Lời Nói Đầu
Mục Lục Tổng Quát
Mục Lục Chi Tiết
01. Kinh Kim Cang
02. Kinh Phạm Võng
03. Phẩm Phổ Môn
04. Kinh Viên Giác
05. Phẩm Bát Nhã Kinh Pháp Bảo Đàn
06. Trung Quán Luận
07. Yếu Chỉ Trung Quán Luận
.
THUYẾT GIẢNG KINH LUẬN
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn
PHẦN ĐẦU
ĐẠI PHƯƠNG QUÃNG VIÊN GIÁC 
TU ĐA LA LIỄU NGHĨA KINH

Giải thích đề kinh:

3 chữ “đại phương quãng” là siêu việt số lượng, Viên Giác là biệt danh của tự tánh, giác ngộ viên mãn là Phật. Chữ “Phật” tiếng Aán Độ là Phật Đà, dịch ra giác giả gồm 3 nghĩa: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

“Tu đa la” tiếng An Độ, dịch là kinh.

Phật thuyết pháp có bất liễu nghĩa và liễu nghĩa:

- Bất liễu nghĩa là tùy thuận bệnh chấp của chúng sanh mà bất đắc dĩ nói bất liễu nghĩa.
- Liễu nghĩa phá chấp thật, bất liễu nghĩa chấp thật.

Dịch giả Sa môn Phật Đà Đa La ở nước Kế Tân là người không có văn hóa, giai cấp thấp nhất.

Chánh văn: 

Tôi nghe như vầy: Một thuở Phật nhập đđịnh Thần Thoâng Đại Quang Minh Tạng, là nơi trụ trì Thường Tịch Quang Trang Nghieâm của tất cả Như Lai,

Giảng giải:

“Như thị ngã văn”, tất cả kinh của Phật đầu tiên đều có 4 chữ này, 4 chữ này do tôn giả A Nan nói ra, để chứng tỏ cho người ta được tin.

Như thị là như vậy, ngã văn là ta nghe, tức là ta nghe như vầy. Tôn giả A Nan là tổ thứ nhì của Thiền tông. 2 chữ “nhất thời” là không có chỉ định một thời gian nào, nghĩa là ngay lúc Phật thuyết pháp, Phật thuyết kinh nào cũng để 2 chữ “nhất thời”.

Bà Già Bà (tiếng Phạn) là biệt danh của Phật, thuộc về quả vị Phật từ xưa đến nay không dịch ra, chỉ dịch theo âm. Tại sao? Vì nghĩa rất nhiều, nếu dịch một nghĩa thì sót các nghĩa kia, thành ra không dịch.

Có 6 nghĩa: 1 là tự tại, 2 là trí thạnh (thạnh: rộn, trí:lửa ùn ùn), 3 là đoan nghiêm, 4 là danh xưng (cái danh xứng đáng để xưng hô), 5 là kiết tường, 6 là tôn quý. 6 nghĩa này thường lấy tán thán công đức của Phật.

“Phật nhập định Thần Thông Đại Quang Minh Tạng”, đây là chỗ thuyết pháp của Phật.

Phật gồm có 3 thân: Pháp thân, hóa thân, báo thân.

Nói về Quốc Độ cũng có 3: 

-Tịch Quang Độ là pháp thân y trụ nơi đó.

-Thật Báo Trang Nghiêm Độ là báo thân Phật y trụ. 

-Phương Tiện Hữu Dư Độ.

Thần Thông Đại Quang Minh Tạng là thuộc về Tịch Quang Tịnh Độ, vì lấy quang minh làm trang nghiêm, không phải lấy bảo vật khác để làm trang nghiêm.

Tam muội dịch là chánh định, Phật pháp có phá ngã chấp gọi là chánh định, còn tà ma ngoại đạo cũng có nhập định, nhưng không phá ngã chấp nên gọi là tà định.

Chánh thọ là tiếng Hán, Phật nói: “Ở trong chánh định được thọ dụng gọi là chánh thọ”, tức là tự thọ pháp lạc, cho nên gọi là tam muội chánh thọ.

