c
[00] Mục Lục
[00-1] Lời nói đầu
[00-2] Lời tựa
PHẦN I : TIA SÁNG THIỀN ÐỊNH
[01-01] Dẫn nhập
[01-02] Ðối Thoại 01-17
[01-03] Ðối Thoại 18
[01-04] Ðối Thoại 19-24
[01-05] Ðối Thoại 25-27
[01-06] Ðối Thoại 28-30
PHẦN II : THỜI KỲ NHIẾP TÂM
[02-01] Dẫn nhập
[02-02] Ngày Thứ Tư, Lời bình về " Ba bất lực" Công Án 88 của Bích nham lục
[02-03] Ngày Thứ Năm, Lời bình về" Tôi không biết" Công Án 1 của Bích nham lục
[02-04] Ngày thứ sáu,-
Lời bình về " Một người ở trên một cái cây" Công Án 5  Vô môn quan của Vũ môn.  Ngày thứ bảy, Lời bình về " Suy nghĩ không tốt cũng không xấu"?Công Án 23 Vô môn quan của Vũ môn
[02-05] Mô Tả  Sự  Giác Ngộ
[02-06]Thật hân hạnh là một con người
PHẦN III : SỰ TỤNG NIỆM
[03-01] Dẫn nhập
[03-02] I / NHỮNG BÀI KỆ: Tứ hoằng thệ nguyện - Tâm kinh Bát Nhã - Bạch Ẩn Huệ Hạc toạ thiền ca - Tín tâm minh
[03-03] II/ MỘT LÁ THƯ VÀ MỘT LỜI ÐÁP: Thiền đạo?" nó làm tôi mất khí thế"
[03-04] III NHỮNG ÐỐI THOẠI: Không phải cúng dường cho Ðức Phật sao? Từ bi , giống như tình yêu, không phải là những gì người ta nói đến - Quán thế âm, vị Bồ tát của lòng từ bi, thật sự hiện hữu hay không? Sám hối những hành vi tội lỗi và che dấu những hành động tốt
PHẦN IV: ÐẠO ÐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
[04-01] I NHỮNG BỨC THƯ VÀ LỜI ÐÁP: "Sống trên đời như là một Phật tử Thiền có ý nghĩa gì?"" Thiền là một cách trốn thoát?Bạn đang làm gì để giúp đở xã hội"" Tôi có phải từ bỏ gia đình để đắc ngộ trong Thiền hay không?"
[04-02] II CÁC ÐỐI THOẠI:  Ngộ đưa ra giải pháp cho những vấn đề đạo đức nan giải phải không? Thiền ở trên đạo đức nhưng đạo đức không thấp hơn Thiền - Nhà chứa và Phật giáo
[04-03] III THUYẾT PHÁP: Giới luật thứ nhất " đừng giết mà nên nuôi dưỡng những mầm sống" : tranh luận về giết thú vật, phá thai, chiến tranh, tự sát, giúp người bệnh chết nhẹ nhàng theo ý muốn. Lời cuối cùng? Một chú thích cá nhân
[05] Lời kết
c

 

cÐại Thừa Xuất bản 1998
THIỀN, ÁNH BÌNH MINH PHƯƠNG TÂY
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
4 "THẬT BIẾT ƠN KHI ÐƯỢC LÀM NGƯỜI."

Thầy kính mến, thật không thể tin được! Chỉ thức dậy vào một buổi sáng-- thật vui biết bao! Thay vì thức dậy với điều lo âu, căng thẳng, đói khát, đơn độc, đau khổ và cô lập sẳn có từ khi tôi còn nhớ, thì thức dậy chỉ với KHÔNG đồng nhất này, chỉ KHÔNG này, chỉ KHÔNG này. Ở ngay cái niệm tưởng về KHÔNG, lòng biết ơn nảy sinh, biết ơn như vậy--vì tu tập, vì thầy, vì tất cả đau đớn, thất vọng, những điều dường như tiêu cực xảy ra với tôi. Vần thơ ấy thật chính xác biết dường nào khi nói rằng muồn thưởng thức hoa mận của mùa Xuân, cần phải trải qua cái giá lạnh của mùa Ðông. Người ta có cảm giác như vừa thoát ra khỏi ngục tù--đầu tiên KHÔNG tóm lấy anh và chỉ ra cho anh thấy bị cầm tù cơ cực như thế nào, và rồi thả anh ra!

Ðối với tôi, thật khó mà tin rằng sự căng thẳng của thân tâm lại xãy ra trước khoá nhiếp tâm tháng Mười. Suốt sáu tháng trước, hầu như tôi không ăn gì--tôi mất hơn chục ký. Tôi khốn khổ mà không có lý do rõ ràng khi cuộc sống bình thường đang hài hoà hơn trước. Dường như KHÔNG đang ăn hết tôi, và đôi khi, đúng là tôi ghét tọa thiền. Sự chống cự này quá mạnh đến nổi tôi phải buộc mình vào chiếu thiền để không chạy khỏi thiền đường. Ðồng thời sự kháng cự làm tôi khốn khổ, nó mạnh đến nổi làm tôi muốn tọa thiền nhiều hơn để vượt qua nó. Một tuần trước khi khoá nhiếp tâm bắt đầu, tôi bệnh nặng và đầy chướng ngại nên dường như không thể đi đứng thoải mái. Tuy nhiên chỉ một khoảnh khắc trong sáng, một ý tưởng loé lên trong đầu tôi: Chính vì mi cương quyết vượt qua nên đây là một cơ hội hi hữu dành cho mi đó.

Ngay khi khoá nhiếp tâm bắt đầu, dù vậy, quyết tâm vẫn còn đó, nó vượt lên mọi thứ, chà xát, nghiền nát tất cả trạng thái tâm-thân, những thứ mà trước đây gây chướng ngại cho tôi. Bây giờ tôi hiểu ra rằng từng nổi sợ, từng nổi đau, từng mối nghi ngờ đều là giác tánh --một khi người ta cương quyết không lùi bước trước những chướng ngại, chúng trở thành những cái hích mạnh mẽ, đẩy người ta vọt tới phiá trước để vượt qua chúng.

