Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 18

Quyển Thứ 436

Hội Thứ Hai

Phẩm Thanh Tịnh

Thứ 40

 

Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu ?

Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy.

Xá Lợi Tử nói : Những gì rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Sắc rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu; thọ tưởng hành thức rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu. Nhãn xứ cho đến ý xứ rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu. Sắc xứ cho đến pháp xứ rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu. Nhãn giới cho đến ý giới rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu. Sắc giới cho đến pháp giới rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu.

Bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rốt ráo. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu.

Như vậy cho đến Như Lai mười lực, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu.

Các Bồ tát Ma ha tát rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu.

Chư  Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu. Nhất thiết trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là thẳm sâu.

Khi ấy, Xá Lợi Tử  thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng ?

Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy.

Xá Lợi Tử nói : Những gì rốt ráo tịnh nên nói pháp thanh tịnh rất là rõ ràng ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Bát nhã Ba la mật đa rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng. Cho đến bố thí Ba la mật đa rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng. Như vậy cho đến nhất thiết trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Pháp này thanh tịnh chẳng chuyển chẳng nối ?

Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy.

Xá Lợi Tử nói : Những gì rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh chẳng chuyển chẳng nối ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Sắc chẳng chuyển chẳng nối rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh chẳng chuyển chẳng nối; thọ tưởng hành thức chẳng chuyển chẳng nối rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh chẳng chuyển chẳng nối. Như vậy cho đến nhất thiết trí chẳng chuyển chẳng nối rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh chẳng chuyển chẳng nối; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng chuyển chẳng nối rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh chẳng chuyển chẳng nối.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm ?

Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy.

Xá Lợi Tử nói : Những gì rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Sắc rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm; thọ tưởng hành thức rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm. Như vậy cho đến nhất thiết trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Pháp này thanh tịnh bản tánh sáng sạch ?

Phật nói : Như  vậy, rốt ráo tịnh vậy.

Xá Lợi Tử nói : Những gì rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh sáng sạch ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Sắc rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh sáng sạch; thọ tưởng hành thức rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh sáng sạch. Như vậy cho đến nhất thiết trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh sáng sạch; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh sáng sạch.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán ?

Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy.

Xá Lợi Tử nói : Những gì rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Sắc bản tánh không rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán; thọ tưởng hành thức bản tánh không rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán. Như vậy cho đến nhất thiết trí bản tánh không rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bản tánh không rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Pháp này thanh tịnh không sanh không xuất hiện ?

Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy.

Xá Lợi Tử nói : Những gì rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh không sanh không xuất hiện ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Sắc không sanh không hiển rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh không sanh không xuất hiện; thọ tưởng hành thức không sanh không hiển rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh không sanh không xuất hiện. Như vậy cho đến nhất thiết trí không sanh không hiển rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh không sanh không xuất hiện; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không sanh không hiển rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh không sanh không xuất hiện.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Pháp này thanh tịnh chẳng sanh cõi Dục, chẳng sanh cõi Sắc, chẳng sanh cõi Vô sắc ?

Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy.

Xá Lợi Tử nói : Vì sao pháp này thanh tịnh chẳng sanh cõi Dục, chẳng sanh cõi Sắc, chẳng sanh cõi Vô sắc ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Ba cõi tự tánh bất khả đắc, nên nói pháp này thanh tịnh chẳng sanh cõi Dục, chẳng sanh cõi Sắc, chẳng sanh cõi Vô sắc.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Pháp này thanh tịnh bản tánh vô tri ?

Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy.

Xá Lợi Tử nói : Vì sao pháp này thanh tịnh bản tánh vô tri ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Vì tất cả pháp bản tánh lụt chậm nên pháp này thanh tịnh bản tánh vô tri.

Xá Lợi Tử nói : Những gì bản tánh vô tri nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh vô tri ?

Phật nói : Xá Lợi Tử ! Sắc bản tánh vô tri, vì tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh vô tri. Thọ tưởng hành thức bản tánh vô tri, vì tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh vô tri. Như vậy cho đến nhất thiết trí bản tánh vô tri, vì tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh vô tri. Ðạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bản tánh vô tri, vì tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh vô tri.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Tất cả pháp bản tánh thanh tịnh nên pháp này thanh tịnh ?

