x
cx
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Tác Giả: Thiên Mục Trung Phong Hòa Thượng
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Trang 00
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Trang 04
Trang 05
Trang 06
Trang 07

44. NHẤT THIẾT NHỊ BIÊN, LƯƠNG DO CHÂM CHƯỚC

DỊCH

Tất cả nhị biên đối đãi đều do đo lường suy toán.

LỜI KHAI THỊ

Mở miệng nói nhằm, cất bước đạp phải, tất cả đều sẳn sàng, chẳng tin hãy hành cước. Đợi y đi tới đường cùng, chẳng chỗ ở đậu, áo rách giày lủng, khi ấy xỏ mũi kéo quày đầu (ngộ), mới tin xưa nay uổng công tìm.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói "NHẤT THIẾT NHỊ BIÊN, LƯƠNG DO CHÂM CHƯỚC". Có người bày đặt chú giải rằng : Vừa thấy có loạn liền thấy có tịch. Phải biết loạn chẳng tự loạn, vì tịch nên loạn; tịch chẳng tự tịch, vì loạn nên tịch, do đó các pháp lăng xăng, mới có sự đối đãi nhau sanh khởi. Nói 2 chữ "CHÂM CHƯỚC" nghĩa cũng giống như 2 chữ "GIẢN TRẠCH" ở đầu bài MINH, vì tình thức "GIẢN TRẠCH" chưa tiêu, thì đối với nhị biên tịch loạn v.v..., kết thành cái niệm "CHÂM CHƯỚC". Nếu chưa trừ được niệm này thì tất cả chẳng được bất nhị vậy.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Thế thì cái niệm "CHÂM CHƯỚC" có phương tiện nào để trừ? Nếu chẳng biết phương tiện gì, thì lời ông nói ở trên cũng là do CHÂM CHƯỚC sanh khởi.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Nhị biên vốn chẳng cần châm chước,

Một đạo bình đẳng cũng vọng truyền.

Gặp việc chưa thoát ngoài ngôn ngữ,

Kiến đồng Phật Tổ cũng xót thương.

45. MỘNG HUYỄN KHÔNG HOA, HÀ LAO BẢ TRÓC
 
 

DỊCH

Việc mộng huyễn như hoa đốm trên không, đâu cần nắm bắt cho mệt nhọc!

LỜI KHAI THỊ

Mai rùa đen (vô minh), bụng trống rổng, trái cân sắt (tự tánh), thật cứng chắc. Chỉ có Mộc thượng tọa, chẳng bị người xuyên tạc, sáng cưỡi trâu Thiểm Phủ, chiều cưỡi hạc Dương Châu.

Có khi ban ngày chạy về nhà,

Khi gõ hư không tự vấn đáp.

Khúc hát "Về Quê" tiếng chưa dứt,

Mây bay chân trời lặn ngôi sao.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói: "MỘNG HUYỄN KHÔNG HOA, HÀ LAO BẢ TRÓC", người nghĩa giải dẫn chứng trong kinh nói : "Tất cả Pháp hữu vi, như mộng huyễn, bọt, bóng, như sương lộ, điện chớp, nên tác quán như thế". Còn dẫn chứng Ngài Vĩnh Gia nói : "Buông tứ đại, chớ nắm bắt, trong tánh tịch diệt cứ ăn uống, các hạnh vô thường tất cả không, tức là Như Lai Đại Viên Giác", bèn mặc tình phan duyên, tùy ý tạo tác cho đến hủy phạm giới cấm, phá hoại luật nghi, đều lấy 2 lời này để dẫn chứng.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Nhưng chẳng biết ngay lúc buông lung tình ý, quả thật thấy những cảnh sở duyên như mộng huyễn không hoa hay không? Nếu thấy là không hoa thì chẳng nên đeo đuổi. Nếu trong lòng còn giữ một mảy may phan duyên đeo đuổi thì chẳng thể cho là mộng huyễn không hoa rồi. Phải biết, thành Phật làm Tổ cũng là mộng huyễn không hoa. Ngoài ra đâu còn cái gì chẳng phải mộng huyễn! Lại càng nên biết, ngay cái thuyết "HÀ LAO BẢ TRÓC" đã là rơi vào mộng huyễn rồi. Việc này nếu chẳng đích thân chứng ngộ, mà chỉ muốn tùy theo ngữ ngôn lý giải, thì chẳng phải ngu là gì?

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Thích Ca nửa đêm thấy ngôi sao,

Cùng hiện bóng nghiệp trước Gương Đài.

Làm thành một thứ mộng điên đảo,

Chẳng biết ai là đắc tiện nghi.

