.


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
 Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa : Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

6.      Ðại sư  SARAHA,Ðại Bà-la-môn.
7.      Ðại sư KANKARIPA,Kẻ goá vợ
8.      Ðại sư MINAPA,Kẻ gặp xui
9.      Ðại sư GORAKSA,Người chăn bò bất tử
10.  Ðại sư CAURANGIPA,Trẻ lạc loài

 

ÐẠI SƯ THỨ 6

SARAHA Ðại Bà-la-môn  ^

 

Này hiền hữu!Khắc ghi tâm trí

Tuyệt đối kia vốn có sẵn đây

Cớ sao quanh quẩn suốt ngày

Tìm đâu cho thấy? Chỉ hoài công thôi!

Lời bí mật ở trên môi

Vị chân sư ấy,vì sao không cầu?

Phép rốt ráo thật nhiệm mầu

Nhận ra chân lý.Tử sinh sá gì!

 

Saraha vốn là một nhà quí tộc thuộc giai cấp Bà-la-môn ở Roli miền đông Ấn Ðộ.Bẩm sinh ngài đã có phép thần thông vì ngài vốn là một Daka tức con của một thánh nữ (Dakini).Mặt dù được dạy dỗ theo khuôn phép của đạo Bà-la-môn nhưng ngài lại đi theo con đường Phật pháp.Saraha được các nhà sư Phật giáo mật truyền tâm pháp.Ban ngày ngài học giáo pháp của đạo Bà-la-môn,nhưng đêm đến ngài lại nghiên cứu Phật lý.Tuy vậy,ngài vẫn là người hay uống rượu.Ðiều này có nghĩa là vi phạm giáo luật của đạo Bà-la-môn,nên họ kết tội ngài và thỉnh cầu nhà vua tước bỏ địa vị của ngài.

Bọn người Bà-la-môn tâu rằng:

“Tâu đức vua anh minh!Ngài có trách nhiệm bảo vệ quốc giáo.Gã Saraha này,chúa của 15.000 hộ thành Roli,báng bổ giáo luật.Hảy trừng phạt hắn để làm gương.”

Vua phán:

“Trẩm không thể lưu đày một vị chúa của 15.000 hộ.”

Sau đó,Vua đích thân đến viếng Saraha và khuyên ngài bỏ rượu.

Saraha không thừa nhận nên tâu với Vua:

“Thần nào có uống rượu!Nếu bệ Bạ có điều ngờ vực,xin mời dân chúng họp lại,thần sẽ chứng minh là bản thân mình vô tội.”

Khi tất cả mọi người tề tựu đông đủ,Saraha tuyên bố:

“Ta vô tội.Nếu ta có tội thì tay ta đây bị sẽ cháy bỏng.”

Nói xong,Saraha liền nhúng cả cánh tay vào một vạc dầu đang sôi hừng hực,nhưng tay vẫn không hề hấn gì.

Thấy thế, nhà vua quay lại hỏi đám Bà-la-môn:

“Các ngươi còn cho rằng Saraha có tội hay không?”

Ðám Bà-la-môn chống chế:

“Chính y uống rượu.”

Lần này,Saraha bưng lấy một bát đồng sôi đang nấu chảy kê miệng uống ngon lành.

Ðám Bà-la-môn lại gào lên:

“Chính chúng tôi chứng kiến y uống rượu.”

Saraha bèn thách thức bọn giáo sĩ:

“Bây giờ,ta và một trong các ngươi nhảy vào bồn nước này.kẻ nào chìm là có tội.”

Một người  trong bọn họ tình nguyện cùng Saraha nhảy vào bồn nhưng chính y bị chìm xuống tận đáy.Ngay lập tức,Saraha tuyên bố:”Ta vô tội!Nếu lần này,ta chìm xuống,ngươi nổi lên”.Saraha lại chìm xuống đáy còn gã kia nổi lền bềnh trên mặt nước.

Chứng kiến cảnh Saraha hý lộng thần thông như thế,Vua bèn phán:

“Nếu Saraha pháp lực cao cường thì cứ để cho ngài uống rượu.”