Phật nói : Như vậy, tất cả pháp rốt ráo tịnh vậy. Xá Lợi Tử nói : Vì sao tất cả pháp bản tánh thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh ? Phật nói : Xá Lợi Tử ! Vì tất cả pháp bất khả đắc bản tánh thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Bát nhã Ba la mật đa như thế đối Nhất thiết tướng trí không ích không tổn ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Xá Lợi Tử nói : Vì sao Bát nhã Ba la mật đa đối nhất thiết tướng trí không ích không tổn ? Phật nói : Xá Lợi Tử ! Vì pháp tánh thường trụ, nên Bát nhã Ba la mật đa như thế đối Nhất thiết tướng trí không ích không tổn.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Bát nhã Ba la mật đa như thế bản tánh thanh tịnh, đối tất cả pháp không sở chấp thọ ? Phật nói : Như vậy, vì tất cả pháp rốt ráo tịnh vậy. Xá Lợi Tử nói : Vì sao Bát nhã Ba la mật đa bản tánh thanh tịnh, đối tất cả pháp không sở chấp thọ ? Phật nói : Xá Lợi Tử ! Pháp giới yên lặng không lay động nên Bát nhã Ba la mật đa như thế bản tánh thanh tịnh, đối tất cả pháp không sở chấp thọ.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên sắc thọ tưởng hành thức thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên sắc thọ tưởng hành thức thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã vô sở hữu nên sắc thọ tưởng hành thức cũng vô sở hữu là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên nhãn xứ cho đến ý xứ thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nân nhãn xứ cho đến ý xứ thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã vô sở hữu nên nhãn xứ cho đến ý xứ cũng vô sở hữu là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên sắc xứ cho đến pháp xứ thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên sắc xứ cho đến pháp xứ thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã vô sở hữu nên sắc xứ cho đến pháp xứ cũng vô sở hữu là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên nhãn giới cho đến ý giới thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên nhãn giới cho đến ý giới thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã vô sở hữu nên nhãn giới cho đến ý giới cũng vô sở hữu là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên sắc giới cho đến pháp giới thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên sắc giới cho đến pháp giới thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã vô sở hữu nên sắc giới cho đến pháp giới cũng vô sở hữu là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã vô sở hữu nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng vô sở hữu là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa  thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa  thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã vô sở hữu nên bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa cũng vô sở hữu là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên nội không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên nội không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã vô sở hữu nên nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng vô sở hữu là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã vô sở hữu nên bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi cũng vô sở hữu là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã vô sở hữu nên Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô sở hữu là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã tự tướng không, nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng tự tướng không, là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã thanh tịnh nên nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Ngã vô tướng vô đắc, vô niệm vô tri nên nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng vô tướng vô đắc, vô niệm vô tri làrốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Hai thanh tịnh nên vô đắc vô hiện quán ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói hai thanh tịnh nên vô đắc vô hiện quán là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Khởi ra điên đảo, vì nhiễm tịnh không có vậy, nên vô đắc vô hiện quán.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên sắc thọ tưởng hành thức cũng vô biên ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên sắc thọ tưởng hành thức cũng vô biên là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Vì rốt ráo không, vô tế không nên là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên nhãn xứ cho đến ý xứ cũng vô biên ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên nhãn xứ cho đến ý xứ cũng vô biên là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Vì rốt ráo không, vô tế không nên là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên sắc xứ cho đến pháp xứ cũng vô biên ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên sắc xứ cho đến pháp xứ cũng vô biên là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Vì rốt ráo không, vô tế không nên là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên nhãn giới cho đến ý giới cũng vô biên ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên nhãn giới cho đến ý giới cũng vô biên là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Vì rốt ráo không, vô tế không nên là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên sắc giới cho đến pháp giới  cũng vô biên ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên sắc giới cho đến pháp giới cũng vô biên là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Vì rốt ráo không, vô tế không nên là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng vô biên ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng vô biên là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Vì rốt ráo không, vô tế không nên là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Vì rốt ráo không, vô tế không nên là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi cũng vô biên ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi cũng vô biên là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Vì rốt ráo không, vô tế không nên là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô biên ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô biên là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Vì rốt ráo không, vô tế không nên là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng vô biên ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng vô biên là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Vì rốt ráo không, vô tế không nên là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng vô biên ? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng vô biên là rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Vì rốt ráo không, vô tế không nên là rốt ráo tịnh.