Buổi độc tham đầu tiên thật là quan trọng. Nhưng khi ấy tôi không quan tâm đến chuyện thầy nghĩ sao về tôi--con người nhỏ bé này. Nó là một bản tuyên ngôn độc lập cần phải được thực hiện trước khi tôi có thể làm gì cho chính mình cái điều phải làm. Sau đó--chỉ KHÔNG, và KHÔNG, và KHÔNG. Tôi nhớ quá ít về tuần lễ này--chỉ có KHÔNG thôi. Ðến giữa khoá nhiếp tâm, cơ thể ở trong tình trạng kiệt sức, những ý tưởng nhượng bộ và đầu hàng nảy sinh; tương tự như tự sát, những ý tưởng xúi dục tôi chạy-khỏi-thiền đường. Nhưng không phải lúc này. Không có cách nào, lão sư ơi, đúng là không có cách nào, tôi có thể quay lại cuộc sống căng thẳng mà tôi đã tạo ra trước đây. Phải có một cái gì đó sinh ra và tôi phải làm điều đó. Trong ngày thứ sáu, tôi hiểu ra rằng tôi chưa bao giờ thật sự nổ lực vượt qua KHÔNG. Trên nó, dưới nó, quanh nó, ở xa nó--nhưng chưa hề thật sự đối mặt với nó, đâm thẳng vào nó. Ngay lúc này cái KHÔNG khổng lồ lớn lên trước mắt tôi, chận đường, bít lối không chừa cho tôi mộ lối thoát.

Khi thầy bảo tôi có thể làm việc với những công án kế tiếp, mọi thứ quá đơn giản, qúa rõ, quá tự nhiên, quá thực tế đến nổi dường như không có gì xãy ra. Chạy nhanh xuống lầu, tôi không biết tôi đang chạy vào một thế giới hoàn toàn mới--một thế giới mà trong đó sự đối kháng chống cự lại thiền hoàn toàn biến mất. Và tôi nhận ra chính mình muốn tọa thiền như người ta uống nước khi khát, muốn tọa thiền nhiều, nhiều hơn ; không vì bất cứ lý do gì, không vì mục tiêu này, đã lởn vởn trong đầu tôi quá lâu, nhưng chỉ bởi một thế giới, nơi mọi thứ tôi từng nghe nói đến về tu thiền là có thực. Phải chi người ta chỉ việc tin thầy khi thầy giảng giải--không kể đến chư Phật, chư Tổ. Dù mọi thứ thầy nói đều đúng nhưng không có cách nào làm cho người khác cảm nhận như thực--mỗi người phải tìm cho chính mình. Kỳ diệu thay chúng ta ai cũng có thể! Thế giới này--ai đã từng tin rằng mọi thứ có thể quá Ðúng như vậy? Tôi hãy còn nhớ tôi cảm thấy quá sợ bởi thứ tôi thấy như nằm ngoài "tôi"--gây lo âu quá đổi liên tục, liên tục. Bây giờ mọi thứ đã khác theo cách không thể diễn tả được. Một cảm giác nảy sinh khiiến tôi muốn gom mọi thứ vào tay tôi, ôm lấy thế giới vào lòng--nhưng không cần làm thế. Nó đã được làm rồi, nó không thể khác đi!

Mới đây một người bạn trước đây tu thiền bảo với tôi rằng cô cảm thấy là năm năm qua mối quan tâm trong cuộc đời cô đó là tọa thiền, nhưng bây giờ là vì sức khoẻ. Khi nghe lời này, lòng tôi chùng xuống--KHÔNG là bác sĩ tâm thần tốt nhất bất cứ ai cũng có thể yêu cầu vị bác sĩ này chữa trị! Làm việc với KHÔNG, người ta nhìn thấy mọi thứ về cái tôi tâm lý bé nhỏ của mình mà người ta cần thấy--nhưng nó cũng cho ta cái nhìn suốt cái tôi đến chân tánh của mình. Có ai đã từng mua bán niềm vui, sự vững chãi, mà cái bóng mờ nhất của cái KHÔNG tạo ra để lấy cái bóng gọi là sức khoẻ tình cảm?

Một người nhìn thấy những kiểu thói quen chốc lát bị nổ tung rồi hồi sinh trở lại. Một người nhận biết cần phải làm việc theo một cách hoàn toàn mới. Tôi qúa quen thúc đẩy bản thân đi tời cho dù không có gì để thúc đẩy, cái thúc đẩy vẫn tiến đều. Tôi cảm thấy nhu cầu cần được độc tham thường xuyên, ước gì tôi có thể đến dự khóa nhiếp tâm vào ngày mai. Tôi cảm thấy như tôi không biết làm thế nào để bước vào cái thế giới hoàn toàn mới mẽ này.

Và về phần thầy, thưa lão sư, tôi nhớ có nghe điều gì ở đâu đó về chuyện lột vỏ quả vải. Ðúng là Thầy cho tôi ăn, cho tôi ăn--mỗi bậc của lối đi--bằng sự trung thực của chính thầy và bằng việc nói lên chân lý. Chắp tay, chắp tay, chắp tay vái . Không có cách làm khác hơn là tiếp tục tiến tới và tiến tới. Bây giờ, cuối cùng tôi có thể thật sự bắt đầu công việc. Vô cùng biết ơn vì lần đầu tiên trong đời, tôi biết ơn và vui sướng được làm một con người sống trong thế giới này.

Cuối lạy thầy.

