X
VÔ MÔN QUAN
Huệ Khai - Hui kai (C.), Ekei (J.)
Người Dịch: Trần Trúc Lâm
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Trang 04
33. TÂM NÀY CHẲNG PHẢI PHẬT Một vị tăng hỏi Baso (Mã Tổ – LND.): "Phật là gì?"

Mã Tổ bảo: "Tâm này chẳng phải Phật."

Lời bàn của Vô-Môn: Kẽ nào hiễu được, là đã ngộ Thiền.
Nếu ngươi gặp một kiếm sư giữa đường, nên biếu ông ta cây gươm của ngươi.
Nếu gặp một thi sĩ, hãy tặng ông ta bài thơ của ngươi.
Khi ngươi gặp kẽ khác, chỉ nói một phần những gì mình muốn nói.
Chớ nên bao giờ cho hết mọi thứ một lần

34. HỌC CHẲNG PHẢI LÀ ĐẠO

Nam Tuyền bảo: "Tâm chẳng phải Phật. Học chẳng phải Đạo."

Lời bàn của Vô-Môn: Nansen già rồi nên lẩm cẩm. Lão thật thối mồm và vạch áo cho người xem lưng. Tuy vậy, chẳng mấy ai cảm kích được mối từ tâm của ngài.

Khi trời quang đãng, vầng dương ló dạng,
Khi đất khô cằn, mưa sẽ rơi.
Ngài nói toạt ra với cả tấm lòng,
Nhưng với lợn và cá thì nào có ích gì.

35. HAI LINH HỔN

"Seijo, cô gái Tàu," Goso nhận xét, "có hai linh hồn, một luôn bệnh hoạn ở nhà và phần kia thì ngao du phố sá, một ngườ đàn bà có chồng và hai con. Phần nào là linh hồn thật?"

Lời bàn của Vô-Môn: Khi người nào hiễu điều này thì hắn sẽ biết rằng người ta có thể lột xác được, cứ như là dừng chân nơi quán trọ. Nhưng nếu hắn không hiễu thì khi lâm chung, tứ đại phân lìa, chẳng khác gì con cua đang bị luộc, quơ quào với lắm chân tay. Trong tình huống đó, hắn có thể bảo rằng: "Vô-môn đã chẳng chỉ cho ta đi hướng nào!" nhưng than ôi đã muộn.

Mặt trăng trên tầng mây vẫn là một,
Núi và sông bên dưới lại hoàn toàn khác.
Mỗi thứ đều tự tại trong độc nhất và muôn vẽ.
Cái này là một, đây là hai.

36. GẶP MỘT THIỀN SƯ TRÊN ĐƯỜNG

Goso bảo: "Khi ngươi gặp một Thiền sư trên đường, ngươi không thể nói chuyện với ngài, ngươi không thể đối diện trong lặng thinh. Vậy ngươi phải làm gì nào?"

Lời bàn của Vô-Môn: Trong trường hợp ấy, nếu ngươi có thể trả lời ngài một cách tường tận thì sự giác ngộ của ngươi đẹp tuyệt. Nhưng nếu không thể được, thì ngươi nên nhìn bâng quơ làm như không thấy gì cả.

Gặp một thiền sư trên đường,
Không thể nói không thể im.
Thì nện cho ngài một đấm
Và ngươi sẽ được gọi là ngộ thiền.

37. MỘT CON TRÂU RA KHỎI CHUỔNG

Goso bảo: "Khi một con trâu ra khỏi chuồng đến bên bờ vực. Cặp sừng, đầu và móng chân đều qua khỏi, nhưng tại sao cái đuôi lại mắc kẹt?"

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai mỡ một mắt thấy được điểm này và nói một lời thiền, thì hắn sẽ được thưởng ngay, và không những thế, hắn còn cứu vớt cả chúng sinh bên dưới. Nhưng nếu hắn không nói được một lời chân thiền, hắn nên chui ngay vào cái đuôi của hắn.

Nếu con trâu chạy, nó sẽ rơi vào hố;
Nếu nó quay trở lại, nó sẽ bị làm thịt.
Cái đuôi nhỏ bé đó
Là một điều thật lạ.

38. CÂY TÙNG GIỮA SÂN

Một vị tăng hỏi Triêu Châu tại sao Bồ Đề Đạt Ma lại đến Trung quốc.

Triêu Châu bảo: "Một cây tùng giữa sân."

