Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 21

Quyển Thứ 525

Hội Thứ Ba

PHẨM PHƯƠNG TIỆN KHÉO LÉO

Thứ 26 - 3
 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy gọi là thu hẹp Bát nhã Ba la mật đa. Các Bồ tát Ma ha tát nếu học với trong năng làm được nhiều việc.

Bạch Thế Tôn! Thu hẹp Bát nhã Ba la mật đa như thế, chúng Bồ tát Ma ha tát tân học nên học nơi trong, cho đến các Bồ tát Ma ha tát trụ bậc thứ mười cũng nên thường siêng tu học trong đó.Nếu Bồ tát Ma ha tát năng đối Bát nhã Ba la mật đa thu hẹp như thế thường siêng tu học, đối tất cả pháp năng được như thật biết tướng hẹp rộng.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn mầu nhiệm thu hẹp Bát nhã Ba la mật đa như thế, chúng Bồ tát Ma ha tát lợi căn mới năng ngộ vào được?

Phật bảo: Thiện Hiện! Pháp môn như vậy, các Bồ tát Ma ha tát hoặc kẻ lợi căn, hoặc kẻ trung căn, hoặc kẻ độn căn đều ngộ vào được. Pháp môn như vậy không chướng không ngại, các Bồ tát Ma ha tát căn định, bất định, kẻ chuyên tâm học đều ngộ vào được. Thiện Hiện phải biết: Pháp môn như vậy thanh tịnh nhiệm mầu, các kẻ lười nhác, kẻ kém tinh tiến, kẻ mất chánh niệm, kẻ tâm tản động, kẻ tập ác huệ chẳng thể nào ngộ vào được. Kẻ chẳng biếng nhác, kẻ thắng tinh tiến, kẻ đủ chánh niệm, kẻ khéo nhiếp tâm, kẻ tu diệu huệ mới ngộ vào được.

Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn trụ bậc Bồ tát Bất thối chuyển, lần hồi cho đến bậc thứ mười, phải siêng phương tiện vào pháp môn này. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mau chứng được Nhất thiết trí trí, phải siêng phương tiện vào pháp môn này.

Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát đúng như kinh đi?n Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đây đã nói mà học. Bồ tát Ma ha tát này thời năng tùy học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Cũng năng tùy học nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Cũng năng tùy học chơn như cho đến b?t tư nghì giới. Cũng năng tùy học khổ thánh đế cho đến đạo thánh đế. Cũng năng tùy học bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Cũng năng tùy học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Cũng năng tùy học không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Cũng năng tùy học tám giải thoát cho đến mười biến xứ.

Cũng năng tùy học Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Cũng năng tùy học đà la ni môn, tam ma địa môn. Cũng năng tùy học năm nhãn, sáu thần thông. Cũng năng tùy học Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng năng tùy học đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Cũng năng tùy học pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Cũng năng tùy học nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Cũng năng tùy học tất cả các hạnh Bồ tát Ma ha tát. Cũng năng tùy học chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cũng năng tùy học Nhất thiết trí trí. Bồ tát Ma ha tát này đã tùy học xong, năng tùy chứng được bố thí, tịnh gìới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, nói rộng cho đến Nhất thiết trí trí.

Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát đúng như kinh điển Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đây đã nói mà học. Bồ tát Ma ha tát này có bao việc ma đều năng giác biết được, vừa khởi là diệt tức thì. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mau diệt trừ tất cả nghiệp chướng, muốn chánh nhiếp thọ phương tiện khéo léo phải học Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi siêng hành tu tập Bát nhã Ba la mật đa như thế, khi ấy Bồ tát Ma ha tát bèn được tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hiện tại trụ trì đang thuyết chánh pháp ở vô lượng vô biên thế giới thường chung hộ niệm. Sở dĩ vì sao? Vỉ chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại không chẳng đều từ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mà sanh ra vậy. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành Bát nhã Ba la mật đa nên khởi nghĩ này: Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đã chứng được pháp, ta cũng sẽ chứng. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Nếu siêng học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát thường nên chẳng lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tu hành không trái chừng trong gảy móng tay, Bồ tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước lượng ấy rất nhiều. Giả sử có kẻ năng phương tiện khéo léo giáo hóa tất cả hữu tình thế giới Tam thiên đại thiên đều khiến an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa; hoặc khiến an trụ thanh tịnh giải thoát, giải thoát tri kiến; hoặc khiến an trụ quả Dự lưu cho đến A la hán, hoặc khiến an trụ Ðộc giác Bồ đề. Người này tuy được nhóm phước vô biên mà vẫn chẳng kịp kẻ tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không trái trong chừng gảy ngón tay chỗ được nhóm phước. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa; năng sanh tất cả thanh tịnh giải thoát, giải thoát tri kiến; năng sanh tất cả quả Dự lưu cho đến A la hán, năng sanh tất cả Ðộc giác Bồ đề. Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại không chẳng đều do Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mà được xuất hiện, độ thoát vô lượng vô biên hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng thường chẳng lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm trong chừng giây lát, hoặc chừng nửa ngày, hoặc chừng một ngày, hoặc chừng nửa tháng, hoặc chừng một tháng, hoặc chừng một thời, hoặc chừng một năm, hoặc lâu trăm năm, hoặc lâu một kiếp, hoặc lâu trăm kiếp, cho đến hoặc trải qua vô số đại kiếp. Bồ tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước lượng ấy rất nhiều, hơn giáo hóa các loại hữu tình mười phương thế giới đều như số cát Căng già, đều khiến an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa; hoặc khiến an trụ thanh tịnh giải thoát, giải thoát tri kiến; hoặc khiến an trụ quả Dự lưu cho đến A la hán, hoặc khiến an trụ Ðôc giác Bồ đề, chỗ được nhóm phước. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm xuất sanh tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quá khứ vị lai hiện tại, vì các hữu tình thi thiết bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không trái ngược; thi thiết thanh tịnh giải thoát, giải thoát tri kiến không trái ngược; thi thiết quả Dự lưu cho đến A la hán không trái ngược, thi thiết Ðộc giác Bồ đề không trái ngược, thi thiết Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không trái ngược, nên nhóm phước đây quá hơn nhóm phước sau.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát đúng như Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đã nói mà trụ. Bồ tát Ma ha tát này phải biết đã trụ ngôi Bất thối chuyển, thường được chư Phật hộ niệm, trọn nên phương tiện khéo léo rất hơn. Ðã từng gần gũi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen vô lượng trăm ức muôn ức Ðức Phật. Ở chỗ các Phật đã trồng vô lượng căn lành thắng diệu. Ðã được vô lượng bạn lành chơn tịnh nhiếp hộ. Ðã lâu tu tập bố thí thảy sáu Ba la mật đa nói rộng cho đến Nhất thiết trí trí.