Pamela
 
 

5 "ÐỘI KHI TÔI NGHĨ KINH NGHIỆM TÌNH DỤC THẬT HƠN KIẾN TÁNH--VỚI LỜI ÐÁP CỦA LÃO SƯ

Thầy thân yêu, đã lâu không gặp thầy, do đó tôi nghĩ đến việc viết thư này. Bổng nhiên tôi có ấn tượng, dù tôi là học trò của thầy trong một thời gian, thầy thật sự không biết nhiều về tôi, vì vậy để tôi kể đôi điều về tôi.

Tôi sinh ra ở Chicago năm 1949. Tôi có một người anh trai, lớn hơn tôi một tuổi, nhưng chúng tôi không hề hợp tính nhau. Tôi tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân sư phạm và hiện là giáo viên tiểu học.

Tôi cảm thấy tôi chịu đựng quá nhiều đau khổ trong cuộc sống và sự đau khổ này dẫn tôi đến với Thiền. Tôi từng có nhiều tà kiến, chẳng hạn, như thế nào là ngộ và tôi tìm ngộ như phương cách xoa dịu nổi khổ này. Tôi chỉ làm việc với công án KHÔNG khoảng hai tháng trước khi đến với sự tỉnh thức. Suốt sáu tháng đầu tôi ngây ngất như xuất thân và ở khoá nhiếp tâm bốn ngày mà tôi tham dự , trạng thái đó lên tới tột đỉnh. Tôi dần dần hiểu ra cái ngộ cạn cợt này không là trả giải đáp cho nổi đau của cuộc đời. Tôi sẽ luôn luôn toạ thiền, nhưng tôi phải biết cái gì nằm ở đàng sau một người đã có chứng ngộ sâu hơn. Tôi nhận ra việc tham gia công án rất có giá trị, nhưng tôi cũng biết một người không tham công án cũng có thể thoát khỏi nổi đau cuộc sống như người có tham công án vậy.

Tôi là một con người hãy có nhiều tham dục, hi vọng, và tình cảm. Lời bình của thầy về công án " Nhảy qua đỉnh của cây sào cao Ba mươi trượng" rất có ích đối với tôi. Vì trong đó, thầy đề cập đến một người khi giác ngộ sâu không còn tham dục, hi vọng, hay tham vọng, vì người ấy hoàn toàn thỏa mãn với đời mình, dù nó tốt hay xấu, an nhiên đón nhận niềm vui và nổi buồn cuộc đời trong sự bình yên trầm lặng. Tôi hiểu ra là lúc đó phải chi tôi có thể chấp nhận cuộc sống với những gì nó có và ngừng ôm ấp những hi vọng hão huyền, những khao khát.v.v…cuộc đời tôi sẽ bình yên hơn. Sau khi nghe thầy thuyết pháp, tôi cần mẫn thử áp dụng khái niệm đó vào cuộc sống bình thường của mình. Nó giống như một công án mà tôi giải quyết. Nó giúp ích rất nhiều và tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy mình có thể làm cho nó hoạt động bằng sự tư duy một cách có ý thức về nó. Trước đây tôi cho rằng tham một chuổi công án là vô ích, vì người ta phải cần mẫn suy nghĩ về chúng và những bài học có liên quan tới những công án để rút tiả những lợi ích và điều này hoàn toàn không tự nhiên chút nào.

Tôi muốn ngộ vì tôi muốn biết ý nghĩa cuộc đời. Tôi phải nhìn nhận là tôi vẫn chưa biết. Ðôi khi cuộc sống này dường như vô tận. Cho dù tôi đã thoát được sự ràng buộc của thân trong một chừng mực nào đó nhưng tôi không thể chịu đựng nổi cái ý tưởng mình đang gìa đi.

Chỉ có một kinh nghiệm đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi như kiến tánh. Ðó là kinh nghiệm tình dục đầu tiên của tôi ở tuổi 22. Ðôi khi tôi trở nên bối rối vì tôi bắt đầu nghĩ rằng kinh nghiệm tình dục thật hơn đối với tôi, và quan trọng hơn kinh nghirệm kiến tánh. Tôi biết cuối cùng rồi tôi cũng sẽ khám phá ra là điều này không đúng, nhưng khao khát xác thịt vẫn nắm chặc tôi như vậy, đến nổi tôi không thể làm gì hơn so sánh kinh nghiệm tình dục với giác ngộ và nghĩ là kinh nghiệm tình dục biểu lộ chân lý lớn hơn giác ngộ. Chắc chắn thầy nghĩ là tôi đang mất niềm tin vào Pháp và tôi sẽ lạc đường trong việc theo đuổi các lạc thú trần gian. Tôi đầy ấp những câu hỏi phải được trả lời, cho dù tôi biết là có lúc tôi sẽ tìm ra những lời giải đáp.Làm sao tôi có thể diễn tả lòng biết ơn của tôi? Bởi những điều tôi nói không đủ sức phô diễn trọn vẹn những cảm nhận của tôi. Tôi biết thầy không yêu cầu gì ở học viên ngoại trừ sự giác ngộ trọn vẹn và tôi sẽ tiếp tục hành thiền hàng ngày trong đời tôi.

Chân thành tạ ơn thầy

Joan.

THƯ ÐÁP

Joan thân mến, cám ơn cô đã viết cho tôi. Tôi luôn mừng khi nghe tin học trò mình, đặc biệt là những người ở xa ít có dịp đến Trung tâm.

Cô nói về nổi khổ, Joan. Thuở nọ có một người đàn bà đau khổ đến điên loạn vì cái chết của đứa con sơ sanh của mình đến gặp Ðức Phật. Ðặt đứa bé dưới chân ngài, bà cầu xin Phật khôi phục sự sống cho nó. Sau khi nhẫn nại lắng nghe, Phật bảo bà đi vào thành, xin cho được một hột cải từ một gia đình chưa từng có người quá cố. Người phụ nữ ấy lặn lội đến từng nhà trong toàn thành phố nhưng không tìm ra được gia đình nào mà không có người chết. Nhận thức rằng, cái chết không chừa một ai, cuối cùng bà chấp nhận số phận của con mình.

