.

 

Thực Tại và Chí Đạo

Phổ Nguyệt

---o0o---  

CHƯƠNG BA

CHÍ ÐẠO

 

I. THIÊT TÁNH GIÁC

Ðứng trên phương diện chân lý tối hậu, hay theo triết lý Duy Thức, thì tự tính tuyệt đối của sự vật đều có tánh không. Nhắc lại, tánh Hư Không, đức Phật giải thích: A Nan! Ngươi phải biết trong Tạng Như Lai, Tánh giác tức là thiệt hư không, Hư Không tức là Thiệt Tánh giác, thanh tịnh bản nhiên, đầy khắp thế giới... Vậy Thiệt Tánh giác hay Tự Tính Tuyệt Ðối được xét theo hai khía cạnh sau đây:

1.- Không Gian: Cái không gian dung chứa sự vật và sự vật chiếm cứ không gian là một.Nói gọn là sự vật và dung thể không của nó là một.Sắc không khác không, và không không khác sắc. Cái chân lý thì nó chính là nó, không có tự tính nào áp đặt lên nó, không thể dùng ngôn ngữ,công ước để cưỡng ép lên tánh chất của nó. Nó là nó không có gì ngoài nó. Nó là dung thể không của sự vật nên nó không vượt ra khỏi sự vật. Theo Tử Thư Tây Tạng gọi là chân lý tự nó trống rỗng và trần trụi như Hư Không vô biên và không có tỳ vết. Ðó cũng gọi là Chơn Không. Do đó Tánh giác là Thiệt Hư Không hay Hư Không là Thiệt Tánh giác. Tánh Giác là Chân Trí hay là cái dụng của Chơn Tâm. Vậy làm sao nắm bắt được Chơn Tâm? Phương pháp nào? Trong kinh Kim Cang, đức Phật dạy cách hàng phục vọng tâm :

-Ðộ tất cả chúng sanh vào vô dư niết bàn, mà không thấy chúng sanh nào được độ.

Ðộ: là làm cho giác ngộ, giải thoát mọi vọng tưởng giả lập để đạt thực tính.

Chúng Sanh: Tất cả các loài, sự và vật có tri giác hoặc không có tri giác; là những thực tại giả lâp hay tùy thuộc.

Vô Dư Niết Bàn: Niết bàn tuyệt đối hay tự tính tuyệt đối, là chơn không hay thiệt hư không.

Vậy câu trên có nghĩa là :Ðưa tất cả các các thực tại giả lập vào thực tại tuyệt đối mà không còn thấy các thực tại giả lập đó nữa. Vậy muốn hàng phục vọng tâm, hành giả nên trực nhận (tâm) thể không của sự vật và ngay đó lìa tướng giả lập.(Ly bốn tướng :Ngả, Nhơn, Chúng Sanh, Thọ giả ).

2.-Thời Gian: Ngay khi thể nhận thực tướng của sự vật liền lìa ngay tướng không của sự vật. Cho nên trong kinh Kim Cang, Phật bảo Tu Bồ Ðề cách thức an trụ tâm như sau : Khi chơn tâm được hiển bày (hàng phục được vọng tâm), thì phải gìn giữ chơn tâm bằng cách: Bồ Tát không có chỗ trụ mà bố thí, tức là không trụ vào Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp mà bố thí.

Trụ: là bám vào, dựa vào

Bố Thí: là ban bố, cho cái mình có, cái mình biết, xả bỏ. Muốn an trụ tâm Bồ Tát không bám vào tất cả chỗ mà phải xả bỏ xa lià chúng đi; nghĩa là không dựa vào các thực tại giả lập (Sắc, thinh,hương, vị, xúc,pháp) mà phải xả bỏ cái mình biết là giả lập đó.Phật đã chỉ rõ về thân tướng không. Nếu hành giả không nương tựa vào đâu mà xa lìa cái mình biết thì phước đức cũng như hư không. Cho nên thân tướng là thực tại giả lập (hay tự tính giả lập). Nơi nào có thân tướng là nơi đó còn có lường gạt (không thật). Nếu thấy được tính cách không tướng của các tướng tức là thấy được Như Lai. Ðó tức là nhận ngay thực tướng hay thể không của thân tướng. Mà muốn an trụ tâm thì phải vô sở trụ tức là không bám vào sắc, thinh... mà phải xả bỏ ngay khi mình biết sắc vì nếu trụ vào sắc một sát na thì sắc ấy không còn là thật nữa.Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Sắc tức thì biến thành không..., thời gian huyễn hóa sự vật. Chân Trí (hay Chân Tâm) được hiển lộ ngay nơi đối tượng hiện quán. Bồ Ðề Ðạt Ma nói, Hiện tại là bồ đề,vì không có quá khứ đầy đau khổ và không có tương lai để gây thêm tội lỗi; thì ngay bây giờ há không phải là bồ đề sao! Trong khoảnh khắc hiện tại, chân lý xuất hiện tại đó (không gian) và lúc đó (thời gian) mà thôi. Thực tướng được hiện bày ở trạng thái vô thời không, vì có thời gian chạy dài trong không gian thì mọi sự vật đều trở nên huyễn hóa. Vậy muốn đạt được giác ngộ hay chân tâm thì phải theo hai cách : Hàng phục tâm và An trụ tâm.Ðó là để đạt được chân lý tối hậu,là tự tính tuyệt đối, là chân tâm, là thiệt tánh giác hay là hư không vv... Nhân: Ưng vô sở trụ thì quả: Vô sở bất tại.

 

II.-VÀI THÍ DỤ VỀ SỰ GIẢI THÍCH TÁNH GIÁC

 1) Trong phẩm Văn Thù Sư Lợi thăm bịnh Duy Ma Cật;

.... Ngài Văn Thù Sư Lợi vào nhà ông Duy Ma Cật rồi, thấy trong nhà trống rỗng không có vật chi, chỉ có một mình ông nằm trên giường mà thôi. Khi ấy ông Duy Ma Cật chào rằng:

_Quí quá thay! Ngài Văn Thù Sư Lợi mới đến! Tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy.

Văn Thù Sư Lợi nói:

_Phải đấy, cư sĩ! Nếu đã đến thì không đến, nếu đã đi thì không đi. Vì sao? Ðến không từ đâu đến, đi không đi đến đâu, hể có thấy tức là không thấy. Thôi việc đó hãy để đó...

--Tướng không đến: Tướng đến từ A 1 đế A 2 theo thời gian huyễn hóa tướng rồi. Ngay lúc đến là khoảnh khắc hiện tại ta nhìn thấy cái đến lúc đó và tại đó (một điểm ở sát na). Nên cái thấy đến thật là ở điểm đến hiện tại đó mà thôi. Còn tướng đến từ A 1 đến A 2 (quá khứ), tướng ấy đã huyễn hóa rồi, không thật. Tánh giác (thấy) đó ở trong trạng thái vô thời không. Cũng như thế, tướng đi, đi đến đâu (tương lai), cũng không thật, chỉ thấy cái đi ngay ở khoảnh khắc hiện tại. Do đó Văn Thù Sư Lợi đáp : Ðã đến (quá khứ) thì cái đến không thật, đã đi thì cái đi không thật, đã thấy thì cái thấy không thật. Vì đến không từ đâu đến (không xác định), đi thì không đi đến đâu (không xác định), còn có thấy thì không còn thật thấy đối tượng đó nữa, Sắc tức thị không.

2). Cũng trong Duy Ma Cật, Phật dạy Bảo Tích:

_Bảo Tích, ông nên biết, Trực Tâm là Tịnh Ðộ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh không dua vạy, sanh sang nước đó. Thâm Tâm là Tịnh Ðộ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh đầy đủ công đức sanh sang nước đó. Bồ Ðề Tâm là Tịnh Ðộ của Bồ Tát, khi chúng sanh thành Phật, chúng sanh có tâm đại thừa sanh sang nước đó ...

--Trực Tâm là tâm chơn thật, không dua dối, tâm chánh niệm chơn như. Tâm trực nhận ngay thực tướng của sự vật,là thiệt tánh giác. Ngay trong khoảnh khắc hiện tại, tâm không hư dối ấy,là tâm chánh niệm chơn như là lối thắp sáng hiện hữu. Nếu cái hiện hữu được cao thâm bền chắc, nhóm góp gieo trồng không dứt mất tất cả công đức tích lũy, thì kết quả đạt được thâm tâm. Trong thời gian miên mật thắp sáng hiện hữu ấy, đến một ngày kia, sự gieo trồng của Trực Tâm và bền vững của Thâm Tâm, thì đạo quả là Bồ Ðề Tâm,Chánh Giác.

3).- Truyện nàng Bhađda ở phần trước:

Ba câu hỏi của nàng Bhađda luận tranh với Ngài Xá Lợi Phất.

Câu hỏi 2: Tôi đang nói chuyện với ai đây?

Trả lời: Người ta gọi bần đạo là Xá Lợi Phất. Hãy nghe cho kỹ đây! Giáo pháp của đức Thế Tôn Sư rọi cái rỗng không của các pháp, dẫu Tâm hay Vật, làm cho vô tự tính mọi thực tại tính, làm cho vô ngã tính mọi hữu tồn, dầu là Atman, Brahman hay Ðại Ngã. Hãy nghe đây!

Giáo lý ấy không trườn uốn như con lươn, không chẻ sợi tóc ra làm tư, không kẹt trên ngôn từ rằng đây là thường rằng kia là đoạn, giáo lý ấy dành cho người tu chứng, kẻ có trí nghe ắt hiểu. Hãy nghe cho kỹ đây! Không những là Xá Lợi Phất, cái tên gọi giả danh nhằm chỉ vào cái thực, nhưng mọi cái thực ấy, dẫu là sắc thọ tưởng hành thức phải được nhìn cho rõ ràng bằng trí tuệ như thực, như chơn, là nó không phải là ta, không phải của ta, không phải tự ngả của ta. Này nàng Bhađda! Câu hỏi của nàng thuộc lý luận rỗng không phù phiếm, câu trả lời của bần đạo đã đặt chúng trên thực tế,chánh đạo, hãy nghe và thọ trì.

**-- Câu hỏi về Ngã nầy được Ngài Xá Lợi Phất giải nghĩa rất rõ ràng. Xá Lợi Phất là một thực tại giả lập, ngay trong nó có cái thực. Thực tướng của thân ngũ uẩn là không.Sắc không khác không.... Thể không của thân ngũ uẩn là thực tướng của nó.

- Câu hỏi 3: Này ông Sa Môn! Câu trả lời của ông chẳng phải xa lạ gì. Ta đã từng nghe những con vẹt cững đã hót lên như thế, chỉ có điều ông tự tin và vững chãi hơn, do ông có cái thực ở nơi sự tu chứng của mình. Hãy nghe đây! Bây giờ ta sẽ hỏi ngay chính nơi cái thực ấy. Hy vọng rằng ông không trườn uốn như kiểu là không phải ta không phải của ta! Hy vọng rằng ông trả lời khác, giản dị và uyên áo hơn. Hãy nghe đây! Cái thực ấy còn định luật nhân quả chi phối hay không? Còn định luật chi phối? Hãy trả lời ngay đi. Hãy trả lời đừng hủy hoại ngôn ngữ, như dao chém nước.

 Xá Lợi Phất:

-Này nàng Bhađda! Nếu cái thực ấy mà còn định luật nhân quả chi phối thì cái thực ấy chỉ là khổ đau, nhiệt não, tử sanh. Nếu cái thực ấy không còn định luật nhân quả chi phối thì đồng nghĩa với hư vô, cái không thực hữu, cái vô tự tính, cái ngoang không niết bàn.

Này nàng Bhadda, hãy nghe đây! Ðây là cái dao chém nước như nàng muốn. Cái thực ấy là cái sáng suốt, mặt trời đại huệ. Cái thấy từ Tâm, Trí, tư tưởng Trí mà có, từ tuệ, tuệ minh ấy nó có trong tâm của bậc giác ngộ, bậc A La Hán,kẻ đã đoạn tận lậu, hoặc giải thoát khổ đau và phiền não, này nàng Bhađda cứ thế mà thọ trì!

**- Câu nầy Xá Lợi Phất giải minh hai loại thực tại. Thực tại tương đối là thực tại giả lập hay tùy thuộc như khổ đau, nhiệt não, sanh tử v.v...đều phải bị định luật nhân quả chi phối. Còn thực tại tuyệt đối, không sanh không diệt, tự nó đầy đủ,không có gì áp đặt lên nó như hư không, vô tự tính v.v..., nên nó không bị định luật nhân quả chi phối. Thực tại tuyệt đối cũng là thiệt tánh giác (tuệ minh). Cho nên, đối với các bậc giác ngộ, bậc A La Hán, hoặc những kẻ đã giải thoát khổ đau và phiền não, hoặc kẻ có trí, thì trong tâm họ có cái sáng suốt, cái tuệ minh, cái thực tại tuyệt đối, mà cái thực tại tuyệt đối nầy không bị định luật nhân quả chi phối.

--Ta Bà Ni chợt thét lên như con thú bị tử thương: chưa thể thọ trì được! Ta chưa chấp nhận điều ấy, ông Sa Môn đại ngôn kia. Hãy nghe đây! Ðây không phải là câu hỏi thứ tư mà đây chỉ là phản vấn. Ông nói rằng có cái tuệ minh, xin lỗi tôi có lầm chăng, một cái tuệ minh? Vậy thì giáo lý vô ngã, vô tự tính của đức Thế Tôn Sư của ông sẽ không còn chỗ đứng, bất khả lập, bất khả thuyết và nó đã mâu thuẫn từ tiền căn? Vậy phải trả lời làm sao cho kẻ học nữ Ta Bà khổ hạnh nầy: một giáo lý thường kiến vậy kia?

