c
[00] Mục Lục
[00-1] Lời nói đầu
[00-2] Lời tựa
PHẦN I : TIA SÁNG THIỀN ÐỊNH
[01-01] Dẫn nhập
[01-02] Ðối Thoại 01-17
[01-03] Ðối Thoại 18
[01-04] Ðối Thoại 19-24
[01-05] Ðối Thoại 25-27
[01-06] Ðối Thoại 28-30
PHẦN II : THỜI KỲ NHIẾP TÂM
[02-01] Dẫn nhập
[02-02] Ngày Thứ Tư, Lời bình về " Ba bất lực" Công Án 88 của Bích nham lục
[02-03] Ngày Thứ Năm, Lời bình về" Tôi không biết" Công Án 1 của Bích nham lục
[02-04] Ngày thứ sáu,-
Lời bình về " Một người ở trên một cái cây" Công Án 5  Vô môn quan của Vũ môn.  Ngày thứ bảy, Lời bình về " Suy nghĩ không tốt cũng không xấu"?Công Án 23 Vô môn quan của Vũ môn
[02-05] Mô Tả  Sự  Giác Ngộ
[02-06]Thật hân hạnh là một con người
PHẦN III : SỰ TỤNG NIỆM
[03-01] Dẫn nhập
[03-02] I / NHỮNG BÀI KỆ: Tứ hoằng thệ nguyện - Tâm kinh Bát Nhã - Bạch Ẩn Huệ Hạc toạ thiền ca - Tín tâm minh
[03-03] II/ MỘT LÁ THƯ VÀ MỘT LỜI ÐÁP: Thiền đạo?" nó làm tôi mất khí thế"
[03-04] III NHỮNG ÐỐI THOẠI: Không phải cúng dường cho Ðức Phật sao? Từ bi , giống như tình yêu, không phải là những gì người ta nói đến - Quán thế âm, vị Bồ tát của lòng từ bi, thật sự hiện hữu hay không? Sám hối những hành vi tội lỗi và che dấu những hành động tốt
PHẦN IV: ÐẠO ÐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
[04-01] I NHỮNG BỨC THƯ VÀ LỜI ÐÁP: "Sống trên đời như là một Phật tử Thiền có ý nghĩa gì?"" Thiền là một cách trốn thoát?Bạn đang làm gì để giúp đở xã hội"" Tôi có phải từ bỏ gia đình để đắc ngộ trong Thiền hay không?"
[04-02] II CÁC ÐỐI THOẠI:  Ngộ đưa ra giải pháp cho những vấn đề đạo đức nan giải phải không? Thiền ở trên đạo đức nhưng đạo đức không thấp hơn Thiền - Nhà chứa và Phật giáo
[04-03] III THUYẾT PHÁP: Giới luật thứ nhất " đừng giết mà nên nuôi dưỡng những mầm sống" : tranh luận về giết thú vật, phá thai, chiến tranh, tự sát, giúp người bệnh chết nhẹ nhàng theo ý muốn. Lời cuối cùng? Một chú thích cá nhân
[05] Lời kết
c

 

cÐại Thừa Xuất bản 1998
THIỀN, ÁNH BÌNH MINH PHƯƠNG TÂY
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
25 CÁI GÌ , NẾU CÓ THỂ LÀM SỐNG CÁI CHẾT SINH HỌC?

NGƯỜI HỎI: Mới đây có một số nghiên cứu được thực hiện, nhiều sách viết về đề tài cuộc sống sau cái chết. Tuy nhiên nhiều người vẫn nghi ngờ. Họ cho rằng, không có những chứng cớ khoa học về việc này. Thiền nói gì về khả năng sống trong những hình thức kế tục sau cái chết?

LÃO SƯ: Người ta chỉ có thể tự hỏi làm sao có thể nghi ngờ sanh, lớn lên, già đi, phân rã , tái xuất hiện--không phải đó là chu trình của các hiện tượng tự nhiên hay sao? Bất cứ ai nghi ngờ điều đó, là đã từ chối bằng chứng của chính giác quan, trí tuệ, và trực giác sâu kín nhất của họ. Anh có bao giờ tự hỏi " cái gì xảy ra với sức sống, cho năng lực phía sau những hoạt động tạo ra cái "tôi" của ta, sau khi tách nó ra khỏi thân ta. Ðịnh luật bảo toàn năng lượng nói rằng năng lượng không bao giờ mất đi, nó chỉ biến dạng, vì vậy làm cách nào sức sống này có thể biến mất mãi mãi?

NGƯỜI HỎI:Tôi muốn tin là nó không mất. Nhưng liệu có ai từng sống lại để kể cho ta nghe những điều như vậy không?