Lúc ấy,mọi người lấy làm ngưỡng mộ,tiến đến vái chào Saraha và xin ngài truyền pháp.Saraha ứng khẩu đọc ba bài kệ,một cho Ðức vua,một cho hoàng hậu và một cho tất cả mọi người.

Ít lâu sau, Saraha kết duyên cùng một thiếu nữ sinh đẹp ở độ tuổi trăng tròn. Ngài cùng vợ rời quê nhà đi sang một xứ khác.Ngày ngày Saraha tu tập thiền định, còn người vợ trẻ đi xin vật thực về để cúng dường cho chủ nhân của bà.

Một ngày nọ,Saraha ngỏ ý muốn ăn món cà-ri cải.Người vợ liền đi nấu món cà-ri này mang đến cho ngài.Khi bà mang món ăn đến thì Saraha đang vào định nên bà đặt bát cà-ri bênh cạnh rồi lặng lẻ rút lui.

Saraha nhập định trong 12 năm,đến khi vừa xuất định,ngài bèn lớn tiếng kêu vợ mang món cà-ri đến.

“Ngài thiền định suốt 12 năm,bây giờ không phải là mùa cải lấy đâu mà nấu?”

Saraha ngượng ngùng khi nghe vợ trách.Ngài định bỏ đi lên núi cao để tiếp tục hành thiền.Biết thế,bà vợ liền khuyên:

“Núi cao,hang sâu đâu chắc thật là cảnh chơn thanh tịnh.Chơn thanh tịnh chính là từ bỏ kiến chấp của cái tâm hẹp hòi.Ngài nhập định suốt 12 năm,vậy mà vẫn còn bám lấy ý muốn ăn món cari cải của 12 năm trước,thì cho dù lên núi cao hay vào hang sâu,phỏng có ích gì?”

Nghe vợ nói thế,Saraha chợt ngộ.Vì vậy ngài không đi nữa mà tiếp tục tu tập. Ngài quán”các pháp vốn thanh tịnh”cho đến lúc liểu ngộ hoàn toàn.

 

CHÚ GIẢI:

Saraha đã vượt lên trên cái Ðúng và Sai.Ngài minh chứng rằng tất cả các hiện tượng mà chúng ta cảm nhận bằng giác quan đều là hư vọng(Delusory).Ðiều ấy không ngụ ý rằng không có chân lý,không có Ðúng,Sai,mà ngài chỉ chứng tỏ rằng định lực của một Ðạo sư có thể hoán chuyển và kiểm soát các nguyên tố cấu thành mọi hiện tượng trong vũ trụ(Tứ đại). 

 

 

ÐẠI SƯ THỨ 7

KANKARIPA , Kẻ goá vợ ^

 

Ôi !Thiên nữ,Dakini của lòng ta

Nàng dung mạo mỹ miều

Mà chỉ có mắt thanh tịnh của ta

Mới đủ khả năng chiêm ngưỡng

Tướng ấy không lìa ta

Nhưng không phải thuộc về ta

Các pháp hiện tượng của một vũ trụ rỗng không

Thiên nữ ơi!Nàng chẳng có gì sánh bằng

Vì ta không đủ lời diễn tả.

 

Một thủa nọ tại Magaddha có một thanh niên thuộc giai cấp hạ tiện.Lớn lên,y kết duyên cùng một thiếu nữ có nhan sắc mặn mà cũng cùng tầng lớp xã hội.Y tính tình chơn chất và cũng không phải là hạng người thiếu đạo đức.Có điều anh ta không quan tâm đến cuộc sống đức hạnh và những giá trị của tâm linh.Vì thế,sau khi trải qua lạc thú của lứa đôi,y có cảm giác rằng chỉ có cuộc sống thực tại mới đem lại cho y những lạc thú hoàn toàn.Còn tất cả chỉ là vô nghĩa.