“Là nơi trụ trì Thường Tịch Quang Trang Nghiêm của tất cả Như Lai”, 2 chữ “quang nghiêm” là tịch quang, tức là lấy quang làm trang nghiêm, cho nên gọi là quang nghiêm. Vì Tịch Quang Độ là do pháp thân Phật y trụ nơi đó, mới gọi là trụ trì, cũng như nhà ở của pháp thân, không phải việc khác để so sánh được, vì hiện pháp này rất thù thắng.

Chánh văn:

Cũng là giác địa vốn trong sạch của tất cả chúng sanh, tất cả thánh phàm đều tùy thuận bản thể bình đẳng bất nhị của tự tánh đầy khắp mười phương không gian và thời gian, thân tâm tịch diệt mà hiện cảnh bất nhị nơi các cõi tịnh độ, 

Giảng giải:

Kinh Viên Giác là biệt danh của tự tánh, tức là cảnh giới Phật. Cảnh giới Phật mà tất cả chúng sanh đều sẵn có, ở đây chúng sanh và chư Phật là bất nhị, trong thực tế bình đẳng bất nhị.

“Thân tâm tịch diệt bình đẳng bản tế, viên mãn thập phương bất nhị tùy thuận”. Nếu có thân tâm là nhị, khi đạt đến tịch diệt thì quên hết thân tâm, mới đạt đến bình đẳng. Bản tế là thực tế cũng là bất nhị. Viên mãn thập phương là cái dụng, cái dụng của tự tánh khắp mười phương. Bất nhị tùy thuận là văn Hán, dịch ra là tùy thuận bất nhị.

Bất nhị là biệt danh của tự tánh, thuyết pháp phải tùy thuận bất nhị. Như Lục Tổ nói: “Thuyết pháp không lìa tự tánh”. Bất nhị thì bao gồm 10 phương không có trong ngoài, không có thánh phàm, không có chúng sanh chư Phật, tất cả bình đẳng. Cho nên nói: “Tùy thuận bất nhị”.

“Ư bất nhị cảnh, hiện chư Tịnh Độ” là ở trong cảnh bất nhị thì cảnh Tịnh Độ hiện ra, tức là chư Phật đều thọ dụng pháp lạc. Nếu đạt đến cảnh giới này, không có tướng thân, không có tướng tâm, không có thuyết pháp, cũng không có khai thị.

Nói từ cảnh bất nhị hiện ra cảnh Tịnh Độ là hiện ra tự thọ dụng và hiện ra tha thọ dụng, việc ấy chỉ là Bồ Tát Tịnh Địa (từ Sơ Địa đến Thập Địa). Nói về tự tánh gọi là báo độ của pháp tự tánh, cho nên ở đây có nói có nghe, có thuyết pháp có người nghe pháp.

Mặc dầu, có thuyết pháp có người nghe pháp, như Phật cũng còn ở trong tam muội chánh định, chưa ra ngoài định. Tại sao có thuyết pháp? Vì ý muốn cho biết kinh này là pháp thân Phật thuyết, tức là hiển thị pháp này lìa tâm ý thức.

Cảnh giới lìa tâm ý thức là cao nhất, gọi là Như Lai tối thắng thanh tịnh thiền, tức là pháp cao nhất, không có pháp nào so sánh bằng. Bởi vậy, muốn thuyết pháp phải dùng tâm ý thức, có người thuyết có người nghe, nhưng hiển thị lìa tâm ý thức cảnh giới cao, không có kinh khác so sánh được.

Chánh văn:

Cùng với mười vạn Đại Bồ Tát, bậc thượng thủ là: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Nhãn Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Kim Cang Tạng Bồ Tát, Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát, Oai Đức Tự Tại Bồ Tát, Biện Âm Bồ Tát, Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát, Phổ Giác Bồ Tát, Viên Giác Bồ Tát, Hiền Thiện Thủ Bồ Tát, v.v... cùng các môn đồ đều nhập chánh định, đồng dự pháp hội bình đẳng của Như Lai. 

Giảng giải:

Đại Bồ Tát ma ha tát gồm 10 vạn người, bậc thượng có 12 vị Bồ Tát thay mặt cho 12 vấn đề, đại diện đương cơ hỏi Phật.