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai thấy được câu trả lời sáng tõ của Triêu Châu, thì không có 

Phật Thích Ca Mâu Ni trước ngài và chẳng có Phật tương lai sau ngài nữa.

Lời nói chẳng thể diễn tả được mọi điều
Tâm pháp chẳng thể truyền bằng lời.
Nếu ai ham mê chữ nghĩa thì sẽ bị lạc lối,
Nếu cố giải thích bằng lời, thì hắn không thể giác ngộ được trong đời này.

39. LẠC LỐI CỦA VÂN MÔN VĂN UYÊN (UMMON)

Một thiền sinh nói với Vân Môn: "Hào quang của Đức Phật chiếu sáng cả vũ trụ."

Trước khi y chưa dứt câu thì Vân Môn hỏi: "Ngươi đang ngâm thơ của kẽ khác phải 

không?"

"Vâng," thiền sinh trả lời.

"Người lạc lối rồi," Vân Môn bảo.

Về sau có vị thiền sư khác tên là Shishin hỏi môn sinh: "Ở điểm nào thì thiền sinh kia lạc lối?"

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu kẽ nào nhận ra được diệu xão của Vân Môn, hắn sẽ biết được ở điểm nào thì thiền sinh kia lạc lối, và hắn sẽ là một bậc thầy của người và thần. Nếu không, hắn cũng chẳng nhận ra được chính hắn.

Khi con cá thấy lưỡi câu.
Nếu nó tham thì sẽ mắc câu.
Khi nó mở miệng
Thì đời đã tàn.

40. NGHIÊNG BÌNH NƯỚC

Bá Trượng muốn cho một môn sinh ra lập một tự viện mới. Ngài phán với cả đám rằng nếu kẽ nào trả lời thông suốt được một câu hỏi thì sẽ được giao trọng trách. Đặt một bình nước trên mặt đất, ngài hỏi: "Ai có thể nói nó là cái gì mà không được gọi tên của nó?"

Vị tăng trưởng nói: "Không ai có thể gọi nó là chiếc guốc."

Isan, vị tăng lo việc bếp núc, dùng chân làm ngã chiếc bình rồi bõ đi. 

Bá Trượng cả cười bảo: "Tăng trưởng thua rồi." Và Isan trở nên thiền sư của tự viện mới.

Lời bàn của Vô-Môn: Isan bạo gan thật, nhưng y không thoát khỏi trò đùa của Bá Trượng. Rốt lại, y bõ một việc nhẹ mà nhận một việc nặng. Tại sao, ngươi không thấy ư, y cất chiếc nón êm ái để tra chân vào cái cùm.

Từ bõ nồi niêu xoong chảo,
Hạ được kẽ lắm mồm,
Tuy thầy của ngài dựng chướng ngại thử thách
Chân ngài sẽ đạp ngã mọi thứ, kể cả Phât.

41. BỔ-ĐỀ ĐẠT-MA AN TÂM

Bồ-Đề Đạt-Ma ngồi diện bích. Kẽ kế vị ngài trong tương lai (Tổ Huệ Khả – LND.) đứng trong tuyết giá và dâng một cánh tay bị chặt lìa. Y khóc: "Tâm của con không an. Đại sư, xin ngài an tâm cho con."

Bồ-Đề Đạt-Ma nói: "Nếu ngươi đem cái tâm đó ra đây ta sẽ an cho."

Người kế vị bảo: "Khi tìm tâm, con chẳng nắm bắt được."

Bồ-Đề Đạt-Ma nói: "Vậy thì tâm ngươi đã an rồi."

Lời bàn của Vô-Môn: Cái lão chà và già sún răng, Bồ-Đề Đạt-Ma, mất công vượt biển cả hàng ngàn dặm từ AᮠĐộ đến Trung Hoa tưởng có gì kỳ diệu. Lão cứ như là sóng nỗi chẳng cần gió. Sau bao năm lưu lại Trung Hoa, lão chỉ có mỗi một môn đồ, mà lại là kẽ cụt tay dị dạng. Than ôi, từ đấy lão có toàn đệ tử vô trí.

Tại sao Bồ-Đề Đạt-Ma đến Trung Hoa?
Đã bao năm tăng chúng cứ bàn chuyện này mãi.
Mọi điều lôi thôi đeo đuổi từ bấy giờ
Do ông thầy và môn đồ đó.