Thiện Hiện phải biết: Bồ tát Ma ha tát này trụ bậc Ðồng chơn, tất cả sở nguyện không chẳng viên mãn, thường thấy chư Phật từng không tạm bỏ. Ðối các căn lành hằng chẳng xa lìa, thường năng thành thục hữu tình sở hóa, cũng thường nghiêm tịnh cõi Phật sở cầu. Từ một nước Phật đến một nước Phật cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn lóng nghe thọ trì tu hành pháp Bồ tát thừa.

Thiện Hiện phải biết: Bồ tát Ma ha tát này đã được biện tài vô đoạn vô tận, đã được pháp đà la ni thù thắng trọn nên sắc thân vi diệu tối thượng. Ðã được chư Phật trao ký viên mãn. Ðối tùy chỗ muốn, vì độ hữu tình thọ thân các cõi, đã được tự tại.

Thiện Hiện phải biết: Bồ tát Ma ha tát này khéo vào sở duyên, khéo vào hành tướng. Khéo vào tất cả môn chữ phi chữ, khéo vào pháp nghĩa có lời không lời, khéo vào một hai và nhiều thêm lời. Khéo vào nữ nam chẳng hai thêm lời. Khéo vào quá khứ, vị lai, hiện tại các pháp thêm lời. Khéo vào các văn, khéo vào các nghĩa.

Khéo vào các uẩn, khéo vào các xứ, khéo vào các giới. Khéo vào duyên khởi và nhánh duyên khởi. Khéo vào thế gian, khéo vào Niết bàn. Khéo vào tướng pháp giới, khéo vào tướng hữu vi, khéo vào tướng vô vi. Khéo vào hành tướng, khéo vào phi hành tướng. Khéo vào tướng tướng, khéo vào phi tướng tướng. Khéo vào hữu tánh, khéo vào vô tánh, khéo vào tự tánh, khéo vào tha tánh. Khéo vào gút trói, khéo vào lìa buộc, khéo vào gút trói lìa buộc. Khéo vào tương ưng, khéo vào chẳng tương ưng.

Khéo vào chơn như, khéo vào tánh chẳng hư dối, khéo vào tánh chẳng biến khác, khéo vào pháp tánh, khéo vào pháp giới, khéo vào pháp định, khéo vào pháp trụ. Khéo vào nhãn tánh, khéo vào phi nhân tánh. Khéo vào duyên tánh, khéo vào phi duyên tánh. Khéo vào thánh đế. Khéo vào tĩnh lự, khéo vào vô lượng, khéo vào vô sắc. Khéo vào bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa. Khéo vào bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Khéo vào không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Khéo vào tám gỉải thoát cho đến mười biến xứ. Khéo vào tất cả đà la ni môn, khéo vào tất cả tam ma địa môn. Khéo vào năm nhãn, khéo vào sáu thần thông. Khéo vào bậc Bồ tát Ma ha tát.

Khéo vào Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Khéo vào đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Khéo vào các tướng, khéo vào tùy hảo. Khéo vào pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Khéo vào nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Khéo vào hữu vi giới, khéo vào vô vi giới. Khéo vào không, khéo vào bất không.

Khéo vào tác ý sắc cho đến tác ý thức, nói rộng cho đến khéo vào tác ý Nhất thiết trí trí. Khéo vào tướng không sắc cho đến tướng không thức, nói rộng cho đến khéo vào tướng không Nhất thiết trí trí. Khéo vào đạo khinh an, khéo vào đạo chẳng khinh an. Khéo vào sanh, khéo vào diệt, khéo vào trụ dị. Khéo vào chánh kiến, khéo vào tà kiến. Khéo vào kiến, khéo vào phi kiến. Khéo vào tham sân si. Khéo vào không tham , không sân, không si. Khéo vào kiến triền tùy miên gút buộc, khéo vào dứt kia. Khéo vào danh, khéo vào sắc, khéo vào danh sắc. Khéo vào sở duyên duyên, khéo vào tăng thượng duyên, khéo vào nhân duyên, khéo vào đẳng vô gián duyên. Khéo vào hành tướng, khéo vào nhân quả. Khéo vào khổ tập diệt đạo. Khéo vào năm thú, khéo vào đạo năm thú.

Khéo vào quả Dự lưu và đạo quả Dự lưu. Khéo vào quả Nhất lai và đạo quả Nhất lai, khéo vào quả Bất hoàn và đạo quả Bất hoàn, khéo vào quả A la hán và đạo quả A la hán. Khéo vào Ðộc giác Bồ đề và đạo Ðộc giác Bồ đề. Khéo vào Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề và đạo Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khéo vào nhất thiết trí và đạo nhất thiết trí, khéo vào đạo tướng trí và đạo đạo tướng trí, khéo vào nhất thiết tường trí và đạo nhất thiết tướng trí.

