Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát
Phổ Môn Giảng Lục

Pháp sư Bảo Tịnh giảng thuật
Thôi Chú bình & Tôn Tử Á
kính lục
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch

Sàigòn - 1972 - PL 2516

--- o0o ---

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát
Để Giải Trừ Lòng Dâm Dục

 

Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng ly dục.

Đoạn này giảng giải trừ khổ ba món độc. Trước đã cứu bảy nạn. Nhưng chúng sanh hãy còn có tham sân si nơi ý nghiệp là phiền não trong tự tâm, cho nên lại phải nói giải trừ ba món độc đó nữa. Đấy là cảm cơ của ý nghiệp. Ba món độc này so với ăn món độc trì, uống vị độc trấm lại càng lợi hại hơn thứ độc dược ấy nữa. Vì rằng ăn Trì uống Trấm cái độc của nó chỉ hại cho thân thể, cái hại ấy bất quá một đời mà thôi. Chứ ba món độc này năng hại pháp thân, dứt huệ mạng, và đọa vào địa ngục vĩnh viễn không ngày ra khỏi, thật là thứ độc đáng sợ đến mức. Đối trị ba độc này, y theo trong giáo lý mà giảng nói:

Nhiều dâm dục phải tu phép quán bất tịnh, nhiều giận dữ nên tu phép quán từ bi; nhiều ngu si cần tu phép quán nhân duyên. Chúng sanh nào cũng đều có ba độc này cả, nhưng bất quá kẻ ít người nhiều đấy thôi. Có nhiều người tham dục, có người nhiều sân nhuế, có người chẳng tin nhân quả tức nhiều ngu si, ai ai cũng đều có thói quen của ba độc nhiều hoặc ít, dày hoặc mỏng chẳng đồng đều đấy thôi. Ba món tâm bịnh này phải công nhận là y dược của thế gian điều trị hoàn toàn bất lực. Vì chúng sanh dâm dục mù mờ thầm kín, thói quen nặng nề khó rời bỏ, khó buông thả xuống được. Chính tự mình vẫn biết nó là bất hảo, thế mà cũng khó lấy lý lẽ để ngăn dứt nó. Nên phải biết ái căn của chúng ta nó sâu sắc bền chắc rất đỗi nguy hiểm. Kinh Viên Giác nói: "Tất cả chúng sanh đều do dâm dục mà chứng lấy tánh mạng". Dâm dục là cội gốc của sanh tử. Vậy mà có người nói: Lòng tôi thanh tịnh không có ái dục. Quả thật không có tham dục thời chẳng gặp nhân duyên đầu thai sanh về thế giới Ta bà này. Chúng ta nương ở trên quả địa cầu này là ở trong phạm vi cõi Dục, nên mới có tham dục trai gái, ăn uống; chẳng qua nghiệp chướng nhẹ thời lòng dâm dục mỏng, nghiệp chướng nặng thời lòng dâm dục dày mà thôi.

