Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 24

Quyển Thứ 587

Hội Thứ Mười Hai

Phần Tịnh Giới Ba La Mật Đa

Thứ 4

 

Lại, Mãn Từ Tử! Có hai Bồ tát đề chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. một, Bồ tát vì có phương tiện khéo léo nên mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Hai, Bồ tát vì không phương tiện khéo léo nên chậm chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cụ thọ! Phải biết thà làm Bồ tát chậm chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. 

Nếu các Bồ tát mau cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên biết trong ấy gồm có hai việc: Một là nếu không phương tiện khéo léo bèn chứng thật tế, rơi bậc Nhị thừa. Hai là nếu có phương tiện khéo léo mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. 

Như trong nhà lửa có các đống của báu, có người tìm của vào trong nhà ấy. Người kia bấy giờ gồm có hai việc: một là nếu không phương tiện khéo léo chết thui nơi nhà lửa, hai là nếu có phương tiện khéo léo hốt của chạy ra. Như vậy, Bồ tát mau cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên biết trong đây gồm có hai việc: một là nếu không phương tiện khéo léo bèn chứng thật tế, rơi bậc Nhị thừa như chết nhà lửa, hai là nếu có phương tiện khéo léo mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề như hốt của chạy ra.  

Vậy nên, phải biết thà làm Bồ tát chậm chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng làm mau cầu rơi bậc Nhị thừa. 

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Mau chứng thật tế đâu chẳng phải phương tiện khéo léo của Bồ tát? 

Xá Lợi Tử đáp: Mau chứng thật tế chẳng phải là Bồ tát phương tiện khéo léo. Sở dĩ vì sao? Vì rơi bậc Nhị thừa chẳng phải là bình đẳng lưu loại của phương tiện khéo léo, mà là quả đẳng lưu của không phương tiện khéo léo, vì lui mất sở cầu Ðại Bồ đề vậy. Bởi là Bồ tát cầu Ðại Bồ đề nhiêu ích hữu tình, chẳng cầu thật tế, nên chứng thật tế chẳng phải quả khéo tiện. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng hành được thí, chẳng cac Bồ tát khác làm được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng gọi bố thí Ba la mật đa. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng hộ được giới, chẳng các Bồ tát khác hộ được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng gọi tịnh giới Ba la mật đa.  

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu được nhẫn, chẳng các Bồ tát khác tu được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ.  Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng gọi an nhẫn Ba la mật đa.  

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tinh tiến được, chẳng các Bồ tát khác tinh tiến được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng gọi tinh tiến Ba la mật đa.  

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu định được, chẳng các Bồ tát khác tu được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng gọi tĩnh lự Ba la mật đa.  

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu huệ được, chẳng các Bồ tát khác tu được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng gọi bát nhã Ba la mật đa.  

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng hành nội không được, chẳng các Bồ tát khác hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng được rốt ráo hành nơi nội không. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng hành  ngoại không, nội ngoại không , không không, đại không, thắng nghĩa không , hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; chẳng các Bồ tát khác hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể quán rốt ráo hành nơi ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng quán vô minh, chẳng các Bồ tát khác quán được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể quán rốt ráo nơi vô minh. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng quán được hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử; chẳng các Bồ tát khác quán được.Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể quán rốt ráo hành cho đến lão tử. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng quán được khổ thánh đế, chẳng các Bồ tát khác quán được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể quán rốt ráo khổ thánh đế. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng được tập diệt đạo thánh đế, chẳng các Bồ tát khác hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể quán rốt ráo tập diệt đạo thánh đế. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành tĩnh lự, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể viên mãn tu bốn tĩnh lự.  

