Lời Nói Đầu
Mục Lục Tổng Quát
Mục Lục Chi Tiết
01. Kinh Kim Cang
02. Kinh Phạm Võng
03. Phẩm Phổ Môn
04. Kinh Viên Giác
05. Phẩm Bát Nhã Kinh Pháp Bảo Đàn
06. Trung Quán Luận
07. Yếu Chỉ Trung Quán Luận
.
THUYẾT GIẢNG KINH LUẬN
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn
PHẨM BÁT NHÃ THỨ HAI
PHÁP BẢO ĐÀN KINH

Chánh văn: 
 
Qua ngày sau, Vi Sử Quân xin giảng nữa, Sư thăng tòa bảo đại chúng rằng: “Cần phải tĩnh tâm niệm Ma Ha Bát Nhã La Mật Đa”. Lại nói: “Thiện tri thức, trí bồ đề Bát Nhã của chúng sanh vốn sẵn có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ thiện tri thức khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh. Phải biết Phật tánh của kẻ ngu người trí vốn chẳng sai biệt, chỉ vì mê ngộ chẳng đồng, nên mới có kẻ ngu người trí. Nay ta thuyết pháp Bát Nhã Ba La Mật, khiến cho mọi người đều được trí tuệ, hãy chú tâm nghe.
 
“Thiện trí thức, người đời suốt ngày miệng niệm Bát Nhã, chẳng nhận được Tự Tánh Bát Nhã, cũng như nói ăn mà chẳng no, miệng chỉ thuyết “Không”, muôn kiếp chẳng được Kiến Tánh, rốt cuộc vô ích.
 
Thiện tri thức, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật là tiếng phạn, dịch là đại trí huệ đến bờ bên kia, đây cần phải tâm hành, chẳng ở miệng niệm, miệng niệm tâm chẳng hành thì cũng như huyễn hóa. Miệng niệm tâm hành thì tâm và miệng tương ưng. Bản tánh là Phật, lìa tánh chẳng có Phật.
 
Sao gọi Ma Ha? Ma Ha là đại, tâm lượng như hư không, chẳng có biên giới, cũng chẳng vuông tròn lớn nhỏ, cũng chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, cũng chẳng trên dưới dài ngắn, cũng chẳng giận, chẳng vui, chẳng phải chẳng quấy, chẳng thiện chẳng ác, chẳng đầu chẳng đuôi.
 
Các cõi Phật đều đồng như  hư không, diệu tánh con người vốn không, chẳng có một pháp có thể đắc, tự tánh chơn không cũng như thế.
 
Thiện tri thức, chớ nên nghe ta nói “không” mà liền chấp “không”. Trước nhất chớ chấp “không”, nếu để tâm “không” tĩnh tọa là lọt vào “vô ký không”.
 
Thiện tri thức, thế giới hư không bao hàm sắc tướng vạn vật, mặt trời, mặt trăng, núi sông, đất đai, cây cối, biển lớn, kẻ dữ người lành, pháp ác pháp thiện, thiên đàng địa ngục, tất cả đều ở trong hư không, “Tánh Không” của con người cũng vậy.
 
Thiện tri thức, tự tánh hay bao hàm muôn pháp là đại, muôn pháp đều ở trong tự tánh của con người. Nếu thấy điều dữ điều lành của con người, tất cả đều chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng chấp chẳng nhiễm, tâm như hư không gọi là Đại, nên nói là Ma ha.
 
Thiện tri thức, kẻ mê miệng nói, người trí tâm hành. Lại có kẻ mê để tâm “không” mà tĩnh tọa, trăm điều chẳng nghĩ, tự xưng là đại, với bọn người này không thể nói gì được, vì họ rơi vào tà kiến.
 
Thiện tri thức, tâm lượng quảng đại cùng khắp pháp giới, dùng thì liễu liễu rõ ràng, ứng dụng liền biết tất cả. Tất cả tức một, một tức tất cả, tới lui tự do, tâm thể vô ngại tức là Bát Nhã.

Giảng giải:
 
Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng, bản dịch Việt văn, nhiều người đều biết. Nhưng tôi thấy chánh văn không đúng ý của Lục Tổ. Có người hỏi tôi: Thiền tông cần có nghi tình, mà trong Pháp Bảo Đàn, không thấy Lục Tổ dạy người khởi nghi tình?
 
Tôi trả lời: Nếu trong Pháp Bảo Đàn dạy người khởi nghi tình, thì ngài Huệ Năng không có tư cách làm Lục Tổ.
 
Bởi vì, trước đời nhà Tống, chư Tổ không có dạy người tham công án hay tham thoại đầu, mà dùng thủ đoạn. Thủ đoạn của chư Tổ làm cho người tham thiền mà không biết mình tham thiền, tức là khởi lên chân nghi mà tự mình không biết nghi. 

Nếu Lục Tổ nói trắng ra thì ngài không có tư cách làm Lục Tổ. Như Hoài Nhượng gặp Lục Tổ, Lục Tổ hỏi: Vật gì đến thế này? Hoài Nhượng thắc mắc 8 năm sau mới ngộ. Nhưng trong Pháp Bảo Đàn không có nói thắc mắc đến 8 năm, chỉ nói là ngộ hay trả lời được.

Vi Sử Quân là quan địa phương (nay gọi là tỉnh trưởng) ở Tào Khê (nay chùa Nam Hoa) thỉnh Lục Tổ thuyết pháp.

