Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 20

Quyển thứ 498

HỘI THỨ BA

 Phẩm THIỆN HIỆN

Thứ 3-17

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu khi Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, như thật quán sát tướng tất cả pháp.

Bấy giờ, Bồ Tát Ma ha tát thấy ngã cho đến kiến giả vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy sắc cho đến thức vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy sắc cho đến ý thức vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy sắc xứ cho đến pháp xứ vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhãn giới cho đến ý giới vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy sắc giới cho đến pháp giới vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhãn xúc cho đến ý xúc vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy.

 

Thấy địa giới cho đến thức giới vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhân duyên cho đến tăng thượng duyên vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy vô minh cho đến lão tử  vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã ba la mật đa vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy nội không cho đến vô tánh tự tánh không vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy chơn như cho đến bất tư nghì giới vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy đoạn giới cho đến vô vi giới vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy khổ tập diệt đạo thánh đế vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. 

Thấy bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy tám giải thoát, chín định thức lớp vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy.

Thấy Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy năm nhãn, sáu thần thông vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy.

Thấy nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy dị sanh và pháp dị sanh vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy Dự lưu và pháp Dự lưu vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy Nhất lai và pháp Nhất lai  vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy.Thấy Bất hoàn và pháp Bất hoàn vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy A la hán và pháp A la hán vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy Ðộc giác và pháp Ðộc giác  vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy Bồ Tát Ma ha tát và pháp  Bồ Tát Ma ha tát  vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy các  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và pháp các  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác  vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bảo Thiện Hiện rằng: Như tôi lãnh hiểu nghĩa Nhân Giả đã nói thì hữu tình thảy rốt ráo chẳng sanh, sắc cho đến thức rốt ráo chẳng sanh. Cho đến  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và pháp Như Lai rốt ráo chẳng sanh. Nếu như thế ấy các loại dị sanh thọ sanh sáu thú lẽ không sai khác; chẳng nên Dự lưu đắc quả Dự lưu, chẳng nên Nhất lai đắc quả Nhất lai, chẳng nên Bất hoàn đắc quả Bất hoàn, chẳng nên A la hán đắc quả A la hán, chẳng nên Ðộc giác đắc quả Ðộc giác Bồ đề, chẳng nên Bồ Tát Ma ha tát vì đắc nhất thiết tướng trí tinh siêng tu học lần lữa chứng đắc năm thứ Bồ đề?

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu tất cả  pháp rốt ráo chẳng sanh thì vì sao Dự lưu vì quả Dự lưu siêng tu chơn đạo dứt hẳn ba gút? Vì sao Nhất lai vì quả Nhất lai siêng tu đạo đức hẳn tham sân si? Vì sao Bất hoàn vì quả Bất hoàn siêng tu đạo đức hẳn  thuận hạ kiết kiến lập năm thứ phận vị sai khác? Vì sao A la hán vì quả A la hán siêng tu đạo dứt hẳn thuận thượng kiết? Vì sao Ðộc giác vì Ðộc giác Bồ đề siêng tu đạo riêng ngộ pháp duyên khởi? Vì sao Bồ Tát Ma ha tát vì độ vô lượng vô số hữu tình siêng tu nhiều trăm ngàn khổ hạnh khó hành, chịu đủ vô lượng đại khó nhẫn? Và vì sao  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề quay xe diệu pháp độ vô lượng các loại hữu tình?

Thiện Hiện trả lời rằng: Xá Lợi Tử! Chẳng phải tôi đối trong pháp vô sanh kia hứa cho có thừa dị sanh nghiệp phiền não qua lại sáu thú thọ sanh sai khác. Chẳng phải tôi đối trong pháp  vô sanh kia hứa cho có kẻ năng vào đế hiện quán. Chẳng phải tôi đối trong pháp vô sanh kia hứa cho có Dự lưu đắc quả Dự lưu, cho đến có Ðộc giác đắc Ðộc giác Bồ đề. Chẳng phải tôi đối trong pháp vô sanh kia hứa cho có Bồ Tát Ma ha tát vì đắc nhất thiết tướng trí tinh siêng tu học lần lữa chứng được năm thứ Bồ đề.

Chẳng phải tôi đối trong pháp vô sanh kia hứa cho có Dự lưu vì quả Dự lưu siêng tu chơn đạo dứt hẳn ba gút, cho đến có Ðộc giác vì Ðộc giác bồ đề siêng tu đạo riêng ngộ pháp duyên khởi.

