Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 24 

QUYỂN THỨ 598

Hội thứ 16

 

Phần

BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA

 

Thứ 6 

 

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế thời chẳng duyên sắc thanh tịnh mà hành, cũng chẳng duyên thọ tưởng hành thức thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên sắc cho đến thức bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế thời chẳng duyên nhãn thanh tịnh mà hành, cũng chẳng duyên nhĩ tỷ thiệt thân ý thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên nhãn cho đến ý bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế thời chẳng duyên sắc thanh tịnh mà hành, cũng chẳng duyên thanh hương vị xúc pháp thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên sắc cho đến pháp bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên nhãn thức thanh tịnh mà hành, cũng chẳng duyên nhĩ tỷ thiệt thân ý thức thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên nhãn thức cho đến ý thức bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên danh sắc thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên danh sắc bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên ngã thanh tịnh mà hành, cũng chẳng duyên hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả khiến tác giả, khởi giả đẳng khởi giả, thọ giả khiến thọ giả, tri giả khiến tri gia, kiến giả khiến kiến giả, thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên ngã cho đến khiến kiến giả bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế thời chẳng duyên điên đảo thanh tịnh mà hành, cũng chẳng duyên kiến thú, các che thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên điên đảo kiến thú các che bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

 

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên duyên khởi thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên duyên khởi bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên cõi Dục Sắc Vô Sắc thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên cõi Dục Sắc Vô Sắc bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên bố thí xan tham thanh tịnh mà hành, cũng chẳng duyên trì giới phạm giới, an nhẫn giận dữ, tinh tiến lười biếng, tĩnh lự tán loạn, bát nhã ác huệ thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên bố thí xan tham cho đến bát nhã ác huệ bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên địa giới thanh tịnh mà hành, cũng chẳng duyên thuỷ hỏa phong không thức giới thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên địa giới cho đến thức giới bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên quá khứ vị lai hiện tại bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên vô trước thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên vô trước bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên niệm trụ thanh tịnh mà hành, cũng chẳng duyên chánh đoạn, thần túc, căn lực, giác chi, đạo chi, vô lượng thần thông thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên niệm trụ cho đến thần thông bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì đẳng chí thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì đẳng chí bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên minh và giải thoát thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên minh và giải thoát bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên tận trí, vô sanh trí, nhất thiết trí thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên tận trí, vô sanh trí, nhất thiết trí bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên tất cả hữu tình các pháp thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đã biết khắp được sở duyên tất cả hữu tình các pháp bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên tất cả thanh tịnh mà hành. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát năng đã thông suốt được sở duyên tất cả bản tánh thanh tịnh vậy. Nếu các Bồ tát thông suốt sở duyên tất cả bản tánh thanh tịnh là hành Bát nhã Ba la mật đa.

 

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng thấy đây là sắc cho đến thức, đây do sắc cho đến thức, đây thuộc sắc cho đến thức, đây theo sắc cho đến thức. Các Bồ tát này vì chẳng thấy pháp sắc thảy như thế nên mới đối sắc thảy chẳng cất cao chẳng xuống thấp, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng hành chẳng quán. Đối sở duyên sắc thảy cũng chẳng hành chẳng quán. Nếu Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng thấy đây là nhãn cho đến ý, đây do nhãn cho đến ý, đây thuộc nhãn cho đến ý, đây theo nhãn cho đến ý. Các Bồ tát này vì chẳng thấy pháp nhãn thảy như thế nên mới đối nhãn thảy chẳng cất cao chẳng xuống thấp, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng hành chẳng quán. Đối sở duyên nhãn thảy cũng chẳng hành chẳng quán. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng thấy đây là sắc cho đến pháp, đây do sắc cho đến pháp, đây thuộc sắc cho đến pháp, đây theo sắc cho đến pháp. Các Bồ tát này vì chẳng thấy pháp sắc thảy như thế nên mới đối sắc thảy chẳng cất cao chẳng xuống thấp, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng hành chẳng quán. Đối sở duyên sắc thảy cũng chẳng hành chẳng quán. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng thấy đây là nhãn thức cho đến ý thức, đây do nhãn thức cho đến ý thức, đây thuộc nhãn thức cho đến ý thức, đây theo nhãn thức cho đến ý thức. Các Bồ tát này vì chẳng thấy pháp nhãn thức thảy như thế nên mới đối nhãn thức thảy chẳng cất cao chẳng xuống thấp, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng hành chẳng quán. Đối sở duyên nhãn thức thảy cũng chẳng hành chẳng quán. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

