c
KHAI THỊ THIỀN THẤT tại THIỀN ĐƯỜNG TAM BẢO 
Hoà Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Lập Thành Văn Tự
Mục Lục
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Trang 04
Trang 05
Ngày 6 – 4 đến 12 – 4 – Đinh Sửu (97)

Hỏi:
Hòa thượng ban phước báo cho con được ngồi thiền?

Đáp:

Tôi ban không được, dù Phật Thích Ca cũng không ban được! Các tôn giáo khác cho là ban được, nhưng theo đạo Phật là “người nào ăn nấy no”, tức là người nào tu thì người ấy chứng, gieo nhân gì thì được quả nấy. Cho nên, giết một mạng phải trả một mạng, ăn một cục thịt phải trả một cục thịt. Thật ra, không có ai ban được cả!

Hỏi:
Tụng kinh Pháp Hoa có thể được không?

Đáp:

Kinh nào tụng cũng được, tại sao không được? Kinh nào đều dặn là “tín, thọ, phụng, hành”. Muốn tin thì tụng phải hiểu, rồi lãnh thọ phụng hành (thực hành). Tụng suông mà không thực hành thì giống không tụng. Như con chim két nói tiếng người, nhưng không biết nói cái gì! Tụng kinh không phải trì kinh, trì kinh làm đúng theo ý kinh, tụng chỉ là đọc tụng. Cho nên, bốn chữ liên tiếp là “đọc tụng thọ trì”.
Kinh Pháp Hoa nói: “Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng” (các pháp từ xưa nay, thường là tướng tịch diệt), tịch diệt là không có sự sanh khởi, không có sự bắt đầu; như hư không trống rỗng tịch diệt, cũng là tâm mình. Tham thiền và thực hành kinh Pháp Hoa là hiện ra tâm mình.

Hỏi:
Có thành tâm cầu thì có được quả không?

Đáp:

Không được! Không gieo nhân thì không được quả; đừng nói là cúng một nải chuối, mà đem một triệu đồng cúng cũng không cầu được. Mình có làm nhân mới được quả, như trồng bí thì được bí, trồng đậu thì được đậu. Không làm nhân, mà xin Phật cho mình quả thì chẳng thể được. Nếu trồng đậu mà muốn được bí không được, hay trồng bí mà muốn được đậu cũng không được. Gieo nhân gì được quả nấy, gieo nhân lành được phước báo, gieo nhân xấu chịu khổ báo.

Đó là nhân quả, nếu không gieo nhân mà muốn quả thì trái ngược nhân quả. Trái ngược nhân quả là phỉ báng Phật, vì Phật dạy mọi người phải tin nhân quả; nếu cầu được thì không có nhân quả, không cần tu cần cúng. Có làm ác cũng sao, vì cầu là được rồi! Cho nên, chánh tín thì không cầu, phải làm nhân mới được quả.

Tham thiền có nghi tình là nhân, giác ngộ là quả; không nhân thì không quả, nên Thiền tông nói: “Bất nghi bất ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ, đại nghi đại ngộ”. Những người mê tưởng cầu được, ấy là sai lầm; không những cầu không được, mà còn có tội phỉ báng Phật pháp. Vì Phật không cho cầu, lại bàn thờ Phật xin cầu là nghịch với Phật pháp.

Hỏi:
 “Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ” nghĩa là sao?

Đáp:

Câu này ở trong kinh Pháp Hoa là các pháp tự trụ nơi pháp vị đó, tức ngôi pháp đó trụ nơi ngôi pháp đó, tướng thế gian thường trụ theo như vầy. Như tách trụ nơi pháp tách, tách bể thì ngôi vị tách mất; nhưng thành miểng thì trụ nơi ngôi pháp miểng. Pháp sanh trụ nơi sanh, pháp diệt trụ nơi diệt; vì pháp không yên tịnh mà luôn biến đổi, không có cái nào tịnh. 

Cho nên, Lục Tổ nói: “Chẳng có pháp nào tịnh”, cái nào cũng đang động là đang biến đổi, chỉ có chơn như Phật tánh không biến đổi (tịnh), tại không có hình tướng, số lượng. Vì vốn trống rỗng, không có cái gì để động, tức tâm của mình; rồi dùng ra trí Bát Nhã cũng vậy. 

Trí Bát Nhã hiện nơi lục thức dùng, không lay động biến đổi, nên được tồn tại vĩnh viễn. Nhưng thể tìm không ra, còn dụng thì mình đang dùng là cái trống rỗng. Như tôi nói, các vị nghe và nhìn với nhau đều nhờ cái trống rỗng. Cái dụng rõ ràng, cái thể trống rỗng (vô sở hữu).

Hỏi:
Sao các Tổ Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín không tham thoại đầu vẫn kiến tánh?

Đáp:

Chư Tổ đời nhà Tống, như ngài Đại Huệ dùng tâm để ấn tâm (dùng tâm ấn), hành giả được Tổ sư khiến nổi lên nghi tình, tự mình tham thiền mà không biết mình tham thiền. Ngài Lai Quả nói: “Tham thiền không biết mình tham thiền gọi là chân tham”.
Như công án: Đạo Lâm có một thị giả là Hội Thông, mấy năm thầy không dạy bảo, tự mình trong bụng phát nghi “xuất gia để tham thiền học đạo, nếu không dạy bảo làm sao giải thoát?”, tức đã tham rồi, nhưng tự mình không biết; đến chừng nghi tình quá nặng muốn bùng vỡ, chịu không nổi mới từ giả thầy.

 Hội Thông nói:  Xin đi chỗ khác.
 Đạo Lâm hỏi: Đi chỗ khác để làm gì?
 Hội Thông nói: Để học thiền.
 Đạo Lâm nói: Thiền ở đây tôi cũng có chút đỉnh vậy!
 Hội Thông hỏi: Sao không nói cho con biết để tu mau kiến tánh?
 Đạo Lâm nhổ sợi lông trên chiếc áo, thổi ngay trước mặt, Hội Thông liền ngộ.
 Hội thông đã tham mấy năm, nhưng tự mình không biết, nên gọi là chân tham.

Sùng Tín làm thị giả cho Đạo Ngô nhiều năm, nhưng thầy không dạy bảo, tự mình nghi trong bụng; đến chừng chịu không nổi, từ giả thầy đi chỗ khác.

Đạo Ngô hỏi: Sao muốn đi chỗ khác?

Sùng Tín đáp: Vì thầy không dạy cái gì.

Đạo Ngô nói: Tại sao nói tôi không khai thị? Ngày nào tôi cũng khai thị!

Sùng Tín nói: Thầy đã khai thị cái gì?

Đạo Ngô nói: Ngươi rót nước thì ta uống, ngươi bới cơm thì ta ăn, ngươi đảnh lễ thì ta gật đầu, chỗ nào không khai thị!

Sùng Tín nghe liền ngộ.

Lâm Tế ở trong Thiền Hội của Hoàng Bá đã 3 năm, theo chúng làm việc trong Thiền Đường. Một hôm gặp Thủ tọa Mục Châu là người đã kiến tánh, biết Lâm Tế là một pháp khí sau này sẽ thành tựu lớn.