Phàm người, từ khi mới chết trở về sau, tám Thức lìa khỏi xác thân, là tiền ấm đã thoát mà hậu ấm chưa thành, vẫn chưa đầu thai để tìm lấy một đời sống khác được. Thời gian trung gian giữa tiền ấm và hậu ấm đó, gọi là trung ấm thân. Người đời lầm cho rằng người chết là thành quỷ. Họ chẳng biết đấy là trung ấm thân. Bất cứ trong bốn loại sanh bằng: Thai, trứng, ẩm thấp, biến hóa, địa ngục, quỷ, súc sanh, người và trời đều do trung ấm thân mà đi đầu sanh cả. Thân trung ấm cứ mỗi bảy ngày qua một phen biến đổi: Bảy ngày thứ nhất, bảy ngày thứ nhì cho đến bảy ngày thứ năm, gặp cơ duyên thích hợp tức liền nương nghiệp lực của kẻ khác mà đầu sanh một trong sáu đạo bốn loại sanh. Thời gian tồn tại của nó có lâu lắm cũng không ngoài bốn mươi chín ngày. Thân này cao độ ba thước, có mắt mà chẳng thấy, có tai cũng chẳng nghe vì bị vỏ vô minh bao bọc. Nó ở trong những chỗ tối đen mờ mịt lại càng mờ mịt thêm. Khi nó có nhân duyên với cha mẹ nào đó, chính khi hai cha mẹ giao hiệp, nó phát sanh ánh sáng dâm dục, liền bị hữu duyên trung ấm thân cảm mắc đến. Dù cho cách xa ngoài ngàn vạn dặm cũng không thể làm trở ngại được, nó nương sáng dâm dục mà nhanh đến. Nó xem đôi vợ chồng đang giao hiệp đó đều chẳng phải là cha mẹ. Mà chỉ như thế này: Như nó là trai thời ưa người vợ, như nó là gái thời ưa người chồng. Nên kinh gọi là dị tánh thành ái, đồng tánh thành tắng. Nói cho dễ hiểu: Nó trai ưa gái, ghét trai tức ghét đồng tánh ưa dị tánh. Nó gái ưa trai, ghét gái tức ghét đồng tánh ưa dị tánh. Chảy tư tưởng làm thai, nạp nhận ái nhiễm làm hạt giống tức tâm ái nhiễm. Đấy tức là nguyên do đầu thai chịu lấy sanh tử. Như gió mưa vào nhà tức liền thành thai. Cho nên muốn sanh về Tây phương Cực lạc thế giới quyết phải dứt ái. Kinh gọi:

A?#7845;t trọng bất sanh Ta bà;

Niệm bất nhất bất sanh Cực lạc.

Kinh Lăng Nghiêm nói: Nếu chẳng dứt dâm dục, dù cho vào được thâm thiền định cũng trọn thành ma nghiệp.

Thử xem từ xưa đến nay những hạng quân vương, tể quan, anh hùng, hào kiệt đa phần tránh chẳng khỏi cái rọ ái tình, khiến đến nỗi thân bại, danh hư, nước đổ, nhà tan, thật đáng tiếc hơn tiếc gì hết, đáng sợ hơn sợ gì hết. Đại phàm chúng ta là những người học Phật, tuy ai cũng vẫn có thói quen ái dục, biết nó là xấu, nhưng mà nhất thời buông nó chẳng rơi xuống, rảy nó khó rớt đi, cho nên phải dần dần và dần dần dứt hẳn nó mới thành công. Phương pháp đoạn dục phải theo giáo lý dưới đây mà tu phép bất tịnh quán. Mỗi khi tình ái phát sanh là liền khởi lên tư tưởng dâm dục. Phải biết dù cho má phấn môi son, răng ngà mày nguyệt, hồng nhan tuyệt mỹ tuyệt trần cũng chẳng được bao lâu, thân tứ đại này phân ly chung qui về cõi tử vong, đâu có còn gì đáng yêu đáng mến nữa. Đấy gọi là tân tử tưởng. Chẳng mấy hôm, toàn thây xanh tím thành máu bầm, rất đáng kinh tởm ghê gớm. Đấy gọi là thanh ứ tưởng. Lâu thêm mấy hôm nữa, sình chướng phá bì, bẫy rửa, chảy nước như mủ. Đấy gọi là nồng huyết tưởng. Sau khi thể đã tan nát, máu mủ chảy tùa tủa tứ tung, thối hôi chẳng thể nào ngửi nghe được. Đấy là tưởng chảy nước đỏ. Từ đấy mới sanh ra những thứ giòi lúc nhúc đục khoét ăn chì chẹt. Đấy là trùng hám tưởng. Cuối cùng là còn một đống xương khô. Đấy là khô cốt tưởng. Ngày xưa hồng nhan má phấn hôm nay đâu còn? Chúng ta vốn là một cái đãy đựng: Mắt tai mũi miệng, lỗ nào cũng chảy ra toàn vật bất tịnh. Đến như đại tiểu tiện lại nhơ nhớp chẳng cần nói ai cũng hiểu. Vậy thì bất quá một lớp da mỏng giả diện cụ bao đựng để gạt đời mà thôi.

