Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận.

 

.


NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN

Viện Đại Học Vạn Hạnh xuất bản 1969

Chùa Khánh Anh, France tái xuất bản

 

Tác giả: KIMURA TAIKEN

Hán dịch: ÂU DƯƠNG HÃN TỒN

Việt dịch: THÍCH QUẢNG ĐỘ

--o0o-- 

MỤC LỤC 

Tựa

Biểu viết tắt

THIÊN THỨ NHẤT

ĐẠI CƯƠNG LUẬN 

 

CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP CHỈNH LÝ NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO VỚI PHƯƠNG CHÂM CỦA BỘ SÁCH NÀY …

 

1- Phương pháp chỉnh lý những tài liệu nghiên cứu

2- Vấn đề Nguyên Thủy Phật Giáo

3- Đặc biệt luận về phương pháp giải thích Giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy

 

 

CHƯƠNG II: PHẬT GIÁO VỚI THỜI THẾ

1- Một quan niệm khái quát về thời thế

2- Tư tưởng giới đương thời

A- Bà-La-Môn-Giáo

B- Các đoàn Sa-Môn

C- Tư tưởng Áo-Nghĩa-Thư

3- Đặc biệt về Chủ trương của các đoàn Sa-Môn

4- Địa vị và đặc trường của Nguyên Thủy Phật Giáo 

 

CHƯƠNG III: GIÁO LÝ ĐẠI CƯƠNG

(Lấy quan niệm làm trung tâm) 

1- Giáo pháp và phương pháp khảo sát của Phật 

2- Chủ nghĩa lấy Chính pháp làm trung tâm 

3- Ý nghĩa của Pháp 

4- Pháp tính 

5- Giáo pháp  

6- Pháp và người

 

THIÊN THỨ HAI 

THẾ GIỚI QUAN HIỆN THỰC

  (Luận về Khổ, Tập đế) 

 

CHƯƠNG I: NHÂN QUẢ QUAN VỀ NGUYÊN LÝ THẾ GIỚI

1-Thế giới quan đương thời

2-Nhân duyên Luận 

3-Sự phân loại nhân duyên 

4-So sánh với các thuyết của ngoại đạo

 

CHƯƠNG II: HỮU TÌNH LUẬN ĐẠI CƯƠNG 

1-Vô ngã luận 

2-Những yếu tố tổ chức thành Hữu Tình 

3-Động lực nhân thành lập Hữu Tình 

4-Bản chất của Hữu Tình 

5-Sinh mệnh quan đương thời với sinh mệnh quan Phật Giáo  

 

CHƯƠNG III: TÂM LÝ LUẬN 

1-Sinh mệnh với hoạt động tâm lý 

2-Cơ quan cảm giác 

3-Quá trình nhận thức 

4-Tác dụng nội tâm 

5-Tâm lý đặc thù 

 

CHƯƠNG IV: NGHIỆP VÀ LUÂN HỒI  

1-Ý nghĩa luân hồi quan trong Giáo Lý Phật Giáo

2-Nhận xét qua về sự tương tục sau khi chết 

3-Đặc biệt luận về bản chất của nghiệp 

4-Sự quan hệ của nhân cách giữa đời trước và đời sau 

5-Tính chất Nghiệp và Quả với thỏa đáng tính luân lý 

6- Các loại Hữu tình 

 

CHƯƠNG V: LUẬN VỀ MƯỜI HAI DUYÊN KHỞI 

1-Lời tựa 

2-Duyên khởi quan đương thời với Thập Nhị Nhân Duyên Quan 

3-Số mục của các chi duyên khởi 

4-Phương pháp giải thích thông thường về Mười hai duyên khởi 

5-Giải thích theo lập trường vãng quan 

6-Căn cứ vào sự trình bày trên đây để giải thích theo hoàn quan 

7-Manh nha giải thích phận đoạn sinh tử 

 

CHƯƠNG VI: LUẬN VỀ BẢN CHẤT TỒN TẠI 

1-Khuynh hướng thường thức 

2-Khuynh hướng quan niệm luận 

3-Khuynh hướng vô vũ trụ luận 

4-Khuynh hướng Hình Nhi Thượng Học Thực Tại Luận 

 

CHƯƠNG VII: CĂN CỨ VÀ SỰ PHÁN ĐOÁN GIÁ TRỊ CỦA SỰ TỒN TẠI 

1-Hết thảy là khổ 

2-Vô thường, Vô ngã: căn cứ của Khổ quan 

3-Thường Lạc Ngã Tịnh: căn cứ của Khổ quan 

4-Căn cứ của Tâm lý Thường Lạc Ngã Tịnh 

 