--Hãy bình tĩnh! Hãy bình tĩnh! Này nàng Bhađda đừng tự buộc mình vào những thằng thúc! Ðừng bị bịt mắt trước ngọn đèn sáng suốt tự tâm. Hãy nghe đây! Cho bần đạo hỏi một câu, với một câu thôi nàng sẽ tự giải quyết cho chính mình. Câu hỏi như thế này: Cáng của ngọn đèn trước mắt nó thường hay đoạn?

--Chẳng phải thường--Nàng nghĩ--Thường sao được khi nó sinh diệt từng giây từng khắc! Chẳng phải đoạn, đoạn sao được khi nó đang hiện hữu!

 Thấy nàng Bhađda im lặng, tôn giả Xá Lợi Phất tung câu hỏi thứ hai:

--Này nàng Bhađda! Thuở nàng 5 tuổi, nàng thấy một bông hoa. Thuở nàng 30 tuổi nàng thấy một bông hoa. Nàng có thay đổi dẫu cái hoa có khác, quan niệm đẹp xấu có khác, nhưng cái thấy của nàng có thay đổi không?

--Không thể thay đổi, thưa tôn giả.

--Nó chẳng phải thường không?

***- Câu nầy tả tánh thấy và cái bị thấy. Tánh thấy thường hằng bất biến, đó là năng tri. Cái bị thấy hay đối tượng là những thực tại giả lập, hay thay đổi, vô thường tức là cái sở tri.

--Câu hỏi 4: Ta muốn hiểu cái sở tri về bậc A La Hán ở nhiều phương diện khác nhau. Vị ấy làm thế nào bước ra khỏi giòng bộc lưu sanh tử đang xiết chảy?

--Bước tới là lăn trôi. Dừng lại là chìm đắm. Bậc A La Hán không bước tới, không dừng lại, vị ấy ra khỏi giòng bộc lưu sanh tử! Này nàng Bhađda, cái đáp số ấy thậm thâm vi diệu, vi tế, vượt ngữ ngôn vượt suy luận, dành cho kẻ trí, kẻ thâm đại pháp, dành cho kẻ tu chứng. Có lên đường ai ăn mới biết no, chứ không để cho nàng --kẻ ngoại giáo, kẻ đứng ngoài cuộc, kẻ với tri thức thuần túy --muốn dùng cái hiểu biết nông cạn, cái tự ngã kiêu căng và đa dục của mình, để nắm bắt cái siêu việt không thời gian, cái bất tử, cái chân phúc, cái niết bàn vô dục và tịch tịnh. Này nàng Bhađda! Nàng có đủ kham nhẫn tịch lặng để lắng nghe những lời như vậy không?...

****-Câu thứ tư nầy diễn tả rất thâm diệu về thiệt tánh giác trong hai giai đoạn, hàng phục vọng tâm và an trụ tâm.

Hỏi: Làm thế nào ra khỏi giòng bộc lưu sanh tử đang xiết chảy?

Trả lời: Bước tới là lăn trôi. Dừng lại là chìm đắm; cho nên, không bước tới, không dừng lại ra khỏi giòng bộc lưu sanh tử đang chảy xiết.

*-Bước tới: tiến về phía trước mặt : tương lai, khoảng không gian phía trước.

Bước tới là lăn trôi theo thời gian huyễn hóa, hay lăn trôi theo trần cảnh giả lập. Bước tới là lăn trôi theo sự vật huyễn hóa, nhân duyên chằng chịt, sanh tử luân hồi khổ đau phiền não.

Không bước tới là giai đoạn đầu của nhận thức đúng đối tượng giả lập và không chạy theo những ảo tưởng tức là giải thoát được khổ đau và phiền não (phủ định những sự vật giả lập). Không bước tới là tri thức đúng được thực tại giả lập, đó là sự hiểu biết suông. Trong giai đoạn nầy chỉ thấy mọi sự giả vọng là không thật mà tránh nó đi, thì trạng thái tâm lúc bấy giờ thanh thản, không còn bận bịu, dính dáng gì đến phiền não khổ đau.Tuy nhiên, tri cũng chưa đủ mà cần phải hành.Trước tiên,khai mở đường đi đến thế giới chơn thật, thấy được con đường rồi tức là giai đoạn khai thị của tri thức. Ðến giai đoạn hành, thì phải ngộ nhập như phải đi thì mới đến, ai ăn mới no. Tri thức đúng thực tạigiả lập và phải thể nhập thực tướng của thực tại giả lập đó, là hai giai đoạn giác ngộ niết bàn tuyệt đối. Ðó là trực nhận ngay thể không của sự vật. Sắc không khác không, Ðưa tất cả thực tại giả lập vào thực tại tuyệt đối mà không còn thấy thực tại giả lập đó nữa.

* Dừng lại: Chận giòng thời gian phía sau lưng, là quá khứ. Dừng lại là trụ vào cái thực tại giả lập (quá khứ) mà chìm đắm trong vọng tưởng triền miên, trong sanh tử luân hồi của giòng sống đang xiết chảy theo thời gian không ngừng. Không dừng lại là không trụ vào quá khứ cũng như không trụ vào tất cả các chỗ, vào các thực tại giả lập mà phải xa lìa bốn tướng (Ngả tướng, Nhơn tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng). Không bước tới và không dừng lại là vượt ra khỏi giòng bộc lưu sanh tử.

Tương lai hay quá khứ không thể nắm bắt, bất khả đắc. Cho nên không nghĩ đến tương lai mà lăn trôi theo ảo giác, mà cũng không hồi tưởng quá khứ hay trụ vào vọng tưởng hoặc là thực tại giả lập mà phải xa lìa bốn tướng. Vô thời không là thể trạng của một sát na hiện tiền, một khoảnh khắc hiện tại, thắp sáng được cái hiện hữu ấy cũng là khai mở con đường đi đến chân nguyên. Do đó, khi chúng ta không bước tới là dứt bặt nhân duyên sanh diệt, và không dừng lại là không trụ vào cái giả lập, thì ngay đó vượt qua thời không rồi. Ngay lúc nắm bắt được cái vô thời không là giác ngộ niết bàn tuyệt đối, cũng là lúc ra khỏi giòng bộc lưu sanh tử đang chảy xiết. Thực vậy, người có đi ắt có đến, người có ăn ắt có no, chớ tri thức thuần túy chỉ là hí luận mà thôi.

 

III.- PHƯƠNG TIỆN BIỆN MINH CHO CỨU CÁNH

 

 A.-Pháp Phương Tiện 

1). Thiền Nguyên Thủy: Có nhiều cách tu, đại để đều căn cứ trên hình thức hiện có của thân căn, trần cảnh và tâm thức. Như Pháp Thiền tùy bịnh đối trị, người nặng bịnh tham dục dùng Quán thân bất tịnh đối trị, người nặng bịnh sân hận dùng Quán Từ Bi đối trị, người nhiều ngu si dùng Quán nhân duyên đối trị, người nhiều loạn tưởng dùng Quán sổ tức đối trị, người nhiều tham sân si đồng nhau dùng pháp Quán Phật Tam Muội đối trị. Ðó là y cứ tâm bịnh dùng pháp Tu Quán để đối trị. Hoặc lối Quán Tứ Ðại,quán Ðất, Quán Nước,, Quán Gió, Quán Lửa, từ một đốm nhỏ cho đến trùm cả hư không. Hoặc lối Quán Màu Sắc, màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu đỏ, cũng từ một đốm nhỏ cho đến trùm cả hư không. Hoặc trụ tâm vào một điểm trên đầu cây hương hay một vòng nhỏ trên vách cho đến nó phát quang. Hoặc dùng chánh quán Tứ niệm xứ, quán Tứ đế, quán mười hai nhân duyên v.v... Ðến kết quả được tứ thiền, bất định và tiến lên tứ gia hạnh, thành tựu trí quả Thanh Văn. Bởi pháp Thiền nầy cuộc hạn trên hình thức và tu chứng từng thứ bậc, nên khác Thiền Tông.(Tự Gia Bảo, tr390)

* Các loại thiền của Nguyên Thủy, dùng trí phân tích, hoặc tưởng tượng, phần nhiều là những thực tại giả lập. Dầu sao khi chú tâm vào việc quán các thực tại giả lập ấy, thì các vọng tưởng khác khó len lõi vào tâm thức. Cho nên hành giả cũng đạt được một số kết quả khả quan tương ứng với phương tiện thực hiện.

2). Quán Âm Thanh và Ánh Sáng.- Dùng phương tiện âm thanh và ánh sáng trong nội thân để quán.Trong kinh Lăng Nghiêm, chủ đích Phật muốn chỉ cho hội chúng biết mọi người đều có tánh giác trong sáng, gọi là tánh giác diệu minh hay Như lai Tạng hoặc Chơn tâm... Sáu căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng là gốc giải thoát. Trong cái thấy biết (của sáu căn), chạy theo phân biệt là gốc vô minh, trong cái thấy vô phân biệt là niết bàn.Ðó là con đường trở về Tánh Giác. Trong sáu căn, ở đây đặt nặng tánh nghe nhiều hơn. Cho nên trong phần chọn lựa để tu, Ngài Văn Thù có đoạn nói:

Ðại chúng và A Nan! Bảo các ông xoay cơ quan nghe, trở lại nghe cái tánh nghe, là thành đạo Vô Thượng Niết bàn của chư Phật nhiều như số vi trần. Chư Phật đời quá khứ cũng từ cửa này thành tựu. Chư Bồ Tát hiện tại đều vào viên minh và những người tu học đời vị lai cũng y pháp như thế!

Phật và Bồ Tát đều xác nhận Nghe laị tánh nghe của mình là con đường vào cửa Niết Bàn. Ðây là lối tu trở về tánh giác. (Tự Gia Bảo, tr362)

*Thật sự qua cái nhìn của chân lý tuyệt đối, lúc đầu Phật dùng cái thấy (năng tri) qua nhãn thức để nói là chơn tâm, nhưng sau Ngài xác nhận rằng cái thấy không phải là chân tâm vì cái thấy do cảm quan nhận thức, nên đối tượng mà giác quan nhận thức là thực tại giả lập mà thôi. Nên Phật và Bồ Tát xác nhận lại trong tánh nghe Nghe lại tánh nghe của mình hay Thấy lại tánh thấy của mình. Ðó là phương pháp trực nhận thực thể qua tánh thấy hay tánh nghe.Trong sự sống thường nhật hay trong lúc ngồi thiền, hành giả không trụ vào ánh sáng hay âm thanh ở nội thân khi mình quán. Ở giai đoạn đầu : Thấy có ánh sáng, thấy không có ánh sáng. Nghe có âm thanh, nghe không có âm thanh.Tánh thấy, tánh nghe (năng tri) thì thường hằng; cònánh sáng và âm thanh (sở tri) thì vô thường biến đổi. Cái năng tri là tướng giác của của chủ khách đối đãi căn trần thức, nên tướng giác ấy không phải chơn tâm. Giai đoạn hai: khi có ánh sáng, ta biết (thấy) có ánh sáng, khi không có ánh sáng thì biết (thấy) không có ánh sáng. Tánh nghe cũng thực hiện tương tự, Nghe lại tánh nghe của mình,tức là khi có tiếng,biết (nghe) có tiếng; khi không tiếng, biết (nghe) không có tiếng.--Biết đó là thiệt tánh giác. Một trong sáu căn cũng là cửa để vào đường nhận thức chơn tâm. Dù thể hiện được tánh giác, pháp quán âm và ánh sáng cũng dùng phương tiện cố định ở nội thân, do đó tánh giác đó không được toàn vẹn, vì còn trụ vào một đối tượng để quán thì tâm chưa an trụ hoàn toàn.Cho nên pháp nầy có thành tựu giới hạn và có thể đến những cảnh giới do phương tiện vay mượn, nên còn chướng ngại của nghiệp thức. đúng ra Nghe lại tánh nghe của mình, Thấy lại tánh thấy của mình, phải ưng vô sở trụ. Không trụ vào lục trần mà bố thí (Kim Cang) mới là hoàn toàn hàng phục vọng tâm và an trụ tâm để đạt thiệt tánh gíác hay chơn tâm mà chứng an lạc giải thoát, tịch tịnh, diệu thường.

3).-Niệm Phật: Dùng pháp niệm Phật làm diệu dược để trị lành mọi chứng bịnh loạn tưởng, khi bịnh lành thuốc cũng bỏ. Tức là niệm Phật đến chỗ vô niệm, chỉ còn nhứt tâm chơn như. Niệm Phật đến chỗ vô niệm thì thấy tự tánh Di Ðà, bản tâm là Tịnh Ðộ, hiện bày trước mắt. Tự tánh của mình xưa nay hằng giác, nên nói: Vô lượng quang. Tự tánh chưa từng sanh diệt, thoát ngoài vòng thời gian, nên nói vô lượng thọ. Bản tâm mình xưa nay thanh tịnh, do vọng tưởng dấy động nên bị nhiễm ô, theo nghiệp dẫn đi trong lục đạo, vọng tưởng lắng sạch chỉ còn một tâm thanh tịnh là tịnh độ, cho nên nói Tâm tịnh thì độ tịnh. Chuyên trì niệm Phật không có niệm nào khác chen vào; mượn một niệm dẹp tất cả các niệm. Duy giữ một niệm niệm Phật, đi đứng nằm ngồi liên tục không gián đoạn, đến đâu là nhứt niệm. Nương niệm nầy cầu vãng sanh về cõi Phật Di Ðà chắc chắn sẽ mãn nguyện. (Tự Gia Bảo, tr 55)

*-Pháp niệm Phật nếu được nhất tâm, tất cả sẽ vãng sanh về cõi Di Ðà, tuy nhiên cách niệm Phật chỉ là để tránh mọi vọng tưởng củ nổi dậy và vọng tưởng mới phát sanh, mà chưa thể nắm bắt được chơn tâm. Nếu hành giả hằng sống với thế giới không có vọng tưởng, thì sẽ sanh vào thế giới an lạc như cõi Phật Di Ðà, dù chưa đến cõi hoàn toàn giác ngộ,niết bàn tuyệt đối.