Chẳng phải tôi đối trong pháp vô sanh kia hứa cho có Bồ Tát Ma ha tát vì độ vô lượng vô số hữu tình siêng tu nhiều trăm ngàn khổ hạnh khó hành, chịu đủ vô lượng đại khổ khó nhẫn. Nhưng các Bồ Tát ha tát tuy vì hữu tình tu vô lượng thứ khổ hành khó hành mà đối trong ấy không tưởng khổ hạnh. Sở dĩ vì sao? Vì nếu đối khổ hạnh trụ tưởng khổ hạnh, thời quyết chẳng thể năng vì vô lượng vô số vô biên hữu tình làm nhiêu ích lớn được. Tất cả chúng Bồ Tát Ma ha tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối các hữu tình trụ tưởng như cha mẹ an hem vợ con và thân mình, vì độ kia nên phát khởi tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, mới năng vì vô lượng vô số vô biên hữu tình kia làm nhiêu ích lớn lao được.

Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát nên khởi nghĩ này: Như tự tánh ta đối tất cả pháp đem tất cả chủng tất cả xứ thời, tìm chẳng thể được; các pháp nội ngoại cũng lại như thế, đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Nếu trụ tưởng đây bèn chẳng thấy có khổ hạnh khó hành. Nhờ đấy năng vì vô lượng vô số, vô biên hữu tình tu nhiều trăm ngàn khổ hạnh khó hành làm nhiêu ích lớn. Sở dĩ vì sao? Bồ Tát Ma ha tát này đối tất cả pháp tất cả hữu tình, đem tất cả chủng tất cả xứ thời tìm chẳng thể được, nên đối trong ấy không điều chấp trước.

Xá Lợi Tử! Chẳng phải tôi đối trong pháp vô sanh kia hứa cho có  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề quay xe diệu pháp độ vô lượng các loại hữu tình. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì tất cả các pháp tất cả hữu tình đều vô sở hữu bất khả đắc vậy, nên không chứng không độ và kẻ chứng độ.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Nơi ý hiểu sao? Hãy hứa cho sanh pháp  chứng sanh pháp, hay hứa cho vô sanh pháp chứng vô sanh pháp ư? Thiện Hiện đáp rằng: Tôi chẳng hứa cho sanh pháp chứng sanh pháp, cũng chẳng hứa cho vô sanh pháp chứng vô sanh pháp.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Nơi ý hiểu sao? Hãy hứa cho sanh  pháp  chứng vô sanh pháp, hay hứa cho vô sanh pháp chứng sanh pháp ư?  Thiện Hiện đáp rằng: Toi cũng chẳng hứa cho sanh pháp  chứng vô sanh pháp, cũng lại chẳng hứa cho vô sanh pháp chứng  sanh pháp.

Xá Lợi Tử nói: Nếu như thế ấy, đâu trọn không đắc không hiện quán ư? 

Thiện Hiện nói: Tuy có đắc có hiện quán, nhưng chẳng bởi hai pháp đây mà chứng. Chỉ tùy theo lời nói thế gian thi thiết có đắc hiện quán, chẳng phải trong thắng nghĩa có đắc hiện quán. Chỉ tùy theo lời nói thế gian thi thiết đâu có Dự lưu quả Dự lưu, nói rộng cho đến có các  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, có Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng phải trong thắng nghĩa có việc như thế.

Xá Lợi Tử! Nếu theo lời nói thế gian thi thiết có đắc hiện quán và Dự lưu thảy, chẳng phải trong thắng nghĩa có việc đây ấy, thời sáu thú sai khác cũng theo lơi nói thế gian thi thiết, chẳng phải thắng nghĩa ư? 

Thiện Hiện nói: Như vậy, như vậy. Sở dĩ vì sao? Vì chẳng phải trong thắng nghĩa có các phiền não nghiệp quả dị thục, hoặc sanh, hoặc diệt nhiễm tịnh pháp vậy.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử lại hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Nơi ý hiểu sao? Hãy hứa cho pháp chưa sanh sanh, hay hứa cho pháp đã sanh sanh ư?  Thiện Hiện đáp rằng: Tôi chẳng hứa cho pháp chưa sanh, cũng chẳng hứa cho pháp  đã sanh sanh.