 Mục Châu hỏi Lâm Tế: Có đi hỏi Phật pháp với Hòa thượng không?

Lâm Tế đáp: Không.

Mục Châu nói: Sao không đi hỏi?

Lâm Tế đáp: Không biết hỏi gì.

Mục Châu nói: Hỏi là thế nào đại ý của Phật pháp?

Hàng ngày Mục Châu đối xử Lâm Tế rất tử tế, nên Lâm Tế rất cảm kích và thường nghe lời đi hỏi.

Lâm Tế hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý của Phật pháp?

Câu hỏi vừa dứt thì Hoàng Bá liền đánh đuổi ra, Lâm Tế phát nghi “tại sao hỏi Phật pháp lại bị đánh đuổi ra?” mà tự mình không biết. Hôm sau gặp Thủ Tọa hỏi: Có đi hỏi không?

Lâm Tế đáp: Có.

Thủ Tọa hỏi: Thế nào?

Lâm Tế nói: Không biết như thế nào, mới vừa hỏi thì bị đánh rồi đuổi ra.

Thủ Tọa nói: Đi hỏi nữa đi.

Lâm Tế nói: Thôi không đi hỏi.

Thủ Tọa nói: Hỏi kỳ này thì khác hơn kỳ trước, nên đi hỏi nữa đi!

Lâm Tế hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý của Phật pháp?

Câu hỏi vừa dứt thì Hoàng Bá đánh mạnh hơn kỳ trước, rồi đuổi ra.

Thủ Tọa nói: Vậy phải hỏi lần nữa.

Lâm Tế nói: Đã hỏi 2 lần lại còn hỏi gì nữa!

Thủ Tọa nói: Làm gì cũng phải 3 lần, nên đi hỏi nữa đi.

Lâm Tế hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý của Phật pháp?

Kỳ này Hoàng Bá đánh rất mạnh, rồi đuổi ra. Lâm Tế liền đến Thủ Tọa nói: Tôi muốn đi chỗ khác, không muốn ở đây nữa.

Thủ Tọa cũng biết, nhưng không nói ra, nói với Lâm Tế: Nếu đi chỗ khác cũng được, nên đi từ giả Hòa thượng; rồi Lâm Tế đến Hoàng Bá từ giả.

Hoàng Bá hỏi: Đi đâu?

Lâm Tế đáp: Chưa biết.

Hoàng Bá nói: Nên đến Cao An Thăng chỗ Thiền sư Đại Ngu sẽ có ích cho ông.

Đại Ngu hỏi Lâm Tế: Từ đầu đến?

Lâm Tế đáp: Từ Hoàng Bá.

Đại Ngu hỏi: Hoàng Bá có dạy bảo gì không?

Lâm Tế nói: Có hỏi 3 lần “thế nào là đại ý Phật pháp?”, nhưng bị đánh đuổi ra, không biết lỗi ở chỗ nào?

Đại Ngu nói: Hoàng Bá từ bi như vậy, mà còn nói lỗi ở chỗ nào!

Lâm Tế nghe liền ngộ triệt để.

Hỏi:
Sao Sư Phụ không dùng thủ đoạn để cho chúng con mau ngộ?

Đáp:

Bây giờ, tôi có đánh các vị đến chết cũng không thể ngộ, vì các vị không có công phu nên không phát nghi. Ngày xưa chư Tổ dùng thủ đoạn để cho hành giả phát khởi nghi tình, mà tự mình không biết, cho nên mau ngộ. 

Sau này cuốn Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời, hành giả xem biết những thủ đoạn của chư Tổ; nếu có đánh chết cũng không thể nghi được, nên chư Tổ bất đắc dĩ dạy tham công án tham thoại đầu.

Hỏi:
Tụng kinh Pháp Hoa cầu xin việc gì có được không?

Đáp:

Tôi đã nói: “Cầu là phỉ báng Phật pháp”, còn có cầu là có ngã thì không thể giải thoát. Nếu có cầu được thì không có Phật pháp.

Có người quan niệm tụng kinh Pháp Hoa mới có ăn! Đó là sai lầm. Tham thiền là theo kinh thực hành.

Hỏi:
Thế nào là Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa và Tối Thượng thừa?

Đáp:

Theo biểu đồ của ngài Nguyệt Khê gồm có 4 thừa:

1. Tiểu thừa: 

Trong giai đoạn ngã chấp, tức là chấp thân ngũ uẩn là ta; theo triết lý là Chủ Quan Duy Vật Luận, vì Tiểu thừa muốn diệt lục căn, không cho lục căn đối với cảnh. Thừa này còn ở trong phạm vi tương đối, như có và không, thường với vô thường, sắc với không,… Phàm nói ra được đều là tương đối, vì sống trong phạm vi tương đối.

Tu là dùng pháp Tứ Đế, tức còn gọi là Tứ Diệu Đế (khổ, tập, diệt, đạo); mỗi ngày dùng nhất niệm vô minh, ở trong nhất niệm vô minh, tức từ niệm này qua niệm khác cứ  suy nghĩ lăng xăng. Thừa này gọi là thừa Thanh Văn, mục đích cuối cùng muốn diệt lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý).

2. Trung thừa:

Phá được ngã chấp thì lọt vào pháp chấp, ở trong giai đoạn pháp chấp, chấp pháp là thật; theo triết lý gọi là Chủ Quan Duy Tâm Luận, vì không đối cảnh, chỉ có pháp. Cũng ở trong phạm vi tương đối, cách tu là dùng Thập Nhị Nhân Duyên còn ở trong nhất niệm vô minh. Thừa này gọi là thừa Duyên Giác, mục đích dứt nhất niệm vô minh.

3. Đại thừa:

Phá được ngã chấp và pháp chấp, nhưng lọt vào không chấp, tức là ở trong giai đoạn chấp không. Đến chỗ này là tâm và vật hợp một, nhưng vẫn còn ở trong phạm vi tương đối. Tu dùng pháp 6 Ba La Mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ).

Thừa này đến vô thỉ vô minh là hang ổ của nhất niệm vô minh, gọi là Bồ Tát thừa, mục đích cuối cùng là phá vô thỉ vô minh. Phá được vô thỉ vô minh là kiến tánh.

4. Tối Thượng thừa:

Tham Tổ Sư thiền là Tối Thượng thừa thì phá ngã chấp, pháp chấp, không chấp, đến giai đoạn Thật tướng (không có tướng nào cả) là hư không trống rỗng. Đến chỗ này là phi tâm phi vật (chẳng phải tâm cũng chẳng phải vật). 

Thừa này đến phạm vi tuyệt đối, cách tu là tham thoại đầu. Mục đích là đến chân như Phật tánh (kiến tánh thành Phật), tức là nhất Phật thừa. Khi ngộ rồi gọi là vạn đức viên mãn, vô tu vô chứng (không tu không chứng). 