46. ĐẮC THẤT THỊ PHI, NHẤT THỜI PHÓNG KHƯỚC
 
 

DỊCH

Đắc, thất, thị, phi, đồng thời buông bỏ.

LỜI KHAI THỊ

Tuyết Phong ném banh gỗ, Phổ Hóa rung chuông sắt, dù nói là đại cơ đại dụng, rốt cuộc trở thành tạo tác, đâu bằng Vương Thái Phó ở trong quốc độ vô sanh, cũng chẳng thiện, cũng chẳng ác, mặc tình ăn no nằm dài ngủ, tùy ý tự tại an lạc, có người đến hỏi Tổ Sư Thiền, bảo y cứ xem cây phướn vàng.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói "ĐẮC THẤT THỊ PHI, NHẤT THỜI PHÓNG KHƯỚC", người nghĩa giải cho rằng : Trong Nhất Pháp giới chẳng đắc cũng chẳng thất, chẳng thị cũng chẳng phi, chỉ vì vọng tình chợt khởi, dị kiến liền sanh, ở nơi chẳng đắc thất bừng khởi đắc thất, ở nơi chẳng thị phi nổi đủ thứ thị phi. Do đó, Tổ Sư bảo y "đồng thời buông bỏ", đã là tự chạm dao bén làm cho đứt tay, đất bằng dậy sóng rồi. Đã biết xưa nay vốn không, thì buông bỏ cái gì? Nếu nói có cái lý "có thể buông bỏ, thì đắc, thất, thị phi đặt để ở chỗ nào?

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Ủa! nói "có thể buông bỏ" cũng đáng ăn gậy, nói "không thể buông bỏ" cũng đáng ăn gậy. Tại sao? Vì ông chưa thoát khỏi được đắc thất thị phi vậy.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Hai tay xòe ra chẳng một việc,

Thị phi đắc thất thảy đều quăng.

Muốn đem cái này thoát sanh tử,

Con rắn siết chặt đôi chân ông.

47. NHÃN NHƯỢC BẤT THÙY, CHƯ MỘNG TỰ TRỪ
 
 

DỊCH

Mắt nếu chẳng ngủ, chiêm bao tự dứt.

LỜI KHAI THỊ

Quanh năm ngồi kiết già, suốt ngày miệng như câm, hai mắt ngó trên vách, chẳng biết mong muốn gì. Tham cứu tự kỷ, nửa nghi nửa tin, xem lời cổ nhân, tợ có tợ không. Đến lúc năm cùng tháng tận, trở thành leo cây bắt cá.

Đâu bằng quét sạch cả hư không,

Trong lòng ló ra dạ Minh Châu.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói: "NHÃN NHƯỢC BẤT THÙY, CHƯ MỘNG TỰ TRỪ", người nghĩa giải cho rằng : Hai câu này là dụ trước hợp sau. Như người mở to đôi mắt, rõ ràng tỉnh táo, thì hôn trầm tự trừ; đã chẳng hôn trầm thì đâu có chiêm bao!

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Nếu làm thí dụ thì được. Nếu chẳng làm thí dụ, thì Tổ Sư cũng đáng ăn gậy. Tại sao? Nay mở mắt đâu từng chẳng phải là chiêm bao!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Kim Cang chánh nhãn chưa từng ngủ,

Chẳng biết mộng lớn bao giờ thức.

Gởi lời thiền khách cửa Tổ Sư,

Chớ cho Hạc hót là Oanh ca.

48. TÂM NHƯỢC BẤT DỊ, VẠN PHÁP NHẤT NHƯ
 
 

DỊCH

Nếu tâm chẳng cho là có khác, thì muôn pháp chỉ là một "NHƯ".

LỜI KHAI THỊ

Chỗ hành của đạo nhân như lửa tan băng, trước mặt của nạp tăng như băng dập lửa. Ném bỏ hai thứ băng lửa, mặc cho thánh phàm cùng lối. Đạo sĩ không tay vẽ bùa quỷ, Xà Lê mù mắt đọc kinh Phật. Lại còn một chỗ đáng tin cậy : Tò vò nuốt cả Hồ Động Đình.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói: "TÂM NHƯỢC BẤT DỊ, VẠN PHÁP NHẤT NHƯ", người nghĩa giải cho rằng : Vạn pháp vốn như, do tâm mới thành khác. Ví như núi chẳng tự cao, tâm cho là cao, nước chẳng tự sâu, tâm cho là sâu. Tâm này cho là khác thì muôn ngàn sự vật đều thành khác. Cổ và lưng vốn cùng một thân mà xem nó như 2 nước Sở và Việt, anh em cùng giống nòi mà coi nhau như trời với đất. Vì sự khác nên tình chí thân còn phải khác, huống là phàm với thánh, người với vật. Muốn dung hợp thành một, chẳng sanh yêu ghét này nọ, đâu có thể được!