Trong cuộc đời này có ai mà không đau khổ? Chính nổi đau và ý muốn vượt khổ mang người đến với tôn giáo, phải không?

Dù học trò tôi đã nghe đi nghe lại rằng ngộ nông chỉ là một thoáng nhìn vào chân tánh của vạn vật. Tuy nhiên, họ thấy khó chấp nhận điều này. Trước hết kinh nghiệm kiến tánh có thể được so sánh với ánh sáng của cây đèn cầy trong hang động mênh mông; bóng tối hoàn toàn không còn ưu thế, nhưng ánh sáng vẫn còn yếu ớt. Ðào sâu ngộ thì cũng giống như đốt ngày càng nhiều nến hơn, vì vậy làm rõ từng chi tiết của hang động.

Trạng thái hiện nay của cô không phải không giống một con mèo con vừa mở mắt chào đời, nó không còn bị nhận chìm trong bóng tối nhưng vẫn chưa có thể tự bảo vệ chính nó. Cũng giống như chú mèo con vẫn cần đến mẹ, cô phải tiếp xúc với thầy nhiều hơn. Nhưng ít ra bây giờ cô biết chính từ kinh nghiệm mình là ngộ không quét người ta vào hạnh phúc vô tận và sự tu tập của cô có thể giúp cô thoát khỏi mê lầm thông thường này. Mặc dù vậy, phải thừa nhận rằng sự kiến tánh của cô, dù khiêm tốn, đang giải thoát cô theo một chiều hướng căn bản. Cô có nhớ cô không, trước đây cô rụt rè, e thẹn, và bây giờ bổng nhiên cô đến trước tôi như một chiến binh? Ðúng là một số ma cảnh có thể khai phóng một số nguồn năng lượng nào đó, nhưng điều xảy ra với cô không phải là ma cảnh. Cô có nhớ cô đã tự tin và bén nhạy như thế nào khi trả lời những câu hỏi kiểm tra của tôi hay không? Cô nói là trạng thái xuất thần và năng lượng cao kéo dài sáu tháng--quả là một thời gian dài bất thường. Ðiều cô nói cho thấy là cô đã kiến tánh sâu hơn cô tưởng, và tâm nguyện của cô sâu. Vì nếu không cô sẽ không quá thất vọng với sự đột phá lần đầu tiên này.

Chắc chắn phiá trước cô có một giác ngộ rộng rãi và rõ ràng mà cô khó hình dung ra được. Cô có thể tự mình làm điều đó với điều kiện phải kiên trì, can đảm và quyết tâm. Ở một khiá cạnh nào đó, thư của cô nhắc tôi nhớ đến trường hợp Yaeko trong cuốn Ba trụ thiền. Cô có nhớ cô ta đã mô tả niềm vui và xúc động như một "trạng thái điên loạn" như thế nào không? Càng ngộ cô ấy càng tiếp tục đào sâu, cô cũng có thể làm thế.

Nhiều tham muốn và hi vọng mà cô nói là chúng bám theo dai dẳng chỉ là ảo tưởng. Một ngày nào đó cô sẽ nhận ra điều này. Một vị Phật giác ngộ viên mãn, hoàn toàn thoát khỏi tất cả tham dục , còn chúng ta, những con người nhỏ bé hơn, có những ước muốn để đấu tranh. Nhưng hãy nhớ rằng có những ước muốn thấp hèn, có những ước muốn cao thượng. Cái ước muốn biến đổi cuộc đời nhân cách của một người trở nên cao quí, giác ngộ trọn vẹn để cứu độ chúng sinh--đây là ước muốn cao cả nhất. Những bậc thầy của tôi trước đây nói rằng điều khác nhau giữa một vị Bồ tát và Phật là Bồ tát vẫn còn chấp vào lòng mong muốn từ bi giải thoát chúng sanh khỏi khổ đau, trong khi Phật không còn nghĩ đến giải thoát hay không giải thoát; Ngài cứu độ chúng sinh tự nhiên như ngài cần phải thở vậy.

Tình cảm, cô nói là cũng lưu lại lâu với cô. Và tại sao không? Cô không cần biện giải về chúng. Cô không từng nghe tôi nói, khi toạ thiền thường xuyên nó hoà tan những ý niệm trừu tượng như hi vọng, hối tiếc và mong đợi vào con đường của nó, trong thực hành thiền không có cố gắng đè nén tình cảm sao? Khi một thiền sư khóc công khai ở đám tang của một đệ tử thân thương, một nhà sư trẻ trông thấy, bèn hỏi," Tôi nghĩ rằng thầy đã vượt qua những điều này, bạch sư." " Lúc này ta không khóc," sư đáp" thì ta sẽ khóc lúc nào?" tình cảm chân thật là đủ; hi vọng hay mong muốn " đầu độc chân lý bằng điều phi chân lý."

Nhận xét của cô về bài thuyết pháp của tôi "Nhảy qua đỉnh của cây sào ba mươi trượng" cho thấy cô hiểu lầm một điều hết sức quan trọng. Ðối với người ngộ thì không có hi vọng, mong ước hay mong muốn, không phải vì người ấy thoả mãn hoàn toàn với cuộc sống, cho dù tốt hay xấu. Thỏa mãn hay không thỏa mãn--vấn vương vào những ngôn từ như thế là tự đặt mình vào gọng kềm của lý trí, hãy trôi với hiện nghiệp theo Phật tánh của cô và cuộc đời sẽ trôi cùng cô và thông qua cô. Hãy suy nghĩ kỹ về điều này.

Người đã ngộ không cưỡng lại cũng không né tránh những điều nằm phiá trước. Mọi thứ tuỳ duyên cớ và tuỳ thời. Khi cần hành động thì hành động. Khi đã dứt khoát hành động thì không có gì là thừa cả, tưởng chừng như người ấy không tạo tác gì cả.