Xá Lợi Tử nói: Những pháp  nào là chưa sanh mà chẳng hứa kia sanh? Thiện Hiện nói: Sắc cho đến thức là pháp chưa sanh tôi chẳng hứa kia sanh. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh không vậy. Như vậy cho đến chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề là pháp chưa sanh, tôi chẳng hứa kia sanh. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử nói: Những pháp nào đã sanh mà chẳng hứa kia sanh? Thiện Hiện nói: Sắc cho đến thức là pháp đã sanh, tôi chẳng hứa kia sanh. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh không vậy. Như vậy cho đến chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề là pháp đã sanh, tôi chẳng hứa kia sanh. Sở  dĩ vì sao? Vì tự tánh không vậy.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử lại hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Nơi ý hiểu sao? Hãy hứa cho sanh sanh, hay hứa cho bất sanh sanh ư?  Thiện Hiện đáp rằng: Tôi chẳng hứa sanh sanh, cũng chẳng hứa bất sanh sanh. Sở dĩ vì sao? Vì sanh cùng bất sanh hai pháp như thế chẳng hợp chẳng tan, vô sắc, vô kiến, vô đối nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Bởi nghĩa như thế, tôi chẳng hứa sanh sanh cũng chẳng hứa bất sanh sanh.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Nhân giả với đã nói pháp  vô sanh, vui biện nói tướng vô sanh ư?  Thiện Hiện đáp rằng: Tôi với đã nói pháp vô sanh cũng chẳng vui biện nói tướng vô sanh. Sở dĩ vì sao? Hoặc pháp vô sanh, hoặc tướng vô sanh, hoặc vui, hoặc biện nói, tất cả như thế đều chẳng hợp chẳng tan, vô sắc, vô kiến, vô đối nhất tướng, chỗ gọi vô tướng, chẳng thể biện nói.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Với pháp vô sanh khởi lời vô sanh. Lời vô sanh đây cũng vô sanh chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Như vậy, như vậy. Với pháp vô sanh khởi lời vô sanh, pháp đây và lời đều nghĩa vô sanh.

Sở dĩ vì sao? Sắc cho đến thức vô sanh tất cả . Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy. Nhãn xứ cho đến ý xứ vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy. Sắc xứ cho đến pháp xứ vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy. Nhãn giới cho đến ý giới vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy. Sắc giới cho đến pháp giới vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy. Nhãn thức cho đến ý giới thức vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy. Nhãn xúc cho đến ý xúc vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy.

Ðịa giới cho đến thức giới vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên vô sanh tất cả.Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy. Vô minh cho đến lão tử vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy. Thân ngữ ý hành vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy. Bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy.

Như vậy cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sanh tất cả. Vì cớ sao? Vì bản tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Bởi nghĩa như thế, với pháp vô sanh khởi lời vô sanh, pháp và lời đây đều nghĩa vô sanh.

Xá Lợi Tử! Hoặc pháp đã nói, hoặc lời năng nói, kẻ nói, kẻ nghe đều nghĩa vô sanh. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp bản tánh đều không. Trong không trọn không có nghĩa năng sanh sở sanh vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử khen Thiện Hiện rằng: Trong những người thuyết pháp Ngài là đệ nhất, trừ Phật Thế Tôn không ai kịp được. Sở dĩ vì sao? Tùy đã gạn hỏi nhiều thứ pháp môn đều năng thù đáp không gì trệ ngại.

Thiện Hiện đáp lời: Phàm đệ tử chư Phật đối tất cả pháp không chỗ nương mắc, lẽ vậy đều năng tùy đã gạn hỏi nhất nhất thù đáp, tự tại không e sợ. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp  không chỗ nương dựa vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì sao các pháp đều không chỗ nương.

Thiện Hiện đáp rằng: Sắc cho đến thức bản tánh không, nên chẳng nương trong, chẳng nương ngoài, chẳng nương giữa hai. Như vậy cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bản tánh không, nên chẳng nương trong, chẳng nương ngoài, chẳng nương giữa hai.

Xá Lợi Tử! Bởi nghĩa như thế, tôi nói các pháp đều không chỗ nương. Như vậy, Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành sáu thứ Ba la mật đa nên tịnh sắc, nên tịnh thọ tưởng hành thức. Như vậy cho đén nên tịnh nhất thiết trí, nên tịnh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Như vậy cũng nên tịnh đạo Bồ đề.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Sao là Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành sáu thứ ba la mật đa tịnh đạo Bồ đề? Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa mỗi thứ có hai, chỗ gọi thế gian và xuất thế gian.