 

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng hành sắc là quá khứ vị lai hiện tại, cũng chẳng hành thọ tưởng hành thức là quá khứ vị lai hiện tại; thời chẳng hành nhãn là quá khứ vị lai hiện tại, cũng chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý là quá khứ vị lai hiện tại; thời chẳng hành sắc là quá khứ vị lai hiện tại, cũng chẳng hành thanh hương vị xúc pháp là quá khứ vị lai hiện tại; thời chẳng hành nhãn thức là quá khứ vị lai hiện tại, cũng chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức là quá khứ vị lai hiện tại. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng hành sắc là ngã ngã sở, cũng chẳng hành thọ tưởng hành thức là ngã ngã sở; thời chẳng hành nhãn là ngã ngã sở, cũng chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý là ngã ngã sở; thời chẳng hành sắc là ngã ngã sở, cũng chẳng hành thanh hương vị xúc pháp là ngã ngã sở; thời chẳng hành nhãn thức là ngã ngã sở, cũng chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức là ngã ngã sở. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng hành sắc là vui là khổ thảy, cũng chẳng hành thọ tưởng hành thức là vui là khổ thảy; thời chẳng hành nhãn là vui là khổ thảy, cũng chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý là vui là khổ thảy; thời chẳng hành sắc là vui là khổ thảy, cũng chẳng hành thanh hương vị xúc pháp là vui là khổ thảy; thời chẳng hành nhãn thức là vui là khổ thảy, cũng chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức là vui là khổ thảy. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng hành sắc thuộc ngã chẳng nào khác, cũng chẳng hành thọ tưởng hành thức thuộc ngã chẳng nào khác; thời chẳng hành nhãn thuộc ngã chẳng nào khác, cũng chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thuộc ngã chẳng nào khác, cũng chẳng hành thanh hương vị xúc pháp thuộc ngã chẳng nào khác; thời chẳng hành nhãn thức thuộc ngã chẳng nào khác, cũng chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức thuộc ngã chẳng nào khác. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.

 

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa đối sắc cho đến thức chẳng hành tập chẳng hành diệt, chẳng hành sâu chẳng hành cạn, chẳng hành không chẳng hành bất không, chẳng hành hữu tướng chẳng hành vô tướng, chẳng hành hữu nguyện chẳng hành vô nguyện, chẳng hành có tạo tác chẳng hành không tạo tác

Đối nhãn cho đến ý cũng chẳng hành tập chẳng hành diệt, chẳng hành sâu chẳng hành cạn, chẳng hành không chẳng hành bất không, chẳng hành hữu tướng chẳng hành vô tướng, chẳng hành hữu nguyện chẳng hành vô nguyện, chẳng hành có tạo tác chẳng hành không tạo tác.

Đối nhãn cho đến pháp cũng chẳng hành tập chẳng hành diệt, chẳng hành sâu chẳng hành cạn, chẳng hành không chẳng hành bất không, chẳng hành hữu tướng chẳng hành vô tướng, chẳng hành hữu nguyện chẳng hành vô nguyện, chẳng hành có tạo tác chẳng hành không tạo tác.

Đối nhãn cho đến ý thức cũng chẳng hành tập chẳng hành diệt, chẳng hành sâu chẳng hành cạn, chẳng hành không chẳng hành bất không, chẳng hành hữu tướng chẳng hành vô tướng, chẳng hành hữu nguyện chẳng hành vô nguyện, chẳng hành có tạo tác chẳng hành không tạo tác. Vì cớ sao?