Rủi thay,cho đến một ngày của định mệnh khắc nghiệt,người vợ trẻ lâm bạo bệnh và qua đời.Ðau khổ đến mất cả lý trí,y ôm chặt lấy thây ma mà không chịu buông rời nửa bước.Một nhà sư Du-già thấy y trong tình trạng vô cùng tuyệt vọng và đau khổ ấy,bèn dừng chân để hỏi duyên cớ.

“Ngài không thấy tôi đang đau đớn như bị cưa xẻ đây sao?Nàng chết đi là một mất mát to lớn,là kết thúc mọi niềm hạnh phúc,khoái lạc của đời tôi.Quả thật không ai trên đời này đau khổ bằng tôi.”

Sư khuyên:

“Tất cả cái gì sinh ra đều phải kết thúc bằng cái chết.Có sinh thời có tử.Có tụ thời có tán.Gặp gỡ rồi phải chia ly.Trong cõi thế gian vô thường này,ai cũng phải trải qua những chặn đường đau khổ ấy.Ðó là qui luật tự nhiên.Cớ sao người lại phải vật vã mà ôm giữ lấy cái thây ma kia khác nào ôm giữ một đống bùn.Cớ sao ngươi không tu tập để cho vơi bớt sầu khổ kia?

Nghe sư nói,gã choàng tỉnh cất tiếng nài nỉ:

“Xin ngài xót thương dạy cho tôi cách thoát nỗi khổ này.”

Sư hoan hỷ nhận lời,khai thị cho y.Kế đó lại dạy cho y phương pháp thiền định để dẹp cái tâm sầu não và những ý nghĩ vẩn vơ về cái chết của người thân yêu.Sư dạy cho y cách quán tưởng hình ảnh vợ mình như một Kim cang Thánh nữ (Dakini), một biểu tượng của không tính và tịnh lạc.Ðồng thời,Sư dạy cho y quán các pháp vốn không có tự ngã.Sau 6 năm tu tập,khi thấy rõ các pháp do duyên sinh,Kankaripa hốt ngộ chân lý.

CHÚ GIẢI:

Hư không (Space) và thanh tịnh quán (pureawreness)là hai-trong-một (Two-in-one). Dakini vừa là sắc tướng của một người nữ vừa là tướng của thanh tịnh thức.Vũ khúc của Dakinis là sự chuyển động của nguyên lý Âm và Dương.Ðó là sự vận hành của các pháp thế gian. 

 

 

ÐẠI SƯ THỨ 8

MINAPA , Con người xui xẻo ^

 

Người ngư phủ bám chặt vào chiếc cần câu

Trôi dạt ra biển cả của số phận

Sống sót trong bụng cá

Tu tập phép Du-già

Mà thần Siva dạy cho Uma.

Người ngư phủ ấy là Minapa

Và sau đó trở lại đất liền

Ngay cả đá cũng không chịu nổi bước chân của ngài.

 

Minapa vốn làm nghề chài lưới ở vùng Bengal.Chân sư của ngài chính là Ðại Phạm Thiên Vương.Minapa thường ngày vẫn dong thuyền ra khơi đánh cá đem về chợ bán để độ thân.Một hôm,Minapa vô tình dùng thịt làm mồi câu,một con kình ngư nổi lên đớp mồi làm đắm cả thuyền và nuốt trọn thân mình Minapa vào trong bụng. Nhưng vì số kiếp chưa chết nên Minapa tiếp tục sống trong bụng của nó.

Trong khi ấy,Thánh nữ Umadevi tức vợ của Ðại phạm thiên (Mahadeva) cầu xin chồng bà truyền cho pháp thuật.Ðại phạm Thiên không muốn truyền pháp bí mật ở những nơi mà người khác có thể lén nghe,bèn bảo với Umadevi cùng đi xuống đáy biển sâu.

Lúc bấy giờ,con thuỷ quái chứa Minapa trong bụng lại nằm nghỉ gần nơi Ðại Phạm Thiên đang truyền pháp cho Umadevi.Vì nữ thần này ngủ gục trong khi Ðại PhạmThiên giảng pháp nên chính Minapa lại là người học được trọn vẹn pháp thuật của Thiên Vương.

