Tổ Sư Thiền - Kinh Pháp Bảo Ðàn, HT. Thích Duy Lực Việt dịch

 

x
Mục Lục
Lời Dịch Giả
Phẩm Tựa Thứ Nhất
Phẩm Bát Nhã Thứ hai
Phẩm Nghi Vấn Thứ ba
Phẩm Ðịnh Huệ Thứ Tư
Phẩm Tọa Thiền Thứ năm
Phẩm Sám Hối Thứ Sáu
Phẩm Cơ Duyên Thứ bẩy
Phẩm Ðốn Tiệm Thứ Tám
Phẩm Hộ Pháp Thứ Chín
Phẩm Phó Chúc Thứ Mười
x

 

cLục Tổ Huệ Năng
KINH PHÁP BẢO ÐÀN
Tỳ Kheo THích Duy Lực Dịch và Lược Gỉai
Từ Ân Thiền Ðường, Santa Ana Xuất Bản1992
Mục Lục

Lời Dịch Giả
Phẩm Tựa Thứ Nhất
Phẩm Bát Nhã Thứ hai
Phẩm Nghi Vấn Thứ ba
Phẩm Ðịnh Huệ Thứ Tư
Phẩm Tọa Thiền Thứ năm
Phẩm Sám Hối Thứ Sáu
Phẩm Cơ Duyên Thứ bẩy
Phẩm Ðốn Tiệm Thứ Tám
Phẩm Hộ Pháp Thứ Chín
Phẩm Phó Chúc Thứ Mười

Lời Dịch Giả
Pháp Bảo Ðàn Kinh là một quyển Kinh chuyên hoằng Pháp Ðốn Giáo của Thiền Tông, do Lục Tổ Huệ Năng giảng và Ngài Pháp Hải ghi lại, nay đã dịch sang nhiều thứ tiếng và đã phổ biến trên thế giới.

Lục Tổ là người không biết chữ nhưng nói ra lời nào cũng đúng ý Phật. Tổ nói: Diệu lý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự. Như vậy người đọc nên được ý quên lời, chớ nên chấp lời nghịch ý. Như Lục Tổ nói: Nay ta gượng nói ra, khiến ông bỏ tà kiến, chớ hiểu theo lời nói, mới cho biết ít phần.

Chớ hiểu theo lời nói là chớ chấp lời mà nghịch ý; mới cho biết ít phần là được ý mà quên lời, nói được ý là phải đốn ngộ ý của Tổ, cũng là ý của Phật vậy. Phật nói: Sự suy lường phân biệt chẳng thể hiểu được pháp này. Hễ nói đã chứng thì chẳng thể tỏ rõ cho người biết, nếu nói chẳng chứng thì thuyết lý chẳng thể liễu triệt, nên pháp đốn giáo này chẳng phải muốn người hiểu theo lời, cần phải tự tin, tự tu, tự chứng, tự ngộ mới được. Nếu chỉ dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường là trái với ý Tổ. Phật có nói: Như Lai dùng tất cả thí dụ để diễn đạt mọi việc thì được; nhưng chẳng thí dụ nào có thể diễn đạt pháp này. Tại sao vậy? Vì tự tánh bất khả tư nghì, tâm trí chẳng đến được. Vậy phải tin rằng: miệng luận bàn, tâm suy lường là việc chướng đạo vậy.

Ðối với pháp thế gian thì dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường có thể thấu hiểu được; với pháp xuất thế gian dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường lại càng xa với Ðạo. Cổ Ðức nói: Ðối với việc này, có tâm chẳng thể cầu, vô tâm chẳng thể đắc, ngôn ngữ chẳng thể thông đạt, im lặng chẳng thể thấu suốt. Quyển Kinh này, mỗi phẩm đều có tỏ bày ý chỉ như thế, xin độc giả tự xét kỹ xem! Nói tóm lại, PHÁP ÐỐN GIÁO này là khai thị cho người học Ðạo để y theo CHÁNH PHÁP tu hành cho đến đốn ngộ mà thôi.

Thích Duy Lực

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

anh hai 白骨观 危险性 uong à kinh bao hieu phu mau trong an Hương Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng Thoát chương viii thời kỳ đầu của phật thich giac hanh tai giÕ 간화선이란 Tạp Phật giáo cũng an Làm thế nào để phòng tránh bệnh tim hóa 9 Phật giáo phia truoc la ho tham Tam hanh trinh sieu y niem 菩提阁官网 Hành trình của mùa Đông cẠlẽ lムtự ngã Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ ï¾ yen 加持是什么意思 chú tâm thiện xảo và tỉnh giác Blogger và mẹ Thiền Chánh niệm giúp bệnh nhân cai cau chuyen ve nguoi hung dang sau cuoc chien bai van hay cua chu tieu khi nho ve me sanh tâm vô trú sách Bùi Giáng và những chuyện chưa kể giai nghiệp Cổ tích dở dang tuổi chớm già nhìn lại một quãng Ăn chay trường có suy dinh dưỡng