12 vị Bồ Tát thượng thủ và quyến thuộc đều nhập tam muội. Tại sao đều nhập tam muội? Vì Phật thuyết pháp này ở trong tam muội, nếu người nghe mà tán thán làm sao nghe được? Cho nên, cũng phải nhập tam muội, rồi mới cùng trụ trong bình đẳng pháp hội của Phật.

Tức là người thuyết cũng phải ở trong tam muội và người nghe pháp cũng phải ở trong tam muội. Vậy làm sao có thuyết có nghe? Đây muốn hiển thị pháp này bất khả tư nghì, gọi là diệu pháp bất khả tư nghì.

Có một chuyện tích để hình dung pháp cao quý nhất:

Trước kia Tu Bồ Đề đang tọa thiền ở hang núi, trời Đế Thích rải hoa tán thán, nói: Tôn giả thuyết Bát Nhã rất hay.

Tu Bồ Đề nói: Tôi ngồi đây đâu có thuyết Bát Nhã. 

Trời Đế Thích nói: Không thuyết mà thuyết, tôi không nghe mà nghe; tức là không thuyết mà thuyết là chân thuyết Bát Nhã, không nghe mà nghe là chân nghe Bát Nhã.

Lấy chuyện tích này để hình dung pháp này cao, không thấy không nghe mà cũng thuyết cũng nghe. Đoạn này là tán thán pháp hội.

Chánh văn:

Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật, chắp tay qùy gối bạch Phật rằng: 

-Xin Đại Bi Thế Tôn vì pháp chúng dự hội này giảng về nhân địa phát tâm trong sạch của Như Lai phải dựa theo pháp nào, tu theo hạnh gì mà được thành Phật. Và những Đại Thừa Bồ Tát đã phát tâm trong sạch nguyện độ chúng sanh thành Phật, nhưng chẳng biết dụng tâm tu hành như thế nào mới được chánh tri kiến, xa lìa các thiền bệnh, khiến cho mạt pháp chúng sanh đời vị lai cầu pháp đại thừa chẳng đọa tà kiến". 

Giảng giải:

Đầu tiên Văn Thù Bồ Tát đại diện đương cơ hỏi Phật thuyết pháp, trong đại chúng đứng dậy, nhiễu quanh Phật 3 vòng, rồi quỳ gối chấp tay hỏi Phật:

-Nhân địa của Phật phát tâm y theo pháp nào và theo hạnh nào để thành Phật?

-Bồ Tát trong đại thừa phát tâm thanh tịnh, nguyện thành Phật độ chúng sanh, không biết dụng tâm như thế nào, được chánh tri kiến, không lọt tà kiến?

Chánh văn:

Ngài Văn Thù Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy. 
Bấy giờ Phật bảo Văn Thù Bồ Tát rằng: 

-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát hỏi về nhân địa phát tâm của Như Lai dựa theo pháp nào, tu hạnh gì, lại vì tất cả chúng sanh đời mạt pháp cầu pháp đại thừa được trụ nơi chánh pháp, chẳng đọa tà kiến. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. 

Lúc ấy Văn Thù Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe. 

-Thiện nam tử! Có pháp môn Tổng trì của Vô Thượng Pháp Vương gọi là Viên Giác. Từ pháp này kiến lập tất cả thanh tịnh, Chơn Như, Bồ Đề, Niết Bàn và Ba La Mật để dạy Bồ Tát và chúng sanh về nhân địa phát tâm của tất cả Như Lai, đều nên y theo giác tướng trong sạch chiếu soi đầy đủ, dứt hẳn vô minh mới thành Phật đạo. 

Giảng giải:

Phật thuyết xong Văn Thù Bồ Tát đảnh lễ ngũ thể đầu địa (2 chân quỳ 2 tay hứng bàn chân Phật và đầu sát đất), mỗi lần thỉnh đều đảnh lễ cho đến 3 lần; thường thường người ta thỉnh và đảnh lễ 1 lần. Tại sao thỉnh và đảnh lễ 3 lần? Là để biểu thị trọng pháp, vì chúng sanh được pháp đó tu giải thoát.

