x
cx
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Tác Giả: Thiên Mục Trung Phong Hòa Thượng
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Trang 00
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Trang 04
Trang 05
Trang 06
Trang 07

9. MẠC TRỤC HỮU DUYÊN, VẬT TRỤ KHÔNG NHẪN

DỊCH

Đừng theo nơi có, chớ trụ nơi không.

LỜI KHAI THỊ

Vạn vật lăng xăng, con người ngu độn, lìa tướng lìa danh, có ai không hiểu. Vì sao Đạt Ma phân da phân tủy, Lâm Tế lập chủ lập tân (khách), làm cho con cháu lăn lộn tìm. (Sơ Tổ Đạt Ma khám xét môn đồ, có kẻ được da, có kẻ được thịt, có kẻ được xương, cuối cùng Huệ Khả được tủy, kế làm Nhị tổ).

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói "MẠC TRỤC HỮU DUYÊN, VẬT TRỤ KHÔNG NHẪN", Người nghĩa giải cho rằng : Cả 2 đều hư huyễn, khởi tâm chấp trước thì thủ xả tranh nhau, một niệm chẳng sanh, thường ở trung đạo, tức là đạo nhân giải thoát.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Sai lầm! Đợi ngươi biết là giải thoát, đã lọt vào ngoan không rồi. Nếu là bậc ngộ tâm chân thật thì hữu duyên và không nhẫn há ở bên ngoài giải thoát ư!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Đừng theo nơi có, còn là dễ,

Chớ trụ nơi không, mới thực khó.

Hai đầu khó dễ đều chấm dứt,

Tổ đình y xưa chẳng dính dáng.

10. NHẤT CHỦNG BÌNH HOÀI, DÂN NHIÊN TỰ TẬN
 
 

DỊCH

Trọn một bình đẳng, tuyệt nhiên tự sạch.

LỜI KHAI THỊ

Đạo tràng chẳng động, pháp vốn vô sanh. Trăng sáng thấu song cửa, gió mát đầy bình phong, chỗ có Phật chẳng được trụ, dùng sắt gói tim đèn. Chỗ không Phật chạy mau qua, bông đẹp trải gấm lụa. Ngoài ba ngàn dặm tìm bông hái, mười phương hư không đều tiêu mất. Dễ thương lượng, khó định chuẩn, trâu đất đáy biển ăn roi sắt, bên đầu trăm cỏ gió lạnh lùng.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói "NHẤT CHỦNG BÌNH HOÀI, DÂN NHIÊN TỰ TẬN", Người nghĩa giải cho rằng : Tình chấp thủ xả đã sạch, tri kiến thánh phàm không nơi nương tựa, tự nhiên tất cả chỗ đều bình thường, tất cả chỗ tịch diệt.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Ban ngày không ngủ, đừng có nói mớ. Như nay mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, gọi cái gì bình thường hay không bình thường?

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Tuyệt nhiên sạch hết chẳng ngằn mé,

Bên đầu trăm cỏ mở chánh nhãn.

Sanh tử Niết bàn đều bóp nát,

Chẳng biết bình thường đặt nơi nào.

11. CHÆ ĐỘNG QUY CHÆ, CHÆ CÁNH DI ĐỘNG
 
 

DỊCH

Ngăn động trở về tịnh, tịnh ấy càng thêm động.

LỜI KHAI THỊ

Nói quanh lao nhọc danh tướng, nói thẳng chẳng có dài dòng. Nói quanh tạm gác một bên, thế nào là nói thẳng? Trương Tam, ăn gậy sắt, Lý Tứ chịu đớn đau; người sống vào quan tài, người chết đi đưa đám. Quan Âm mất hết thần thông, lại bị con nít chọc ghẹo. Nói thẳng tạm gác một bên, nói quanh lại là thế nào?