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể viên mãn tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành bốn niệm trụ, chẳng các Bồ tát khác hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể viên mãn tu hành bốn niệm trụ. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi; chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể viên mãn tu bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành không giải thoát môn, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể viên mãn không giải thoát môn. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, chẳng các Bồ tát khác hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành tám giải thoát, chẳng các Bồ tát khác hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn tám giải thoát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ, chẳng các Bồ tát khác hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành trí Tịnh quán địa, chẳng các Bồ tát khác hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn trí Tịnh quán địa. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành trí Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa; chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn trí Chủng tánh địa cho đến trí Như Lai địa. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành Cực hỷ địa, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn Cực hỷ địa. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa; chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành tất cả đà la ni môn, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn tất cả đà la ni môn. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành tất cả tam ma địa môn, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn tất cả tam ma địa môn. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành năm nhãn, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn năm nhãn. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành sáu thần thông, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn sáu thần thông. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành Như Lai mười lực, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn Như Lai mười lực. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành ba mươi hai tướng, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn ba mươi hai tướng. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành tám mươi tùy hảo, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn tám mươi tùy hảo. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành pháp vô vong thất, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn pháp vô vong thất. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành tánh hằng trụ xả, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn tánh hằng trụ xả. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành Nhất thiết trí, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn Nhất thiết trí. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn đạo tướng trí, nhất thiết trí. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ.Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng nghiêm tịnh cõi Phật, chẳng các Bồ tát khác nghiêm tịnh được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng thành thục hữu tình, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể viên mãn thành thục hữu tình. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tùy hỷ các công đức kẻ khác, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể viên mãn tùy hỷ các công đức kẻ khác. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng hồi hướng Nhất thiết trí trí, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể viên mãn hồi hướng Nhất thiết trí trí. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng đem một ăn thí thu được công đức, hơn các Bồ tát trụ lâu đại kiếp số cát Căng già xả uống ăn thượng diệu vua Chuyển Luân bố thí tất cả chỗ được công đức. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn tu hành bố thí. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng nhất tâm nhóm các công đức hơn các Bồ tát trụ tâm đại kiếp số cát căng già nhóm các công đức. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn nhóm các công đức. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát làm suy nghĩ này: Ta năng tu hành phương tiện khéo léo, chẳng các Bồ tát khác tu hành được. Các Bồ tát này hành nơi phi xứ. Vì hành phi xứ nên giới có hủy khuyết, chẳng thể tu viên mãn phương tiện khéo léo. 

Cụ thọ phải biết: Nếu các Bồ tát phương tiện khéo léo tu các công đức, nếu khởi những các suy nghĩ như thế nên biết kia chẳng phải phương tiện khéo léo. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Vì Bồ tát chẳng nên hơn Bồ tát, Bồ tát chẳng nên khinh dể Bồ tát, Bồ tát chẳng nên hàng phục Bồ tát. Bồ tát ở chỗ các Bồ tát khác cúng dường cung kính nên như cúng dường cung kính Như Lai. 

Bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá Lợi Tử rằng: Bồ tát vì chỉ nên cung kính Bồ tát hay cũng nên cung kính các hữu tình khác? 

Xá Lợi Tử đáp: Chúng các Bồ tát nên khắp cung kính tất cả hữu tình. Nghĩa là các Bồ tát như kính Như Lai, như vậy cũng nên kính các Bồ tát. Như kính Bồ tát, như vậy cũng nên kính cac hữu tình, tâm không sai khác. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Chúng các Bồ tát đối các hữu tình tâm nên nhún thấp, nên cung kính sâu, nên cùng tự tại, nên lìa kiêu mạn. Như vậy, Bồ tát đối các hữu tình hết lòng ccung kính như Phật, Bồ tát. 

Như  vậy, Bồ tát nên làm nghĩ này: Khi ta chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, sẽ vì hữu tình nói pháp yếu sâu thẳm khiến dứt phiền não được vào Niết bàn, hoặc được Bồ đề an vui rốt ráo, hoặc khiến giải thoát các khổ ác thú. 

Lại, Mãn Từ Tử! Như vậy, Bồ tát đối loại hữu tình nên khởi từ tâm, đối các hữu tình tâm lià kiêu mạn. Làm nghĩ như vầy: Ta phải tu học phương tiện khéo léo khiến các hữu tình tất cả đều được tánh rất đệ nhất. Sở dĩ vì sao? Tánh đệ nhất ấy, chỗ gọi Phật tánh. Ta phải phương tiện khiến các hữu tình đều được thành Phật. 