Lúc ấy, Phật nói với Văn Thù Bồ Tát: Tốt lắm! Tốt lắm! Thiện nam tử (trong đó có thiện nữ nhân). Tại sao nói chỉ có thiện nam tử? Vì Phật chỉ nói với đại diện đương cơ, đại diện đương cơ là đại diện cho tất cả người nghe pháp, ở trong pháp hội này gồm có 10 vạn người; nhưng Phật chỉ nói Văn Thù Bồ Tát là đại diện đương cơ, nên nói là thiện nam tử.

Được vì pháp hạnh của Bồ Tát, để hỏi pháp hạnh nhân địa của Phật trong đời mạt pháp, chúng sanh muốn cầu đại thừa được chánh tri kiến  chánh trụ trì, không lọt vào tà kiến. Cầu hỏi như vậy rất tốt.
Lúc ấy, Văn Thù Bồ Tát nghe lời giáo huấn rất hoan hỷ và đại chúng im lặng lắng tai nghe.

Phật nói: Thiện nam tử! Pháp vô thượng có đà la ni môn là Viên Giác. Tiếng phạn đà la ni dịch là tổng trì, tổng bao gồm tất cả pháp, trì là vô lượng nghĩa. Tức là không có pháp nào không đầy đủ ở đó nên nói tổng, nhưng nhân quả không mất không hoại nên gọi là trì. Tất cả thánh phàm đều ở trong cửa này mà ra, ở trong cửa này là Viên Giác tự tánh của mọi chúng sanh.

Chúng sanh thành Phật được nhờ Viên Giác, ở trong này chảy ra tất cả. Tuy chúng sanh có tâm ô nhiễm, nhưng nhiễm mà không nhiễm nên gọi là thanh tịnh chân như. Tại sao gọi là chân như? Vì từ vô thỉ đến nay không vọng không thay đổi, chỉ vì vô minh che lấp, không hiện ra cái dụng của Phật. Tất cả chân như, bồ đề, niết bàn đều là biệt danh và dụng của tự tánh.

Viên Giác chảy ra quả Phật, mà tất cả nhân địa Bồ Tát từ trong đó chảy ra, ba la mật cũng từ trong đó chảy ra. Vì dạy căn bản của Bồ Tát tu hành là không có pháp khác, nên gọi là giáo thọ Bồ Tát, mà y theo Viên Giác, cái sáng suốt tự tánh này để chiếu thanh tịnh tịch diệt của giác thể gọi là giai y viên chiếu thanh tịnh giác tướng, tức là cách tu hành. Như kinh Lăng Nghiêm nói: “Phản văn văn tự tánh”, nghĩa như vậy. Nếu được trở về tự tánh thì vô minh vĩnh viễn cắt đứt, mới được thành Phật.

Chánh văn:

Thiện nam tử! Thế nào là vô minh? Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay đủ thứ điên đảo, ví như kẻ lạc đường nhận lầm phương nam thành phương bắc, vọng cho tứ đại là thân tướng thật của mình, cho vọng tâm tạo hình ảnh thành lục trần là tâm tướng thật của mình, ví như kẻ bị nhặm thấy hoa đốm trên không và thấy mặt trăng thứ hai. 

Thiện nam tử! Hư không vốn chẳng hoa đốm, vì bệnh nhặm vọng chấp thành có. Do vọng chấp ấy, chẳng những không biết tánh hư không, lại còn lầm nhận chỗ sanh ra hoa đốm là thật. Từ cái vọng này thành có sanh tử luân hồi, nên gọi là vô minh. 

Giảng giải:

Tại sao là vô minh? Phật giải thích: Tất cả chúng ta từ vô thỉ đến nay, tạo ra đủ thứ điên đảo, cũng như người đi đường không biết đường đi; đáng lẽ chỗ mục đích là phía đông, mà mình lại đi hướng tây, chỗ mục đích là phía nam, mà lại đi hướng bắc, chỗ thật cần đi nhưng không đi. 

Nhận tứ đại thân này làm tướng tự thân, tứ đại là địa, thủy, hỏa, phong; cơ thể này do tứ đại tổ chức thành, mà chấp thật cơ thể này là thân của ta. Cơ thể này có lục căn tiếp xúc lục trần chấp là thật. Giống như người mắt nhặm thấy hoa đốm trên không và thấy có mặt trăng thứ 2.