Hoa giác ngộ phải trồng nơi tự tánh,

Hạt giống Phật nên gieo trên tâm địa.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói "CHÆ ĐỘNG QUY CHÆ, CHÆ CÁNH DI ĐỘNG". Người nghĩa giải cho rằng : Chân tâm trạm nhiên luôn luôn bất động, xưa nay lưu chuyển đều do vọng kiến, vậy động đã là vọng, tịnh cũng là vọng, dùng vọng để ngăn vọng, giống như ôm củi chữa lửa, chỉ thêm cháy mạnh. Lấy lời Pháp Sư Tăng Triệu dẫn chứng rằng : "Muốn tìm chỗ bất động, đâu phải buông động để cầu tịnh, ắt phải cầu tịnh ở nơi động. Vì cầu tịnh ở nơi động, dù động mà thường tịnh; chẳng buông động để cầu tịnh, dù tịnh mà chẳng lìa động". Thế thì, động chẳng tướng động, tịnh chẳng tướng tịnh, như trong Kinh nói "Hai tướng động tịnh rõ ràng không sanh", bởi vì rõ biết động tịnh đều là cảnh vọng, các vọng đã tiêu thì hai tướng đâu còn!

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Thôi thôi! Động là núi bạc, tịnh là vách sắt. Nếu chưa từng đập nát, mà muốn hai tướng kia không sanh thì còn cách xa quá.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Ngọn lửa đâu cho ruồi muỗi đậu,

Lưỡi kiếm chẳng cho thân trần đụng.

Nhà kín Đạt Ma không cửa nẻo,

Nắm tay lôi kéo chẳng ai vào.

12. DUY TRỆ LƯỠNG BIÊN, NINH TRI NHẤT CHỦNG
 
 

DỊCH

Hễ kẹt hai bên, đâu biết vốn một.

LỜI KHAI THỊ

Nhìn phải nhìn trái, Đông nổi Tây lặn, ló ra đầu búa không lỗ, đập lũng đáy thùng sơn đen. Chân nhân Vô Địa Vị, bạt tai Núi Tu Di một cái, khiến cho Bồ Tát Hư Không Tạng đứng giữa ngã tư đường chấp tay nói rằng : "Cúi xin trân trọng". Tại sao có những việc trên như thế?

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói "DUY TRỆ LƯỠNG BIÊN, NINH TRI NHẤT CHỦNG", Người nghĩa giải cho rằng : LƯỠNG BIÊN là 2 tướng động tịnh, NHẤT CHỦNG là toàn thể không khác. Đây là lời giải thích 2 câu trên, phải biết động tịnh nhị biên, vọng thì cùng vọng, chân thì cùng chân, đâu có hai thứ.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Im đi, im đi! Đừng đem kiến giải vô dụng đã học được, để chôn vùi chân tâm của Tổ Sư.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Thị nhất chủng hay phi nhất chủng,

Thị phi hết chấp có ai biết.

Chớ đem đá rêu xanh trong tuyết,

Cho là cò trắng đứng dưới sông.

13. NHẤT CHỦNG BẤT THÔNG, LƯỠNG XỨ THẤT CÔNG
 
 

DỊCH

Vốn một chẳng thông, thì đặt ra hai chỗ là uổng công.

LỜI KHAI THỊ

Nhận nai là ngựa, gọi lu là chuông, xưa nay đem sai chiều theo sai, chẳng khác đem hư không lấp hư không, ngồi rách năm, ba cái bồ đoàn, vỗ tay cười to; đi gãy bảy, tám cây tích trượng, mặt mày hớn hở, quét sạch bệnh chấp Phật Tổ, diệt mất Thiếu Lâm Tông (Thiền Tông), lò rèn lâu năm lửa vẫn hồng.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói "NHẤT CHỦNG BẤT THÔNG, LƯỠNG XỨ THẤT CÔNG", một số thiền giả bày đặt rằng : Hai câu này là lời kết trước dẫn sau, nói KẾT TRƯỚC là hiển bày chơn lý vốn một; Nói DẪN SAU là trách cái vọng của có và không vậy.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Nếu là nạp tăng chơn thật, dù nói một nói hai, câu nào cũng quy về tự tông (bản thể), lời nào cũng là ứng dụng. Nếu chẳng như thế, thì nói một đã lọt vào hang ổ rồi, huống là hai ư!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Nói một xưa nay không chỗ để,

Nói hai đâu có chỗ lập công?

Chỉ vì Bà mẹ dặn quá kỹ,

Liên lụy vợ tôi chấp thấy nghe.

14. KHIỂN HỮU MỘT HỮU, TÙNG KHÔNG BỘI KHÔNG
 
 

DỊCH

Trừ bỏ Có thì kẹt nơi Có, đuổi theo KHÔNG lại trái với KHÔNG.