LÃO SƯ: Không có ai trong phòng này đã không sống lại--hàng ngàn lần! Mọi cuộc sống là sự sống sau cái chết.

NGƯỜI HỎI: Thầy thật sự muốn nói thế sao, lão sư?

LÃO SƯ: Tại sao lại phải ngạc nhiên hơn khi chính Voltaire cũng đã chỉ ra rằng khi được sinh ra hai lần còn hơn là chỉ được sinh ra có một lần.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Thầy có thể nói tôi biết tôi sẽ như thế nào trong kiếp sau không?

LÃO SƯ: Ðừng hỏi tôi, chỉ việc nhìn vào gương.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Ý của thầy muốn nói gì?

LÃO SƯ: Phật dạy rằng nếu muốn biết về quá khứ, hãy nhìn vào hiện tại. Nhân của ngày hôm nay là quả trong tương lai. Nói cách khác, những gì ta nghĩ và làm hiện giờ đang quyết định bạn sẽ như thế nào vào kiếp sau--hãy cẩn thận!

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Có nhiều mô tả về người chết bằng kỹ thuật và rồi sau đó được làm sống lại. Ðó là những người từ cỏi chết trở về mô tả kinh nghiệm thoát xác của ho,?thật là đẹp đẽ đến nổi không muốn trở lại tấm thân khổ đau của họ nữa.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ ( nói với người thứ ba): Anh muốn nói những người tim ngừng đập và cho thấy không còn dấu hiệu sự sống trong một thời gian ngắn nhưng chẳng bao lâu sống lại. Ðiều đó hoàn toàn khác với những người chết mà thân thể của họ bị chôn hay bị thiêu.

LÃO SƯ: Hãy để tôi kể về kinh nghiệm thoát xác, những điều đẹp đẽ được mô tả như vậy chỉ là giai đoạn đầu. Vì người ta thiếu chuẩn bị cụ thể về tu luyện tâm linh, điều theo sau cái bước đầu tiên có thể là sự sợ hãi, ngay cả kinh hoàng, tuỳ theo nghiệp của người đó. Những bước sau đó được mô tả chi tiết trong hai cuốn sách của Vasubandhu (Thế thân), một triết gia Phật giáo ở thế kỷ thứ tư. Tác phẩm Tạng Thư Sống Chết hay Cận Tử Thư của Tây tạng được viết ra dựa trên căn bản của hai cuốn sách này.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM:Tại sao tu luyện tâm linh là điều cần thiết? Tại sao người ta không thể tự chuẩn bị cho những thử thách đó bằng cách đọc sách hay nghiên cứu?

LÃO SƯ: Trong cảnh giới trung chuyển giữa chết và tái sinh (Bardo) qúi vị bị chạm trán với những hình ảnh ma quỷ ghê rợn kinh hồn, có ích gì khi những điều bạn đọc được chỉ là những phóng ảnh từ nhận thức của chính mình? Giống như những ảo giác trong những cuộc hành trình cam go tồi tệ. Các ảo giác đó có sức mạnh làm cho bạn sợ vì bạn không hiểu bản chất của chúng và không biết cách xua tan chúng đi.Bây giờ giả sử trong lúc tọa thiền bạn có những ảo giác về loại này hay loại khác được lập đi lập lại nhiều lần, và mỗi lần như thế đều được người thầy hướng dẫn tại sao chúng nảy sinh và dạy cách đối phó chúng. Bạn sẽ học được cái kinh nghiệm không sợ chúng và kinh nghiệm đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống sau cái chết và nếu sự huấn luyện thật hoàn hảo, nổi đau của cái chết có lẽ sẽ không quấy rối nhận thức này.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Có phải cảnh giới trung chuyển này giống như" bardo" được nói đến trong cuốn sách về cái chết của người Tây tạng không?

LÃO SƯ: Ðúng vậy.

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY:Thầy có thể nói thêm cho chúng tôi nhiều hơn về cuộc sống trong cỏi trung chuyển này không?

LÃO SƯ: Theo Vasubandhu, trong cảnh giới này con người trung gian ( thân trung ấm) có sự thông minh, tình cảm và ý chí--tất cả các tinh túy--và ngay cả nhận thức. Và giống như một dòng điện, có thể đi xuyên qua những vật thể rắn và có thể di chuyển hàng trăm dặm trong một sát na.

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY: Mất bao lâu cho việc được tái sinh trong tương lai?

