Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 17

Quyển Thứ 408

Hội Thứ Hai

Phẩm Thiện Hiện
Thứ 6 -3

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Đã nói Bồ tát Ma ha tát ấy, nơi ý hiểu sao? Địa giới tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Địa giới thường tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới thường tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Địa giới vô thường tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới vô thường tăng ngữ là Bồ tát Ma tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Địa giới vui tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới vui tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Địa giới khổ tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới khổ tăng ngữ là Bồ tát Ma tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Địa giới ngã tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới ngã tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Địa giới vô ngã tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới vô ngã tăng ngữ là Bồ tát Ma tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Địa giới tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Địa giới bất tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức bất tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Địa giới không tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới không tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Địa giới bất không tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới bất không tăng ngữ là Bồ tát Ma tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Địa giới hữu tướng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới hữu tướng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Địa giới vô tướng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới vô tướng tăng ngữ là Bồ tát Ma tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Địa giới hữu nguyện tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới hữu nguyện tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Địa giới vô nguyện tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới vô nguyện tăng ngữ là Bồ tát Ma tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Địa giới vắng lặng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới vắng lặng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Địa giới chẳng vắng lặng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới chẳng vắng lặng tăng ngữ là Bồ tát Ma tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Địa giới xa lìa tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới xa lìa tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Địa giới chẳng xa lìa tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới chẳng xa lìa tăng ngữ là Bồ tát Ma tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Địa giới tạp nhiễm tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới tạp nhiễm tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Địa giới thanh tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới thanh tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Địa giới sanh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới sanh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Địa giới diệt tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Thủy hỏa phong không thức giới diệt tăng ngữ là Bồ tát Ma tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đã nói Bồ tát Ma ha tát ấy, nơi ý hiểu sao? Vô minh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Vô minh thường tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử thường tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Vô minh vô thường tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử vô thường tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Vô minh vui tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử vui tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Vô minh khổ tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử khổ tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Vô minh ngã tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử ngã tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Vô minh vô ngã tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử vô ngã tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Vô minh tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Vô minh bất tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử bất tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Vô minh không tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử không tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Vô minh bất không tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử bất không tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Vô minh hữu tướng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử hữu tướng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Vô minh vô tướng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử vô tướng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Vô minh hữu nguyện tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử hữu nguyện tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Vô minh vô nguyện tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử vô nguyện tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Vô minh vắng lặng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử vắng lặng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Vô minh chẳng vắng lặng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử chẳng vắng lặng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Vô minh xa lìa tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử xa lìa tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Vô minh chẳng xa lìa tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử chẳng xa lìa tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Vô minh tạp nhiễm tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử tạp nhiễm tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Vô minh thanh tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử thanh tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Vô minh sanh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử sanh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Vô minh diệt tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Hành cho đến lão tử diệt tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải.

Bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện: Ngươi quán nghĩa nào tác lời như vầy: Sắc thảy pháp tăng ngữ chẳng phải Bồ tát Ma ha tát? Lại quán nghĩa nào tác lời như vầy: Sắc thảy pháp hoặc thường hoặc vô thường tăng ngữ, hoặc vui hoặc khổ tăng ngữ, hoặc ngã hoặc vô ngã tăng ngữ, hoặc tịnh hoặc bất tịnh tăng ngữ, hoặc không hoặc bất không tăng ngữ, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng tăng ngữ, hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện tăng ngữ, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng tăng ngữ, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa tăng ngữ, hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh tăng ngữ, hoặc sanh hoặc diệt tăng ngữ cũng chẳng phải Bồ tát Ma ha tát ư?