4).- Niệm Chú: Theo Mật Giáo Thậm Thâm Nội Nghĩa,

--Mật Tông chủ trương hoàn toàn phù hợp với giáo lý tương tức, tương nhập của cả thân và tâm. Phương pháp tu tập của Mật Tông sử dụng những nghi lễ; những nghi lễ đó sử dụng cả thân và tâm một cách đồng đều; những kỹ thuật thiền quán của Mật tông không bắt buộc hành giả phải thu thúc hoặc cô lập cái tâm, để nó khỏi dính mắt với các đối tượng của thân căn như ở Hoa Nghiêm Tôn; và Tông nầy tìm kiếm sự Giác Ngộ đồng thời nơi cả hai phần tâm linh và thể xác, để đạt được Tức Thân Thành Phật, bằng vào sự giác ngộ trực tiếp giáo lý vô nhị nơi thân, khẩu và ý của một chúng sanh với Tam Mật của đức Như Lai. (tr 109)

--Tam Mật có thể trình bày cặn kẻ như sau:

Tay kiết ấn, miệng đọc thần chú, và ý trụ nơi quán tưởng, dùng trong các nghi lễ của Mật tông gọi chung là Phương tiện của Tam Mật. Phương tiện Tam Mật là ba hình thức của nghi lễ được đức Ðại Nhật Như Lai tuyên thuyết và ghi chép nơi kinh văn của Mật Tông, để trợ giúp cho chúng sanh, còn trong phiền não trói buộc, có thể đạt được sự giác ngộ.

Chư Phật Thế Tôn thấy rõ ràng tất cả những hoạt động của vật chất, âm thanh và tinh thần đều là Tam Mật của Pháp Thân của đức Ðại Nhựt Như Lai: Tất cả hoạt động của thân đều là Thân Mật của đức Ðại Nhựt Như Lai, tất cả những âm thanh, và lời nói đều là Ngữ mật của đức Ðại Nhựt Như Lai, và tất cả những ý tưởng và những hoạt động thuộc phần tinh thần của chúng sanh trong vũ trụ đều là phương diện của Ý Mật.

Tuy nhiên, chúng sanh không khám phá ra sự đồng nhứt bất nhị nơi Tam Mật của đức Như Lai và những hoạt động của thân, khẩu, ý hàng ngày của mình, vì vậy đức Ðại Bi Thế Tôn mới lập ra Tam Mật Môn làm phương tiện để chúng sanh thể nhận chân lý tương ưng vô nhị. Những hoạt động nầy là những phương tiện mà ở trong đó bổn nguyện của chúng sanh và Tam Mật Du Già của đức Như Lai hiệp với nhau làm một. Những hoạt động nầy liên kết chúng sanh với đức Phật.

Chúng sanh nhìn mọi sự vật với sự phân biệt, chấp trước, phân chia phương tiện của Tam Mật (đó là Tam Mật hữu tướng), và Tam Mật của Pháp Thân (đó là Tam Mật vô tướng), và cho rằng Tam Mật hữu tướng chính là cái bị sanh và Tam Mật vô tướng là cái vô sanh. Chư Phật thế Tôn thấy rằng Tam Mật hữu tướng và Tam Mật vô tướng là vô nhị: chúng nó không sanh mà sanh. (tr 130,131)

--Mục đích của các nghi lễ quán tưởng của Mật Tông là môt sự hiệp nhứt hình tướng có thể nhận được của biểu tượng và thực tướng của chính nó. Mục đích đó không nhằm vào việc cắt đứt sự huyễn hóa của sự vật mà chính là để khám phá ra cái thật, nhưng phải thấy hiện tượng giới đồng thời chính là sự hiện hữu, hay chẳng phải hiện hữu, cũng chẳng phải vừa hiện hữu vừa chẳng phải hiện hữu. Trong sự ngộ nhập nầy, hành giả không nắm bắt hiện hữu cũng chẳng nắm bắt vô hiện hữu. Ðây là chỗ mà Tổ sư Thiện Vô Úy gọi là Khảo sát sự huyễn hóa không thể nghĩ bàn.

Một lần nữa xin lập lại mục đích chính của việc tu tập không phải đơn thuần ở chỗ là thấy Pháp Thân là nền tảng cho thân huyễn hóa của biểu tượng, hoặc thấy cái thật bằng cách cắt đứt mọi giả dối, nhưng phải thấy được sự huyễn hóa không thể nghĩ bàn, trong đó Pháp Thân và Thân huyễn hóa thì đồng nhất vô nhị. (tr155,156)

*-Cách tu Mật Tông như thế là phải thấy được Thân huyễn hóa không thể nghĩ bàn tức là trong thân huyễn hóa không thể nghĩ bàn gồm có thân huyễn hóa và pháp thân đồng nhứt. Vậy thì thân huyễn hóa không thể nghĩ bàn chỉ là sự vật tương dung an lập, nghĩa là trong sự cấu tạo sự vật, các tế bào trong sự vật đều dung nhiếp nhau mà an lập. Vì thế thân huyễn hóa không thể nghĩ bàn (thân ngũ uẩn: vật chất và tinh thần) cũng sẽ huyễn hóa giả vọng, cho dù dùng thân khẩu ý để tập trung cao độ đến đâu. Thân huyễn hóa vẫn là huyễn hóa, có điều là là chỉ tập trung vào một biểu tượng (thần chú) đặt ra,thì nó dẹp hết mọi vọng tưởng khác do nghiệp lực dẫn, cho nên nó có năng lực công ước hay ngôn ngữ (thần chú, phương tiện) rất cao tạo nên những thế giới biến hóa không thể nghĩ bàn, tức là thế giới của chư Phật mà hành giả được gia trì.

*--Tức thân thành Phật thì không hợp lý bằng Từ thân thành Phật vì Phật là sự sáng suốt, Tánh Giác không sanh không diệt, còn thân thì có sanh diệt. Ðã biết thân huyễn hóa và Pháp thân là một, tại sao ta không chọn từ thân huyễn hoá mà nắm bắt cái vô sanh, pháp thân hay thân hư không để sống đời vĩnh hằng thay vì đeo thêm cái thân giả hợp nầy để rồi có ngày nó cũng sẽ tử vong. Ta không cắt đứt thân huyễn hóa mà từ nó mà ta tri thức đúng thực tướng của nó. Ðó mới là giác ngộ, là vượt khỏi luân hồi và sanh diệt. Thí dụ, một ly nước,nó là hỗn hợp oxy và hydrô, cũng như thân huyễn hóa không thể nghĩ bàn gồm có thân huyễn hóa và pháp thân. Ta cố gắng hết sức tập trung để loại bỏ tất cả tạp chất khác, và chỉ còn nó chính là nó dù phân chia ra thành phân tử đi nữa, cũng chỉ là nước với các hợp chất trong nó. Cũng thế, thân huyễn hoá không thể nghĩ bàn dù dùng thân khẩu ý miên mật bít kín các vọng tưởng, thì cũng còn cái thân huyễn hoá sanh diệt đeo theo mà thôi. Chỉ khi nào, từ nước ta lấy ra oxy để xài thì mới hữu ích. Cũng thế, từ thân huyễn hóa không thể nghĩ bàn, ta nắm bắt được thực tướng của nó tức là thân hư không hay pháp thân, mới thật sự là giác ngộ niết bàn. Chỉ có chơn tâm, hay chơn trí hay tánh giác mới có khả năng chuyển thức vào cái siêu việt Thời Không hay Niết Bàn Tuyệt Ðối.

*-Tính cách Vô Nhị (không hai) là Thể Không của Pháp Thân Như Lai và Thể Không của Tánh Giác (của thân huyễn hóa) là một; cho nên Thể Không của Thân Ngũ Uẩn mới hợp nhứt được với Thể Không Của Pháp Thân Phật. Chớ Thân huyễn hóa của chúng sanh làm sao hợp nhứt với Pháp Thân Phật được. Pháp thân Phật không thấy được, chỉ thấy thân chúng sanh mà thôi. Cái thấy được và cái không thấy làm sao hòa hợp.

*-- Nói về Lý hợp nhứt, theo lý sự cũng không hợp, có thể tưởng tượng (vọng tưởng). Nói về Nghĩa lý, chỉ là giải thích một cách sai lầm, giả tưởng, khi dùng tam nghiệp của thân huyễn hóa hiệp nhứt với Tam Mật của đức Như Lai.

Tam mật là ba cái không thể nắm bắt bằng giác quan. Tam Mật của Thân Khẩu Ý là ba thể Không của chúng. Thể Không của Chúng mới hòa nhập được thể Không (Tam Mât) của đức Như Lai. Ðã mật thì không tướng, mà nói hữu tướng thì không có mật. Thể không hợp nhứt với thể không mới logic, còn thể chất hợp với thể không thì rất xa luận lý.

*--Chư Pháp Tương Tức Tự Tại (kinh Hoa Nghiêm) là do đồng thể, tức là có cùng một gốc, nên các pháp nầy tức là pháp kia, không sai khác vì tự tại.Thể không của tánh giác và thể không của sự vật là một (không khác).Thể không của thân huyễn hóa đồng nhứt với Pháp thân Phật, chớ không phải thân huyễn hóa đồng nhứt với pháp thân của Như Lai.

*--Còn Năng Sở Viên Minh Cụ Ðức, (kinh Hoa Nghiêm) là song vong Năng Sở, vượt qua ta và người, siêu việt chủ khách, viên minh tức là tròn sáng đầy đủ công đức.

Dùng thân khẩu ý là căn, thần chú là trần (đối tượng). Cái biết (do ý thức chủ tri), đó là năng tri và thần chú là sở tri, thì còn đối đãi chủ khách. Từ cái tương đối của thân khẩu ý mà hợp nhứt cái tuyệt đối của Pháp Thân Phật e không thể nghĩ bàn! (không thể tưởng tượng được)

Thực ra tu Mật Tông, dùng trí Bát Nhã Cứu Cánh để áp dụng thực hành thì thành quả sẽ cao hơn. Dù vậy, thần chú là một thực tại giả lập do chủ thể sắp đặt, chứ không phải vọng tưởng do nghiệp lực dẩn. Vì thế mà thân huyễn hóa không thể nghĩ bàn được tập trung nghị lực và tinh thần chuyên nhứt vào chính nó, nên nó quét sạch hết mọi vọng tưởng khác để dành lấy ưu thế cho một thế giới Tịnh Ðộ của chư Phật như cứu cánh của pháp tu: Thế giới của đức Ðại Nhựt Như Lai,là thế giới hoàn toàn sáng suốt, an lạc và vô lượng quang.

5).- Khán Công Án Hay Thoại Ðầu: Công Án có nhiều thứ, hoặc chữ Vô, hoặcVạn pháp, hoặc núi Tu Di... hoặc tham cứu niệm Phật (hay trì niệm Dalani) tùy theo sở thích mà giữ lấy công án, hẹn cho đến khi ngộ mới thôi. Lời xưa có nói: Mười phần tin là mười phần nghi, mười phần nghi là mười phần ngộ. Hãy rữa sạch cái tâm chứa đầy sở kiến, sở văn, biết lầm, hiểu bậy lời lạ, tiếng hay, đạo Thiền, Pháp Phật, cống cao ngã mạn...(Tất cả đều là vọng niệm, còn chấp ngã và chấp pháp), chỉ chuyên tâm vào công án. Ðừng phân biệt đêm ngày, giữ tâm chuyên nhứt cho đến chẳng bận Ðông Tây Nam Bắc. Phải giống như người chết mà còn thở. Tâm theo cảnh mà hóa, đụng đến là biết ngay. Ý niệm thôi khởi phát, tâm thức bặt đường đi. Rồi hốt nhiên đập vỡ óc não, từ đãy nhận ra rằng nguyên lai Ðạo vốn có trong mình.(Ngộ Phật Tánh)

Hãy bỏ những gì thấy nghe, hay biết (kiến văn, giác tri) mà thấy những gì trong chính mình.Do kiến, văn, giác, tri mà chúng ta bước vào Ðạo, mà cũng do kiến, văn, giác, tri mà chúng ta cũng không bước vào Ðạo được, vì chúng là một trở ngại lớn lao làm chúng ta mù mắt, đi lang thang mãi trong bóng tối.Chúng ta hãy vứt bỏ chúng, bắt chúng đứng yên, đi đứng nằm ngồi, yên lặng hay nói năng hãy giữ tâm mình như sợi dây căng thẳng, đừng để chúng vượt ra khỏi vòng câu thúc của mình.