THIÊN THỨ BA 

 LÝ TƯỞNG LÀ SỰ THỰC HIỆN

(Luận về Diệt và Đạo đế)

 

CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT VỀ TU ĐẠO LUẬN 

1-Phương châm tu đạo căn bản 

2-Phương pháp tu đạo của đương thời và phương pháp tu đạo của Phật 

3-Không khổ, không vui

4-Tư cách tu đạo: Bốn giai cấp đều bình đẳng 

5-Phụ nữ với việc tu đạo 

6-Tại gia và Xuất gia 

 

CHƯƠNG II: KHÁI LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC 

A- Phương diện lý luận 

1-Ý nghĩa đạo đức đối với việc tu đạo 

2-Căn cứ sự tưởng lệ làm lành lánh dữ 

 

B- Phương diện thực tế 

3-Đạo đức gia đình 

4-Đạo đức xã hội 

5-Luận về chính trị 

a) Chính trị thực tế 

b) Chính trị lý tưởng

 

CHƯƠNG III: SỰ TU ĐẠO CỦA TÍN ĐỒ 

1-Sự tất yếu của một Tín Đồ 

2-Những điều kiện để thành Tín Đồ 

3-Cảnh giới của Tín Đồ 

 

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP TU DƯỠNG CỦA NGƯỜI XUẤT GIA  

A- Ý nghĩa xuất gia với tinh thần của những Đức mục Tu dưỡng 

1-Động cơ của sự xuất gia chân chính 

2-Xuất gia với động cơ không chân chính 

3-Tinh thần giới luật 

4-Những đức mục với tinh thần tu đạo 

B- Phương pháp tu đạo thực tế 

5-Trí, Tình , Ý với phương pháp tu dưỡng 

6- Đặc biệt luận về sự tu dưỡng Thiền Định 

 

CHƯƠNG V: TIẾN TRÌNH TU ĐẠO VỚI LA HÁN

1-Lỗi lầm và sự Sám hối 

2-Sự đắc Quả và bản chất của nó 

3-Năng lực của La Hán

 

CHƯƠNG VI:  NIẾT BÀN LUẬN 

1-Hai loại Niết Bàn 

2-Hữu dư Niết Bàn 

3-Đương thể của vô dư Niết Bàn 

4-Niết Bàn giới của Pháp tính tuyệt đối với những tư tưởng đời sau

  

TỰA 

Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo. Người ta không thể nào tưởng tượng được sự tồn tại của một cái cây mà không có gốc nhưng nếu chỉ có gốc không thôi thì cây ấy không còn sức sống; hoặc giả có gốc, có thân cây mà không có cành lá thì cây ấy cũng như cây trong mùa đông không khỏi gây cho người ta cái ấn tượng trơ trụi tiêu điều. Nếu phần gốc và thân cây giữ cho cái cây đứng vững, thì phần cành lá sum suê, xanh tốt là sự biểu dương cho cái sức sống mãnh liệt của toàn bộ cái cây; hơn nữa tàn cây tươi thắm tỏa ra che rợp khoảng không gian có đủ sức mang lại cho người lữ hành trên con đường dài mệt mỏi những phút giây êm mát, thoải mái giữa buổi trưa hè oi bức. 

Cái cây Phật Giáo cũng thế: cả ba phần Căn Bản, Tiểu Thừa, Đại Thừa có hợp lại, có biểu lí và bổ sung cho nhau thì mới là cái cây Phật giáo hoàn toàn. Sau khi đọc xong ba bộ sách Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận và Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Bác sĩ Kimura Taiken, chúng tôi đã có ý nghĩ như thế. Do đó theo thiển kiến, quan điểm của các nhà Đại Thừa (Bồ Tát) xưa đối với các nhà Tiểu Thừa (La Hán) cũng như những thành kiến của các nhà Tiểu Thừa đối với các nhà Đại Thừa đều là sai lầm. Chẳng hạn quan niệm của các nhà Đại Thừa thường cho các nhà Tiểu Thừa là hạng “tiêu nha bại chủng” (dứt hạt giống Phật), nghĩa là hạng người ích kỷ, chỉ biết tìm cầu giải thoát cho riêng mình, không lo “hoằng pháp lợi sinh” để tiếp nối cái tinh thần truyền đạo của Phật v.v.. là quan niệm rất sai lầm, hoàn toàn không đúng với sự thật lịch sử. Khi đọc lịch sử truyền bá Phật pháp, không ai biết đến trường hợp Phú-lâu-na (Punna). 