Lục Tổ thăng tòa thuyết với đại chúng rằng: Hãy tịnh tâm niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa. Lục Tổ gọi người nghe pháp là thiện tri thức, trí huệ của Bát Nhã, người thế gian người nào cũng có, chỉ vì tâm mê mà không được tự ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức chỉ dẫn mới được kiến tánh. 

Phải biết, Phật tánh của người ngu với người trí không có sai biệt, chỉ vì mê ngộ không giống nhau, nên có ngu có trí. Bây giờ, tôi nói pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa này, để cho quý vị đều được trí tuệ, quý vị để ý nghe.

Thiện tri thức! Suốt ngày miệng niệm Bát Nhã, nhưng sự thật không biết Tự Tánh Bát Nhã, cũng như nói ăn mà không ăn thì không no; miệng nói “không”, nhưng qua muôn kiếp không được kiến tánh, cuối cùng vô ích.

Thiện tri thức! Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật là chữ phạn tiếng Aán Độ, dịch ra đại trí huệ, tức đến bờ bên kia, mà cái này thì tâm thực hành, chứ không phải ở miệng niệm. Nếu miệng niệm mà tâm không thực hành giống như huyễn hóa, như lộ như  điển thì không có ích, chẳng thực tế.

Nếu miệng niệm mà tâm thực hành thì tâm và miệng được tương ưng, mới đúng với bổn tánh Phật, vì bổn tánh của mình là Phật. Lìa tánh chẳng có Phật nào khác! Như nói “Tự tâm là Phật, ngoài tâm không có Phật”.

Chữ “đại” là siêu việt số lượng như hư không, chẳng có số cho mình đếm được, không thể suy nghĩ. Cho nên, không biên giới, không vuông tròn, không lớn nhỏ, không màu sắc vàng xanh đỏ trắng, không trên dưới, không dài ngắn, không sân, không vui, không thị phi, không thiện ác, không đầu đuôi, tức là không có tất cả tương đối.

Như tôi giảng Bát Nhã Tâm Kinh, nếu lọt vào tương đối thì không phải Bát Nhã. Bát Nhã là dụng tự tánh automatic, tất cả chư Phật đều như hư không. Diệu tánh của người thế gian vốn  KHÔNG, tức là không có pháp nào cho mình được.

Cho nên, tôi dạy tham thiền là vô sở đắc. Chân tâm tự tánh cũng như thế, không có một pháp nào cho mình đắc được. Nếu có pháp nào đắc được thì không gọi là Bát Nhã, không phải kiến tánh thành Phật. Nhưng Lục Tổ sợ người ta đuổi theo lời nói, hiểu theo lời nói, ở đây giải thích.

Thiện tri thức! Đừng nghe tôi nói không mà chấp không. Nếu ngồi tĩnh tọa để tâm không là lọt vào vô ký không. Vì vậy tôi dạy tham thiền, chẳng thà có nghi tình có vọng tưởng, còn tốt hơn không có nghi tình và không có vọng tưởng. Vì không có nghi tình không có vọng tưởng lọt vào vô ký không là thiền bệnh.

Thế giới hư không bao hàm tất cả vạn vật, mặt trời, mặt trăng, vì sao, sơn hà, đại địa, núi sông, thảo mộc, tòng lâm, người ác, người thiện, pháp ác, pháp thiện, thiên đường, địa ngục... tánh Không của người thế gian cũng như vậy, bao hàm vạn pháp, ấy gọi là đại.

Đại là siêu việt số lượng, tất cả vạn pháp đều ở trong tánh Không, chẳng thiếu sót một pháp nào cả. Nếu mình thấy tất cả pháp ác pháp thiện mà không lấy không bỏ, không nhiễm trước thì tâm như hư không, nên gọi là Đại, tức Ma Ha.

Người mê miệng nói mà tâm không thực hành, người trí miệng nói thì tâm thực hành. Còn có người chấp theo ý của mình, cho rằng trong tâm chẳng suy nghĩ gì hết, rồi tự xưng là Đại; Lục Tổ nói những hạng người này, không thể nói chuyện, vì họ có tà kiến sâu nặng khó phá được.

Tôi thường nói, đối với chữ “Không” của Phật pháp là hiện ra cái dụng, chứ chẳng phải không có gì! Pháp tu của ngoại đạo hay pháp môn khác Tổ Sư thiền, thường thường muốn cho tâm không, tức là không có một niệm gì hết. Nhưng pháp môn Tổ Sư thiền không cho tâm không, tâm nghi phải liên tục, không để niệm dứt.

Cho nên, Lục Tổ nói: “Tâm lượng rộng lớn khắp pháp giới, dụng thì rõ ràng”. Cái không của tự tánh trống rỗng, như căn nhà chẳng có khoảng không thì chẳng thể ở được. Cái tách chẳng có khoảng không thì không thể đựng nước được.

Phàm muốn dùng thì phải “không”, có “không” mới dùng được, bất cứ cái gì cũng vậy, chứ không phải là cái “không” chết! Vì thế, dùng thì rõ ràng, ứng dụng biết tất cả là một, một là tất cả, đi ở tự do. Tâm thể cùng khắp pháp giới, không có cái nào làm chướng ngại, ấy là Bát Nhã.

Chánh văn:

Thiện tri thức! Trí Bát Nhã đều từ tự tánh mà sanh, chẳng từ bên ngoài vào, chớ dùng lầm ý thức, gọi là chơn tánh tự dụng.