Khéo vào căn và căn viên mãn, khéo vào căn thắng liệt. Khéo vào huệ nhanh huệ bén, huệ mau huệ thông, huệ rộng huệ thâm, huệ đại, huệ không ngăn ngại. Khéo vào quá khứ vị lai hiện tại, khéo vào phương tiện. Khéo vào ý muốn, tăng thượng ý muốn. Khéo vào văn nghĩa. Khéo vào phương tiện an lập Tam thừa.

Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, dẫn Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm được công đức thắng lợi vô lượng vô biên như thế thảy.

Bấy giờ, Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát làm sao hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm? Làm sao dẫn Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm? Làm sao tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên quán sắc uẩn cho đến thức uẩn vắng lặng vậy, phá hoại được vậy, chẳng tự tại vậy, thể hư ngụy vậy, chẳng bền chắc vậy, nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Nói rộng cho đến nên quán Nhất thiết trí trí vắng lặng vậy, phá hoại được vậy, chẳng tự tại vậy, thể hư ngụy vậy, chẳng bền chắc vậy, nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Thiện Hiện! Ngươi hỏi các Bồ tát Ma ha tát làm sao dẫn Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm ấy, các Bồ tát Ma ha tát như dẫn không không, nên dẫn Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Thiện Hiện! Ngươi hỏi các Bồ tát Ma ha tát làm sao tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm ấy, các Bồ tát Ma ha tát như tu trừ khiển, nên tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, dẫn Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phải lâu bao thời?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa Diệu Bồ đề nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nên dẫn Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nên tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát trụ những tâm vô gián nào nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nên dẫn Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nên tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm cho đến rốt ráo không cho tạm khởi các tác ý khác, vì thường an trụ tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nên dẫn Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nên tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Thiện Hiện phải biết: Bồ tát Ma ha tát này cho đến năng khiến pháp tâm tâm sở đối cảnh chẳng chuyển mới được gọi là hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, dẫn Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì hành dẫn tu được Nhất thiết trí trí chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải vậy.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì chẳng hành dẫn tu được Nhất thiết trí trí ? Thiện Hiện! Chẳng phải vậy.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì cũng hành dẫn tu cũng chẳng hành dẫn tu được Nhất thiết trí trí chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải vậy.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì chẳng hành dẫn tu chẳng phải chẳng hành dẫn tu được Nhất thiết trí trí chăng? Thiện Hiện! Chẳng phải vậy.

Bạch Thế Tôn! Nếu vậy các Bồ tát Ma ha tát làm sao sẽ được Nhất thiết trí trí? Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát được Nhất thiết trí trí phải như chơn như.

Bạch Thế Tôn! Sao là phải như chơn như? Thiện Hiện! Phải như thật tế.

Bạch Thế Tôn! Sao là phải như thật tế? Thiện Hiện! Phải như pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Sao là phải như pháp giới? Thiện Hiện! Phải như ngã giới cho đến bổ đặc già la giới.

Bạch Thế Tôn! Sao là phải như ngã giới cho đến bổ đặc già la giới? Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngã cho đến bổ đặc già la hãy khá được chăng

Bạch Thế Tôn! Chẳng khá được. Thiện Hiện! Nếu ngã cho đến bổ đặc già la đã chẳng khá được, ngã phải làm sao khá thi thiết ngã giới cho đến bổ đặc già la giới?

Như vậy, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng thi thiết Bát nhã Ba la mật đa, cũng chẳng thi thiết Nhất thiết trí trí, cũng chẳng thi thiết tất cả pháp, Bồ tát Ma ha tát này định sẽ chứng được Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì chỉ Bát nhã Ba la mật đa chẳng thể thi thiết hay tĩnh lự thảy Ba la mật đa cũng chẳng thể thi thiết ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Chẳng những Bát nhã Ba la mật đa chẳng thể thi thiết, tĩnh lự thảy năm Ba la mật đa cũng chẳng thể thi thiết. Hoặc pháp Thanh văn, hoặc pháp Ð?c giác, hoặc pháp Bồ tát, hoặc pháp chư Phật, hoặc pháp hữu vi, hoặc pháp vô vi, tất cả pháp như thế thảy đều chẳng thể thi thiết được.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp đều chẳng thể thi thiết, vì sao khá thi thiết đây địa ngục, đây bàng sanh, đây quỷ giới, đây người, đây trời, đây Dự lưu, đây Nhất Lai, đây Bất hoàn, đây A la hán, đây Ðộc giác, đây Bồ tát, đây chư Phật, đây tất cả pháp ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Thi thiết hữu tình và thi thiết pháp thật khá được chăng? Bảch Thế Tôn! Chẳng thật được.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu khá thi thiết hữu tình và thi thiết pháp thật chẳng thể được, ngã sẽ làm sao thi thiết được đây địa ngục, nói rộng cho đến đây tất cả pháp? Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nên học tất cả pháp đều chẳng thể thi thiết mà tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đâu chẳng phải học sắc, đâu chẳng phải học thọ tưởng hành thức. Nói rộng cho đến đâu chẳng phải học Nhất thiết trí trí?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phải học sắc chẳng thêm chẳng bớt, phải học thọ tưởng hành thức chẳng thêm chẳng bớt. Nói rộng cho đến phải học Nhất thiết trí trí chẳng thêm chẳng bớt.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì sao phải học sắc không thêm không bớt, vì sao phải học thọ tưởng hành thức chẳng thêm chẳng bớt? Nói rộng cho đến vì sao phải học Nhất thiết trí trí chẳng thêm chẳng bớt?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, vì chẳng sanh chẳng diệt nên phải học sắc, vì chẳng sanh chẳng diệt nên phải học thọ tưởng hành thức. Nói rộng cho đến vì chẳng sanh chẳng diệt nên phải học Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, vì sao vì chẳng sanh chẳng diệt nên phải học sắc, vì sao vì chẳng sanh chẳng diệt nên phải học thọ tưởng hành thức? Nói rộng cho đến vì sao chẳng sanh chẳng diệt nên phải học Nhất thiết trí trí?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nên học các hành chẳng khởi chẳng tác, như khiển như tu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì sao nên học các hành chẳng khởi chẳng tác, như khiển như tu? Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm quán tất cả pháp tự tướng đều không, nên học các hành chẳng khởi chẳng tác, như khiển như tu?