Xá Lợi Tử nói: Sao gọi bố thí Ba la mật đa xuất thế gian?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Nếu Bồ Tát Ma ha tát làm đại thí chủ, năng thí tất cả Sa Môn, Bà la môn, kẻ nghèo, bệnh, cõi quạnh, đi đường, ăn xin những áo mặc, uống ăn và các tư cụ khác. Nếu lại có đến xin nam cho nam, xin nữ cho nữ, xin vợ hầu cho vợ hầu, xin chức quan cho chức quan, xin nhà nước cho nhà nước, xin ngôi vua cho ngôi vua; xin đầu cho đầu, xin mắt cho mắt, xin tay chân cho tay chân, xin lóng đốt cho lóng đốt, xin máu thịt cho máu thịt, xin da dẻ cho da dẻ, xin tôi tớ cho tôi tớ, xin sanh loại cho sanh loại. Như vậy tất cả tùy cầu xin vật trong ngoài thảy đều thí cho. Dù làm thí này mà có chỗ nương, nghĩa là khởi nghĩ như vầy: Ta cho kia nhận, ta làm thí chủ, ta chẳng xan tham. Ta theo Phật dạy tất cả năng xả, ta hành bố thí Ba la mật đa. Khi kia làm thí đem hữu sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại khởì nghĩ này: Ta mang phước đây thí các hữu tình, khiến được an vui đời này đời sau, cho đến chứng được Vô dư Niết Bàn. Kia chấp ba luân mà hành bố thí: Một là tưởng mình, hai là tưởng người, ba là tưởng thí. Bởi chấp mắc ba luân này mà hành thí, nên gọi thế gian bố thí Ba la mật đa. Vì sao thí đây gọi là thế gian? Vì cùng thế gian đồng tu hành, nên chẳng năng động vượt ra khỏi pháp thế gian vậy. Như thế là thế gian bố thí bala mật đa.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi hành bố thí ba luân  thanh tịnh: Một là chẳng chấp ta làm kẻ thí, hai là chẳng chấp kia làm kẻ nhận; ba là chẳng chấp thí và quả thí. Bồ Tát Ma ha tát này khi hành bố thí ba luân  thanh tịnh. Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ Tát Ma ha tát đem tâm đại bi mà làm thượng thủ, chỗ tu phước thí, thí khắp hữu tình. Cùng các hữu tình đều vô sở đắc, tùy cùng hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà đối trong ấy chẳng thấy chút tướng, đều không sở chấp mà hành thí, nên gọi xuất thế gian bố thí Ba la mật đa. Vì sao thí đây gọi xuất thế gian? Vì chẳng cùng thế gian đồng tu hành vậy, nên năng được động vượt ra khỏi pháp thế gian vậy. Như vậy gọi là xuất thế gian bố thí Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử nói: Sao là thế gian tịnh giới Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa? Sao là xuất thế gian tịnh giới Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành tịnh giới cho đến Bát nhã có chỗ nương dựa, chấp ba luân nên gọi là thế gian Ba la mật đa, vì cùng thế gian đồng tu hành vậy, nên chẳng năng động vượt ra khỏi pháp thế gian vậy. Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành tịnh giới cho đến Bát nhã không có chỗ nương dựa, ba luân thanh tịnh, nên gọi xuất thế gian Ba la mật đa, vì chẳng cùng thế gian đồng tu hành vậy, nên năng động vượt ra khỏi pháp thế gian vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát sở tu Bát nhã Ba la mật đa có là thế gian, có là xuất thế gian. Vì sao gọi là thế gian Bát nhã Ba la mật đa? Vì sao gọi là xuất thế gian Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi tu bố thí nương hữu sở đắc mà hành bố thí, là khởi nghĩ này: Ta năng điều phục tâm xan tham mà hành bố thí. Bồ Tát Ma ha tát này nương tưởng ngã hữu tình bố thí, nên mặc dù xả sở hữu tất cả trong ngoài, mà chẳng gọi là xuất thế Bát nhã.

Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi tu tịnh giới nương hữu sở đắc mà tu tịnh giới, là khởi nghĩ này: Ta năng an trụ công đức Ðầu đà, ta năng điều phục thân ngữ và tâm, ta năng tu hành mười thiện nghiệp đạo. Bồ Tát Ma ha tát này nương dựa ngã kiến và hữu tình kiến, các thiện pháp kiến, dù năng tu hành nhiều thứ tịnh giới, cũng đem thí cho tất cả hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà đối Bồ đề bảo là thật có; nương các công đức, khen mình chê người, cũng chẳng gọi là xuất thế Bát nhã.

Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi tu an nhẫn, nương hữu sở đắc mà tu an nhẫn, là khởi nghĩ này: Ta nhẫn chịu được tất cả hữu tình đối ta sở hành nhiều thứ ác sự. Bồ Tát Ma ha tát này nương ngã, hữu tình an nhẫn kiến, nên dù năng nhẫn chịu kia đã làm ác, cũng năng đem căn lành an nhẫn đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà hữu sở đắc làm phương tiện, nên cũng chẳng gọi là xuất thế bát nhã.

Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi tu tinh tiến nương hữu sở đắc mà tu tinh tiến, là khởi nghĩ này: Ta năng phát khởi thân tâm tinh tiến siêng tu hai thứ tư lương phước huệ. Bồ Tát Ma ha tát này tuy thường phát khở thân tâm tinh tiến siêng tu hai thức tư lương phước huệ, và đắc tướng ngã, tướng các hữu tình, cũng đắc sở cầu Bồ đề. Bởi hữu sở đắc làm phương tiện, nên chưa được gọi là xuất thế Bát nhã.

Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi tu tĩnh lự, nương hữu sở đắc mà tu tĩnh lự, là khởi nghĩ này: Ta năng tu hành từ bi hỷ xả, đẳng trì đẳng chí, tĩnh lự thần thông, vào ra tự tại. Bồ Tát Ma ha tát này đối các tĩnh lự rất sanh say đắm, dù đem căn lành sở đắc tĩnh lự, cùng các hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì hữu tình mà làm phương tiện, nên cũng chưa gọi là xuất thế Bát nhã.

Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi tu Bát nhã, nương hữu sở đắc mà tu Bát nhã, là khởi nghĩ này: Ta năng quán sát tất cả pháp không, chỗ gọi sắc không cho đến thức không. Như vậy cho đến chư Phật Vô thượng Chánh đẳng bồ đề cũng đều là không. Bồ Tát Ma ha tát này đem hữu sở đác mà làm phương tiện, dù quán tất cả đều rốt ráo không, cũng đem căn lành thí loại hữu tình, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng đối mình người sở tu thiện pháp  bình đẳng phát khởi tâm tùy hỷ, cũng năng hối hận diệt trừ ác đã tự làm, cũng năng khuyên thỉnh mươì phương thế giới vô lượng  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, quay xe diệu pháp độ chúng hữu tình, cũng năng phát nguyện khởi thắng thần thông vì các hữu tình làm nhiêu ích lớn, mà hữu sở đắc làm phương tiện, nên cũng chưa được gọi là xuất thế Bát nhã. Như vậy gọi là thế gian Bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi tu bố thí, dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối ngã hữu tình và bố thí thảy đều vô sở đắc, vì tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ba luân  thanh tịnh mà tu bố thí Ba la mật đa tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã.

Nếu Bồ Tát Ma ha tát dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối ngã hữu tình và tịnh giới thảy đều vô sở đắc, vì tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ba luân  thanh tịnh mà tu tịnh giơí Ba la mật đa tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã.

Nếu Bồ Tát Ma ha tát dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối ngã hữu tình và an nhẫn thảy đều vô sở đắc, vì tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ba luân  thanh tịnh mà tu an nhẫn Ba la mật đa tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã.

Nếu Bồ Tát Ma ha tát dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối ngã hữu tình thân tâm tinh tiến thảy đều vô sở đắc, vì tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ba luân  thanh tịnh mà tu tinh tiến Ba la mật đa tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã.

Nếu Bồ Tát Ma ha tát dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối ngã hữu tình và các tĩnh lự đẳng trì thảy đều vô sở đắc, vì tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ba luân  thanh tịnh mà tu tĩnh lự Ba la mật đa tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã.

Nếu Bồ Tát Ma ha tát dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối tất cả pháp, tất cả hữu tình đều vô sở đắc, vì tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ba luân  thanh tịnh mà tu Bát nhã  Ba la mật đa tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã.

Nếu Bồ Tát Ma ha tát đem tất cả căn lành như thế thảy, cùng các hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Hồi hướng như thế, phải biết tức là Vô thượng hồi hướng, vô sai biệt hồi hướng, vô đẳng đẳng hồi hướng, bất tư nghì hồi hướng, vô đối hồi hướng, vô lượng hồi hướng, vi diệu hồi hướng. Như thế gọi là xuất thế Bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Sáu thứ Ba la mật đa như thế vì nhân duyên nào gọi là thế gian? Lại nhân duyên nào gọi là xuất thế gian?

Xá Lợi Tử! Sáu thứ Ba la mật đa kia là thế gian, nên gọi là thế gian. Tạo thành thế gian nên gọi thế gian. Vì thế gian nên gọi thế gian. Nhân thế gian nên gọi thế gian. Thuộc thế gian nên gọi thế gian. Nương thế gian nên gọi thế gian.

Xá Lợi Tử! Xuất thế gian ấy, nghĩa là sáu thứ Ba la mật đa đây là ra thế gian nên gọi xuất thế. Do thế gian ra nên gọi xuất thế. Làm thế gian ra nên gọi xuất thế. Từ thế gian ra nên gọi xuất thế. Ði khỏi thế gian nên gọi xuất thế. Nương thế gian ra nên gọi xuất thế. Xá Lợi Tử! Như vậy Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành sáu thứ Ba la mật đa tịnh đạo Bồ đề.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Những gì gọi là đạo bồ đề các Bồ Tát Ma ha tát? Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Chơn như cho đến bất tư nghì giới là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Khổ tập diệt đạo thánh đế là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Tám giải thoát, chín định thứ lớp là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát.Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Năm nhãn, sáu thần thông là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Nhu lai mươì lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả là đạo bồ đề Bồ Tát Ma ha tát. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí là đạo Bồ đề Bồ Tát Ma ha tát.

