x
 
 
 
 
 
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tiểu sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
[01] Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[02] 29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
[03] 28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[04] 27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[05] 20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[06] 19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[07] Khai thị tại Thủ Đức
[08] 18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[09] 14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
[10] 12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[11] 11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
[12] 10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[13] 06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[14] 15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[15] 06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[16] 05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[17] 15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[18] 03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[19] 27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
[20] 24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
[21] 25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
[22] 16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[23] 14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc 
[24] 14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[25] 14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[26] 19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
[27] 15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
[28] 1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc 
QUYỂN THƯỢNG
cn
Hòa Thượng Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM 1992-1999)
Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện 
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[11] 11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11

Ngũ giới của cư sĩ tại gia 
Khi nào mới có thể thọ Giới Bồ tát tại gia
Lúc ngủ có nghi tình 
Nhân duyên kiếp trước giữa Đức Phật và Kiều Trần Như 
Tác, chỉ, nhậm, diệt 
Sư phụ kiến tánh chưa
Thế nào là pháp, pháp giớỉ 
Trừ tập khí là trừ cái gì? 
Bổn lai vô nhất vật, làm sao có chơn tâm? 
Ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm 
Thế nào viên giác diệu tâm? 
Động lực của vũ trụ 
Tánh thấy khắp không gian thời gian 
Vấn đề ăn chay, sát sanh và nhân quả 
Tỷ phú Trung Quốc độ bà mẹ ăn chay 
Đã qui y nơi khác, có thể qui y thêm một lần? 
Cảnh giới lúc lâm chung 
Thế nào là chuyển ngữ? 

Hỏi:  Thế nào là ngũ giới của cư sĩ tại gia?

Đáp:  Giới thứ nhất là sát sanh, thứ nhì là trộm cắp, thứ ba là tà dâm, thứ tư là vọng ngữ, thứ năm là uống rượu. 
    
Giới thứ nhất cấm sát sanh: Đã muốn thọ giới của Phật thì trước tiên là cấm sát sanh, bất cứ sinh vật gì thuộc hữu tình đều cấm giết hại. 

Giới thứ nhì cấm trộm cắp: Đồ vật của cải của người khác, nếu muốn lấy xử dụng phải được sự đồng ý của chủ nó, nếu không được sự đồng ý mà lén lấy thì gọi là trộm cắp. Dĩ nhiên các đồ vật trong gia đình giữa cha mẹ anh em thường dùng qua dùng lại lẫn nhau là không phạm, nhưng cái nào cũng có sự giới hạn, ví như con cái ăn cắp tiền của cha mẹ cũng phạm giới trộm cắp.

Giới thứ ba cấm tà dâm. Thế nào là tà dâm? Người tại gia thường có gia đình, quan hệ vợ chồng chính thức là chánh dâm, ngoài vợ chồng chính thức ra đều thuộc tà dâm, phải cấm. Còn người xuất gia thì chánh dâm, tà dâm đều cấm.

Giới thứ tư cấm vọng ngữ, gồm bốn thứ: Vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Vọng ngôn là nói dối, tức nói có thành không, nói không thành có; Ỷ ngữ là lời nói thêu dệt, Ác khẩu là chửi mắng người khác; Lưỡng thiệt là thị phi hai đầu, làm cho hai bên bất hòa, khiến thù oán nhau, cũng thuộc về vọng.

Giới thứ năm cấm uống rượu: đáng lẽ uống rượu chẳng có hại, nhưng vì uống rượu rồi có thể phạm phải bốn giới trước nên cấm. Giới  nhà Phật có khai giá trì phạm, ví như mình có bệnh, thầy thuốc nói phải dùng thuốc rượu, tự mình công khai nói ra là có thể uống được. Lại nữa, có trường hợp vì không biết đó là rượu mà uống phải thì chẳng phạm; hoặc trong lúc nấu nướng cần bỏ rượu vào để chế biến cũng chẳng phạm. Ngoài ra, một số thực phẩm có men rượu nhưng ăn vào không bị say như cơm rượu… cũng dùng được.