Như vậy, Bồ tát đối loại hữu tình đều khởi từ tâm, muốn khiến hữu tình tất cả đều cư ngôi Pháp Vương. Ngôi Pháp Vương đây rất thắng rất tôn, đối pháp hữu tình đều được tự tại. vậy nê, chúng Bồ tát Ma ha tát nên khắp cung kính tất cả hữu tình lòng từ đầy khắp, không chỗ xen hở vậy, vì Pháp thân Như Lai khắp tất cả vậy. 

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Vì sao Bồ tát khởi nghĩ như vầy: “ Ta phải cung kính tất cả hữu tình. Ta chứng Vô thượng Chánh đẳng giác rồi dạy răn dạy trao tất cả hữu tình đều khiến chứng được tánh rất đệ nhất, tất cả đều được cư ngôi Pháp Vương?” 

Ví như thầy huyễn giỏi hoặc học trò kia ở đường ngã tư huyễn làm Ðại vương và bốn thứ quân lính mạnh mẽ khó địch.  

Vua huyễn trong ấy chẳng khởi nghĩ này: Ta nay có đủ bốn thứ quân hùng dũng thế lực khó địch. 

Bốn thứ huyễn quân chẳng khởi nghĩ này: Tất cả chúng ta đều thuộc quyền Ðại vương, tùy ý Ðại vương điều khiển. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Tất cả trong đây hoặc vua hoặc quân đều chẳng thật có, trọn không tư tánh, thật có tự tánh đều chẳng nhiếp về đâu. Như Thế Tôn nói các pháp như huyễn, tất cả hữu tình cũng lại như thế. Ðã đều như huyễn ai cung kính ai? Ai lại khiến ai được tánh đệ nhất cư ngôi Pháp vương, nói những pháp nào? 

Xá Lợi Tử đáp: Như vậy, như vậy. Hữu tình và pháp như huyễn tất cả. Phải biết trong ấy Bồ tát như huyễn cung kính tất cả hữu tình như huyễn, phương tiện khéo léo dạy răn dạy trao khiến được đệ nhất Phật tánh như huyễn, cư ngôi Pháp vương, nói pháp như huyễn. Nhưng các Bồ tát tuy khởi nghĩ ấy mà với trong đó trọn không sở chấp. 

Nếu các Bồ tát đối trong các pháp có chút sở kiến, các Bồ tát này chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa. Nếu khi Bồ tát đối trong các pháp trọn không sở kiến, khi ấy Bồ tát chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa. Như vậy, Bồ tát phương tiện khéo léo dù hành tinh tiến Ba la mật đa giáo hóa hữu tình khiến được thành Phật mà đối các pháp trọn không sở kiến, nghĩa là chẳng thấy có phần ít pháp tánh thật năng khiến kia được tánh đệ nhất, cũng chẳng thấy có phần ít thật năng khiến kia cư ngôi Pháp Vương. Dù không sở kiến mà chẳng quay lui. 

Phải biết Bồ tát năng tinh tiến rộng lớn mặc ssội áo giáp mũ trụ, trọn không sở chấp. Nghỉa là các Bồ tát biết ngôi Pháp Vương  tuy đều như huyễn, trọn chẳng thật có, mà tinh siêng cầu tới chẳng lui. Dù siêng tinh tiến cầu tới quả Phật, mà đối các pháp trọn không sở kiến. mặc dù không sở kiến mà chẳng quay lui. Như vậy Bồ tát tuy biết trời, người, a tố lạc thảy, thảy đều bại hoại mà đối trong ấy không tưởng bại hoại, vì đạt tất cả chủng đều như huyễn vậy.

Như vậy Bồ tát phương tiện khéo léo cầ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, muốn vì hữu tình nói pháp vắng lặng. Nghĩa là dù các thứ danh cú văn thân phương tiện tuyên nói tánh tất cả pháp, mà bản tánh của pháp đều chẳng thể nói. 