Tại sao? Nói kiến tánh thành Phật, thật ra không có Phật để thành. Thành Phật không phải tu mới thành, bây giờ chưa tu mà đã thành rồi. Kinh Viên Giác nói: “Tất cả chúng sanh đều đã thành Phật”. Cho nên nói “vô tu vô chứng”.

Tin mình có Phật tánh không giảm bớt, không gián đoạn thì hiện nay mình là Phật; có thần thông, năng lực bằng Phật Thích Ca. Bất quá mình dùng không hết, đến chừng ngộ cuối cùng dùng ra được hết.

Hỏi:
Thế nào là thoại đầu và nghi tình?

Đáp:

Con quỳ ở đây có biết không?
-Không.
-Khi chưa có trời đất, con có biết không?
-Không biết.

-Không biết tức là phát nghi rồi, chỉ cần hỏi để kích thích một niệm không biết. Không biết đó là đúng, rồi khán là nhìn chỗ không biết; chỗ không biết thì không có chỗ, vì có chỗ là biết. Chưa có trời đất thì không biết, vì không có chỗ; nên không có chỗ để nhìn, nhìn thấy trống rỗng vẫn còn không biết. Thiền tông gọi là nghi tình, vừa hỏi vừa nhìn để giữ cái không biết.

Quán Khoa Học của thành phố Toronto ở Canada, có máy vi tính chia làm ba mươi mấy cấp. Những người tham thiền nhờ máy đo bộ não thì đèn báo từ trên xuống dưới rồi tắt. Chứng tỏ người tham thiền có nghi tình (không hiểu không biết), tức là không có suy nghĩ thì bộ óc không hoạt động nên đèn xuống và tắt.

Đứa bé 3 tuổi được mẹ dạy tham thiền: “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?”. Thường thường tôi nói: “Con nít 6, 7 tuổi đến người lớn 60, 70 tuổi đều tham thiền được”, nhưng 3 tuổi tham thiền được thì tôi chưa tin, cũng chưa gặp! Sẵn có cái máy, rồi ẵm nó để thử coi; tôi bảo nó tham thiền thì đèn cũng từ trên xuống dưới tắt, mà đèn lại xuống mau hơn người lớn.

Những người da trắng đứng bên cạnh thấy và nói “các vị sao hay quá, luôn đứa bé cũng làm được; sao chúng tôi không làm được một chút nào hết?”. Tôi nói với họ: Hãy bớt suy nghĩ thì đèn mới xuống.

Họ nói: Tôi không suy nghĩ mà đèn cũng không xuống.

Họ nói không suy nghĩ, nhưng bộ óc của họ không nghe lời, vì không khống chế được bộ óc. Còn những vị làm được là do tập tham thiền đã lâu, luôn cả đứa bé đã có sẵn không biết, nên đèn xuống mau và tắt. Người lớn đèn xuống chậm là do có sự hiểu biết, khi tham thiền là dẹp hiểu biết thì đèn xuống và tắt.

Đứa bé biết tham thiền, còn dạy tham thiền cho các bạn lớn hơn nó. Hỏi nó tại sao mày không dạy những đứa bằng mày?

Bé nói: Dạy không được.

Hỏi:
Tại sao tụng kinh, niệm Phật không phải tu?

Đáp:

Tụng kinh thì phải hiểu nghĩa kinh, rồi theo nghĩa kinh thực hành, gọi là tín, thọ, phụng, hành mới là tu. Nếu tụng suông không biết ý của kinh, giống như con két nói tiếng người chẳng biết gì, thì tụng cũng như không tụng. Đọc tụng là để thọ trì, mục đích kinh để thực hành, chứ chẳng phải tụng.

Niệm Phật phải đúng theo tông chỉ Tịnh Độ, thực hành đúng “tín, nguyện, hạnh”; không phải chỉ niệm, nếu chỉ có niệm thì không phải Tịnh Độ. Như chỉ niệm chú thì không phải Mật tông, nếu niệm câu thoại cũng không phải tham thiền; phải đúng theo tông chỉ của pháp môn đó mới gọi là tu. 

Hỏi:
Cầu siêu vong linh và cầu an người sống, có được không?

Đáp:

Theo nhân quả thì phải gieo nhân mới được quả, như trồng bí được bí, trồng đậu được đậu. Nếu nhân quả không đúng cũng không được, như trồng bí muốn được đậu, hay trồng đậu muốn được bí đều không được. 

Vậy làm ác không thể được phước báo, làm thiện không thể chịu khổ báo, phải đúng theo nhân quả. Có cầu được là phế bỏ nhân quả, khỏi cần gieo nhân. Như làm ác mà cầu an cầu siêu được thì khỏi cần tu. Cho nên, tham thiền là “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”.

Phàm chánh pháp đều phá ngã chấp, tức là không chấp thân ngũ uẩn là ta thì được ra khỏi sanh tử luân hồi. Như Tiểu thừa phá được ngũ uẩn ngã ra khỏi sanh tử luân hồi, nhưng còn chấp pháp; đến Trung thừa phá pháp chấp. Phá được ngã chấp thì ra khỏi phần đoạn sanh tử.

Hỏi:
Cha mẹ con chết đã lâu, con xuất gia thì cha mẹ con có hưởng được gì không?

Đáp:

Ai tu thì người đó được, như cha mẹ thương con bao nhiêu không thể ăn giùm cho con được; con có hiếu thảo cách mấy cũng không ăn giùm cho cha mẹ, người nào ăn nấy no. Đó là nhân quả, chứ không phải người này tu mà người kia được quả; tức là người nào làm thì người đó chịu, không thể người khác thay thế. Như Phật Thích Ca cũng không thay thế cho chúng sanh được.

Bây giờ, làm cha mẹ con cháu là gieo nhân ở kiếp trước. Cùng cha mẹ có 2 người con, một người có hiếu, có thể kiếp trước mắc nợ nên phải trả; một người bất hiếu, có thể cha mẹ kiếp trước mắc nợ nên đến đòi. Tùy theo nghiệp của mỗi người có khác, không nhất định; tức là tùy theo nghiệp nhân nghiệp quả.

Mục Kiền Liên đã chứng quả A la Hán có thần thông đệ nhất, mẹ của ngài làm ác đọa ngạ quỷ. Ngài đến ngạ quỷ thấy mẹ đói, liền biến một bát cơm đem cho mẹ ăn; vì nghiệp bà quá nặng nên cơm vừa tới miệng thì biến thành than lửa, không thể ăn được.

Về bạch Phật, Phật nói: “Nhất thiết duy tâm tạo, nếu tâm của bà ấy không sửa đổi thì không thể cứu nổi. Tâm của Tăng chúng hợp lại ảnh hưởng sửa đổi được tâm của bà ấy một chút, thì mới thoát khỏi đạo ngạ quỷ”. 

Đạo ngạ quỷ rất khổ, nên lấy Vu Lan Bồn hình dung cảnh khổ tội nhân bị treo ngược. Nếu tâm của bà ấy không sửa thì Phật cũng không cứu được, tự mình sửa mới được.

Hỏi:
Ba con tham thiền đã lâu, nếu chết thì chúng con phải tổ chức như thế nào?

