāsa phần còn lại.

[480] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo là vị xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu lại hoàn tục. Này các tỷ-kheo, hành phạt parivāsa không có tác dụng đối với vị hoàn tục. Nhưng nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn, vị tỷ-kheo ấy nên được cho (thực hành) trở lại từ đầu.

[481] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo là vị xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu lại xuống sa-di …(như trên)… bị điên …(như trên)… bị loạn trí …(như trên)… bị thọ khổ hành hạ …(như trên)… bị án treo về việc không nhìn nhận tội …(như trên)… bị án treo về việc không sửa chữa lỗi …(như trên)… bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỷ-kheo, sự (thực hành) trở lại từ đầu không có tác dụng đối với vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn, vị tỷ-kheo ấy nên được cho (thực hành) trở lại từ đầu.

[482] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo xứng đáng hành phạt mānatta lại hoàn tục. Này các tỷ-kheo, hành phạt mānatta không có tác dụng đối với vị hoàn tục. Nhưng nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn. Hành phạt mānatta nên ban đến cho vị ấy.

[483] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo xứng đáng hành phạt mānatta lại xuống sa-di …(như trên)… bị điên …(như trên)… bị loạn trí …(như trên)… bị thọ khổ hành hạ …(như trên)… bị án treo về việc không nhìn nhận tội …(như trên)… bị án treo về việc không sửa chữa lỗi …(như trên)… bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỷ-kheo, hành phạt mānatta không có tác dụng đối với vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn. Hành phạt mānatta nên ban đến cho vị ấy.

[484] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo là vị đang thực hành hành phạt mānatta lại hoàn tục. Này các tỷ-kheo, việc thực hành hành phạt mānatta không có tác dụng đối với vị hoàn tục. Nhưng nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn. Hành phạt mānatta nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành mānatta đã được hoàn tất (là đã được) hoàn tất một cách đúng đắn, nên thực hành phần còn lại.

[485] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo là vị đang thực hành hành phạt mānatta lại xuống sa-di …(như trên)… bị điên …(như trên)… bị loạn trí …(như trên)… bị thọ khổ hành hạ …(như trên)… bị án treo về việc không nhìn nhận tội …(như trên)… bị án treo về việc không sửa chữa lỗi …(như trên)… bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỷ-kheo, việc thực hành hành phạt mānatta không có tác dụng đối với vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn. Hành phạt mānatta nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành mānatta đã được hoàn tất (là đã được) hoàn tất một cách đúng đắn, nên thực hành phần còn lại.

[486] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo là vị xứng đáng sự giải tội lại hoàn tục. Này các tỷ-kheo, sự giải tội không có tác dụng đối với vị hoàn tục. Nhưng nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn. Hành phạt mānatta nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành mānatta đã được hoàn tất (là đã được) hoàn tất một cách đúng đắn. Vị tỷ-kheo ấy nên được giải tội.

[487] Này các tỷ-kheo, ở đây vị tỷ-kheo là vị xứng đáng sự giải tội lại xuống sa-di …(như trên)… bị điên …(như trên)… bị loạn trí …(như trên)… bị thọ khổ hành hạ …(như trên)… bị án treo về việc không nhìn nhận tội …(như trên)… bị án treo về việc không sửa chữa lỗi …(như trên)… bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỷ-kheo, sự giải tội không có tác dụng đối với vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hành phạt parivāsa trước đây được áp dụng lại cho vị ấy. Hành phạt parivāsa nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành parivāsa xong (là đã được) thực hành parivāsa một cách đúng đắn. Hành phạt mānatta nào đã được ban cho (là đã được) ban cho một cách đúng đắn, phần đã thực hành mānatta đã được hoàn tất (là đã được) hoàn tất một cách đúng đắn. Vị tỷ-kheo ấy nên được giải tội.

 

----oOo----

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08

 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17

----oOo----

 

Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)

Source: BuddhaSasana

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật ngày: 01-10-2003

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

thí bà i hien nghỉ VÃ Æ 念佛人多有福气 cu Ä a viết お仏壇 お供え ngay æ Món chay ngày Tết e pho Ngài Chiều cuối năm ç phan ung cua phat giao truoc cuoc tranh cu tong Ăn Chay sà ï¾ï¼ chữa L០cai mà vá i ngoai tinh cong khai va ruong bo nghe de roi thay doi Ä ngua niệm Phật phat thanh dao qua giao mộc cầu khói thõng nấc Hạnh phúc Tình tôn kính tưởng niệm lần thứ 29 cô ht tam kinh thoi dai đò Về