Ngũ giới này của cư sĩ tại gia, đã thọ rồi phải suốt đời giữ theo giới, nếu sơ ý phạm phải thì sám hối với một người cư sĩ đã thọ ngũ giới rằng:”Xin ông hãy chứng minh cho tôi đã lỡ phạm giới này, từ nay về sau tôi không dám phạm nữa.” Vậy là hết tội phá giới, còn tội nhân quả thì chẳng thể sám hối được, giết một mạng phải trả một mạng, ăn cục thịt trả cục thịt.

Có người nói: “Thế thì chẳng thà không thọ giới, khỏi phải mắc đến hai tội, vừa tội nhân quả vừa tội phá giới; nếu không thọ giới thì chỉ mắc một tội nhân quả mà thôi .”Sự thật là nếu không thọ giới thì hay phạm nhiều tội nhân quả, mắc nợ nhiều; còn thọ giới rồi sẽ cẩn thận hơn, ít phạm tội nhân quả, ít mắc nợ, cho nên có thọ giới vẫn tốt hơn.

Hỏi:  Khi nào mới có thể thọ giới Bồ tát?

Đáp:  Muốn thọ giới Bồ tát phải hành theo hạnh Bồ tát, tám chữ “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”là đạo Bồ tát, Tất cả ác không làm tức chỉ trì, tất cả thiện đều phải làm, nếu cảm thấy có thể hành theo thì thọ giới Bồ tát được.
 
Theo giới Bồ tát, trước khi thọ phải nghe giảng các điều giới, nếu cảm thấy đủ sức thực hành được mới thọ, hễ thấy tự mình còn chưa thể làm được thì đừng thọ, vì giới Bồ tát  phải hy sinh mình đi cứu giúp người khác, thọ xong là phải giữ, chứ thọ giới mà không giữ được giới  tức phạm giới, tội còn nhiều hơn. Cho nên, các giới khác không cho nghe trước, riêng giới Bồ tát là phải nghe trước.

Hỏi:   Thưa Sư phụ, tại sao lại có chỗ nói là chưa thọ giới thì không được học giới, học như vậy là phạm luật?

Đáp:   Đó là nói về giới Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni của hàng xuất gia: Người thọ giới Tỳ-kheo-ni mới được học giới và xem giới Tỳ-kheo-ni, nếu chưa thọ thì không được xem. Tại sao? Ý của Phật muốn cho người ta không phỉ báng Tam Bảo, nếu biết giới của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni rồi, thấy người ta phạm giới, hễ nói là không được. Theo giới Bồ tát không được nói lỗi của tứ chúng, nói là phạm. 

Chẳng những như thế, Tỳ-kheo thì được xem giới luật Tỳ-kheo-ni, phải thông suốt giới luật Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, còn Tỳ-kheo-ni chỉ được thông suốt giới Tỳ-kheo-ni, không được biết giới Tỳ-kheo. Tại sao Tỳ-kheo phải thông suốt giới luật Tỳ-kheo-ni? Vì theo pháp Bát kỉnh, Tỳ-kheo-ni mỗi nửa tháng phải mời hai vị Tỳ-kheo đến chùa Ni dạy Tỳ-kheo-ni, nên phải thông suốt giới luật. Lại nữa, trong pháp Bát kỉnh, Tỳ-kheo có thể cử tội Tỳ-kheo-ni, nhưng Tỳ-kheo-ni không được cử tội Tỳ-kheo, nên Tỳ-kheo-ni không được biết giới của Tỳ-kheo.

Hỏi:   Con tham thiền trong lúc công phu thì có nghi tình, nhưng đến lúc đi ngủ thì không tham, mà tự nhiên nghi tình vẫn cuồn cuộn nổi lên rất mạnh, rất căng, cảm giác ấy nhiều lúc cũng gây khó chịu, muốn buông cũng không được, muốn tiến cũng không được. Tình trạng cứ như vậy hoài, cho đến khi ngủ quên rồi thức dậy thì nó không còn gì nữa. Tình trạng như vậy là thế nào? Kính xin Sư phụ từ bi khai thị.

Đáp:  Nếu trong lúc ngủ còn có nghi tình là tốt, là công phu tiến tới, đi sâu vào thì ngủ cũng có nghi tình, hễ công phu tự động rồi mới tự nó cuồn cuộn nổi lên, không đề khởi mà tự nó như thế là tốt, khỏi hỏi câu thoại cũng được. Nhưng nghi tình là thắc mắc, còn nếu chỉ nổi lên câu thoại như niệm thì không phải, cần có nghi tình miên mật.

