Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 23

Quyển Thứ 561

HỘI THỨ NĂM

Phẩm  TƯỚNG SÂU THẲM

Thứ 13

Bấy giờ, mười ngàn Thiên tử cõi Dục, Thiên chủ Ðế Thích mà làm thượng thủ, lại có hai vạn Thiên tử Phạm thế Ðại Phạm thiên vương mà làm thượng thủ, đồng đến chỗ Phật đảnh lễ hai chân, lui trụ một phía, đồng thưa Phật rằng: Thế Tôn đã nói các pháp sâu thẳm lấy gì làm tướng?

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên chúng rằng: Ta đã tuyên nói các pháp sâu thẳm lấy không, vô tướng, vô nguyện, vô tác, vô sanh, vô diệt, không chỗ nương dựa, vô tánh làm tướng.

Khi ấy, các Thiên chúng lại thưa Phật rằng: Pháp Phật đã nói không chỗ nương dựa ví như hư không chẳng thể nêu chỉ. Như Lai đã nói pháp tướng sâu thẳm thế gian trời, người, a tố lạc thảy chẳng năng an lập cũng chẳng năng hoại.

Vì cớ sao? Vì thế gian trời, người, a tố lạc thảy đều là tướng vậy. Các kẻ có tướng đối tướng vô tướng chẳng năng an lập cũng chẳng năng hoại được. Như Lai đã nói pháp tướng sâu thẳm chẳng đọa số sắc, cũng chẳng đọa số thọ tưởng hành thức, cũng lại chẳng đọa số người phi người. Người phi người thảy chẳng thể thành hoại được.

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên chúng rằng: Nếu có người đến hỏi lời như vầy: “Hư không ai làm, ai năng hoại ư?” Ngươi cho người kia hỏi chăng?

Các Thiên chúng thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng chính. Sở dĩ vì sao? Vì hư không vô thể vô vi vô tướng, đâu nên hỏi rằng có kẻ thành hoại.

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên chúng rằng: Như vậy, như vậy. Như các ngươi đã nói. Thiên chúng phải biết, Ta đã tuyên nói pháp tướng sâu thẳm cũng lại như thế, chẳng thể an lập, chẳng thể phá hoại. Có Phật không Phật, lẽ vậy thường trụ. Phật đối tướng này như thật giác biết, nên gọi Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.

Khi ấy, các Thiên chúng lại thưa Phật rằng: Như Lai đã giác các tướng như thế rất là sâu thẳm khó thấy khó biết. Như Lai hiện giác tướng như thế nên đối tất cả pháp trí không trệ ngại. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác trụ tướng như thế phân biệt khai chỉ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, vì các hữu tình nhóm tướng các pháp phương tiện khai chỉ khiến đối Bát nhã Ba la mật đa được vô ngại trí. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là chỗ được các Như Lai thường đi. Phật đi chỗ này chứng Nhất thiết trí, vì các hữu tình phân biệt khai chỉ.

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên chúng rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Thiên chúng phải biết, tất cả pháp tướng Như Lai như thật giác là vô tướng. Do nhân duyên đây, Ta nói chư Phật được vô ngại trí không ai kịp được.

Bấy giờ, Phật bảo Thiện Hiện rằng: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là mẹ chư Phật, năng chỉ thật tướng các pháp thế gian. Vậy nên, chư Phật nương pháp mà trụ, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, nhiếp thọ hộ trì pháp chỗ nương trụ. Pháp đây tức là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không chẳng nương dựa Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, nhiếp thọ hộ trì. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh chư Phật, năng cho chư Phật làm chỗ nương dựa, năng chỉ thật tướng các pháp thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác là kẻ biết ơn, kẻ năng đền ơn. Nếu có hỏi rằng: Ai là kẻ biết ơn năng đền ơn? Nên chính đáp rằng: Phật là kẻ biết ơn năng đền ơn. Vì cớ sao? Vì tất cả thế gian biết ơn đền ơn không ai hơn Phật vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Sao là Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác biết ơn đền ơn?

Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cưỡi xe như thế, đi đường như thế, đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Ðược Bồ đề rồi, với tất cả thời, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, nhiếp thọ hộ trì xe này đường này, không lúc tạm nới. Xe đây đường đây, phải biết tức là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Ðấy gọi Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác biết ơn đền ơn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không chẳng đều nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, giác tất cả pháp không thật tác dụng, vì kẻ năng tác vô sở hữu vậy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không chẳng đều nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm giác tất cả pháp không sở thành xong, vì các hình chấp bất khả đắc vậy.

Thiện Hiện phải biết: Vì các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác biết nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, giác tất cả pháp đều không tác dụng, không sở thành xong, với tất cả thời cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, nhiếp thọ hộ trì từng không gián đoạn, nên gọi chơn thật biết ơn đền ơn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không chẳng đều nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối tất cả pháp chuyển trí vô tác, vô thành, vô sanh. Lại năng biết đây nhân duyên vô chuyển. Vậy nên, phải biết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, cũng năng như thật chỉ tướng thế gian.