Có ba yếu tố cần thiết trong việc tu tập Công Án : Tin lớn, Chí lớn, Nghi lớn. Ðừng bao giờ xao lãng tìm hiểu chữ vô của Triệu Châu hay môt công án nào khác. Khi thấy công án trở thành vô nghĩa, nhạt nhẽo, vô vị,mình sẽ cảm thấy bất an trong tâm thức. Ðến đây là lúc cùng tắc thông, hãy buông mình xuống vực thẳm để rồi sống lại với biết bao nỗi vui sướng. Nên nhớ đại nghi cũng gọi là nhứt tâm, tất cả khả năng tâm thức của chúng ta được tập trung vào công án. Chúng ta nên áp dụng lời chỉ dẫn sau đây của Thiền Sư Thôi Ẩn tu tập công án : không tưởng tượng, không xao lãng, không qui định công án để rút ra ý nghĩa, không bộc bạch bằng lời, không lấy ý nghĩa công án làm đối tượng suy tư, không xét công án như chỉ điểm của ngoang không, không nhầm lẫn công án và không mong cầu chứng ngộ.(Ðại Thừa Yếu Lược,tr 274,75)

*- Tập trung vào một điểm, hay công án chính là công án, không quan niệm hay tính chất của công án ấy. Nó chính là nó, dường như là một chân lý tự nó, nhưng kỳ thực là chủ thể chỉ chuyên nhứt vào một đối tượng (công án) giả lập, thì sau cùng, nó cũng là nó; nghĩa là tập trung vào thực tại giả lập mà thôi.Ðó là nhứt niệm, chứ không phải nhứt tâm, vì nhứt niệm là một niệm của chủ thể và khách thể ý thức, còn nhứt tâm thì tâm Không thể nhập tánh Không của sự vật đồng nhứt thể (thể không), thì không còn đối đãi, không còn chủ khách (căn trần thức), là tuyệt đối.

*--Do đó, tập trung cao độ để khán công án hay thoại đầu để cho đại nghi tình phát triển tối đa thì kết quả như sau:

Thứ nhứt: Dẹp bỏ tất cả những vọng tưởng sắp phát sanh hoặc ngừng lại những vọng niệm đã chứa sẵn trong tàng thức, chỉ còn lại một niệm duy nhứt là công án như là công án, hay thoại đầu như là thoại đầu. Việc nầy chỉ còn lại nhứt niệm vô minh mà thôi.

Thứ hai: Khi tập trung cao độ vào một đối tượng như công án hay thoại đầu hoặc giả cái nghi tình cũng vậy thì sẽ xảy ra hai hệ quả:

a)   Chất chứa hình ảnh của đối tượng thường xuyên nhiều lần như vậy làm cho kho ký ức đầy ấp nên trí nhớ hay tri thức (chủ khách) cái đối tượng đó quá rõ ràng đến nỗi xuất thần biến thành những ảo ảnh, tức là trạng thái ký ức quá mẩn, như các nhà bác học tập trung thí nghiệm để tìm tòi nghiên cứu của họ;

b)   Hoặc giả, nếu không được các vị thầy đầy đủ kinh nghiệm chỉ dẩn sẽ dẫn đến bị bịnh ức tâm theo phân tâm học của Freud. Tâm thức bị dồn ép mảnh liệt mà không được tháo mở, lâu ngày chầy tháng sanh ra những bịnh tâm thần như bịnh trầm uất, tâm thần v.v...

Như trên đã nói,nếu dùng được trí Bát Nhã tháo gở cái nhứt niệm vô minh chấp chứa lâu ngày đó để nắm bắt ngay thực tướng của nó ắt được giải thoát khỏi thế giới tương đối mà đạt cứu cánh cao hơn.

Tuy vậy, khán công án hay thoại đầu là pháp môn tu tập táo bạo hơn hết, nếu hành gỉả thực hành rốt ráo chuyên nhứt miên mật quét sạch các vọng tưởng điên đảo trong tâm thức đến nỗi chỉ còn một công án hay một thoại đầu, trong sáng, nó chính là nó, và không có gì ngoài nó, tất nhiên sẽ đạt đến cảnh giới cực lạc (không còn vọng tưởng điên đảo) của chư Phật.

6).- Tĩnh Tâm: Tĩnh tâm là một hình thức quán đề mục. Tri thức lại những tư tưởng, tình cảm, và hành động của mình trong thời gian qua so với tiêu chuẩn đạo đức, với tín điều để kiểm điểm cái sai trái cũng như cái đúng đắn. Từ trong trạng thái tĩnh lặng con người mới thức tĩnh, mới sáng suốt nhận định rõ ràng và tích cực sắp xếp, dự định những mong ước hay nói khác đi là kiên định niềm tin và hy vọng.

Tĩnh tâm là khi tâm tĩnh lặng, mọi hình ảnh của Chúa đã hy sinh,cũng là đánh thức mọi hành động của ta; từ đó có sự cảm thông giữa ta và Chúa. Tình yêu của Chúa trong ta phát sinh, đó là lúc tâm thức ta hòa nhập với tâm tình của Chúa đã hy sinh cho thế gian. Trong tĩnh lặng,con người mới có những tư tưởng trong sáng vượt qua chính mình (mình là con người tội lỗi) để quan sát lại chính mình. Tách rời mình ra khỏi chủ thể (tạm bợ), làm khách thể để soi xét lại mình. Dựa trên tín điều, dựa trên lời chúa phán, sử sự như là Chúa nhìn lại mình mà phán xét mình. Ngay đó mình nhận ra con đường đi đến Vương Quốc Thượng Ðế rõ ràng hơn. Mốc điểm thời gian của quá khứ sai lầm và hiện tại trong sáng, là từ hiện tại ấy ta mới có cơ hội chuyển hóa đến một thế giới huy hoàng. Ðó là lúc ta tĩnh thức và đặt niềm tin nơi Chúa trong sự dùng ý lực của mình để theo con đường đi đến Thiên Ðàng. Niềm tin được thực hiện nơi đạo đức toàn hảo, thì sự hứa hẹn được cứu rỗi tất nhiên sẽ đến.Ðó là phương pháp câu thông với lực lượng vũ trụ hay ân điển của Thượng Ðế, tức là chuyển hóa được sống trong cõi vĩnh hằng của Thiên Ðàng hay Vương Quốc của Thương Ðế.

 

B.- CHÍ ÐAO - Pháp Bổn Như Vô Pháp

 

1). Bình Thường Tâm Là Ðạo: (Tự Gia Bảo)

 

 Triệu Châu hỏi Ngài Nam Tuyền:

-Thế nào là đạo?

 Nam Tuyền đáp:

 -Tâm bình thường là đạo.

 Triệu Châu hỏi:

-Lại có nhằm tiến đến chăng?

 Nam Tuyền đáp:

-Nghĩ nhằm tiến đến là trái.

 Triệu Châu hỏi:

-Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?

Nam Tuyền đáp :

-Ðạo chẳng thuộc biết và chẳng biết, biết là vọng, không biết là vô ký, nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy.

Ngay đó sư ngộ.

Mọi người tu, ai cũng nghĩ mình phải thấy (ngộ) được đạo, và nghĩ rằng đạo là cái cao siêu ở ngoài mình. Triệu Châu cũng có tâm niệm như chúng ta, khi được Ngài Nam Tuyền trả lời Tâm bình thường là đạo, sư chưa đủ sức tin. Vậy Tâm Bình Thường Là Ðạo là tâm nào? Tâm nhớ chuyện năm xưa nghĩ chuyện năm tới có phải là tâm bình thường không? Vừa dấy niệm là động, mà động thì sáng suốt thấy biết rõ ràng, như mặt nước phẳng lặng không gợn sóng. Ngài Nam Tuyền chỉ thẳng mà Triệu Châu chưa nhận ra nên hỏi : Lại có thể nhằm tiến tới chăng? Sư nghĩ tiến tới để đạt được đạo, song nghĩ tiến tới là bất bình thường thì không phải đạo. Vì vậy, Ngài Nam Tuyền nói: Nghĩ nhằm tiến tới là trái. Vừa nghĩ tiến là động, mà động là bất bình thường nên trái đạo. Nhưng Triệu Châu cũng chưa nhận, bèn hỏi thêm: Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo? Sư cho đạo là cái gì phải do suy nghĩ mà biết, nay không cho suy nghĩ làm sao biết đó là đạo? Ngài Nam Tuyền bảo: Ðạo chẳng thuộc biết và chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký, nếu thật đạt đạo, thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang, rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy. Nghĩa là tâm lặng lẻ sáng suốt là đạo, vừa dấy niệm muốn biết nó là vọng giác, còn ngu ngơ không biết gì là vô ký, cả hai đều sai. Nếu thực đạt đạo, tức là nhận ra cái lặng lẻ chân thật thì không còn nghi ngờ gì cả, lúc đó tâm rỗng rang thênh thang, không thể nói là phải hay quấy. Vừa nói phải quấy là có niệm hai bên thì trái đạo. Ngay đó, Triệu Châu ngộ được Tâm bình thường là đạo.

 

-Một Thiền sư khác, Sùng Tín con nhà bán bánh bao, ở trước cổng chùa. Mỗi ngày (sư) đem ít bánh cúng dường Thiền sư Ðạo Ngộ. Ðạo Ngộ ăn xong thường để lại cái bánh, bảo :

-Ta cho ngươi để ân huệ cho con cháu.

Môt hôm, Sùng Tín tự nghĩ : Bánh bao là ta đem đến, cớ sao Hòa Thượng lại nghĩ ngược lại ta? Biết đâu có ý chỉ. Sư bèn hỏi Ðạo Ngộ.

Ðạo Ngộ bảo :

-Bánh bao của ông đem đến, ta cho lại ông có lỗi gì?

Sư nghe lời nầy, liền hiểu được thâm ý, liền xin xuất gia. Ðạo Ngộ bảo :

-Ngươi trước sùng phước thiện, nay tin lời ta, có thể gọi là Sùng Tín.

Từ đây, sư luôn hầu hạ bên thầy. Một hôm sư thưa :

-Từ ngày con vào đến đây, chưa được thầy chỉ dạy tâm yếu.

Ðạo Ngộ bảo :

-Từ ngày ngươi vào đây, ta chưa từng chẳng dạy tâm yếu cho ngươi.

Sùng Tín thưa :

-Thầy chỉ dạy chỗ nào?

Ðạo Ngộ bảo :

-Ngươi dâng trà lên, ta vì ngươi mà tiếp. Ngươi bưng cơm đến ta vì ngươi mà nhận. Ngươi lui ra thì ta gật đầu. Chỗ nào chẳng chỉ dạy tâm yếu?

Sư cúi đầu im lặng giây lâu. Ðạo Ngộ bảo :

-Thấy thì thẳng đó liền thấy, suy nghĩ liền sai. -

Ngay đó, sư khai ngộ. Lại hỏi thêm :

-Làm sao gìn giữ?

Ðạo Ngộ đáp?

-Mặc tánh tiêu dao, tùy duyên phóng khoáng, chỉ hết tâm phàm chẳng có thánh giải khác.

Khi thị giả dâng trà, thầy đưa tay nhận chung trà, lúc đó có suy nghĩ gì không? Thấy đón nhận chung trà mà không có niệm suy nghĩ, nhưng không phải là không biết. Như thị giả dọn cơm xá mời, thì bước tới ngồi và cầm đủa ăn, lúc đó thế nào? Ngồi ăn cơm thầy cũng không suy nghĩ. Khi thị giả xá chào lui ra thì thầy gật đầu, lúc gật đầu cũng không suy nghĩ. Như vậy, trong những động tác hàng ngày mà chúng ta không khởi một niệm nghĩ suy, đó là tâm yếu.Tâm yếu hiện hữu rõ ràng trong mọi hành động, nếu nhận được chỗ đó thì chỗ nào không chỉ dạy tâm yếu? Vậy tâm yếu mà Ngộ Ðạo chỉ đây có khác với tâm bình thường mà ngài Nam Tuyền chỉ ở trước không? Tuy nhiên, ở đây đặc biệt là khi Sùng Tín cúi đầu suy nghĩ về tâm yếu thì Ðạo Ngộ chỉ thẳng: Thấy thì thẳng đó liền thấy, suy nghĩ liền sai. Trong những hành động bình thường, ngay đó mà nhận ra cái chân thật sẵn có nơi mình, vừa khởi nghĩ liền bị che khuất. Ngay khi đó sư khai ngộ. Chúng ta thấy tâm yếu là gì phải không? Và khi ngộ rồi muốn gìn giữ nó phải làm sao? Ðó là vấn đề then chốt. Ðựợc Ngài Ðạo Ngộ dạy: Mặc tánh tiêu dao tùy duyên phóng khoáng, chỉ biết hết tâm phàm chẳng có thánh giải khác. Mặc tánh tiêu dao ở đây không có nghĩa là thân rổi rảnh dạo chơi chỗ nầy xứ nọ, tùy hứng đờn ca thổi sáo ngâm vịnh... Người như thế là cuồng tăng phóng túng. Ngài Ðạo Ngộ dạy tùy tánh tiêu dao, chứ không phải tùy thân tiêu dao, phải hiểu rõ chỗ nầy. Vậy tánh tiêu dao là như thế nào? Tánh thấy, tánh nghe... có sẵn nơi mỗi người vốn không động, không giới hạn. Bởi không động không giới hạn nên nó rỗng rang thênh thang. Và vì thênh thang không động, không phiền cứ mặc nó, không kềm giữ, là mặc tánh tiêu dao. Lâu nay chúng ta nghĩ là phải kềm giữ cho tâm thanh tịnh, nếu kề giữ là trái với tự tánh rồi. Tùy duyên phóng khoáng là duyên đến thì tùy duyên bất biến không vướng không bận, không bị duyên trần làm phiền nhiểu. Sơ Tổ phái Trúc Lâm nói:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.

Cơ dắc xan hề khốn tắc miên.