Hỏi:  Ngay sau khi Đức Phật thành đao, người đầu tiên được ngài độ là năm anh em Kiều Trần Như, vậy giữa Đức Phật và họ có nhân duyên gì?

Đáp:  Kiều Trần Như là do vua Tịnh Phạn sai đi chăm sóc thái tử. Nói đến nhân duyên,  trong quá khứ kiếp, khi Đức Phật còn là vị nhẫn nhục tiên nhân tu theo nhơn đạo, lúc đó Kiều Trần Như là vua Ca Lợi . Một hôm vua đi săn bắn, đem theo cung phi mỹ nữ, họ thấy vị tiên nhân một mình tu trong rừng núi, bèn bu lại cười giỡn. Vua thấy vậy đến hỏi tiên nhân có biết mấy vị này là cung nữ hay không? Tiên nhân trả lời “Biết.” Ông vua nghe rồi nổi giận, liền dùng dao cắt xén từng bộ phận cơ thể của tiên nhân cho đến chết. Ngay lúc vị nhẫn nhục tiên nhân bị sát hại, chẳng những trong lòng không oán hận, còn cảm thấy thương xót rằng ông vua làm như thế tạo tội rất nặng, sau này tất phải chịu khổ báo nặng, bèn phát nguyện rằng:”Sau này nếu tôi thành Phật tôi sẽ độ ông này trước.” Do nhân duyên này nên Đức Phật độ Kiều Trần Như trước.

Tất cả chúng sanh đều có nhân duyên quan hệ với nhau, quá khứ đều là cha mẹ, anh em hoặc vợ chồng, dù phức tạp nhưng đã có nhân ắt có duyên, cái đó tự nhiên, chẳng thể giải thích được. Nói tóm lại, tất cả đều là việc trong chiêm bao, hễ tu đến giác ngộ thành Phật thì biết đó là việc chiêm bao, nhưng vì Phật muốn độ chúng sanh còn trong chiêm bao, nên mới kể những việc trong chiêm bao, để cho mọi người biết đó chỉ là chiêm bao, chớ sanh tâm lưu luyến những giàu sang phú quí hầu mau được thức tỉnh, ra ngoài chiêm bao.

Hỏi:   Thế nào là Tác, Chỉ, Nhậm, Diệt?

Đáp: Ấy là bốn thứ bệnh được nói đến trong Kinh Viên Giác: Tác là làm, mục đích của Phật pháp là đi đến kiến tánh thành Phật, nhưng Phật chẳng phải do tác mà thành, nếu chấp tức thành bệnh. Chỉ là ngưng, nay nhiều người nói vọng tưởng nhiều quá, phải cho nó ngưng lại, nhưng thành Phật chẳng phải do chỉ, nên chấp tức thành bệnh. Thế thì mặc kệ ư? Nhậm là mặc kệ, vọng tưởng nổi lên cho nó lên, vọng tưởng xuống cho nó xuống, mặc kệ nó, nhưng thành Phật chẳng phải do mặc kệ, hễ chấp tức thành bệnh. Diệt là tiêu diệt, cũng như nhiều người nói phải tiêu diệt nghiệp chướng phiền não, nhưng thành Phật cũng chẳng phải do diệt mà được, nên chấp thật cũng thành bệnh. Bây giờ chưa kiến tánh thì dùng đó làm công cụ cũng được, nhưng không được chấp, không được trụ vào đó, hễ có trụ tức thành bệnh.

Hỏi:  Có phải sau khi kiến tánh thì tất cả không gian thời gian tâm mình đều biết hết?

Đáp: Bây giờ chưa kiến tánh, bản thể của tâm cũng khắp không gian thời gian, chỉ là tự mình tin không nổi, phải đến khi kiến tánh rồi, tâm mình hiện lên, được tự chứng phần rồi, lúc đó mới tin.

Hỏi:  Con xin mạn phép hỏi Sư Phụ kiến tánh chưa? Nếu chưa kiến tánh, làm sao biết giảng pháp?