Bạch Thế Tôn ! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng giác như thế đấy là Bát nhã Ba la mật đa? Phật nói : Như vậy, rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn ! Duyên nào mà nói nếu Bồ tát Ma ha tát năng giác như thế đấy là Bát nhã Ba la mật đa tức rốt ráo tịnh ? Thiện Hiện ! Nhờ đấy năng thành đạo tướng trí vậy.

Bạch Thế Tôn ! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, khởi nghĩ như vầy :

Sắc chẳng biết sắc, thọ chẳng biết thọ, tưởng chẳng biết tưởng, hành chẳng biết hành, thức chẳng biết thức. Nhãn xứ chẳng biết nhãn xứ, cho đến ý xứ chẳng biết ý xứ. Sắc xứ chẳng biết sắc xứ, cho đến pháp xứ chẳng biết pháp xứ. Nhãn giới chẳng biết nhãn giới, cho đến ý giới chẳng biết ý giới. Sắc giới chẳng biết sắc giới, cho đến pháp giới chẳng biết pháp giới. Nhãn thức giới chẳng biết nhãn thức giới, cho đến ý thức giới chẳng biết ý thức giới.

Pháp quá khứ chẳng biết pháp quá khứ. Pháp vị lai chẳng biết pháp vị lai. Pháp hiện tại chẳng biết pháp hiện tại.

Bố thí Ba la mật đa chẳng biết bố thí Ba la mật đa, cho đến bát nhã Ba la mật đa chẳng biết bát nhã Ba la mật đa. Nội không chẳng biết nội không, cho đến vô tánh tự tánh không chẳng biết vô tánh tự tánh không.

Bốn niệm trụ chẳng biết bốn niệm trụ, cho đến tám thánh đạo chi chẳng biết tám thánh đạo chi. Như Lai mười lực chẳng biết Như Lai mười lực, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng biết mười tám pháp Phật bất cộng.

Nhất thiết trí chẳng biết nhất thiết trí, đạo tướng trí chẳng biết đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng biết nhất thiết tướng trí. Bồ tát Ma ha tát này đã đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề trụ nhóm chánh định ?

Phật nói : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.

Bấy giờ, Thiên Ðế Thích hỏi Thiện Hiện rằng : Bạch Ðại đức ! Làm sao biết được các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi ra chấp trước ?

Thiện Hiện đáp rằng : Kiều Thi Ca ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa không phương tiện khéo léo nên khởi tưởng tự tâm. Khởi tưởng bố thí, khởi tưởng bố thí Ba la mật đa. Khởi tưởng tịnh giới, khởi tưởng tịnh giới Ba la mật đa. Khởi tưởng tinh tiến, khởi tưởng tinh tiến Ba la mật đa. Khởi tưởng tĩnh lự, khởi tưởng tĩnh lự Ba la mật đa. Khởi tưởng bát nhã, khởi tưởng bát nhã Ba la mật đa.

Khởi tưởng nội không, khởi tưởng ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. Khởi tưởng bốn niệm trụ, khởi tưởng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Khởi tưởng Như Lai mười lực, khởi tưởng bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Khởi tưởng nhất thiết trí; khởi tưởng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Khởi tưởng chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khởi tưởng các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Khởi tưởng ở chỗ Phật trồng căn lành. Khởi tưởng đem căn lành đã trồng như thế nhóm hợp cân lường, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng giác.

Kiều Thi Ca ! Do đấy biết được các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi ra chấp trước.

Kiều Thi Ca ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này, bởi bị chấp trước đây ràng buộc nên chẳng năng tu hành vô trước Bát nhã Ba la mật đa, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao ?

Kiều Thi Ca ! Chẳng phải bản tánh sắc khá năng hồi hướng, chẳng phải bản tánh thọ tưởng hành thức khá năng hồi hướng. Cho đến chẳng phải bản tánh nhất thiết trí khá năng hồi hướng; chẳng phải bản tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khá năng hồi hướng.

Lại nữa, Kiều Thi Ca ! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng kẻ hữu tình khác, nên quán thật tánh các pháp bình đẳng, tùy đấy tác ý chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng các hữu tình khác, là khởi lời này :

Các ngươi thiện nam tử, thiện nữ nhân, khi tu hành bố Thiên Ðế Thích Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng hành thí. Khi tu hành tịnh giới Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng trì giới. Khi tu hành an nhẫn Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng tu nhẫn. Khi tu hành tinh tiến Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng tinh tiến. Khi tu hành tĩnh lự Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng vào định. Khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng tập huệ.