Ðến khi Ðại Phạm Thiên Vương ngừng nói pháp thì Umadevi tỉnh giấc,lại bảo:

“Ngài nói tiếp đi.”

“Nhưng ta vừa mới nói xong.vậy thì nãy giờ ai đã đối dáp cùng ta?”

Ðại Phạm Thiên nói với vẻ ngạc nhiên.Ngài liền dùng thiên nhãn xem khắp, chợt thấy Minapa đang ở trong bụng con thuỷ quái nằm gần đó,bèn ngĩ thầm:

“Chính người này mới thực sự là môn đồ của ta.”

Ðược cơ may hiếm có,ùMinapa thiền định suốt 12 năm trong bụng con thuỷ quái.Về sau,ngư dân trong vùng bắt được con thuỷ quái và mổ bụng nó vì tưởng có châu báu.Nhờ thế,Minapa thoát được.Mọi người chứng kiến cảnh Minapa chui ra từ bụng cá đều kinh hãi.Ai cũng sững sốt khi nghe tên vị Vua dưới thời Minapa chưa bị nạn,mới  biết ngài ở trong bụng cá được 12 năm.Vì vậy họ gọi ngài là Thầy Cá và tất cả đều đảnh lể cúng dường vật thực cho ngài.

Vui mừng về sự thành tựu ấy,Minapa nhảy nhót khiến chân ngài lún sâu vào mặt đất đá y như người ta cho chân xuống bùn.

Tương truyền,ngài thọ 500 năm.

 

CHÚ GIẢI:

Con cá khổng lồ trong truyện là biểu trưng của đời sống tinh thần.Bị cá ấy nuốt vào bụng mà không chết là do công đức đời trước của Minapa.Khác với các vị Du-già kia,Minapa không tự nguyện mà là tình cờ một cách may mắn học được pháp thuật.Cái may sau cùng là sau 12 năm thiền định dưới nước,Minapa được về lại đất liền.Ở đây,ý nói Minapa không bị tù đày,trói buộc trong pháp môn tu tập mà vượt thoát ra ngoài,không chấp vào pháp tu của mình.Ðối với một hành giả Mật tông (Tantrika),cá tượng trưng cho sự giải thoát vì nó tự do bơi lội không cần phải nỗ lực,không cần phải ngủ nghỉ vàkhông bị ướt (ái nhiễm,tinh giác).

Minapa còn gọi là Macchendra hay Mina.Ngài vốn là bậc Ðệ Nhất Chân Sư (AdiGuri) của giáo phái Sakta tức dòng tu YoginiKaula hay còn gọi là Siddhamarta.Kinh Kaulajrana Nirnaya có ghi phần giáo pháp mà Ðại Phạm Thiên truyền cho Umadevi.

Tương truyền rằng Minapa đã nhặt được kinh này ngoài biển vì con trai của thần Siva hoá chuột đánh cấp kinh này,sau đó ném ra biển cho nên mới có sự tích Minapa học được pháp thuật này

Ở Nepal,người ta cho rằng chính Quan Thế Âm Bồ Tát dạy cho thần Siva môn Du-già,và Minapa vô tình học lóm khi thần Siva truyền lại pháp này cho Parvatte tức Umadevi.

Cũng có thuyết nói rằng khi nạn đói kém vì thiên tai hạn hán xảy ra ở Nepal thì chỉ có Minapa mới đủ khả năng cầu đảo.Vua Narendradeva đã sai sứ giả đến tìm ngài Minapa nhận lời và bảo sứ giả về trước còn ngài sẽ hoá thân thành một con ong nghệ xuất hiện bay quanh chỗ vua,nhà vua vừa đưa tay tóm bắt thì trời đổ mưa.Cảm động công đức ấy,Vua cho hoạ chân dung của ngài để thờ khắp nơi như một vị thần thủ hộ của xứ Nepal.Ngày nay,người ta còn thấy tại một trong những ngôi đền chính của thủ đô Kathmandu có tượng thờ ngài Minapa.       