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm quán tất cả pháp tự tướng đều không?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nên quán sắc, do tướng quán sắc không; quán thọ tưởng hành thức, do tướng thọ tưởng hành thức không. Nói rộng cho đến nên quán chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, do tướng chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không. Nên quán Nhất thiết trí trí, do tướng Nhất thiết trí trí không.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nên quán các pháp tự tướng đều không.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu sắc do tướng sắc không; thọ tưởng hành thức, do tướng thọ tưởng hành thức không. Nói rộng cho đến chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, do tướng chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không. Nhất thiết trí trí, do tướng Nhất thiết trí trí không. Bồ tát Ma ha tát làm sao hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát đều không sở hành là hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Duyên nào Bồ tát Ma ha tát đều vô sở hành là hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm?

Phật bảo: Thiện Hiện! Do Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm bất khả đắc, các Bồ tát Ma ha tát cũng bất khả đắc, hành cũng bất khả đắc, hoặc kẻ năng hành, hoặc do đây hành, thời hành, xứ hành đều bất khả đắc. Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đều vô sở hành là hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, vì đối trong ấy tất cả hý luận bất khả đắc vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát đều vô sở hành là hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, các Bồ tát Ma ha tát tân học làm sao hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm?

Phật bảo:Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát tân học, từ sơ phát tâm nên đối tất cả pháp thường học vô sở đắc. Học như thế rồi, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa. Nói rộng cho đến dùng vô sở đác mà làm phương tiện nên tu Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Ngang đâu gọi là cái hữu sở đắc, ngang đâu gọi là cái vô sở đắc?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các cái có hai gọi hữu sở đắc, các cái không hai gọi vô sở đắc.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Cái gì có hai gọi hữu sở đắc, cái gì không hai gọi vô sở đắc?

Phật bảo:Thiện Hiện! Nhãn sắc là hai, cho đến ý pháp là hai, nói rộng cho đến chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chư Phật là hai. Như vậy, tất cả cái có hý luận đều gọi là hai. Các cái có hai đều hữu sở đắc. Chẳng nhãn chẳng sắc là không hai, cho đến chẳng ý chẳng pháp là không hai. Nói cho đến chẳng Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng Phật là không hai. Như vậy, tất cả cái lìa hý luận đều gọi không hai. Các cái không hai đều vô sở đắc.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì do hữu sở đắc nên vô sở đắc, hay do vô sở đắc nên vô sở đắc?

Phật bảo: Thiện Hiện! Chẳng do hữu sở đắc nên vô sở đắc, cũng chẳng do vô sở đắc nên vô sở đắc. Nhưng tánh hữu sở đắc và vô sở đắc bình đẳng, gọi vô sở đắc. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối trong tánh bình đẳng hữu sở đắc và vô sở đắc nên tu học.

Thiện Hiện phải biết: Các Bồ tát Ma ha tát khi học như thế gọi học nghĩa vô sở đắc Bát nhã Ba la mật đa, lìa các lỗi lầm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chẳng trước hữu sở đắc chẳng trước vô sở đắc. Bồ tát Ma ha tát này làm sao tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, năng từ một bậc tiến tới một bậc, lần hồi viên mãn. Nhờ đây chứng được Nhất thiết trí trí?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng trụ hữu sở đắc, chẳng trụ vô sở đắc hành Bát nhã Ba la mật đa năng từ một bậc tiến tới một bậc, lần hồi viên mãn cho đến chứng được Nhất thiết trí trí. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vô sở đắc, Nhất thiết trí trí cũng vô sở đắc, kẻ năng hành Bát nhã Ba la mật đa, xứ hành, thời hành cũng vô sở đắc. Vô sở đắc đây cũng vô sở đắc vậy. Thiện Hiện phải biết: Các Bồ tát Ma ha tát nên hành Bát nhã Ba la mật đa như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm bất khả đắc, Nhất thiết trí trí cũng bất khả đắc, kẻ năng hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, xứ hành, thời hành cũng bất khả đắc. Bất khả đắc đây cũng bất khả đắc, thì làm sao Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối tất cả pháp thường muốn quyết chọn: Rằng đây là sắc. đây là thọ tưởng hành thức. Nói rộng cho đến đây là Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đây là Nhất thiết trí trí thanh tịnh?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, mặc dù đối các pháp thường muốn quyết chọn mà chẳng đắc sắc, chẳng đắc thọ tưởng hành thức, cho đến chẳng đắc Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nếu chẳng đắc sắc, chẳng đắc thọ tưởng hành thức, cho đến chẳng đắc Nhất thiết trí trí thì làm sao viên mãn được sáu Ba la mật đa. Nếu chẳng viên mãn được sáu Ba la mật đa, làm sao vào được ngôi Bồ tát Chánh tánh ly sanh. Nếu chẳng vào được ngôi Bồ tát Chánh tánh ly sanh, làm sao năng nghiêm tịnh cõi Phật thành thục hữu tình được. Nếu chẳng năng nghiêm tịnh cõi Phật thành thục hữu tình thì làm sao năng được Nhất thiết trí trí. Nếu chẳng năng được Nhất thiết trí trí, làm sao năng quay xe diệu pháp làm các Phật sự. Nếu chẳng năng quay xe diệu pháp làm các Phật sự, làm sao giải thoát các khổ sanh tử cho các hữu tình khiến được Niết bàn an vui rốt ráo?