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp thường hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp vô thường. Sắc thảy pháp thường vô thường hãy rốt ráo chẳng khá được, huống có sắc thảy pháp thường vô thường tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp thường vô thường tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp vui hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp khổ. Sắc thảy pháp vui khổ hãy rốt ráo chẳng khá được, huống có sắc thảy pháp vui khổ tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp vui khổ tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp ngã hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp vô ngã. Sắc thảy pháp ngã vô ngã hãy rốt ráo chẳng khá được, huống có sắc thảy pháp ngã vô ngã tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp ngã vô ngã tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp tịnh hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp bất tịnh. Sắc thảy pháp tịnh bất tịnh hãy rốt ráo chẳng khá được, huống có sắc thảy pháp tịnh bất tịnh tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp tịnh bất tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp không hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp bất không. Sắc thảy pháp không bất không hãy rốt ráo chẳng khá được, huống có sắc thảy pháp không bất không tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp không bất không tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp hữu tướng hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp vô tướng. Sắc thảy pháp hữu tướng vô tướng hãy rốt ráo chẳng khá được, huống có sắc thảy pháp hữu tướng vô tướng tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp hữu tướng vô tướng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp hữu nguyện hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp vô nguyện. Sắc thảy pháp hữu nguyện vô nguyện hãy rốt ráo chẳng khá được, huống có sắc thảy pháp hữu nguyện vô nguyện tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp hữu nguyện vô nguyện tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp vắng lặng hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp chẳng vắng lặng. Sắc thảy pháp vắng lặng chẳng vắng lặng hãy rốt ráo chẳng khá được, huống có sắc thảy pháp vắng lặng chẳng vắng lặng tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp vắng lặng chẳng vắng lặng tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp xa lìa hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp chẳng xa lìa. Sắc thảy pháp xa lìa chẳng xa lìa hãy rốt ráo chẳng khá được, huống có sắc thảy pháp xa lìa chẳng xa lìa tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp xa lìa chẳng xa lìa tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp tạp nhiễm hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp thanh tịnh. Sắc thảy pháp tạp nhiễm thanh tịnh hãy rốt ráo chẳng khá được, huống có sắc thảy pháp tạp nhiễm thanh tịnh tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp tạp nhiễm thanh tịnh tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc thảy pháp sanh hãy rốt ráo chẳng khá được, vì tánh chẳng phải có, huống có sắc thảy pháp diệt. Sắc thảy pháp sanh diệt hãy rốt ráo chẳng khá được, huống có sắc thảy pháp sanh diệt tăng ngữ. Tăng ngữ đây đã chẳng phải có, làm sao nói được sắc thảy pháp sanh diệt tăng ngữ là Bồ tát Ma ha tát?

Phật nói: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay. Như vậy, như vậy. Như lời ngươi đã nói. Thiện Hiện! Sắc thảy pháp và thường vô thường thảy chẳng khá được nên sắc thảy pháp tăng ngữ và thường vô thường thảy tăng ngữ cũng chẳng khá được. Pháp và tăng ngữ chẳng khá được, nên các Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng khá được. Các Bồ tát Ma ha tát chẳng khá được, nên sở hành Bát nhã Ba la mật đa cũng chẳng khá được.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa nên học như thế.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi trước đã nói: Tôi đều chẳng thấy có một pháp khá gọi Bồ tát Ma ha tát ấy, như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Thiện Hiện! Các pháp chẳng thấy các pháp, các pháp chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy các pháp, pháp giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy sắc giới, sắc giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy thọ tưởng hành thức giới, thọ tưởng hành thức giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy nhãn xứ, nhãn xứ chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy sắc xứ, sắc xứ chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy nhãn giới, nhãn giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy sắc giới, sắc giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới, thanh hương vị xúc pháp giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy nhãn thức giới, nhãn thức giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy địa giới, địa giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy thủy hỏa phong không thức giới, thủy hỏa phong không thức giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy vô minh, vô minh chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử; hành cho đến lão tử chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Hữu vi giới chẳng thấy vô vi giới, vô vi giới chẳng thấy hữu vi giới. Thiện Hiện! Chẳng phải rời hữu vi thi thiết vô vi, chẳng phải rời vô vi thi thiết hữu vi.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp đều không chỗ thấy. Vì không chỗ thấy nên tâm kia chẳng kinh chẳng e chẳng sợ. Đối tất cả pháp tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo buồn ăn năn. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, chẳng thấy sắc, chẳng thấy thọ tưởng hành thức. Chẳng thấy nhãn xứ, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Chẳng thấy sắc xứ, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp xứ. Chẳng thấy nhãn giới, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Chẳng thấy sắc giới, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới. Chẳng thấy nhãn thức giới, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới.