 

 

ÐẠI SƯ THỨ 9

GORAKSA , Kẻ chăn bò bất tử ^

 

Cho dù sinh ra ở giai cấp nào

Ngươi cũng có cơ hội đi tới giai thoát rốt ráo

Mà không có chướng ngại nào có thể ngăn lối ngươi đi

Ta ! Gasaksa cũng chộp lấy cơ hội ấy

Ta gieo hạt giống giác ngộ

Bằng cách phục vụ cho Caurangi một cách vô tư

Và Acinta đã ban cho ta những giọt rượu trường sinh

Goraksa đã chứng đắc

Riêng ta đứng nơi đây

Uy nghiêm như một vị Vua của ba cõi.

 

Goraksa sinh ra trong một gia đình tiểu thương dưới đời vua Devapala.Thuở thiếu niên,ông đã chăn trâu để giúp gia đình.Một hôm theo lệ thường,Goraksa đang cùng lũ mục đồng nô đùa thì đại sư Minapa đến chổ bọn trẻ.Ngài nói:

“Này các cháu,các cháu có nhìn thấy lũ kên kên bay lượn quanh đây không? Gần đây có một Hoàng tử gặp nạn.Ngài bị chặt lìa tay,chân và đang nằm chờ chết.Có cháu nào giúp ta đến cứu mạng Hoàng tử không?”

Nghe nhà sư nói,Goraksa đáp ngay:

“Cháu thấy ạ!Nhưng trong khi cháu đi cứu ông hoàng,xin ông giúp cháu trông chừng đàn trâu.”

Thế là,Minapa canh bầy trâu,còn Goraksa đi tìm Hoàng tử gặp nạn.Theo hướng bay lượn của bầy kên kên,Goraksa tìm thấy một Hoàng tử đang nằm ngất bên thân một cây to.

Goraksa quay lại báo với sư:

“Quả nhiên đúng như lời ông nói.”

Sư hỏi:

“Thế con đã làm gì?”

“Thưa ông,con đã cho Hoàng tử  phân nữa phần thức ăn mà con mang theo.”

“Tốt lắm!Vậy con hãy chăm sóc Hoàng tử cho đến khi ngài lành bệnh nhé!”

Nói xong,sư từ biệt.Cậu bé vâng lời đi chặt những cành lá to để dựng lều cỏ rồi vực Hoàng tử vào bên trong.Ngày ngày Goraksa mang thức ăn đến cung phụng,lại còn tắm rửa cho ngài một cách chu đáo.Goraksa phục vụ và an ủi vị Hoàng tử trong 12 năm.Bấy giờ,Goraksa đã trở thành một chàng thanh niên cao lớn. 

Một ngày nọ theo thường lệ,Goraksa đến chổ ông hoàng,cậu ngạc nhiên đến sững sờ khi thấy vị Hoàng tử  này đang đứng thẳng trên đôi chân.Trong giây lát, Goraksa hiểu ra rằng lâu nay vị Hoàng tử đã tu tập phép Du-già của sư Minapa truyền cho.Nay việc hành trì đã đem lại kết quả nên tứ chi của Hoàng tử lành lại như cũ.

Ðoạn,ông Hoàng vận thần thông bay lượn giữa không trung và hỏi vọng xuống:

“Ngươi có muốn học phép thiền định của ta không?”

Goraksa đáp:

“Tôi không cần phải học với ngài.Tôi cũng có một Chân sư.Chính thầy tôi sai tôi chăm sóc,nuôi dưỡng ngài bấy lâu nay.”

Nói xong,Goraksa quay đi chăn trâu và chờ sư Minapa đến.

Chẳng bao lâu thì sư Minapa lại xuất hiện,Goraksa thuật lại sự việc,sư lấy làm hài lòng.Ngài điểm đạo cho chàng và truyền cho pháp thuật.