Đáp:  Tôi đã tuyên bố nhiều lần là tôi chưa kiến tánh. Tôi giảng pháp không phải giảng giáo lý cao siêu cho quí vị được biết nhiều thêm, mà chỉ là đem thuốc giả của chư Phật chư Tổ để trị bệnh giả, tức đem đàm giải của chư Phật chư Tổ truyền lại thôi, và tôi cũng đang trị bệnh vậy. Quí vị nay đã biết bệnh sanh tử của mình thì tự phải lo điều trị, chứ đừng lo cho người khác, dù lo cho bạn đồng tham cũng không được. Vì pháp môn này là dùng cái không biết để tu, nếu ngoài muốn biết cái của mình ra, còn muốn biết thêm của người khác thì mênh mông, làm sao biết hết được ! Dẫu cho biết hết cũng đâu có ích lợi gì? Ấy là chướng ngại, là nghịch với pháp môn rồi ! 
  
Pháp môn này là dùng sự không biết để tu, không cho tìm hiểu, không cho ghi nhớ, phải chi  ông tìm hiểu cách thực hành để đi cho đúng cũng còn được đi, nay lại đi tìm hiểu cái vô ích, tìm hiểu cái nghịch với cách thực hành ! Chư Tổ nói:”Hiểu thiền hiểu đạo còn không cho, ghi nhớ, suy nghĩ cũng vậy.” Tất cả đều phải nhờ nghi tình này chấm dứt hết, nay chẳng những không chấm dứt, lại cho là có cái tài khôn muốn trở lại khảo thầy !

Hỏi:  Khi con ngồi tham thiền, thấy lửa cháy xung quanh người, vậy có sao không?

Đáp:  Chớ nói đó chỉ là ảo tưởng, cho dù lửa cháy thật, nếu lòng tin chơn thật đầy đủ cũng không sợ. Có một vị Thiền sư đi với nhiều người lên núi, đang đi đột nhiên gặp đám cháy to, mọi người hoảng sợ bỏ chạy, Thiền sư nói:”Nhất thiết duy tâm tạo, nếu tâm không tạo thì làm sao có.” Lửa cháy xung quanh, nhưng khi đến gần Thiền sư thì tự tắc.

Hỏi:  Con đang đi xe, đang làm việc đồng thời cũng đang tham, mà cũng chạy đến đúng chỗ, vậy phải là có hai tâm?

Đáp:  Không phải có hai tâm, tâm chỉ có một. Mỗi người chỉ có một cái biết, lúc dùng cái biết của bộ não thì cái biết của chánh biến tri bị che khuất, hễ cái biết của bộ não ngưng thì cái biết của chánh biến tri tự động thay thế.để làm việc, trường hợp như vậy đã có nhiều Phật tử chứng tỏ, như cô thợ may, như Trương Quốc Anh v.v…

Hỏi:  Đang tham thiền có vọng tưởng con vẫn biết, Sư phụ đang giảng con cũng đang nghe, như vậy phải là có hai tâm?

Đáp:  Nếu có nghi tình phải là không biết, hễ biết thì lúc đó không có nghi tình, tức cái biết và nghi tình xen lộn hoài chứ chẳng phải có hai tâm.

Hỏi:  Thế nào mới được giải thoát sanh tử?

Đáp:  Kiến tánh thì được giải thoát sanh tử.

Hỏi:  Các bài chú có hiệu nghiệm như thế nào?

Đáp:  Bài chú chẳng có hiệu nghiệm gì cả, tại sao? Nếu bài chú có hiệu nghiệm thì ai tụng cũng hiệu nghiệm, phải không? Sở dĩ hiệu nghiệm là tại tâm mình. Tôi thường nói: sức dụng của tâm vô lượng vô biên, chẳng có sự hạn chế, người có tâm lực mạnh mới có hiệu nghiệm, còn người tâm lực yếu thì tụng cách mấy cũng chẳng hiệu nghiệm, đủ chứng tỏ đó là do sức tâm chứ chẳng do bài chú.

Hỏi:  Thế nào là pháp?

Đáp: Tất cả vũ trụ vạn vật đều là pháp, cái tách này, bình này, bàn này, cái thân của ông v.v…đều là pháp, cái Có cũng là pháp, cái Không cũng là pháp, pháp hữu vi cũng là pháp, pháp vô vi cũng là pháp.