Thiện Dũng Mãnh! Các pháp như thế tất cả đều có ỷ chấp động chuyển hý luận ái thú. Nghĩa là ta năng hành động chuyển như thế; ta đối đây hành hý luận như thế; ta do đây hành ái thú như thế; ta nương đây ỷ chấp như thế. Trong đây Bồ tát biết trọn tất cả ỷ chấp động chuyển hý luận ái thú hại các vô tri vô sở ỷ chấp. Vì không ỷ chấp nên đều không sở hành, cũng không chấp tạng. Vì không chấp tạng nên không bị trói buộc, cũng không lìa buộc, không sở phát khởi, cũng không đẳng khởi. Như vậy Bồ tát hại các ỷ chấp tu hành Bát nhã Ba la mật đa.

 

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối sắc cho đến thức chẳng hành thường vô thường, chẳng hành vui không vui, chẳng hành ngã không ngã, chẳng hành tịnh chẳng tịnh, chẳng hành không chẳng không, chẳng hành như huyễn, chẳng hành như mộng, chẳng hành như bóng sáng, chẳng hành như vang hang.

Đối nhãn cho đến ý chẳng hành thường vô thường, chẳng hành vui không vui, chẳng hành ngã không ngã, chẳng hành tịnh chẳng tịnh, chẳng hành không chẳng không, chẳng hành như huyễn, chẳng hành như mộng, chẳng hành như bóng sáng, chẳng hành như vang hang.

Đối sắc cho đến pháp chẳng hành thường vô thường, chẳng hành vui không vui, chẳng hành ngã không ngã, chẳng hành tịnh chẳng tịnh, chẳng hành không chẳng không, chẳng hành như huyễn, chẳng hành như mộng, chẳng hành như bóng sáng, chẳng hành như vang hang.

Đối nhãn thức cho đến ý thức chẳng hành thường vô thường, chẳng hành vui không vui, chẳng hành ngã không ngã, chẳng hành tịnh chẳng tịnh, chẳng hành không chẳng không, chẳng hành như huyễn, chẳng hành như mộng, chẳng hành như bóng sáng, chẳng hành như vang hang. Vì cớ sao?

Thiện Dũng Mãnh! Các pháp như thế có tầm có tứ, có hành có quán. Trong đây Bồ tát biết trọn tất có tầm có tứ, có hành có quán, hại tất cả hành. Biết khắp các hành tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đấy là tuyên nói hạnh các Bồ tát.

 

Bấy giờ, Thiện Dũng Mãnh Bồ Tát Ma ha tát thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng thể nghĩ bàn.

Liền đấy Phật bảo Thiện Dũng Mãnh rằng: Như vậy như vậy. Như ngươi vừa nói.

Thiện Dũng Mãnh! Sắc cho đến thức chẳng thể nghĩ bàn nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn. Nhãn cho đến ý chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Sắc cho đến pháp chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa cũng chẳng thể nghĩ bàn. Nhãn thức cho đến ý thức chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Danh sắc chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Duyên khởi chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Tạp nhiễm chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Nghiệp quả chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Điên đảo kiến thú các che chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Cõi Dục, Sắc, Vô sắc chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả khiến tác giả, khởi giả đẳng khởi giả, thọ giả khiến thọ giả, tri giả khiến tri gia, kiến giả khiến kiến giả, chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Địa thuỷ hỏa phong không thức giới chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Hữu tình pháp giới chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Bố thí xan tham, trì giới phạm giới, an nhẫn giận dữ, tinh tiến lười biếng, tĩnh lự tán loạn, bát nhã ác huệ chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Tham sân si chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn lực, giác chi, đạo chi chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Vô lượng thần thông chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Tĩnh lự giải thoát, đẳng trì đẳng chí chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Khổ tập diệt đạo chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Minh và giải thoát chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Tận trí, vô sanh trí, vô tạo tác trí chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Thanh văn Độc giác, Bồ tát Phật chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Trí quá khứ vị lại hiện tại chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Vô trước trí chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Niết bàn chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Phật Pháp Tăng Bảo chẳng thể nghĩ bàn, nên Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng thể nghĩ bàn. Vì cớ sao?

Thiện Dũng Mãnh! Vì Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng phải tâm sanh ra vậy gọi chẳng thể nghĩ bàn, cũng chẳng sanh tâm vậy gọi chẳng thể nghĩ bàn.