Bấy giờ, Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Như Lai thường nói tất cả pháp tánh không sanh không khởi không biết không thấy, nói sao nói được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, cũng năng như thật chỉ tướng thế gian?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Tất cả pháp tánh không sanh không khởi không biết không thấy. Vì sao pháp tánh không sanh không khởi không biết không thấy? Vì tất cả pháp không, vô sở hữu, không chỗ nương dựa, không bị hệ thuộc. Do nhân duyên đây không sanh không khởi không biết không thấy.

Thiện Hiện phải biết: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm dù năng sanh Phật chỉ tướng thế gian, mà không sở sanh cũng chẳng chỗ chỉ.

Thiện Hiện phải biết: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng thấy sắc thọ tưởng hành thức, nên gọi chỉ tướng sắc thọ tưởng hành thức.

Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Vì sao Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng thấy sắc thọ tưởng hành thức nên gọi chỉ tướng sắc thọ tưởng hành thức?

Phật bảo: Thiện Hiện! Do Bát nhã Ba la mật đa đây chẳng duyên các sắc thọ tưởng hành thức mà khởi nơi thức, gọi chẳng thấy sắc thọ tưởng hành thức. Do chẳng thấy nên gọi chỉ tướng sắc thọ tưởng hành thức. Bởi nghĩa như thế, Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ thật tướng các pháp thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thế gian không vậy, lìa tịnh vắng vậy, nói gọi năng chỉ thật tướng thế gian, vì các thế gian không chẳng đều lấy không, lìa tịnh vắng làm thật tướng vậy.

Bấy giờ, Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc lớn nên hiện ra thế gian, vì việc chẳng thể nghĩ bàn, việc chẳng thể cân lượng vậy, việc không số lượng vậy, việc không không ngang ngang vậy nên hiện ra thế gian?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Thiện Hiện! Sao là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc lớn nên hiện ra thế gian? Nghĩa là các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều lấy cứu vớt tất cả hữu tình không lúc tạm nới mà làm việc lớn. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc đây nên hiện ra thế gian.

Thiện Hiện! Sao là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc chẳng thể nghĩ bàn vậy, vì việc chẳng thể cân lượng vậy, vì việc không số lượng vậy, vì việc không ngang ngang vậy nên hiện ra thế gian? Nghĩa là các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở hữu Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc đây nên hiện ra thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì chỉ Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở hữu Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang, hay sắc thọ tưởng hành thức cho đến tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang?

Phật bảo: Thiện Hiện! Chẳng những Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở hữu Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang, mà sắc thọ tưởng hành thức cho đến tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang. Sở dĩ vì sao? Vì trong tánh chơn thật tất cả pháp, tâm và tâm sở đều bất khả đắc.

Thiện Hiện phải biết: Các sở hữu sắc thọ tưởng hành thức và tất cả pháp đều chẳng thể thi thiết nên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang. Vì cớ sao? Vì các pháp như thế không tự tánh vậy, bất khả đắc vậy, tự tánh trống không vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các sở hữu sắc thọ tưởng hành thức và tất cả đều bất khả đắc nên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang. Vì cớ sao? Vì các pháp như thế không hạn lượng vậy, không sở hữu vậy, tự tánh không vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các sở hữu sắc thọ tưởng hành thức và tất cả pháp đều không hạn lượng nên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Vì nhân duyên nào các sở hữu sắc thọ tưởng hành thức và tất cả pháp đều không hạn lượng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Hư không là có pháp tâm tâm sở năng hạn lượng chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có.

Phật bảo: Thiện Hiện! Các sở hữu sắc thọ tưởng hành thức và tất cả pháp cũng lại như thế, tự tánh không nên pháp tâm tâm sở chẳng thể hạn lượng được. Bởi nhân duyên đây, các sở hữu sắc thọ tưởng hành thức và tất cả pháp không hạn lượng, nên đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang.

Thiện Hiện phải biết: Vì tất cả pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang, nên tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở hữu Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, nhất thiết trí pháp, cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang.

Thiện Hiện phải biết: Các pháp như thế đều chẳng thể nghĩ bàn vì diệt nghĩ bàn vậy, chẳng thể cân lượng vì diệt cân lượng vậy, không số lượng vì diệt số lượng vậy, không ngang ngang vì diệt ngang ngang vậy.

Thiện Hiện phải biết: Các pháp như thế đều chẳng thể nghĩ bàn vì quá nghĩ bàn vậy, chẳng thể cân lượng vì quá cân lượng vậy, không số lượng vì quá số lượng vậy, không ngang ngang vì quá ngang ngang vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nói chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lượng, không số lượng, không ngang ngang ấy chỉ có thêm lời, đều không chơn thật.

Thiện Hiện phải biết: Nói chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang ấy, đều như hư không trọn không sở hữu. Do nhân duyên đây, tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở hữu Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, nhất thiết trí pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang. Thanh văn, Ðộc giác, thế gian trời, người, a tố lạc thảy, thảy đều chẳng thể nghĩ bàn cân lường số lượng ngang ngang các pháp đây vậy.