Kinh nói : "Chưa đạt cảnh duy tâm, khởi đủ thứ phân biệt", như bọn mù mò voi, như thấy bóng cung trong nước nghi là rắn... Ở nơi chẳng đồng dị bừng khởi đồng dị. Cần phải trị hết bệnh nhặm, chẳng thấy hoa đốm trên không, dung pháp giới về tâm này, như gương soi gương; Chuyển núi sông vào tự kỷ, tợ không hợp không. Đến đây các duyên tịch lặng, tâm niệm im lìm, nhị kiến chẳng sanh, nhất pháp ấn định, mới có thể gọi là phù hợp ý Tổ, khế hội tâm Phật vậy.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Lời này tạm gác qua một bên. Nay trước mắt sáng, tối, thông, nghẽn, thành, trụ, hoại, không, cảnh tượng lăng xăng, gọi cái gì là tâm bất dị? Ngay đó chỉ bày không ra. Hoặc có người nói : "Mặc cho các pháp hiển bày trước mắt, ta chỉ dùng cái lý "Bất dị" để chiếu soi, tức là chẳng khác". Ôi, nếu nói như thế, lại càng thêm nhiều khác biệt nữa!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Tâm chẳng khác biệt đồng vạn pháp,

Nắm tay chỉ thể dọa trẻ con.

Cứ theo hình vẽ đồ cho giống,

Lừa gạt người đời khi nào thôi.

49. NHẤT NHƯ THỂ HUYỀN, NGỘT NHĨ VONG DUYÊN
 
 

DỊCH

Một chữ "NHƯ" thể tánh huyền diệu, cùng tột bình đẳng, bặt nhân duyên đối đãi.

LỜI KHAI THỊ

Thiền, thiền, thiền, lìa lý giải, Thích Ca chưa được một nửa, Đạt Ma còn thiếu tám ngàn. Lâm Tế hét tới mỏi miệng, Đức Sơn đánh tới phồng tay, mỗi mỗi kiểm điểm từ đầu, vẫn cách trời đất xa xôi. Tiến tới như vạch sóng tìm nước, thối lui như đào đất tìm trời, chẳng tiến chẳng lui cầu tương ưng, cần phải tham thêm ba mươi năm.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói: "NHẤT NHƯ THỂ HUYỀN, NGỘT NHĨ VONG DUYÊN", người nghĩa giải cho rằng : Thể tánh của chữ "NHƯ" huyền diệu lại thêm huyền diệu, chẳng vì nhân duyên mà có, chẳng do tự nhiên mà thành. Lìa tứ cú, tuyệt bách phi, Phật nhãn chẳng thể thấy, thánh tâm cũng khó lường. Quăng đại thiên thế giới ra ngoài mười phương, cuốn chặt pháp giới thành một mảy lông. Một không thì tất cả không, chẳng cần mổ xẻ; một có thì tất cả có, đâu cần đào tạo. Trần sa chẳng thể dụ số nhiều, hào ly chẳng thể dụ số ít. Nói "Bặt nhân duyên, tuyệt đối đãi", tức là thể tánh huyền diệu của một chữ NHƯ vậy.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Nói thì nói gần đúng, ngươi nếu chứa lời nầy trong lòng, muốn tương ứng với thể tánh huyền diệu của chữ NHƯ, chẳng khác gì ôm lửa trong lòng mà cầu cho đừng cháy.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Nói NHƯ ngoài NHƯ đâu còn NHƯ?

Núi khe trùng điệp ẩn nhà xưa.

Mặt trời lên cao ngủ mới thức,

Nhàn thấy mục đồng cưỡi ngược lừa.

5O. VẠN PHÁP TỀ QUÁN, QUI PHỤC TỰ NHIÊN

DỊCH

Muôn pháp cùng quán một lượt, tất cả trở về tự nhiên.

LỜI KHAI THỊ

Phật pháp chẳng ở ngoài tâm, thiền đạo đâu lìa trung đạo nhị biên, ngươi nếu khởi tâm tìm cầu, lại xa thập vạn bát thiên. Có gì tam yếu tam huyền, toàn thân chẳng hình bóng, ngay đó lìa ngữ ngôn.