Ở Mạn tây Ấn Độ thuở xưa có một địa khu gọi là Du-lâu-na (Sunaparanta), Phật giáo chưa được truyền đến đây và dân bản xứ thì rất hung ác. Phú-lâu-na có ý định qua đó truyền giáo, bèn đến xin phép Phật để đi. Phật bảo: “Dân xứ Du-lâu-na dữ tợn, khó thuyết phục lắm, nếu ông đến đấy mà họ sỉ vả ông thì sao?”. Phú-lâu-na trả lời: “Con nghĩ rằng họ vẫn là những người hiền lành, vì họ đã không dùng gậy gộc đánh đập con”. 

- “Vậy nếu họ dùng gậy gộc đánh đập ông thì ông nghĩ sao?”. - “Con nghĩ họ vẫn là người lương thiện vì họ đã chẳng dùng dao búa chém giết con”. - “Thế lỡ họ dùng dao búa chém giết ông thì ông nghĩ sao?”. - “Con nghĩ là họ vẫn tốt và con phải cám ơn họ vì nhờ họ mà con xả bỏ được cái thân nhơ nhớp khổ đau này.” Biết được ý chí kiên quyết và dũng cảm ấy, Phật liền tán đồng và cho phép Phú-lâu-na đến truyền đạo tại xứ đó. Ai dám bảo thái độ ấy là thái độ “độc thiện kỳ thân”, là “tiêu nha bại chủng”?. Đây chỉ là một trường hợp điển hình trong vô số trường hợp khác mà ở đây chúng tôi không thể kể hết được. Hơn nữa, cứ nhìn vào tình hình Phật giáo Tiểu Thừa tại các nước như: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, v.v… Hiện nay ta cũng thấy rõ công đức truyền bá và duy trì Phật pháp của các nhà Tiểu Thừa như thế nào rồi, đặc biệt tấm gương sáng chói của Anagarika Dhammapala gần đây cũng chính là tiếp nối cái tinh thần truyền thống của những Puma và Mahinda từ nghìn xưa vậy. 

Trái lại, quan niệm của các nhà Tiểu Thừa thường cho rằng Đại Thừa là “Phi Phật thuyết” (Đại Thừa không phải phật nói ra ngụ ý là ngoại đạo), rồi tự mãn với lối sống truyền thống của mình, tự đóng kín, không chịu tìm hiểu các kinh điển của Đại Thừa thì quan niệm ấy nếu không là cố chấp thái quá thì cũng là hơi hẹp hòi. Nếu bảo Đại Thừa “Phi Phật thuyết” thì ngoài một bậc Đại giác “Cùng tận chúng sinh nghiệp tính” ra, ai có được những tư tưởng siêu việt như tư tưởng trong các kinh Đại Thừa? Rồi độc giả (nếu tôi hân hạnh có được) sẽ thấy, thế giới quan “trùng trùng duyên khởi” một kiến trúc vĩ đại, trong Hoa Nghiêm, thế giới quan “không” của Bát Nhã, tư tưởng “chư pháp thực tướng” trong Pháp Hoa, tư tưởng “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương, cho đến tư tưởng “Vô trụ niết bàn”, “phiền não tức Bồ Đề”, v.v… Tất cả những tư tưởng mông mênh, bao la và thăm thẳm ấy đều đã bắt nguồn từ tư tưởng của Phật Giáo nguyên thủy. 

Phật pháp chỉ có một vị, đó là vị giải thoát, nhưng phương pháp để đạt đến giải thoát thì có rất nhiều và phương pháp nào-dù là Đại Thừa  hay Tiểu thừa cũng đều nhằm đạt đến mục đích nhất vị kể trên. Chính vì muốn nhấn mạnh ở điểm đó nên chúng tôi đã cố gắng phiên dịch các cuốn Đại Thừa Phật giáo Tư tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật giáo Tư tưởng Luận và cuối cùng cuốn Nguyên Thủy Phật giáo Tư tưởng Luận này để cống hiến một ít tài liệu cho những vị nào hằng lưu tâm đến các vấn đề Phật giáo, nhất là thường thắc mắc đến những điểm dị đồng giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa. 