Đáp:

Nếu con cháu tham thiền thì trước linh cửu tham thiền, không biết tham thiền thì niệm Phật cũng được; rồi tất cả ăn chay, không được sát sanh, nên cúng chay, đừng cúng mặn mà gây tội cho người chết.

-Lúc nhập liệm có mời các sư để tụng kinh  không?

-Có mời cũng được, đó không phải có quy định. Ngài Hư Vân trước khi tịch có dặn các môn đồ rằng: “Sau khi tôi chết, các vị đem thân tôi thiêu, rồi xay nát trộn với cám cho ngon, đổ xuống sông hay biển để kết duyên cho cá tôm”. Vậy đâu có làm gì!

-Theo Thiền Tông có cúng gì không?

-Làm tuần là do có thân trung ấm, cứ 7 ngày thì sanh tử một lần.

Người chết không phải biến thành quỷ, quỷ là một đạo trong 6 đạo; cõi trời, người, A tu la là 3 đường thiện; súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục là 3 đường ác. Nếu làm nghiệp quỷ thì phải đầu thai quỷ, làm nghiệp súc sanh thì phải đầu thai súc sanh, làm nghiệp địa ngục thì xuống địa ngục, làm nghiệp người thì sanh người,… theo nghiệp mà đi thọ thai.

Nếu làm thiện thêm một chút thì sanh lên 3 đường thiện, nếu làm ác thêm một chút thì sanh chỗ 3 đường ác. Người chết có nghiệp thiện hay nghiệp ác hơn kém thì chết đi đầu thai liền, những người có nghiệp ác và nghiệp thiện bằng nhau, khi chết không biết thát sanh vào đường nào, nên mới có thân trung ấm.

Cho nên, trong 7 ngày đó mà con cháu làm thịt heo gà để cúng thì tăng thêm việc ác cho người chết, người chết phải đầu thai xuống ác đạo; hay làm nhà lầu, xe hơi để đốt là cũng muốn cho người chết ở dưới âm phủ luôn. Vì đầu thai thành người thì không cần những thứ ấy. Các việc đó là tại không hiểu.

Nếu thân trung ấm 7 ngày không phân biệt thiện ác thì phải thêm 7 ngày nữa, vì thân trung ấm mỗi 7 ngày thì sanh tử một lần; đến cuối cùng là 49 ngày thì tự nhiên phân biệt được thiện ác, sẽ đi đầu  thai.

Chuyện thật ở Đài Loan có thân trung ấm, ông ấy là Ung Bá Huy từ Trung Quốc qua, lúc đó 40 tuổi quy y Pháp sư Nam Đình. Rồi y kể biết được 3 kiếp trước của y. Pháp sư thuyết pháp muốn chứng tỏ luân hồi để cho mọi người tin, nên nói: Tôi có một đệ tử biết được 3 kiếp có thân trung ấm, có một kiếp đầu thai người nhưng một bàn tay là giò heo. Tôi không thể nói ra tên người đó được, nếu các vị ra vô chùa thế nào cũng gặp.

Người ta nghe thuyết pháp rồi không biết là ai! Một hôm, ngồi chung một bàn ăn cơm trong chùa, có một cánh tay của y bao lại, còn lại một cánh tay bới cơm khó khăn; một vị khác muốn bới giùm, nhưng y không cho, 2 người giằng co làm cái túi sút ra thấy tay giống giò heo; mau mau bao tay lại và dặn ông kia không được nói ai biết. Lúc chỉ còn 2 người, ông kia hỏi: Có phải ông đầu thai heo phải không?

Ban đầu Ung Bá Huy không nói, ông kia nói: Không nói nhưng tôi đã thấy rồi, ông nói ra thì tôi không nói cho người khác biết. Rồi y mới kể:

Kiếp đầu tiên làm Giáo viên dạy học ở thôn quê, khi chết mà không biết mình chết; thân nhẹ nhàng đi lang thang không biết đói bụng, một hôm gió bấc thổi rất lạnh; lúc ấy đi ngang một nhà lớn cửa đang mở, vào trong nhà để tránh gió nhưng còn thấy lạnh; thấy trên vách tường treo mấy cái áo lớn, lấy một cái áo mặc vô cảm thấy ấm ngủ quên hồi nào không hay.

Thức dậy thấy mình nằm chung các con heo nhỏ và con heo lớn, mới biết mình là một con heo nhỏ. Trong tâm biết rõ ràng, nếu heo lớn lên thì người ta làm thịt. Nên tìm cách tự tử, quyết định không ăn uống; người chủ tưởng heo bệnh cho uống thuốc, nhưng heo không chịu uống. Qua 7 ngày thì heo chết khôi phục thân trung ấm.

Thân trung ấm cũng đi lang thang ngoài đường, một ngày kia gặp gió bấc lạnh đi ngang nhà lớn; rồi vô nhà thấy cái áo lớn, một tay vừa đụng chiếc áo nhưng rút lại. Tự nghĩ rằng, kỳ trước ăn cắp đã thành heo rồi, nên bây giờ dù có lạnh đến chết cũng không ăn cắp. Lạnh quá nên ngất xỉu, đến chừng tỉnh lại thì nghe người ta nói sanh con trai. Rồi mới biết mình đã đầu thai thành con người một tay giống giò heo, có mẹ nằm một bên.

Ung Bá Huy ở Trung Quốc 40 năm, rồi ở Đài Loan 22 năm, ông bệnh chết tại bệnh viện. Lúc tôi đi Đài Loan có đi ngang bệnh viện ấy. Sau đó, ông bới cơm giùm xuất gia, rồi đăng câu chuyện này trên nguyệt san Phật giáo.

Hỏi:
Kính xin Sư Phụ khai thị 2 bài kệ của ngài Thần Tú và ngài Huệ Năng?

Đáp:

Bài kệ của ngài Thần Tú là hiểu theo bộ óc, chưa kiến tánh, vì còn tư tưởng chấp thật, mới có bài kệ:

  Thân như  cây bồ đề, 
  Tâm như đài gương sáng.
  Ngày ngày phải lau chùi,
  Chớ để dính bụi trần.

Lục Tổ đã ngộ rồi, phá chấp của Thần Tú, có bài kệ:

  Bồ Đề vốn chẳng cây,
  Gương sáng chẳng phải đài.
  Xưa nay không một vật,
  Chỗ nào dính bụi trần?

Tâm của mình như hư không trống rỗng thì lấy gì để dính bụi trần!

Hỏi:
Ngày giỗ cha mẹ của con cúng mặn, nhưng con ăn chay nên không đến dự. Vậy con có bất hiếu không?

Đáp:

Không dự làm hại cha mẹ có bất hiếu không? Những người làm hại cha mẹ mới là bất hiếu, còn không muốn làm hại cha mẹ sao gọi là bất hiếu!

Hỏi:
Chúng con xuất gia còn nhỏ phải đi học hết chương trình Phật học, rồi sau chuyên tu. Vậy có được không?