 

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu bảo tâm sanh, đấy là điên đảo, bảo tâm chẳng sanh cũng là điên đảo. Nếu thông suốt được tâm và tâm sở đều không sở hữu thời chẳng điên đảo.

Thiện Dũng Mãnh! Chẳng phải bản tánh tâm có sanh có khởi có tận có diệt. Thiện Dũng Mãnh! Tương ưng với điên đảo bảo tâm tâm sở có sanh có khởi có tận có diệt.

Thiện Dũng Mãnh! Phải biết tâm trong đây khá khai thị, do điên đảo khởi cũng khá khai thị.

Thiện Dũng Mãnh! Ngu phu dị sanh chẳng thể giác liễu tâm khá khai thị, và chẳng giác liễu từ điên đảo khởi cũng khá khai thị được. Bởi chẳng giác liễu khá khai thị nên đối tâm xa lìa chẳng năng chánh biết, cũng chẳng chánh biết xa lìa sở duyên.

Bởi đấy chấp đắm tâm tức là ngã, tâm là ngã sở, tâm nương nơi ngã, tâm từ ngã sanh. Kia chấp tâm rồi, lại chấp là thiện, hoặc chấp chi thiện, hoặc chấp là vui, hoặc chấp là khổ, hoặc chấp là đoạn, hoặc chấp là thường, hoặc chấp kiến thú, hoặc chấp các che, hoặc chấp điên đảo, hoặc chấp bố thí xan tham, hoặc chấp trì giới phạm giới, hoặc chấp an nhẫn giận dữ, hoặc chấp tinh tiến lười biếng, hoặc chấp tĩnh lự tán loạn, hoặc chấp bát nhã ác huệ, hoặc chấp ba cõi, hoặc chấp duyên khởi, hoặc chấp danh sắc, hoặc chấp tham sân si, hoặc chấp ganh ghét keo rít thảy, hoặc chấp ngã mạn thảy, hoặc chấp khổ tập diệt đạo, hoặc chấp bốn đại không thức, hoặc chấp hữu tình pháp giới, hoặc chấp niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn lực, giác chi, đạo chi, hoặc chấp tịnh lự giải thoát, đẳng trì đẳng chí, hoặc chấp vô lượng thần thông, hoặc chấp minh và giải thoát, hoặc chấp tận trí, vô sanh trí, hoặc chấp vô tạo tác trí, hoặc chấp Phật Pháp Tăng Bảo, hoặc chấp Thanh văn Độc giác Bồ tát Phật địa, hoặc chấp Thanh văn Độc giác Bồ tát Phật, hoặc chấp vô trước trí, hoặc chấp bát Niết bàn, hoặc chấp Phật trí, hoặc chấp tướng hảo, hoặc chấp cõi Phật, hoặc chấp Thanh văn viên mãn, hoặc chấp Độc giác viên mãn, hoặc chấp Bồ tát viên mãn, hoặc chấp các tạp nhiễm thanh tịnh khác nữa.

Thiện Dũng Mãnh! Chúng các Bồ tát đối các thứ pháp môn như thế chẳng sanh biết thấy chấp đắm hữu tình khởi ra pháp tâm tâm sở điên đảo, đối tất cả xứ quyết chẳng phát khởi tâm điên đảo, cũng chẳng nương tâm khởi các điên đảo. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Chúng các Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa xa lìa pháp tâm tâm sở điên đảo, chứng tâm bản tánh thanh tịnh minh bạch đối trong trọn không khởi tâm tâm pháp.

 

Thiện Dũng Mãnh! Ngu phu dị sanh nương cảnh sở duyên khởi tâm tâm sở, chấp có sở duyên, chấp có tất cả tâm và tâm sở. Chúng các Bồ tát biết sở duyên kia và khởi ra pháp tâm tâm sở kia đều không sở hữu, vậy nên chẳng sanh pháp tâm tâm sở. Bồ tát quán sát tất cả pháp tâm tâm sở như thế bản tánh thanh tịnh, bản tánh minh bạch. Ngu phu điên đảo vọng sanh tạp nhiễm, lại khởi nghĩ này:

Do cảnh sở duyên sanh tâm tâm sở.Vì biết rõ sở duyên không sở hữu vậy, nên pháp tâm tâm sở đều chẳng sanh được, đã chẳng sanh được cũng không trụ diệt. Pháp tâm tâm sở bản tánh minh tịnh, lìa các tạp nhiễm, thanh bạch nên vui. Tâm tánh chẳng sanh cũng không trụ diệt, cũng chẳng khiến pháp có sanh trụ thảy; bởi các ngu phu vọng chấp việc đấy.