Kỳ thật, trong hư không đâu có hoa đốm! Tại do con mắt bệnh mới thấy có hoa đóm, ở trên trời chỉ có một mặt trăng, vì con mắt bệnh thấy mặt trăng thứ 2. Người  bệnh chấp đó là thật, do chấp thật làm mất đi tự tánh của hư không.

Bởi vì, tự tánh hư không thanh tịnh, đâu có hoa đốm! Mà người  mê cho là hư không sanh ra hoa đốm. Do cảm giác sai lầm mới có việc sanh tử luân hồi do chấp thật nên gọi là vô minh.

Chánh văn:

Thiện nam tử! Vô minh này chẳng có thật thể, như người trong mộng lúc chiêm bao thì có, đến khi thức tỉnh thì chẳng còn gì cả. Cũng như hoa đốm diệt nơi hư không, chẳng thể nói nhất định có chỗ diệt. Tại sao? Vì chẳng có chỗ sanh vậy. 

Tất cả chúng sanh ở nơi pháp vô sanh vọng thấy có sự sanh diệt, cho nên gọi là sanh tử luân hồi. 

Thiện nam tử! Như Lai nơi nhân địa tu theo tự tánh Viên Giác, chiếu soi bản thể của tự tánh vốn tịch diệt, biết rõ thân tâm thế giới như hoa đốm trên không, vậy thì thân tâm vốn không, lấy gì để thọ sanh tử luân hồi? Cái KHÔNG này là vì bản tánh vốn không, chẳng phải do tạo tác thành không. Cái biết đó ví như hư không, kẻ biết như hư không đó tức là tướng hoa đốm cũng chẳng thể nói không có tánh tri giác, CÓ với KHÔNG đều lìa, ấy mới gọi là tùy thuận giác tánh trong sạch. 

Tại sao? Vì tánh hư không thường trụ chẳng động. Trong Như Lai Tạng vốn chẳng có sự sanh diệt nên chẳng có sự tri kiến sanh diệt trong đó, cũng như pháp giới tánh, rốt ráo viên mãn đầy khắp mười phương không gian và thời gian, ấy mới gọi là nhân địa phát tâm theo chánh pháp, tu hành theo chánh hạnh. 

Bồ Tát vì thế ở nơi đại thừa phát tâm trong sạch, chúng sanh trong đời mạt pháp theo đó tu hành chẳng đọa tà kiến. 

Giảng giải:

Vô minh thật không có bản thể, chỉ là giả danh thôi. Cũng như mình thấy chiêm bao, thấy người ở trong chiêm bao, khi thức tỉnh thì người trong chiêm bao mất. Vô minh này cũng vậy, như hoa đốùm trên hư không, diệt ở trên hư không, tuy thấy diệt nhưng không có chỗ nhất định diệt.

Tại sao? Vì nó không có chỗ sanh thì không chỗ diệt. Vô minh cũng vậy, không có chỗ sanh thì không có diệt, do vọng tâm hoạt động có cảm giác sai lầm, nên chấp thật có sanh diệt, có sanh tử luân hồi.

Chư Phật cũng từ trong nhân địa tu theo Viên Giác này, giác ngộ biết được không có sanh tử luân hồi, tức là không có thân tâm này chịu cái khổ sanh tử luân hồi. Việc ấy không phải do tu rồi nó tiêu diệt, tại bổn tánh nó vốn không có.

Nếu mình tiêu diệt thì nó có thật, tức là vô minh không có thật. Chỉ cần giác ngộ thì thấy vô minh vốn không có. Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Vô vô minh diệc vô vô minh tận” là cái nghĩa vậy.

Sở tri và năng tri cũng như hư không, giác hư không tức là tướng hoa đốm trong hư không chẳng thật có. Không thể nói là chẳng có tánh tri giác, có và không đều phải quét sạch, mới gọi là tùy thuận thanh tịnh giác tánh. Như trên nói là tùy thuận bất nhị.

Tịnh giác là biệt danh của tự tánh. Tại sao? Vì tánh nó là hư không, hư không là trống rỗng không có bản thể. Hư không chẳng lay động thì không sanh diệt. Như Lai Tạng như hư không chẳng khởi chẳng diệt, cũng không có tri kiến.