Ở trong đời mà vui với đạo, tức là vui với tâm bình thường rồi tùy duyên, đói thì ăn, mệt thì ngủ. Tùy duyên phóng khoáng là trong cuộc sống bình thường, đến giờ thì ăn, mệt thì ngủ, đến giờ làm thì làm... không có vọng niệm làm bận lòng, tâm an nhiên thênh thang tự tại. Ví dụ, quét chùa hay nhổ cỏ mà tâm vẫn thênh thang rỗng rang không có một niệm dấy khởi, đó là tùy duyên phóng khoáng. Chớ không phải tùy duyên phóng khoáng là đói vào quán ăn, ăn nhậu say sưa mệt thì nằm ì ngoài đường phố mà ngủ, gặp nữ sắc cũng không kỵ, gặp ca vũ cũng không chừa... Ðó là cuồng tăng cuồng thiền, hiểu lầm hiểu loạn, không đúng lẻ thật, làm cho người chê cười, làm cho người mất hết tín tâm. Những trọng điểm nầy quí vị lưu ý để nắm vững mà tu, tánh giác nơi mỗi người vốn lặng lẻ thênh thang sáng suốt, hằng ngày sống bình thường, đến giờ làm việc thì làm việc, đến giờ ăn thì ăn, đến giờ nghỉ thì nghỉ, không khởi niệm, không kềm, không giữ. Tuy nhiên vẫn ở trong nề nếp đạo đức. Ðó là mặc tánh tiêu diêu tùy duyên phóng khoáng, cũng như Ngài Nam Tuyền, người dâng trà thì tiếp trà, dâng cơm thì nhận cơm, xá chào thì gật đầu, buông hết vọng tưởng điên đảo của phàm phu, đó là đạo. Thông thường người tu chưa hài lòng với nếp sống bình thường như đã nói mà mong có cái gì phi thường, khác lạ của bậc thánh, chớ không có thánh ở ngoài đến. Tức là dừng được tình phàm là vọng tưởng chủ của nghiệp là luân hồi sanh tử thì giải thoát vì không sanh không diệt nhưng hằng tri giác không phải thánh là gì? Có nhiều người nghĩ sau khi vọng tưởng lặng hết thì còn cái gì? Chỉ cần hết vọng tưởng thì tánh giác hiện tiền không cần gì thêm nữa cả. Nhưng chẳng mấy người có lòng tin. Ða số là đều mong phiền não để có thêm cái gì khác, không ngờ hết tình phàm (vọng tưởng) thì ngay đó là thánh. Vì mầm sinh tử luân hồi hết thì đó là đạo giải thoát, là chỗ thiết yếu mà Ngài Ðạo Ngộ chỉ dạy.

 

Ngài Triệu Châu ngộ đạo nơi Ngài Nam Tuyền, ngộ ngay chỗ Tâm bình thường là đạo nên sau nầy Ngài cũng dạy như thế. Có vị tăng hỏi:

-Thế nào là Phật?

Sư bảo:

-     Ở trong điện.

-     Trong điện đâu phải bùn đất đắp thành tượng.

-     Phảì.

-     Thế nào là Phật?

-     Ở trong điện.

-     Con mê muội xin thầy chỉ dạy.

-     Ăn cháo xong chưa?

-     Ăn cháo xong.

-     Rửa bát đi.

Tăng nhơn đây đại ngộ.

Tăng muốn biết Thế nào là Phật? được Triệu Châu chỉ Ở trong điện, Ngài chỉ Phật tánh không rời thân năm uẩn (ở trong điện), thế mà tăng không nhận ra, khởi tâm so lường rằng Phật ở trong hiện được đắp bằng bùn đất, chỉ là tượng vô tri để thờ, không phải là Phật mà tăng muốn biết. Ngài Triệu Châu nói Phải là Ngài xác nhận nơi thân năm uẩn có tánh giác, chớ không phải là tượng Phật trên bàn. Thế mà tăng không hội ý lập lại câu hỏi Thế nào là Phật. Dò đến đây Ngài vẫn đáp Ở trong điện.Tăng vẫn không hỏi, bèn thưa : Con mê muội xin thầy chỉ dạy. Ngài hỏi Ăn cháo chưa?, tăng đáp Ăn cháo xong. Ngài bảo Rửa bát đi, tăng nhơn đây mới đại ngộ. Vậy tăng ngộ cái gì? Cái ngộ của vị tăng nầy có khác cái ngộ của Ngài Sùng Tín không? Ở trước, dâng trà thì tiếp, dâng cơm thì nhận, xá lui ra thì gật đầu, ở đây ăn cháo xong thì rửa bát. Có phải thân tùy duyên sinh hoạt mà hành động, tuy nhiên tâm vẫn bình thường? Chư Tổ chỉ dạy nhau là chỉ dạy cái mà chính mình đã nhận được từ nơi ông thầy là Tâm bình thường, song mỗi người có mỗi thuật độc đáo riêng, người căn cơ thấp kém khó mà biết được. Tại sao hỏi Ăn cháo xong chưa, rồi bảo Rửa bát đi, mà lại ngộ đạo, vậy ngộ ở chỗ nào? Sau Thiền sư Hoàng Trí có làm tụng để ca ngợi chỗ nầy :

Chúc bãi linh giao tẩy bát bồn

Hoát nhiên tâm địa tự tương phù

 Như kim tham khảo tùng lâm khách

Thả đạo kỳ gian hữu ngộ vô

 Dịch

Cháo xong liền dạy rửa bát tô

Bỗng nhiên tâm địa tự tương phù

Hiện nay là khách tùng lâm củ

Hãy nói khoảng nầy có ngộ không?

Thật là xuất cách, người vào đạo với tâm thao thức thiết tha cầu Phật, nên khi hỏi Ăn cháo xong chưa? Thưa Ăn cháo xong . Lại bảo Rửa bát đi, liền ngộ đạo. Nếu là người không thao thức thiết tha cầu Phật, dù cho dùng phương tiện thiện xảo thế mấy để chỉ, cũng vẫn là kẻ dung thường không thấy được lý đạo.

Ăn cháo xong, rửa bát có phải là bình thường mặc tánh tiêu dao tùy duyên phóng khoáng không? Nếu thông đoạn trước đến đây chúng ta không thấy lạ.

 

Ngài Ðộng SơnThủ Sơ, khi còn là một Thiền khách, đến tham vấn nơi Ngài Vân Môn, Ngài Vân Môn hỏi :

_ Ông vừa rời chỗ nào?

 Thủ Sơ thưa :

-Rời Tra Ðộ

Vân Môn hỏi :

 - Mùa hạ rồi ở đâu?

 Thủ Sơ đáp:

-Ở chùa Báo Ân ở Hồ Nam.

Vân Môn hỏi:

-Rời nơi ấy lúc nào?

Thủ Sơ đáp:

-Ngày 25 tháng 8

Vân Môn bảo: Tha ông ba gậy, đến nhà tham thiền đi.

Ðươc hỏi Thủ Sơ đáp một cách thật thà không một chút điêu ngoa, tại sao Ngài Vân Môn nói Tha ông ba gậy rồi bảo xuống nhà thiền? Thủ Sơ có lỗi gì?

Thủ Sơ thắc mắc hôm sau đi thẳng vào nhà thất ngài Vân Môn thưa:

-Hôm qua nhờ ơn Hòa Thượng tha ba gậy, con không biết lỗi tại chỗ nào?

Vân Môn bảo:

-Cái túi cơm: Giang Tây, Hồ Nam liền thế đấy!

Ngay câu nói nầy sư đại ngộ.

Vân Môn quở Thủ Sơ là cái túi cơm. Giang Tây là chỗ hoằng hóa của Mã Tổ, Hồ Nam là chỗ hoằng hóa của Thạch Ðầu. Liền thế ấy là sao?

Hỏi Ở đâu, thưa Ở Tra Ðộ, hỏi mùa hạ rồi ở đâu, thưa Ở chùa Báo Ân tại Hồ Nam, hỏi Rời nơi ấy lúc nào, thưa Ngày 25 tháng 8. Sự việc ấy có phải là bình thường không? Hỏi đâu đáp đó rõ ràng không suy nghĩ không phải tâm bình thường là gì? Ngài Vân Môn muốn làm dậy sóng nên nói Tha ông ba gậy.Thuật khai ngộ của Ngài Vân Môn quá kỳ đặc, Ngài nói Tha ông ba gậy làm cho Thủ Sơ băn khoăn thắc mắc không biết mình có lỗi chỗ nào? Nên hôm sao đến phương trượng hỏi, khi hỏi bị quở Cái túi cơm! Ngài Vân Môn chê Thủ Sơ không thông minh, giống như cái túi cơm vậy; Mã Tổ (Giang Tây), Thạch Ðầu (Hồ Nam) cũng dạy cái bình thường ấy thôi. Ngay đó Thủ Sơ ngộ đạo. Chính nhờ cái thuật làm dậy sóng đó của Ngài Vân Môn mà Thủ Sơ mới nhận ra cái Chân thật bình thường sẵn có nơi chính mình. Các Thiền sư đâu có dạy điều gì khác; các Ngài chỉ thẳng cái chân thật cho chúng ta trong mọi sinh hoạt, không dấy niệm nghĩ suy là đạo là tâm bình thường là Phật. Vậy người nào không có cái đó? Ai cũng có mà không dám nhận.

 

Sa di Cao hầu chuyện với Ngài Dược Sơn, qua những câu đáp, Ngài biết đó là một sa di xuất cách, nên mới khoe với các đệ tử lớn như Vân Nham, Ðạo Ngộ. Hai vị nầy tỏ ra chưa tin nên Ngài mới hỏi lại sa di Cao:

-Ta nghe ở Trường An rất náo loạn, ngươi có biết chăng?

Sư thưa:

-Nước con an ổn.

Dược Sơn hỏi thêm:

-Ngươi do xem kinh được hay thưa hỏi được?

Sư dáp:

-Chẳng do xem kinh được cũng chẳng do thưa hỏi được.

Dược Sơn hỏi:

-Có lắm người chẳng xem kinh, chẳng thưa hỏi sao chẳng được?

Sư đáp:

-Chẳng nói họ không được, chỉ vì không chịu thừa nhận

Ngài Dược Sơn nói: Ta nghe ở Trường An (Thủ đô nhà Ðường) rất náo loạn, ngươi có biết chăng?. Sa di trả lời Nước con an ổn. Nghe tiếng động bên ngoài ồn ào là náo, thấy kẻ qua người lại lộn xộn là loạn. Khi hỏi Ta nghe Trường An náo loạn ngươi biết chăng? Ngài Dược Sơn muốn hỏi sa di Cao có thấy nghe náo loạn bên ngoài không? Ðó là cái bẩy dọ dẫm coi sư đang chạy theo cảnh bên ngoài hay hằng sống với tánh thấy tánh nghe chân thật của mình. Sa di Cao trả lời Nước con an ổn. Người qua lại xôn xao mà tánh thấy của sa di Cao không xôn xao, tiếng động ồn ào mà tánh nghe của sa di Cao không ồn ào. Náo loạn là chuyện bên ngoài chớ tánh thấy tánh nghe của Sư không động không loạn. Sư trả lời như thế chứng tỏ Sư hằng nhớ cái chẳng động của mình mà không để tâm chạy theo ngoại trần. Nếu được hỏi có nghe náo loạn không. Trả lời có nghe náo loạn là người đã để tâm duyên theo cảnh vật bên ngoài mà quên cái không động hằng hữu nơi chính mình. Như vậy, để thấy người xưa muốn trắc nghiệm người tham học còn vọng ra ngoại trần hay hằng sống với cái chân thật của chính mình. Chỉ nêu câu hỏi, qua câu trả lời thì biết người ấy thế nào? Qua câu trả lời của sa di Cao, Dược Sơn chấp nhận ngay.Tuy thế,Vân Nam và Ðạo Ngộ vẫn chưa tin, Ngài Dược Sơn mới trắc nghiệm thêm : Ngươi do xem kinh được, cũng chẳng do thưa hỏi được? Nếu trả lời do xem kinh hay do thầy chỉ bảo thì cái đó từ bên ngoài mà được. Tánh thấy tánh nghe là cái chân thật có sẵn nơi mọi người, âu đợi xem kinh mới có hay do thầy dạy mới được. Nên Sư trả lời Chẳng do xem kinh được cũng chẳng do thưa hỏi được. Mới nghe qua như phủ nhận công ơn chỉ dạy của Thầy Tổ, nhưng lẻ thật là như vậy, Thầy Tổ chỉ là người khơi dậy, đánh thức để chúng ta xoay lại nhận ra cái chân thật đã có sẵn nà từ lâu nay chúng ta bỏ quên. Ngài Dược Sơn hỏi tiếp Có lắm người chẳng xem kinh chẳng thưa hỏi sao chẳng được? Ðể xác định lần nữa, Ngài Dược Sơn bẻ lại Ông nói chẳng do xem kinh chẳng do thưa hỏi được, vậy biết bao người không xem kinh không thưa hỏi sao chẳng được? Sư đáp Chẳng nói họ không được, chỉ vì không thừa nhận đó thôi. Ai cũng có sẵn cái tánh biết chân thật, mà vì không chịu nhận nên coi như không được.Ðược hay không được là do biết thừa nhận hay không thừa nhận; nên biết thừa nhận thì tự tại giải thoát, còn không thừa nhận thì chạy theo ngoại cảnh phiền não khổ đau mãi trong luân hồi sanh tử.