Đạo nhân đâu cần cầu tương ưng,

Xưa nay chưa từng chẳng hiện tiền.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói: "VẠN PHÁP TỀ QUÁN, QUI PHỤC TỰ NHIÊN", người nghĩa giải dẫn chứng giáo môn nói : "Tùy duyên nên chơn như là vạn pháp, bất biến nên vạn pháp là chơn như". Còn nói : "Ngoài tâm chẳng có pháp để làm duyên với tâm vốn là tự tâm sanh, lại làm tướng cho tâm". Lời này so với cái lý "VẠN PHÁP TỀ QUÁN" của Tổ Sư, cũng chẳng cách xa vậy. Hoặc nói : "TỀ QUÁN" cũng là cái bóng của "chẳng lựa chọn", nếu còn lựa chọn thì chẳng thể TỀ QUÁN rồi.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Dẫn chứng thì chẳng phải không đúng. Như mặt trời mọc, mặt trăng lặn, ban đêm tối, ban ngày sáng, rõ ràng chẳng thể lẫn lộn. Vậy thì có đạo lý gì để nói TỀ QUÁN? Lìa khỏi lời này, xin cho một tin tức tốt hơn thử xem!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Vạn Pháp làm sao khiến cho bằng?

Đâu thể trở về lúc tự nhiên.

Xưa nay tri âm rất khó gặp,

Bá Nha, Tử kỳ đi đâu tìm.

51. DẪN KỲ SỞ DĨ, BẤT KHẢ PHƯƠNG TỶ
 
 

DỊCH

Bặt hết lý giải, chẳng thể thí dụ.

LỜI KHAI THỊ

"Cái trong điện, cái ngoài tường" của Triệu Châu "Đánh xe đánh bò" của Mã Tổ, "Giơ nắm tay, giơ ngón tay" của Câu Chi, "Ném ba trái banh gỗ" của Tuyết Phong. "Gởi ba tờ giấy trắng" của Huyền Sa. Nói tánh nói tâm nơi Linh Sơn, Nói da nói tủy nơi Thiếu Thất. Tào Động lập ngũ vị quân thần, Qui Ngưỡng lập cửa Thiền Cha Con, "Đầy mắt núi xanh" của Đức Thiều (Quốc Sư), "Nước hồ trước cửa" của Vĩnh Minh... thả đi thì sáng khắp bầu trời, chặn lại thì gió bay muôn dặm, trước lời không ngưng cơ xảo, tiếng nói đâu cho chõ mỏ. Hứ! Tất cả đều là mở mắt đái dầm, đốt nhang dẫn quỷ, tại sao vậy?

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói: "DẪN KỲ SỞ DĨ, BẤT KHẢ PHƯƠNG TỶ", người nghĩa giải cho rằng : Kinh Bát Nhã dùng 100 dụ để dụ Bát Nhã, có kinh khác cũng dùng 100 dụ để dụ giải thoát; còn có người dùng 100 dụ để dụ tâm Bồ Đề, ghi đủ trong kinh sách, đâu có cái lý "Chẳng thể thí dụ"? Phải biết, Bát Nhã, giải thoát, Bồ Đề thì có thể thí dụ, giả sử bỏ hết tất cả danh tướng, thì nhất tâm đều bặt. Ngay khi ấy, còn lập được thí dụ gì chăng? Hoặc theo người xưa nói : "Cò trắng với tuyết chẳng đồng sắc, ánh trăng hoa lau chẳng giống nhau", lời này há chẳng phải thí dụ ư?

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Ông muốn ở nơi tuyết trắng hoa lau tìm đạo lý, chẳng khác gì nhận màu đỏ của vỏ quít cho là lửa!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Diễn tả sừng thỏ dài 3 thước,

So với lông rùa ngắn l phân.

Lại có hạng người tánh hàm hồ,

Tai mắt dường như chẳng thấy nghe.

52. CHÆ ĐỘNG VÔ ĐỘNG, ĐỘNG CHÆ VÔ CHÆ
 
 

DỊCH

Ngưng động chẳng phải tịnh, động ngưng cũng chẳng phải ngưng.