LỜI KHAI THỊ

Đầu chánh đuôi chánh, tâm không mắt không, gặp nhau trong đường hẹp, nói bậy cũng trúng. Cây bách của Triệu Châu, cắt đứt một dòng suối thế gian. Cái bánh sắt có nhân của Đông Sơn, bóng nước bầu trời hiện cây tùng. Voi lớn không đi đường con thỏ, sư tử đâu chịu giẫm dấu chồn.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói "KHIỂN HỮU MỘT HỮU, TÙNG KHÔNG BỘI KHÔNG". Những người đuổi theo lời nói giải rằng CÓ là vọng có, vì trừ nó mà bị kẹt;

KHÔNG vốn tự không, do muốn đuổi theo nên trái. CÓ là cái có của nhà không; KHÔNG là cái không của nhà có, KHÔNG nhờ có mới hiển, CÓ nhờ không mà bày; vì hiển nên toàn không là có, vì bày nên toàn có là không, dung nhiếp với nhau mà chẳng sai, tương đối lẫn nhau mà chẳng khác. Do đó được biết, trừ nó hay theo nó đều là vọng.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Sư tử cắn người, đâu chịu đuổi theo cục xương, y văn giải nghĩa, còn không bằng con chó đuổi theo cục xương nữa, mà còn muốn nó rống lên chụp người ném cục xương ấy, thì đâu có thể được!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Chỉ vì lá bùa dán quá cao,

Giữ cửa vẫn bị quỷ thần vào.

Đâu bằng ở dưới thềm nhà lá,

Suối, mây, trăng, núi làm bạn nhau.

15. ĐA NGÔN ĐA LỰ, CHUYỂN BẤT TƯƠNG ƯNG
 
 

DỊCH

Nói nhiều lo nhiều, càng chẳng tương ưng.

LỜI KHAI THỊ

Như nước vào nước, như gương soi gương, tẩy được pháp trần lại kết thành kiến bệnh, làm cho tam thế chư Phật không nhà để về, lịch đại tổ sư chẳng có đạo để chứng. Vì thương xót quan tuần mù mắt phải xem số mạng cho KHÔNG VƯƠNG, đêm khuya lật bàn quẻ ra xem, hư minh lạnh lẽo tự soi nhau. Cho nên nói "ĐA NGÔN ĐA LỰ, CHUYỂN BẤT TƯƠNG ƯNG".

LỜI NGHĨA GIẢI

Người nghĩa giải cho rằng : Nói nhiều cách đạo càng xa. Lại nói "diệu tâm rỗng nhiên chiếu soi, lấy tịch lặng của bậc Thánh làm tông. Còn dẫn chứng Tổ Đạt Ma dạy "Ngoài tuyệt các duyên, trong tâm không nghĩ tưởng". Ngoài tuyệt các duyên thì quên lời nói, trong không nghĩ tưởng thì hết niệm lo.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Ngươi dẫn chứng như thế rồi, vậy có tương ưng với tự tánh hay chưa? Nếu chưa, thì nói chi ngôn ngữ này nọ!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Do lời hiển đạo, đạo quên lời,

Quên đến không lời cũng vọng truyền.

Thị phi thoát ra ngoài lời nói,

Hư không chẳng miệng biết nói Thiền.

16. TUYỆT NGÔN TUYỆT LỰ, VÔ XỨ BẤT THÔNG
 
 

DỊCH

Bặt nói bặt lo, chỗ nào cũng thông.

LỜI KHAI THỊ

Đạo Ngô múa hốt (cây hốt của quan triều đình), Thạch Củng giương cung, Tây Hà sư tử, Trường Sa mãnh hổ, chẳng những bấy giờ tiếng tăm lừng lẫy, cho tới ngày nay gia phong vẫn còn lưu truyền, đến dưới cửa Tổ Sư phải khiến dấu chuột diệt mất. Tại sao như thế? Há chẳng thấy nói "Dùng nia đong gạo khác với cái lít, bàn ủi nấu trà không giống cái ấm". Cho nên nói "TUYỆT NGÔN TUYỆT LỰ, VÔ XỨ BẤT THÔNG".