Khi hành nội không chẳng nên phân biệt ta trụ nội không. Khi hành ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng nên phân biệt ta năng trụ ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.

Khi tu bốn niệm trụ chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn niệm trụ. Khi tu bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi, chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi.

Khi tu Như Lai mười lực chẳng nên phân biệt ta năng tu Như Lai mười lực. Khi tu bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Khi tu nhất thiết trí chẳng nên phân biệt ta năng tu nhất thiết trí. Khi tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng nên phân biệt ta năng tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Khi tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng nên phân biệt ta năng tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Kiều Thi Ca ! Các Bồ tát Ma ha tát muốn đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng kẻ hữu tình khác, nên chỉ hiện khuyên dẫn khen gắng vui mừng các hữu tình khác như thế. Nếu Bồ tát Ma ha tát đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề kia, năng chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng kẻ hữu tình khác như thế, đối mình không tổn cũng chẳng tổn người, như đã được các Ðức Như Lai bằng lòng hứa cho chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng các hữu tình vậy.

Kiều Thi Ca ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, nêu năng chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng các hữu tình tới Bồ tát thừa ấy, bèn năng xa lìa tất cả chấp trước.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng : Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, ấy là đối các pháp hai tưởng chuyển chăng ?

Thiện Hiện đáp rằng : Xá Lợi Tử ! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, ấy chẳng khởi nghĩ này : Ta năng hành thí, hành thí như vậy. Ta năng trì giới, trì giới như vậy. Ta năng tu nhẫn, tu nhẫn như vậy. Ta năng tinh tiến, tinh tiến như vậy. Ta năng vào định, vào định như vậy. Ta năng tập huệ, tập huệ như vậy.

Ta năng trồng phước, trồng phước như vậy. Ta năng vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh, vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh như vậy. Ta năng nghiêm tịnh cõi Phật, nghiêm tịnh cõi Phật như vậy. Ta năng thành thục hữu tình, thành thục hữu tình như vậy. Ta năng sẽ được Nhất thiết tướng trí, sẽ được Nhất thiết tướng trí như vậy.

Xá Lợi Tử ! Bồ tát Ma ha tát này tu hành Bát nhã Ba la mật đa, vì có phương tiện khéo léo nên không tất cả phân biệt như vậy thảy. Bởi thông đạt nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, nhất thiết pháp không, tự cộng tướng không vậy.

Xá Lợi Tử ! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa có phương tiện khéo léo, nên không sở chấp trước.

Bấy giờ, Thiên Ðế Thích hỏi Thiện Hiện rằng : Bạch Ðại đức ! Làm sao biết được các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi ra chấp trước ?

Thiện Hiện đáp rằng : Kiều Thi Ca ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa không phương tiện khéo léo nên khởi tưởng tự tâm. Khởi tưởng bố thí, khởi tưởng bố thí Ba la mật đa. Khởi tưởng tịnh giới, khởi tưởng tịnh giới Ba la mật đa. Khởi tưởng tinh tiến, khởi tưởng tinh tiến Ba la mật đa. Khởi tưởng tĩnh lự, khởi tưởng tĩnh lự Ba la mật đa. Khởi tưởng bát nhã, khởi tưởng bát nhã Ba la mật đa.

Khởi tưởng nội không, khởi tưởng ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. Khởi tưởng bốn niệm trụ, khởi tưởng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Khởi tưởng Như Lai mười lực, khởi tưởng bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Khởi tưởng nhất thiết trí; khởi tưởng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Khởi tưởng chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khởi tưởng các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Khởi tưởng ở chỗ Phật trồng căn lành. Khởi tưởng đem căn lành đã trồng như thế nhóm hợp cân lường, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng giác.

Kiều Thi Ca ! Do đấy biết được các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi ra chấp trước.

Kiều Thi Ca ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này, bởi bị chấp trước đây ràng buộc nên chẳng năng tu hành vô trước Bát nhã Ba la mật đa, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao ?

Kiều Thi Ca ! Chẳng phải bản tánh sắc khá năng hồi hướng, chẳng phải bản tánh thọ tưởng hành thức khá năng hồi hướng. Cho đến chẳng phải bản tánh nhất thiết trí khá năng hồi hướng; chẳng phải bản tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khá năng hồi hướng.