Chẳng thấy địa giới, chẳng thấy thủy hỏa phong không thức giới. Chẳng thấy vô minh; chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Chẳng thấy tham dục, chẳng thấy giận dữ, ngu si. Chẳng thấy ngã; chẳng thấy hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả.

Chẳng thấy Dục giới; chẳng thấy Sắc, Vô sắc giới. Chẳng thấy Thanh văn và pháp Thanh văn. Chẳng thấy Độc giác và pháp Độc giác. Chẳng thấy Bồ tát và pháp Bồ tát. Chẳng thấy chư Phật và pháp chư Phật. Chẳng thấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp đều không chỗ thấy. Vì không chỗ thấy, nên tâm kia chẳng kinh chẳng e chẳng sợ. Đối tất cả pháp tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo buồn ăn năn.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Lại nhân duyên nào, các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo buồn ăn năn?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, khắp đối tất cả pháp tâm, tâm sở chẳng đắc chẳng thấy. Do nhân duyên này, đối tất cả pháp tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo buồn ăn năn.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, vì nhân duyên nào đối tất cả pháp, tâm kia chẳng kinh chẳng e chẳng sợ?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, khắp đối tất cả ý và ý giới chẳng đắc chẳng thấy. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp tâm kia chẳng kinh chẳng e chẳng sợ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp đều vô sở đắc, nên hành Bát nhã Ba la mật đa. Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả xứ và tất cả thời, chẳng đắc Bát nhã Ba la mật đa, chẳng đắc danh Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng đắc Bồ tát Ma ha tát, chẳng đắc danh Bồ tát Ma ha tát, cũng chẳng đắc tâm Bồ tát Ma ha tát. Thiện Hiện! Nên dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát như thế, khiến đối Bát nhã Ba la mật đa đều được thành xong.

 

 

 

Hội Thứ Hai

Phẩm Ly Sanh
Thứ 7

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn viên mãn bố thí Ba la mật đa, nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn biết khắp sắc, nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn biết khắp thọ tưởng hành thức, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn biết khắp nhãn xứ, nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn biết khắp nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn biết khắp sắc xứ. nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn biết khắp thanh hương vị xúc pháp xứ, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn biết khắp nhãn giới, nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn biết khắp nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn biết khắp sắc giới, nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn biết khắp thanh hương vị xúc pháp giới, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn biết khắp nhãn thức giới, nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn biết khắp nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn biết khắp nhãn xúc, nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn biết khắp nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn biết khắp nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn biết khắp nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn biết khắp địa giới, nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn biết khắp thủy hỏa phong không thức giới, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn biết khắp vô minh, nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn biết khắp hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn dứt hẳn tham dục, giận dữ, ngu si, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn dứt hẳn tà kiến, giới cấm thủ, nghi, tham dục, sân nhuế, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn dứt hẳn tham sắc, tham vô sắc, vô minh, mạn, trạo cử, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn dứt hẳn tất cả tùy miên, quấn gút, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn dứt hẳn bốn ăn, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn dứt hẳn bốn dòng bạo lưu ách lấy thân buộc điên đảo, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn xa lìa mười bất thiện nghiệp đạo, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn thọ hành mười thiện nghiệp đạo, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn tu hành bốn tĩnh lự, nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn tu hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn tu hành bốn niệm trụ nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được Phật mười lực nên học Bát nhã Ba la mật đa; muốn được bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn tự tại vào nhánh giác tam ma địa, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn tự tại du hý sáu thứ thần thông, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối định diệt tận, bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, thứ lớp vượt khỏi thuận nghịch tự tại, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn đều được tự tại, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối tất cả Sư tử du hý tam ma địa, cho đến Sư tử phấn tấn tam ma địa vào ra tự tại, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối vào ra: Kiện hành tam ma địa, Bảo ấn tam ma địa, Diệu nguyệt tam ma địa, Nguyệt tràng tướng tam ma địa, Nhất thiết pháp ấn tam ma địa, Quán ấn tam ma địa, Pháp giới quyết định tam ma địa, Quyết định tràng tướng tam ma địa, Kim cương dụ tam ma địa, Nhập nhất thiết pháp môn tam ma địa, Tam ma địa vương tam ma địa, Vương ấn tam ma địa, Lực thanh tịnh tam ma địa, Bửu khiếp tam ma địa, Nhập nhất thiết pháp ngôn từ quyết định tam ma địa, Nhập nhất thiết pháp tăng ngữ tam ma địa, Quán sát thập phương tam ma địa, Nhất thiết pháp đà la ni môn ấn tam ma địa, Nhất thiết pháp vô vong thất tam ma địa, Nhất thiết pháp đẳng thú hành tướng ấn tam ma địa, Trụ hư không xứ tam ma địa, Tam luân thanh tịnh tam ma địa, Bất thối thần thông tam ma địa, Khí dũng tam ma địa, Thắng định tràng tướng tam ma địa và bao nhiêu vô lượng thắng tam ma địa khác đều được tự tại, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mãn sở nguyện tất cả hữu tình, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mãn căn lành thù thắng như thế, do căn lành đây được viên mãn, nên chẳng đọa các ác thú, chẳng sanh nhà bần tiện, chẳng đọa Thanh văn và bậc Độc giác, đối tột đỉnh Bồ tát quyết chẳng lui đọa, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì sao gọi là Bồ tát đỉnh đọa?