Nhất chơn nhất thiết chơn, tâm lượng là việc lớn. Chẳng nên hành đạo nhỏ, miệng chớ trọn ngày nói “không” mà trong tâm chẳng tu hạnh này, giống như thường dân tự xưng là vua thì không được, hạng người này chẳng phải đệ tử của ta.

Thiện tri thức! Sao gọi là Bát Nhã? Bát Nhã dịch là trí huệ. Bất cứ nơi nào lúc nào, niệm niệm chẳng ngu muội (chẳng chấp thật), thường hành đúng trí huệ, tức là hạnh Bát Nhã. Một niệm ngu muội (chấp thật) thì Bát Nhã tuyệt, một niệm trí huệ thì Bát Nhã sanh. Con người ngu mê chẳng thấy Bát Nhã, miệng nói Bát Nhã mà trong tâm thường ngu muội, tự nói ta tu Bát Nhã, niệm niệm nói “không” mà chẳng biết “Chơn Không”. Bát Nhã không hình tướng, ấy là tâm trí huệ, nếu hiểu thấu như thế gọi là Trí Bát Nhã.

Sao gọi là Ba La Mật? Ba La Mật là tiếng Aán Độ, dịch là đến bờ bên kia, nghĩa là lìa sanh diệt. Chấp cảnh thì sanh diệt dấy lên như nước nổi làn sóng, tức gọi là bờ bên này; lìa cảnh thì chẳng sanh sanh diệt như nước chảy im lìm, tức là bờ bên kia, nên gọi là Ba La Mật.

Thiện tri thức! Kẻ mê miệng niệm, đang trong lúc niệm có vọng có sai, niệm niệm nếu hành, gọi là chơn tánh. Kẻ ngộ pháp này là pháp Bát Nhã, kẻ tu hạnh này là hạnh Bát Nhã, chẳng tu tức là phàm phu, một niệm tu hành tự thân bằng Phật.

Thiện tri thức! Phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ Đề, niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật. Niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức Bồ Đề.

Thiện tri thức! Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, tối cao tối thượng tối đệ nhất, không trụ không đi  cũng không đến, tam thế chư Phật từ đó ra. Cần phải dùng Đại Trí Huệ phá ngũ uẩn trần lao, tu hành như thế, nhất định thành Phật, đổi tam độc thành giới, định, huệ.

Giảng giải:

Thiện tri thức! Trí Bát Nhã là do tự tánh sanh, không những Bát Nhã mà tất cả vạn pháp đều do tự tánh sanh ra, không phải ở ngoài vào, không dùng ý thức sai lầm, mới gọi là chân tánh tự dùng. Một chân nên tất cả đều chân, một giả thì tất cả đều giả.

Tâm lượng là sự lớn, không hành đường nhỏ. Đừng có suốt ngày nói “không” mà không tu cái hạnh này, cũng như thường dân tự xưng là vua thì không được. Nếu thường dân xưng vua thì ở thời xưa bị chém đầu, nên Lục Tổ nói là “những người này không phải đệ tử của ta”.

Tại sao gọi là Bát Nhã? Bát Nhã dịch là trí huệ, tất cả chỗ và thời gian, niệm không ngu si, thường thực hành niệm trí huệ, tức là hạnh Bát Nhã. Nếu có một niệm ngu si thì Bát Nhã dứt, một niệm trí thì Bát Nhã sanh.

Tại sao một niệm ngu? Nếu mình có chấp trước cái gì là ngu. Vô sở trụ là không chấp trước cái gì, không lọt vào tương đối, không lọt vào tứ cú là trí. Cho nên, Tổ sư nói “không có Bát Nhã không phải Bát Nhã, có Bát Nhã cũng không phải bát Nhã”. Tại sao? Không có Bát Nhã thì không phải Bát Nhã, vậy người ta hiểu; nói có Bát Nhã không phải Bát Nhã thì người ta không hiểu, vì rơi vào tương đối là “có” thì phải có cái “không” để đối đãi.

Người thế gian ngu mê không thấy Bát Nhã, miệng hay nói Bát Nhã, mà trong tâm lại chấp trước, nói rằng “ta tu Bát Nhã”, nên gọi là thường ngu.

Nói “không” là Bát Nhã thì sai lầm, vì Bát Nhã đâu phải “không”, không đối với sắc là tương đối. Nếu ở trong tứ  cú thì Không là cú thứ nhì. Miệng cứ nói không mà chẳng biết chơn không, chơn không là vô sở trụ, không phải trụ nơi không.

Bát Nhã không có hình tướng, tâm trí huệ tức là Bát Nhã, tâm trí huệ thì vô sở trụ, nếu có sở trụ thì không phải Bát Nhã. Giải như thế mới gọi là Bát Nhã trí.

Thế nào là Ba La Mật? Đây là tiếng Aán độ dịch là bờ bên kia, nghĩa là lìa sanh diệt. Nếu chấp trước cảnh gì thì sanh diệt khởi lên, như nước vốn yên tịnh, khi gió thổi thì làn sóng nổi lên, nên gọi là bờ bên này. Nếu lìa cảnh, tức không chấp trước cảnh thì không có sanh diệt khởi lên, như dòng nước lưu thông bình thường, nên gọi là bờ bên kia.

Bờ bên nay có sanh diệt, có phiền não không được tự do tự tại; bờ bên kia không có chấp trước, tức là bệnh chấp đã hết, không có phiền não, không có khổ. Nhưng người mê, lúc miệng niệm, tâm có vọng có quấy, tức là không chấp trước cái này thì chấp trước cái kia.