Goraksa y pháp phụng hành mãi cho đến khi thấy có hiện tượng sở đắc,ngài bèn đi tìm Minapa.Nhưng sư lại bảo Goraksa sẽ không thể đại triệt đại ngộ nếu ông không hoá độ được một trăm triệu chúng sanh thoát khỏi luân hồi.

Goraksa lại bắt đầu vân du khắp nơi để hoằng pháp độ sinh,nhưng Ðại Phạm Thiên Vương hiện ra khuyên rằng:

“Ngài chỉ nên truyền pháp cho những kẻ chí tâm cầu đạo,chớ có trao pháp cho kẻ thiếu tín tâm và những kẻ ngu độn.”

Nghe vậy,từ đó Goraksa chỉ truyền pháp cho những ai hội đủ các duyên và căn cơ khế hợp với giáo pháp của ngài.

 

CHÚ GIẢI:

Các hành giả Du-già thuộc giáo pháiNath tu tập môn Hatha-yoga-Một lối tu khổ hạnh.Họ tìm cách chận đứng ý thức và nghiệp gây ra từ sự hoạt động của tứ chi,tập trung mọinăng lực vào các luân-xa (chakra) hoặc vào cửu khiếu(nine bodily orfius).Công phu lâu ngày,họ có thể bẻ gập các khớp xương để xếp sát vào thân như bị chặt tay chân,giống như con rùa rút vào trong cái mai của nó vậy./,        

 

 

ÐẠI SƯ THỨ 10

CAURANGIPA, Trẻ lạc loài ^

 

Từ thuở hoang sơ khi chưa có sự bắt đầu

Những cái rễ của cái cây vô danh

Ðược vun tưới Bằng những cơn mưa

Của thói quen vọng tưởng

Chúng lớn mạnh thành những nhánh vô minh

Hôm nay ta đốn cây vô minh ấy

Bằng chiếc rìu Giáo pháp của Chân sư

Bạn ơi!Hãy nghĩ suy,cân nhắc mà tu tập.

 

  Caurangipa nguyên là Hoàng tử,con Vua Devapala.Khi ngài mới lên 12 thì Hoàng Hậu mất vì một chứng bệnh nan y.Trước khi nhắm mắt lìa đời,bà gọi ngài đến để trối trăn:

-Này con!Tất cả niềm vui hay nỗi buồn đều có căn nguyên.Mỗi mỗi đều lưu xuất từ nghiệp thiện,ác.Con hãy nhớ lời mẹ dạy.Cho dù phải gặp nguy nan,con chớ có làm điều xấu,ác.

Nói xong bà trút hơi thở cuối cùng.

Sau lể an táng của Hoàng Hậu,triều đình thúc dục Vua lập Hoàng hậu khác theo tục lệ Bà-la-môn.Nhà Vua vẫn còn thương tiếc người vợ yêu nên ít hôm sau ngày tái giá,nhà vua đi vào rừng sâu để xua đuổi nỗi buồn thầm kín.

Một ngày sau khi nhà vua rời cung  thành,bà Hoàng hậu mới đăng quang trèo lên mái cung điện để ngắm cảnh.Trong tầm mắt bà hiện ra hình bóng của một thanh niên khôi ngô tuấn tú.Ðó là hoàng tử Caurangipa.Bà Hoàng lập tức say mê hình ảnh của người con chồng.Bà lệnh cho Hoàng tử vào hầu nhưng ngài từ chối.Ðiều này khiến bà tức giận điên cuồng bèn nhĩ đến chuyện trả thù:”Hắn khinh thường ta.Hắn là kẻ thù của ta.Ta cần phải loại trừ hắn”.

Bà ra lệnh cho lính canh ám sát Hoàng tử.Họ không đồng tình với bà:

-Tâu lệnh bà!Hoàng tử không đáng tội chết.Ngài vô tư như con trẻ.Chúng tôi không thể ra tay sát hại con trẻ.

Vì vậy,bà hoàng nghĩ ra một mưu kế.Cho đến một hôm vào cái ngày nhàVua trở lại cung điện,ngài bắt gặp vợ mình trần truồng,áo quần tơi tả và thân thể đầy những vết cào xước.Vua kêu lên:

-Chuyện gì đã xảy ra với nàng?