Lại nữa, Kiều Thi Ca ! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng kẻ hữu tình khác, nên quán thật tánh các pháp bình đẳng, tùy đấy tác ý chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng các hữu tình khác, là khởi lời này :

Các ngươi thiện nam tử, thiện nữ nhân, khi tu hành bố Thiên Ðế Thích Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng hành thí. Khi tu hành tịnh giới Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng trì giới. Khi tu hành an nhẫn Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng tu nhẫn. Khi tu hành tinh tiến Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng tinh tiến. Khi tu hành tĩnh lự Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng vào định. Khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên phân biệt ta năng tập huệ.

Khi hành nội không chẳng nên phân biệt ta trụ nội không. Khi hành ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng nên phân biệt ta năng trụ ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.

Khi tu bốn niệm trụ chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn niệm trụ. Khi tu bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi, chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi.

Khi tu Như Lai mười lực chẳng nên phân biệt ta năng tu Như Lai mười lực. Khi tu bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Khi tu nhất thiết trí chẳng nên phân biệt ta năng tu nhất thiết trí. Khi tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng nên phân biệt ta năng tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Khi tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng nên phân biệt ta năng tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Kiều Thi Ca ! Các Bồ tát Ma ha tát muốn đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng kẻ hữu tình khác, nên chỉ hiện khuyên dẫn khen gắng vui mừng các hữu tình khác như thế. Nếu Bồ tát Ma ha tát đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề kia, năng chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng kẻ hữu tình khác như thế, đối mình không tổn cũng chẳng tổn người, như đã được các Ðức Như Lai bằng lòng hứa cho chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng các hữu tình vậy.

Kiều Thi Ca ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, nêu năng chỉ hiện khuyên dẫn, khen gắng vui mừng các hữu tình tới Bồ tát thừa ấy, bèn năng xa lìa tất cả chấp trước.

Bấy giờ, Thế Tôn khen Thiện Hiện rằng : hay thay hay thay ! Ngươi nay khéo hay vì các Bồ tát nói tướng chấp trước, khiến các thiện nam tử thiện nữ nhân tới Ðại thừa lìa tướng chấp trước, tu các hạnh Bồ tát Ma ha tát.

Thiện Hiện ! Lại còn có các chấp trước nhỏ nhiệm này nữa sẽ vì ngươi nói, ngươi nên lóng nghe rất khéo suy nghĩ.

Thiện Hiện thưa rằng : Cúi xin nói cho, chúng tôi muốn nghe.

Phật nói : Thiện Hiện ! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, muốn tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hoặc đối Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác nhớ nghĩ lấy tướng đều là chấp trước. Hoặc đối công đức vô trước của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quá khứ vị lai hiện tại, từ sơ phát tâm cho đến pháp trụ có bao căn lành nhớ nghĩ lấy tướng. Ðã nhớ nghĩ rồi thâm tâm tùy hỷ. Ðã tùy hỷ rồi, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhớ nghĩ lấy tướng tất cả như thế đều gọi chấp trước.

Hoặc đối tất cả đệ tử Như Lai và hữu tình khác đã tu thiện pháp nhớ nghĩ lấy tướng, thâm tâm tùy hỷ. Ðã tùy hỷ rồi cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tất cả như thế cũng gọi chấp trước. Vì cớ sao ?

Thiện Hiện ! Ðối các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các đệ tử hoặc hữu tình khác công đức căn lành, chẳng nên lấy tướng nhớ nghĩ phân biệt, vì các lấy tướng ấy đều hư vọng vậy.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Bát nhã Ba la mật đa như vậy rất là thẳm sâu. Phật nói : Như thế, vì tất cả pháp bản tánh lìa vậy.

Bạch Thế Tôn ! Bát nhã Ba la mật đa như vậy đều nên kính lễ. Phật nói : Như thế, vì công đức nhiều vậy. Nhưng Bát nhã Ba la mật đa đây vô tạo vô tác, không kẻ năng chứng.

Bạch Thế Tôn ! Tất cả pháp tánh chẳng thể chứng giác ?