Nếu niệm vô sở trụ gọi là chơn tánh, ngộ pháp này gọi là pháp Bát Nhã, tu hạnh này gọi là hạnh Bát Nhã, không tu là phàm phu, một niệm tu là tự thân bằng Phật.

Tại sao một niệm tu là tự thân bằng Phật? Cũng như tham thiền là đề lên câu thoại đầu, khởi nghi tình; chính nghi tình không lọt vào tương đối, không lọt vào tứ cú. Niệm niệm tu hành thì lúc ấy nghi tình liên tục, không có sanh diệt nổi lên, không có phiền não, không có đau khổ, mà hiện ra dụng Bát Nhã automatic của tự tánh.

Cho nên, Lục Tổ nói “phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ Đề, niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật”, không có 2 thứ nên gọi là bất nhị, mà ở đây có người y văn giải nghĩa có thể tưởng lầm.

 Vì lời nói nên mới có trước sau, ở trên nói “phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ Đề”, tức là không có 2 thứ để đối đãi. Nếu không có đối đãi thì tại sao nói niệm trước mê là phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật? Đã nói phiền não tức Bồ Đề, phàm phu tức Phật, mà phàm phu là mê, còn Phật là giác ngộ! Vì bệnh chấp thật của chúng sanh hay phân biệt mê và ngộ, phàm phu và Phật. Nên Lục Tổ mới nói như vậy.

Kỳ thật, niệm không có trước sau, nếu nói có trước sau thì kinh Kim Cang đâu nói “quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc!” Có trước sau, mê ngộ là 2.

Đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình, khỏi cần nghĩ đến trước sau gì hết, khỏi cần chấp trước cảnh hay lìa cảnh. Vì nghi tình là cây chổi automatic quét sạch tất cả. Cho nên, nói “phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ Đề”, vì nghi tình không biết, nên không có phân biệt.

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa tối tôn tối thượng, không trụ, không đi, không lại. Ba đời chư Phật đều trong đó sanh, vì vậy mình trí huệ Bát Nhã đập tan ngũ uẩn trần lao, tu hành như thế sẽ nhất định thành Phật. Nhưng nói đập tan đả phá ngũ uẩn trần lao là không phải mình có nổi ý đả phá, vì có nghi tình thì tự nhiên được đả phá.

Chánh văn:

Thiện tri thức! Pháp môn này từ Bát Nhã mà sanh ra tám mươi bốn ngàn trí huệ. Tại sao vậy? Vì con người có bốn mươi tám ngàn trần lao, nếu không có trần lao thì trí huệ luôn luôn hiển hiện, chẳng lìa tự tánh. Người ngộ pháp này tức là vô niệm vô ức (không ghi nhớ), vô nhiễm trước, chẳng khởi cuồng vọng. Đối với tất cả pháp, dùng trí huệ chơn như tự tánh chiếu soi, chẳng lấy chẳng bỏ, tức là Kiến Tánh Thành Phật.

Thiện tri thức! Muốn đi vào pháp giới thâm sâu và Bát Nhã Tam Muội, phải tu hạnh Bát Nhã, thực hành theo kinh Kim Cang thì sẽ được Kiến Tánh. Phải biết cái công đức kinh này vô lượng vô biên, trong kinh rõ ràng tán thán, chẳng thể kể xiết. Pháp môn này là Tối Thượng thừa, vì người đại trí mà thuyết, vì người thượng căn mà thuyết, kẻ căn khí nhỏ nghe được khó tin.

Tại sao vậy? Ví như trận mưa bão lụt, thành thị nông thôn đều bị cuốn trôi như cỏ lá, nếu mưa bão trong biển lớn thì chẳng thêm chẳng bớt; như người thượng thừa, người tối thượng thừa nghe kinh Kim Cang, tâm liền khai ngộ.

Nên biết tự tánh vốn có trí Bát Nhã, trí huệ tự tánh thường chiếu soi nên chẳng nhờ văn tự, ví như nước mưa chẳng do trời có, mà do khí trời làm nên, khiến cho tất cả chúng sanh, tất cả cây cối, hữu tình vô tình, đều được thấm nhuần, tất cả sông ngòi đều chảy về biển lớn, hợp thành nhất thể. Trí Tự Tánh Bát Nhã của chúng sanh cũng vậy.

Thiện tri thức! Kẻ tiểu căn nghe được pháp môn đốn giáo này, như cây cỏ mà gặp mưa bão, đều tự gãy đổ chẳng sanh trưởng được, kẻ tiểu căn cũng vậy. Họ vốn có trí Bát Nhã đồng với người đại trí, chẳng có khác biệt, tại sao nghe pháp mà chẳng được tự ngộ? Đó là do tà kiến chướng nặng, phiền não căn sâu, như mây lớn che khuất mặt trời, chẳng được gió thổi nên chẳng hiện ánh sáng.

Trí Bát Nhã vốn chẳng lớn nhỏ, chỉ vì tất cả chúng sanh tự tâm mê ngộ chẳng đồng, tâm mê tu hành hướng ngoại tìm Phật mà chưa ngộ tự tánh, tức là tiểu căn. Nếu khai ngộ đốn giáo, chẳng chấp lấy hình tướng bên ngoài, chỉ ở trong tự tâm thường khởi chánh kiến, phiền não trần lao thường chẳng ô nhiễm, tức là kiến tánh.