Thử xem hạt giống khi mới nhỏ xuống tức tinh cha huyết mẹ vốn là vật bất tịnh, đấy gọi là chủng tử bất tịnh. Người đời mù mờ chẳng hiểu thấu được. Nếu ai tu được phép quán bất tịnh này khả dĩ phá được lòng dâm dục. Nhưng quán pháp tế nhị mà tâm niệm thô phù, nên những kẻ căn trí đần độn chẳng dễ dàng gì mà tu được. Quán Thế Âm Bồ Tát là bậc Đại y vương, tức nương những lời đã dạy trong phẩm Phổ Môn, thường niệm Quán Thế Âm Bồ Tát liền được ly dục, tuyệt dục. Dâm dục là một tên đầu sỏ đứng đầu muôn tội ác và cũng là cội gốc các điều khổ não, ai mà chẳng run run e sợ, nên thường phải phát tâm dũng mãnh, phát tâm hằng thường chuyên niệm Thánh hiệu vậy. Tâm dũng mãnh dễ phát mà tâm hằng thường lắm phần khó khăn nhiều. Tâm hằng thường là thế nào? Tức là niệm tại đây nó phải có mặt tại đây. Ngày ngày như thế, đi đứng ngồi nằm, chánh niệm thuần nhất, duy niệm Quán Âm không có niệm gì xen lẫn, mới có thể được cảm ứng đạo giao. Như cưa cây lấy lửa, như gà ấp trứng một lát rất ngắn cũng chẳng được ngừng nghỉ. Gọi là đạo ấy vậy, chẳng khá giây lát rời vậy: Nếu có thể rời được giây lát tức chẳng phải Đạo vậy. Nếu một ngày ấm mà mười ngày lạnh, tức hẳn không có thuốc gì cứu chữa được.

 

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Giải Trừ Giận Dữ

 

Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng lìa lòng giận.

Giận là tỳ khí bạo phát, phát lửa vô minh, chẳng hay dung thọ nghịch cảnh được. Hờn là não loạn sanh nộ. Nay có một người phẩm hạnh đoan chính, chẳng tham dâm dục; hiểu rõ nhân quả, chẳng rơi vào hạng người ngu si. Nhưng phải trọng bịnh giận hờn. Người ấy bình thường có nghe kinh, niệm Phật, trì giới, tu bố thí, phóng sanh làm các công đức nhiều như đám rừng rậm tốt cây. Nhưng chẳng may lúc nào đó bị giận hờn nổi lên tức lửa vô minh pháp hỏa đốt cháy rụi tức khắc. Cho nên gọi là sân hỏa hừng hừng đốt cháy hết rừng công đức, tức là năng diệt hạt giống rồi vậy. Lại nữa: Khởi một niệm sân tâm, mở tám vạn cửa chướng. Cho nên đối với tất cả đều cần quan niệm cho là không, chẳng nên vọng tự buồn phiền, động hỏa phát tỳ khí. Cần phải biết, sanh một sân tâm: Giết người đốt nhà, đánh đập tranh đấu, kiện cáo mọi thứ không một ác nào chẳng làm được. Bình nhật đã tương ưng với sân tâm nghĩa là sống với sân tâm, đến khi mạng chết, tâm ấy chắc chắn đọa làm loài rắn độc, rắn hổ mang độc, rít trăm cái chân, bồ cạp các loại súc sanh. Giận hờn có chia ra ba thứ: Thuận lý, phi lý, tranh luận.

1. Thuận lý: Nhân bị mắng chửi, phỉ báng, phá hoại, nên phát lên tỳ khí. Tỳ khí này sở dĩ phát ra với lý lẽ gần nhau, hợp với đạo lý, thuận với lý mà sanh, gọi là giận, thuận lý.