Hỏi:   Vậy pháp giới là gì?

Đáp:  Tất cả pháp gọi là pháp giới.

Hỏi:  Thế thì muôn pháp về một là về với cái tâm, phải không?

Đáp:  Nói về với cái tâm cũng được, nhưng tâm về chỗ nào? Bây giờ đừng có cho là cái gì, cứ giữ cái không hiểu không biết mà tham là được rồi.

Hỏi:  Tập khí cụ thể là cái gì?

Đáp:  Tập khí làm sao có cụ thể?

Hỏi:  Có phải phiền não tham sân si là tập khí phiền não?

Đáp:  Phiền não là cái gì?

- Dạ thưa là người ta làm cho mình buồn phiền không vừa ý.

- Làm cho buồn mới là phiền não, còn đau ngứa có phiền não không?

- Dạ cũng có.

- Ăn không tiêu có phiền não không?

- Dạ có.

- Vậy những thứ này đâu có ai làm cho buồn, phải không?

Hỏi:  Thế thì trừ tập khí là trừ cái gì?

Đáp:  Tập khí là huân tập thói quen, tập khí tức thói quen. Cũng như ông mỗi ngày đều dùng ba bữa cơm, lâu ngày thành tập khí; hằng đêm đều đi ngủ lúc tám giờ, lâu ngày cũng thành tập khí.

Hỏi:  Nếu bổn lai vô nhất vật thì làm sao có chơn tâm?

Đáp:  Chơn tâm là gì? Nếu chơn tâm là vật chất phải có hình tướng số lượng, vậy chơn tâm có hình tướng số lượng không? Tôi thường nói Tánh không tức tâm, vốn như hư không chẳng hình tướng số lượng,  hư không chẳng phải vật,  thế thì không có vật tức chẳng có hư không sao?  Nếu chẳng có hư không thì chúng ta làm sao có thể ngồi tại đây? Nó vốn là không có vật gì mà !

Hỏi:  Vía Quán Thế Âm Bồ tát có tất cả ba ngày, vậy ngày nào là chính?

Đáp:  Chẳng có ngày vía nào chính, cũng chẳng có ngày vía nào không chính. Quán Thế Âm Bồ tát là do Phật sở thuyết, nói chi Quán Thế Âm Bồ tát, chính ngày Phật Đản cũng có đủ thứ sai biệt, Phật Giáo Thế giới phải họp lại để chọn một ngày cho thống nhất, huống là ngày vía Quán Thế Âm Bồ tát ! Như ở trong Kinh Vạn Phật, cùng một hiệu Quán Thế Âm biết bao nhiêu, cũng như ở đây, mỗi người đều có tự tánh Quán Âm, không những Tự tánh Quán Âm, Tự  tánh Phật nữa!

Hỏi:  Thế nào là vô lượng vô biên?

Đáp: Hư không là vô lượng vô biên, tâm của mọi người cũng như hư không vô lượng vô biên.

Hỏi:  Thế nào là Viên giác Diệu tâm? Viên giác Diệu tâm có phải Phật tánh không?

Đáp:  Phải, Phật tánh cũng là cái tâm, Viên giác Diệu tâm cũng là cái tâm. Kinh Phật nói đến chữ Diệu là bất khả tư nghì, chẳng thể suy lường. Diệu tâm là tâm của mọi người,  hễ bộ não có thể nghĩ  đến, lục căn có thể tiếp xúc được thì chẳng thể nói là diệu. Tại sao? Vì Diệu tâm chẳng hình tướng, con mắt không thể thấy; Diệu tâm chẳng âm thanh, lỗ tai  không thể nghe, chẳng mùi vị nên không thể  ngửi nếm được. Vì chẳng có bản thể số lượng nên ý căn muốn biết cũng biết không nổi. Cho nên Lục căn tiếp xúc không đến, nhưng chẳng phải hoàn toàn không có, sự dụng vô lượng vô biên, có mà không tiếp xúc được, nên gọi là Diệu tâm. 
      
Phật tánh chỉ là biệt danh của Diệu tâm, vì Diệu tâm có tánh giác ngộ, nay chúng ta dù có Diệu tâm nhưng chưa giác ngộ, tham thiền thì sau này sẽ giác ngộ, vì có tánh giác ngộ nên gọi Phật tánh. Chữ PHẬT nghĩa là giác ngộ chứ chẳng phải là một vị thần linh.