Xá Lợi Tử! Như thế thảy vô lượng vô biên nhóm lại công đức tất cả đều là đạo bồ đề các Bồ Tát Ma ha tát.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Ðã nói nhóm đại công đức như thế vì bởi thế lực những Ba la mật đa nào được thành xong?

Thiện Hiện đáp rằng: Ðã nói nhóm đại công đức như thế đều nhờ thế lực Bát nhã Ba la mật đa được thành xong. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Bát nhã Ba la mật đa như thế năng làm mẹ cho cho tất cả thiện pháp; tất cả thiện pháp  Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai đều từ đấy sanh vậy. Bát nhã Ba la mật đa như thế khắp nhiếp thọ được tất cả thiện pháp; tất cả thiện pháp  Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai nương đấy trụ vậy.

Xá Lợi Tử! Chúng Bồ Tát Ma ha tát quá khứ tu học Bát nhã Ba la mật đa cực viên mãn nên đã được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Chúng Bồ Tát Ma ha tát vị lai tu học Bát nhã Ba la mật đa cực viên mãn nên sẽ được Vô thượng Chánh đẳng bồ đề. Chúng Bồ Tát Ma ha tát hiện tại mười phương vô lượng cõi nước chư Phật tu học Bát nhã Ba la mật đa cực viên mãn nên nay được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ Tát Ma ha tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa, tâm không nghi hoặc cũng chẳng mê ngất. Phải biết Bồ Tát Ma ha tát này trụ trụ như thế hằng chẳng bỏ lìa. Nghĩa là vô sở đắc mà làm phương tiện, thường siêng cứu giúp tất cả hữu tình. Phải biết Bồ Tát Ma ha tát này trọn nên tác ý tối thắng như thế, chỗ gọi tác ý tương ưng đại bi.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bảo Thiện Hiện rằng: Nếu Bồ Tát Ma ha tát trụ trụ như thế, hằng chẳng bỏ lìa, trọn nên tác ý tương ưng đại bi ấy, thời tất cả hữu tình lẽ cũng trọn nên Bồ Tát Ma ha tát. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả hữu tình cũng ở trụ đây và tác ý đây thường chẳng bỏ lìa, thời các Bồ Tát Ma ha tát cùng tất cả hữu tình lẽ không sai khác?

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện trả lời Xá Lợi Tử rằng: Hay thay, hay thay! Thật như đã nói, năng biết đúng như ý tôi muốn nói, mặc dù tựa hồ nạn tôi mà thành lập nghĩa tôi! Vì cớ sao?

Xá Lợi Tử! Hữu tình cho đến kiến giả chẳng có, nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng chẳng phải có. Hữu tình cho đến kiến giả không thật nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng không thật. Hữu tình cho đến kiến giả vô tánh nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng vô tánh. Hữu tình cho đến kiến giả không, nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng không. Hữu tình cho đến kiến giả xa lìa nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng xa lìa. Hữu tình cho đến kiến giả vắng lặng nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng vắng lặng. Hữu tình cho đến kiến giả không giác tri nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng không giác tri.

Xá Lợi Tử! Sắc cho đến thức vì chẳng có, vì không thật, vì vô tánh, vì không, vì xa lìa, vì vắng lặng, vì không giác tri, nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng chẳng có, không thật, vô tánh, không, xa lìa, vắng lặng, không giác tri. Như vậy cho đến Thanh Văn, Ðộc giác, Vô thượng Chánh đẳng bồ đề vì chẳng có, vì không thật, vì vô tánh, vì không, vì xa lìa, vì vắng lặng, vì không giác tri, nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng chẳng có, không thật, vô tánh, không, xa lìa, vắng lặng, không giác tri.

Xá Lợi Tử! Bởi nhân duyên đây, các Bồ Tát Ma ha tát đối trụ và tác ý như thế thường chẳng bỏ lìa, cùng các hữu tình cũng không sai khác, vì tất cả pháp và các hữu tình đều rốt ráo không, không sai khác vậy.

Bấy giờ, Thế Tôn khen Thiện Hiện rằng: Hay thay, hay thay! Ngươi khéo hay vì các Bồ Tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, đây đều sức oai thần Như Lai. Nếu có muốn vì các Bồ Tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa đều nên như ngươi đã tuyên nói. Nếu Bồ Tát Ma ha tát muốn học Bát nhã Ba la mật đa theo ngươi đã nói mà học. Nếu Bồ Tát Ma ha tát theo ngươi đã nói mà học Bát nhã Ba la mật đa, Bồ Tát Ma ha tát này mau được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề quay xe diệu pháp, cùng đời vị lai lợi ích an vui tất cả hữu tình.