2. Phi Lý: Không có đạo lý gì đáng kể, vô cớ mà phát lửa vô minh, đấy gọi là độc đầu vô minh. Thứ giận hờn này toàn vô lý do, gọi là phi lý sân. Ví như các người xuất gia, cạo tóc làm Tăng, đầu tròn áo vuông, rõ biết tứ đại đều không, ngũ uẩn vô ngã; vẫn không có bệnh tham dục, năng hiểu nhân quả, tụng kinh lễ Phật, cũng ít ngu si. Nhưng là thói quen giận hờn vẫn thường thường có. Đã từng có một ông già tu tâm, ông gặp phải chút việc chẳng vừa lòng, bèn phát sanh đại hỏa vô minh cao ba trượng nghĩa là giận hờn chẳng tương xứng với việc vừa xảy ra. Lại có một hạng ông già tu tâm nữa. Cam ở nhà tranh vách lá, tự nấu tự đun lấy thức ăn uống, không dùng một người để sai bảo gì cả. Nhưng một hôm gặp phải trời mưa bất thình lình, củi rác bị ướt nên nấu đun không được, vì thế mà nỗi buồn rầu phát tỳ khí. Thậm chí phát khí sao mà luôn cả cơm nước cũng chẳng ăn uống. Đại khái như thế đều được gọi là phi lý sân.

3. Tranh luận: Lệ như khi đàm thuyết thảo luận một điều gì. Ban sơ thời tình đầu ý hiệp, dần dần kế đến anh phải tôi trái, thêm nữa ta phải người trái. Rồi bên nào cũng tự ái bảo thủ ý kiến tự cho mình là phải mà đối phương đều là quấy hết. Nhân đấy mới xảy ra tranh luận sôi nổi, cho đến nỗi chưởng nhau, đấu nhau chẳng coi nhau ra gì nữa! Tình hình này cũng thường thấy xảy ra khá nhiều. Đấy là tranh luận sân. Tất cả giận hờn không ngoài ba thứ như trên.

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá Lợi Phất đang tu Bồ Tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà la môn đến thử Ngài. Họ nói: Người tu hành Bồ Tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến để nhờ người giúp cho nhau: Nhân vì mẫu thân tôi bị bệnh, thầy thuốc bảo cần có tròng mắt bên tả của người để làm thuốc mới có thể chữa lành được? Xá Lợi Phất nghe thế, tức thì tự móc tròng mắt bên tả tặng cho ngay. Khách lại nói: Tôi vừa nói lầm, tròng mắt bên hữu mới dùng được chứ chẳng phải mắt tả. Ngài Xá Lợi Phất lại khoét mắt bên hữu biếu luôn. Bà la môn cầm hai tròng mắt đưa lên ngửi và nói: Tròng mắt này có mùi tanh hôi chẳng dùng được gì. Rồi y vất xuống đất, lấy chân đạp chà trên hai tròng mắt. Bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất ý sanh phiền não: Vì mình muốn cứu bệnh khổ mẹ nó nên chẳng tiếc thân thể khoét cả đôi mắt mà nó vứt đi và lấy chân dậm lên, tàn nhẫn thật đáng xung tức. Rồi Ngài nổi sân nộ dữ dội tức giận mà rằng: Tốt hơn, chúng sanh như thế này, ta chẳng thèm tu hạnh Bồ Tát Đạo nữa. Sở dĩ Xá Lợi Phất hoàn toàn thối lui hạnh nguyện Bồ Tát về làm kẻ phàm tiểu. Về sau lại gặp hoàn cảnh ác nghịch khởi độc tâm giận dữ nên bị quả báo đọa làm thân rắn độc. Sanh một niệm giận dữ là đọa vào trong loại độc tánh động vật súc sanh. Mỗi khi phát nộ động họa tức quên mình, quên người, bất cố gì cả, mặt đỏ tía tai, đấy tức là mặt người mà tâm A tu la. Sở dĩ đấy cho nên chúng ta cần nhẫn nại khiêm nhượng hòa bình mới phải lẽ.