Hỏi:  Thế nào là nhất thiết duy tâm tạo?

Đáp:  Như trên đã nói, tất cả đều từ Diệu tâm sanh ra, cái tách này, cái bình này, cái thân này…nên nói nhất thiết duy tâm tạo. Tôi đã thường giảng về tánh Không của tâm chẳng bản thể hình tướng số lượng, tâm là hư không, hư không là tâm, vì có cái Không nên tất cả pháp mới được thành tựu. Nay vì tất cả đều từ hư không sanh ra, tất cả đều từ tâm này sanh ra, nên nói nhất thiết duy tâm tạo.  Mặc dù sự thật thì chẳng phải do hư không này tạo, vì thật tế vốn chẳng có cái gì tạo cái gì, nên gọi là vô sanh, hễ có tạo tức có bắt đầu.
   
Do chúng ta không thể tiếp xúc với cái tâm, lại do mọi người không thể tin rằng sức mạnh của tâm vô lượng vô biên.  Nhà khoa học dù phát minh cái này cái kia, cũng chưa tin được cái tâm. Cái nào mà nhà khoa học chưa phát minh chưa hiểu thì qui cho là tự nhiên, còn Phật thì phủ định tự nhiên. (Sư phụ dẫn chứng phi nhân duyên, phi tự nhiên, lược qua)

Bây giờ nói đến động lực của vũ trụ, ví như vũ trụ lớn thì sức xoay mạnh, như mặt trăng xoay theo trái đất, trái đất xoay theo mặt trời, mặt trời xoay theo ngân hà…mà ngay trong vũ trụ nhỏ như hạt bụi, những hạt nguyên tử điện tử cũng đang xoay. Như trong cái tách này có cả muôn triệu hạt nguyên tử đang xoay, cái bàn này, cái ghế này… bao nhiêu hạt điện tử hợp thành cũng đang xoay. Các nhà khoa học đã chứng tỏ tất cả vật chất đều do nhiều nguyên tử tổ chức thành, trong mỗi hạt nguyên tử có một trung tử, chung quanh có nhiều điện tử luôn xoay chuyển chẳng ngừng, chẳng có sự bắt đầu và cuối cùng. Nay dù đem đập bể cái tách, thì những hạt nguyên tử trong miểng tách cũng vẫn xoay chuyển không ngừng; đem bàn này đốt thành than thì những hạt nguyên tử cũng chẳng hề ngưng. 

Muốn khởi động chiếc xe hơi phải đổ xăng vào, khởi động cho máy nóng lên rồi mới chạy được; nay những hạt nguyên tử điện tử xoay chuyển nhau, vậy động lực đó từ đâu ra? Tại sao có sức xoay chuyển ngày đêm chẳng ngừng? Sức đó từ đâu ra, biết không? Ấy là sức của tâm.  Nói như vậy có lẽ mọi người khó lãnh hội, Lục Tổ thì nói rõ hơn, trong Kinh Pháp Bảo Đàn ngài nói:”Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, là tâm của ông động.” 

Do tâm của ông động gió mới động, do tâm của ông động phướn mới động, ấy là nhất thiết duy tâm tạo vậy.

Hỏi:   Con đang học tại Viện Phật Học, làm thế nào có thể vừa tham thiền vừa học cho hết chương trình? 

Đáp:   Đang học thì đừng tập tham, hết giờ học mới tập tham, tập đến quen thuộc rồi thì đang học hành cũng tham được, làm việc cũng vậy.

Hỏi:   Người tham thiền có phải là trở về tánh thấy và tánh nghe của nội tâm?

Đáp:   Chẳng có đi cũng chẳng có trở về, vì tánh thấy tánh nghe vốn cùng khắp không gian thời gian, nên chẳng có đi và về. Thí dụ: Cô có thể đồng thời thấy một lượt cả chúng ở đây, hoặc phải thấy từng người một? Nếu đồng thời thấy hết tức tánh thấy khắp không gian; chẳng những thấy được đại chúng, luôn cả cái bàn, cái ghế, tách, bình v.v… đều thấy cả, vậy đâu có trở về? Về đâu?