Khi Ðức Như Lai thuyết pháp chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang đây, trong hội có năm trăm Bí sô, hai mươi Bí sô hết hẳn các lậu, tâm được giải thoát. Lại có sáu vạn cận sự nam, ba vạn cận sự nữ đối trong các pháp xa lìa trần bẩn, sanh mắt tịnh pháp. Lại có hai mươi Bồ tát Ma ha tát được Vô sanh pháp nhẫn, Thế Tôn ký kia ở trong Hiền kiếp sẽ được làm Phật độ chúng hữu tình.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm thật vì việc lớn ra thế gian chăng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm thật vì việc lớn ra nơi thế gian. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đầy đủ khả năng thành xong bậc Nhất thiết trí, hoặc bậc Thanh văn, hoặc bậc Ðộc giác đều nhiếp trong đây.

Thiện Hiện phải biết: Như Ðại vương Quán đảnh Sát Ðế Lợi uy đức tự tại uốn dẹp tất cả, đem các việc nước giao phó Ðại thần, ngồi tréo tay không làm gì, yên ổn hưởng vui. Như Lai cũng vậy, là Ðại Pháp Vương uy đức tự tại uốn dẹp tất cả, đem các pháp Phật, hoặc pháp Ðộc giác, hoặc pháp Thanh văn, hết thảy giao phó dặn dò cho Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khiến khắp thành xong.

Vậy nên, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm thật vì việc lớn ra giữa thế gian.

Thiện Hiện phải biết: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng nhiếp thọ chấp trước sắc vậy cho đến thức vậy, nên ra giữa thế gian; chẳng vì nhiếp thọ chấp trước quả Dự lưu vậy cho đến Nhất thiết trí trí vậy, nên ra giữa thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Vì sao Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng vì nhiếp thọ chấp trước Nhất thiết trí trí nên ra giữa thế gian?

Phật nói: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy có quả A la hán khá nhiếp thọ chấp trước chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có. Tôi chẳng thấy có quả A la hán khá với trong ấy nhiếp thọ chấp trước.

Phật nói: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay! Ta cũng chẳng thấy có pháp Như Lai khá với trong ấy nhiếp thọ chấp trước. Vậy nên, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng vì nhiếp thọ Nhất thiết trí trí nên ra giữa thế gian.

Bấy giờ, Thiên tử cõi Dục, cõi Phạm thế đồng thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa như thế rất là sâu thẳm khó thấy khó biết, cực khó tin hiểu. Nếu các hữu tình từng ở chỗ vô lượng Phật quá khứ, phát thệ nguyện rộng, trồng nhiều căn lành mới thể tin hiểu được. Giả sử các loại hữu tình thế giới Tam thiên đại thiên tất cả đều thành tùy tín hành thảy. Các hữu tình kia nếu lâu một kiếp, hoặc một kiếp hơn tu hạnh tự địa, chẳng bằng có người một ngày đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nhẫn vui suy gẫm, cân lường quan sát, chỗ được công đức hơn kia vô lượng?

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Thiên tử phải biết: Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mau được Niết bàn, hơn trước đã nói tùy tín hành thảy nếu lâu một kiếp hoặc một kiếp hơn tu hạnh tự địa huống nhẫn vui thảy.

Khi ấy, các Thiên tử nghe Phật đã nói, vui mừng nhảy nhót, đảnh lễ Như Lai, quanh hữu ba vòng, cáo từ về lại Thiên cung, cách chúng chưa xa bỗng nhiên chẳng hiện. Tùy thuộc cõi nào đều trụ bản cung, khuyên tiến chư Thiên khác tu hành hạnh thù thắng.

Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Nếu các Bồ tát năng đối Bát nhã Ba la mật đa rất sanh tin hiểu, chết từ chỗ nào sanh đến trong đây?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh tin hiểu, chẳng nghi chẳng mê, muốn thấy ưa nghe, nhớ nghĩ suy gẫm nghĩa thú sâu thẳm, thường muốn theo dõi kẻ năng thuyết pháp, như bò con theo mẹ từng không tạm lìa, cho đến chưa được nghĩa thú tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm thông lợi rốt ráo năng vì người nói, trọn chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm và Sư thuyết pháp qua chừng giây lát. Các Bồ tát này chết từ trong người sanh đến trong đây, nương thắng nhân đời trước năng thành được việc này.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vả có Bồ tát trọn nên công đức thù thắng như thế nhờ dâng thờ cúng dường Phật phương khác rồi, chết từ chỗ kia sanh đến đây ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Có các Bồ tát trọn nên công đức thù thắng như thế dâng thờ cúng dường Phật phương khác rồi, chết từ chỗ kia sanh đến trong đây.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có các Bồ tát trọn nên công đức thù thắng như thế, đời trước đã ở trên trời Hỷ Túc dâng thờ cúng dường Từ Thị Bồ tát, nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, thỉnh hỏi nghĩa thú sâu thẳm trong ấy, chết từ chỗ kia sanh đến trong đây.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có các Bồ tát đời trước dù nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mà đối trong ấy chẳng năng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu, nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa nghi ngờ mê khó thể khai ngộ. Sở dĩ vì sao? Vì kẻ chẳng rõ nghĩa, tâm nhiều nghi ngờ mờ mê khó dụ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có các Bồ tát đời trước dù nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cũng từng thỉnh hỏi nghĩa thú trong ấy, hoặc qua một ngày cho đến năm ngày mà chẳng tinh siêng như nói tu hành. Ðời nay trong nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, dù qua ít thời, nơi tâm vững vàng không ai hoại được. Nếu lìa Bát nhã Ba la mật đa và Sư thuyết pháp thỉnh hỏi thâm nghĩa liền bèn lui mất. Sở dĩ vì sao?