 

             Trong pháp hội của Ngài Tử Hồ có trên 500 tăng chúng Một hôm giữa đêm. bỗng Ngài la to:

-Ăn trộm, ăn trộm

Chúng kéo nhau chạy đến, Ngài chụp ôm một vị tăng đến đầu tiên nói:

-Bắt được rồi.

Vị tăng bị bắt hoảng hốt thưa:

-Dạ con, không phải, không phải.

Ngài nói:

-Phải, phải, chỉ tại ông không dám nhận thôi.

Trong pháp hội cả 500 người ai cũng có cái chân thật mà không dám nhận, buộc lòng Ngài phải dùng phương tiện kỳ đặc chụp ôm một vị tăng la to là ăn trộm. Tăng đính chánh Dạ con, chớ không phải ăn trộm. Ngài nói Phải, phải, chỉ ông không dám nhận thôi. Tăng nói Không phải là không phải ăn trộm. Ngài nói Phải, phải là chỉ cho mọi người ai cũng có sẵn tánh giác chân thật. Trò nói không phải, thầy nói phải, phải, nghe như cùng đối đáp nhau, nhưng ý hai bên thật là khác xa muôn dặm. Hình ảnh thầy chụp trò nói là ăn trộm, trò đính chính dạ con, chớ không phải ăn trộm. thầy khẳng định phải, phải, tại ngươi không dám nhận thôi. Thật là thủ thuật quá kỳ đặc nói lên lòng từ bi đáo để bao giờ chúng ta quên được.(tr.257 - 268)

 

2). THIỀN Dzogchen (Tạng Thư Sống Chết)

        Sự thực tập tu luyện Dzogchen được mô tả là Kiến, Thiền, Hành. Thấy được một cách trực tiếp trạng thái tuyệt đối, cảnh hay nền tảng của bản thể chúng ta - tự tánh, tánh bản nhiên - đó là Kiến; cái cách để làm cho cái thấy ấy không gián đoạn gọi là Thiền; và hội nhập cái thấy ấy vào trong toàn thể thực tại và cuộc đời chúng ta, gọi là Hành.

a). KIẾN: Vậy Kiến là gì? Ðấy là thấy được thực trạng của vạn pháp như nó là, đây là biết được rằng bản tánh thực của tự tâm cũng là bản tánh thực sự của sự vật, và đây là chân lý tuyệt đối. Dudjom Rinpoche nói: Kiến là sự bao gồm của trạng thái tĩnh thức sơ nguyên, trong đó mọi sự được chứa đựng: nhận thức giác quan và hiện tượng bên ngoài, sinh tử và niết bàn.Sự tĩnh thức ấy có hai khía cạnh: Không là cái tuyệt đối, và Tướng hay nhận thức là cái tương đối. Ðiều nầy muốn nói lên rằng toàn thể lãnh vực tướng có thể hiện ra, và tất cả hiện tượng trong mọi thực tại khác nhau, dù sinh tử hay niết bàn, tất cả vẫn luôn luôn và sẽ mãi mãi toàn vẹn, đầy đủ trong bầu trời bao la của tự tánh tâm. Nhưng mặc dù tinh túy của vạn pháp là trống rỗng, và thanh tịnh từ khởi thủy, bản chất của nó vẫn đầy đủ đức tính cao quý và sung mãn mọi khả năng. Ðó là một môi trường sáng tạo vô biên năng động không ngừng nghỉ và luôn luôn tự nhiên toàn hảo.

Bạn có thể hỏi: Nếu trực nhận cái thấy ấy là chứng ngộ bản tâm, thế thì bản tâm là gì? Hãy tưởng tượng một bầu trời trống rỗng bao la, trong sáng từ khởi thủy, tinh túy (Thể) của nó là như thế. Hãy tưởng tượng một mặt trời sáng, trong, không bị mây che, hiện diện một cách tự nhiên:

Bản chất (Tướng) của nó như thế. Hãy tưởng tượng mặt trời ấy chiếu ra một cách vô tư trên tất cả người và vật, đi vào mọi hướng; năng lực (Dụng) của nó, biểu hiện của tâm đại bi - là như thế -không gì làm chướng ngại nó được, và nó thâm nhập tất cả...

b). THIỀN: Thế thì Thiền định trong Dzogchen nghĩa là gì? Ðấy chỉ là an trú trong Kiến không xao lãng, một khi đã được khai thị. Dudjom Rinpoche mô tả : Thiền là trú tâm vào trạng thái Tâm bản lai (Rigpa), không hết thảy mọi tạo tác của Tâm, trong khi hoàn toàn buông xả, không xao lảng cũng không bám víu. Vì người xưa đã nói rằng Thiền không phải là nỗ lực, mà tự nhiên thấm vào trong đó.

Toàn thể mục đích của Thiền trong pháp Dzogchen là tăng cường và an trú trạng thái tâm bản nhiên (Rigpa), khiến cho nó phát triển toàn vẹn. Cái tâm bình thường theo tập quán, đầy những dự phóng, thật là mảnh liệt vô cùng. Nó cứ luôn luôn trở lại, và tóm lấy ta một cách dễ dàng, khi ta không chú ý hoặc xao lãng. Dudjom Rinpoche thường nói : Bây giờ tâm bản nhiên (Rigpa) của ta như một hài nhi bé bổng bị mắc kẹt trên một bãi chiến trường vọng tưởng nổi lên rất mạnh. Tôi muốn nói rằng chúng ta khởi sự công việc giữ em, giữ cái tâm bản nhiên ở trong môi trường bảo đảm của Thiền định Tinh yếu của hành Thiền Dzogchen được đề ra trong bốn điểm như sau:

--Khi một niệm quá khứ đã chấm dứt mà niệm vị lai chưa sanh, trong khoảng hở đó giữa hai niệm, có phải là có một ý thức về thực tại, mới mẻ, nguyên sơ, không bị thay đổi một tơ tóc khái niệm nào, thuần là một sự tĩnh giác nguyên vẹn hay không? Ðấy! Tâm bản nhiên là thế đấy!

--Tuy nhiên nó không ở mãi trạng thái như vậy, bởi vì một niệm khác lại khởi lên, phải không?

Ðấy là ánh sáng chiếu ra của Tâm bản nhiên.

--Nhưng nếu bạn không nhận ra niệm ấy đúng như bản chất nó (nghĩa là khi có tâm, thì tự nhiên có ý tưởng nổi lên -DG) ngay khi nó khởi, thì nó sẽ trở thành một ý tưởng khác, như trước. Ðây gọi là dây chuyền vọng tưởng, và là nguồn gốc của sinh tử.

 -- Nếu bạn có thể nhận chân được bản chất thật sự của ý tưởng (niệm) ngay khi nó khởi lên, và cứ để yên nó đừng theo đuổi thêm, thì bất cứ ý tưởng nào khởi lên đều tự động tan trở lại vào trong khoảng bao la của tâm bản nhiên, và được giải thoát.

Có lẻ điểm quan trọng nhứt là Dzogchen trở thành một dòng liên tục của tâm bản nhiên như một con sông chảy liên tục ngày đêm không gián đoạn. Dĩ nhiên đây là trạng thái lý tưởng, vì sự an trú vào Kiến một cách không xao lãng ấy, sau khi được khai thị và nhận chân --chính là phần thưởng của nhiều năm tu tập kiên trì.

Giả sử bạn thấy mình ở trong trạng thái yên lặng sâu xa, thông thường trạng thái ấy không kéo dài, một ý niệm,một chuyển động luôn luôn khởi lên, như sóng trong biển. Ðừng chối bỏ sự chuyển động hay đặc biệt ôm lấy sự yên tĩnh, mà cứ tiếp tục dòng hiện trú thuần túy ấy của tâm bạn. Trạng thái an bình lan khắp của Thiền định ấy chính là tâm bản nhiên,mọi sự khởi lên trong tâm không gì khác hơn là tâm ấy chiếu ra. Ðây là trái tim, là nền tảng của pháp hành thiền Dzogchen. Một cách để tưởng tượng điều nầy là, như thể bạn đang cởi trên tia mặt trời để trở về mặt trờI. Bởi theo dỏi ngay những niệm khởi trở về căn nguyên của chúng, nền tảng tâm bản nhiên. Khi bạn thể hiện sự bền vững của Kiến, thì bạn không còn bị đánh lừa và chia trí bởi bất cứ gì sanh khởi, và do đó không thể làm mồi cho vọng tưởng.

Dĩ nhiên trong biển có sóng to, sóng nhỏ, có những cảm xúc mạnh kéo đến như giận dữ, dục vọng, ganh tị. Hành giả thực thụ sẽ nhận chân những thứ nầy không phải quấy rầy hay chướng ngại, mà cơ hội lớn. Phản ứng lại mhững sinh khởi như thế với khuynh hướng thông thường là chấp nhận và chối bỏ chính là những dấu hiệu chứng tỏ không những bạn chia trí, mà còn không nhận ra được, và đã mất dấu Tâm bản nhiên. Phản ứng lại cảm xúc bằng cách đó thì chỉ làm cho chúng có thêm năng lực, và trói buộc chúng ta chặt chẻ hơn vào dây xích vọng tưởng. Bí quyết lớn của Dzogchen là nhìn suốt những cảm xúc khi chúng khởi lên, để thấy mặt thực của chúng là biểu hiện sống động như điện chớp của chính năng lực Rigpa, Tâm bản nhiên. Khi bạn tập dần cách làm nầy, thì ngay cả những cảm xúc rầy rà nhứt cũng không thể tóm lấy bạn, mà tan biến như sóng lớn dậy lên rồi lùi lại chìm vào đại dương yên tĩnh.

Hành giả khám phá - và đây là một cái nhìn đảo lộn, mà sự vi tế và năng lực của nó không thể suy lường - rằngkhông những cảm xúc mạnh không thể kéo bạn đi,lôi bạn trở lại vào dòng nước xoáy của sự thác loạn trong bạn,mà chúng có thể thực sự hữu ích để đào sâu, làm mạnh thêm tăng cường Rigpa, trạng thái Tâm bản nhiên. Năng lực vũ bão trở thành nguyên liệu để nuôi dưỡng cái năng lượng đã được đánh thức của tâm bản nhiên. Cảm xúc càng mạnh, càng bốc lửa, thì trạng thái tâm bản nhiên càng được tăng cường. Tôi thấy rằng phương pháp độc đáo nầy của Dzogchen có mảnh lực ghê gớm để giải tỏa ngay những vấn đề tâm lý và cảm xúc đã ăn sâu, thâm căn cố đế.

 

* * *

 

Bây giờ tôi đưa ra cho bạn một lối giải thích giản dị về tiến trình nầy hoạt động ra sao. Ðiều nầy sẽ vô giá về sau, khi ta xét đến những gì xảy ra vào lúc chết.

Trong Dzogchen, bản chất nội tại tự nhiên của mọi sự gì là Ánh sáng căn bản hay Ánh sáng mẹ. Nó lan khắp lãnh vực kinh nghiệm của chúng ta, và bởi thế cũng là bản chất nội tại của những tư tưởng và cảm xúc khởi lên trong tâm ta nữa, mặc dù chúng ta không nhận ra điều đó. Khi bậc thầy khai thị cho chúng ta bản chất chân thật của tâm, tức là trạng thái Rigpa hay Tâm bản nhiên, thì điều ấy giống như thầy cho ta một cái chìa khóa. Trong Dzogchen chúng ta gọi chìa khóa ấy--sẽ mở cho chúng ta đến tri kiến toàn vẹn --là Ánh sáng đạo lộ hay Ánh sáng con.Ánh sáng căn bản và Ánh sáng đạo lộ thực ra chỉ là một, nhưng vì mục đích giảng dạy mà phân ra như thế Nhưng một khi có được chìa khóa Ánh sáng đạo lộ nhờ sự khai thị của bậc thầy, thì ta có thể sử dụng nó tha hồ để mở vào cánh cửa Bản tánh tự nhiên của thực tại --sự mở cửa nầy được gọi theo Dzogchen là Gặp gở giữa Ánh sáng căn bản và Ánh sáng đạo lộ hay Mẹ con gặp gở. Một cách nói khác là, vừa khi một ý tưởng hay cảm xúc khởi lên, Ánh sáng đạo lộ-Rigpa- nhận ra ngay bản chất của nó, tính nội tại của nó, là Ánh sáng căn bản. Trong giây phút nhận ra nhau ấy, hai ánh sáng tan hòa vào nhau, tư tưởng và cảm xúc được giải phóng ngay tại nền tảng của nó. Ðiều cốt yếu là kiện toàn sự tập luyện hội nhập hai Ánh sáng nầy và giải tỏa những móng tâm động niệm ngay khi đang sống, bởi vì điều nầy xảy ra vào lúc chết, với tất cả mọi người là : Ánh sáng căn bản xuất hiện trong vẻ huy hoàng rộng lớn, và mang theo nó một cơ hội để giải thoát hoàn toàn--nếu, và chỉ nếu, làm thế nào để nhận ra nó.

Danh từ duy nhứt có thể diễn đạt được cái nầy là Không-Thiền. Trong trạng thái ấy, theo lời các bậc thầy, dù bạn có đi tìm vọng tưởng cũng không còn sót lại cái nào. Cho dù bạn muốn kiếm một hòn sỏi bình thường trên một hòn đảo vàng ngọc, thì bạn cũng không cách nào tìm được. Khi Kiến đã hiện diện liên tục, dòng tâm bản nhiên không gián đoạn, sự hòa nhập hai Ánh sáng là tự nhiên, liên tục, thì mọi vọng tưởngkhả hữu đều được giải tỏa ngay tại gốc của nó, và toàn thể nhận thức của bạn khởi lên liên tục là tâm bản nhiên.