Hỏi:  Tự mình làm chủ một cơ sở, không đi chợ mua đồ mặn cho công nhân ăn, chỉ đưa tiền cho người khác đi, vậy có chịu nhân quả không?

Đáp:  Tự mình không đi mà đưa tiền cho người khác đi, ấy là sai người khác làm. Trong Kinh Lăng Già  nói những người đi bắt chim cá là trực tiếp bắt, còn người mua ăn là dùng tiền đi bắt, cũng phải có nhân quả.

Hỏi:  Những cư sĩ tại gia đã thọ giới Bồ tát, nếu chưa thể hoàn toàn trường chay, hoặc chỉ thọ năm ngày chay, mười ngày chay là vẫn tiếp xúc đến cá thịt, còn những vị đã phát tâm trường chay rồi, không tiếp xúc sát sanh và nêm nếm mùi vị, nhưng vì gia đình họ vẫn đi mua về xắt gọt nấu nướng, dù không nêm nếm mùi vị, vậy họ có chịu  nhân quả không?

Đáp:  Người thọ giới Bồ tát là muốn học theo hạnh Bồ tát, muốn cứu giúp chúng sanh, nếu còn ăn thịt chúng sanh tức phá giới . Lại nữa, tự mình đã không ăn mà còn đi mua, tức dùng tiền đi bắt, cũng phải có nhân quả. Ngũ giới của cư sĩ  tại gia là cấm uống rượu, không uống thì không phạm, bán rượu cũng không phạm, còn Giới Bồ tát là uống rượu tội nhẹ, ï bán rượu thì tội nặng. Tại sao? Vì uống rượu chỉ hại cho bản thân,  bán rượu là hại đến người khác. Đã muốn học hạnh Bồ tát để cứu giúp chúng sanh còn trở lại hại người sao ! Cho nên tội nặng. 
    
Phật pháp nói tất cả do tâm tạo, tự tâm đã tạo nhân thì phải chịu quả. Trong gia đình nếu mình là người có quyền quyết định thì mình phải chịu nhân quả. Nếu làm việc cho người khác, hễ không thực hiện theo sẽ phải mất chén cơm việc làm, chỉ thực hiện theo sự sai bảo của người khác, tự mình không cố ý thì người sai khiến phải chịu.

Ở Trung Quốc có một Tỷ phú làm chủ một ngân hàng, ông ấy dù rất giàu sang, cũng biết nhân quả, cả gia đình đều ăn chay trường, duy chỉ có bà mẹ không chịu ăn chay. Mỗi lần ông khuyên người mẹ ăn chay đều bị la rầy:”Đã nói là tôi không ăn chay được, cứ nói ăn chay ăn chay hoài !”

Vì ông ấy là đứa con có hiếu, biết rằng bà mẹ mắc nợ thịt như thế, sau này phải chịu quả báo, muốn độ giúp mẹ mình, nên đã sai người nấu bếp chế biến những món chay rất ngon mà không nói đó là đồ chay. Hằng ngày người mẹ dùng các món ăn cũng chẳng biết đó là chay, chỉ cảm thấy rất ngon miệng. Như thế trải qua hai năm, đến ngày sinh nhật của mẹ, ông thưa với mẹ rằng:

- Kỳ này con định tổ chức bữa tiệc lớn chúc mừng sinh nhật của mẹ, mời hết tất cả bà con bạn bè, Bữa tiệc sẽ làm toàn các món ăn chay, mẹ cũng ăn luôn nhé !

- Sao cứ nói ăn chay hoài vậy, tôi đã bảo là không ăn được mà !

- Thế mà hai năm nay chẳng phải ngày nào mẹ cũng ăn chay ư, sao mẹ nói ăn không được?

- Thật vậy sao? 

Cuối cùng bà mẹ mới biết và từ đó về sau mới công khai việc ăn chay.

Hỏi:  Trước kia chúng con đã qui y rồi, nay muốn qui y Sư Phụ một lần nữa được không?

Đáp:  Nếu qui y rồi tức đã là đệ tử của Tam Bảo thì không cần qui y nữa. Tam Bảo là đại diện cho Phật, Pháp, Tăng, chứ không phải thuộc về một cá nhân nào. Nói qui y vị thầy nào đó chỉ là thay mặt cho Tam Bảo chứng minh cho mình đã trở thành đệ tử của Tam Bảo, chứ chẳng phải là đệ tử riêng của thầy đó. 