Đáp:

Học với tu phải đi song song, tức là vừa học vừa tu. Đó là cách tu của Giáo môn. Tôi dạy các trường Phật học đều khuyên các Tăng Ni: “Học phải có tu”. Nếu đợi lúc rảnh rỗi mới tu thì không được, khi phát tâm tu thì phải tu liền.

Hỏi:
Người xuất gia đem của cúng dường giúp cho cha mẹ, vậy ai có nhân quả?

Đáp:

Hai người đều có nhân quả phải trả nợ cho thí chủ, người xuất gia chịu nhân quả nặng hơn. Người ta cúng dường Tam Bảo có ít, nhưng được phước báo nhiều; như một hạt lúa gieo xuống đất thì có nhiều hạt lúa. Cho nên, người xuất gia phải trả nợ nhiều lần hơn người bình thường.

Hỏi:
Con tham thiền thì bán vé số được nhiều, có lần con bị xe đụng nhưng không ảnh hưởng gì trên thân. Vậy những việc ấy có nhân quả gì không?

Đáp:

Nhân quả đó là do tham thiền sửa cái nghiệp mình lại, chứ không phải tham thiền là buôn bán khá kiếm tiền nhiều. Tham thiền thì sức của tâm được tăng thêm, như cái nghiệp đụng xe đáng lẽ phải chết, nhưng do mình có sửa lại nghiệp thì sẽ khỏi bị thương và chết. 

Trương quốc Anh làm việc gì cũng hơn mọi người, y tham thiền khi bị lật xe; cả xe đều bị thương, chỉ y không bị thương và không biết mình bị xe lật. Khi nhân viên Hồng Thập Tự kéo y ra, y hỏi nhân viên: 

Làm gì vậy?

-Câu cá có nhân quả gì không?
-Có nhân quả chứ! Không sát hại là thiện, sát hại là ác. Kẻ ăn cắp là ác, không ăn cắp là thiện.
-Nếu câu cá thì có bị người ta câu lại không?
-Có câu người ta thì bị người ta câu lại, ăn một cục thịt phải trả một cục thịt, giết một mạng thì trả một mạng. Nếu không gieo nhân thì không có quả.
-Kiến tánh thì nhân quả có hết không?
-Cứ hỏi và nhìn được kiến tánh thì tự biết.

Hỏi:
Con ăn chay, nhưng vì con cháu nhờ đi chợ mua các con vật chết về làm nấu. Vậy việc ấy có nhân quả không?

Đáp:

Có làm phải chịu nhân quả, nếu mình có quyền thì không làm. Người có quyền sai mình làm, người đó phải chịu nhân quả. Mình có quyền vì thương con mà làm nên phải chịu nhân quả, còn không nghe lời con thì không bị nhân quả.

-Không ăn thịt, mà dùng nước thịt, vậy có nhân quả không?

-Nếu mình không có ý muốn ăn thì không có nhân nên không có quả, dùng nước thịt thấy ngon thì cũng có nhân quả.

Hỏi:
Công phu có khi tạp niệm xen vào, có lúc trống rỗng. Vậy là thế nào?

Đáp:

Tập tham thiền cứ hỏi và nhìn, khỏi để ý công phu, vì để ý là biết. Tạp niệm hay không tạp niệm thì mặc kệ, đừng biết tới; hỏi và nhìn liên tiếp là được.

Hỏi:
Kính xin Sư Phụ khai thị: Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến?

Đáp:

Đây là trong kinh Lăng Nghiêm, những người giảng hay dịch thường hiểu lầm 2 chữ “kiến kiến”. Có người cho kiến trước là năng kiến, kiến sau là sở kiến; có người thì cho ngược lại là kiến sau là năng kiến, kiến trước là sở kiến. Có năng sở thì không phải kiến kiến, kiến kiến là kiến tánh (bản tánh tự hiện). Lúc bản kiến tự hiện gọi là kiến tánh (kiến kiến chi thời). 

Kiến tánh không có năng kiến và sở kiến, cho nên kiến chẳng phải là kiến (kiến phi thị kiến). Tuy nói kiến nhưng còn lìa kiến (kiến do ly kiến). Tại sao? Vì kiến không thể đến (kiến bất năng cập). Có năng sở là tri kiến của bộ óc thì không thể đến, tri kiến của Bát Nhã thì không có năng sở. Thường thường người dịch hay giảng sai lầm chỗ này.

Kiến tánh còn gọi là Phật tánh, dùng ra phải nhờ lục căn, lục căn có bản kiến, bản văn,… kinh Lăng Nghiêm có phản văn văn tự tánh là nghe bản văn. Bản ngửi, bản biết,… là cái dụng của Phật tánh; dụng của Phật tánh khắp không gian thời gian, không có năng sở. Cho nên, thể và dụng không phải là hai.

Hỏi:
Khởi niệm có quả hay thực hành có quả?

Đáp:

Khởi niệm là có nhân thì có quả, niệm đó là nhất niệm vô minh. Cuộc sống hàng ngày từ niệm này sang niệm khác liên tiếp. Ban đêm do nhất niệm vô minh tạo ra nhắm mắt chiêm bao, ban ngày biến hiện mở mắt chiêm bao ngày đêm không ngừng.

Hỏi:

Chúng con vẫn biết nhẫn nhục ba la mật, nhưng khi đụng chuyện tại sao không nhẫn được chút nào?

Đáp:

Nếu biết nhẫn nhục ba la mật thì không phải nhẫn nhục ba la mật. Kinh Pháp Hoa có Thường Bất Khinh Bồ Tát gặp ai cũng đảnh lễ và nói “tôi không dám khinh các vị, vì các vị sẽ thành Phật”; người ta giận dùng ngói đá ném, nhưng ngài từ xa vẫn lớn tiếng xưng “tôi không dám khinh các vị, vì các vị sẽ thành Phật” và đảnh lễ. Ngài tu pháp nhẫn nhục.

Mình phải đối cảnh, nếu bị người sỉ nhục nhưng mình không thấy nhục; như người ta chửi mắng đồng như khen ngợi, không giận mà lại mừng. Nhẫn nhục mà không biết mình nhẫn nhục, nếu còn tức giận trong bụng cũng không được. Kinh Kim Cang nói: “Tiền thân của Phật Thích Ca làm vị Tiên nhẫn nhục bị Ca Lợi Vương xẻ thịt, nhưng vị Tiên không giận mà lại thọ ký cho ông ấy “sau này tôi thành Phật sẽ độ ông trước”.

Vị Tiên mới thật nhẫn nhục, nếu tu thành pháp nhẫn nhục ba la mật (đến bờ bên kia) thì phá được hết ngã chấp không còn phiền não đau khổ. Tham thiền giữ được nghi tình thì không biết nhẫn nhục mới được chân thật nhẫn nhục, người ta chửi mắng đánh đập mà mình không biết chửi mắng đánh đập. 

Hỏi:
Tham thiền không biết có lọt vào vô ký chăng?

Đáp:

Đừng biết vô ký hay không vô ký, cứ hỏi và nhìn. Tại sao muốn biết vô ký làm chi? Nghi tình là không hiểu không biết, nếu biết vô ký là biết thì không phải tham thiền.