Vì các Bồ tát này dù ở đời trước được nghe Bát nhã Ba la mật đa, cũng năng viên mãn được nghĩa thú sâu thẳm mà chẳng tinh siêng như nói tu hành, nên ở đời nay đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm hoặc thời muốn nghe, hoặc thời chẳng muốn, hoặc thời vững vàng, hoặc thời lui mất, nơi tâm nhẹ động, tiến lui chẳng hằng như múi bông gòn theo gió bay bổng. Như vậy Bồ tát mới học Ðại thừa dù có tín tâm mà chẳng vững vàng thanh tịnh đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chẳng thể trường thời tin muốn chuyển theo, đối bậc hai thừa hoặc phải rơi một!

 

Hội Thứ Năm

Phẩm DỤ THUYỀN THẢY

Thứ 14

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như nhà buôn vượt qua biển cả, thuyền bè bị vội phá thủng. Các người trong ấy nếu lấy được gỗ, đồ vật, đãy nổi, ván tấm, thây chết làm chỗ nương đeo, phải biết loại kia quyết chẳng chết chìm, được đến bờ biển cả kia yên ổn, không tổn không hại, hưởng các vui sướng.

Chúng các Bồ tát cũng lại như thế. Nếu đối Ðại thừa có tín có nhẫn, có ưa có muốn, có tinh tiến có thắng giải, có chẳng buông lung, có vui thắng ý, có xả có kính, có tâm thanh tịnh, có chẳng bỏ thiện ách yếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lại năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm làm chỗ nương đeo. Phải biết loại này quyết chẳng giữa đường lui vào Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, định chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có nam tử hoặc các nữ nhân mang bình đun chín đến sông lấy nước, hay hoặc ao hồ, hoặc giếng suối, hoặc mương khe. Phải biết bình này trọn chẳng rã hư. Vì cớ sao? Vì chiếc bình ấy khéo chín kham đựng đầy nước, rất bền chắc vậy.

Các chúng Bồ tát cũng lại như thế. Nếu đối Ðại thừa có tín có nhẫn, có ưa có muốn, có tinh tiến có thắng giải, có chẳng buông lung, có vui thắng ý, có xả có kính, có tâm thanh tịnh, có chẳng bỏ thiện ách yếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lại năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo. Phải biết loại này quyết chẳng giữa đường lui vào Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, định chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người buôn đủ trí khôn khéo, trước ở bờ biển trị sửa thuyền chắc rồi mới kéo vào nước, nghiệm biết không kẽ hở, sau đem của vật để trên mà đi. Phải biết thuyền kia ắt chẳng hư chìm, người vật yên ổn, đạt chỗ muốn đến.

Chúng các Bồ tát cũng lại như thế. Nếu đối thượng thừa có tín có nhẫn, có ưa có muốn, có tinh tiến có thắng giải, có chẳng buông lung, có vui thắng ý, có xả có kính, có tâm thanh tịnh, có chẳng bỏ thiện ách yếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lại năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo. Phải biết loại đây quyết chẳng giữa đường lui vào Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, định chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người trăm hai mươi tuổi, già nua suy yếu, lại thêm nhiều bệnh là gió nóng đàm, hoặc bệnh tam tiêu. Người già bệnh này muốn từ giường tòa đứng dậy qua chỗ khác mà chẳng tự được. Có hai người mạnh khỏe mỗi xóc một nách đỡ dần đứng dậy mà thưa đấy rằng: Chớ có sợ nạn, tùy ý muốn đi. Nay hai chúng tôi trọn chẳng nới nhau, tất đến chỗ muốn, yên ổn không tổn hại gì.

Chúng các Bồ tát cũng lại như thế. Nếu đối Ðại thừa có tín có nhẫn, có ưa có muốn, có tính tiến có thắng giải, có chẳng buông lung, có vui thắng ý, có xả có kính, có tâm thanh tịnh, có chẳng bỏ thiện ách yếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lại năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo. Phải biết loại này quyết chẳng giữa đường lui vào Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, định chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cùng trên trái nhau, đấy gọi loại đen tối.

 

Hội Thứ Năm

Phẩm NHƯ LAI

Thứ 15 -1

Bấy giờ, Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Bồ tát mới học làm sao nên học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ tát mới học muốn học Bát nhã Ba la mật đa, trước nên gần gũi dâng thời bạn lành.