Như vậy Bồ tát biết tâm tâm sở bản tánh chẳng sanh cũng chẳng trụ diệt tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Nếu các Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa. Khi hành như thế chẳng khởi nghĩ này: Ta hành Bát nhã Ba la mật đa, ta nay nương đây mà hành Bát nhã Ba la mật đa, ta nay do đây mà hành Bát nhã Ba la mật đa, ta nay theo đây mà hành Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu các Bồ tát khởi nghĩ này vầy: Đây là Bát nhã Ba la mật đa, đây do Bát nhã Ba la mật đa, đây nương Bát nhã Ba la mật đa, đây thuộc Bát nhã Ba la mật đa. Kia do vì nghĩ đây chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu các Bồ tát đối các Bát nhã Ba la mật đa không thấy không đắc mà hành Bát nhã Ba la mật đa, đấy là hành Bát nhã Ba la mật đa.

 

Bấy giờ, Thiện Dũng Mãnh thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế là hành vô thượng, Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là hành thanh tịnh, Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là hành minh bạch, Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là hành vô sanh, Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là hành vô diệt, Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là hành vượt ra, Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là hành khó phục.

Nghĩa là các ác ma hoặc ma quyến thuộc hoặc hành hữu tướng hữu sở đắc khác; hoặc ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả, sở hữu các kiến: hoặc đoạn thường kiến, hoặc các uẩn kiến, hoặc các xứ kiến, hoặc các giới kiến, hoặc chư Phật kiến, hoặc chư Pháp kiến, hoặc chư Tăng kiến, hoặc Niết bàn kiến, hoặc tưởng chứng đắc, hoặc tăng thượng mạn, hoặc hành tham sân si, hoặc hành điên đảo các che, hoặc kẻ vượt đường sá mà chạy tới, đều chẳng năng đè dẹp được. Vậy nên Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vượt các thế gian không ai kịp được, rất tôn rất thắng.

 

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thiện Dũng Mãnh: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Như vậy Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vượt các thế gian, không ai kịp được, rất tôn rất thắng. Tất cả ác ma hoặc ma Thiên tử quân chúng quyến thuộc đều chẳng thể đè dẹp được.Cho đến chấp trước Niết bàn tướng tánh, có bao các kiến cũng chẳng thể đè được. Tất cả hành ngu phu dị sanh thảy đối hạnh sở hành của Bồ tát đây đều chẳng thể dẹp được.

Thiện Dũng Mãnh! Hành của Bồ tát đây ngu phu dị sanh đều chỗ chẳng có, Hữu học, Vô học, Độc giác, Thanh văn cũng chỗ chẳng có.

Thiện Dũng Mãnh! Thanh văn Độc giác nếu có hành đây chẳng lẽ chẳng nói gọi Thanh văn Độc giác, nên gọi Bồ tát vì sẽ được Như Lai bốn vô sở úy thảy vô biên công đức.

Thiện Dũng Mãnh! Thanh văn Độc giác không có hành đây nên chẳng gọi Bồ tát, chẳng được Như Lai bốn vô sở úy thảy vô biên công đức.

Thiện Dũng Mãnh! Bồ tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là bậc công đức các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bốn vô úy thảy. Chúng các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm lấy năng chứng được bốn vô úy thảy làm sự nghiệp sở tác. Nếu các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chóng năng chứng được bốn vô úy thảy công đức Như Lai.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát chưa chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nhờ sức đại nguyện, hoặc sức các Như Lai hộ trì, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chóng năng nhiếp thọ được bốn vô úy thảy vô biên công đức.

Thiện Dũng Mãnh! Thanh văn Độc giác chẳng năng nguyện cầu bốn vô úy thảy công đức chư Phật; chư Phật Thế Tôn cũng chẳng hộ niệm khiến kia chứng được bốn vô úy thảy.