-Sao lúc này tham thiền hay quên?

-Tham thiền hay quên là tiến bộ, quên nhiều tiến bộ nhiều; vì không hiểu không biết là để chấm dứt tìm hiểu biết, ghi nhớ biết và suy nghĩ biết. Không có ghi nhớ là quên.

-Người ta cho như vậy là điên sao?

-Mình không điên, có nói điên cũng mặc kệ. Đến chừng tự hiện ra năng khiếu sức của tâm thay thế bộ óc làm việc. Bây giờ tôi đang thử nông nghiệp và công nghiệp. Lập ra xưởng làm ra máy móc vừa tham thiền vừa làm. Nhập các máy tối tân vô, máy nào cũng có khuyết điểm; mình có năng khiếu biết được khuyết điểm sửa lại tạo ra máy mới, mà máy nhập cảng đắc tiền hơn, mình làm ra thì dễ. 

Bây giờ, phổ biến cấp 3 dùng máy vi tính, tôi làm một phòng vi tính giúp cho trường tiểu học có khoảng 1000 học sinh từ 8 tuổi đến 13 tuổi để vừa tham thiền vừa tập vi tính, thì sẽ phát triển mau, mà tôi không cho biết là tham thiền. Nhà khoa học danh tiếng thế giới có 2 vấn đề không giải quyết được là: - Vũ trụ có bắt đầu chăng? - Con gà có trước hay trứng gà có trước?

Tôi cho hỏi con gà có trước hay trứng gà có trước? Để giải quyết của nhà khoa học thắc mắc. Vừa hỏi vừa nhìn, hoàn toàn dùng cách tham thiền để giúp cho nông nghiệp, công nghiệp, vi tính đều được phát triển; tức là Phật pháp ứng dụng hàng ngày là thực dụng. Bây giờ mình cũng đang dùng mà mình không biết.

Ngài Long Thọ nói: “Hư không vô sở hữu”, dùng hư không vô sở hữu là tâm mình, tâm mình trống rỗng (vô sở hữu) vậy. Bây giờ, mình đang dùng, vì có chỗ trống rỗng nên mình mới ngồi và nhìn với nhau. 

Cuộc sống hàng ngày, ăn cơm uống nước, nói năng tiếp khách, tất cả vũ trụ vạn vật, đất đai nhà cửa cây cối, đều nhờ vô sở hữu dung nạp và ứng dụng.

Nhưng đang ứng dụng mà không biết, cứ tìm chơn không diệu hữu, Bồ Đề, Niết Bàn. Nếu cái không đã có thì mới nói chơn nói diệu. Có đã không thành lập, sao nói không nói diệu? Chơn là đối với vọng, kinh 
Lăng Nghiêm nói “chơn với vọng là 2 thứ vọng”, vọng đã là vọng, còn chơn đối vọng cũng là vọng. 

Phàm tất cả tương đối đều là vọng, Phật tánh bất nhị không có tương đối. 4 bài kệ của ngài Vĩnh Gia nói là vô duyên tri (tri không có nhân duyên đối đãi). Cho nên không kiến lập tri, kiến lập tri thì có bất tri để đối đãi. Kiến lập sở tri thì có năng tri để đối đãi. Có năng sở đối đãi không phải là vô duyên tri. 

Vô duyên tri (Bát Nhã) cùng khắp không gian thời gian, mình đang dùng; vì kiến lập sở hữu thì bị hạn chế, nên dùng ra rất ít. Tham thiền là tẩy sạch sở hữu của mình kiến lập, cái dụng sẽ lớn thêm hiện ra. 
Kiếp trước người nào đã học cái gì thì kiếp này sẽ phát triển nhanh. Làm nông nghiệp phát triển nông nghiệp, làm công nghiệp phát triển công nghiệp, làm nghề máy phát triển máy, làm vi tính phát triển vi tính. Sức của tâm mình đã sẵn, hiện ra cái dụng hơn người khác gọi là năng khiếu.

Hỏi:
Cha chết con không đến, con có tội không?

Đáp:

Tùy theo tình trạng đó, không phải có tội hay không có tội! Nhân duyên đặc biệt người ấy không thể đến được, không phải cố ý không đến. Ở gần kế bên mà người ấy không đến là bất hiếu, theo truyền thống thì cha mẹ chết, con phải đến. Vậy bất hiếu phải có tội.

Hỏi:

Tham thiền thấy hào quang xẹt ra, việc ấy như thế nào?

Đáp:

Tất cả mình thấy gì, thấy xẹt tia lửa hay thấy ma đều là vọng; mặc kệ nó đừng để ý, cứ hỏi và nhìn đi song song là được. Bây giờ thấy Phật Thích Ca đến rờ đầu thọ ký cho mình thành Phật cũng là vọng, đừng có mừng, đừng có biết tới. Tham thiền đến lúc kiến tánh thì tất cả tự biết.

Hỏi:

Con tham thiền lâu nay, nhưng tánh con vẫn còn sân hận hung dữ to tiếng. Vợ con nói hồi trước ông chưa tu thì không có gì, bây giờ có tu sao hung dữ quá! Xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:

Vì ông không giữ được nghi tình, nếu giữ được nghi tình thì người ta có đánh đập chửi mắng cũng không giận; tức là thấy tốt đẹp thì không biết nên không ham thích, thấy xấu thì không biết nên không chê ghét. Ông chỉ niệm thoại đầu, thói quen cũ không thể giảm bớt.

Nếu giữ được nghi tình, như người ta trước kia ham đi xem hát, sau một thời gian thì họ không còn thích; trước kia ưa mặc đồ đẹp, khi tham thiền thời gian sau không thích; trước kia thích đi nhà hàng, tham thiền thời gian không muốn đi. Tham thiền mà quên là tiến bộ.

Hỏi:

Con nằm chiêm bao thấy con và mọi người đi trên chiếc thuyền bị chìm thuyền chết chỉ một mình con sống, khi con thức giấc thấy mình tham thiền. Vậy hiện tượng này như thế nào?

Đáp:

Tham thiền trong giấc chiêm bao là công phu có tiến bộ.

-Nhìn chỗ đen tối có đúng không?

-Nhìn chỗ không biết, muốn hình dung chỗ không biết nên tạm lấy đen tối để hình dung. Nhưng tối với sáng là 2 pháp sanh diệt, chỗ không biết không phải sáng cũng không phải tối. Nếu biết tối thì đã biết, cho nên tôi dùng cái tối để thí dụ tạm thời để làm phương tiện. Đừng tạo ra cái đen tối để nhìn.

Hỏi:
Tại sao tịnh dễ tham, động khó tham? 

Đáp:

Trong động tham ít, không có sao. Thường thường trong tịnh tham thiền vào cửa mau hơn, như 3 tháng vào cửa; còn tham thiền trong động vào cửa khó hơn, như 3 năm vào cửa. Nhưng 3 tháng vào cửa nhưng 300 năm không được kiến tánh, còn 3 năm vào cửa thì 4 năm được kiến tánh.
Mặc dầu, chậm vào cửa nhưng lại mau kiến tánh. Tại sao? Vì trong động làm được thì tịnh cũng làm được, không bị tịnh chướng ngại. Khi tịnh làm được, nhưng lúc động không làm được; vì ngồi xuống là được, khi đứng dậy thì không được. Cho nên bị chướng ngại, tại có phân biệt động tịnh tương đối. 