Giảng giải:

Thiền tông rất chú trọng nghi tình, tu hành phải có nghi tình. Trước đời nhà Tống, chư Tổ dùng thủ đoạn cho người tham học phát khởi nghi tình mà tự mình không biết. Sau đời nhà Tống bắt buộc tham công án  tham thoại đầu mới khởi được nghi tình.

Đời xưa và đời nay có nghi tình mới được ngộ đạo, như Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề cũng khởi nghi tình mà ngộ. Chính nghi tình này đầy đủ giới, định, huệ. Cho nên, biến tam độc là tham, sân, si thành giới, định, huệ.
 
Tại sao nghi tình đầy đủ giới, định, huệ? Vì nghi tình là không biết gì cả, không nghĩ đến thiện ác. Không suy nghĩ là giới, nghi tình miên mật thì vọng tưởng khởi lên không được, tâm không tán loạn là định. Chính nghi tình không lọt vào tương đối, không lọt vào tứ cú thì vô sở trụ là huệ.
 
Ở đây mặc dầu không có pháp môn nào, nhưng thủ đoạn của Tổ là pháp môn, làm cho người khởi lên nghi tình, mà người tham thiền tự mình không biết, ấy là pháp môn rồi. Chứ không phải đời sau này dạy công án hay thoại đầu là pháp môn!
 
Pháp môn của ta tức là môn phái của Tổ Sư thiền là từ Bát Nhã sanh ra 84.000 trí huệ. Tại sao? Vì người thế gian có 84.000 trần lao. Nếu không có trần lao thì trí huệ thường hiện ra, tức là cái dụng của tự tánh. Bây giờ trần lao lấp đầy hết, không có cái trống rỗng thì cái dụng automatic của tự tánh không được hiện ra.
 
Cho nên, quét trống rỗng bao nhiêu thì cái dụng của tự tánh hiện ra bấy nhiêu, quét trống rỗng tích cực thì dụng tích cực là Phật. Cái dụng tức là trí huệ, trí huệ của người thế gian cần phải tác ý. Trí huệ Bát Nhã được dùng thì automatic, không cần tác ý.
 
Bây giờ có nhiều Phật tử tham thiền đã chứng tỏ, như Trương Quốc Anh, Trì Hằng Thiền và nhiều Phật tử được hiện ra cái dụng của tự tánh phần nào.
 
Trí huệ không lìa tự tánh, Lục Tổ thuyết pháp không lìa tự tánh, nếu lìa tự tánh thuyết pháp gọi là tướng thuyết, trong kinh này có nói. Ngộ pháp này tức là vô niệm, vô niệm vô trước là tôi thường nói, quá khứ đừng ghi nhớ, hiện tại chẳng trụ, vị lai không sắp đặt, gọi là vô trước, vô niệm. Vô niệm không phải không có niệm nào hết! Không khởi lên cuồng vọng thì cái dụng tự tánh automatic hiện ra, gọi là tánh chân như.
 
Lấy trí huệ để quán chiếu tất cả pháp. Nói quán chiếu thì người ta có thể tưởng lầm là giáo môn quán chiếu. Nghi tình tự nhiên quán chiếu, tuy lấy tên quán chiếu nhưng không phải quán chiếu. Như Pháp Bảo Đàn nói: “Tọa thiền lấy tâm tọa, chứ không phải lấy thân tọa”. Quán chiếu của nghi tình là không lấy không bỏ thì cuối cùng sẽ kiến tánh thành Phật.
 
Mình muốn nhập thậm thâm pháp giới. 2 chữ “thậm thâm” này là siêu việt số lượng, nghĩa rộng hơn vũ trụ. Muốn được chánh định Bát Nhã thì phải tu hạnh Bát Nhã. Tham thiền là hành thâm Bát Nhã, tức tu hạnh Bát Nhã, cũng gọi trì kinh Kim Cang.
 
Thường thường người ta cho tụng kinh là trì kinh  thì sai lầm. Tụng kinh là đọc tụng, trì là theo ý của kinh thực hành, trì và tụng có liên quan với nhau. Trong kinh Kim Cang nói: “Đọc tụng, thọ, trì”, nếu đọc tụng không hiểu nghĩa giống như không đọc tụng. Đọc tụng hiểu ý nghĩa của Phật, rồi mới lãnh thọ thực hành.
 
Cho nên, cuối cùng của mỗi cuốn kinh đều có “tín, thọ, phụng, hành”. Trì là phụng hành, tham thiền chính là trì kinh thì được kiến tánh, nếu tụng suông không bao giờ kiến tánh. Vì thế công đức kinh này có vô lượng vô biên, trong kinh Kim Cang tán thán nhiều.
 
Pháp môn này là Tối thượng thừa, vì người thượng căn mà nói, nếu người tiểu căn nghe không tin. Tại sao? Như trời mưa lớn làm cho cây cỏ bị xối mòn ngả gãy, còn mưa ở nơi biển thấy nước không tăng thêm.
 
Như người thượng căn nghe kinh Kim Cang tâm lực được ngộ được hiểu, vì bổn tánh của mình có trí Bát Nhã. Nếu mình quyết tử tham thiền thì trí Bát Nhã hiện ra, do thường quán chiếu tức là có nghi tình, khỏi cần văn tự. Nên, Thiền tông nói: “Bất lập văn tự” là vậy.
 
Theo tập quán của thời Lục Tổ cho rằng con rồng làm mưa, làm cho hữu tình và vô tình đều được lợi ích. Tất cả sông lớn, sông nhỏ đều chảy vào biển lớn hợp thành một thể. Trí của chúng sanh và bổn tánh Bát Nhã cũng như thế.
 
