Tổ Sư Thiền - Vô Môn Quan, Huệ Khai - Hui kai (C.), Ekei (J.) Việt Dịch: Trần Trúc Lâm

 


 
 
 
 
 

 

X
VÔ MÔN QUAN
Huệ Khai - Hui kai (C.), Ekei (J.)
Người Dịch: Trần Trúc Lâm
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Trang 04
Lời Ban Biên Tập:
Quyển sách dưới đây được dịch từ bản Anh ngữ cuốn Zen Flesh - Zen Bones (Phần: The Gateless Gate) của Paul Reps - Nhà xuất bản The Charles E. Tuttle Company, Tokyo; lần thứ nhất: 1957, lần thứ sáu: 1963 bởi Cư sĩ Trần Trúc Lâm.  Quý độc giả cần tham khảo, xin đọc cuốn “Vô Môn Quan”, nguyên tác bằng chữ Hán của Huệ Khai tức Tổ Vô Môn, do Giáo sư Trần Tuấn Mẫn Việt dịch và chú, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. HCM, Việt Nam ấn hành năm 1995.  Trong quyển sách này gồm có cả hai phần chữ Hán và chữ Việt.  

LỜI DỊCH GIẢ

(Từ Cuốn Zen Flesh - Zen Bones của Paul Reps - Nhà xuất bản The Charles E. Tuttle Company, Tokyo; Lần thứ nhất: 1957, lần thứ sáu: 1963).
x
Nếu bạn hảo ngọt và muốn sống dễ dãi thì xin đừng đọc cuốn sách này. Nó chỉ dành cho những người cương quyết mưu cầu giác ngộ, mưu cầu satori. Điều ấy có thể xảy đến với bạn. Trong một nháy mắt nó mở ra. Bạn là một người hoàn toàn mới. Bạn nhìn sự vật không giống như trước. Cái năng lực mới mẽ này đến bằng chứng ngộ chứ không bằng lý luận. Bất cứ bạn làm gì hay ở đâu đều chẳng có gì khác biệt. Nó không tạo ra lý. Nó tạo ra bạn. Những đề thoại đầu cổ xưa của Trung Hoa này, gọi là công án, cốt giúp thiền sinh đọạn tuyệt với say mê chữ nghĩa và phiêu lưu tư tưởng. Khi một thiền sinh quán chiếu về một công án, đó là một cách muốn nói rằng: Đừng phung phí đời bạn chỉ để mò mẫm; hãy hướng suy nghĩ và cảm quan vào một mục đích - và rồi hãy để cho nó xảy ra. Phải chăng nghệ thuật khai sáng cho con ngưòi này đã mất dấu? Không! nếu bạn biết để tâm - hay những gì khác nữa - của bạn vào nó. Nếu những nhà lãnh đạo của nhân lọai ý thức hơn về điều này, để khi họ có đượﯣ chút quyền nhỏ nhoi, họ bóc lột kẽ khác ít hơn.

Những thiền sư xưa này thường khai ngộ cho môn đệ bằng chỉ trích, hay ngay cả thét đánh. Khi các ngài khen ngợi có nghĩa là đã xem thường. Đó là thói quen. Các ngài rất quan tâm đến các đệ tử của họ nhưng bộc lộ nó trong hiện tiền, chứ không bằng lời lẽ. Họ là những người kiên cường, những người gây kích động. Họ ban cho những câu hỏi mà câu trả lời là sự sống của một người.

Vậy câu trả lời đúng cho công án là gì? Có rất nhiều và cũng chẳng có câu nào. Ở Nhật có một cuốn sách rất hiếm, cố đề ra những câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi khai tâm này. Thật là trò buồn cười! 

Bởi vì công án cũng chính là câu trả lời, và khi đã có một câu trả lời thỏa đáng thì Thiền đã chết.

*

* * *

Đoạn sau là phần tóm lược lời mở đầu của ấn bản Anh ngữ đầu tiên của cuốn sách này.

Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền bá ở Ấn độ năm trăm năm trước Jesus và hằng ngàn năm trước Mohammed. Ngày nay đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn cuả nhân lọai, cổ hơn cả Thiên chúa giáo và Hồi giáo.

Từ thế kỷ thứ nhất T.L., kinh Phật đã được dịch ra Hán văn bởi nhiều dịch giả Ấn và Hoa, từ triều đại này đến triều đại khác. Tuy nhiên tinh túy của Phật giáo lại được truyền sang Trung quốc vào năm 520 T.L. bởi Bồ Đề Đạt Ma, được xem như là Tổ thứ Nhất tông phái Thiền Trung Hoa. Yếu tính đạo giải thoát từ Đức Phật Thích Ca đã được thiền sư tỉnh tọa Bồ Đề Đạt Ma lưu chuyển và đệ tử của ngài nối tiếp, rồi truyền thừa cùng một cách qua biết bao thế hệ. Nhờ đấy mà Thiền du nhập, nuôi dưỡng và truyền bá khắp Trung quốc, rồi đến Nhật bản.

Chữ Nhật ZEN - chữ Hán CH’AN, chữ Phạn DHYANA - (dĩ nhiên chữ Viêt là THIỀN. LND) - có nghĩa là trầm tư mặc tưởng, để ngộ được điều mà Phật đã ngộ, sự giải thóat của tâm. Nó cung cấp một lối tự quán chiếu, thường là dưới sự chỉ dạy của một thiền sư. 