Lại, Mãn Từ Tử! Tánh tất cả pháp chẳng thể chỉ rõ, chẳng thể tuyên nói. Bồ tát khi chứng được Ðại Bồ đề, mặc dù vì hữu tình nói tánh các pháp mà khởi nghĩ này: Ta đối Bồ đề trọn không sở đắc, cũng thường đối pháp chẳng vì hữu tình có điều tuyên nói. Ta dù chứng được Vô thượng Bồ đề mà Bồ đề đây thật chẳng thể chứng, ta dù tuyên nói tánh tất cả pháp mà tánh tất cả pháp thật chẳng thể nói. Vì năng nói bị nói đều không tự tánh, năng chứng bị chứng cũng bất khả đắc. Vậy nên, chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đối trong các pháp chẳng nên chấp trước. Dù không chấp trước mà không quay lui. Do không quay lui, tâm chẳng chìm đắm. Do chẳng chìm đắm nhiếp thọ tinh tiến. Ðấy là tinh tiến Ba la mật đa. Lại đem tinh tiến Ba la mật đa hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí, viên mãn tịnh giới Ba la mật đa. Lại đem tịnh giới Ba la mật đa hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí, khiến tịnh giới Ba la mật đa đây càng thắng càng tăng, càng sáng càng tịnh. Như vậy, Bồ tát tu học tịnh giới Ba la mật đa mau được viên mãn tăng thắng sáng tịnh, đều do Bồ tát hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. 

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Nếu tất cả pháp đều như việc huyễn, trọn chẳng thật có, làm sao Bồ tát hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí mà được thành lập? 

Xá Lợi Tử đáp: Nếu tất cả pháp thật có phần ít chẳng như việc huyễn, thời các Bồ tát rốt ráo chẳng thể hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Vì tất cả pháp không chút thật có, đều như việc huyễn, nên các Bồ tát hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Như vậy, các Bồ tát có chỗ kham năng hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí tinh siêng không mỏi, đều do rõ thấu các pháp chẳng thật, như huyễn như hóa. “Có chỗ kham năng” phải biết tức là Bồ tát tinh tiến Ba la mật đa. 

Mãn Từ Tử nói: Như vậy, Bồ tát có chỗ kham năng hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí, tinh siêng không mỏi, là nghiệp pháp nào mà nói kham năng tức là tinh tiến? Làm sao tu học, làm sao kham năng như thế? 

Xá Lợi Tử nói: Kham năng tức là phương tiện khéo léo của nghiệp sở tác. Bồ tát các nương phương tiện khéo léo mới biết tất cả pháp đều như việc huyễn. Bồ tát an trụ phương tiện khéo léo chẳng sợ pháp không, chẳng rơi thật tế. 

Ví như có người trụ đỉnh núi cao, hai tay nắm vững chiếc dù nhẹ bền, đến chót nhọn núi cất chân xòe dù cúi xem xuống gộp hố sâu hiểm tuyết, dù nương sức gió được chống đỡ, nên tuy đến chỗ hiểm mà chẳng bị rơi rớt. Như vậy, Bồ tát phương tiện khéo léo được sức Ðại bi Bát nhã nắm giữ, tuy có thật quán các pháp như huyễn, hiển hiện hư dối, bản tánh vắng lặng, mà tâm trọn không thấp hèn sợ hãi, đối pháp thật tế cũng chẳng chứng vào. Vì cớ sao? 

Mãn Từ Tử! Các Bồ tát này phương tiện khéo léo, được sức Ðại bi Bát nhã giữ gìn, chẳng sợ không pháp, chẳng chứng thật tế; như cầm chiếc dù từ cao cúi xuống gộp xem hầm hiểm tuyệt không sợ rơi. Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát mặc đội áo mũ bền chắc, nhiếp thọ phương tiện khéo léo, thành tựu viên mãn tịnh giới Ba la mật đa đệ nhất làm chỗ nương dựa, tuy cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà chẳng thấy pháp đã chứng sẽ chứng. Nên biết rõ Bồ tát Tịnh giới Ba la mật đa như thế, tất cả đều do được phương tiện khéo léo nhiếp thọ, nên mới đến được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. 

Như vậy, Bồ tát được phương tiện khéo léo nhiếp thọ nên thường chẳng xa lìa sở học sáu thứ Ba la mật đa. Các Bồ tát này do chẳng xa lìa sở học sáu thứ Ba la mật đa, lần hồi gần kề Nhất thiết trí trí, vượt hơn tất cả Thanh văn Ðộc giác.Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Các Bồ tát này ý chuyên cầu tới Nhất thiết trí trí như tìm ngọc vô giá. 