Thiện Hiện đáp rằng: Nếu các Bồ tát Ma ha tát không phương tiện khéo léo mà hành sáu Ba la mật đa, không phương tiện khéo léo mà trụ ba môn giải thoát, lui đọa Thanh văn hoặc bậc Độc giác, chẳng vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh. Như vậy gọi là Bồ tát đỉnh đọa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Sao là gọi sanh?

Thiện Hiện đáp rằng: Sanh là pháp ái.

Xá Lợi Tử nói: Sao gọi pháp ái?

Thiện Hiện đáp rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa an trụ sắc không mà khởi tưởng đắm, an trụ thọ tưởng hành thức không mà khởi tưởng đắm. An trụ sắc vô tướng mà khởi tưởng đắm, an trụ thọ tưởng hành thức vô tướng mà khởi tưởng đắm. An trụ sắc vô nguyện mà khởi tưởng đắm, an trụ thọ tưởng hành thức vô nguyện mà khởi tưởng đắm.

An trụ sắc vắng lặng mà khởi tưởng đắm, an trụ thọ tưởng hành thức vắng lặng mà khởi tưởng đắm. An trụ sắc xa lìa mà khởi tưởng đắm, an trụ thọ tưởng hành thức xa lìa mà khởi tưởng đắm.

An trụ sắc vô thường mà khởi tưởng đắm, an trụ thọ tưởng hành thức vô thường mà khởi tưởng đắm. An trụ sắc khổ mà khởi tưởng đắm, an trụ thọ tưởng hành thức khổ mà khởi tưởng đắm.

An trụ sắc vô ngã mà khởi tưởng đắm, an trụ thọ tưởng hành thức vô ngã mà khởi tưởng đắm. An trụ sắc bất tịnh mà khởi tưởng đắm, an trụ thọ tưởng hành thức bất tịnh mà khởi tưởng đắm.

Xá Lợi Tử! Đấy là Bồ tát Ma ha tát tùy thuận pháp ái. Tức pháp ái này nói danh là sanh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khởi nghĩ như vầy: Đây sắc phải dứt, đây thọ tưởng hành thức phải dứt. Do đây nên sắc phải dứt, do đây nên thọ tưởng hành thức phải dứt.

Đây khổ phải biết khắp, do đây nên khổ phải biết khắp. Đây tập phải dứt hẳn, do đây nên tập phải dứt hẳn. Đây diệt phải tác chứng, do đây nên diệt phải tác chứng. Đây đạo phải tu tập, do đây nên đạo phải tu tập.

Đây là tạp nhiễm, đây là thanh tịnh. Đây nên gần gũi, đây chẳng nên gần gũi. Đây nên hành, đây chẳng nên hành. Đây là đạo, đây là phi đạo. Đây là nên học, đây chẳng nên học.

Đây là bố thí Ba la mật đa, đây phi bố thí Ba la mật đa. Đây là tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa; đây phi tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Đây là phương tiện khéo léo, đây phi phương tiện khéo léo. Đây là Bồ tát sanh, đây là Bồ tát ly sanh.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, an trụ các pháp môn đây thảy mà khởi tưởng đắm, đấy là Bồ tát tùy thuận pháp ái. Tức pháp ái này nói danh là sanh. Như tác thực sanh, hay gây bệnh hoạn.

Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Bồ tát Ma ha tát vào Chánh tánh ly sanh là sao?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng thấy nội không, chẳng nương nội không mà quán ngoại không. Chẳng thấy ngoại không, chẳng nương ngoại không mà quán nội không, chẳng nương ngoại không mà quán nội ngoại không. Chẳng thấy nội ngoại không, chẳng nương nội ngoại không mà quán ngoại không, chẳng nương nội ngoại không mà quán không không. Chẳng thấy không không, chẳng nương không không mà quán nội ngoại không, chẳng nương không không mà quán đại không. Chẳng thấy đại không, chẳng nương đại không mà quán không không, chẳng nương đại không mà quán thắng nghĩa thông. Chẳng thấy thắng nghĩa không, chẳng nương thắng nghĩa không mà quán đại không, chẳng nương thắng nghĩa không mà quán hữu vi không. Chẳng thấy hữu vi không, chẳng nương hữu vi không mà quán thắng nghĩa không, chẳng nương hữu vi không mà quán vô vi không. Chẳng thấy vô vi không, chẳng nương vô vi không mà quán hữu vi không, chẳng nương vô vi không mà quán tất cánh không. Chẳng thấy tất cánh không, chẳng nương tất cánh không mà quán vô vi không, chẳng nương tất cánh không mà quán vô tế không. Chẳng thấy vô tế không, chẳng nương vô tế không mà quán tất cánh không, chẳng nương vô tế không mà quán tán vô tán không. Chẳng thấy tán vô tán không, chẳng nương tán vô tán không mà quán vô tế không, chẳng nương tán vô tán không mà quán bổn tánh không. Chẳng thấy bổn tánh không, chẳng nương bổn tánh không mà quán tán vô tán không, chẳng nương bổn tánh không mà quán tự cộng tướng không. Chẳng thấy tự cộng tướng không, chẳng nương tự cộng tướng không mà quán bổn tánh không, chẳng nương tự cộng tướng không mà quán nhất thiết pháp không. Chẳng thấy nhất thiết pháp không, chẳng nương nhất thiết pháp không mà quán tự cộng tướng không, chẳng nương nhất thiết pháp không mà quán bất khả đắc không. Chẳng thấy bất khả đắc không, chẳng nương bất khả đắc không mà quán nhất thiết pháp không, chẳng nương bất khả đắc không mà quán vô tánh không. Chẳng thấy vô tánh không, chẳng nương vô tánh không mà quán bất khả đắc không, chẳng nương vô tánh không mà quán tự tánh không. Chẳng thấy tự tánh không, chẳng nương tự tánh không mà quán vô tánh không, chẳng nương tự tánh không mà quán vô tánh tự tánh không. Chẳng thấy vô tánh tự tánh không, chẳng nương vô tánh tự tánh không mà quán tự tánh không.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi quán như thế gọi vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa nên học như vầy: Như thật biết sắc chẳng nên chấp, như thật biết thọ tưởng hành thức chẳng nên chấp. Như thật biết nhãn xứ chẳng nên chấp, như thật biết nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng nên chấp. Như thật biết sắc xứ chẳng nên chấp, như thật biết thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng nên chấp. Như thật biết nhãn giới chẳng nên chấp, như thật biết nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng nên chấp. Như thật biết sắc giới chẳng nên chấp, như thật biết thanh hương vị xúc pháp giới chẳng nên chấp. Như thật biết nhãn thức giới chẳng nên chấp, như thật biết nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng nên chấp. Như thật biết bố thí Ba la mật đa chẳng nên chấp, như thật biết tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng nên chấp. Như thật biết bốn tĩnh lự chẳng nên chấp, như thật biết bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng nên chấp. Như thật biết bốn niệm trụ chẳng nên chấp; như thật biết bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng nên chấp. Như thật biết Phật mười lực chẳng nên chấp; như thật biết bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng nên chấp.