Cô nói," Ðôi khi cuộc sống dường như vô tận. Cho dù tôi cách thoát khỏi sự ràn buộc của thân trong một chừng mực nào đó, nhưng tôi không thể chịu đựng được nổi cái ý tưởng mình đang già đi." Cuộc sống dường như vô tận chỉ vì cô công nhận một điểm cuối, một cái đích. Cô phải tự thoát khỏi sự bó buộc của thời gian. Chính cô là thời gian--thân cô, tâm cô, những đối tượng quanh cô. Lao vào dòng sông mà bơi thay vì đứng trên bờ nhìn theo dòng chảy. Suy nghĩ lo toan về tuổi gìa đi phát sinh từ mối bận tâm thương yêu tấm thân. Từ việc tu luyện thiền, cô đã học được những gì mà lại bàn đến vấn đề nhị nguyên "gìa " hay "trẻ"?

Theo tục đế mà nói, tuổi của chính tôi xấp xỉ thất tuần nhưng tôi không nghĩ là mình đã già. Chỉ có người cho mình còn trẻ mới có thể nói," ông ấy già." Ðể đưa ra một phán đoán như vậy, người đó phải đứng tách rời khỏi tôi. Và như vậy, anh ta không bao giờ biết được tuổi thật của trái tim tôi. Nhưng nếu chúng tôi ôm nhau thắm thiết, ở thời điểm đó hai người nhập một trong vô niệm, thời "người già" ở đâu và "người trẻ" ở đâu? Ai còn nói, "anh ấy già, tôi trẻ."?

Theo lời cô kể, kinh nghiệm duy nhất có ảnh hưởng sâu sắc như thể kiến tánh đó là kinh nghiệm tình dục đầu tiên của cô. Vâng, tình dục. Giác ngộ thiền, cô biết đấy, được mô tả như một sự khoái lạc đến cực độ của vũ trụ. Tuy nhiên theo nghĩa hẹp, có thể so sánh ngộ với khoái lạc thể xác. Cảm nhận cùng chung niềm vui vút cao với người ta yêu trong cái ôm ấp ái ân mặn nồng là sự rung chuyển của cả tâm hồn, chắc chắn, nhưng điều đó vẫn bị giới hạn và lôi kéo bởi một con người đă? biệt. Tình yêu vũ trụ hay phổ quát, trái lại, tuôn trào tự nhiên tới mọi sinh vật, lớn, nhỏ, và được tiếp liệu không bởi tình yêu xác thịt mà bởi sự trực nhận về tánh bất khả phân chia của toàn bộ cuộc sống. Khi người ta yêu theo cách này, không có sự quyến luyến và không có sự mong đợi đáp đền. Tình yêu mênh mông bao la như vậy không đơn độc, không đứng tách rời, với người mình yêu, mà bằng cách bỏ đi cái tôi của người đó và ôm lấy tất cả cái tôi khi yêu.

Vào giai đoạn luyện tập này của cô, kinh nghiệm tình dục có lẽ dường như thật hơn sự kiến tánh của cô, bởi chính bản chất của nó cũng cho gì để mà giữ lại. Chính cái "không là gì" (no-thingness) này của ngộ đã chống lại tất cả cố gắng cột nó lại như những kinh nghiệm khác, cho dù là kỳ diệu. Cô biết đó, ngộ không phải là một kinh nghiệm, không có một loại ngộ chống lại những cái khác. Kinh nghiệm tình dục, dù thật theo ý nghĩa là một sư cảm nhận quá ư mạnh mẽ và ngắn ngủi như mọi kinh nghiệm. Khi gặp người mà ta cảm thấy có sự mạnh mẽ và cảm thông lẫn nhau, điều đó dễ bị bị đánh lừa bởi sự tràn dâng tình cảm đột ngột theo sau và lẫn lộn nó với điểm đích cuối cùng của ta. Nếu cô dừng lại với niềm vui tình ái hay nghệ thuật hay âm nhạc, chẳng hạn, thì sự tiến bộ của cô đến toàn giác sẽ bị chướng ngại và như vậy điều tốt hơn sẽ cản trở điều tốt nhất.

Chính cái tâm phân biệt đã nuôi dưỡng những khái niệm còn lại như "muốn biết ý nghĩa của cuộc đời." Nếu cô bị thu hút hoàn toàn vào những gì cô làm ở từng khoảnh khắc, còn chổ nào nữa để cho những tự hỏi về ý nghĩa của nó? Bí mật của cuộc đời biểu lộ qua việc sống với nó, chứ không phải suy nghĩ về nó.

Thật hài lòng được biết là cô nhận ra tầm quan trọng của tọa thiền sau khi kiến tánh và tiếp tục ngồi đều đặn. Vì như thiền sư Ðạo nguyên nói," Không có sự khởi đầu với tu tập và kết thúc bằng ngộ. Tu tập là ngộ và ngộ là tu tập."

Chừng nào mà cô còn có những gì để hỏi, như cô nói, câu trả lời sẽ đến.

Thân ái.

P. Kapleau.

6" MỖI NGÀY KHO TÀNG CUỘC SỐNG THU ÐƯỢC

SỰ LỘNG LẪY VÀ ÐẸP ÐẼ.

1

Lão sư thân yêu, kể từ khoá nhiếp tâm ấy, có một vũ công xuất hiện nhảy múa trên các đường phố ở Rochester. Tôi vẫn không tin những gì xảy ra là thật, mà chỉ là một giấc mơ hay tưởng tượng thoáng qua. Tại sao khi chúng ta đến cái mà ta nổ lực nhiệt tình tìm kiếm trong nhiều năm, nhiều đời, chúng ta lại bị choáng ngợp và ngạc nhiên vui mừng quá đổi? Cũng khó mà chấp nhận rằng những giải đáp về sinh, tử, và thực tại, chỉ được tìm thấy ngay trong cuộc sống, ngay trong cái chết và ngay trong thực tại, vì chúng ta không thể nào tìm thấy những giải đáp ấy trong chốn vô minh hay những pháp tu tập mù mờ. Hỏi và đáp không phải là hai. Dù tôi không biết những kinh nghiệm của tôi quan hệ với kiến tánh như thế nào, cái ngộ của tôi thật như buổi sáng thức dậy từ một giấc mơ vô nghĩa và như hất nước lạnh vào mặt. Ta cười khi nhớ lại những điệu bộ ngộ nghỉnh mà ta mới trải qua trong giấc mơ, rồi hít một hơi thật sâu và đi làm công việc của mình.