LÃO SƯ: Thường tái sinh xảy ra trong thời gian bốn mươi chín ngày. Nhưng thời gian này không cố định; nó có thể xảy ra trong một ngày hay một tuần;có khi mãi đến mấy năm sau. Dường như thời gian tái sinh được quyết định bởi những nhân tố khác do sự hấp dẫn về nghiệp của người đó với cha mẹ. Con số bốn chín tức bảy lần bảy. Trong nhiều hệ thống tôn giáo bao gồm Phật giáo, con số bảy là biểu hiện cái căn bản của vũ trụ.

Phật giáo nói về hai loại sinh tử: tương tục và " thường trực". Sinh tử tương tục-đó là, sự sáng tạo và sự hũy diệt--xảy ra trong một phần triệu giây hay những tốc độ tương tự như vậy, khi những tế bào già chết và cái mới sinh ra. Vì vậy, chúng ta có thể nói cái tôi mới không ngừng được sinh ra và người ở tuổi sáu mươi thì không giống như, tuy không khác với, người ở tuổi ba mươi hay mười. Như vậy sự sống trong hấp hối và sự hấp hối trong khi đang sống. Thực tế, mỗi lần hít vào bạn đang được tái sinh và mỗi lần thở ra bạn đang hấp hối.

Sinh tử thường trực cũng có thể được xem như một thân "thật" khi nó liên quan tới thân vật chất ( physical body) và những biến tướng của nó như một tổng thể của sự sinh ra và mất đi ở cuối một cuộc đời. Lúc chết, năng lượng sống của con người, hay nghiệp, được truyền sang thân trung ấm và sự sống của nó, cũng chịu sự sinh tử liên tục và thường trực , chỉ có trong trạng thái này sự chết và tái sinh thường xuyên xảy ra trong thời gian bảy ngày. Ðó chính là lúc con người trung gian tìm cơ hội để gá vào thai tạng. Con người trung gian này, theo Vasubandhu, có năng lực bí mật trong việc biết được sự giao hợp của cha mẹ mà nhờ nó có thể thọ thai.

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY: Làm cách nào năng lượng nghiệp (nghiệp lực) truyền từ người đang hấp hối đến người trung gian?

LÃO SƯ: Có nhiều cách tương tự được dùng để mô tả diễn trình chuyển tiếp này. Thầy tôi dùng dấu ấn của con dấu trên bùn để so sánh. Cuộc sống hiện tại là con dấu và thân trung ấm là bùn. Kiểu dáng của con dấu là nghiệp. Bây giờ con dấu được ấn xuống bùn, dạng hình của nó hay kiểu nghiệp được hoàn đổi chính xác.

Người khác thì so sánh nó như chơi bi-da. Bạn thụt một trái banh để đẩy một nhóm banh khác làm nó rãi rác khắp mọi hướng; nhưng viên bi bạn dùng để thụt dừng ngay tại điểm chết (dead stop) khi va chạm mạnh. Hướng di chuyển của banh tùy thuộc vào cách đánh -- ví dụ, có đánh xoáy hay không--và còn tuỳ thuộc vào xung lực mà nó tác động trên những quả banh khác. Tương tự, khi ấn cái dấu vào bùn, dấu ấn nằm lại sau khi con dấu được lấy đi, thế có bản thể nào mất đi không? Không phải một cách đơn giản là " đặc tính" của con dấu; sự hoán đổi của nó với bùn, được giữ lại hay sao?

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY: Nhưng có một số thực thể phải chết. Nếu không, làm sao ta có thể nói là ta có thể trở thành một cái gì đó trong lần tái sinh kế đó, mà nó lệ thuộc vào cách sống hiện tại của ta?

LÃO SƯ: Tái sinh không liên quan gì đến việc chuyển bản thể mà nó là sự tiếp nối của một quá trình. Phật dạy," tái sinh phát xuất từ hai nguyên nhân: tư niệm cuối cùng của đời trước như nguyên tắc điều khiển của nó và những hành động của kiếp trước như nền tảng của nó. Sự ngưng tư niệm cuối cùng được hiểu là chết, sự xuất hiện tư niệm đầu tiên là tái sinh."

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Giả sử một người sống một cuộc sống xấu xa nhưng đã ăn năn trên giường bệnh và làm sạch tội lỗi bằng nghi thức cuối cùng hay bằng những cách khác.Ta có thể lừa nghiệp của ta theo cách này hay cách khác bằng cách kiểm soát chặc chẻ tư niệm cuối cùng được không?