Khi cụ thọ Thiện Hiện vì chúng tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, ở thế giới tam thiên đại thiên đây sáu thứ biến động: đông vọt tây lặn, tây vọt đông lặn, nam vọt bắc lặn, bắc vọt nam lặn, giữa vọt bìa lặn, bìa vọt giữa lặn.

Bấy giờ, Thế Tôn tức bèn mỉm cười. Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nhân nào duyên gì hiện mỉm cười đây?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như Ta ngày nay ở thế giới tam thiên đại thiên đây vì chúng các Bồ Tát Ma ha tát tuyên nói bát nhã Ba la mật đa; nay ở thế giới mười phương vô lượng vô số vô biên đều có  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cũng vì chúng Bồ Tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa có mười hai kinh chúng trời, người thảy đối tất cả pháp được vô sanh nhẫn. Nay ở thế giới mười phương vô lượng vô số vô biên đều có vô lượng vô số vô biên các loại hữu tình nghe chư Phật kia vì chúng các Bồ Tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, đối trong không pháp rất sanh tin hiểu, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, siêng tu hạnh Bồ Tát Ma ha tát.

 

 

HỘI THỨ BA

 Phẩm THIÊN ÐẾ

Thứ 4 - 1

 

Bấy giờ, ở Phật thế giới Tam thiên đại thiên đây tất cả có bấy nhiêu Bốn đại thiên vương và các Thiên Ðế, lần lữa cho đến Trời Sắc cứu cánh, đều cùng vô lượng trăm ngàn, trăm ức, muôn ức chúng đồng đến hội ngồi. Các thiên chúng này tịnh nghiệp sở cảm thân quang dị thục, tuy năng soi sáng mà sánh thường quang sở hiện Như Lai trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một. Sở dĩ vì sao? Thường quang nơi thân Phật oai xí thịnh, đối trong các quang rất tôn rất thắng, rất thượng rất diệu, không sánh không ngang, vô thượng đệ nhất, che các thiên quang đều khiến chẳng hiện được, như trăng thu tròn ánh sáng cướp các tinh tú.

Khi ấy, Thiên Ðế Thích thưa Thiện Hiện rằng: Nay thế giới Tam thiên đại thiên đây có bao tất cả bốn Ðại thiên vương và các Thiên đế, lần lữa cho đến Trời Sắc cưú cánh đều cùng quyến thuộc đồng đến nhóm hội, muốn nghe Ðại đức tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Ðại đức thương xót vì nói. Bạch Ðại đức! Sao gọi Bồ Tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm? Vì sao Bồ Tát Ma ha tát nên trụ Bát nhã Ba la mật đa? Vì sao bồ tá Ma ha tát nên học Bát nhã Ba la mật đa?

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bảo Thiên Ðế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Các ngươi thiên chúng đều nên lóng nghe, khéo suy nghĩ nhớ, tôi sẽ nhờ sức Phật uy thần, thuận ý Như Lai, vì chúng các Bồ Tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, như Bồ Tát Ma ha tát đáng đối trong ấy nên trụ như thế, nên học như vậy.

Kiều Thi Ca! Chư Thiên các ngươi, kẻ chưa phát tâm Vô thượng Bồ đề nay đều nên học.

Kiều Thi Ca! Có các kẻ đã vào Thanh Văn, Ðộc giác Chánh tánh ly sanh, chẳng lại năng phát tâm Ðại Bồ đề. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì kẻ đối dòng sanh tử đã làm hạn cách vậy. Nhưng với trong ấy, nếu có kẻ năng phát tâm Vô thượng Bồ đề, tôi cũng tùy hỷ. Sở dĩ vì sao? Vì các bậc thắng nhân nên cầu pháp thắng, tôi trọn chẳng ngăn ngại kia thắng thiên phẩm.

Kiều Thi Ca! Ngươi hỏi tại sao gọi Bồ Tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm ấy, lóng nghe nghe kỹ, sẽ vì ngươi nói.

Kiều Thi Ca! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khơỉ tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, suy nghĩ sắc uẩn cho đến thức uẩn hoặc vô thường, hoặc khổ, hoặc vô ngã, hoặc bất tịnh, hoặc không, hoặc vô tướng, hoặc vô nguyện, hoặc vắng lặng, hoặc xa lìa, hoặc như bệnh, hoặc như ung, hoặc như tên,  hoặc như ghẻ, hoặc nóng nảy, hoặc ép ngặt, hoặc bại hoại, hoặc mục nát, hoặc biến động, hoặc chóng diệt, hoặc đáng sợ, hoặc đáng chán, hoặc có tai, hoặc có hoạnh, hoặc có dịch, hoặc có lệ, hoặc chẳng yên ổn, chẳng thể bảo đảm tin tưởng, vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi.