Có cách nào khác hơn là tự nhủ với chính mình rằng hãy TIN--hãy tin đó là sự thật không nào? Nếu chúng ta không thật sự sống thì làm sao chúng ta có thể đưa ra những nghi vấn về cuộc sống? Cái tâm nghi ngờ, lầm lẫn, ngớ ngẩn của ta không gì khác hơn là Phật tánh. Nếu ta không thể có lòng tin--tin là ta biết mũi ta thì nằm dưới mắt--ta sẽ không bao giờ thấy cuộc sống mà ta đang tìm. Ta sẽ giống như một đứa bé hư khi mồm thì đầy cháo mà vẫn cứ khóc cho là mình đang đói. Cuộc sống mà tôi đang tìm kiếm không gì hơn là cái mà tôi đang có . Cuộc đời tôi cuộc đời tôi. Thật kỳ lạ, thật ngạc nhiên biết bao khi nhận ra điều này!

Hôm qua khi tôi bước xuống đường toàn thể vũ trụ bổng nhiên được sinh ra. Cái tâm lý luận đã bỏ lại một gã ngốc độc ác rên rĩ, giống như Iago ở cuối vở kịch Othello. Làm thế nào có thể nói là tôi là vũ trụ--tôi có thẩm quyền về sống chết trên chính cái sống chết? Tôi bị sốc.

Tất cả mọi người, mọi vật đã từng là một vấn đề nát óc đối với tôi, nay đột nhiên như những đứa con lưu lạc từ lâu đã trở về.

Rơi lệ vì vui, vì ngạc nhiên với từng cái nhìn, với từng âm thanh--tiến keng của tách trà khi cái muỗng chạm nhẹ lúc tôi khuấy đường, tiếng sột soạt khi tay tôi xếp những tờ giấy để bấm lại với nhau, một trái cà chua đỏ…

Tôi có điên hay không khi nghĩ là chỉ mình tôi đã tạo ra trời đất?

Những cảm xúc của tôi không thể diển đạt được. Vì con người này, vẫn luôn căm ghét những gì đơn điệu tầm thường, nhận thức rằng cuộc sống bình thường của cô ta là chìa khoá mở toan cánh cửa vũ trụ và nổi đau của tất cả chúng sinh, chắc chắn là điều kỳ diệu nhất, sững sờ nhất. Tôi vừa mới được sinh ra tuy là không có sự sinh nở…không có gì. Khi tôi viết, không có dấu vết gì của chính mình hay những gì tôi đã nói ra còn lưu lại. Con người này biết làm gì ngoài vui mừng khi chính khái niệm này đã làm cô bối rối nhiều tháng, nay được giải quyết. Bây giờ chắc chắn nhìn từ mọi phía đều thấy là

Không có gì tuyệt đối!

Lão sư, tôi không thể hiểu hàm ý của những gì đang xãy ra. Thậm chí tôi không thể nói tôi biết cái gì đang xãy ra. Chỉ có điều gì tôi cảm nhận được, điều đó mới chắc chắn. Làm cách nào những kinh nghiệm như vậy đến với một người có đầu óc đơn giản như tôi?

Bây giờ tôi ngồi ngạc nhiên, khiêm tốn và câm lặng. Hầu như mở được các Pháp môn và nhìn thấy ngọc quí bên trong còn thật hơn những gì tôi đã nghĩ là có thể. Làm sao người ta có thể coi nhẹ tâm thân, khi biết rằng cái cốt lõi sinh tử cũng tìm thấy nơi những chúng sinh vô minh nhất?

Và nghĩ rằng có lẽ tôi sống thêm được nhiều năm nữa. Thật diệu kỳ! Ðúng là được sống--tôi không tin là mình tốt số đến thế. Thật vô cùng biết ơn tấm thân này!

Có nhiều thứ nữa tôi muốn nói. Có lẽ chẳng bao lâu nữa tôi sẽ tự tìm thấy trong tâm, rồi tôi sẽ kể.

Ðừng cho là tôi điên. Nếu điều tôi nói ra phát xuất từ vọng tưởng, thì rõ là vì những mê hoặc vẫn còn bám vào đứa con gái ngu xuẩn này. Tôi hứa sẽ làm việc cật lực hơn để có thể nhận thức đầy đủ về giác tánh của mình, và nổ lực để xứng đáng với niềm hạnh phúc vĩ đại là được sinh ra để đảm nhận công việc kỳ diệu nhất này trong tất cả các công việc.

Vô cùng biết ơn thầy,

Margaret
 
 

2

Lão sư kính mến, lòng tôn kính của tôi hướng về mọi người ở Trung tâm, nơi mà tôi đã lưu lại làm việc trong vài tháng qua--hướng về tất cả chúng sinh --dường như là một phép mầu tự nhiên. Tự thâm tâm tôi biết rằng cuộc sống của tôi phù hợp với cách kỳ diệu của Pháp giúp cho tất cả chúng sinh đến gần với chân lý hơn, như những hành động yêu thương của người mẹ tác động tích cực lên con mình.

Mỗi ngày kho tàng bí mật nhất của cuộc đời thu được sự lộng lẩy và đẹp đẻ. Tôi sẽ cố gắng sống và làm việc trong chân lý. Cái cảm xúc này quá mạnh đến nổi nghiệp của tôi lúc này nằm ở Trung tâm--hay tôi phải nói là nghiệp của mọi người ở đây và khắp nơi trong vũ trụ, là nghiệp của tôi--và của tôi là của họ.