Phật bảo:Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chẳng vì sắc nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chẳng vì thọ tưởng hành thức nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Nói rộng cho đến chẳng vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Chẳng vì Nhất thiết trí trí nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát vì việc gì nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát không sở vi nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp đều vô sở vi, đều vô sở tác. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng vô sở vi vô sở tác, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng vô sở vi vô sở tác, các Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở vi vô sở tác. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đem vô sở vi vô sở tác mà làm phương tiện, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp đều vô sở vi cũng vô sở tác chẳng nên gây dựng Tam thừa sai khác là Thanh văn thừa, hoặc Ðộc giác thừa, hoặc Vô thượng thừa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Chẳng phải pháp vô sở vi vô sở tác khá gây dựng được, mà cần pháp hữu sở vi hữu sở tác mới gây dựng được. Sở dĩ vì sao? Vì có các ngu phu vô văn dị sanh chấp trước các sắc thọ tưởng hành thức, nói rộng cho đến Nhất thiết trí trí. Bởi chấp trước nên nhớ sắc được sắc, nhớ thọ tưởng hành thức được thọ tưởng hành thức. Nói rộng cho đến nhớ Nhất thiết trí trí được Nhất thiết trí trí. Bởi nhớ được nên khỏi suy nghĩ này: Ta định sẽ được Vô thượng Bồ đề, độ thoát khổ lớn sanh tử cho các hữu tình khiến được Niết bàn an vui rốt ráo.

Thiện Hiện phải biết: Các ngu phu vôn văn dị sanh này bởi điên đảo nên khởi suy nghĩ này thời là báng Phật. Sở dĩ vì sao? Phật dùng năm thứ mắt tìm sắc chẳng thể được, tìm thọ tưởng hành thức chẳng thể được. Cho đến tìm Phật Vô thượng Bồ đề cũng chẳng thể đuợc, tìm các hữu tình cũng chẳng thể được, Các ngu phu vô văn dị sanh kia mù không huệ mục chấp trước các pháp, nếu sẽ chứng được Vô thượng Bồ đề, độ thoát khổ lớn sanh tử cho các hữu tình khiến được Niết bàn an vui rốt ráo chắc chắn không có lẽ ấy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều dùng năm mắt tìm sắc chẳng thể được, tìm thọ tưởng hành thức cũng chẳng thể được, cho đến tìm Phật Vô thượng Bồ đề cũng chẳng thể được, tìm các hữu tình cũng chẳng thể được, lẽ phải không chứng được Vô thượng Bồ đề độ thoát khổ lớn sanh tử cho các hữu tình, khiến được Niết bàn an vui rốt ráo? Nếu vậy vì sao Thế Tôn chứng được Vô thượng Bồ đề, an lập hữu tình ba nhóm sai khác là nhóm chánh tánh định, nhóm tà chánh định và nhóm bất định?

Phật bảo: Thiện Hiện! Ta dùng năm mắt như thật xem xét quyết định không ngã thật năng chứng được Vô thượng Bồ đề, an lập hữu tình ba nhóm sai khác. Nhưng các hữu tình ngu si điên đảo đối pháp chẳng thật, khởi tưởng thật pháp; đối chẳng thật hữu tình, khởi tưởng hữu tình thật. Ta vì trừ khiển kia chấp hư dối, mới nương thuyết thế tục, chẳng nương thắng nghĩa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Như Lai đâu chẳng an trụ thắng nghĩa chứng Ðại Bồ đề? Thiện Hiện! chẳng phải vậy.

Như Lai đâu trụ vọng tưởng điên đảo chứng Ðại Bồ đề? Thiện Hiện ! Chẳng phải vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Như Lai nếu chẳng an trụ thắng nghĩa chứng Ðại Bồ đề, cũng chẳng an trụ vọng tưởng điên đảo chứng Ðại Bồ đề, hầu không Như Lai chẳng năng chứng được Vô thượng Bồ đề?

Phật nói: Chẳng phải vậy. Ta mặc dù chứng Vô thượng Bồ đề mà không sở trụ. Nghĩa là chẳng trụ hữu vi giới, cũng chẳng trụ vô vi giới.

Thiện Hiện phải biết: Các Phật biến ra kẻ hóa, mặc dù chẳng trụ hữu vi giới, cũng chẳng trụ vô vi giới, mà có các việc đi đến ngồi nằm thảy. Như vậy kẻ được các Phật biến hóa ra, hoặc hành bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa. Hoặc trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Hoặc trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. Hoặc trụ khổ tập diệt đạo thánh đế. Hoặc tu bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Hoặc tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Hoặc tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Hoặc tu Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Hoặc tu tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Hoặc tu năm nhãn, sáu thần thông. Hoặc tu Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Hoặc tu pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Hoặc tu nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Hoặc tu hạnh Bồ tát Ma ha tát. Hoặc chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề quay xe diệu pháp làm các Phật sự. Kẻ được hóa đây trở lại hóa làm vô lượng hữu tình, đối trong an lập ba nhóm sai khác. Nơi ý hiểu sao? Kẻ được các Phật biến hóa ra như thế đó là thật có các việc đi đến ngồi nằm thảy, cho đến thật là có an lập hữu tình ba nhóm sai khác chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật.

Phật bảo:Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Chư Phật Thế Tôn biết tất cả pháp đều như biến hóa, nói tất cả pháp cũng như biến hóa, tuy có sở vi mà không chơn thật. Tuy độ hữu tình mà không sở độ, như kẻ được hóa, độ hóa hữu tình.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nên như kẻ hóa chư Phật biến ra, tuy có sở tác mà không chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp đều như biến hóa, chư Phật cũng vậy, thế thời chư Phật cùng kẻ hóa ra đều có khác gì?