Thiện Dũng Mãnh! Chúng các Bồ tát nhờ sức đại nguyện và sức các Như Lai hộ trì, nên năng chứng được bốn vô úy thảy. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Chúng các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm định năng thu được bốn hiểu vô ngại. Những gì gọi là bốn hiểu vô ngại? Hiểu nghĩa vô ngại, hiểu pháp vô ngại, hiểu lời vô ngại, hiểu biện vô ngại, như thế gọi là bốn hiểu vô ngại. Chúng các Bồ tát trọn nên bốn hiểu vô ngại như thế, mặc dù chưa chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nhờ sức đại nguyện tức năng nhiếp thọ được bốn vô úy thảy công đức chư Phật. Chư Phật Thế Tôn biết kia trọn nên bốn hiểu vô ngại là căn lành hơn hết vậy. Biết kia đã được bậc công đức Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vậy, nên đem sức thần thông cần gia hộ niệm, khiến kia nhiếp thọ bốn vô úy thảy công đức chư Phật. Vậy nên Bồ tát muốn cầu chứng được bốn hiểu vô ngại, muốn cầu nhiếp thọ bốn vô úy thảy căn lành công đức nên học Bát nhã Ba la mật đa, nên hành Bát nhã Ba la mật đa chớ sanh chấp trước.

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa thông suốt các pháp hoặc nhân hoặc tập hoặc một hoặc diệt, không có chút pháp nào chẳng hợp Bát nhã Ba la mật đa. Các Bồ tát này như thật biết rõ tướng các pháp nhân tập diệt đạo. Biết tướng pháp nhân tập diệt đạo rồi đối sắc chẳng tu chẳng khiển, đối thọ tưởng hành thức cũng chẳng tu chẳng khiển. Đối nhãn chẳng tu chẳng khiển, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý cũng chẳng tu chẳng khiển. Đối sắc chẳng tu chẳng khiển, đối thanh hương vị xúc pháp cũng chẳng tu chẳng khiển. Đối nhãn thức chẳng tu chẳng khiển, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý thức cũng chẳng tu chẳng khiển. Đối danh sắc chẳng tu chẳng khiển. Đối nhiễm tịnh chẳng tu chẳng khiển. Đối duyên khởi chẳng tu chẳng khiển. Đối điên đảo kiến thú các che ái hành chẳng tu chẳng khiển. Đối tham sân si chẳng tu chẳng khiển. Đối cõi Dục Sắc Vô sắc chẳng tu chẳng khiển. Đối địa thuỷ hỏa phong không thức giới chẳng tu chẳng khiển. Đối hữu tình giới pháp giới chẳng tu chẳng khiển. Đối ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả, chẳng tu chẳng khiển. Đối đoạn thường kiến chẳng tu chẳng khiển. Đối bố thí xan tham, trì giới phạm giới, an nhẫn giận dữ, tinh tiến lười biếng, tĩnh lự tán loạn, bát nhã ác huệ chẳng tu chẳng khiển. Đối niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn lực, giác chi, đạo chi chẳng tu chẳng khiển. Đối tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì đẳng chí chẳng tu chẳng khiển. Đối dứt điên đảo chẳng tu chẳng khiển. Đối khổ tập diệt đạo  chẳng tu chẳng khiển. Đối vô lượng thần thông chẳng tu chẳng khiển. Đối tận trí, vô sanh trí, vô tạo tác trí, chẳng tu chẳng khiển. Đối dị sanh Thanh văn Độc giác Bồ tát Phật địa chẳng tu chẳng khiển. Đối pháp dị sanh Thanh văn Độc giác Bồ tát Phật chẳng tu chẳng khiển. Đối chỉ quán chẳng tu chẳng khiển. Đối Niết bàn chẳng tu chẳng khiển. Đối trí kiến quá khứ vị lai hiện tại chẳng tu chẳng khiển. Đối vô trước trí chẳng tu chẳng khiển. Đối vô úy thảy các Phật công đức chẳng tu chẳng khiển. Vì cớ sao?