Thử xem người xưa tranh nhau, hiện nay chiến nhau; địa phương tan nát, nhân dân đồ thán, kỳ thủy đều bất quá là do sân tâm một vài cá nhân phát ra mà kết quả tai hại thật chẳng muốn nghe muốn hỏi đến làm gì cho phiền! Nên dùng phương pháp này để ngăn dứt nó là nên tu Từ bi quán. Từ năng cho vui, Bi năng cứu khổ. Xét kỹ, chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay sanh sanh tử tử kể không xiết nổi. Chúng sanh ở thế gian, tất cả nam nhân, đời trước, hoặc đã từng làm phụ thân ta, tất cả nữ nhân, đời trước, hoặc đã từng làm mẫu thân ta; hoặc đã từng làm anh em, chị em, con cái, thân tộc, bà con nội ngoại và bạn bè thân thuộc. Nhưng ngày nay chỉ vì thay mặt đổi mày, nên cả đám chúng ta chẳng ai biết ngày trước đã từng có tương quan với nhau như thế nào được. Sở dĩ mỗi khi gặp có kẻ phản đối ta, chọc tức ta, làm ta chẳng vừa ý, thời ta nên xem đãi họ là phụ mẫu huynh đệ của ta đời quá khứ, tự nhiên sanh tâm hiếu thuận cung kính, nào đâu rảnh mà động nộ phát hỏa sân giận. Muốn khiến sân tâm nhuế dần dần uốn dẹp và dứt hẳn, thời nên dùng đức từ bi quán chiếu mà bồi dưỡng nó. Nhưng e người căn tánh đần độn, tu quán từ bi sợ quán không nổi, tốt hơn nên dùng phương pháp là thường thường nhất tâm cung kính xưng niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bèn được lìa giận hờn, như một cơn gió mát mẻ thổi phất ngang trên đống lửa nóng hừng chắc chắn là bị tắt ngay tức thì.

 

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Giải Trừ Ngu Si

 

Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng lìa ngu si.

Có một hạng chúng sanh, tuy chẳng tham dục, cũng chẳng giận hờn. Nhưng bị phải mù mờ hôn mê ngu ngốc si ám. Hoặc tuy có học vấn, nhưng khốn nỗi bất tín nhân quả thiện ác. Họ cho rằng người chết là xong, trở về với thái hư. Đấy gọi là đoạn diệt kiến. Lại có số đông ngoại đạo, đối với tất cả chuyên nhận xem xét làm không, cho rằng làm ác không có ác báo. Đấy gọi là không kiến. Đều là ngu si. Ngược lại, tuy không học thức, nhưng minh đạt lẽ nhân quả, lòng chịu niệm Phật tu hành. Đấy là người có trí huệ. Người đời cho hễ thứ gì mắt chưa thấy đến tức là chẳng tin. Cũng là ngu si. Sở dĩ phạm vi ngu si rất là rộng lớn. Nếu mà ngu si lắm nên tu nhân duyên quán, tức có thể minh đạt được lý nhân quả nhân duyên của ba đời. Phải biết hiện nay chúng ta hưởng khoái lạc là quả do đời trước đã có tu hành thiện nhân mới được thế. Đời nay làm ác là nhân, đời sau rước lấy chịu ác báo là quả.