42. CÔ GÁI XUẤT KHỎI THIỀN ĐỊNH

Vào thời của Đức Phật Thích Ca, Manjusri (Văn Thù Sư Lợi – LND.) đi đến chỗ phó hội của chư Phật. Khi vừa đến nơi thì cuộc hội đã tan, và mỗi vị Phật đều đã trở về nước Phật của mình. Chỉ còn lại một cô gái an nhiên trong thiền định sâu xa.

Manjusri hỏi Đức Phật Thích Ca làm sao mà một cô gái có thể đạt đến bậc này, mà ngay cả ngài còn chưa thể đạt tới. 

"Hãy đưa nàng ra khỏi tam-bồ-đề mà hỏi cho rõ," Đức Phật trả lời.

Manjusri bước vòng quanh cô gái ba lần và búng tay. Nàng vẫn còn đắm trong thiền định. Ngài bèn vận dụng thần lực đưa nàng lên tầng trời cao hơn và cố hết sức gọi nàng, nhưng vô ích.

Đức Phật Thích Ca bảo: "Ngay cả trăm ngàn Manjusri cũng không thể quấy động nàng, nhưng ở dưới nơi này, cách đây mười hai trăm triệu thế giới, có vị Bồ tát tên là Mo-myo, hạt ảo tưởng. Nếu ngài ấy đến đây, nàng sẽ thức dậy."

Đức Phật nói chưa dứt câu thì vị Bồ tát đã nhảy vọt lên từ mặt đất, cúi đấu đãnh lễ Phật. Đức Phật dẫn ngài đến để đánh thức cô gái. Vị Bồtát đến trước cô gái và búng tay, tức thì nàng xuất ra khỏi thiền định.

Lời bàn của Vô-Môn: Lão Bụt dàn cảnh kém quá. Này chư tăng, ta muốn hỏi các ngươi: Nếu Văn Thù, vị được coi là bậc thầy của bảy vị Phật, đã không thể đem cô gái này ra khỏi thiền định, thì cớ sao chỉ một Bồ tát, là kẽ mới bắt đầu, lại có thể làm được?

Nếu ngươi hiễu được chỗ này tường tận, ngươi có thể đi vào đại định trong khi đang sống ở thế giới ảo tưởng.

Một người không thể đánh thức nàng, kẽ khác lại có thể.
Cả hai đều là diễn viên kém.
Một kẽ mang mặt nạ của thần, kẽ kia quỷ sứ.
Giá mà cả hai đều thất bại, thì vỡ kịch trở nên khôi hài.

43. CÂY GẬY NGẮN CỦA SHUZAN

Shuzan đưa cây gậy ngắn ra và bảo: "Nếu ngươi gọi nó là đoản trượng, ngươi phản thực tại. Nếu ngươi không gọi nó là đoản trượng, ngươi coi thường chứng cớ. Bây giờ ngươi muốn gọi nó là cái gì nào?"

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ngươi gọi nó là đoản trượng, ngươi phản thực tại. Nếu ngươi không gọi nó là đoản trượng, ngươi coi thường chứng cớ. Không thể diễn đạt bằng lời, và cũng không thể diễn đạt mà không dùng lời. Bây giơ,???#227;y nói ngay cái gì vậy.

Đưa cây gậy ngắn ra,
Ngài phán sự sống và chết.
Dương và A⭠xoắn chặt,
Ngay cả Chư Phật và Chư Tổ cũng chẳng thoát được.

44. CÂY TRƯỢNG CỦA BASHO

Basho (Mã Tổ – LND.) bảo với một đệ tử: "Khi ngươi có một cây trượng, ta sẽ tặng nó cho ngươi. Khi ngươi không có cây trượng, ta sẽ lấy nó lại."

Lời bàn của Vô-Môn: Khi không có chiếc cầu bắt qua con lạch thì cây trượng sẽ giúp ta. Khi ta trở về nhà trong một đêm tối không trăng, cây trượng theo ta. Nhưng nếu ngươi gọi cái này là cây trượng, ngươi sa xuống địa ngục như mũi tên.

Với cây trượng này trong tay ta
Ta có thể dò được thế giới sâu hay cạn.
Cây trượng chống được trời và trụ được đất.
Chánh pháp thì sẽ lan truyền dù bất cứ ở đâu.

45. NGÀI LÀ AI?

Hoen nói: "Chư Phật trong quá khứ và tương lai đều là kẽ phục dịch cho Ngài. Thế thì Ngài là ai vậy?"