Rất biết ơn thầy,

Magaret
 
 
 
 

3

Lão sư kính mến, có thể nào cuộc sống có thể tiếp tục trôi vững chải như hiện nay khi mà mùa Ðông đang đè nặng lên chúng ta?

Cuối cùng, hôm nay tôi đã hiểu ra lời của thiền sư Ðạo Nguyên, nó hãy còn vang vọng trong tâm tôi từ lần đầu nghe được nó:" Trở về với hai bàn tay không, tôi không giữ lại dấu tích nào của Phật pháp. Tôi chỉ có thể nói điều này: mắt tôi nằm ngang, mũi tôi nằm dọc."

Thật tự nhiên, hoàn toàn tự nhiên biết bao cuộc sống của tôi bây giờ!

Lão sư, tôi đãnh lễ thầy lần nữa và lần nữa. Cuối cùng từ bây giờ tôi có thể di chuyển nhanh và không bị chướng ngại. Ngay cả sự chấp thủ, quyến luyến bám rễ sâu của tôi đối với thầy và mọi cái liên quan đến cách toàn hảo của Pháp đang tan rã nhanh chóng như tuyết rơi trong tuần này. Nó sẽ là kết quả hiển nhiên nhất của côn phu tọa thiền đều đặn và kiên trì. Cái đệ nhất bí mật của Pháp đã được vén lên, biến tôi từ một cô gái xuẩn ngốc thành một thiếu phụ trẻ mà không nhận biết được vì sao như thế.

Lão sư, hãy chia sẽ niềm vui với tôi, vì tôi được ban cho ý chí và sức khoẻ tốt để đi theo chánh đạo của Ðức Phật trong kiếp này và tất cả các kiếp vị lai.

Như thầy thấy đấy, từ những điều vô nghĩa tôi viết ra, một ngàn, ồ! không, một triệu cái ô uế vẫn còn lại đây. Nhưng chúng là những hạt sạn trên lối đi mà nơi nước triều dâng. Tuy vậy, không có sạn cũng không nước. Không còn cách để lựa chọn hay không có chúng sinh nào để cứu độ. Tôi chỉ biết có mỗi điều này: Buổi sáng mặt trời mọc và buổi tối trăng chiếu rực rở.

Lão sư, đừng làm việc quá sức và hãy quan tâm đến sức khoẻ của thầy.

Rất biết ơn thầy.

Margaret
 
 

7 " ÔI CON NGƯỜI LÀ TÁC PHẨM KỲ DIỆU NHẤT

--CHỈ ÐỂ BƯỚC TRÊN TRÁI ÐẤT NÀY"

Lão sư kính mến, thật là lạc đề khi nói về những gì dường như lịch sử của một phép mầu thật sự, cái đã giải thoát đời tôi tới tột đỉnh như vậy trong khoá nhiếp tâm vừa qua. Tôi đã ngộ pháp-bất-khả-thoát ( inescapable) và trực nhận một cách không lầm lẫn chân lý của các lời dạy của chư thầy, tổ. Bây giờ tôi biết tôi cần phải học nhiều hơn nữa. Giáo pháp của Phật quá hiển nhiên cần gì phải xưng tán hay lý giải bởi nó rất cần thiết cho cuộc sống dẫn đến ngộ ( đó là cuộc sống với sự tỉnh thức), tất cả đều xuất phát từ--sự hoàn hảo và thâm nhập vào pháp giới. Cái mà tôi có vượt lên trên tất cả nghi ngờ, cảm nhận tuyệt đối--ồ, không--đi vào--ồ, không--không gì cả, không gì cả. Không một từ nào ngoài từ--câm lặng có ý nghĩa tuyệt đối và vô nghĩa tuyệt đối vang trong im lặng bất tận bao hàm tất cả. Với tôi, từ này, nhờ vào kích trượng và đôi tay rắn chắc nhưng nhẹ nhàng của thầy, là KHÔNG. Như thầy đã khăng khăng, cuối cùng đã dồn tôi vào tất cả các chân tường-- chỉ KHÔNG, chỉ KHÔNG mà thôi.