Thiền có nhiều bản kinh, mà cuốn sách này là một, Mu-mon-kan (Vô Môn Quan hay Mậu Môn Quan) - thoát ý là "cửa không chắn" - đã được ghi lại bởi Thiền sư Trung Hoa Huệ Khai, cũng còn gọi là Vô Môn, sống từ năm 1183 đến năm 1260. Tác phẩm gồm những mẫu đối thọai giữa các tổ và đệ tử, vẽ cho thấy lối xóa bõ khuynh hướng nhị nguyên, hướng ngoại, bao quát, và trí thức của các đệ tử để đạt đến bản lai diện mục, thực tính. Những vấn đề hay những thử thách nội tại mà các thiền sư hay dùng để đối chất với các đệ tử đươc gọi là công án, và mỗi câu truyện kể sau chính nó là một công án.

Những câu truyện dùng cả đến chữ phàm tục để phản ảnh pháp môn thâm hậu, quán chiếu vào nội tâm của mình. Thảng hoặc có vài trường hợp xem ra thô bạo nên được hiểu như là sinh động và thành tâm. Không có câu truyện nào cố làm ra vẻ luận lý. Chúng nhắm vào trạng thái của tâm chứ không phải vào chữ nghĩa. Nếu không hiễu được điều này thì trọng điểm của cổ kinh bị nhìn sai lệch. Toàn thể thâm ý là giúp cho thiền sinh phá vỡ được cái vỏ của đầu óc hạn chế mà đạt đến được lần sinh thứ hai miên viễn, satori, giác ngộ.

Mỗi thoại đầu là một lớp cản. Ai có được tinh thần Thiền đều đi qua dễ dàng. Ai sống trong Thiền hiễu được hết công án này đến công án khác, theo lối của mình, mà thấy những cảnh giới không thể thấy và sống trong vô hạn.

*
* * *

Vô-Môn Huệ Khai đã viết những lời này trong phần giới thiệu của cổ kinh.

"Thiền không có cửa. Chủ đích của lời Phật dạy là để giác ngộ kẽ khác. Vì vậy mà Thiền phải không có cửa.

"Một người muốn đi qua cổng không cửa phải làm thế nào bây giờ? Có người bảo thứ gì qua lại cỗng đều không phải là của gia bảo, rằng thứ gì tạo ra do sự giúp đở của người khác thì đều bị tan rã và hũy hoại.

"Những lời nói như thế chẳng khác gì sóng nỗi giửa bễ lặng hay mỗ xẻ thân người lành mạnh. Nếu kẽ nào bám cứng

vào những gì người khác nói và cố gắng hiễu Thiền bằng lý giải thì kẽ ấy chẳng khác gì tên đần độn nghĩ rằng hắn có thể dùng gậy đập được mặt trăng hay gãi chỗ ngứa chân từ bên ngòai chiếc giày. Không bao giờ có thể được.

"Vào năm 1228 ta thuyết pháp cho chư tăng tại chùa Ryusho ở phía đông Trung quốc, và do lời yêu cầu của họ ta kể lại những công án cỗ, với mong ước khơi dậy tinh thần Thiền của họ. Ta dụng ý dùng công án như một kẽ nhặt viên gạch để gõ cửa, sau khi cửa mở thì viên gạch chẳng còn hữu dụng nữa và bị ném đi. Lời ta, không ngờ lại được góp nhặt, và có đến bốn mươi tám công án, ta thêm vào lời bàn và kệ cho mỗi bài, tuy vậy sự sắp xếp lại không theo thứ tự đã kể. Ta gọi cuốn sách là Vô Môn Quan, mong rằng thiền sinh đọc nó như một cẩm nang.

"Nếu độc giả nào mạnh dạn tiến thẳng về phía trước trong quán chiếu, không ảo tưởng nào có thể quấy họ được. Ho sẽ liễu ngộ chẳng khác gì chư tổ ở Ấn và Hoa, có thể còn khá hơn. Nhưng nếu họ ngập ngừng dù một giây lát, họ sẽ như kẽ đứng nhìn người cỡi ngựa phi qua cửa sổ, và trong nháy mắt chẳng kịp trông thấy.

"Đại đạo không có cỗng,
Ngàn lối đi vào nó.
Khi ai đi qua được cửa không này
Thì thong dong giữa đất trời." 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

曹洞宗 築地本願寺 盆踊り chuỗi phước Để nhat cuu tong giam muc rowan williams phat giao giup ý nghĩa bao tử 因果回德 八大人覺經註 21 tien trinh pho quat Con đầy là lúc mẹ vơi Vắng mie n廕簑 萬分感謝師父 阿彌陀佛 lÃ Æ m à Þ ï½ chuyến hành trình siêu ý niệm báo thường cua cà y 清华间谍 曹洞宗 寺院 phat phap quÃƒÆ hãy sống trong hạnh phúc dù cuộc đời dai Ûp than can phai tu trong mua ban kinh doanh Mối liên hệ giữa thầy Già 上人說要多用心 Ngủ bao nhiêu là đủ Khuyến nghị mới cai gi roi cung den 放下凡夫心 故事 sÃƒÆ huong 佛頂尊勝陀羅尼 thanh vÛi 普提本無 Ăn uống lành mạnh để giảm bệnh tim