Phật nói : Như thế, vì tất cả pháp bản tánh duy nhất, năng chứng sở chứng bất khả đắc vậy. Thiện Hiện phải biết : Các pháp nhất tánh tức là vô tánh. Các pháp vô tánh tức là nhất tánh. Như vậy các pháp nhất tánh vô tánh là bản tánh thật. Bản thật tánh đây vô tạo vô tác.

Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng như thật biết các sở hữu pháp nhất tánh vô tánh vô tạo vô tác thời năng xa lìa được tất cả chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Bát nhã Ba la mật đa như thế khó nỗi giác biết.

Phật nói : Như vậy, bởi Bát nhã Ba la mật đa đây không kẻ năng thấy, không kẻ năng nghe, không kẻ năng giác, không kẻ năng tri, vì lìa chứng tướng vậy.

Bạch Thế Tôn ! Bát nhã Ba la mật đa như thế bất khả tư nghì.

Phật nói : Như vậy, bởi Bát nhã Ba la mật đa đây chẳng thể đem tâm lấy, vì lìa tâm tướng vậy. Chẳng thể đem sắc cho đến thức lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem nhãn cho đến ý lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem sắc cho đến pháp lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem nhãn thức cho đến ý thức lấy, vì lìa tướng kia vậy.

Chẳng thể đem bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem nội không cho đến vô tánh tự tánh không lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem tất cả pháp lấy, vì lìa tướng kia vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng từ sắc sanh, cho đến chẳng từ tất cả pháp sanh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Bát nhã Ba la mật đa như thế không bị tạo tác ?

Phật nói : Như vậy, vì các tác giả bất khả đắc vậy. Thiện Hiện ! Sắc bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc, thọ tưởng hành thức bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc. Cho đến tất cả pháp bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc.

Thiện Hiện ! Do các tác giả và sắc thảy pháp bất khả đắc nên Bát nhã Ba la mật đa như thế không bị tạo tác.

 

 

Hội Thứ Hai

Phẩm Không Nêu Cờ

Thứ  41 – 1

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Làm sao Bồ tát Ma ha tát nên hành Bát nhã Ba la mật đa ?

Phật nói : Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu chẳng hành sắc là hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng hành thọ tưởng hành thức là hành Bát nhã Ba la mật đa. Cho đến chẳng hành nhất thiết trí là hành Bát nhã Ba la mật đa; chẳng hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Chẳng hành sắc hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng hành thọ tưởng hành thức hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa. Như vậy cho đến chẳng hành nhất thiết trí hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa; chẳng hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Chẳng hành sắc hoặc vui hoặc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng hành thọ tưởng hành thức hoặc vui hoặc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa. Như vậy cho đến chẳng hành nhất thiết trí hoặc vui hoặc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa; chẳng hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc vui hoặc khổ là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Chẳng hành sắc hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng hành thọ tưởng hành thức hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa. Như vậy cho đến chẳng hành nhất thiết trí hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa; chẳng hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Chẳng hành sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng hành thọ tưởng hành thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Như vậy cho đến chẳng hành nhất thiết trí hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa; chẳng hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao ?

Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa hãy chẳng thấy sắc thọ tưởng hành thức, huống thấy sắc thọ tưởng hành thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Như vậy cho đến hãy chẳng thấy nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; huống thấy nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng hành sắc viên mãn, chẳng hành sắc chẳng viên mãn là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức viên mãn, chẳng hành thọ tưởng hành thức chẳng viên mãn là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Như vậy cho đến chẳng hành nhất thiết trí viên mãn, chẳng hành nhất thiết trí chẳng viên mãn là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí viên mãn, chẳng hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng viên mãn là hành Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao ?

Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa hãy chẳng thấy chẳng đắc sắc thọ tưởng hành thức, huống thấy huống đắc sắc thọ tưởng hành thức hoặc viên mãn hoặc chẳng viên mãn.

Như vậy cho đến hãy chẳng thấy chẳng đắc nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; huống thấy huống đắc nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc viên mãn hoặc chẳng viên mãn.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác rất lạ, khéo vì các thiện nam tử thiện nữ nhân Ðại thừa, tuyên nói tướng chấp trước chẳng chấp trước.

Phật nói : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác khéo vì các thiện nam tử thiện nữ nhân Ðại thừa, tuyên nói tướng chấp chấp trước chẳng chấp trước.