Vì thế, tôi giảng Bát Nhã Tâm Kinh, quét từ tri kiến phàm phu, tri kiến Tiểu thừa, tri kiến Trung thừa, tri kiến Đại thừa và tri kiến Phật thừa đều sạch hết, thì chứng quả Phật.

Bởi vì, vốn không có tri giác, nói quét tri kiến là không đúng rồi. Pháp giới tánh viên mãn khắp 10 phương, không thêm bớt, như hư không vậy. Nên gọi là pháp hạnh trong nhân địa, mà Bồ Tát vì việc này trong Đại thừa phát tâm thanh tịnh tu hành và giáo hóa chúng sanh đời mạt pháp theo pháp này tu hành khỏi đọa vào tà kiến.

Tham thiền là pháp hạnh nhân địa thành Phật. Tham thiền phải phá ngã chấp bằng 9 chữ “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ” thì không lọt vào tà kiến, mà thẳng đến thành Phật.

Chánh văn:

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: 

Văn Thù ngươi nên biết,
Tất cả các Như Lai, 
Từ nơi bản nhân địa, 
Đều nhờ trí huệ giác. 
Thông đạt nơi vô minh, 
Cũng như hoa đốm kia. 
Thì khỏi bị luân hồi. 
Cũng như người trong mộng, 
Thức tỉnh cảnh mộng mất. 
Giác ngộ như hư không, 
Bình đẳng chẳng lay động. 
Bản giác khắp mười phương, 
Liền được thành Phật đạo. 
Huyễn chẳng chỗ sanh diệt, 
Thành đạo cũng vô đắc, 
Vì bản tánh viên mãn. 
Bồ Tát ở trong đó, 
Khéo phát tâm Bồ Đề. 
Chúng sanh đời mạt pháp, 
Tu theo lìa tà kiến

Giảng giải:

Phật giảng xong chỗ này, lại muốn giảng lần nữa, rồi nói ra một bài kệ mỗi câu 5 chữ, bài kệ ý nghĩa trên đã nói.

Từ nhân địa của mình lấy trí tuệ để liễu đạt vô minh, biết rằng vô minh vốn không có bản thể, giống như hoa đốm trong hư không. Nếu giác ngộ thì ra khỏi sanh tử luân hồi, như người chiêm bao được thức tỉnh thì việc trong chiêm bao chứng tỏ không thật.

Người giác ngộ giống như hư không chẳng có bản thể (“người giác ngộ” từ chữ “Phật Đà” dịch ra) thì mới bình đẳng không có lay động, cái dụng của giác ngộ khắp 10 phương thế giới, tức là 10 phương thế giới đều là cái dụng của tự tánh.

Ngộ được vậy gọi là thành Phật đạo, tuy nói thành Phật nhưng biết không có Phật đạo để thành, lúc ấy tất cả huyễn đều tiêu diệt nhưng không có chỗ tiêu diệt. Vì không có chỗ sanh thì không có chỗ diệt, tức là không có bản thể.

Kinh nói vô minh không có bản thể, vì vô minh không có chỗ sanh thì không có chỗ diệt. Nhưng muốn nói thì phải nói là diệt, nói là thành Phật thành đạo. Thành Phật đạo cũng là nghĩa vô sở đắc, tức là đến lúc chứng ngộ thì thấy không có đạo để thành và không có Phật để thành. Vì bổn tánh viên mãn như thế! Việc ấy giác ngộ mới biết.

Bồ Tát phát tâm giác ngộ là phát tâm vô sở đắc, nếu có sở đắc thì không thể giác ngộ. Cho nên, tôi thường dạy người tham thiền phải vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ. Nếu chúng sanh theo lời dạy trong kinh này tu hành thì khỏi lọt vào tà kiến, tức là được chánh kiến, tu được đắc quả thành Phật.

Tham Tổ Sư thiền là theo chánh kiến, cũng là pháp hạnh nhân địa để thành Phật, khi đến giác ngộ thì biết được vô minh không phải thật, Phật cũng không phải thật. Nếu còn chấp thật cái gì thì chưa giác ngộ, chưa phải thành Phật. 