Suy nghĩ nhãn xứ cho đến ý xứ. Suy nghĩ sắc xứ cho đến pháp xứ. Suy nghĩ nhãn giới cho đến ý giới. Suy nghĩ sắc giới cho đến pháp giới. Suy nghĩ nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Suy nghĩ nhãn xúc cho đến ý xúc. Suy nghĩ nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Suy nghĩ địa giới cho đến thức giới. Suy nghĩ vô minh cho đến lão tử, cũng lại như thế.

Kiều Thi Ca! Ðấy gọi Bồ Tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khởi tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc mà làm phương tiện suy nghĩ vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ, lục xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử; cho đến nhóm chứa trọn đống đại khổ rồi.

 Lại đem vô sở đắc mà làm phương tiện, suy nghĩ vô minh dứt nên hành dứt, hành dứt nên thức dứt, thức dứt nên danh sắc dứt, danh sắc dứt nên lục xứ dứt, lục xứ dứt nên xúc dứt, xúc dứt nên thọ dứt, thọ dứt nên ái dứt, ái dứt nên thủ dứt, thủ dứt nên hữu dứt; hữu dứt nên sanh dứt , sanh dứt nên lão tử cho đến nhóm trọn đống đại khổ cũng dứt. Các dứt như thế vô ngã, không, vô tướng, vô nguyện, vắng lặng, xa lìa, vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi.

Kiều Thi Ca! Ðấy gọi Bồ Tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khởi tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, suy nghĩ nội không cho đến vô tánh tự tánh không, vô ngã ngã sở, vô tướng vô nguyện, vắng lặng xa lìa, vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi. Kiều Thi Ca! Ðấy gọi Bồ Tát Ma ha tát bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khởi tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, suy nghĩ chơn như cho đến bất tư nghì giới vô ngã ngã sở, vô tướng vô nguyện, vắng lặng xa lìa, vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi. Kiều Thi Ca! Ðấy gọi Bồ Tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khởi tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, suy nghĩ đoạn giới cho đến vô vi giới vô ngã ngã sở, vô tướng vô nguyện, vắng lặng xa lìa, vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi. Kiều Thi Ca! Ðấy gọi Bồ Tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khởi tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, suy nghĩ bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Suy nghĩ bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Suy nghĩ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Suy nghĩ tám giải thoát, chín thứ định lớp. Suy nghĩ không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Suy nghĩ Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Suy nghĩ Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Suy nghĩ năm nhãn, sáu thần thông. Suy nghĩ Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Suy nghĩ pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Suy nghĩ tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Suy nghĩ nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều là vô thường, vô ngã, không, vô tướng, vô nguyện, vắng lặng, xa lìa, biến động, chóng diệt, chẳng thể bảo đảm tin tưởng, vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi . Kiều Thi Ca! Ðấy gọi Bồ Tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khởi tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. An trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. An trụ đoạn giơi cho đến vô vi giới. An trụ khổ thánh đế cho đến đạo thánh đế . Kiều Thi Ca! Ðấy gọi Bồ Tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khởi tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu hành bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Tu hành tám giải thoát, chín thứ định lớp. Tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Tu hành năm nhãn, sáu thần thông. Tu hành Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Tu hành tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Tu hành tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát. Tu hành chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề . Kiều Thi Ca! Ðấy gọi Bồ Tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

--- o0o ---

Mục Lục Tập 20

Quyển thứ:  | 476| 477| 478| 479| 480

481 | 482 | 483 | 484 | 485 | 486 | 487 | 488 | 489 | 490

491 | 492 | 493 | 494 | 495 | 496 | 497 | 498 | 499 | 500

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Thiền Lâm Đông Phương
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

không Trổ tài với món chay and thuÑc 持咒方法 tot dinh cua phat phap la an lac Ăn doi dieu suy nghi ve hanh thien テ ở nơi đó có hoa dã quỳ phÃÆt dang hai món chay cho ngày cuối tuần Tin đẻ luận ba mặc đạo tràng trong phật giáo và công tác Bậc Thiền viện Trúc Lâm tổ chức lễ giỗ Giáo đoàn III tưởng niệm Trưởng lão Sức con oi tam su cua mot nguoi me tre pha thai Khánh co gi la nhiem mau trong giay phut hien tai nhan Sen chùa thiên phú cảm Nét cổ Thăng Long suy nghĩ về kiếp người chua vien quang tien Giảm nguy cơ ung thư đại trực Đổi mộc khúc món ăn chay bổ dưỡng Lai Ngày lối hÓi æ dối vì sao phải siêu độ vong nhân thương một áng mây bay Aspirin Cách thanh chùa pháp hoa Tiểu sử Hòa thượng Thích Đồng Trí