Nếu các Bồ tát nào năng tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm dạy răng dạy trao, đấy gọi bạn lành. Nghĩa là nói lời này: “Thiện nam tử, đến đây! Ngươi nên siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Khi ngươi siêng tu nên vô sở đắc mà làm phương tiện, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khi ngươi hồi hướng chớ đem sắc thọ tưởng hành thức vậy mà lấy Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Vì Nhất thiết trí trí tánh chẳng phải bị lấy. Thiện nam tử! Ngươi đối các bậc Thanh văn Ðộc giác thảy chớ sanh tham đắm”. Nếu hay dạy răn dạy trao Bồ tát mới học như thế, khiến kia lần vào Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, phải biết đấy là bạn lành Bồ tát.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát này phát tâm Bồ đề, muốn tới Bồ đề là việc rất khó!

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. chúng các Bồ tát sở tác rất khó, nghĩa là vị lợi vui các thế gian nên phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, khởi lời thệ này: Ta vì cứu vớt các thế gian vậy, vì các thế gian làm nhà cửa vậy, vì các thế gian làm về nương vậy, vì các thế gian làm cồn bãi vậy, chỉ cho các thế gian đường rốt ráo vậy, vì các thế gian làm Ðạo sư vậy, vì các thế gian làm chỗ về tới vậy, nên phát siêng tinh tiến tới Ðại Bồ đề.

Thiện Hiện! Sao là chúng các Bồ tát thề vì cứu vớt các thế gian nên phát tinh tiến tới Ðại Bồ đề? Là các Bồ tát thấy thế gian chìm trong khổ sanh tử chẳng thể ra khỏi, phát siêng tinh tiến tới Ðại Bồ đề, vì vớt khổ kia nói Chánh pháp yếu.

Thiện Hiện! Sao là chúng các Bồ tát vì các thế gian nhà cửa nên phát tinh tiến tới Ðại Bồ đề? Là các Bồ tát muốn vì thế gian nói tất cả pháp đều chẳng hòa hợp, phát siêng tinh tiến tới Ðại Bồ đề.

Thiện Hiện thưa rằng: Sao là Bồ tát muốn vì thế gian nói tất cả pháp đều chẳng hòa hợp?

Phật nói: Thiện Hiện! Chúng các Bồ tát muốn vì thế gian tuyên nói năm uẩn và tất cả pháp đều chẳng hòa hợp, không buộc không mở, không sanh không diệt. Do đấy bèn năng che hộ tất cả, giống như xá trạch.

Thiện Hiện! Sao là chúng các Bồ tát vì các thế gian làm về nương nên phát siêng tinh tiến tới Ðại Bồ đề? Là các Bồ tát muốn khiến thế gian giải thoát tất cả sanh già bệnh chết sầu than buồn khổ, phát siêng tinh tiến tới Ðại Bồ đề, phương tiện khéo léo nói Chánh pháp yếu.

Thiện Hiện! Sao là chúng các Bồ tát vì các thế gian làm cồn bãi nên phát siêng tinh tiến tới Ðại Bồ đề? Là các Bồ tát tới Ðại Bồ đề, muốn vì thế gian nói năm thủ uẩn ngằn trước sau bị cắt đứt. Do đứt đây nên tất cả pháp đứt. Tất cả pháp đây đứt, tức tịch diệt vi diệu Niết bàn, cũng là tánh như thật không điên đảo. Ví như trong biển sông hồ nhỏ lớn, đất cao ở được nói là cồn bãi. Niết bàn cũng vậy, là chỗ yên ổn vậy.

Thiện Hiện! Sao là chúng các Bồ tát chỉ cho thế gian đường rốt ráo nên phát siêng tinh tiến tới Ðại Bồ đề? Là các Bồ tát tới Ðại Bồ đề, muốn vì thế gian nói sắc rốt ráo chẳng gọi là sắc thọ tưởng hành thức các pháp cũng vậy. Pháp tánh rốt ráo chẳng phải sắc thảy vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu pháp sắc thảy pháp tánh rốt ráo chẳng gọi sắc thảy, lẽ các Bồ tát đã được Bồ đề, vì trong tánh rốt ráo không phân biệt vậy?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Trong tánh rốt ráo trọn không phân biệt, mà các Bồ tát làm việc rất khó. Tuy năng quán tất cả pháp như thế mà chẳng tác chứng, cũng chẳng chìm đắm, khởi nghĩ này rằng: Ta đối pháp đây hiện đẳng giác rồi, vì các thế gian tuyên nói khai chỉ khiến biết đạo tướng rốt ráo như thế.

Thiện Hiện! Sao là chúng các Bồ tát vì các thế gian làm Ðạo sư nên phát siêng tinh tiến tới Ðại Bồ đề? Là các Bồ tát tới Ðại Bồ đề, muốn vì thế gian nói bản tánh sắc không sanh không diệt, thọ tưởng hành thức cũng lại như thế. Muốn vì thế gian nói quả Dự lưu cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề bản tánh các pháp không sanh không diệt.