Chắc độc giả sẽ tự hỏi tại sao chúng tôi đã không bắt đầu dịch từ Nguyên Thủy, qua Tiểu Thừa, rồi đến Đại Thừa để cho người đọc dễ theo dõi quá trình diễn biến của Tư tưởng Phật giáo hơn mà lại dịch Đại Thừa trước thì có khác nào người đọc sách bắt đầu từ trang cuối cùng trở lên không? Đó chính là đều chúng tôi rất tiếc. Đôi khi chúng tôi có ý nghĩ rằng trong cái thế giới đảo điên này, nếu người ta bắt đầu mọi công việc từ cuối trước có lẽ lại hay hơn. Nhưng đây không phải là lý do trong trường hợp này, mà lý do là chúng tôi đã có được cuốn Đại Thừa trước hết, kế đó là cuốn Tiểu Thừa nhưng đến cuốn Nguyên Thủy này thì chúng tôi đã không thể nào kiếm được là vì nó đã được dịch và xuất bản lần đầu từ gần bốn mươi năm nay và từ đó theo chỗ chúng tôi biết vẫn chưa được in lại. Nhưng duyên may đã đến khi chúng tôi được Thượng Tọa Trí Quang cho biết là Thượng Tọa Thiện Siêu hiện có cuốn sách này, bởi thế một hôm, nhân Thượng Tọa Minh Châu có việc sắp đi Huế, chúng tôi đã bày tỏ niềm khao khát của chúng tôi với hy vọng được Thượng Tọa giúp đỡ bằng cách trực tiếp hỏi Thượng Tọa Thiện Siêu để mược giúp tôi thì chắc chắn sẽ được và Thượng Tọa Minh Châu đã hoan hỷ nhận lời. Thế là sau chuyến đi Huế ấy của Thượng Tọa Minh Châu, chúng tôi đã có được cuốn Nguyên Thủy Phật Giáo Tư tưởng Luận, một bảo vật mà chúng tôi hằng mong ước. Khi có được Nguyên Thủy thì chúng tôi cũng đã dịch gần hoàn thành cuốn Tiểu Thừa đó là lý do cắt nghĩa tại sao chúng tôi đã bắt đầu cuốn Đại Thừa trước. 

Nhân cơ hội này, chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi đối với quý Thượng Tọa Thiện Siêu, Minh Châu và Trí Quang đã giúp đỡ chúng tôi đạt thành ý nguyện. Chúng tôi đánh giá rất cao sự giúp đỡ đó và coi nó là một duyên may lớn cho chúng tôi. 

Sau hết, chúng tôi thành kính cầu mong các bậc cao minh sẽ phủ chính cho những lỗi lầm mà chúng tôi tin rằng có rất nhiều, để, nhờ đó, sau này, nếu có thể, cuốn sách sẽ được kiện toàn trong kỳ tái bản.

NGƯỜI DỊCH

 

BIỂU VIẾT TẮT

D.

Dighanikàya

Trường A-Hàm

M.

Majjhimanikàya

Trung A-Hàm

A.

Anguttaranikàya

Tăng nhất A-Hàm

S.

Samyuttanikàya

Tạp A-Hàm

Vin.T.

Vinaya Text

Chỉ chung cho luật văn

Milinda p,a.

Milinda Panha

 

Dh.pada

Dhammapada

 

Sutta n.

Sutta nipàta

 

 
 
---o0o---

 

Mục Lục
Thiên thứ nhất  | I  | II | III  
Thiên thứ hai |  I | II | III | IV | V | VI | VII
Thiên thứ ba | I |  II | III | IV| V | VI

---o0o---

Cùng một tác giả

 

Tiểu Thừa Phật Giáo-Tư Tưởng Luận
Đại Thừa Phật Giáo-Tư Tưởng Luận

---o0o---

Source: http://www.thuvienhoasen.org

Trình bày: Linh Thoại

Cập nhật: 01-12 -2003
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Húy chua phu dung Một thời để nhớ Pháp thanh chỉ Đã thần テス Ngừng テス canh noi Vì sao càng có tuổi cân nặng lại sốt sử người trẻ bị ngất coi chừng đột tuy hy TrÃƒÆ Người xưa tuổi cũ suy nghiệm về cái chết moi han cua khong tu chua thanh ha vuon sau roi le Nghĩa Ân sư niết tu hồi hướng theo kinh hoa nghiêm rãƒæ làm sao để xây dựng hạnh phúc gia Nuôi con bằng sữa mẹ vừa tốt vừa dạo ma và ngạ quỷ Chùa Linh Sơn háºnh Giao tiếp với người độc đoán ở ti Gạo lứt muối mè Ăn sao cho khoẻ nhập hiếu mỗi phan 3 ma đầu tiên trong dòng truyền thừa đại Sen Đừng làm vong nhân chờ xá tội y nghia ve viec doi bat vang lay chan kinh trong Æ tin tuc phat giao tan tác nỗi đau Con cá cô đơn báo xấu van lムChữa bệnh ngủ ngáy duc phat noi ve tiem nang cua con nguoi văn