Người tiểu căn nghe pháp đốn giáo, như cây nhỏ bị mưa lớn xối xuống, không có lợi ích mà lại bị ngả đổ. Trí Bát Nhã của người tiểu căn và trí Bát Nhã của người thượng trí thì không sai biệt.
 
Tại sao nghe pháp không khai ngộ? Vì bị tà kiến làm chướng ngại, tà kiến nhiều chừng nào thì căn phiền não sâu chừng nấy. Chính tà kiến ấy giống như mây lớn che khuất mặt trời, nếu không có gió thổi thì ánh sáng mặt trời không thể hiện ra.
 
Trí Bát Nhã không lớn không nhỏ, vì tâm chúng sanh mê ngộ không giống nhau. Người có tâm mê chỉ thấy Phật ở ngoài, không tin tự tâm mình là Phật, nên không ngộ được tự tánh, gọi là tiểu căn.
 
Phật giáo đồ phần nhiều hướng ở ngoài mà tìm, chứ không tìm ở tự tâm. Nếu ngộ pháp đốn giáo, không chấp ở ngoài, chỉ ở trong tự tâm thường khởi lên chánh kiến.
 
Chánh kiến là gì? Có nghi tình là chánh kiến, vì nghi tình không trụ nơi nào thì phiền não trần lao không thể nhiễm được. Nghi tình miên mật nên vọng tưởng khởi lên không được, cuối cùng được kiến tánh.

Chánh văn:
 
Thiện tri thức! Trong ngoài chẳng trụ đi lại tự do, nếu trừ được chấp tâm thì thông đạt vô ngại. Nếu tu được hạnh này, với kinh Bát Nhã vốn chẳng sai biệt.
 
Thiện tri thức! Tất cả kinh điển và văn tự, đại tiểu nhị thừa, 12 bộ kinh đều do người đặt ra, vì có tánh trí mới được kiến lập; nếu chẳng có con người thì vạn pháp vốn chẳng tự có. Nên biết vạn pháp vốn do tâm người kiến tạo, tất cả kinh sách là vì con người mà nói. Vì trong con người có kẻ ngu người trí, ngu là tiểu nhân, trí là đại nhân, kẻ ngu hỏi pháp với người trí, người trí thuyết pháp cho kẻ ngu, kẻ ngu đốn ngộ tự tâm thì chẳng khác với người trí vậy.
 
Thiẹân tri thức! Khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm, vậy sao chẳng ở nơi tự tâm đốn thấy chơn như bản tánh? Kinh Phạm Võng nói: “Tự tánh vốn thanh tịnh, nếu nhận được tự tâm, thấy được bản tánh, tức thành Phật đạo”. Kinh Duy Ma Cật nói: “Ngay lúc đó hoát nhiên đốn ngộ, liền được bổn tâm”.
 
Thiện tri thức! Ta ở nơi Hòa thượng Hoằng Nhẫn vừa nghe câu nói liền ngộ, đốn thấy chơn như bổn tánh, cho nên hoằng dương giáo pháp này, khiến hành giả đốn ngộ Bồ Đề, mọi người tự thấy bổn tâm, tự kiến bản tánh. 

Nếu chẳng tự ngộ, phải tìm người đã khai ngộ pháp Tối Thượng thừa, chỉ ngay đường lối chánh pháp, vì thiện tri thức có nhân duyên lớn giáo hóa dẫn dắt, khiến hành giả được Kiến Tánh, tất cả thiện pháp đều do thiện tri thức mà được kiến lập.

Tam thế chư Phật, 12 bộ kinh ở trong tự tánh vốn đã đầy đủ, vì tự ngộ chẳng được, nên phải nhờ thiện tri thức chỉ ra mới thấy, kẻ tự ngộ chẳng phải nhờ đến người khác. Nếu cố chấp rằng phải luôn luôn ỷ lại thiện tri thức mới mong được giải thoát thì không bao giờ được.

Tại sao? Vì ở trong tự tâm sẵn có tri thức tự ngộ, nếu khởi tà kiến mê chấp vọng tưởng điên đảo, dẫu cho gặp thiện tri thức dạy bảo cũng chẳng cứu được. Nếu khởi chơn tánh Bát Nhã tham cứu, trong một sát na vọng tưởng đều tiêu, nhận được Phật tánh, đốn siêu Phật địa.

Thiện tri thức! Dùng trí huệ chiếu soi trong ngoài sáng tỏ rõ ràng thì nhận được bổn tâm. Nếu nhận được bổn tâm tức vốn là giải thoát, được giải thoát tức là Bát Nhã Tam Muội, Bát Nhã Tam Muội tức là vô niệm. 

Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp không nhiễm trước gọi là vô niệm, dùng thì khắp nơi, cũng chẳng dính mắc ở khắp nơi, hễ sạch được bổn tâm, khiến lục thức ra cửa lục căn, đối với lục trần mà chẳng nhiễm chẳng trước, đi lại tự do, ứng dụng vô ngại, tức là Bát Nhã Tam Muội, tự tại giải thoát, gọi là vô niệm. Chứ chẳng phải như người lầm tưởng cho là “trăm điều chẳng nghĩ, chỉ cho niệm tuyệt”, ấy là pháp trói buộc, tức là biên kiến.

Thiện tri thức! Kẻ ngộ pháp Vô Niệm thông đạt vạn pháp, ngộ pháp Vô Niệm thấy được cảnh giới chư Phật, ngộ pháp Vô Niệm được đến địa vị Phật.