Thiện Dũng Mãnh! Sắc không tự tánh chẳng thể tu khiển, thọ tưởng hành thức cũng không tự tánh chẳng thể tu khiển. Nhãn không tự tánh chẳng thể tu khiển, nhĩ tỷ thiệt thân ý cũng không tự tánh chẳng thể tu khiển. Sắc không tự tánh chẳng thể tu khiển, thanh hương vị xúc pháp cũng không tự tánh chẳng thể tu khiển. Nhãn thức không tự tánh chẳng thể tu khiển, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức cũng không tự tánh chẳng thể tu khiển. Danh sắc không tự tánh chẳng thể tu khiển. Nhiễm tịnh không tự tánh chẳng thể tu khiển. Duyên khởi không tự tánh chẳng thể tu khiển. Điên đảo kiến thú các che ái hành không tự tánh chẳng thể tu khiển. Tham sân si không tự tánh chẳng thể tu khiển. Cõi Dục Sắc Vô sắc không tự tánh chẳng thể tu khiển. Địa thuỷ hỏa phong không thức giới không tự tánh chẳng thể tu khiển. Hữu tình pháp giới không tự tánh chẳng thể tu khiển. Ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả, không tự tánh chẳng thể tu khiển. Đoạn thường kiến không tự tánh chẳng thể tu khiển. Bố thí xan tham, trì giới phạm giới, an nhẫn giận dữ, tinh tiến lười biếng, tĩnh lự tán loạn, bát nhã ác huệ không tự tánh chẳng thể tu khiển. Niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn lực, giác chi, đạo chi không tự tánh chẳng thể tu khiển. Tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì đẳng chí không tự tánh chẳng thể tu khiển. Dứt điên đảo không tự tánh chẳng thể tu khiển. Khổ tập diệt đạo không tự tánh chẳng thể tu khiển. Vô lượng thần thông không tự tánh chẳng thể tu khiển. Tận trí vô sanh trí vô tạo tác trí không tự tánh chẳng thể tu khiển. Dị sanh Thanh văn Độc giác Bồ tát Phật địa không tự tánh chẳng thể tu khiển. Pháp dị sanh Thanh văn Độc giác Bồ tát Phật không tự tánh chẳng thể tu khiển. Chỉ quán không tự tánh chẳng thể tu khiển. Niết bàn không tự tánh chẳng thể tu khiển. Trí kiến quá khứ vị lai hiện tại không tự tánh chẳng thể tu khiển. Vô trước trí không tự tánh chẳng thể tu khiển. Phật trí không tự tánh chẳng thể tu khiển. Vô úy thảyc ác Phật công đức không tự tánh chẳng thể tu khiển. Vì cớ sao?

Thiện Dũng Mãnh! Không có chút pháp tánh là viên thành thật, tất cả pháp đều thế tục giả lập, chẳng phải với trong ấy có chút tự tánh. Vì không tự tánh nên đều chẳng thật có. Các pháp đều lập vô tánh làm tánh, vậy nên các pháp không thật không sanh. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các pháp điên đảo đều chẳng thật có, các pháp đều từ điên đảo mà khởi. Các điên đảo ấy đều không thật tánh. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp đều lìa tự tánh, tìm cầu tự tánh trọn chẳng thể đắc, vậy nên đều lấy vô tánh làm tánh.

Thiện Dũng Mãnh! Vô tánh ấy không thật không sanh, nên gọi vô tánh. Đây thời chỉ rõ tánh chẳng phải thật có, nên gọi vô tánh. Nếu tánh chẳng có thời chẳng thể tu, cũng chẳng thể khiển, điên đảo sở khởi chẳng phải thật co, nên chẳng thể tu cũng chẳng thể khiển. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp vô tánh làm tánh, xa lìa tự tánh, thời chẳng phải thật vật.Vì chẳng thật vật nênko tu không khiển.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu chúng các Bồ Tát Ma ha tát đối trong các pháp trụ kiến như thật, tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp không tu không khiển, gọi tu Bát nhã Ba la mật đa. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế, năng trụ như thế tu hành Bát nhã Ba la mật đa mau được viên mãn.