LÃO SƯ: Không, gánh nặng tội lỗi không thể tránh được và sự bám víu vào cuộc sống của một người bình thường khiến anh ta không đủ sức chống lại nghiệp lực của mình. Ðối với một phàm phu, việc ấy không dễ dàng như buôn lậu một mặt hàng vào một nước khác, khi đến kiểm tra hải quan, anh ta không nhận hàng đó là của mình. Tuy nhiên, để làm dể dàng chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, nghi thức cuối cùng được đảm nhận bởi một tu sĩ có thể làm giảm cảm giác tội lỗi của người đang hấp hối , bởi những sai lầm, vi phạm trong quá khứ lúc này sẽ hiện ra với áp lực đè nặng lên tâm lúc sắp chết.

NGƯỜI HỎI THỨ TÁM: Ở đám tang Phật tử các sư thực hiện chức năng giống như một linh mục Thiên chúa giáo hay một giáo sĩ Do thái phải không?

NGƯỜI HỎI THỨ CHÍN: Tôi đã có lần tham dự một đám tang của một Phật tử , nó rất khác những đám tang tôi từng tham dự. Thay vì ca tụng cá tính của người đã khuất, tu sĩ nói thẳng với linh hồn của người chết. Tại sao ông ta làm điều đó?

LÃO SƯ: Mục đích chính của đám tang Phật tử không phải là an ủi gia đình người chết--mặc dầu nó có một ý nghĩa tương tự như vậy--mà để đánh thức chân tánh của người chết. Khi-chết, thức lià khỏi thân,trụ vào cỏi trung giới, hiện hữu dưới hình thức đặc biệt gọi là thân trung ấm. Thân này thoát khỏi mọi giới hạn và có năng lực cảm nhận rất lớn mà tâm bình thường của người sống không có được. Vì vậy theo nghĩa đen tang lễ và những thủ tục sau đó là cơ mayđể giác tỉnh thần thức của người chết và giải thoát người đó khỏi những trói buộc của sinh tử. Nếu vị thầy tinh thần củakẻ quá cố hiểu rõ những diễn biến tâm linh của người chết và người thầy đó có định lực mạnh mẽ, đám tang sẽ diễn ra trong sự trang nghiêm và những người tham dự dể có cảm giác sợ hãi. Trong giọng nói như sấmvang, như bốc lửa, vị thầy thuyết pháp để khai thị cho thần thức của người chết .Âm thanh đó được phát ra từ năng lực giác ngộ của ông, có sức mạnh xuyên thủng và chấn động đến tam thiên đại thiên thế giới. Thêm vào đó là tiếng chuông run, tiếng cồng đánh , tiếng xập-xoã đập chan chát vào nhau, và tiếng trống trổi lên trong nhịp điệu hùng hồn và kích động, sau đó là Bát Nhã Tâm Kinh được tụng đi tụng lại nhiều lần với nổ lực không ngớt để đánh thức giác tâm của kẻ chết. Mục đích của bài tâm kinh này là để nhắc đi nhắc lại " Sắc tức thị không, không tức thị sắc". Tất nhiên cũng còn một số nghi thức khácđược thực hiện trong đám tang và sau đó vào những ngày giỗ. Vì thời thời gian quan trọng là trong bốn mươi chín ngày đầu nên việc cúng lễ được thực hiện mỗi ngày suốt trong tuần đầu và sau mỗi tuần một lần, gọi là "thất". Sau bốn chín ngày hay bảy thất, việc cúng lễ có thể kéo dài đến năm thư ba, thứ bảy, thứ mười ba.v.v… đến năm mươi năm.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI: Thế còn về thiền sư thì thế nào? Nếu lễ tang của ông được tổ chức, thì ai đứng ra làm lễ?

LÃO SƯ: Thường là người có sức mạnh tâm linh cao hay đồng giáo phẩm.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI: Nhưng vì ông ta đã đắc ngộ, mục đích của việc thực hiện các nghi thức tang lễ là gì?

LÃO SƯ: Ngộ không phải là trạng thái tĩnh. Nó có khả năng mở rộng không ngừng. Việc tổ chức tang lễ và cúng kị sau đó là để biểu lộ sự tôn kính đối với người đã khuất và việc cúng lễ được dùng như phương tiện để duy trì và kéo dài mối liên hệ giữa người chết và người sống.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI MỘT: Nếu người ta có thể mang theo những thứ đã học hỏi được của đời trước sang kiếp sau, tại sao người ta phải học lại cách quan hệ với thế giới khách quan?

LÃO SƯ: Ðể trả lời cho câu hỏi của bạn cần một sự giải thích dài dòng. Theo triết lý Phật giáo, toàn thể vũ trụ không là gì khác ngoài ý thức và không gì tồn tại ngoài tâm. Thức được chia làm chín bậc. Sáu thức đầu là phát sinh do sự xúc chạm giữa sáu căn và sáu trần tạo thành ý thức-kinh nghiệm cá nhân, và tâm-thân sinh ra và chết đi.