LỜI KHAI THỊ

Muôn toa xe đồng ray, muôn sự việc đồng lý. Muôn dụng cụ đồng kim loại, muôn làn sóng đồng chất nước. Vạn tượng sum la, thảy đều là ông. Ông nếu không tin, hãy vào bụng của Thích Ca, Đạt Ma đi hành cước trăm ngàn vòng, mới biết tất cả vẫn y như cũ.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói: "CHÆ ĐỘNG VÔ ĐỘNG, ĐỘNG CHÆ VÔ CHÆ", người nghĩa giải cho rằng : Lòng từ bi thống thiết của Tổ Sư, đem hai bên động tịnh vò thành một khối, nói trắng cho nghe, đại khái đồng ý chỉ của Pháp sư Tăng Triệu nói "Tức tịnh mà động, tức động mà tịnh", cũng là ý chỉ "VẠN PHÁP TỀ QUÁN". Chẳng những động tịnh như thế, mà tất cả cảnh duyên cũng đều như thế. Tức tịnh là động. Hoa rụng là do gió xuân đưa; tức động là tịnh, băng tan cũng do mặt trời soi.

Người trí quán pháp chẳng sai biệt,

Kẻ mê do đây khởi điên đảo.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Lời này tạm gác một bên! Nếu như chẳng động chẳng tịnh, ngay khi ấy, còn có lý lẽ gì để thảo luận hay không? Nói mau, nói mau!

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Động tịnh mống khởi bệnh liền sanh,

Nắm tay kéo nhau vào lửa hồng.

Con voi xưa nay vẫn như cũ,

Bọn mù mò mẫm thảy đều sai.

53. "LƯỠNG KÝ BẤT THÀNH, NHẤT HÀ HỮU NHĨ"
 
 

DỊCH

Hai đã chẳng thành, một làm sao có.

LỜI KHAI THỊ

Biển Phật không bờ, sông Thiền không đáy. Nước một thước, sóng một trượng, mãi mãi không thôi. Mã Tổ bảo Bàng Uẩn "một hớp hết nước Tây Giang"; "Tào Nguyên một giọt nước" của Pháp Nhãn, "Câu hết làn sóng" của Thuyền Tử, tất cả thị phi trước kia, chỉ liên lụy cho Hứa Do phải rửa lỗ tai mà thôi. Nước lớn đầy trời, ngập khắp muôn dặm.

Lúc xưa chẳng biết bít nguồn suối,

Đến nay đất bằng nổi làn sóng.

LỜI NGHĨA GIẢI

Tổ Sư nói : "LƯỠNG KÝ BẤT THÀNH, NHẤT HÀ HỮU NHĨ", người nghĩa giải cho rằng : THỊ chẳng phi không thị, PHI chẳng thị không phi, vừa thấy có thị, trước đã có phi, vừa thấy có phi, trước đã có thị. Cho nên THỊ chẳng tự lập, PHI chẳng độc tồn, PHI là cội của THỊ, THỊ là gốc của PHI. Cho đến chơn, vọng, ngộ, mê, v.v... Tất cả đều vậy. Thế thì, cái hai của thị phi đã trừ, cái nhất của trung đạo đâu còn! Tổ Sư đến đây thật là mổ bụng thấy tâm, từ bi quá lố rồi!

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG

Nếu hai đã chẳng thành, một cũng không có. Vậy còn có kẻ biết "chẳng thành" "không có" chăng? Nếu nói "KHÔNG", thì ai biết sự chẳng thành, không có? Nếu nói "Có", lại gọi là "KHÔNG CÓ" được chăng? Tổ sư đến chỗ này, chỉ có phần đớ lưỡi.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG

Chẳng thả xuân về, xuân tự về,

Vườn cây mỗi mỗi hiện xanh tươi.

Bông tím hoa hồng biết đâu kể,

Bươm bướm từng đôi bay khắp nơi.


 

 
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Chánh niệm có lợi cho cả thân và tâm bat đuổi chương i phÃƒÆ sóng đâu phẩm BÃn trÕ bói noi a y ta se de n the cúm và những câu hỏi nóng bỏng phat phap tron huong sen dat viet Những dấu hiệu của bệnh tim phần Tuyệt ngon món đồ uống từ sấu bao phat hoc sau phap tao nen su hoa hop trong doi song cong nỗi Pháp Thức Giải mã việc bạn luôn lo lắng sợ hãi vấn đề 正法眼藏 Con nhớ những xuân trước Nhç song khong tuc thi sac mạt tuong niem 40 nam ht thich chon thuc vien tich thẩm mẹ Bún chay ngày rằm đau đức phật cồ đàm nhà tâm lý trị Nuôi thường Ä Ã² Học xa ve nhung dieu can luu y khi thien Hương vị cơm chùa gi CÃƒÆ quÃ Æ Suy tạm nghi thức 雙手合十擺在胸口位置 doi pho voi nhung cam xuc phien nao nhu the nao bßi Châu Mạ thương 因无所住而生其心 phat a di da nên hơn 泰卦 ân Sà lời phật dạy về đạo đức trong kinh