Thiện Hiện! Sao là chúng các Bồ tát vì các thế gian làm chỗ tới nên phát siêng tinh tiến tới Ðại Bồ đề? Là các Bồ tát tới Ðại Bồ đề muốn vì thế gian tuyên nói khai chỉ sắc lấy hư không làm chỗ tới, thọ tưởng hành thức và các pháp khác cũng lấy hư không làm chỗ tới. Muốn vì thế gian tuyên nói khai chỉ sắc không chỗ tới, ngang đồng hư không; thọ tưởng hành thức và tất cả pháp cũng không chỗ tới ngang đồng hư không. Như thái hư không không đến không đi không tác không trụ, không sanh không diệt, các pháp cũng vậy đều như hư không, không chỗ phân biệt. Vì cớ sao? Vì các sắc không, nên không đến không đi. Vì thọ tưởng hành thức và tất cả pháp cũng đều không, nên không đến không đi.

Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp không chẳng dùng không, vô tướng, vô nguyện, vô tác, vô tạo, không sanh không tánh, như mộng như huyễn, không ngã không biên, vắng lặng Niết bàn, không lấy không bỏ, không đến không đi, rất cực tịch diệt mà làm chỗ tới. Kia đối tới này chẳng thể vượt khỏi.

Bấy giờ, Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Pháp sâu như thế ai năng tin hiểu được?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát lâu tu đại hạnh, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, ở chỗ chư Phật phát thệ nguyện rộng, đã trồng căn lành đều được thành thục, được vô lượng bạn lành thu nhận hộ niệm, đối pháp sâu đây sanh tin hiểu được.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát này lấy gì làm tánh?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát này điều phục xa lìa mà làm nơi tánh. Nhờ tánh đây nên năng biết năng rõ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát này năng biết năng rõ được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm sẽ tới chỗ nào?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát ấy tới Nhất thiết trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu các Bồ tát chứng tới đây rồi, năng vì vô lượng vô biên hữu tình làm chỗ về tới?

Phật bảo Thiện Hiện: Như vậy, như vậy. Nếu các Bồ tát chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng vì vô lượng vô biên hữu tình làm chỗ về tới.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát ấy năng làm việc khó, nghĩa là mặc đội áo mũ bền chắc như thế, muốn độ vô lượng vô biên hữu tình khiến vào Niết bàn mà loại hữu tình trọn bất khả đắc?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát này mặc đội áo giáp mũ trụ chẳng thuộc các sắc thọ tưởng hành thức. Chẳng thuộc Thanh văn, Ðộc giác, Bồ tát, Nhất thiết trí trí và tất cả pháp. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp đều không sở thuộc.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chẳng trụ bậc Thanh văn Ðộc giác thảy?

Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào nói lời như thế?

Thiện Hiện thưa rằng: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không chỗ trụ ở. Nếu tu Bát nhã Ba la mật đa đối tất cả pháp đều không sở tu, cũng không kẻ tu, thời tu, xứ tu và do đây tu đều bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không pháp quyết định, như tu hư không, tu tất cả pháp, tu không ngằn mé, tu không nhiếp thọ là tu Bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nên nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế quan sát Bồ tát Ma ha tát bậc chẳng quay kui. Nghĩa là các Bồ tát nếu chẳng tham đắm Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chẳng chấp lời người và lời người dạy khiến lấy làm chơn yếu. Chẳng những tin người mà có sở tác, nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, nơi tâm chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng chìm, chẳng đắm, không nghi, không hối, cũng chẳng mê mờ, vui mừng muốn nghe hết lòng tín thọ. Các Bồ tát này định chẳng quay lui. Bồ tát như thế đời trước đã nghe bao nhiêu nghĩa thú Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nên nay được nghe tâm không kinh thảy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu các Bồ tát nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tâm không kinh thảy, các Bồ tát này làm sao quán sát Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát này nên đem tâm tùy thuận Nhất thiết trí quán sát Bát nhã Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao là tâm tùy thuận Nhất thiết trí quán sát Bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như các Bồ tát tùy thuận hư không quán sát Bát nhã Ba la mật đa, đấy là tâm tùy thuận Nhất thiết trí quán sát Bát nhã Ba la mật đa.

Sở dĩ vì sao? Vì nhất thiết trí vô lượng vô biên. Nếu vô lượng vô biên tức chẳng phải sắc, cũng chẳng phải thọ tưởng hành thức, không đắc không hiện quán, không trí không thức, không sanh không diệt, không tu không tác, không từ đâu đến cũng không đi đâu, không phương không cõi, cũng không chỗ trụ, duy có thể nói là vô lượng vô biên.

Thiện Hiện phải biết: Hư không vô lượng vô biên, nên Nhất thiết trí cũng vô lượng vô biên. Nhất thiết trí vô lượng vô biên, nên không kẻ năng chứng, chẳng sắc năng chứng cho đến chẳng thức năng chứng, chẳng bố thí Ba la mật đa năng chứng cho đến chẳng bát nhã Ba la mật đa năng chứng.

Sở dĩ vì sao? Vì sắc cho đến thức tức Nhất thiết trí không hai không riêng. Bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa tức Nhất thiết trí không hai không riêng.