Hỏi:

Con có chỗ không hiểu, thầy nói “muốn có Viên Giác thì phải nhập tam muội”, trước đó thầy nói “nhập tam muội không có tà định, phải có chánh định, tức là có sự thọ dụng pháp lạc”. Kính xin thầy khai thị?

Đáp:

Tôi nói Phật thuyết kinh Viên Giác là ở trong chánh định chánh thọ mà thuyết, nhưng Bồ Tát cũng ở trong chánh định mà nghe. 

Vừa rồi ông hỏi vấn đề này, kỳ thật chánh định của Phật không có nhập định và xuất định, lúc nào cũng ở trong định, ấy là nói pháp hội Viên Giác.

Còn mình bây giờ thì khác, tôi không có nhập định để giảng kinh Viên Giác, các vị nghe cũng không có nhập định để nghe.

Hỏi: 

Thế nào là tam muội?

Đáp:

Tam muội là chánh định, chánh định là để phân biệt tà định. Tà định không được giải thoát, vì còn chấp ngã. Chánh định là phá ngã chấp nên được ra khỏi sanh tử luân hồi.

Hỏi:

Thế nào là ba la mật?

Đáp:

“Ba la mật” là tiếng phạn, dịch là bờ sông bên kia. Bờ sông bên nay có khổ có phiền não, không được tự do tự tại; đến bờ sông bên kia hết phiền não, hết khổ, được tự do tự tại. Cho nên, kinh Phật thường nói đến ba la mật là đến được cảnh giới Phật được tự do tự tại, không có phiền não, lìa được cái khổ sanh tử luân hồi.
Hỏi:

Xin xác định lại, chánh định có nghĩa là chánh thọ, có chỗ giảng chánh thọ có 3 nghĩa là vô thọ chư thọ. Ở đây chư thọ là gì? Là khổ thọ, lạc thọ, vô khổ vô lạc thọ. Nếu có cảm giác khổ là khổ thọ, có cảm giác sung sướng là lạc thọ, có cảm giác không khổ và không sung sướng là vô khổ vô lạc. Nếu lìa được 3 thọ này là chánh niệm tam muội. Nếu nghe giảng chánh thọ được lạc thọ thì khó hiểu, xin sư phụ giảng lại cho xác thực thêm?

Đáp:

Tôi ở đây dạy Tổ Sư thiền không có thọ và chẳng thọ, thọ và chẳng thọ đều phải quét sạch, vì thọ và chẳng thọ là tương đối. Theo nghĩa tứ cú thì thọ là cú thứ nhất, chẳng thọ là cú thứ hai, không thọ không chẳng thọ là cú thứ ba, cũng thọ cũng chẳng thọ là cú thứ tư.

Trong Tổ Sư thiền chỉ tự mình tham thiền đến kiến tánh, nếu lấy lời nói cao siêu cũng là vô dụng, cho nên không xác định danh từ nào đúng được. Tất cả danh từ đều giả danh, gọi là danh tướng.

Hỏi:

Đức Phật nhập chánh định thuyết kinh Viên Giác, đại chúng nghe pháp cũng nhập chánh định nghe thuyết kinh Viên Giác. Vậy hành giả tham thiền phải thế nào?

Đáp:

Tôi giảng cũng phải có câu thoại đầu có nghi tình, các vị đang nghe cũng phải có câu thoại đầu có nghi tình, như vậy rất tốt, chứ không phải định.

Hỏi:

Tham thiền được kiến tánh có đồng với bậc A La Hán không?

Đáp:

A La Hán chưa phải kiến tánh, A La Hán dứt được tập khí tam giới, tức là dứt hết tư hoặc và kiến hoặc, nhưng chưa thấy bản tánh. Dứt hết kiến hoặc và tư hoặc thì không tái sanh ở tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới), tức là ra khỏi phần đoạn sanh tử, nhưng còn biến dịch sanh tử, nên cần phải tiến lên vì còn chấp pháp.

Kiến tánh thì không có ngã chấp và pháp chấp nên cao hơn A La Hán rất nhiều, phá sơ quan là hơn A La Hán, chứ không phải bằng A La Hán!

Hỏi:

Thế nào phá trùng quan còn chút ghi nhớ?