Thức thứ bảy, tám, chín không bị hư hoại khi thân tứ đại tan rã. Thức thứ bảy còn gọi là mạt na thức , là nhận thức về sự hiện tồn của một bản ngã thống nhất. Ở thức này, mọi cảm thọ của sáu thức đầu được chuyển đến thức thứ tám gọi là A lại đa thức hay kho chứa, nơi mọi hành vi, suy nghĩ hay cảm giác được ghi lại từng lúc từng lúc.

Thức thứ chín là ý thức trong sáng, vô tướng-- chân tánh của ta. Nó quan hệ mật thiết với thức thứ tám đến nổi hầu như không có sự khác biệt nào giữa hai thức này . Nó có thể được so sánh với một đại dương mênh mông, ở đó mỗi cuộc sống cá nhân là ngọn sóng trên mặt.
 
 
 
 
 
 

Hãy nhìn vào biểu đồ này.
 
 
 



 
 
 
 
 



 
 
 



 
 
 



 
 
 




 
 
 
 
 
 

Theo ý nghĩa nào đó, thức thứ tám (A la đại) hay " kho" kinh nghiệm, là cơ sở của cá tính và nhân cách vì nó không ngừng gieo mầm những hành động mới, phát sinh những tư niệm khác nhau và cách ứng xử khác nhau. Nhưng khi những tư niệm, hành vi ứng xử này thay đổi chất lượng kho chứavì chúng vứa hiện hành vừa huấn tập tạo thành những chủng tử mới. Nghiệp--bao gồm hành động và phản ứng (kể cả suy nghĩ và lời nói)--không ngừng phát triển và tích lũy, ứng với duyên mà sinh ra những hành động mới--chúng không chỉ là quả mà còn là mầm của nhân. Tiến trình này, ngay khi được phân ra từng đoạn cũng diễn ra một cách tương tục đến vô tận. Vasubandhu mô tả nó như , một " đoạn cong của một thác nước: chủng tử sinh ra hành động hiện tại, hành động hiện tại tác động lên chủng tử; tam giác được hình thành; nhân quả thành là một."

Biểu đồ này sẽ làm rõ hơn:
 
 
 



 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



 
 
 
 

Liên hệ đến câu hỏi của bạn, dù cá tính của ta mang vào kiếp sau bao gồm những khuynh hướng, năng khiếu nghề nghiệp, nhưng một người bình thường không có khả năng nhớ lại kiếp trước hay ý thức các sự kiện xảy ra trong quá khứ với những chi tiết nối kết nhau một cách mạch lạc. Ðơn giản là nó trốn hay ẩn nấp trong vô thức, nơi mà sau này có thể hoặc không thể moi ra, chuyển vào ý thức tỉnh thức. Ðó là lý do tại sao trẻ em phải dành thời gian niên thiếu học lại các quan hệ với thế giới khách quan. Ở một chừng mực nào đó chúng là những con người xa lạ trong một thế giới xa lạ.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI MỘT: Tuy có những đứa bé khôn trước tuổi mà chúng ta thường gọi là "cụ non", điều gì khiến chúng như thế?

LÃO SƯ: So với những đứa trẻ bình thường, những đứa bé này mang vào đời nhiều ký ức của một hay nhiều đời trước, do đo chúng không ngoan hơn và không cần phải học lại nhiều.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI HAI: Những gì thầy đang giải thích thật là thú vị. Nhưng trong cuốn Ba trụ thiền nói Ðức Phật từ chối trả lời những câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra trong kiếp sau, vì chúng không liên quan đến giác ngộ hay cuộc đời tu tập. Tại sao thầy lại làm những điều mà đức Giáo chủ của thầy không làm?

LÃO SƯ: Nếu bạn đọc lại đoạn đoạn ấy kỹ càng, bạn sẽ hiểu rằng đó là một vị thánh, một người hoàn toàn được giải thoát chứ không phải là một con người phàm tục mà chúng ta đang bàn luận. Do đó Ðức Phật không muốn rằng vị ấy hiện hữu hay không hiện hữu sau khi chết. Tại sao như vậy? Ngài nói: " "tái sinh" hay "không tái sinh" hay " cả tái sinh lẫn không tái sinh hay không tái sinh lẫn không không tái sinh" chẳng liên quan gì đến đạo giải thoát… Thánh nhân giải thoát khỏi những ràng buộc của khuôn mẫu, là vô cùng vô tận, bất khả tư lường, giống như đại dương mênh mông vậy."