Vì vậy--bây giờ tóm lại--từ cái quá khứ luôn hiện diện đang phai mờ dần và không còn thích ứng, cái KHÔNG này kẹp chặc lấy tôi. Và tôi nhìn thấy tất cả sự điên rồ, những chướng ngại của đời tôi lấy ngã làm nền tảng và nhất thiết phải đập tan những ảo giác thật này. Và rồi trong tôi, đấu tranh với tất cả những cuồng nộ và hiện thân độc ác của từng chặn đường khó khăn gian khổ đi tới thiên đường như trong tác phẩm Pilgrim's Progress. Và tôi thề là có thể sẽ không bao giờ dừng lại cho tới lúc tất cả mất đi và ngay cả lúc đó tôi cũng không dừng lại.Và vào một đêm nọ, KHÔNG bót cổ tôi không cho tôi ngũ. Tôi nghe tiếng nói và vật gì đó bò lên tôi, nhưng đó chỉ là KHÔNG, và KHÔNG, và KHÔNG. Ngày hôm sau, tôi buồn vì tôi đã và không biết một tí gì về KHÔNG--Tôi không biết là câu trả lời cho mỗi câu hỏi có thể hiểu được. Và khi tôi đi ra ngoài đồng lúc giữa trưa trong tiếng chim hót, tiếng côn trùng rả rích, và cỏ ấm áp bình yên, tôi khóc chua xót vì biết không có gì để giữ lấy--không gì cả. Tôi không có cách lựa chọn nào khác ngoài sự phục tùng. Và tôi trở lại ngồi ở thiền đường và KHÔNG tràn đầy hơn nữa trong tôi. Bây giờ tôi không còn biết gì về thời gian --chỉ cảm nhận cái chuông này và quả lắc kia đã đẩy hay đập hay đánh thức một cái gì xa xôi, và từ sự tan biến dần của "những kinh nghiệm vĩ đại" trong quá khứ và đặc biệt từ tuần nhiếp tâm này, tôi đã học được cách không bám vào "kinh nghiệm", cho dù vui thú đến đâu --và vì vậy KHÔNG tiếp tục. KHÔNG. KHÔNG. Kích trượng đập vào vai tôi mỗi khi nó đập vào vai ai đó trong thiền đường và tiếng chuông, tiếng gió, và tiếng ve, tất cả đều ở trong tâm tôi và KHÔNG và KHÔNG và tôi sẽ không ngừng. Một cú đập cuối cùng ở nơi nào đó trong tâm tôi chạy ngang qua vai một người ở góc phòng mang tới một sự kết thúc và tôi bị vặn mạnh trong cơn đau kịch phát của cái ngã bị vở vụn bởi KHÔNG, KHÔNG, KHÔNG. Và lần thứ hai nó xãy ra, tôi không đầu hàng sự cám dổ dừng nghỉ ở bất cứ thứ gì gọi là " vinh quang" hay " Tôi hiện hữu nơi đây." Nhớ điều đó nó đã giữ tôi mãi mãi và đưa tôi trọn vẹn vào tầm hoạt động vui nhộn của nó, tôi không nắm mà thả ra, và không có gì thu hút tôi. Tôi thấy không có gì trong vũ trụ tồn tại mà có thể tách khỏi tôi ra khỏi cái tổng thể bất tử với nó tôi bây giờ biết chính-Tôi là một. Nhưng nhiều hơn thì trong tương lai. Thời gian không tồn tại trong những ngày đó, kiếp đó và rồi thân tâm tôi biến mất. Tôi vững chắc như những ngọn núi, không sợ sệt. Không có gì có thể được làm đâu đó mà không được làm ở đây bây giờ. Và tôi rời chổ ngồi trong thiền đường vì chuông reo xoay chuyển bánh xe pháp, quả là vui, quả là vui, và thầy ở đó, tôi đến trong nước mắt, nắm tay thầy và nói với thầy rằng cái đó quá dễ, quá dễ. Tôi rất biết ơn và thầy ôm tôi. Tôi và thầy xưa nay chưa từng hiện hữu và bây giờ không tồn tại, không có khởi đầu hay kết thúc.

Một hôm khi tôi cắm nhang ở bàn thờ, tôi cảm thấy thật uy nghi dể chịu và an tỉnh để làm thế. Và lúc đi kinh hành, đôi chân trần của tôi chạm sàn và lời phát ra:

Ôi! con người! tác phẩm diệu kỳ

Chỉ để bước trên trái đất này.

Tôi vâng theo và viết ra, rồi để mảnh giấy ở chổ thầy nơi thiền đường.Và trong buổi độc tham, không có một sự nghi ngờ nhưng hơi ngốc nghếch vì những làn sóng của con người mới vô kích cở của tôi. Tôi hỏi thầy phải làm gì và thầy đáp, nhìn vào tôi như nhìn vào Phật," Anh biết phải làm gì--chỉ việc tiếp tục." Và tôi biết rằng KHÔNG và thiền, thầy và tôi, và cái bánh xe pháp khổng lồ quay với sự Ðại giải thoát, sẽ tiếp tục và sẽ tiếp tục mãi mãi trong tự do trọn vẹn của phi-lựa chọn, vì Pháp môn vô môn đã bị xé toạt và tôi bước tự do giữa trời đất.

Tôi đã nói hết những điều cần thiết, giờ tôi sẽ cố quăng nó đi. Còn một việc nữa. Lý do duy nhất mà tôi viết thư này là vì tôi chẳng liên quan gì tới nó, nó được viết ra vì không kềm chế được, vì vậy có lẽ nó có ích ở đâu đó lúc, vào một lúc nào đó như những thứ khác mà tôi hay ai khác đã từng viết được sử dụng một cách bí mật.

Tôi biết bây giờ thầy như một người bạn, người thầy thân thiết và tôi cám ơn thầy rất nhiều vì vai trò dẫn đường đầy cảm động của thầy trong cuộc đời tôi, trong Phật sự, và bây giờ tôi phải tìm lối cho mình, với sự trợ giúp của thầy, vào một khung trời mới của thế giới cũ, vâng theo tiếng gọi của Pháp, loại bỏ tất cả dấu vết của ngã và ngộ và những thứ rác rưỡi, bừa bải khác và tiếp tục và tiếp tục tiến tới, và cố gắng làm sống những chân lý sâu sắc nhất này và tiếp tục tiến tới, không trú ở bất cứ nơi nào .

Ðãnh lễ thầy với tấm lòng biết ơn, Pháp huynh của tôi

Carl
 
 


   
 
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

giï minh æ 五重玄義 tướng Ướp trà với hoa mộc thờ phật như thế nào cho đúng với Người thien tra bai hoc cua than tam trong dược sư Trà Việt cũng 地风升 phan 3 Vitamin E bổ sung có lợi hay không long vuot thang tran luy chùm thơ bông xã muộn phiền của ç ºå lể 西南卦 TT Huế Buffet chay gây quỹ từ thiện Bung tay gieo hạt hinh tuong banh xe trong phat giao æ ²ç å Tha thứ chìa khóa giúp sống khỏe sống dat vo cam xa hoi va thai do cua nguoi phat tu Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con 寺院 y nghia sam hoi trong kinh dien phat giao dai thua phÃƒÆ p mat phap Doi nên tính Nghệ thuật ăn trong chánh niệm nam Do đâu gan bị phá hủy Thuốc lá gây lo lắng và suy nhược mat truy tìm tự ngã Vỏ táo giúp phòng ung thư 萬分感謝師父 阿彌陀佛 xúng xính đi chùa nên hãy biết trân trọng những gì mình à Æ