Lại, Mãn Từ Tử! Như có hai người làm phương tiện lớn đi vào hang núi sâu tìm ngọc vô giá. Kia vào chưa lâu bèn thấy hai bên hang có ngọc vàng bạc thảy ít giá trị, hai người đồng thấy chẳng lấy. Lần hồi đi tới lại thấy hai bên hang có ngọc nhiều giá trị, một thấy chẳng lấy càng đi tới nữa, đến chỗ cực thắng được gọc vô giá mặc ý mang về, được nhiều lợi ích. 

Như vậy, Bồ tát làm phương tiện lớn cầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề muốn vì hữu tình làm nhiêu ích lớn, tới vào Phật pháp lược có hai thứ:  

Một, có Bồ tát vì không phương tiện khéo léo, nên tuy nghe các thứ thiện pháp thế gian tâm chẳng tham nhiễm, mà nghe bao nhiêu công đức Nhị thừa tâm bèn say mê. Bởi say mê nên tinh siêng thu nhận, xa lìa sở cầu Nhất thiết trí trí, lui mất tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Như kia trước thấy ngọc ít giá trị tuy chẳng tham đắm mà thấy nhiều giá trị tham lấy mang về, mất ngọc vô giá. 

Hai, có Bồ tát có phương tiện khéo léo nên trước nghe cac thứ thiện pháp thế gian tâm chẳng tham nhiễm, kế nghe bao nhiêu công đức Nhị thừa cũng chẳng say đắm.Vì chẳng say đắm, bèn chẳng suy nghĩ. Do chẳng suy nghĩ nên chẳng tu tập. Ðã chẳng tu tập, phương tiện chán bỏ. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát đây biết thiện pháp thế gian nhiều các tội lỗi chẳng thể lợi mình lợi người rốt ráo, ngăn ngại sở cầu Nhất thiết trí trí. Căn lành công đức Thanh văn, Ðộc giác dù là xuất thế gian mà chỉ lợi mình, chẳng thể lợi khắp tất cả hữu tình, cũng ngăn sở cầu Nhất thiết trí trí nên chẳng say đắm, cũng chẳng suy nghĩ, đối căn lành kia chẳng ưa tu tập. Do đây vượt khỏi bậc Nhị thừa kia, siêng cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lần hồi chứng được Nhất thiết trí trí. Như kia người sau thấy ngọc ít giá trị và nhiều giá trị đều chẳng tham lấy, lần hồi đi vào sâu đến chỗ cực thắng được ngọc vô giá mặc ý lấy mang về, cùng các hữu tình làm hiêu ích lớn. 

Như vậy, Bồ tát phương tiện khéo léo đã chẳng tham nhiễm thiện pháp thế gian, đối pháp Nhị thừa cũng chẳng say đắm. Do đấy lần hồi tới Ðại Bồ đề, tu nhiều trăm ngàn khổ hạnh khó làm, cúng dường cung kính vô lượng Như Lai, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật đến cực viên mãn, được Nhất thiết trí lợi ích an vui vô lượng hữu tình, như ngọc vô giá được nhiều lợi ích. 

Như vậy, Bồ tát phương tiện khéo léo dù nghe các thứ công đức Nhị thừa mà năng thấu rõ đều chẳng rốt ráo, tuy năng chứng lấy mà rất chán bỏ. Dù năng chán bỏ mà năng khéo nói phương tiện nhiêu ích cho loại hữu tình kia khiến khéo tu hành chứng vui Niết bàn. Như vậy, Bồ tát phương tiện khéo léo được chẳng nhiếp thọ công đức Nhị thừa, tinh tiến tu hành các hạnh Bồ tát tới chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, làm lợi ích an vui các hữu tình. 

Bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá Lợi Tử rằng: nếu các Bồ tát trụ ngôi Bất thối, đối những hạnh nào chẳng nên say đắm? 

Xá Lợi Tử đáp: Kia đối sáu thứ Ba la mật đa chẳng nên say đắm. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! nếu rất say đắm bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối sáu thứ Ba la mật đa, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm. 

 Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm các thứ quán không. Vì cớ sao? Nếu rất say đắm quán nội không, ngoại không, nội ngoại không , không không, đại không, thắng nghĩa không , hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối các thứ quán không như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm. 

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm các quán chơn như thảy.Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm quán các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối quán chơn như thảy như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm các quán  duyên khởi. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối quán vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu chỗ, sáu chỗ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử; quán vô minh diệt nên hành diệt, cho đến sanh diệt nên lão tử diệt, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối các pháp duyên khởi như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm các quán thánh đế.Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm quán khổ tập diệt đạo bốn thánh đế, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối các quán thánh đế như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm các phần pháp giúp Bồ đề. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm quán bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối các phần pháp giúp Bồ đề như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm các quán ba môn giải thoát. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối ba môn giải thoát như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm môn đà la ni, môn tam ma địa. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm môn đà la ni, môn tam ma địa, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối môn đà la ni, môn tam ma địa như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm tĩnh lự, vô lượng, đẳng chí, giải thoát. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm tĩnh lự, vô lượng, đẳng chí, giải thoát, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối tĩnh lự, vô lượng, đẳng chí, giải thoát như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm thắng xứ, biến xứ, chín định thứ lớp. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm thắng xứ, biến xứ, chín định thứ lớp, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối thắng xứ, biến xứ , chín định thứ lớp như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm tu trí các bậc. Vì cớ sao? Nếu rất say đắm quán   tu trí các bậc, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối tu trí các bậc như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm năm nhãn, sáu thần thông. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm năm nhãn, sáu thần thông, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối năm nhãn, sáu thần thông như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm mười tám pháp Phật bất cộng.Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm mười tám pháp Phật bất cộng, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật.Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối mười tám pháp Phật bất cộng như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát kia chẳng nên say đắm Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu rất say đắm Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, tâm bèn tạp nhiễm, chẳng thể như thật lợi vui hữu tình, cũng lại chẳng thể nghiêm tịnh cõi Phật. Do đấy trải lâu mới năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên các Bồ tát kia phải khởi nghĩ này: Ta đối Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí như thế, dù nên tinh siêng tu tập mạnh mẽ không lúc xen hở như chữa cháy đầu, mà đối trong ấy chẳng nên say đắm.  

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng nên hiện hành phân biệt như thế, rằng ta do tịnh giới Bồ tát như vậy nhiếp thọ được các tướng và tùy hảo. Nếu các Bồ tát hiện hành tâm phân biệt như thế ấy, nên biết gọi là phạm giới Bồ tát.  

Vậy nên, Bồ tát chẳng nên tham cầu các tướng tùy hảo,cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu các Bồ tát lấy đắm các tướng hảo thọ trì tịnh giới, nên biết gọi là lấy đắm tịnh giới có chỗ hủy phạm. Nếu các Bồ tát lấy đắm tịnh giới có chỗ hủy phạm, quyết định chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. 

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 24

Quyển thứ:  | 576  |  577 | 578 |  579 |  580

 581 | 582 | 583  |  584  | 585 |  586  |  587 | 588 | 589 | 590

591 | 592 | 593 | 594 | 595 | 596 | 597 | 598 | 599 | 600

 

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Chân Nguyện
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

la hơn đêm lăn Đậu hủ chưng tương hòa thượng thích thanh trí 1919 Mùng Rà hÓi bo kinh phat co nhat tai chua bo da duoc xep hang hãy chung sống thân ái với các bạn dạo đường Thịt giao xuân HoẠxuan Tin 霊園 横浜 Ăn gạo lứt sẽ tốt cho sức khỏe dong co va nguyen một bông hồng trắng trước già Cảnh thầy ở đây bông hÓng nào cho cha Nhà Lạc chúng hay doc khi con chua muon Thu ß người đời cần phải tỉnh giác về cô vân cổ tự Thói tụng háºnh Những Người Con Gái Lành của Đức Thế Béo phì và những biến chứng nguy hiểm Sen hồng tháng Bảy thích trên gio toi hoc duoc rang Vị đại sư sáng lập Tịnh Độ tông Tưởng niệm Tổ sư Viên Quang hãy buông ra