Anh có một điểm, theo tôi đó là lòng tử tế lẩm cẩm như của một bà già, khi tiếp đón những câu hỏi về cuộc sống sau khi chết từ đám thính giả này. Ðiều khẩn thiết tìm ra "Ta là ai?" quan trọng hơn là biết cái gì xảy ra sau khi chết. Ðối với tôi, về vấn đề này, thật là khá lầm lẩn khi tôi cho rằng tôi có thể thành công chuyển tải tinh thần thiền thực sư đến với qúi vị trong bối cảnh này. Tại sao tôi nói điều đó? Vì mọi thứ ở đây phức tạp và đối kháng với tôi. Khi học viên đến trung tâm Rochester họ khúm núm, có thể nói như thế. Họ tỏ ra khiêm tốn và cởi mở và cũng vì họ tôn trọng quyền hạn của tôi nên họ chấp nhận cách tôi đối xử với họ, nếu không họ sẽ bỏ đi. Nếu họ không cảm thấy một nhu cầu bức bách để biến đổi cuộc đời họ, họ đã không đến. Nhu cầu đó, sự khiêm tốn và cởi mở mà nó tạo ra, làm tôi có thể giúp họ.

Nhưng khi tôi hiện diện trước qúi vị, những sinh viên, giáo sư. Tôi đến với đám đông thính giả mà phần lớn chỉ tò mò về thiền. Tôi bắt buộc phải hoạt động trong giới hạn của bầu không khí mang những tiêu chuẩn kinh viện hơn là thiền. Ví dụ, giả sử tôi từ chối trả lời những câu hỏi của qúi vị về tái sinh hay đứng lặng yên để đáp lại những câu hỏi khác hoặc trả lời theo kiểu " nướng không bánh". Lẽ nào giáo sư S--, người mời tôi đến đây, lại không có những than phiền và có thể cho là tôi không xứng đáng để nhận tiền của ông." Chúng ta quyên góp một số tiền thù lao cho Trung tâm của lão sư chỉ để ông ngồi trước chúng ta câm như hến hay sao? ". Hay nếu tôi đã kích cái ngã của quí vị, ông ta có thể trách "Tôi không mời ông đến đây để sỉ nhục hoặc chưởi mắng học sinh tôi."

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI HAI: Còn về Bồ đề đạt ma thì sao? Ngài đi từ Ấn độ đến Trung hoa bằng thuyền và chậm đến Trung hoa [cười]. Hành trình của ngài có vẻ nhiều hiểm nguy hơn là thầy đến với hội thảo này.

MỘT GIỌNG NÓI: Thế tại sao Bồ đề đạt ma đến Trung hoa, còn thầy lại đến đây?

LÃO SƯ: Tôi không biết.
 

26 QÚI VỊ ÐANG SỐNG HAY ÐANG CHẾT?

NGƯỜI HỎI: Có nhiều tranh luận trong giới thầy thuốc ngày nay về cách quyết định khi nào được xem là chết. Một số nói rằng đó chính là lúc tim ngừng đập; người khác lại nói rằng đó là lúc sóng não ngừng hoạt động. Quan điểm Phật giáo thì như thế nào?

LÃO SƯ: Phật dạy rằng khi niệm tưởng cuối cùng chấm dứt, đó là chết và khi niệm tưởng đầu tiên xuất hiện, đó là tái sinh. Vậy hãy nói cho tôi biết, ngay bây giờ qúi vị đang sống hay đang chết?

NGƯỜI HỎI: Tôi đang sống-ít nhất tôi cũng hy vọng như vậy.

MỘT GIỌNG NÓI: Nó chết từ cổ lên.

[cười]

LÃO SƯ: Cả hai đều sai! Bây giờ hãy suy gẫm cẩn thận về mẫu chuyện thiền này:

Một thiền sư dẫn người đệ tử đi theo ông đến thămmột gia đình có người thân vừa mới mất. Khi đến nơi người đệ tử gõ nắp chiếc quan tài và hỏi thầy mình " Bạch thầy, người này đang sống hay đang chết?"

Thiền sư đáp," Ta không nói ông ta đang sống, ta không nói ông ta đang chết."

Người đệ tử nài nỉ," Tại sao thầy không nói cho con biết?"

" Ta không nói, ta không nói," người thầy đáp.

Trên đường về chùa, người đệ tử vẫn còn bối rối và thắc mắc mãi về câu hỏi không được trả lời, y đột nhiên quay qua người thầy và hỏi," Con cần phải biết! Nếu thầy không nói cho con biết, con sẽ không chịu trách nhiệm những gì con làm với thầy."

"Hãy làm bất cứ thứ gì mi muốn," người thầy nạt lại," nhưng mi sẽ không có được câu trả lời của ta đâu." Vì vậy gã đệ tử nổi giận đánh ông.