Như vậy, Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, như thật biết tâm Bồ đề chẳng nên chấp, tâm vô đẳng đẳng chẳng nên chấp, tâm quảng đại chẳng nên chấp. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Tâm này phi tâm, bản tánh thanh tịnh vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Sao là tâm này bản tánh thanh tịnh?

Thiện Hiện đáp rằng: Bản tánh tâm này chẳng tương ưng tham, chẳng phải chẳng tương ưng. Chẳng tương ưng sân, chẳng phải chẳng tương ưng. Chẳng tương ưng si, chẳng phải chẳng tương ưng. Chẳng tương ưng các quấn gút tùy miên, chẳng phải chẳng tương ưng. Chẳng tương ưng các kiến thú lậu thảy, chẳng phải chẳng tương ưng. Cùng các tâm Thanh văn Độc giác thảy cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát biết tâm như thế bản tánh thanh tịnh.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Tâm này có phi tâm tánh chăng?

Thiện Hiện gạn lại rằng: Trong phi tâm tánh, có tánh không tánh hãy khá được chăng?

Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng được. Thiện Hiện đáp rằng: Trong phi tâm tánh, có tánh không tánh nếu chẳng khá được, làm sao nên hỏi tâm này là có phi tâm tánh chăng?

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Những gì gọi là phi tâm tánh ư?

Thiện Hiện đáp rằng: Đối tất cả pháp không biến khác, không phân biệt, đấy gọi phi tâm tánh.

Xá Lợi Tử nói: Vì chỉ tâm không biến khác, không phân biệt hay sắc thọ tưởng hành thức thảy cũng không biến khác không phân biệt ư?

Thiện Hiện nói: Như tâm không biến khác, không phân biệt, sắc thọ tưởng hành thức cũng không biến khác, không phân biệt. Như vậy cho đến chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng không biến khác, không phân biệt.

Khi ấy, Xá Lợi Tử khen Thiện Hiện rằng: Hay thay, hay thay! Thật như đã nói. Ngươi chơn Phật tử, từ tâm Phật sanh, từ miệng Phật sanh, từ Phật pháp sanh, từ Pháp hóa sanh, nhận phần Phật pháp, chẳng nhận phần của. Đối trong các pháp, thân tự tác chứng, mắt huệ hiện thấy mới năng khởi thuyết được. Phật thường nói: "Ngươi trong chúng Thanh văn trụ định Vô tránh rất là đệ nhất". Như Phật đã nói chơn thật chẳng dối.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu nên học như thế.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng học như thế, nên biết đã trụ bậc Bất thối chuyển, chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, kẻ muốn học bậc Thanh văn, phải đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế nên siêng nghe tập, đọc tụng thọ trì, suy nghĩ như lý, khiến đến rốt ráo. Kẻ muốn học bậc Độc giác cũng đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, nên siêng nghe tập, đọc tụng thọ trì, suy nghĩ như lý, khiến đến rốt ráo. Kẻ muốn học bậc Bồ tát cũng đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, nên siêng nghe tập, đọc tụng thọ trì, suy nghĩ như lý, khiến đến rốt ráo. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Trong kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, rộng thuyết khai thị pháp Tam thừa vậy. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học Bát nhã Ba la mật đa thời là học khắp các pháp Tam thừa đều được khéo léo.

 

 

 

Hội Thứ Hai

Phẩm Thắng Quân
Thứ 8 -1

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi đối Bồ tát Ma ha tát và đối Bát nhã Ba la mật đa đều chẳng biết chẳng đắc, làm sao khiến tôi đem pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật đa dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát?