Hoàng Hậu khóc lóc:

-Hoàng tử đã lợi dụng lúc Ðại vương đi vắng để làm nhục thiếp.

Nghe qua,Vua thịnh nộ:

-Nếu vậy,nó phải chết để đền tội.

Nhà vua ra lệnh cho thị vệ mang Hoàng tử vào rừng chặt bỏ tay chân để trừng phạt.Nhưng người lính vốn kính trọng và thương yêu Hoàng tử như con đẻ bèn nghĩ cách cứu chàng.Họ quyết định hy sinh một trong những đứa con của họ.Nhưng khi họ đề nghị cách này với Hoàng tử thì ngài quyết liệt  từ chối:

-Không thể như thế được .Ta đã hưá với mẫu hậu dù nguy biến đến đâu ta cũng không làm điều xấu,ác.Các ngươi phải thi hành mệnh lệnh của phụ Vương.

Thấy chàng quá cương quyết,họ bèn mang chàng vào rừng chặt bỏ tay chân đem về trình Vua.Ngay lúc ấy,sư Minapa xuất hiện hỏi han.Hoàng tử đem nỗi oan tình kể cho sư nghe.Ngài thương xót chàng nên đem pháp thuật truyền cho phương pháp thở bụng (Pot-bellid breathing).

Sư nói

-Nếu con cố gắng tu luyện,không bao lâu tay ,chân của con sẽ trở lại đầy đủ.

Kế đó,Sư tìm đến chổ bọn trẻ chăn trâu nhờ chúng chăm sóc Hoàng tử (một trong bọn trẻ ấy là sư Goraksa trong truyện trước).

Y theo pháp,Hoàng tử theo tập thiền định suốt 12 năm.

Vào một đêm tối,đám thương nhân đi gần đến chỗ Hoàng tử trú ngụ.Ðể tránh sự dòm ngó của kẻ cướp,họ đem vàng bạc châu báu chôn dấu trong rừng rồi mới ngủ nghỉ.Tình cờ họ ngang qua chỗ của Hoàng tử,chàng nghe tiếng chân đi bèn lên tiếng hỏi:

-Ai đó vậy?

Bọn thương nhân nghe tiếng kêu lớn,ngại rằng  gặp phải kẻ cướp,bèn đồng thanh trả lời:

-Vâng!Chúng tôi là dân làm than,đốn củi.

-Than à!Hoàng tử nói.

Bọn thương nhân quay lại chỗ nghỉ của họ,nhưng khi đào lấy của cải cất dấu dưới đất thì thấy tất cả chỉ là than và than.Cả bọn kinh sợ,hỏi nhau:

-Cớ sao lại thế này?

Một người có vẻ thông thái nhất trong bọn đoán rằng:

-Khi nãy có người kêu hỏi bọn ta.Chắc chắn đó là một bậc thánh,nên mỗi lời nói ra đều có khả năng biến thành hiện thực.Tốt nhất,chúng ta nên đến chỗ ấy xem thử.

Họ dọ dẫm từng bước chân trong đêm tối dưới ngọn đuốc bập bùng để đến chổ Hoàng tử.Khi đến nơi,họ nhìn thấy một thân người không có tay,chân đang tựa vào một góc cây to.Bọn họ kể cho Hoàng tử nghe chuyện lạvà khẩn cầu ngài thu lại pháp thuật.

Caurangipa bảo với họ:

-Ta thực tình không biết điều ấy.Nếu quả thực như thế xin than trở lại thành vàng bạc như cũ.

Bọn thương nhân quay về lại thấy vàng bạc như cũ,họ vui mừng nhảy nhót.Sau đó cả bọn quay lại cúng dường cho Caurangipa và tôn thờ ngài như một bậc thánh.

Qua sự kiện này,Caurangipa nhớ lại lời thầy.Ngài chú nguyện cho tay chân lành lại như cũ.Lập tức điều lạ xảy ra.