Nhiều năm sau đó, sau khi vị thiền sư mất đi, người đệ tử viếng thăm sư huynh của mình và kể cho ông này về sự việc trên. Rồi người đệ tử hỏi," Ông ta đang sống hay đang chết?"

Người sư huynh trả lời," Ta sẽ không nói ông ta đang sống, ta sẽ không nói ông ta đang chết."

Ðệ tử :" Tại sao huynh không nói cho tôi biết?"

Sư huynh :" Ta sẽ không nói, ta sẽ không nói."

Người đệ tử hốt nhiên ngộ.

Bây giờ nhanh lên, nói cho tôi biết: Tại sao không vị thầy nào trả lời câu hỏi của người đệ tử?

[nhiều câu trả lời được đáp lớn.]

LÃO SƯ: Tất cả qúi vị có lẽ không theo kịp.

Câu chuyện tiếp theo này có thể giúp quí vị hiểu thêm về đề tài trên. Ở một đám ma của một vị tăng, một thiền sư nổi tiếng có mặt trong buổi tiển đưa nhận xét như sau:" Thật là một đám diễu hành dài các thây ma đi theo sau chỉ một người sống."

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tại sao thầy không giải thích mẫu chuyện trên có ý nghĩa gì?

LÃO SƯ: Nếu tôi giải thích, quí vị sẽ mất đi cơ hội chứng ý nghĩa của nó. Qúi vị không thể hiểu là người thầy thật khó mà trả lời những câu hỏi như vậy hay sao?

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Trước kia ngay lúc đầu người đệ tử ấy cũng không hiểu ý của vị thiền sư muốn nói gì, làm thế nào chúng tôi có thể hiểu được?

LÃO SƯ: Chừng nào mối quan tâm về sống chết của qúi vị trở nên cụ thể và thúc bách như trường hợp của vị tăng kia, qúi vị sẽ tìm thấy câu trả lời về ý nghĩa của sống chết, và đó sẽ là sự tự ngộ của quí vị.
 
 

27 THIỀN NÓI," ÐỪNG ÐÈ NÉN TÌNH CẢM," NHƯNG CÒN DẬN DỮ THÌ SAO?

NGƯỜI HỎI:Tôi đã hỏi câu này trong lúc nghĩ giải lao và được yêu cầu nên nêu ra trong buổi hội thảo để mọi người cùng được nghe. Buổi sáng nay lúc bắt đầu buổi tọa thiền, thầy bảo chúng tôi là, nếu cảm thấy muốn khóc thì cứ khóc, vì trong thiền người ta không đè nén tình cảm. Giả sử tôi nổi điên lên vì ai đó đến nổi tôi muốn quát nạt hay đánh người đó. Tôi có được phép làm như thế không? Có lẽ tôi cảm thấy tốt hơn nếu tôi làm như thế, nhưng còn người kia thì sao?

LÃO SƯ: Không, anh đừng buôn thả. Giận là một tình cảm hũy diệt, vì vậy anh cần phải kiểm soát nó. Không bị ngăn chặn, nó có thể gây nghiêm trọng cho việc tập thiền của bạn; đó là lý do tại sao giới cấm thứ chín khuyên đừng mở lối cho sự giận dữ.

NGƯỜI HỎI: Làm cách nào để kiểm soát nó?

LÃO SƯ: Ðây là kỹ thuật đơn giản, khi bạn cảm thấy cơn giận nổi lên, hãy thở thật sâu chầm chậm từ đáy bụng của bạn. Hãy làm như vậy trước khi cơn giận bùng nổ và thường nó dịu xuống.

NGƯỜI HỎI:Tôi có tính nóng nảy kinh khủng đến nổi tôi cảm thấy không thể kềm chế được. Từ lúc còn bé tôi đã như thế rồi. Nó có lẽ có sẳn trong máu huyết tôi.

LÃO SƯ: Hãy cho tôi biết, tính nóng đó của bạn ngay bây giờ nó đang ở đâu?

NGƯỜI HỎI:Tôi không biết.

LÃO SƯ: Nếu nó ở trong máu của anh thì nó sẽ luôn theo anh, phải không? Thật ra, nó chính là do anh tạo ra và vì vậy tự anh có thể loại bỏ nó.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Giận xuất phát từ đâu?