LỜI NGHĨA GIẢI

Hoặc có người y văn giải nghĩa rằng : Bặt nói thì đường ngôn ngữ dứt, bặt lo thì chỗ tâm hành diệt; đường ngôn ngữ dứt thì tịch mà chiếu, chỗ tâm hành diệt thì chiếu mà tịch. Đến đây, Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền có thể xỏ chung một xâu, cũng có cổ nhân bảo họ thôi đi nghỉ đi, khoé miệng lên meo, trên lưỡi mọc cỏ v.v... đều không ngoài lý này.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Lãnh hội như thế, giống như để nước đá trên ngọn lửa hồng, thật là không biết mắc cở. Nếu quả như lời nói ấy, thì đâu cần Tổ Sư từ Tây Trúc sang!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Bặt nói bặt lo đồng người gỗ,

"Khi nào thành Phật", Vĩnh Gia chê.

Chưa ngộ trước lời thông huyền chỉ,

Đem một mảy lông ngăn thiết vi.

17. QUY CĂN ĐẮC CHÆ, TÙY CHIẾU THẤT TÔNG
 
 

DỊCH

Trở về cội gốc thì được ý chỉ, đuổi theo chiếu soi lại mất bản tông.

LỜI KHAI THỊ

Như thế, như thế, cho Tây làm Đông; chẳng như thế, chẳng như thế, nhận có là không. Chẳng như thế ở nơi như thế, giống như dùng lưới bắt gió, như thế, ở nơi chẳng như thế, như dùng giấy ướt để nhốt cọp. Tại sao? Há chẳng nghe nói "QUY CĂN ĐẮC CHÆ, TÙY CHIẾU THẤT TÔNG" ư!

LỜI NGHĨA GIẢI

Một số người khéo suy lường rằng : "Bặt nói bặt lo" là trở về cội, "nơi nào cũng thông" là đắc tông chỉ. Nếu ngươi lãnh hội theo nghĩa "về cội đắc chỉ" đó, thì lại đuổi theo chiếu soi làm lạc mất tông chỉ rồi. Nhưng CỘI vốn không chỗ về, CHÆ cũng chẳng thể đắc, chẳng rõ nghĩa này, tự sanh vọng chấp, nói là TUỲ CHIẾU, nếu còn dấu tích chữ CHIẾU, thì tâm tông của chư Phật chư Tổ đã lạc mất quá lâu rồi.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Quả có lời nói này ư? Nếu thật như thế, thì cũng như kêu những Phật Tổ từ xưa đên đây ăn gậy sắt của Diêm La Vương. Tại sao? Vì họ QUY CĂN ĐẮC CHÆ vậy!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

TÙY CHIẾU, QUY CĂN đồng một việc

Chẳng cần đặc biệt hiển gia phong.

Tâm trộm chưa chết trước cơ xảo,

"ĐẮC CHÆ" đâu khác sự "THẤT TÔNG".

18. TU DU PHẢN CHIẾU, THẮNG KHƯỚC TIỀN KHÔNG
 
 

DỊCH

Phản chiếu chốc lát, hơn cả KHÔNG kia.

LỜI KHAI THỊ

Thấy đến, hành đến, Tông thông thuyết thông, hiển lộ con mắt trời người, mổ ra tấm lòng Phật Tổ. Ngược với vật, đuổi theo vật, giống như khác chẳng phải khác, giết người cứu người, nói đồng chẳng đồng, đều cho đè ngang xuống một lượt, nửa đêm cửa biển mặt trời hồng.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói : "TU DU PHẢN CHIẾU, THẮNG KHƯỚC TIỀN KHÔNG", hạng người gượng nói đạo lý rằng : Đem sáng, tối, sắc, không, dẫn nghĩa quy về tự kỷ gọi là PHẢN CHIẾU. Phải biết không chẳng tự không bởi tâm nên không; có chẳng tự có, bởi tâm nên có, chúng sanh xa trái tự tâm, vọng thấy Không và Có, mà muốn theo nó hay bỏ nó, đều gọi là điên đảo.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Lời nói đoán sai. Dưới cửa Thiền Tông, tìm tâm trọn chẳng thể được, ai là người điên đảo?

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Vốn chẳng phải chiếu đâu cần chiếu,

Nói chi chốc lát với lâu dài.