Đáp:

Phàm phu phá trùng quan, tập khí thế gian và xuất thế gian vẫn còn nguyên. Nhưng phá trùng quan thì tự tánh rõ ràng hiện ra, cũng như vũ trụ vạn vật rõ ràng không còn cái gì nghi hoặc nữa. Cảnh giới đó ghi nhớ rõ ràng không có tan rã được. 

Cho nên, không được chánh biến tri của Phật, đến sau này tiến lên thì ghi nhớ cảnh giới đó không còn nữa, tức là phá được trùng quan thì mới đạt đến cuối cùng. Nhưng người muốn ghi nhớ đó, nên Tổ gọi là “chảo dầu sôi, lò lửa than”. 

Cảnh giới phá trùng quan là thành thánh rất tốt, không cho ghi nhớ mà còn phải cho tan rã hết mới đạt đến cảnh giới cuối cùng. Mà bây giờ mình chưa có gì hết, lại ghi nhớ cho nhiều thì bị hại biết bao nhiêu!

Hỏi:

Nguyên do đâu A Nan trong vòng một đêm nhập định chứng A La Hán?

Đáp:

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tôn giả A Nan chứng quả Tư Đà Hàm, bị Phật quở nên cố gắng tu sau này chứng A La Hán, nhưng chưa kiến tánh. Rồi phát tâm tham thiền do tổ Ca Diếp truyền cho cái nghi, có nghi nên mới được ngộ kế thừa nhị tổ Thiền tông. Nếu không tu chỉ học rộng nghe nhiều thì không thể nào chứng quả.

Hỏi:

Các vị A La Hán có diệu dụng thần thông, còn phàm phu kiến tánh có diệu dụng thần thông không?

Đáp:

Có người kiến tánh rồi cũng không có thần thông, có người không chứng A La Hán, tà ma ngoại đạo có thần thông. Thần thông tà ma ngoại đạo trong kinh Lăng Nghiêm rất cao, như ở Chợ Lớn đi Mỹ trong vòng 5 phút để lấy một món đồ là có sự thật. Nhưng đó không phải sự giải thoát, cho nên có thần thông không phải chứng quả. 

Chứng quả giải thoát thì khác, thần thông tự tánh có diệu dụng vô lượng vô biên, không phải thần thông của A La hán và thần thông của ngoại đạo có sự hạn chế.

Tự tánh cùng khắp không gian thời gian, không phải ở chỗ này đi đến chỗ khác. Như thần thông biết bay từ đây qua Mỹ chỉ có 5 phút thì không phải thần thông của tự tánh. Tại sao? Vì còn có thời gian và không gian hạn chế, có khoảng không gian để bay, có thời gian là 5 phút. 

Thần thông của tự tánh khỏi cần bay, muốn hiện ở đâu thì hiện. Nếu cần bay thì không phải thần thông của tự tánh. Người chú trọng thần thông thì rất có hại, như nhiều người có thần thông lại học Tổ Sư thiền, tôi bảo họ bỏ thần thông nhưng họ không chịu bỏ. 

Nếu giữ lại thần thông là chướng ngại cho sự kiến tánh. Dù phàm phu không có thần thông nhưng tu được kiến tánh, sau này cũng hiện được thần thông tự tánh siêu việt tất cả thần thông khác.
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

đạt đến bình an qua an bình nội tại Thanh long giảm béo chữa ho thẠtÆ á ng 2016 thich thanh tu tức đinh bên số chè CÃn sống ở đời nên học cách cúi đầu ăn chay và mối tương quan giữa người TP Trường Cần giao tieng nguoi thi dau kho Nước chanh ấm muoi lam dieu dang de suy ngam trong cuoc thanh thiếu niên với việc đi chùa ï½ çŠ cham soc nguoi benh co phuoc bau chua long tuyen can mang doi nguoi Gánh lá dong chợ Tết bong mat tam hon dung ich ky Chùa Bà Thao Mùng vấn 9 Giáo hoa tu mieng ra Thịt đỏ làm tăng nguy cơ bệnh đường Thay đổi độ cao đột ngột có thể Đủ học cách çš tình yêu đôi lứa qua cái nhìn đầy ý thoi dựng phien nao va benh tat ÄÆ lang liên hoa sắc con đường của nến và hoa 8217 knock out Phật giáo ç on tự tại với sanh tử