Thiện tri thức! Nếu người đời sau ngộ được pháp này, đem pháp môn đốn giáo này với những người đồng một chánh kiến, chánh hạnh phát nguyện cùng tu, như cúng dường Phật mà suốt đời chẳng thối lui, người ấy nhất định được vào Thánh vị. Nhưng phải truyền thọ, từ trước đến nay các Tổ đều mặc truyền tâm ấn, chẳng được ẩn giấu chánh pháp.

Nếu chẳng phải đồng môn chánh kiến, chánh hạnh, là người ở trong pháp khác thì chẳng được truyền thọ. Vì sợ kẻ ngu chẳng hiểu, lại sanh phỉ báng pháp môn này, phá hoại truyền thống Chánh Pháp của Cổ đức, làm cho muôn ngàn kiếp sau đoạn dứt Phật chủng, cuối cùng vô ích.

Thiện tri thức! Nay ta có một bài Vô Tướng Tụng, mọi người hãy tự giữ lấy, không kể xuất gia, tại gia, nên y theo bài tụng mà tu hành. Nếu chẳng tự tu, mà chỉ ghi nhớ lời ta cũng chẳng ích lợi gì. Bài tụng rằng:

Giảng giải:
 
Nội tâm và ngoại cảnh là tương đối, Lục Tổ sợ mình chấp vào lời nói của Tổ, nên ngài nói: “Nội ngoại đều không trụ”. Vì bản tánh của mình hoạt bát khứ lai tự do. Nghi tình quét sạch hết chấp tâm thì thông đạt, không có chướng ngại. Nếu tu hành này với kinh Bát Nhã không có sai biệt.
 
Tham thiền là trì đúng kinh Bát Nhã. Tất cả kinh Đại thừa, Tiểu thừa, 12 bộ kinh đều do người làm ra. Do tánh trí huệ mới kiến lập được, nếu không có người thế gian thì muôn pháp cũng không có. Phải biết muôn pháp của pháp giới vốn từ người làm ra. Tất cả kinh sách đều từ người mới có.
 
Nhưng có người ngu người trí, ngu là tiểu nhân, trí là đại nhân. Người ngu hỏi người trí, người trí thuyết pháp cho người ngu nghe. Người ngu thình lình được ngộ, với người trí không có khác biệt. Cho nên không ngộ, Phật tức là chúng sanh; nếu một niệm ngộ rồi, chúng sanh là Phật. Vì Phật và chúng sanh là tương đối. Vạn pháp đều ở trong tự tâm, không phải từ bên ngoài mà có. Tại sao không ở trong tự tâm mà kiến tánh? Vậy muốn kiến tánh thì phải tham thiền.
 
Đã tin pháp môn, mà không tin tự tâm mình là Phật thì tu không thể kiến tánh. Lục Tổ  dẫn chứng kinh Phạm Võng: “Tự tánh vốn thanh tịnh, nếu nhận được tự tâm, thấy được bản tánh, tức thành Phật đạo”. Lục Tổ lại dẫn chứng kinh Tịnh Danh tức là kinh Ma Cật ý nghĩa cũng như vậy.
 
Nếu tham thiền, công phu đến thành khối, khi gặp cơ duyên nào, như bị vấp té cũng ngộ, bị đánh bạt tai cũng ngộ, nghe một tiếng hát cũng ngộ,… lúc ngộ thình lình hoát nhiên được bổn tâm (Phật).
 
Lục Tổ không những lấy kinh nghiệm để dẫn chứng, mà còn lấy kinh nghiệm của mình, nói rằng: “Tôi lúc ở Tổ Hoằng Nhẫn, nghe Tổ giảng câu ‘ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm’ của kinh Kim Cang, thình lình hoát nhiên ngộ. Nên tôi mới lấy pháp đốn giáo này để hoằng dương lưu hành, làm cho người được giác ngộ”.
 
Mình phải nhất tâm tham thiền sẽ được thấy bổn tánh. Nếu không tự ngộ, cần phải tìm thiện tri thức hiểu pháp Tối thượng thừa để chỉ đường lối chánh pháp. Vì thiện tri thức có nhân duyên lớn giáo hóa chỉ đạo, làm cho mình được mau kiến tánh.
 
Ba đời chư Phật, 12 bộ kinh, ở trong tánh mình đầy đủ, chứ không phải mình học từ cuốn kinh này qua cuốn kia mới biết được. Lục Tổ không biết chữ, khi ngộ rồi, nói ra thành Pháp Bảo Đàn Kinh. Cái học không phải của mình, nếu tự ngộ nên không cần cầu ở ngoài. Cứ chấp rằng phải nhờ thiện tri thức mới được kiến tánh thì không đúng.
 
Tại sao? Vì ở nơi tự tâm mình có thiện trí thức, tự tánh có đầy đủ thiện tri thức làm cho mình tự ngộ. Nếu tự mình khởi lên tà kiến mê muội, vọng tưởng điên đảo thì thiện tri thức ở ngoài không thể cứu được.
 
Nếu mình chân chánh khởi lên Bát Nhã (nghi tình) ở trong một sát na thì vọng niệm đều tiêu diệt. Có nhiều Tổ ngộ một lần thấu qua 3 quan, tức là từ địa vị phàm phu chứng lên quả Phật. Trí huệ Bát Nhã được dùng ra trong ngoài sáng tỏ, biết được tự tâm vốn là giải thoát, chứ không phải trước có bó buộc.
 