Phật bảo: Thiện Hiện! Phật cùng kẻ hóa và tất cả pháp thật không sai khác. Sở dĩ vì sao? Chư Phật ra làm tất cả sự nghiệp, kẻ Phật hóa ra cũng đều làm được. Kẻ được Phật hóa ra làm sự nghiệp, chư Phật Thế Tôn cũng đều năng làm. Vậy nên, chư Phật cùng kẻ hóa ra và tất cả pháp thật không sai khác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu không kẻ chư Phật biến hóa ra, Phật độc năng tác sở tác sự nghiệp. Nếu không chư Phật, kẻ được hóa kia hãy độc năng tác sở tác sự nghiệp chăng? Phật bảo: Thiện Hiện: Kia cũng năng tác.

Thiện Hiện hỏi rằng: Việc ấy thế nào? Phật bảo: Thiện Hiện! Như có Như Lai danh Thiện Tịch Huệ. Kẻ tự ưng độ đều đã độ xong. Bấy giờ không có Bồ tát kham nhận Phật ký, bèn hóa làm một Phật khiến trụ thế gian, mình vào cõi Vô dư y Ðại Niết bàn. Khi ấy hóa Phật kia ở trong nửa kiếp làm các Phật sự. Qua nửa kiếp rồi, trao ký Ðại Bồ đề cho một Bồ tát, hiện vào Niết bàn. Khi đó các trời, người, a tố lạc thảy đều bảo nhau rằng Phật kia nay vào Niết bàn. Nhưng thân hóa Phật thật không sanh diệt. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nên tin các pháp đều như biến hóa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu thân chư Phật cùng hóa không khác, làm sao năng làm phước điền chơn tịnh? Nếu các hữu tình vì giải thoát nên ở chỗ chư Phật cung kính cúng dường cho đến Niết bàn phước ấy vô tận. Ở chỗ hóa Phật cung kính cúng dường phước ấy cũng nên rốt ráo vô tận?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như thân chư Phật do pháp tánh nên năng cùng thí chủ làm tịnh phước điền. Thân Phật hóa ra cũng lại như thế, đều khiến thí chủ cung kính cúng dường hết ngằn sanh tử phước ấy vô tận.

Thiện Hiện phải biết: Vả thôi cung kính cúng dường chư Phật và thân hóa Phật chỗ được nhóm phước. Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân ở chỗ chư Phật khởi lòng từ kính, suy nghĩ nhớ niệm công đức chơn tịnh, các thiện nam tử thiện nữ nhân này hết ngằn sanh tử căn lành vô tận.

Thiện Hiện phải biết: Lại thôi đối Phật khởi lòng từ kính suy nghĩ nhớ niệm công đức chơn tịnh chỗ được nhóm phước. Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân vì cúng dường Phật thấp đến một hoa rải trong hư không, các thiện nam tử thiện nữ nhân này hết ngằn sanh tử, căn lành vô tận.

Thiện Hiện phải biết: Lại thôi vì muốn cúng dường Phật thấp đến một hoa rải trong hư không chỗ được nhóm phước, nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân thấp đến một xưng “Nam Mô Phật Ðà Ðấng Ðại Từ Bi", các thiện nam tử thiện nữ nhân này hết ngằn sanh tử căn lành vô tận, ở trong trời người hằng hưởng giầu vui, cho đến cuối cùng được vào Niết bàn.

Như vậy, Thiện Hiện! Ở chỗ chư Phật và thân Phật hóa cung kính cúng dường được nhiêu ích rộng lớn như thế thảy. Vậy nên, Thiện Hiện phải biết: Chư Phật cùng thân Phật hóa đều làm phước điền chơn tịnh cho thí chủ ngang không sai khác, vì pháp tánh các pháp làm định lượng vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên đem pháp tánh các pháp như thế mà làm định lượng hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, phương tiện khéo léo vào pháp tánh các pháp rồi, mà đối các pháp chẳng hoại pháp tánh. Nghĩa là đây là bát nhã cho đến bố thí Ba la mật đa. Ðây là pháp tánh bát nhã cho đến bố thí Ba la mật đa. Nói rộng cho đến đây là Nhất thiết trí trì. Ðây là pháp tánh Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện phải biết: Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng nên phân biệt pháp tánh các pháp sai khác như thế mà hoại pháp tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng nên phân biệt pháp tánh các pháp hoại pháp tánh ấy, vì sao Thế Tôn tự nói pháp tánh các pháp sai khác mà hoại pháp tánh. Nghĩa là Phật thường nói: Ðây là sắc cho đến thức. Ðây là nhãn xứ cho đến ý xứ. Ðây là sắc xứ cho đến pháp xứ. Ðây là nhãn giới cho đến ý giới. Ðây là sắc giới cho đến pháp giới. Ðây là nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Ðây là sáu xúc, đây là sáu thọ, đây là sáu giới. Ðây là bốn duyên. Ðây là vô minh cho đến lão tử. Ðây là nội pháp, đây là ngoại pháp. Ðây là thiện pháp, đây là phi thiện pháp. Ðây là hữu lậu pháp, đây là vô lậu pháp. Ðây là thế gian pháp, đây là xuất thế gian pháp. Ðây là cộng pháp, đây là bất cộng pháp. Ðây là hữu vi pháp, đây là vô vi pháp. Phật đã thường nói pháp như thế thảy thứ thứ sai khác, đâu Thế Tôn không tự hoại pháp tánh?

Phật bảo: Thiện Hiện! Ta chẳng tự hoại pháp tánh các pháp, chỉ đem danh tướng phương tiện giả nói, khiến các hữu tình ngộ vào pháp tánh bình đẳng các pháp, ra khỏi sanh tử, chứng được Niết bàn. Vậy nên, Thiện Hiện! Như Lai tuy nói các pháp sai khác mà chẳng gọi là hoại tánh các pháp.