Những bậc thầy nhấn mạnh rằng muốn ổn định được Kiến trong thiền định, điều cốt yếu trước hết là hoàn tất sự luyện tập nầy trong một khung cảnh đặc biệt của nhập thất, ở đây mọi điều kiện thuận lợi đều sẵn có. Còn ở giữa sự tán loạn rộn ràng của thế gian, thì dù bạn có thiền bao nhiêu, kinh nghiệm thực thụ cũng không phát sinh được trong tâm bạn.

Thứ hai, mặc dù trong Dzogchen không có sự khác biệt giữa thiền và đời sống thường nhựt, song khi bạn chưa có được sự an trú vững vàng nhờ thiền tập vào những thời khóa hẳn hòi, thì bạn không thể nào hội nhập tuệ giác của thiền định vào kinh nghiệm hàng ngày. Thứ ba, ngay cả khi bạn thực hành, bạn có thể an trú dòng tương tục Tâm bản nhiên với niềm tin của Kiến. Nhưng nếu bạn không thể tiếp tục dòng ấy vào mọi lúc và mọi tình huống, hòa lẫn sự tu tập với đời sống hàng ngày của bạn,thì nó sẽ không làm phương thuốc cứu bạn được, mỗi khi hoàn cảnh khó chịu nổi lên, và bạn sẽ bị ý tưởng, cảm xúc dẫn cho lạc vào mê vọng.

Có câu chuyện thú vị về một hành giả Dzogchen sống không khoe khoang, nhưng lại có một đám đông đồ đệ. Có một ông thầy tu rất kiêu hảnh về học vấn đa văn của mình, đâm ra ganh tị với hành giả mà ông biết là không đọc sách nhiều. Ông ta nghĩ: Sao một người tầm thường như thế dám dạy đệ tử? Sao y dám tự xưng thầy? Ta sẽ đến thử tri kiến của y, cho lộ cái giả dối của y, và làm nhục y trước mặt đệ tử, để bọn nầy bỏ mà theo ta. Bởi vậy y đến viếng vị hành giả, và hỏi với vẻ khinh miệt : Này đồng bạn Dzogchen, có phải ông chỉ có thiền mà thôi không?

--Thế thì ông không thiền định gì cả sao?

Vị hành giả trả lời một câu bất ngờ:

--Có gì để thiền?

--Thế thì ông không thiền định gì cả sao? vị học giả nói một cách đắc thắng.

--Nhưng có bao giờ tôi tán loạn đâu?, vị hành giả đáp.

c). HÀNH: Khi sự an trú trong Tâm bản nhiên trở nên một thực tại, thì bắt đầu thấm nhuần sự sống hàng ngày của hành giả, nuôi dưỡng một sự ổn định, và niềm tin sâu xa. Dudjom Rinpoche nói:

-Hành có nghĩa là thật sự ngấm nhìn những ý tưởng của chính bạn, xấu hay tốt, nhìn suốt bản chất thật sự của bất cứ ý tưởng nào có thể khởi lên, không truy tầm quá khứ cũng không mời mọc tương lai, không để cho tâm bám víu vào một kinh nghiệm hạnh phúc, cũng không để cho nó tràn ngập những tình cảm đau buồn. Khi làm như vậy, bạn cố đạt đến và an trú trong đại xả, trong đó mọi tốt xấu, an nguy đều không có lai lịch gì chân thực.

Sự trực ngộ Kiến một cách tinh vi toàn triệt, sẽ thay đổi cái nhìn của bạn đối với sự vật. Càng ngày tôi càng nhận rõ rằng chính ý tưởng và khái niệm đã ngăn cản không để cho chúng ta luôn an trú trong tuyệt đối. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao thầy tôi dạy :Hãy cố gắng đừng tạo ra quá nhiều hy vọng hay lo sợ vì chúng chỉ tổ gây thêm sự bám víu trong tâm. Khi Kiến có mặt, thì những ý tưởng được nhìn thấy đúng như bản chất chúng,đó là phù du, trong suốt, và chỉ có tính cách tương đối. Bạn thấy suốt mọi sự một cách trực tiếp như thể là bạn có con mắt X-quang. Bạn không bám víu cũng không xua đuổi những ý tưởng cảm xúc, mà chào tất cả chúng trong vòng ôm lớn rộng của Tâm bản nhiên. Những gì mà trước đây bạn coi là rất quan trọng--những tham vọng, kế hoạch, mong đợi, hoài nghi, đam mê--không còn khống chế bạn một cách sâu xa nữa, vì chánh kiến đã giúp bạn thấy được cái trống rỗng, phi lý của tất cả chúng nó, nhờ vậy phát sinh trong bạn một tinh thần từ bỏ thật sự.

An trú trong niềm tin và ánh sáng của Tâm bản nhiên làm cho ý tưởng cảm xúc bạn được giải tỏa một cách tự nhiên không cần nỗ lực, vào trong không gian rộng lớn của Tự Tính Tâm, giống như là viết chữ trên mặt nước hay vẽ trên nền trời. Nếu bạn thật sự tu tập như thế đến chỗ toàn vẹn, thì nghiệp không còn cơ hội để tích lũy, và trong trạng thái buông xả hoàn toàn ấy, định luật nhân quả trong vòng nghiệp báo không còn cách nào trói buộc bạn.

 Ðừng tưởng điều dễ. Thật vô cùng gây go để an trú không xao lãng trong tự tánh của tâm, dù chỉ trong chốc lát, chứ đừng nói giải tỏa một ý niệm hay cảm xúc ngay khi nó sinh khởi. Chúng ta thường cho rằng chỉ vì mình hiểu được một điều gì trên phương diện tri thức, hoặc tưởng mình đã hiểu, mà việc ấy có nghĩa rằng mình đã thật sự đạt ngộ. Ðấy là một ảo tưởng lớn lao. Cần phải có sự lắng nghe, tư duy, quán tưởng, thiền định và thực hành kiên trì. Và nhứt là thực hành Dzogchen luôn luôn cần sự hướng dẫn và khai đạo của một bậc thầy đủ tư cách.

Nếu không, thì sẽ có một mối nguy mà truyền thống nầy gọi là Kiến nuốt mất Hành. Một giáo lý cao siêu mảnh liệt như Dzogchen kéo theo một nguy cơ trầm trọng. Khi tự lừa dối mình --tưởng mình đã giải thoát hết tư tưởng cảm xúc, mà kỳ thực tuyệt nhiên bạn chưa có khả năng làm chuyện ấy; hoặc tưởng mình đang hành động một cách tự nhiên như thiền sư Dzogchen thực thụ --thì bạn chỉ có đang kết nạp,tích lũy vô số ác nghiệp. Như Padmasambhava nói, và điều nầy chúng ta đều nên có, là:

-Mặc dù Kiến ta bao la như bầu trời, mà hành động và niềm tôn kính đối với nhân quả nơi ta nhỏ nhiệm, vi tế như hạt bụi.

Ngay trong một hành giả Dzogchen cao cấp nhất, nỗi buồn niềm vui hy vọng sợ hải vẫn còn nổi lên như trước. Cái khác nhau giữa một người thường với một hành giả là cái cách họ nhìn cảm xúc của họ và phản ứng đối với những cảm xúc đó. Một người thường sẽ theo bản năng mà chấp nhận hay chối bỏ ngay những cảm xúc, và thế là khơi dậy ràng buộc hoặc chán ghét, kết quả là tích lũy thêm ác nghiệp. Nhưng một hành giả Dzogchen thì nhận ra mọi sự khởi lên trong trạng thái trong sáng tự nhiên của nó, không để cho sự chấp thủ khởi lên trong nhận thức của mình.

Dilgo Khientse Rinpoche mô tả một hành giả lang thang qua một khu vườn. Ông hoàn toàn tĩnh giác trước vẻ đẹp huy hoàng của những đóa hoa, thưởng thức màu sắc, hình dáng, mùi hương của chúng. Nhưng không có một dấu vết nào của sự bám víu ở nơi ông, hay bất cứ một hậu ý nào trong tâm. Như Dudjom Rinpoche nói:

-Bất cứ nhận thức gì khởi lên, bạn hãy nên làm như một đứa trẻ đi vào một ngôi chùa trang hoàng lộng lẫy. Nó nhìn mà sự bám víu tuyệt nhiên không đi vào nhận thức của nó. Cứ thế bạn để mọi sự ở nguyên trong trong trạng thái mới mẻ, tự nhiên, sống động,, vô nhiễm của nó. Khi bạn để mọi sự ở nguyên trạng thái nó, thì hình dáng nó không thay đổi, màu sắc không phai nhạt, vẻ sáng sủa của nó không biến mất. Bất cứ gì xãy đến không bị ô nhiểm bởi chấp thủ nào, bởi thế tất cả gì bạn thấy đều khởi lên như là trực giác trần tục của ( Rigpa ) Tâm bản nhiên, và vốn là sự bất khả phân của ánh sáng và hư không.

Sự hài lòng, tin tưởng, sự trong sáng khoáng đạt, sức mạnh và tính hài hước sâu xa, niềm xác tính khởi lên do sự trực nhận chánh kiến về Tâm bản nhiên, là kho tàng vĩ đại nhất của cuộc đời, là hạnh phúc tối thượng, mà một khi đã đạt đến, thì không có gì phá hủy, ngay cả cái chết.

Dilgo Rinpoche nói:

-Một khi bạn đã có chánh kiến, thì dù cho những nhận thức lừa dối của sinh tử vẫn còn khởi lên trong tâm, bạn vẫn như bầu trời: khi một cầu vòng xuất hiện trước mặt, nó cũng không lấy làm hãnh diện, mà khi mây mù xuất hiện, nó cũng không lấy làm buồn bực. Có một cảm giác sâu xa về sự hài lòng. Bên trong bạn cười thầm khi thấy mặt tiền của niết bàn và sinh tử. Chánh kiến làm cho bạn luôn luôn vui vẻ, một nụ cười hàm tiếu luôn nở trong tâm.

Duljom Rinpoche nói:

- Khi đã thanh lọc ảo tưởng lớn, bóng đen của tâm thức, thì tia sáng của mặt trời không bị ngăn bít cứ liên tục chiếu ra. (tr.218 - 237)

 

 IV. CÁI CHẾT CỦA SỰ SỐNG TỰ TẠI

 

1).- Hành Trì Cho Người Sắp Chết : (Tạng Thư Sống Chết)

Toàn thể thái độ của đạo Phật đối với lúc chết có thể tóm tắt trong đoạn thơ sau của Padmasambhava trong Tử Thư Tây Tạng:

Khi Trung Ấm chết xuất hiện

Tôi sẽ từ bỏ mọi chấp thủ, khát khao, lưu luyến

Thể nhập không tán loạn vào minh sát giáo lý

Và chiếu tâm tôi vào trong không gian của tự tánh vô  sanh

Khi xả cái thân do máu thịt tập hợp này

Tôi sẽ biết nó chỉ là phù du mộng huyễn.

Ðức Dalai Lama giải thích:

=Vào lúc chết, những thái độ ta đã quen thói từ lâu thường thắng lướt để hướng dẫn tái sanh. Cũng vì lý do nầy, sự chấp thủ mảnh liệt đối với tự ngã được phát sinh, vì người ta sợ tự ngã mình đang biến mất, Sự chấp thủ nầy là dây nối ở khoảng giữa hai đời sống. Ước muốn có một thân xác mới là cái nhân để tạo ra thân Trung Ấm.

Có ba pháp hành trì cho sự chết:

a)   Tốt nhất là an trú trong tự tánh tâm, hay gợi lên tâm yếu của sự tu tập.

b)   Kế tiếp pháp chuyển di tâm thức;

c)   Cuối cùng, dựa vào năng lực của cầu nguyện, sùng kính, nguyện lực và ân sủng của các bậc giác ngộ;

Những hành giả thượng tặng về Dzogchen đã hoàn toàn trực nhận tự tính tâm trong suốt đời họ, nên khi chết, họ chỉ cần tiếp tục an trú trong trạng thái Rigpa, khi làm cuộc chuyển tiếp qua sự chết.Họ không cần chuyển di tâm thức vào một vị Phật nào, hay cõi Phật nào, vì họ đã thực chứng tâm giác ngộ của chư Phật ngay trong chính họ. Cái chết đối với họ là giải thoát tối hậu--cao điểm của sự chứng đắc, tột đỉnh của một đời tu tập. Tử Thư Tây Tạng chỉ có vài lời nầy để nhắc nhở một hành giả như vậy :

-Bạch Ngài, bây giờ Ánh Sáng căn bản đã lố dạng. Hãy nhận ra, và an trú trong sự tu tập.

Người ta nói những người đã hoàn tất pháp tu Dzogchen thì chết như một hài nhi mới sanh, không một chút lo âu quan tâm về sự chết. Họ không cần quan tâm về chuyện họ chết lúc nào ở đâu, họ cũng không cần gì đến những lời dạy, chỉ dẫn, hay nhắc nhở.

Những hành giả trung bình hạng nhất thì chết như hành khất trên đường. Không ai để ý đến họ, không gì có thể quấy rầy họ. Vì họ đã tu tập vững vàng, nên tuyệt đối không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xung quanh. Họ có thể chết dễ dàng trong một bệnh viện bận rộn, hay ở nhà giữa một gia đình đang tranh chấp rộn ràng. (tr.309,10,317)

 

2). Tự Tại Khi Chết (Tự Gia Bảo)

 

Người tu thiền cốt yếu được sanh tử tự tại, khi còn sống cũng như khi chết mình hoàn toàn làm chủ. Muốn làm chủ khi chết, chính lúc còn sống mình phải làm chủ cả thể xác lẫn tâm hồn. Như Thiền sư Ðạo Giai nói: Muốn biết khi chết được tự tại không tự tại, chỉ xem hiện tại tự do chẳng tự do.