 Lại nữa, Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng hành sắc hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Chẳng hành nhãn cho đến ý hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành sắc cho đến pháp hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhãn thức cho đến ý thức hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Chẳng hành bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Chẳng hành nội không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Như vậy cho đến chẳng hành Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Chẳng hành quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề, hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng hành tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hoặc chấp trước hoặc chẳng chấp trước là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa như thế, như thật biết rõ sắc không tướng chấp trước chẳng chấp trước. Thọ tưởng hành thức cũng không tướng chấp trước chẳng chấp trước. Như vậy cho đến như thật biết rõ tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát không tướng chấp trước chẳng chấp trước, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng không tướng chấp trước chẳng chấp trước.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Pháp tánh thẳm sâu rất là hiếm có, hoặc nói hoặc chẳng nói đều chẳng tăng chẳng giảm.

Phật nói : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Pháp tánh thẳm sâu rất là hiếm có, hoặc nói hoặc chẳng nói đều không tăng giảm.

Thiện Hiện ! Giả sử Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác trụ hết thọ lượng khen chê hư không, mà hư không kia không tăng không giảm. Pháp tánh thẳm sâu cũng lại như thế, hoặc nói chẳng nói đều không tăng giảm.

Thiện Hiện ! Ví như huyễn sĩ, với khi khen chê không tăng không giảm, cũng không buồn vui. Pháp tánh thẳm sâu cũng lại như thế, hoặc nói chẳng nói như bản không khác.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Các Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa là việc rất khó. Nghĩa là Bát nhã Ba la mật đa đây nếu tu chẳng tu không tăng không giảm, không buồn không vui, không thuận không trái, mà siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa như thế, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thường không quay lui. vì cớ sao ? Bạch Thế Tôn ! Các Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa như tu hư không đều vô sở hữu.

Bạch Thế Tôn ! Như trong hư không không sắc khá rõ, không thọ tưởng hành thức khá rõ. Không nhãn xứ khá rõ, không nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ khá rõ. Không sắc xứ khá rõ, không thanh hương vị xúc pháp xứ khá rõ. Không nhãn giới khá rõ, không nhĩ tỷ thiệt thân ý giới khá rõ. Không sắc giới khá rõ, không thanh hương vị xúc pháp giới khá rõ. Không nhãn thức giới khá tõ, không nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới khá rõ.

Không bố thí Ba la mật đa khá rõ; không tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa khá rõ. Không nội không khá rõ, không ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không khá rõ. Không bốn niệm trụ khá rõ, không bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi khá rõ.

Như vậy cho đến không Như Lai mười lực khá rõ, không bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng khá rõ. Không nhất thiết trí khá rõ; không đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khá rõ. Không quả Dự lưu khá rõ; không quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề khá rõ. Không tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát khá rõ. Không chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá rõ. Sở tu Bát nhã Ba la mật đa cũng lại như thế.

Nghĩa là trong pháp Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây không sắc khá được, không thọ tưởng hành thức khá được. Cho đến không tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát khá được. Không chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá được.

Trong đây dù không có các pháp khá được, mà các Bồ tát Ma ha tát năng siêng tinh tiến tu học Bát nhã Ba la mật đa, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thường không quay lui. Vậy nên tôi nói các Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa là việc rất khó.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 18

Quyển thứ: 426  | 427 | 428  | 429 | 430

431  | 432 | 433 | 434 | 435 | 436 | 437 | 438 | 439 | 440

 441  | 442 | 443 | 444 | 445 | 446 | 447 | 448 | 449 | 450

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Kim Ngân
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Sự lo lắng của cha mẹ cũng lây 5 điều nên tránh để có thị lực tốt that Mong ước điều lành lòng từ bi và vấn đề công lý cõng Bài phật Ä á c trở la hơn đêm lăn Đậu hủ chưng tương hòa thượng thích thanh trí 1919 Mùng Rà hÓi bo kinh phat co nhat tai chua bo da duoc xep hang hãy chung sống thân ái với các bạn dạo đường Thịt giao xuân HoẠxuan Tin 霊園 横浜 Ăn gạo lứt sẽ tốt cho sức khỏe dong co va nguyen một bông hồng trắng trước già Cảnh thầy ở đây bông hÓng nào cho cha Nhà Lạc chúng hay doc khi con chua muon Thu ß người đời cần phải tỉnh giác về cô vân cổ tự Thói tụng háºnh Những Người Con Gái Lành của Đức Thế Béo phì và những biến chứng nguy hiểm