Và buổi sáng hôm sau,Goraksa chứng kiến sự bình phục của ngài.

Sau khi đắc pháp,sư nói:

-Nếu đất là mẹ của muôn loài thảo mộc,thì hư không là chất làm nên tứ chi của ta.

Ðoạn ngài bay lượn giữa hư không.

 

Tương truyền rằng Ðại sư Caurangipa là một nhà sư khó tính và không hề truyền pháp cho ai,nhưng người ta nói rằng cây đại thọ chứng kiến sự tu hành giác ngộ của ngài vẫn còn sống đến hôm nay.

CHÚ GIẢI:

Hư vô và vũ trụ là hai-trong-một.đó là một khía cạnh của Pháp thân (Dharmakaya).một thuật ngữ để chỉ Vô-phân-biệt-trí.Dharmakaya còn là một sự hợp nhất giữa vũ trụ và ánh sáng tâm linh.

Bằng pháp thở bụng,Caurangipa đột nhiên nếm được vị chung của các pháp. Ðó là không-giải-thoát.Ngài đã thể nhập vào cảnh giới Hư-vô-không-tịch bằng chính pháp-thân-thanh-tịnh (Apure appritional body).

Một đạo sư Mật tông có khả năng biến hoá hình tướng của đối tượng mà ngài thâm nhập.Phép tu căn bản ấy củaCaurangipa là quán một thân người với đầy đủ tứ chi,cái thân biến hoá của Caurangipa chính là pháp thân.Thân ấy không thể hư hoại được vì đólà tướng của trí huệ và thanh tịnh thức.Tướng này (Pháp thân) bất khả phân ly với các tướng từ tâm của hành giả.Sắc thân ấy được hình thành bằng ý tâm hay Niệm Tưởng (mental concept).

Cảnh giới bên ngoài chỉ là ảnh chiếu của tâm.Hư không dung chứa tất cả các pháp,vì vậy một khi tâm tương ứng với hư không thì các pháp chịu sự chia phối của tâm hành giả.

Âm thanh và Ðộ rung là phần chung của Tưởng và sắc(The plane of sound and vibration is the interface between thought and Appearances).Vì vậy,chơn ngôn là âm thanh vi diệu rốt ráo tạo nên cái không gian ba chiều.Một hành giả Du-già chứng đắc không thể nói dối,vì ngay một niệm mống khởi trong tâm của ngài đều tự nhiên biến thành hiện thực.

Nói rõ hơn,thế giới này được tạo nên bởi vọng tưởng của tất cả chúng sanh,mà trí lực cuả một hành giả tu chứng chỉ có khả năng biến đổi một phần trong tổng thể vọng tưởng ấy.Vì lý do đó mà chư Phật,Bồ Tát phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh.

^

---o0o---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08  | 09 | 10 |

11| 12| 13| 14| 15| 16 | 17

---o0o---

Cập nhật : 01-09-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ao ha vang Tức áo hạ vàng Cung tiễn kim quan cố Hòa thượng Thích Thức Chuyện nhà tôi Dẫu ban khói thay ro cai ta ao tuong Thở thấy rõ cái ta ảo tưởng tổ Một nẻo về đắc nhân tâm tượng Viêm xoang 第一 相 正式 cứ không thể đổ lỗi cho một người Lúc khóa tu dành cho tuổi trẻ sự khan hiếm hãy thôi an phận đứng dậy và tìm tương lai cho mình em hay song cho that dang song Hiến hãy sống cho thật đáng sống Ly chè đậu ngự dâng cúng Phật to di rãƒæ hay song cho het minh vi cuoc doi nay rat mong đa hãy sống cho hết mình vì cuộc đời này hay hoc cach cho truoc khi muon nhan giu gioi la con duong tuoi sang cho tuoi tre Món thực giữ giới là con đường tươi sáng cho Hơi bỏ Mắt tác mạng chương Một chuyện cổ Thiếu kẽm làm tiêu hóa khó khăn chưa khoẠmọi tá³