-Nhưng trong động tham ít thì sao?

-Ít cũng tham vậy, tham được nhiều thì đừng có ham, tôi đã thí dụ phải hiểu. Ít nhưng lại mau hơn, ban đầu nhiều nhưng chậm hơn mà lại không có hy vọng nữa.

-Hoàn cảnh nhà làm cho con không tham được là sao?

-Tại biết những cảnh đó, cho nên cần phải giữ nghi tình để quên những thứ đó. Phải tập tham thiền, mỗi ngày nghi tình tăng 1 phút thì 4 năm đến thoại đầu, 1 ngày tăng ½ phút thì 8 năm đến thoại đầu, 1 ngày tăng ¼ phút thì 16 năm đến thoại đầu. Tập dần dần, chứ đâu phải muốn mau là được! Cho nên, mau trở lại chậm, chậm có thể thành mau.

Hỏi:

Ngài Đại Huệ khai thị cho Lý Hiến Thần:

  Phật thuyết tất cả pháp,
  Vì độ tất cả tâm.
  Ta chẳng tất cả tâm,
  Đâu cần tất cả pháp!

Kính xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:

Phật nói: “Không có pháp gì gọi là Phật pháp”, tại chúng sanh có bệnh, nhưng bệnh của chúng sanh là bệnh giả, Phật làm thuốc giả để trị bệnh giả. Nếu bệnh giả hết thì thuốc giả cũng bỏ. Không có bệnh mà uống thuốc là điên cuồng, có bệnh mà không uống thuốc làm sao hết bệnh?

Thuốc giả là để trị bệnh giả, nếu không có bệnh giả thì thuốc giả đâu cần nữa! Cho nên, Phật thuyết pháp là để trị tất cả tâm, không có tất cả tâm thì đâu cần tất cả pháp! Tức là pháp với tâm đều không thật. Bởi vậy, ngài Long Thọ nói: “Vô sở hữu” (trống rỗng).

Hỏi:
  Tìm trâu theo dấu tích,
  Học đạo phải vô tâm.
  Dấu còn thì trâu còn,
  Vô tâm đạo dễ thành.

Kính xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:

Thiền sư Phổ Minh dùng mười bức chăn trâu để tu không thể được. Tìm trâu phải tìm theo dấu trâu, đó là theo bệnh chấp thật. Học đạo thì vô tâm, tâm đã vô sở hữu lấy cái gì để tìm? Trống rỗng là khắp không gian thời gian, làm sao có nhà để về? Nếu có chỗ về thì không cùng khắp không gian.

Tìm trâu là tìm theo dấu tích của trâu, đó là chuyện thế gian. Ngộ đạo là vô tâm mới ngộ được, nếu có tâm thì không thể ngộ. Cho nên, ngộ đạo quý vô tâm. Tham thiền là không hiểu không biết, như 4 bài kệ của ngài Vĩnh Gia không kiến lập cái biết. Biết mình có cái biết còn không được. 

Biết tịch lặng, biết trâu mất, biết tìm trâu, biết cởi trâu về nhà… những việc ấy là bậy, đều là có tâm chứ không phải vô tâm. Đó là tư tưởng của người đời theo bệnh chấp thật. Học đạo là khác chuyện ngoài đời là nghịch lại, ngoài đời chấp thật; học đạo phá chấp thật.

Hỏi:

Lúc chưa tham thiền, con ngồi chơi nhưng đầu óc trống rỗng. Vậy có hại gì không?

Đáp:

Đó là cảnh giới tốt, có thể trước kia đã tu thiền gì rồi mới hiện ra cảnh giới đó. Tham thiền có hiện ra cảnh giới gì cũng mặc kệ, đều là vọng, đừng để ý tới, cứ hỏi và nhìn đi song song giữ không hiểu không biết.

Hỏi:

Con vừa tham thiền vừa nói chuyện với người ta, nhưng một lúc sau con không biết người ta nói gì. Vậy có sao không?

Đáp:

Công phu như thế là đúng rồi.

-Như vậy có hôn trầm phải không?

-Không phải, giữ được nghi tình thì người ta nói gì cũng không biết.

-Trong lúc buồn, thấy nghi tình mạnh hơn và trong lúc vui, không thấy vui nhiều. Vậy trạng thái ấy như thế nào?

-Nếu còn biết buồn biết vui thì không có nghi tình, vui không biết vui, buồn không biết buồn là giữ được nghi tình.

-Buồn quá có nghi tình không?

-Buồn quá làm sao có nghi tình! Biết buồn là không phải nghi tình. Biết là không phải nghi, nghi là không hiểu không biết. Đó là niệm thoại đầu, chứ không có nghi; niệm là biết, tức không phải tham thiền; nếu buồn quá thì niệm mạnh.

Hỏi:

Thiền sư Đại Huệ nói: “Sợ hải sanh tử mà gốc nghi nhổ chẳng hết thì trăm kiếp ngàn đời trong sanh diệt thọ báo” và “mạnh dạn nhổ sạch gốc nghi”. Xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:

Vì bộ óc hiểu có hạn chế, không hiểu hết nên phải có nghi; đến chừng ngộ triệt để thì trí Bát Nhã hiện lên khắp không gian thời gian, sự hiểu biết không còn thiếu sót; tức là không còn một cái gì không biết, không còn chỗ nào không biết, không còn lúc nào không biết, nên gọi là đốn đoạn nghi căn (gốc nghi đã nhỗ sạch), không còn cái gì để nghi.

Không những gốc nghi chấm dứt, mà mạng căn cũng chấm dứt; nhưng người ta nghe tôi nói mạng căn chấm dứt thì sợ. Vì mạng căn chấm dứt là không bị khổ sanh tử luân hồi, lúc ấy được tự do tự tại, không có cái gì làm chướng ngại. Nhưng người ta muốn kiến lập sinh mạng sở hữu của mình, cho nên nghe nói mạng căn chấm dứt thì sợ. Đó là do còn cái ngã. Nghi căn và mạng căn chấm dứt, lúc đó được kiến tánh triệt để.

Hỏi:
Tham thiền muốn nhanh kiến tánh thì phải làm sao?

Đáp:

Tham thiền có nghi tình, mỗi ngày tăng thêm 1 phút là nhanh thì 4 năm đến thoại đầu sẽ kiến tánh, ngài Lai Quả kiến tánh nhanh như vậy, 24 tuổi xuất gia đến 28 tuổi kiến tánh. Ngài Hư Vân đến 56 tuổi kiến tánh.

-Vậy do công phu lẹ hay chậm phải không?

