Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập  4 

QUYỂN THỨ 87

HỘI THỨ NHẤT

 

Phẩm

HỌC BÁT NHÃ

 

THỨ 26 – 3

 

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối bố thí Ba la mật đa học không hai phần; vì năng đối tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối nội không học không hai phần; vì năng đối ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối chơn như học không hai phần; vì năng đối pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối khổ thánh đế học không hai phần; vì năng đối tập diệt đạo thánh đế học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối bốn tĩnh lự học không hai phần; vì năng đối bốn vô lượng, bốn vô sắc định học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối tám giải thoát học không hai phần; vì năng đối tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối bốn niệm trụ học không hai phần; vì năng đối bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối không giải thoát môn học không hai phần; vì năng đối vô tướng, vô nguyện giải thoát môn học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối năm nhãn học không hai phần; vì năng đối sáu thần thông học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối Phật mười lực học không hai phần; vì năng đối bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối pháp vô vong thất học không hai phần; vì năng đối tánh hằng trụ xả học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối nhất thiết trí học không hai phần; vì năng đối đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối tất cả đà la ni môn học không hai phần; vì năng đối tất cả tam ma địa môn học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối Dự lưu học không hai phần; vì năng đối Nhất Lai, Bất hoàn, A la hán học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối Dự lưu hướng Dự lưu quả học không hai phần; vì năng đối Nhất Lai hướng Nhất Lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối Độc giác học không hai phần; vì năng đối Độc giác hướng Độc giác quả học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối Bồ tát Ma ha tát học không hai phần; vì năng đối Tam miệu tam Phật đà học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối pháp Bồ tát Ma ha tát học không hai phần; vì năng đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì năng đối Thanh văn thừa học không hai phần; vì năng đối Độc giác thừa, Vô thượng thừa học không hai phần, nên Bồ tát Ma ha tát này năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp. Vì cớ sao? Vì không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì sắc tăng giảm nên học; chẳng vì thọ tưởng hành thức tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì sắc uẩn thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì nhãn xứ tăng giảm nên học, chẳng vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì sắc xứ tăng giảm nên học; chẳng vì thanh hương vị xúc pháp xứ tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì sắc xứ thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì nhãn giới tăng giảm nên học; chẳng vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì nhãn giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì nhĩ giới tăng giảm nên học; chẳng vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì nhĩ giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì tỷ giới tăng giảm nên học; chẳng vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì tỷ giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì thiệt giới tăng giảm nên học; chẳng vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì thiệt giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì thân giới tăng giảm nên học; chẳng vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì thân giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì ý giới tăng giảm nên học; chẳng vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì ý giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì địa giới tăng giảm nên học; chẳng vì thủy hỏa phong không thức giới tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì địa giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì khổ thánh đế tăng giảm nên học; chẳng vì tập diệt đạo thánh đế tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì vô minh tăng giảm nên học; chẳng vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì vô minh thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì nội không tăng giảm nên học; chẳng vì ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì nội không thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì chơn như tăng giảm nên học; chẳng vì pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì chơn như thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì bố thí Ba la mật đa tăng giảm nên học; chẳng vì tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì bốn tĩnh lự tăng giảm nên học; chẳng vì bốn vô lượng, bốn vô sắc định tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì tám giải thoát tăng giảm nên học; chẳng vì tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì bốn niệm trụ tăng giảm nên học; chẳng vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì không giải thoát môn tăng giảm nên học; chẳng vì vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì năm nhãn tăng giảm nên học; chẳng vì sáu thần thông tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì năm nhãn thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Phật mười lực tăng giảm nên học; chẳng vì bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì Phật mười lực thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì pháp vô vong thất tăng giảm nên học; chẳng vì tánh hằng trụ xả tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì pháp vô vong thất thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì nhất thiết trí tăng giảm nên học; chẳng vì đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì nhất thiết trí thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì tất cả đà la ni môn tăng giảm nên học; chẳng vì tất cả tam ma địa môn  tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì tất cả đà la ni môn thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Dự lưu tăng giảm nên học; chẳng vì Nhất Lai, Bất hoàn, A la hán tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì Dự lưu thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Dự lưu hướng Dự lưu quả tăng giảm nên học; chẳng vì Nhất Lai hướng Nhất Lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì Dự lưu hướng Dự lưu quả thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Độc giác tăng giảm nên học; chẳng vì Độc giác hướng Độc giác quả tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì Độc giác thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Bồ tát Ma ha tát tăng giảm nên học; chẳng vì Tam miệu tam Phật đà  tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì Bồ tát Ma ha tát thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì pháp Bồ tát Ma ha tát tăng giảm nên học; chẳng vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì pháp Bồ tát Ma ha tát thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học vô lượng vô số vô biên bất khả tư nghì thanh tịnh Phật pháp, Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Thanh văn thừa tăng giảm nên học; chẳng vì Độc giác thừa, Vô thượng thừa tăng giảm nên học. Vì cớ sao? Vì Thanh văn thừa thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì sắc tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì thọ tưởng hành thức tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì sắc nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì thọ tưởng hành thức nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì sắc uẩn thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì nhãn xứ tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì nhãn xứ nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì sắc xứ tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì thanh hương vị xúc pháp xứ tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì sắc xứ nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì thanh hương vị xúc pháp xứ nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì sắc xứ thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì nhãn giới tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì nhãn giới nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì nhãn giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì nhĩ giới tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì nhĩ giới nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì nhĩ giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì tỷ giới tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì tỷ giới nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì tỷ giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì thiệt giới tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì thiệt giới nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì thiệt giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì thân giới tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì thân giới nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì thân giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì ý giới tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì ý giới nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì ý giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì địa giới tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì thủy hỏa phong không thức giới tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì địa giới nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì thủy hỏa phong không thức giới nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì địa giới thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì khổ thánh đế tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì tập diệt đạo thánh đế tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì khổ thánh đế nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì tập diệt đạo thánh đế nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì vô minh tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì vô minh nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì vô minh thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì nội không tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì nội không nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì nội không thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì chơn như tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì chơn như nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì pháp giới cho đến bất tư nghì giới nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì chơn như thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì bố thí Ba la mật đa tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì bố thí Ba la mật đa nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì bốn tĩnh lự tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì bốn vô lượng, bốn vô sắc định tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì bốn tĩnh lự nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì bốn vô lượng, bốn vô sắc định nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì tám giải thoát tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì tám giải thoát nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì bốn niệm trụ tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì bốn niệm trụ nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì sắc uẩn thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì không giải thoát môn tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì không giải thoát môn nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì vô tướng, vô nguyện giải thoát môn nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì năm nhãn tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì sáu thần thông tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì năm nhãn nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì sáu thần thông nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì năm nhãn thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì Phật mười lực tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Phật mười lực nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì bốn vô sở úy cho đến  mười tám pháp Phật bất cộng nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì Phật mười lực thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì pháp vô vong thất tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì tánh hằng trụ xả tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì pháp vô vong thất nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì tánh hằng trụ xả nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì pháp vô vong thất thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì nhất thiết trí tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì nhất thiết trí nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì nhất thiết trí thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì tất cả đà la ni môn tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì tất cả tam ma địa môn tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì tất cả đà la ni môn nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì tất cả tam ma địa môn nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì tất cả đà la ni môn thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì Dự lưu tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì Nhất Lai, Bất hoàn, A la hán tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Dự lưu  nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Nhất Lai, Bất hoàn, A la hán nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì Dự lưu  thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì Dự lưu hướng Dự lưu quả tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì Nhất Lai hướng Nhất Lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Dự lưu hướng Dự lưu quả nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Nhất Lai hướng Nhất Lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì Dự lưu hướng Dự lưu quả thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì Độc giác tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì Độc giác hướng Độc giác quả tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Độc giác nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Độc giác hướng Độc giác quả nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì Độc giác thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì Bồ tát Ma ha tát tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì Tam miệu tam Phật đà tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Bồ tát Ma ha tát nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Tam miệu tam Phật đà nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì Bồ tát Ma ha tát thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì pháp Bồ tát Ma ha tát tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì pháp Bồ tát Ma ha tát nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì pháp Bồ tát Ma ha tát thảy không có hai phần vậy.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì Thanh văn thừa tăng giảm nên học không hai phần vậy; chẳng vì Độc giác thừa, Vô thượng thừa tăng giảm nên học không hai phần vậy. Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì Thanh văn thừa nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Độc giác thừa, Vô thượng thừa nhiếp thọ hoại diệt nên học. Vì cớ sao? Vì Thanh văn thừa thảy không có hai phần vậy.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì sắc nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì thọ tưởng hành thức nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì nhãn xứ nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì sắc xứ nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì thanh hương vị xúc pháp xứ nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì nhãn giới nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì nhĩ giới nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì tỷ giới nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì thiệt giới nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì thân giới nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì ý giới nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì địa giới nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì thủy hỏa phong không thức giới nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì khổ thánh đế nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì tập diệt đạo thánh đế nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì vô minh nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì nội không nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì chơn như nhiếp thọ hoại diệt nên học, chẳng vì pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì bố thí Ba la mật đa nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì bốn tĩnh lự nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì bốn vô lượng, bốn vô sắc định nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì tám giải thoát nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì bốn niệm trụ nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì không giải thoát môn nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì vô tướng, vô nguyện giải thoát môn nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì năm nhãn nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì sáu thần thông nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì Phật mười lực nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì pháp vô vong thất nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì tánh hằng trụ xả nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì nhất thiết trí nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì tất cả đà la ni môn nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì tất cả tam ma địa môn nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì Dự lưu nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Nhất Lai, Bất hoàn, A la hán nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì Dự lưu hướng Dự lưu quả nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Nhất Lai hướng Nhất Lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?

Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì Độc giác nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Độc giác hướng Độc giác quả nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì Bồ tát Ma ha tát nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Tam miệu tam Phật đà nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì pháp Bồ tát Ma ha tát nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nhiếp thọ hoại diệt nên học ư? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát học như thế, chẳng vì Thanh văn thừa nhiếp thọ hoại diệt nên học; chẳng vì Độc giác thừa, Vô thượng thừa nhiếp thọ hoại diệt nên học ư?  

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 4

Quyển thứ  76 | 77 | 78 | 79 | 80 | 81 | 82 | 83 | 84 | 85

 86 | 87 | 88 | 89 | 90 | 91| 92 | 93| 94 | 95 | 96 | 97 | 98 | 99 | 100

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Nhị Tường

Cập nhật: 01-03-2006

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ngoáºi Những điều chưa biết về đậu phụ tu nhiep phap voi su nghiep hoang phap hien nay tue trung thuong si hien than cua duy ma cat va biển thánh chương vii tình trạng phật giáo việt đúng Cách giảm nhức đầu hiệu quả phong ho nho quan niem chùa chuông phố hiến em vẫn đến và đi bình an giữa cuộc đời Phật giáo gieo duyên phật pháp cho con LuẠn chùa xá lợi trăng vẫn yên bình chung ta dang tho vi so to phat giao tu aryasimha Những thằng già nhớ mẹ tìm hiểu về chứng ngộ và vãng sanh chư tôn đức giáo phẩm tưởng niệm Tỷ Khoai tây xào Thực phẩm nhiều năng lượng áp Ä Ã² Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên chúng mot danh lam khong the bo qua khi du lich an do tuc Vận động Vấn kho dau va con duong quan niem sam hoi minh đạo chính là tâm đạo vai tro cua nu tu phat giao trong thoi bac thuoc tuy duyen va bay duc hanh cua nguoi tu lể Thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ tim Magnesium khoáng chất cần thiết cho cơ đạo đức gia đình đang bị xuống cấp Kinh NIKAYA Tuà Tâm ngay trÕ câu chuyện về tổng thống washington cÃƒÆ Đôi tai có thể tiết lộ nhiều điều dinh huong cho su phat trien cua phat giao viet