Hễ được kiến tánh siêu danh tướng,

Hai việc lâu mau nghĩa đều sai.

19. TIỀN KHÔNG CHUYỂN BIẾN, GIAI DO VỌNG KIẾN
 
 

DỊCH

Không kia chuyển biến, đều do vọng kiến.

LỜI KHAI THỊ

Lư hương chùa cổ, lụa trắng một sợi, ngay đó siêu việt sanh tử, đều là rơi vào phương tiện. Xưa nay chẳng tin tâm tự mê, lại nói Phật pháp không linh nghiệm. Dù có linh nghiệm, ngay đó liền thành Phật, thì vào địa ngục mau như tên bắn.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói: "TIỀN KHÔNG CHUYỂN BIẾN, GIAI DO VỌNG KIẾN", người nghĩa giải cho rằng : Có là vọng, Không cũng là vọng. Không và Có theo duyên thay đổi chẳng nhất định, muốn được lìa vọng, phải bài trừ cả hai.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Thôi thôi! Trừ thì mặc tình cho y trừ, nhưng chẳng biết cái vọng sở trừ và cái tâm năng trừ đều chẳng lìa vọng. Nếu chẳng thể luôn cả cái "trừ" đều trừ sạch, muốn thoát khỏi cảnh duyên vọng, khó mong có ngày. Vậy có phương tiện nào để trừ luôn cái "Trừ"?

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

KHÔNG đâu có biến, biến phi KHÔNG,

Trong mắt đừng có chứa núi sông.

Ba Tư đáy nước thổi đá lửa,

Mặt trời bay lên cửa biển đông.

20. BẤT DỤNG CẦU CHƠN DUY TU TỨC KIẾN
 
 

DỊCH

Chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt kiến (tri kiến)

LỜI KHAI THỊ

Dựng đứng xương sống như sắt, cầm ngang cây kiếm dài như trời, trong lúc động tịnh nhàn rộn, tất cả nhồi thành một khối. Đã tinh chuyên, lại dũng mãnh, đối với sự thành Phật làm Tổ, chẳng cách một hạt bụi, đụng nhằm Tam Tổ nói nhỏ với Ngài rằng "Khéo léo xem phương tiện, chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt kiến".

LỜI NGHĨA GIẢI

Người học giáo lý cho rằng : Kiến chấp có 62 thứ, pháp số nêu ra đủ thứ, chẳng ra ngoài 2 kiến : Đoạn và thường. Cầu chơn rơi vào đoạn kiến, theo vọng rơi vào thường kiến. Kinh Lăng Nghiêm nói "Nói vọng để hiển chơn, Vọng, Chơn là hai vọng, Phi chơn phi chẳng chơn, nói chi kiến sở kiến". Hễ lìa được tất cả kiến thì toàn thể tức chơn, chẳng cần cầu vậy.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Phải thì cố nhiên là phải, nhưng Tổ Sư nói "CHÆ CẦN DỨT KIẾN", vậy kiến làm sao dứt? Nếu như có cái lý của dứt kiến, thì cái lý đó cũng trở thành kiến rồi!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Tác ý cầu chơn, chơn liền ẩn,

Tận tình dứt kiến, kiến càng sanh.

Ngay cửa dù chẳng trồng gai gốc,

Nhưng đã không ai có lối đi.


 

 
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

sợ TÃƒÆ sanh tu su dai loi ich cua thien vipassana cho ban than va xa hoi Bệnh viêm phổi nguy hiểm ra sao ngoáºi 雙手合十擺在胸口位置 chuong thiện Cung khởi 佛教中华文化 白骨观 危险性 放下凡夫心 故事 î ï tu thien cach 無我 ç¾ thêm Tái sinh Khói hương có thể gây ảnh hưởng nam phuong tien phap mon niem phat hiểu Vì sao bệnh viêm phổi hay tấn công Đậu phụ kho cùi dừa ï¾ï½½ ran than naga trong van hoa phat giao Dù Ăn gì để chống suy giảm thị lực tinh than doanh nhan the ky Cơm tấm bì chay Giận Mồ côi ï¾ Lửa ơi テ Trà sớm 燒指 cành Ä Ä ng 正信的佛教 hoat hanh phuc thiên Mồ côi dua Cà chua hay