Bấy giờ, Thiên tử cõi dục, cõi Phạm thế cùng đến chỗ Phật đồng thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa như thế rất là sâu thẳm khó thấy khó biết!

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Ta xem nghĩa đấy khi mới thành Phật, ngồi yên suy gẫm, chẳng muốn nói pháp. Nghĩa là khởi nghĩ này: Pháp Ta sâu thẳm, chẳng phải các thế gian vội năng tin thọ được. Pháp Ta đã chứng tức là Bát nhã Ba la mật đa. Pháp đây sâu thẳm chẳng năng chứng chẳng sở chứng, không chỗ chứng, không thời chứng, do đây mà chứng cũng bất khả đắc.

Thiên tử phải biết: Hư không sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm, ngã sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm, tất cả pháp tánh không đến đi nên pháp đây sâu thẳm.

Khi ấy các Thiên tử lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Rất lạ. Pháp Phật đã nói tất cả thế gian cực khó tin hiểu. Pháp Phật đã nói không lấy không bỏ, vì thế gian hữu tình hành lấy bỏ vậy.

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Pháp Phật đã nói thẳm sâu mầu nhiệm, đối tất cả pháp đều năng thuận theo không bị chướng ngại, ngang đồng hư không. Pháp Phật đã nói rốt ráo chẳng sanh, vì tất cả pháp sanh bất khả đắc vậy. Pháp Phật đã nói trọn không nơi chỗ, vì tất cả nơi chỗ bất khả đắc vậy.

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy.

Khi ấy các Thiên tử bèn thưa Phật rằng: Ðại đức Thiện Hiện là chơn Phật tử, theo Như Lai sanh, nên có nói ra, tất cả đều tương ưng cùng “không” vậy.

Bấy giờ, Thiện Hiện bảo các Thiên tử rằng: Các ngươi nói tôi theo Như Lai sanh. Sao là Thiện Hiện theo Như Lai sanh? Nghĩa là theo chơn như Như Lai sanh vậy. Vì tất cả pháp sanh bất khả đắc, nên chơn như Như Lai không đến không đi, bản tánh chẳng sanh. Chơn như Thiện Hiện cũng không đến đi, bản tánh chẳng sanh, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Chơn như Như Lai tức chơn như tất cả pháp, chơn như tất cả pháp tức chơn như Như Lai. Chơn như Như Lai tánh không chơn như, cũng tánh không chẳng chơn như. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Chơn như Như Lai không biến khác, không phân biệt, khắp tất cả chỗ. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Chơn như Như Lai thường trụ làm tướng mà không chỗ trụ. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Chơn như Như Lai không chỗ quái ngại, chơn như tất cả pháp cũng không chỗ quái ngại. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Chơn như Như Lai cùng chơn như tất cả pháp đồng một chơn như không hai không riêng không tạo không tác. Chơn như Như Lai tướng thường chơn như, không thời tướng chẳng chơn như, vậy nên chơn như không hai không riêng. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Chơn như Như Lai đối tất cả chỗ không nhớ nghĩ, không phân biệt. Chơn như tất cả pháp đối tất cả chỗ cũng không nhớ nghĩ không phân biệt. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Chơn như Như Lai không riêng khác chẳng thể đắc. Chơn như tất cả pháp cũng không riêng khác chẳng thể đắc. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Chơn như Như Lai chẳng lìa chơn như các pháp, chơn như các pháp chẳng lìa chơn như Như Lai. Chơn như Như Lai tướng thường chơn như, không thời tướng chẳng chơn như. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Mặc dù nói theo sanh mà không chỗ theo sanh, vì chơn như Thiện Hiện chẳng khác Phật vậy. Chơn như Như Lai chẳng quá khứ vị lai hiện tại, chơn như tất cả pháp cũng chẳng khứ lai hiện. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Như Lai tức chơn như Như Lai. Chơn như Như Lai theo chơn như quá khứ, chơn như quá khứ theo chơn như Như Lai. Chơn như Như Lai theo chơn như vị lai, chơn như vị lai theo chơn như Như Lai. Chơn như Như Lai theo chơn như hiện tại, chơn như hiện tại theo chơn như Như Lai. Chơn như Như Lai theo chơn như ba đời, chơn như ba đời theo chơn như Như Lai. Chơn như Như Lai cùng chơn như ba đời không hai không riêng. Chơn như tất cả pháp, chơn như Thiện Hiện cũng không hai không riêng, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Chơn như Bồ tát tức chơn như Phật. Chúng các Bồ tát do chơn như nên khi được Bồ đề gọi danh Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Khi Như Lai chứng được chơn như đây, thế giới ba ngàn sáu thứ biến động. Tôi đối chơn như các pháp như thế rất sanh tin hiểu, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.