LÃO SƯ: Từ cái Tôi--" Tôi bị ngược đãi, tôi bị lăng nhục, tôi bị khinh miệt, tôi bị thất bại"--Tôi…Tôi…Tôi…Người sân hận không bao giờ thoát khỏi cảm giác đè nén, vị kỷ," Thế giới chống lại tôi." Vì vậy anh ta sống một kiếp sống như địa ngục giữa những kẻ thù địch: những người áp bức anh ta, những người chống lại anh ta, những người lợi dụng anh ta. Cách chửa trị lâu dài cho bệnh này chỉ cần một lần nhận ra rằng Ta -và-người khác là sản phẩm của tâm nhị nguyên.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Tôi để ý thấy những người phụ tá của thầy--tôi cho là những đệ tử của thầy--dường như không biểu lộ nhiều tình cảm. Họ thân thiện và sẳn lòng giúp đở nhưng dường như họ qúa kín đáo. Tại sao họ không cười nói tự nhiên? Như vậy có tốt cho việc tu thiền không?

LÃO SƯ: Người vô kỹ luật thiếu sự vững vàng và không có phương hướng; họ luôn tản mác năng lượng của họ, phung phí chúng trong những hành động vô ích. Họ di chuyển như con rối trên dây, lắc lư lúc lắc vì họ không có điểm trọng lực, không có hồ chứa, từ đó năng lượng trôi đi một cách trơn tru. Khi họ nhìn thấy một thiền sinh di chuyển cân đối và yên lặng nội tâm, họ đâm ra sợ hãi. Tại sao như thế? Vì điều đó khiến họ nhận ra rằnghọ thiếu những phẩm chất đó.

Trong tâm của một người nằm ở huyệt đan điền, vùng ở ngay dưới rún. Người nào tập trung năng lực ở vị trí này sẽ không bao giờ mệt mỏi, háo hức, trong ứng đối và dự trử được một năng lượng rất lớn .Toạ thiền giúp anh ta thoát khỏi sự ức chế không lành mạnh và trở nên cởi mở, dể dải. Khi vui anh ta cười phá lên khi buồn anh ta khóc công khai, không một chút xấu hổ.

Anh nói rằng những người phụ tá của tôi có vẻ trầm tư, điều đó có gì sai không? Người ta nói Ðức Phật rất ít nói trừ phi có người hỏi Ngài.

Cách đây nhiều năm tôi chúng kiến một cảnh bất thường ở tòa án. Một luật sư với vẻ hùng hổ to giọng thuyết giảng với một chánh án có giọng nói nhỏ nhẹ. Với tính chịu đựng và thái độ đỉnh đạc; vị quan tòa chống lại sự quát tháo của luật sư, rồi ôn tồn nói," Luật sư, Ông không nghe kinh Thánh nói người ngoan ngoãn thừa hưởng quả đất' này sao?"

" Và đó có phải là cách duy nhất" mà họ sẽ có được như vậy không thưa ngài?" vị luật sư phản bác.

Lời nhận xét của vị luật sư là tiêu biểu cho đạo đức đang thịnh hành trong xã hội ta. Sự hung hăng không chỉ được chấp nhận mà lại còn được mong đợi, trước hết vì lợi ích của chính người đó. Và nếu trong khi đang làm như vậy, tay người khác bị bẻ gãy ,chân bị què hay bị sứt đầu vỡ trán, không hề gì, điều quan trọng vẫn là tiến tới.Vì nó là lối duy nhất để có được. Hiền lành được coi là yếu đuối.

Ngoan ngoãn theo ý nghĩa của kinh Thánh là người kham khẩn và khiêm tốn, không phải người không xương hay khúm núm. Họ không tự cao, tự khẳng định mình hay hám lợi. Ở mức độ sâu nhất, ngoan ngoãn có nghĩa là tự đầu hàng. Với người phủ nhận hoàn toàn cái ngã luôn luôn giác tỉnh và nhận thức rằng vũ trụ không khác với chính mình. Thế có gì để mà nắm bắt?
 


   
 
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Để can tu nghiep la gi tieng Phỏng Màu lý Vài VÃ Æ Chay thu vat co hieu duoc phat phap hay khong ngam vien Trà ŠCám ăn trước gương giúp cải thiện vị Đăk Nông Chùa Hoa Khai đúc đại hồng Yêu angkor kheo chien thang ac ma Pho tượng như người thật ở chùa Quán chà hoc phat Vua đầu bếp Yan Can Cook nói về ẩm ti nh bテケi êm Gánh nước giếng quêthơm thảo với giao dao duc nhan qua trong doi song xa hoi Tưởng niệm 59 năm Tổ sư Minh Đăng sang 回向文 福智 thống Mộc miên Có phải cái chết đã nhẹ tựa lông à Þ Kinh sám hối bai tho con viet thông an cu la mua nap nang luong nhieu phuoc duc bà i mot vai suy tuong nhan ky niem ngay phat thanh dao tieng chuong trong dem khuya đến Hoa Kỳ Sinh viên tìm thấy bình an sau tạp on chuyện cổ den