Cụ thọ Tiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Phật chỉ đem danh tướng giả nói pháp tánh các pháp khiến các hữu tình phương tiện ngộ vào pháp tánh bình đẳng, vì sao Phật đối pháp không danh tướng đem danh tướng ra nói, mà bảo chẳng hoại?

Phật bảo: Thiện Hiện! Ta tùy thế tục đối tất cả pháp giả lập danh tướng, vì các hữu tình phương tiện tuyên nói không sở chấp trước, nên không sở hoại.

Thiện Hiện phải biết:Như loại đứa ngu nghe nói khổ thảy, chấp trước danh tướng, chẳng hiểu giả nói. Chẳng phải các Như Lai và đệ tử Phật nghe nói khổ thảy chấp trước danh tướng. Nhưng như thật biết tùy thế tục nói danh tướng các pháp không có chơn thật. Nếu các Thánh giả đối danh chấp danh, đối tướng chấp tướng, thời kia cũng ưng đối không chấp không, đối vô tướng chấp vô tướng, đối vô nguyện chấp vô nguyện, đối chơn như chấp chơn như, đối thật tế chấp thật tế, đối pháp giới chấp pháp giới, đối vô vi chấp vô vi.

Thiện Hiện phải biết: Tất cả pháp này duy có giả danh duy có giả tướng mà không chơn thật. Thánh giả đối trong cũng chẳng chấp trước duy giả danh tướng. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp chỉ giả danh tướng, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mà đối với trong không sở chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp chỉ có danh tướng, các Bồ tát Ma ha tát vì việc gì nên phát tâm Bồ đề thọ các cần khổ hành hạnh Bồ tát. Nghĩa là tự cần tu hành bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa. Nói rộng cho đến cần khổ tu hành Nhất thiết trí trí đều khiến viên mãn?

Phật bảo: Thiện Hiện! Vì tất cả pháp chỉ có danh tướng. Danh tướng như thế duy giả thi thiết, tánh danh tướng không. Các loại hữu tình điên đảo chấp trước trôi lăn sanh tử chịu các khổ não chẳng năng giải thoát được. Vậy nên, Bồ tát vì nhiêu ích kia phát tâm Bồ đề, chịu các cần khổ hành hạnh Bồ tát, lần hồi chứng được Nhất thiết trí trí quay xe diệu pháp, đem pháp Tam thừa phương tiện cứu vớt cho ra sanh tử, trụ cõi Niết bàn. Nhưng các danh tướng không sanh không diệt cũng không trụ khác, khá thi thiết được.

Bấy giờ, Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Phật nói Nhất thiết trí trí vì Nhất thiết trí trí ư? Phật bảo: Thiện Hiện! Ta nói Nhất thiết trí trí vì Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Thế Tôn thường thuyết Nhất thiết trí trí lược có ba thứ là nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Ba trí như thế tướng ấy thế nào? Có sai khác gì?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nhất thiết trí ấy là trí cộng Thanh văn và Ðộc giác. Ðạo tướng trí ấy là trí cộng Bồ tát Ma ha tát. Nhất thiết tướng trí ấy là diệu trí bất cộng của các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng giác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Duyên nào nhất thiết trí là trí cộng Thanh văn và Ðộc giác?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nhất thiết trí là pháp môn sai khác các pháp trong ngoài. Thanh văn, Ðộc giác cũng rõ biết được pháp môn sai khác các pháp trong ngoài đây, mà chẳng năng biết được nhất thiết trí là tướng đạo và tướng tất cả pháp tất cả chủng, nên nhất thiết trí cộng Thanh văn và Ðộc giác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Duyên nào đạo tướng trí là trí cộng Bồ tát Ma ha tát?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát cần học biết khắp tất cả đạo tướng Thanh văn, đạo tướng Ðộc giác, đạo tướng Bồ tát, đạo tướng Như Lai. Các Bồ tát Ma ha tát đối các đạo đây thường nên tu học đều khiến viên mãn, mặc dù khiến đạo làm việc nên làm mà chẳng cho kia chứng nơi thật tế, nên đạo tướng trí là trí cộng Bồ tát Ma ha tát.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát tu đạo Như Lai được viên mãn rồi, đâu đối thật tế cũng chẳng tác chứng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát thành thục hữu tình nghiêm tịnh cõi Phật, tu các đại nguyện, nếu chưa viên mãn vẫn đối thật tế chưa nên tác chứng. Nếu đã viên mãn mới đối thật tế đáng nên tác chứng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát vì trụ nơi đạo chứng thật tế ư? Phật nói: Chẳng phải.

Thiện Hiện lại hỏi: Các Bồ tát Ma ha tát vì trụ phi đạo chứng thật tế ư? Phật nói: Chẳng phải.

Thiện Hiện lại hỏi: Các Bồ tát Ma ha tát vì trụ đạo phi đạo chứng thật tế ư? Phật nói: Chẳng ph?i.

Thiện Hiện lại hỏi: Các Bồ tát Ma ha tát vì trụ phi đạo chẳng phi đạo chứng thật tế ư? Phật nói: Chẳng phải.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu như thế ấy các Bồ tát Ma ha tát vì trụ chỗ nào chứng nơi thật tế?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vì trụ đạo được hết các lậu, tâm giải thoát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Thiện Hiện! Ngươi vì trụ phi đạo được hết các lậu, tâm giải thoát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Thiện Hiện! Ngươi vì trụ đạo phi đạo được hết các lậu, tâm giải thoát chăng? Bạch Thế Tôn! Ch?ng phải.