Được giải thoát là chánh định, cũng gọi là Bát Nhã tam muội và gọi là vô niệm. Lục Tổ sợ mình hiểu lầm 2 chữ “vô niệm”, ở đây ngài giải thích thêm. Tại sao gọi là vô niệm? Mình thấy tất cả pháp, tâm không nhiễm trước là vô niệm, tức là cái dụng của tự tánh cùng khắp pháp giới. Nếu không chấp trước ở mọi nơi thì bổn tánh thanh tịnh. Như lục căn tiếp xúc lục trần sanh ra lục thức không bị nhiễm trước.
 
Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý và vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp”, tức là không có nhiễm trước. Vì được tự do, không bị chướng ngại, đó gọi là Bát Nhã tam muội. Tất cả các pháp mình không suy nghĩ, làm cho niệm tuyệt, làm cho pháp bị bó buộc, gọi là biên kiến. Vì lọt vào chấp không, biên kiến là 1 trong 5 thứ ác kiến.
 
Cho nên, Lục Tổ nói đời sau được pháp của ta phải lấy pháp môn đốn giáo này, nói với người đồng kiến đồng hành. Nhưng người đồng kiến đồng hành phải phát nguyện thọ trì như phụng sự Phật mới được, suốt đời không lui sụt, nhất định sẽ nhập vào Thánh vị.
 
Sự truyền thọ là từ ở trên xuống đây là nói “truyền” không giấu chánh pháp, nếu người không phải đồng kiến đồng hành, ở trong pháp khác thì không được truyền thọ. Vì truyền thọ sẽ hại người đó, rốt cuộc vô ích. Tại sao? Vì người ngu không hiểu, nên phỉ báng pháp môn này, làm cho muôn ngàn kiếp chấm dứt hạt giống Phật.
 
Lục Tổ có bài Tụng Vô Tướng khuyên những người tham thiền, bất cứ tại gia hay xuất gia đều phải theo đó mà tu hành. Nếu không tự tu, chỉ nhớ lời nói là vô ích.

Chánh văn:

Thuyết thông lại tâm thông,
Như mặt trời giữa không,
Chỉ truyền pháp kiến tánh, 
Hoằng pháp phá tà tông.
Pháp vốn chẳng đốn tiệm,
Mê ngộ có nhanh chậm,
Pháp môn  kiến tánh này,
Kẻ ngu chẳng thể tri,
Thuyết tuy muôn ngàn lối,
Đúng lý chỉ là một,
Nhà phiền não đen tối,
Thường nên sanh huệ nhựt,
Tà khởi phiền não tới,
Chánh đến phiền não trừ,
Tà chánh đều chẳng chấp, 
Thanh tịnh đến cùng tột.
Tự tánh vốn Bồ Đề,
Khởi tâm tức là vọng,
Tịnh tâm ở trong vọng,
Niệm chánh chẳng tam chướng,
Người đời muốn tu đạo,
Tất cả đều chẳng ngại,
Thường tự thấy lỗi mình,
Với đạo tức tương ưng.
Muôn loài tự có đạo,
Mỗi mỗi chẳng ngại nhau,
Ngoài tâm đi tìm đạo,
Suốt đời chẳng thấy đạo,
Sau cùng tự áo não.
Muốn thấy được chơn đạo,
Hạnh chánh tức là đạo,
Nếu tự chẳng đạo tâm,
Đen tối chẳng thấy đạo.
Nếu là người chơn tu,
Chẳng thấy lỗi thế gian,
Nếu thấy lỗi của người,
Trái lại thành tự quấy,
Thấy quấy thành tự lỗi.
Hễ bỏ tâm chấp quấy,
Phiền não tự tan rã.
Thương ghét chẳng quan tâm,
Duỗi thẳng hai chân nằm.
Muốn hóa độ chúng sanh,
Tự phải có phương tiện,
Khiến họ hết nghi ngờ,
Tức là tự tánh hiện.
Phật pháp tại thế gian,
Chẳng rời thế gian giác,
Lìa thế tìm Bồ Đề,
Cũng như tìm sừng thỏ.
Chánh kiến gọi xuất thế,
Tà kiến gọi thế gian,
Tà chánh đều quét sạch,
Tánh Bồ Đề rõ ràng.
Tụng này là đốn giáo,
Cũng gọi đại pháp thuyền.
Lúc mê tu nhiều kiếp.
Ngộ chỉ một sát na.
 
Sư lại nói: “Nay ta ở chùa Đại Phạn thuyết pháp đốn giáo này, nguyện cho pháp giới chúng sanh nghe được pháp này liền kiến tánh thành Phật”. Lúc ấy Vi Sử Quân và tất cả quan chức, đạo tục, nghe Sư thuyết pháp đều được tỉnh ngộ. Đảnh lễ tán thán rằng: “Lành thay, đâu ngờ xứ Lãnh Nam lại có Phật ra đời”.
 

Xem Tiếp Trang Kế

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Ký ức rơm rạ テ Nhận biết tình trạng sức khỏe qua làn lá ƒ Thịt Môn Giữ Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường 18 tổ già da xá đa gayasata huế hoa thuong duy luc Nhá ngay Thiền mối Chú Tu hÃnh chung lai cuoc song chà Tin đề nguyễn khoẠđi dung mang da dat trong tam Món chay từ đậu gà cho mùa chay 弘一大師名言 Ti the 佛教 一朵相似的花 đệ Phòng ngừa viêm khớp vai cổ và tay gioi vầng chánh am tra Tuổi len Vận bàn cua phÃƒÆ p L廕 giû hoÃƒÆ b瓊o