Hỏi:  Kính bạch Sư Phụ, chúng con không qui y có tu Tổ Sư Thiền được không?

Đáp:  Không có qui y cũng tu Tổ Sư Thiền được, và cũng có thể kiến tánh được.

Hỏi:  Có người lúc lâm chung, những người xung quanh thấy có ánh sáng xẹt ra, vậy người đó đã được Phật rước, đúng không?

Đáp:  Không đúng. Nay dù thấy Phật Thích Ca đến rờ đầu thọ ký sẽ thành Phật cũng còn không đúng, huống là thấy ánh sáng ! Tất cả đều là vọng, đều do vọng tâm biến hiện. Trong Bá Trượng Quảng Lục, ngài nói: Khi người lâm chung, cảnh giới mà mình ham thích sẽ hiện tiền, ví như ham thích nhà lầu xe hơi thì cảnh đó sẽ hiện lên, hễ đi vào đó khi trở ra đã thành con chó con heo. Vì đó là do mình đã tạo nghiệp rồi, nên phải trả quả.

Hỏi:  Ngài Hư Vân và ông lão sửa đường đều đã kiến tánh, cùng một chánh biến tri nên không có hai cái biết, nhờ hỏi và nói chuyện với nhau, tức qua bộ não của mình rồi phàm phu mới biết được ông lão kia là kiến tánh, phải không?

Đáp:  Người đã kiến tánh tự hiện ra cái dụng vô sở trụ,  cử chỉ lời nói đều là vô sở trụ, đã vô sở trụ rồi thì những lời nói đó Thiền tông gọi là chuyển ngữ. Vô trụ nghĩa là không thật, nên mặc dù nói những lời đó nhưng không trụ vào những lời đó, nếu còn chấp thật tức chưa kiến tánh. (Sư phụ giảng về thế lưu bố tưởng và trước tưởng, lược qua.)

Hỏi:  Thế nào là chuyển ngữ?

Đáp:  Chuyển ngữ là lời nói chẳng trụ ở chỗ nào hết, phải là người kiến tánh rồi mới nói được, người chưa kiến tánh thì nói không ra.

Hỏi:  Vậy có phải đó là câu trả lời sáng suốt đúng sự thật?

Đáp:  Nếu nói trả lời sáng suốt đúng sự thật là bậy, tức chỉ hiểu theo lời nói, là con chó đuổi theo cục xương.

Hỏi:  Vậy chuyển ngữ là như thế nào? Xin Sư phụ thí dụ.

Đáp:  Cái này không phải cho hiểu. Chuyển ngữ là chư Tổ dùng để khám xét hành giả tham thiền đã ngộ hay chưa, nếu ngộ rồi mới nói ra được, hễ chưa ngộ thì nghe cũng chẳng biết gì. Đó chẳng phải có nghĩa lý để giải thích, chẳng có gì để thí dụ được, khi nào bà kiến tánh rồi thì tự biết, bây giờ chỉ cần dùng công phu để tu đến kiến tánh thôi.

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

duc dat lai lat ma khuyen khich an chay nhan ngay Lễ vu lan trà Šhanh thú tai sao cuoc doi co nhung kho dau học Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 65 cố đăklăk phía Phật ngọc Dâng trào lòng kính ngưỡng pháºn tôn giáo niêm bÃÆo Tuyệt ngài triển tro ve voi con duong hanh phuc Món chay rằm cuối năm Thiền Vipassana một nghệ thuật sống Đậu hủ kho rau răm ấn năng 还愿怎么个还法 dong ngay trong phút giây hiện tại hÓn quê già Nguy cơ mất trí nhớ cao do tiểu đường pháp hoà chùa thiên quang nhung dia diem khong the bo qua khi di du lich tay xây học và chuyển hoá hãy từ bỏ những gì không phải của đẻ Tình bún thương hoc do ma tu hay Bơi lội tốt cho sức khỏe và hoạt lể メス tử binh Để Hớn hở tìm nhau den mot luc 2016 thanh thiếu niên với việc đi chùa HÃy thử