Tự do đây có nghĩa là mình làm chủ mình hoàn toàn, không phải tự do đối với xã hội. Ðối với danh vọng tài sắc...không quấy nhiểu được ta, đối với khổ vui sống chết... không phiền lụy đến ta, ta sống trong cuộc đời phồn tạp, mà vẫn không vướng bận, như cây bá hiên ngang đứng sừng sựng giữa trời.Trong khi sống tự tại như vậy đến lúc chết làm gì chẳng tự do. Tại sao được như vậy? Bởi vì chúng ta đã thấy rõ cái không sanh tử trong cái sanh tử, cái chơn thật nằm trong cái giả dối. Các Thiền sư vì sống với cái chơn thật nên không màng đến cái giả dối, sống với cái không sanh tử nên làm chủ được cái sanh tử. Chúng ta hãy xem cái chết của vài Thiền sư sau:

--Trước khi sắp tịch, Thiền sư Ðặng Ẩn Phong hỏi chúng Tôi thường thấy các vị tiền bối khi tịch hoặc ngồi hoặc nằm, có vị nào đứng tịch chăng? Chúng thưa: Có. Sư hỏi: Có vị nào đứng lộn ngược mà tịch chăng? Chúng thưa: Chưa từng thấy. Sư bèn lộn ngược mà tịch, nhưng y phục vẫn nguyên vẹn như đứng... (Ðặng Ẩn Phong là đệ tử của Mã Tổ).

--Vua Ðường Mục Tông sai Lưỡng Nhai Tăng Lục là Linh Phụ...đến thỉnh Thiền sư Vô Nghiệp về triều. Linh Phụ đến làm lễ thưa : Hoàng Thượng ân chỉ phen nầy chẳng giống lúc thường, xin Hoà Thượng thuận thiên tâm, không nên nói bịnh. Sư cười chúm chím nói: Bần đạo có đức gì làm phiền thế chủ. Mời Ngài đi trước tôi sẽ đi đường riêng. Sư bèn tắm gội, đến giữa đêm bảo đệ tử Huệ Âm v.v...: Các ngươi! Tánhthấy nghe hiểu biết cùng hư không đồng tuổi, chẳng sanh chẳng diệt, tất cả cảnh giới vốn tự không lặng, không một pháp có thật, người mê không hiểu bị cảnh làm lẫn, trôi lăn khôn cùng... Nói xong Sư ngồi yên thị tịch.(cũng đệ tử Mã Tổ)

--Ông Bàng Long Uẩn sắp tịch, bảo con gái là Linh Chiếu ra xem mặt trời đúng ngọ vô cho ông hay. Linh Chiếu ra xem, vào thưa : Mặt trời đã đúng ngọ mà có nguyệt thực. Ông ra cửa xem. Linh Chiếu lên tòa của ông ngồi kiết già chấp tay thị tịch. Ông vào xem thấy cười và nói: Con gái ta lanh lợi quá. Ông bèn chậm lại bảy ngày sau. Ðến ngày thứ bảy, Châu Mục Vu Công đến thăm, ông bảo: Chỉ mong các cái đều không, để đặt các cái không đều thật, khéo ở thế gian đều như bóng vang. Nói xong, ông nằm gối đầu trên gối Vu Công mà tịch (cũng đệ tử Mã Tổ).

--Thiền sư Lương giới Ðộng Sơn cạo tóc tắm gội xong, đắp y bảo chúng đánh chuông, giả từ chúng mà tịch. Ðại chúng khóc lóc mãi không dứt. Sư mở mắt bảo: Người xuất gia tâm chẳng dính mắt nơi vật là tu hành chân chánh. Sống nhọc thích chết, thương xót có ích lợi gì? Sư bảo chủ sự sắm trai ngu si để cúng dường. Chúng vẫn quyến luyến quá, kéo dài đến ngày thứ bảy. Khi thọ trai, Sư cũng theo chúng thọ. Thọ trai xong, Sư bảo chúng : Tăng già vô sự, sắp đến giờ ra đi, chớ làm ồn náo. Sư vào trượng thất ngồi yên tịch (Sư dệ tử Vân Nham).

--Chỉ Y Ðạo Giả đến tham vấn Tào Sơn Bổ Tịch. Tào Sơn hỏi : Ðâu chẳng phải Chỉ Y Ðạo Giả ư? Ðạo Giả thưa: Chả dám. Tào Sơn hỏi: Thế nào là việc của Chỉ Y? Ðạo Giả thưa: Chiếc áo cừu vừa khoát ngoài thân, muôn pháp thảy đều như. Tào Sơn hỏi :Thế nào là dụng của Chỉ Y? Ðạo Giả lại gần: Dạ! liền đứng tịch. Tào Sơn bảo: Ngươi chỉ giỏi đi thế ấy, sao chẳng giỏi đến thế ấy. Ðạo Giả mở mắt hỏi: Một chơn tánh linh khi chẳng nương bào thai thì thế nào? Tào Sơn bảo: Chưa phải diệu. Ðạo Giả hỏi: Thế nào là diệu? Tào Sơn bảo: Chẳng mượn! mượn! Ðạo Giả trân trọng liền tịch (Ðệ tử Ðộng Sơn).

--Một hôm Phổ Hóa ở trong chợ đến một người xin chiếc áo dài, mọi ngườI đều cho, Phổ Hóa đều chẳng nhận. Lâm Tế dạy Viện Chủ mua chiếc quan tài. Phổ Hóa về đến, Lâm Tế bảo: Tôi đã vì ông sắm chiếc áo dài rồi. Phổ Hóa liền tự vác đi. Phổ Hóa đi quanh phố chợ rao: Lâm Tế cho tôi chiếc áo dài rồi, tôi sang cửa Ðông tịch. Người trong chợ đua nhau đến xem. Phổ Hóa bảo: Tôi ngày nay chưa tịch, ngày mai sang cửa Nam mới tịch. Như thế đến ba ngày mọi người đều chẳng tin. Ðến ngày thứ tư không ai theo xem, một mình Phổ Hóa tự chung vô quan tài, nhờ người đi đường đậy nắp lại. Tin truyền đi mọi người trong chợ đua nhau đến dở quan tài xem,không thấy thi hài Phổ Hóa đâu, chỉ nghe trong hư không tiếng mỏ xa dần, xa dần rồi mất (Ðệ tử Bàn Sơn).

--Thiền sư Thiện Chiêu bị Y Lý Hầu ba phen thỉnh trụ trì chùa Thừa Thiên mà Sư không đi. Sứ giả bị phạt. Y Lý Hầu lại sai sứ đi phen nữa. Sứ giả đến thưa: Quyết thỉnh thầy đồng đi, nếu thầy không đi tôi liền chết mà thôi. Sư cười bảo : Bởi nghiệp già bịnh không thể xuống núi, giả sử đi có trước sau, tại sao quyết đồng? Sứ giả thưa: Thầy chịu đi thì trước sau tùy lựa chọn. Bảo chúng sữa soạn xong, Sư gọi chúng lại nói : Lão tăng đi có người nào theo được? Có vị tăng thưa : Con theo được. Sư hỏi: một ngày ngươi đi được bao nhiêu dặm. Tăng thưa: Năm mươi dặm. Sư bảo: Ngươi theo ta chẳng được. Lại có vị ra thưa : Con theo được. Sư hỏi: một ngày ngươi đi được bao nhiêu dặm? Tăng thưa: Bảy mươi dặm. Sư bảo, ngươi theo ta cũng chẳng được. Thị giả ra thưa, con theo được, Hòa Thượng đến đâu con đến đó. sư bảo, ngươi theo lão tăng được. Nói xong, Sư bảo thị giả, ta đi trước nghe! Sư dừng lại rồi tịch. Thị giả đứng khoanh tay tịch theo. (Sư đệ tử Thiền sư Tĩnh Niệm dòng Lâm Tế)

Tạm dẫn bấy nhiêu đó cũng khá rườm rà rồi. Tuy nhiên đối với các Thiền sư có những cái kỳ đặc. Song đây chẳng phải quan trọng, vì là diệu dụng. Cái quan trọng nhất trong nhà thiền là sống được tánh giác của mình, nó mới là bản thể. Bản thể là cái gốc, diệu dụng là cái ngọn. chỉ lo không bám được gốc, đừng sợ mất ngọn. Khi sống được với thể giác rồi thì mỗi hành động nào cũng là thần thông diệu dụng cả. Ông Bàng Long Uẩn với kệ:

  Dịch

Nhật dụng vô biệt sự: Hàng ngày không việc khác

Duy ngộ tự ngẫu hài: Chỉ tôi tự biết hay

Ðầu đầu phi thủ xả: Vật vật chẳng lấy bỏ

Xứ xứ vật trương oai: Chỗ chỗ nào trái bày

Châu tử thùy vi hiệu: Ðỏ tía gì làm hiệu

Khưu sơn tuyệt điểm ai: Núi gò bặt trần ai

Thần thông tịnh diệu dụng: Thần thôngcùng diệu dụng

Vận thủy cập ban sài: Gánh nước bửa củi tài

Thần thông ở đây là gánh nước bửa củi,vì mọi hành động ấy đều từ thể giác phát xuất. Chúng ta lại nghe một bà già trình thần thông.

Thiền sư Nam Tuyền, Quý Tông, Ma Cốc đi hành cước đến một cái quán của bà lão. Quý vị kêu bà đem trà, bà bảo: Quý thầy trình thần thông rồi sẽ uống trà.

Quý vị đưa mắt nhìn nha. Bà bảo: Quý thầy xem già nầy trình thần thông. Bà liền tay cầm bình trà, tay bưng chung trà, nghiên rót vào chung để xuống. Quả là thần thông trong hành động, đừng nghĩ thăng thiên độn thổ mới là thần thông. Bởi bất cứ một tác động nào lưu xuất từ bản thể đều là diệu dụng, khổ nỗi người ta hiện giờ chỉ trọng thần thông diệu dụng mà quên bản thể. Vì thế nên dễ lạc vào đường tà, chính quỉ thần vẫn được ngũ thông,làm sao giản trạch được đâu tà đâu chánh. Chỉ một bề trở về tánh giác là muôn đời không lầm.

Tóm lại diệu dụng của người tu thiền tông là nhận ra tánh giác của chính mình, tánh giác nầy không sanh không diệt không tướng mạo mà hằng giác. Bởi hằng giác nên chẳng phải không, không tướng mạo nên chẳngphải có. Sống được với tánh giác là thoát ly sanh tử, tuổi thọ tánh giác đồng với hư không. Cho nên trong kinh nói tuổi thọ của Phật không biết bao nhiêu tính kể. Ðạt được tuổi thọ vô lượng vô biên ấy, còn gì hạnh phúc bằng, còn gì quí bằng. Sống vớicái vĩnh cữu chẳng sanh chẳngdiệt nầy, mới thực là đến chỗ chân thật tuyệt đối. Còn có gì ở thế gian có thể so sánh với tánh giác. Tánh giác nầy mới thực ta (Chơn Ngả), tánh giác không bao giờ mất (Chơn thường), tánh giác là chơn thực hạnh phúc (Chơn lạc), tánh giác không có gì ô nhiễm được (Chơn tịnh). Sống đến chỗ chơn ngã, chơn thường, chơn lạc, chơn tịnh nầy, mới là điểm cứu cánh của thiền tông.

Trong khi trở về cái chơn thật thì mọi cái giả dối giảm thiểu khả năng lôi cuốn chúng ta. Từ từ ta làm chủ lại chúng ta,điều khiển chúng theo chỗ muốn của chúng ta.

Mọi khổ đau buồn thảm tự suy thoái, không còn là điều quan trọng đối với chúng ta nữa. Với cái thân giả tạm, cái vọng tưởng hư ảo sắc trần không hoa nầy, còn nghị lực gì trói buộc chúng ta được. Bởi thấy được ông chủ thật sự của mình, mọi khách trần là trò đùa, nên Thiền sư tự tại ra đi (tr.339-344). 

 

---o0o---

Mục Lục

Phần 1: Chương  123 | 4 | 5

Phần 2: Chương 1 | 2 | 3 Kết luận & phụ trang 

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---

Trình bày: Diệu Tường - Cát Tường
Cập nhật : 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Trá Phóng bテケi sự ảnh hưởng của phật giáo trong tang Thương dáng chợ quê xây nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu lÃ Æ m Sống nhung hinh anh dang nho tai khoa tu mua he 2013 tÃ Æ yếu Hải Chuyến Nguyên nhân phân phái đầu tiên trong câu chuyện về niệm phật và cầu 3 người đời vui buồn trong được mất Kinh dien Thủ Trò nen cung tat nien nhu the nao Phát xuat thé phụ Phật giáo dam tang am Ð Ñ Ñ Ð Ð Ð húy Phà Štổ sư nguyên thiều với hành tung và thi Bí quyết để sống vui sống khỏe Macchabée mãi tri ân người Không phải là lời của Phật thuc giao phap thoi luan khong bien ho hay tien doan An chay CÒn Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá lÃÅ Sự giác ngộ dễ thương duyen Chánh niệm có lợi cho cả thân và tâm phan ung cua phat giao truoc cuoc tranh cu tong ngà chùa Ông ç giao nghia trá THICH cả chùa tượng sơn chua khai tuong