Lại như gạt ép người lành, tóm thâu máu mỡ của người dồn vào túi cho nặng. Nhân đấy nên gia nghiệp được giàu có, hưởng thụ phước báo. Ngược lại có người vui tu bố thí, ưa làm lành mà gia đình bị suy bài đồi tệ. Người đời thấy thế sanh lòng nghi hoặc, cho là những người làm lành hoặc làm dữ cảm được kết quả trái ngược lại nhau. Họ đâu biết được luật nhân quả thông suốt ba đời. Thử xem kìa những kẻ dối gạt người lành, khinh dễ người trên, tuy là gia đạo hưng thịnh thật đấy. Nhưng mà sự hưng thịnh này do đời trước họ đã tạo nhân lành hiện nay đã thành thục, cho nên hưởng sự thịnh vượng chính là nhân lành đời trước cảm hiện phước quả ngày nay vậy. Cũng chính họ đời nay làm những điều dối gạt thâu tóm của người, khinh rẻ người trên, làm các việc ác là nhân, đời sau họ quyết phải chịu khổ quả. Còn những người ưa làm lành, vui tu bố thí mà trái lại trong gia đạo bị sa sút; sự suy bại sa sút ấy là do đời trước họ đã gây ác nghiệp khổ báo đến ngày nay đã thành thục, tức là ác nghiệp đời trước cảm đến quả cho họ ngày nay. Mà đời nay làm lành là nhân, đời sau chắc được hưởng quả vui. Cho nên kinh Nhân Quả nói: Muốn biết nhân đời trước, là nay hưởng quả đấy. Muốn biết quả đời sau, là hành động nay đấy. Nhân quả có ba thứ: 

1) Hiện báo: Tức hiện nay làm lành, đời nay hưởng phước báo; hiện tại làm ác, hiện tại chịu khổ báo. 

2) Sanh báo: Tức đời nay làm lành làm dữ, qua đời sau mới hưởng chịu quả báo vui hoặc khổ. 

3) Hậu báo: Tức đời nay làm lành làm dữ, qua đến đời thứ hai hoặc thứ ba, cho đến trăm nghìn muôn ức kiếp về sau chẳng nhứt định là đời nào mới chịu báo lành hay bào dữ. Sở dĩ nhân quả ba đời báo ứng rõ ràng: Người đời thường thường chẳng rõ thấu đạo lý này, đến nỗi oán trời trách người, họ cho là Phật pháp chẳng linh, giai do vì ngu si che khuất. Xét cội gốc của ngu si chẳng ngoài hai thứ kiến chấp là Đoạn và Thường. Đoạn kiến, tức cho là sau khi chết về lại thái hư, sau khi chết không quả báo; làm lành không trời thiên đường, làm dữ không đất địa ngục. Thường kiến, tức cho là người chết cũng vẫn làm người lại; súc sanh chết cũng cứ làm súc sanh nữa, nghĩa là sau khi chết loại nào vẫn sanh lại loại nấy. Đấy cũng gọi là tà kiến. Sở dĩ đó nên chúng ta cần phải bình tâm tỉnh khí mới suy xét chiêm nghiệm kỹ càng đạo lý nhân quả ba đời này, mới tin nổi chắc chắn chẳng nghi hoặc gì nữa. Được như thế là đã có thể phá ngu si, liền chuyển thành con người trí huệ. Nhưng pháp nhân duyên quán này chẳng dễ dàng gì mà thật hành cho mau có kết quả được, chẳng bằng như thường thường cung kính xưng niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Niệm cho chí thành khẩn thiết, quả năng phá được ngu si, khai trí huệ. Nhân vì Quán Thế Âm Bồ Tát là đấng Đại từ Đại bi, tùy mãn chỗ sở cầu của chúng ta vậy. Dưới đây là đã có một vài chứng nghiệm:

Thuở trước có một vị Tiểu Tăng. Thầy truyền dạy y tụng kinh. Khuôn phép mỗi khi tụng kinh rất là nghiêm chỉnh. Nhưng tiểu Tăng lại ngu si, tuy suốt ngày cặm cụi khổ tụng mà chẳng am thuộc gì cả. Vị Bổn sư liền dạy cho Tiểu Tăng ngày nào cũng phải lễ bái và xưng niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, để cho tiêu nghiệp chướng và cầu trí huệ. Cứ mỗi ngày lấy một cây hương đốt để làm hạn định thời gian khi lễ niệm, đợi đến khi nào Bổn sư báo hiệu bằng mấy tiếng khánh, thời tiểu Tăng mới nghỉ lễ niệm và đi vào phòng ngủ được. Tiểu Tăng thi hành như thế đã được ba năm liền. Một hôm vị Bổn sư quên báo hiệu bằng mấy tiếng khánh, mà chiếc khánh tự nhiên có kêu, tiểu Tăng bèn nghỉ lễ niệm và đi ngủ. Bị thầy quở trách, chẳng nghe hiệu khánh mà tự tiện đi ngủ. Tiểu Tăng lạy khóc và thưa: Con thật có nghe tiếng khánh, con mới dám thôi lễ niệm và đi ngủ. Qua ngày hôm sau, đến giờ thường lệ ấy, vị Bổn sư rảo đi thám thính, quả nhiên chẳng đánh chiếc khánh mà tự nó có tiếng kêu. Nhân đấy mới biết kẻ tiểu Tăng đệ tử bái khẩn cầu đã có linh ứng. Và tiểu Tăng cũng đã chẳng dùng theo hiệu lệnh nữa tức thành được sự tụng niệm. Nên biết rằng chân thật niệm bái, chắc được lợi ích bất khả tư nghì vậy.

Lại có vị Tăng gọi tên Chú Am. Tánh chất ác liệt và phải thêm bệnh ngu si, tệ hơn nữa là thường chửi lộn với người ta. Y sắp bị nhà chùa trục xuất. Một đêm hôm, y tự suy nghĩ là liền sanh lòng xấu hổ, tự xét mình duy có đóng cửa mà tu hành mới may ra. Sáng ngày rất sớm, sau khi tề chỉnh y phục, y đến vị Trù trì cầu xin Ngài từ bi hỷ xả cho mình được nhập thất đóng cửa để được thanh tịnh tu trì. Vị Trù trì hoan hỷ thỏa mãn lời thỉnh cầu của y. Thế là thầy Tăng ta được vào trong tịnh thất đóng cửa, nhất tâm tu hành: Cấm ngữ, chuyên trì chú Đại bi, niệm Quán A⭬ lễ bái Quán A⭬ ba năm mới mở cửa ra – và đắc đại trí huệ, đã năng giảng giải được diệu lý trong kinh điển mà các sách thế gian Tứ thơ, Ngũ kinh, không thứ nào chẳng thông hiểu. Ngày xưa là kẻ bất thức tự, mà nay như hai người xưa nay khác hẳn nhau. Nên biết rằng niệm Thánh hiệu Quán Thế Âm khả dĩ phá được ngu si mà khai trí huệ vậy.

 

--- o0o ---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-4-2005

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Chữ Từ bức tượng Phật trong chiến nghiên cứu tế bào gốc 7 kieu quy nhan dung bao gio de mat trong cuoc doi ç 願力的故事 放下凡夫心 故事 Tuá phát thầy Tưởng niệm vị Tổ khai sơn trên 20 tự 妙蓮老和尚 五痛五燒意思 diệu Pha trà Masala Chai Ấn Độ và nước mắt mẹ già Cung tiễn kim quan cố Hòa thượng Thích mối Buffet chay 30 món tặng 1 phần cho nhóm 5 tranh 加持 Chùa Pôthi Somrôn CÒn nằm mẹ quê to hiep Thức uống dinh dưỡng từ thiên nhiên Chẳng lần hay tao ra mot mua an cu that y nghia động Mưa cố đô tu hoi huong theo kinh hoa nghiem thuyết Bác sĩ trải nghiệm thiền cùng Đức çš Những dấu hiệu cho biết cơ thể thiếu Bưởi Chúng bai phong van thien su thich nhat hanh chan dong TP Nuôi 隨佛祖 mot 寺院 募捐 trà Æ