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ngươi thấy rõ được ngài là ai thì chẳng khác gì ngươi tình cờ gặp cha của người trong dường phố đông đúc. Chẳng cần phải hỏi ai về việc nhận diện của ngươi có đúng hay không.

Chớ nên chiến đấu với cung tên của kẻ khác.
Chớ nên cuỡi ngựa của kẽ khác.
Chớ nên bàn cãi đến lỗi lầm của kẻ khác.
Chớ nên xía vào chuyện của kẽ khác.

46. TIẾN LÊN THÊM NỮA TỪ NGỌN CỦA CÂY SÀO

Thạch Sương (Sekiso) hỏi: "Làm sao ngươi tiến thêm nữa từ ngọn của cây sào trăm đốt?" Có vị thiền sư khác lại nói: "Kẽ ngồi trên ngọn của cây sào trăm đốt thì đã đạt được một độ cao nào đó nhưng vẫn chưa hành Thiền được một cách thong dong. Hắn nên tiến lên thêm nữa và hiện nguyên hình trong mười phương thế giới."

Lời bàn của Vô-Môn: Người ta có thể bước thêm hoặc xoay mình tự do trên ngọn cây sào. Trong trường hợp nào hắn cũng được tôn kính. Này chư tăng, ta muốn hỏi các nguơi: Làm sao ngươi tiến thêm nữa từ ngọn của cây sào ấy? Coi chừng đấy!

Có người thiếu mất con mắt thứ ba nội tại
Sẽ dính mắc vào chỗ phải đo đúng trăm đốt.
Kẽ như vậy sẽ nhảy xuống từ đó và tan xác,
Như một người mùdẫn những kẽ mù khác.

47. BA CỬA CỦA TOSOTSU

Tosotsu xây ba chướng ngại vật và bắt các tăng phải vượt qua. Cản thứ nhất là tu học Thiền. Trong viêc tu học Thiền là cốt đê nhận ra bản lai diện mục của mình. Bây giờ thì bản lai diện mục của ngươi ở chỗ nào?

Cản thứ hai là khi nhận ra được bản lai diện mục của mình thì sẽ thoát được khỏi vòng sanh tử. Vậy khi ngươi nhắm mắt lại và trở thành thây ma thì làm sao ngươi giải thoát được?

Cản thứ ba, nếu ngươi giải thoát được khỏi vòng sanh tử, thì ngươi phải biết ngươi đang ở đâu. Vậy nếu thân xác ngươi bị tan rã ra thành tứ đại, thì ngươi ở đâu?

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai có thể vượt qua được ba rào cản này thì sẽ trở thành bậc thầy dù là đứng ở đâu. Bất cứ???ệc gì xãy ra thì hắn sẽ biến thành Thiền. Còn không thì hắn sẽ sống lây lất đói kém.

Một sự chợt ngộ thấy suốt thời gian vô tận.
Thời gian vô tận là một chốc lát.
Khi người ta thấu được chốc lát vô tận
Hắn nhận ra con người đang trông thấy đó.

48. MỘT ĐƯỜNG CỦA KEMBO

Một thiền sinh hỏi Kembo: "Tất cả chư Phật trong mười phuơng vũ trụ đều đi theo một đường duy nhất vào Niết bàn. Con đường đó bắt đầu từ đâu?"

Kembo, vung thiền trượng lên không vẽ một hình, nói: "Này, nó đấy."

Thiền sinh này tìm đến Vân Môn và hỏi cùng một câu. Vân Môn đang sẳn cầm cái quạt trong tay, bảo: ""Cái quạt này sẽ bay lên đến ba mươi ba tầng trời và đập vào mũi của vị thiên vương đang cai quản ở đấy. Nó giống như Long Vương ở Biển Đông trút mây mưa bằng một cái vẫy đuôi."

Lời bàn của Vô-Môn: Một thiền sư đi vào biển sâu, cào mặt đất để lấy một ít bụi. Vị khác thì leo lên đỉnh núi cao, khơi sóng gần chạm đến trời. Một người thì giữ chặt, người kia thì bố thí hết. Mỗi vị đều hộ trì giáo pháp thâm diệu với một tay mình. Kembo và Vân Môn đều giống như hai kã, chẳng ai hơn ai. Thật là khó mà bảo ai là kẽ toàn bích. Nhưng sòng phẳng mà nói thì cả hai đều chẳng biết con đường bắt đầu từ đâu.