Thiện Hiện! Ngươi vì trụ phi đạo chẳng phi đạo được hết các lậu, tâm giải thoát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi trụ chỗ nào được hết các lậu, tâm giải thoát hẳn? Thiện Hiện thưa rằng: Tôi chẳng có trụ được hết các lậu, tâm giải thoát hẳn. Nhưng tôi hết lậu, tâm được giải thoát đều vô sở trụ.

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đều vô sở trụ mà chứng thật tế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Duyên nào nhất thiết tướng trí gọi nhất thiết tướng trí ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Biết tất cả pháp đều đồng một tướng là tướng vắng lặng, vậy nên gọi là Nhất thiết tướng trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các hành trạng tướng năng tiêu biểu các pháp. Như Lai như thật năng khắp giác biết được, vậy nên gọi là Nhất thiết tướng trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Hoặc nhất thiết trí, hoặc đạo tướng trí, hoặc nhất thiết tướng trí, ba trí như thế dứt các phiền não có sai khác chăng? Có dứt còn có thừa, dứt không thừa chăng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Chẳng phải dứt các phiền não có sai khác. Nhưng các Như Lai tất cả phiền não tập khí nối nhau đều đã dứt hẳn. Thanh văn, Ð?c giác tập khí nối nhau vẫn chưa dứt hẳn.

Thiện Hiện lại hỏi: Dứt các phiền não được vô vi chăng? Phật nói: Như vậy.

Thiện Hiện lại hỏi: Thanh văn, Ðộc giác chẳng được vô vi dứt phiền não chăng? Phật nói: Chẳng phải.

Thiện Hiện lại hỏi: Trong pháp vô vi có sai khác chăng? Phật nói: Chẳng phải.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu pháp vô vi có sai khác ấy, duyên nào Phật nói tất cả Như Lai tập khí nối nhau đều đã dứt hẳn. Thanh văn, Ð?c giác tập khí nối nhau vẫn chưa dứt hẳn?

Phật bảo: Thiện Hiện! Tập khí nối nhau thật chẳng phải phiền não. Nhưng các Thanh văn và các Ðộc giác đã dứt phiền não vẫn còn phần ít giống như tham sân thảy phát tướng thân ngữ, tức nói đây là tập khí nối nhau. Ðây đối ngu phu dị sanh nối nhau năng dẫn vô nghĩa, chứ chẳng phải ở Thanh văn, Ðộc giác nối nhau năng dẫn vô nghĩa. Như vậy, tất cả tập khí nối nhau Như Lai dứt h?n.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Ðạo cùng Niết bàn đều vô tự tánh, duyên nào Phật nói đây là Dự lưu cho đến Ðộc giác, đây là Bồ tát, hoặc các Như Lai, tất cả đều là vô vi hiển ra.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Trong pháp vô vi thật có nghĩa Dự lưu cho dến Như Lai sai khác chăng? Phật nói: Chẳng có.

Thiện Hiện lại hỏi: Nếu vậy duyên nào Phật nói Dự lưu cho đến Như Lai tất cả đều là vô vi hiển ra?

Phật bảo: Thiện Hiện: Ta nương lời nói thế tục chỉ rõ có Dự lưu thảy hiển ra sai khác, chẳng nương thắng nghĩa, chẳng phải trong thắng nghĩa có chỉ rõ được. Sở dĩ vì sao? Chẳng phải trong thắng nghĩa có đạo ngôn ngữ hoặc huệ phân biệt, hoặc lại hai thứ. Nhưng bởi vì các lời nói thế tục dứt các pháp vậy, nên thi thiết các lời nói thế tục là ngằn sau các pháp vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp tự tướng đều không, ngằn trước hãy không, huống có ngằn sau, nói sao thi thiết có ngằn sau ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Các pháp sở hữu tự tướng đều không, ngằn trước hãy không, huống có ngằn sau. Ngằn sau thật có tất không lẽ ấy. Nhưng các hữu tình chẳng thấu rõ được các pháp sở hữu tự tướng đều không. Vì nhiêu ích kia phuong tiện giả nói đây là ngằn trước, đây là ngằn sau. Nhưng trong tất cả pháp tự tướng không, ngằn trước, ngằn sau đều bất khả đắc. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đạt tất cả pháp tự tướng không rồi, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát đạt tất cả pháp tự tướng đều không, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối trong các pháp không sở chấp trước. Nghĩa là chẳng chấp trước hoặc nội hoặc ngoại, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc pháp Thanh văn, hoặc pháp Ðộc giác, hoặc pháp Bồ tát, hoặc pháp chư Phật. Duy chỉ nương thế tục thi thiết là có, chẳng nương thắng nghĩa nên không chấp trước.

--- o0o ---

Mục Lục Tập 21

Quyển thứ: 501 | 502 | 503 | 504 | 505

506 | 507 | 508| 509| 510 | 511 | 512 | 513 | 514 | 515

 516 | 517 | 518 | 519 | 520 | 521| 522 | 523 | 524 | 525

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Diệu Xuyến - Diệu Thu
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Khánh Hòa Lễ húy nhật tổ khai sơn chùa Đức tin mầu nhiệm tứ le Thích Trí Nghiêm Về quê thật lòng phat phap hạt cơm này con xin dâng nguyên vong Vu lan Sinh tố bơ Suy nhược tinh thần hãy nghĩ ngay đến tương Sống bình an và hiến tặng bình an a di da 2012 トo ap ngá chu bÃƒÆ o bo tắm phật Diễn quan he giua nha nuoc va cong dan theo kinh dien niêm linh dùng mot bún 5 thói quen nguy hiểm làm dạ dày xuống cuoi học phật Cây sen cạn làm thuốc phật giáo là trí tín chứ không mê tín trống rụng giấc Trà Bạn Sự tích Đức Địa Tạng Vương Bồ tát moi nguoi deu se bi 2 nhan to nay chi phoi ca cuoc CHÙA ẩm cơm thõng gui nhan qua la co that chuong i Ai