-Không phải lẹ là cao! Hoài Nhượng và Phản Nhiên là bạn đồng tham, nhưng Phản Nhiên kiến tánh trước. Lục Tổ hỏi Hoài Nhượng: “Vật gì đến như thế?” Hoài Nhượng không trả lời được, rồi phát nghi tình  đến 8 năm sau mới ngộ. Trong Pháp Bảo Đàn không nói Hoài Nhượng 8 năm sau ngộ, nhưng trong lịch sử Thiền tông nói. 

Khi Hoài Nhượng ngộ trình cho Lục Tổ: Nói giống một vật thì không đúng.

Lục Tổ hỏi: Vậy có tu chứng không?

Hoài Nhượng đáp: Tu chứng thì chẳng phải không, ô nhiểm thì chẳng thể được.

Tại sao? Vì đã phát hiện được vô sở hữu lấy cái gì để ô nhiểm? Cho nên, bài kệ của Lục Tổ có câu: “Xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi trần”. Đâu có vật gì dính bụi trần để ô nhiểm! Chứng tỏ 

Hoài Nhượng đã ngộ rồi.

Tâm như hư không trống rỗng nhưng mình đang dùng, như tôi đang nói, các vị đang nghe, nhìn với nhau đều nhờ vô sở hữu.

Hỏi:
Thế nào con đường duy nhất từ phàm phu đến quả Phật?

Đáp:

Không có đường cũng không có đạo, nên người tham thiền muốn hiểu đạo cũng không cho. Tại sao? Vì ngài Long thọ ví dụ tâm mình như hư không vô sở hữu (không có hư không).

Người kiến lập hư không hỏi: Tại sao không nói hư không quãng đại vô biên dung nạp tất cả vật, mà lại nói hư không vô sở hữu dung nạp tất cả vật? Nếu hư không vô sở hữu, tức là không có hư không thì lấy cái gì để dung nạp! Ngài Long Thọ nói: “Không có mới dung nạp”. Thật tế là vậy, mặt trời, mặt trăng, cây cối, nhà cửa,… đều nhờ cái vô sở hữu này.

Chỗ không có gì thì mới dung nạp, nếu đã có chỗ thì không dung nạp; như cái bàn trống rỗng thì dung nạp, chỗ để đồ thì không dung nạp; người ngồi chật hết thiền đường thì không thể dung nạp được nữa.

Hỏi:

Người thế gian học hành rồi thành quả, đến đây học không hành thì không thành quả phải không?

Đáp:

Đây là pháp xuất pháp thế gian, chứ không phải pháp thế gian; thế gian là dùng tư tưởng chấp thật, mỗi ngày đều sống trong nhất niệm vô minh. Pháp xuất thế gian là hiển bày dụng cái tâm, nếu ngộ được thì không có xuất thế gian và thế gian. Vì vô sở hữu không thể kiến lập, cho nên Phật Thích Ca nói là vô thỉ, tức là không có bắt đầu, cũng là nghĩa vô sanh, không có sự sanh khởi.

Tại sao? Vì có sự sanh khởi thì phải có sự bắt đầu, nếu có bắt đầu thì không đúng với thật tế. Tại có bắt đầu thì phải có cuối cùng là pháp sanh diệt, còn đây Phật Thích Ca gọi là pháp bản trụ, vốn không có sanh diệt. 

Cho nên, không bị gián đoạn thì cùng khắp thời gian, vì không có sanh diệt nên gọi là Niết Bàn (niết là không sanh, bàn là không diệt). Do khắp không gian thì không khứ lai, nên gọi là Như Lai (đúng như bản lai).

Bản Lai là vô nhất vật, mà sao có đường để đi! Vì vậy, ngài Lai Quả nói: “Nếu đi một ngàn dặm, lại trở về rất mất công”. Tham thiền là chỉ quay đầu là tới rồi, khỏi cần đi một bước hay nửa bước. Có đường để đi là có tư tưởng chấp thật, tức kiến lập cái sở hữu; đây vốn  là vô sở hữu.

Hỏi:
Đọc kinh là để sáng suốt thấu triệt đi đến đạo quả có phải không?

Đáp:

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Giác hải dụ cho tâm mình, hư không là bọt biển, thế giới ở trong hư không (ở trong bọt nước); còn chúng sanh ở trong thế giới, nếu bọt nước bể (hư không chẳng có) thì thế giới ở đâu? Chúng sanh ở đâu?

Hỏi:
Thế nào là tham Tổ Sư thiền?

Đáp:

Tham Tổ Sư thiền là tham thoại đầu hay khán thoại đầu. Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói; tức là chưa nổi lên ý niệm muốn nói câu thoại mới gọi là thoại đầu. Nếu khởi niệm muốn nói, nhưng chưa nói ra miệng cũng là thoại vỉ (thoại đuôi), chứ không phải thoại đầu. Thoại đầu là chưa khởi niệm nào mới gọi là thoại đầu.

Bây giờ, tham thiền tuy nói tham thoại đầu hay khán thoại đầu, nhưng chưa đến thoại đầu, cách thoại đầu còn xa lắm. Vì mục đích đến thoại đầu, nên mới nói là tham thoại đầu hay khán thoại đầu. Tham là hỏi câu thoại, tất cả muôn ngàn câu thoại là mục đích để kích thích niệm không hiểu không biết. 

Như hỏi: “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” thì nổi lên một niệm không biết, rồi khán là nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết là gì; chỗ không biết là không có chỗ, vì có chỗ là biết rồi. Không có chỗ là không có mục tiêu để nhìn thì không thấy gì vẫn còn không biết, nên Thiền tông gọi là nghi tình. Hỏi và nhìn song song để giữ nghi tình đưa hành giả đến thoại đầu, rồi kiến tánh. 

Không phải hỏi trước nhìn sau, không phải hỏi sau nhìn trước. Hỏi và nhìn một lượt, hỏi không phải dùng miệng hỏi mà tâm hỏi, nhìn không phải dùng mắt nhìn mà dùng tâm nhìn. Hỏi không gián đoạn, nhìn vẫn không gián đoạn. Chỉ cần hỏi và nhìn, không biết tới việc khác; nếu biết không phải là nghi tình. 
(Kể chuyện bé Bi đo bộ não……..trang 13). 

Xem Tiếp Phần 2 Của Trang Này
 

 
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

bai CÃn Tức 大乘与小乘的区别 thé ton giao Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa 菩提阁官网 cửa Nhà Bình sam thien phat giao ngoc Chùa Thần Quang lê Chùa 正信的佛教 Và phim 泰卦 phật 出家人戒律 hieu ve nhan qua tuong phat tu to di chuc cua nguoi dan ba phap Bún riêu chay Hà Nội ngon đậm đà buoc qua noi so thien Không tấm lÑi y ân hòa thuongj thích tâm hoàn đi neu tri tue khong co dao duc soi duong Lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích benh Cây chùm bao gió lẽ sống cuộc đời Nhậ 佛說父母 chua khai doan phat phap mau ngua thuc tap chuyen hoa cam xuc Từ Quận chúa Hồ Thị Hạnh đến Sư bà mien Nhớ ngó Tin huệ vo thuong hoa 不空羂索心咒梵文 Vo GiÃi Sen con đường trung đạo và nền tảng của Ä Æ đôi su