Thiện Hiện phải biết: Nhưng Thiện Hiện tôi chẳng bởi vì sắc cho đến thức nên theo Như Lai sanh. Cũng chẳng bởi vì quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề nên theo Như Lai sanh. Cũng chẳng bởi vì Nhất thiết trí nên theo Như Lai sanh. Chỉ vì chơn như nên theo Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết: Nhưng Thiện Hiện tôi chẳng theo sắc thọ tưởng hành thức mà sanh, chẳng theo quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề mà sanh, nên Thiện Hiện tôi theo Như Lai sanh.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng; Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Như Lai như thế thẳm sâu mầu nhiệm.

Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Như Lai như thế thẳm sâu mầu nhiệm.

Chính lúc thuyết tướng Như Lai như thế, ba ngàn Bì sô hết hẳn các lậu, tâm được giải thoát, thành A la hán. Năm trăm Bí sô ni xa lìa trần bẩn, sanh mặt tịnh pháp. Năm trăm người trời được Vô sanh pháp nhẫn. Sáu ngàn Bồ tát hết hẳn các lậu, tâm được giải thoát.

Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Nay sáu ngàn Bồ tát trong chúng đây từng ở quá khứ chỗ năm trăm Phật gần gũi cúng dường. Mặc dù tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự mà chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, khởi tưởng biệt dị, tu hạnh biệt dị, nên với ngày nay dù nghe Ðại pháp mà hết các lậu, tâm được giải thoát vậy thôi!

Xá Lợi Tử! Chúng các Bồ tát dù có đạo Bồ tát không, vô tướng, vô nguyện mà chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, bèn chứng thật tế, rơi nơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác.

Xá Lợi Tử! Vì như có chim thân nó rộng lớn hàng trăm do tuần cho đến năm trăm. Lông cánh chưa thành hoặc đã suy hư. Chim này từ trời Ba mươi ba kia gieo mình mà xuống tới châu Thiệm Bộ. Ở nơi giữa đường bỗng khởi nghĩ này: Ta nay lên lại trời Ba mươi ba. Nơi ý hiểu sao? Chim ấy trở lại trời Ba mươi ba được chăng? Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng được.

Phật bảo: Xá Lợi Tử! Chim này giữa đường hoặc khởi muốn đây: Ðến châu Thiệm Bộ phải khiến thân ta không tổn không khổ. Nơi ý hiểu sao? Ý muốn chim ấy khá được thỏa chăng?

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Chim ấy khi đến châu Thiệm Bộ quyết định có tổn có khổ, hoặc lại gần chết, hoặc đến mất mạng. Vì cớ sao? Vì chim ấy thân lớn từ xa mà rơi, lông cánh chưa đủ, hoặc vì già suy.

Phật bảo: Xá Lợi Tử! Có các thiện nam tử Bồ tát thừa cũng lại như thế. Mặc dù đã phát tâm đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề trải lâu đại kiếp số các Căng già siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự; cũng tu không, vô tướng, vô nguyện, giải thoát môn mà chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, bèn chứng thật tế rơi nơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác.

Xá Lợi Tử! Các Bồ tát này dù nhớ nhóm giới cho đến nhóm giải thoát tri kiến của chư Phật ba đời mà tâm lấy tướng, chẳng như thật biết công đức chơn thật năm nhóm như thế, chỉ nghe tiếng suông lấy tướng chấp trước hồi hướng Bồ đề bèn rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Vì cớ sao?

Xá Lợi Tử! Các Bồ tát này xa lìa Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo lẽ phải là vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Như tôi hiểu nghĩa Phật nói ấy, nếu các Bồ tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, dù đủ vô lượng phước đức tu lương mà đối Bồ đề hoặc đắc chẳng đắc. Vậy nên Bồ tát muốn được Bồ đề, quyết định chẳng nên xa lìa Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo.

Bấy giờ, Phật bảo: Xá Lợi Tử! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 23

Quyển thứ: 551 | 552 | 553 | 554 | 555

 556 | 557 | 558 | 559 | 560 | 561 | 562  | 563 | 564 | 565

 566 | 567  | 568 | 569 | 570 | 571 | 572 | 573 | 574 | 575

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Chân Hiền Tịnh
Cập nhật: 01-12-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ngoai tinh la ke sat nhan pha huy hon nhan va hanh chua long tuyen dâu luÃÆn 09 nghi kinh dien dai thua co phai la nguy kinh cua Tổ Chùa chùa giác hải Chạy Cân nặng liên quan thế nào đến đau nhận con nguoi hien dai va nhu cau ve cuoc song tam c½u Hơi Ngồi thiền trị trầm cảm tà m chùa phra si sanphet BÃn ni hÃnh Hoa Dựng tượng Quách Thị Trang trước mũi vua chua thien hung trái tào chúng ta đang dần bỏ quên ngôi chùa linh mot ngay tren nui tay thien t廙 phiền muộn trong tâm hồn bạn phat phap phat giao nhạc TP con duong di den phat dao chả phụng ti Chẳng Su hạnh phúc trong sân chùa xuc dong truoc la thuong chu facebook gui con gai tỳ sa môn thiên vương sóc thiên vương Tức y nghia dang huong trong tam linh nguoi viet Mật yen lời niet gioi sam hoi Hà nh Nhờ má³