Bạch Thế Tôn! Tôi đối các pháp hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc. nếu đem các pháp dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát, tôi sẽ có ăn năn.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối các pháp hoặc tăng hoặc giảm, chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây danh Bồ tát Ma ha tát, đây danh Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Danh các Bồ tát Ma ha tát và danh Bát nhã Ba la mật đa đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì hai nghĩa này vô sở hữu, nên hai danh đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối sắc cho đến thức hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là sắc cho đến thức. Danh sắc thảy đây đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa sắc thảy đây vô sở hữu, nên danh sắc thảy đây đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối nhãn xứ cho đến ý xứ hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là nhãn xứ cho đến ý xứ. Danh nhãn xứ thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa nhãn xứ thảy vô sở hữu, nên danh nhãn xứ thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối sắc xứ cho đến pháp xứ hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là sắc xứ cho đến pháp xứ. Danh sắc xứ thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa sắc xứ thảy vô sở hữu, nên danh sắc xứ thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối nhãn giới cho đến ý giới hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là nhãn giới cho đến ý giới. Danh nhãn giới thảy đếu vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa nhãn giới thảy vô sở hữu, nên danh nhãn giới thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối sắc giới cho đến pháp giới hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là sắc giới cho đến pháp giới. Danh sắc giới thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa sắc giới thảy vô sở hữu, nên danh sắc giới thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối nhãn thức giới cho đến ý thức giới hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Danh nhãn thức giới thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa nhãn thức giới thảy vô sở hữu, nên danh nhãn thức giới thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối nhãn xúc cho đến ý xúc hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là nhãn xúc cho đến ý xúc. Danh nhãn xúc thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa nhãn xúc thảy vô sở hữu, nên danh nhãn xúc thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Danh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy vô sở hữu, nên danh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối vô minh cho đến lão tử hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là vô minh cho đến lão tử. Danh vô minh thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa vô minh thảy vô sở hữu, nên danh vô minh thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối diệt vô minh cho đến diệt lão tử hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là diệt vô minh cho đến diệt lão tử. Danh diệt vô minh thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa diệt vô minh thảy vô sở hữu, nên danh diệt vô minh thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối tham sân si và các pháp quấn gút, tùy miên, kiến thú hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là tham thảy. Danh tham thảy đây đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa tham thảy đây vô sở hữu, nên danh tham thảy đây đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa. Danh bố thí Ba la mật đa thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa bố thí Ba la mật đa thảy vô sở hữu, nên danh bố thí Ba la mật đa thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối ngã cho đến kiến giả hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là ngã cho đến kiến giả. Danh ngã thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa ngã thảy vô sở hữu, nên danh ngã thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Danh bốn niệm trụ thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa bốn niệm trụ thảy vô sở hữu, nên danh bốn niệm trụ thảy vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối không giải thoát môn cho đến vô nguyện giải thoát môn hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là không giải thoát môn cho đến vô nguyện giải thoát môn. Danh không giải thoát môn thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa không giải thoát môn thảy vô sở hữu, nên danh không giải thoát môn thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Danh bốn tĩnh lự thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa bốn tĩnh lự thảy vô sở hữu, nên danh bốn tĩnh lự thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối Phật tùy niệm, Pháp tùy niệm, Tăng tùy niệm, giới tùy niệm, xả tùy niệm, thiên tùy niệm, thở vào ra tùy niệm, chết tùy niệm hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là Phật tùy niệm cho đến chết tùy niệm. Danh Phật tùy niệm thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa Phật tùy niệm thảy vô sở hữu, nên danh Phật tùy niệm thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, làm sao nói được đây là Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Danh Phật mười lực thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nghĩa Phật mười lực thảy vô sở hữu, nên danh Phật mười lực thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 17

Quyển thứ:  | 401  | 402  | 403  |  404  | 405

406  | 407  | 408  | 409  | 410  | 411  | 412  | 413  | 414  | 415

 416  | 417  | 418  | 419  | 420  | 421  | 422  | 423  | 424  | 425

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Phước Sơn Trần Minh
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

nguoi thay dau tien Cha Tùy bút Đến hẹn lại lên phía biển thi盻 Gio Di tức phÃÆt cÃÆ tim cach tri lieu khi trai tim da bi ton thuong giai anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua cuÑi chơn Bình Định Tưởng niệm Trưởng lão tử ki tich luon duoc tao ra boi nhung con nguoi co quan nguoi Kinh quang lời chay hàng rong dao phat co nghia la nhap the 35 the Buồn buồn vui vui ha Dịch 20 to xa da da jayata ta ca si sy luan va me len chua cai hoa hong lich su thien tong nhat ban von ngó Màu bai phát hôn nhân và niềm tin tôn giáo VÃƒÆ hơn Số tren doi nay cai gi quy nhat Ngủ dưới đèn làm khối u ung thư Æ rÃ Æ Sóng nghị テ nguyện 365 ngày hạnh phúc với tỉnh thức lã æ thiên ThÃ