Trước khi cất bước đầu tiên thì mục đích đã đạt.
Truớc khi lưỡi uốn thì lời nói đã dứt.
Cần rất nhiều trực quan sáng suốt
Để tìm ra nguồn gốc của chánh đạo.

49. LỜI THÊM CỦA AMBAN

Amban, một thiền sinh tầm thường, nói: "Vô-Môn Huệ Khai vừa cho ấn hành bốn mươi tám công-án và gọi tập sách là Vô Môn Quan. Ngài chỉ trích giáo thư và hành động của chư Tổ. Ta nghĩ ông ấy bậy quá. Ngài giống như một ông già bán bánh cố túm lấy khách để nhét bánh vào mồm ngươi ta. 

Khách chỉ còn cách hoặc là nuốt vào hoặc nhổ ra, và như thế chỉ gây đau khổ. Mu-mon đã làm phiền nhiều người quá rồi, vì thế ta muốn thêm vào một công án xem như là một sự điều đình. Ta không biết ngài có chịu nuốt sự mặc cả này không.

Nếu ngài chịu, và tiêu hóa nó thì tốt, nếu không thì ta đành phải bõ nó vào chảo mà chiên xào nó lại cùng với bốn mươi tám công-án của ngài. Mu-mon, ngài dùng trước, rồi mới đến mọi người khác:

"Theo một bộ kinh thì Đức Phật có nói: ‘Hãy ngưng, hãy ngưng. Đừng nói. Chân lý tối thượng lắm khi còn không thể nghĩ đến."

Lời bàn của Amban: Giáo pháp đó từ đâu mà ra vậy cà? Cớ sao ngưới ta lại không thể nghĩ đến chân lý tối thượng? Giả sử có người nói đến nó thì chuyện gì sẽ xảy ra với nó? Đức Phật là vị đại thuyếⴠminh mà cứ theo bộ kinh này thì ngài lại nói ngược ư. Vì lẽ này, những người như Vô Môn Huệ Khai xuất hiện về sau ở Trung Hoa, và làm những món bánh vô bổ, khiến mọi người bực mình. Vậy thì chúng ta phải làm gì nào? Ta sẽ chỉ cho các ngươi.

Rồi Amban chấp tay lại và nói: "Hãy ngưng, hãy ngưng, Đừng nói. Chân lý tối thượng lắm khi còn không thể nghĩ đến. Bây giờ ta sẽ vẽ một vòng bằng ngón tay của ta lên trên bộ kinh, và thêm vào năm ngàn bộ kinh khác và Cửa Không của Duy Ma Cật (Vimalakirti) ở ngay đây!"

Nếu ai bảo các ngươi rằng lửa là ánh sáng,
Chẳng để ý đến làm gì.
Khi hai tên đạo chích gặp nhau, chúng chẳng cần giới thiệu:
Chúng nhận ra nhau ngay, không cần hỏi.

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

đa upagupta çš a di đà phật 30 寺院 募捐 vÃ Æ tự lực mới thực là tu chùa hang tram ngon nen lung linh dang len cha me tai Làng 抢罡 dao lich su thien tong nhat ban êm CÒn le hang thuan duoi goc nhin cua mot vi giao su su Nguy cơ bệnh tim mạch từ thức dan hoà bí quyết dạy con thông minh của người thiền BS Đỗ Hồng Ngọc nói về Ăn chay và xin hay buoc ra khoi vong tron te nhat cua cuoc giải nghi về nhân quả gợi sưởi ấm tâm hồn con Bớt Trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ tuà van dung tinh than thien tong thoi tran vao doi mà Šbach niet ban Ăn nhiều thịt làm tăng nguy cơ mắc huẠđể thành một phật tử Trà lể chùa vĩnh khánh chùa trăm gian Xíu mại khoai nhuc dau Pháp bai hoc tu chiec thuyen khong nguoi lai Mâm di san van hoa phat giao viet nam mang dam dau an pháp phat thảnh hoã æ Canh bí đỏ mát lành cho mùa hè mùa thi nhớ Bưởi 乾九 Dịch neu biet tram nam la huu han Ä Bí mật của tách trà nhung bai hoc vo ly tu lop da cap tu vi boi tà m và tà nh chui thé dao phat xÃƒÆ duong mot thoang nho que xua