 

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu chúng các Bồ Tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng khởi tâm tương ưng tướng sắc, cũng chẳng khởi tâm tương ưng tướng thọ tưởng hành thức. Chẳng khởi tâm tương ưng tướng nhãn, cũng chẳng khởi tâm tương ưng tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý. Chẳng khởi tâm tương ưng tướng nhãn thức, cũng chẳng khởi tâm tương ưng tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý thức. Chẳng khởi tâm tương ưng tướng sắc, cũng chẳng khởi tâm tương ưng tướng thanh hương vị xúc pháp. Chẳng khởi tâm cùng hành chồi mầm. Chẳng khởi tâm cùng hành sân nhuế, chẳng khởi tâm cùng hành xan tham. Chẳng khởi tâm cùng hành phiền não. Chẳng khởi tâm cùng hành tức giận. Chẳng khởi tâm cùng hành lười nhác. Chẳng khởi tâm cùng hành tán loạn. Chẳng khởi tâm cùng hành ác huệ. Chẳng khởi tâm cùng hành dục kiết. Chẳng khởi tâm cùng hành chấp duyên sắc. Chẳng khởi tâm cùng hành chấp vô sắc. Chẳng khởi tâm cùng hành tham dục. Chẳng khởi tâm cùng hành chia rẽ. Chẳng khởi tâm cùng hành tà kiến. Chẳng khởi tâm cùng hành chấp đắm của ngôi. Chẳng khởi tâm cùng hành chấp đắm giàu sang. Chẳng khởi tâm cùng hành chấp đắm của cải nhiều, dòng tộc hơn. Chẳng khởi tâm cùng hành chấp đắm sanh trời.Chẳng khởi tâm cùng hành chấp đắm cõi Dục, chẳng khởi tâm cùng hành chấp đắm cõi Sắc Vô sắc. Chẳng khởi tâm bậc Thanh văn. Chẳng khởi tâm bậc Độc giác. Chẳng khởi tâm cùng hành chấp đắm các hạnh Bồ tát. Cho đến chẳng khởi tâm cùng hành chấp Niết bàn kiến. Chúng các Bồ Tát Ma ha tát này trọn nên tâm thanh tịnh như thế, nên đối các hữu tình dù khởi đầy khắp Từ Bi Hỷ Xả, mà năng trừ khiển được tưởng hữu tình. Đối tưởng hữu tình không chấp mà trụ, đối bốn phạm trụ cũng không chấp trước; trọn nên diệu huệ phương tiện khéo léo. Kia do trọn nên pháp như thế được không chấp trước, tu hành Bát nhã Ba la mật đa mau được viên mãn.

 

Các Bồ tát này tu hành Bát nhã Ba la mật đa vì mau được viên mãn, nên bèn đối sắc không lấy không chấp, đối thọ tưởng hành thức cũng không lấy không chấp. Đối nhãn không lấy không chấp, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý cũng không lấy không chấp. Đối sắc không lấy không chấp, đối thanh hương vị xúc pháp cũng không lấy không chấp.  Đối nhãn thức không lấy không chấp, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý thức cũng không lấy không chấp. Đối danh sắc không lấy không chấp. Đối nhiễm tịnh không lấy không chấp. Đối duyên khởi không lấy không chấp. Đối điên đảo kiến thú các che ái hành không lấy không chấp. Đối tham sân si không lấy không chấp. Đối địa thuỷ hỏa phong không thức giới không lấy không chấp. Đối hữu tình giới, pháp giới  không lấy không chấp. Đối ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả không lấy không chấp. Đối đoạn thường kiến không lấy không chấp. Đối bố thí xan tham, trì giới phạm giới, an nhẫn  giận dữ, tinh tiến lười biếng, tĩnh lự tán loạn, bát nhã ác huệ không lấy không chấp. Đối niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn lực, giác chi, đạo chi, không lấy không chấp. Đối tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì đẳng chí  không lấy không chấp. Đối khổ tập diệt đạo không lấy không chấp.Đối vô lượng thần thông không lấy không chấp. Đối tận trí vô sanh trí vô tạo tác trí không lấy không chấp. Đối dị sanh Thanh văn Độc giác Bồ tát Phật địa không lấy không chấp. Đối pháp dị sanh Thanh văn Độc giác Bồ tát Phật không lấy không chấp. Đối xa ma tha, tỳ bát xá na không lấy không chấp. Đối cõi Niết bàn không lấy không chấp. Đối trí kiến quá khứ vị lai hiện tại không lấy không chấp. Đối vô trước trí không lấy không chấp. Đối Phật trí lực vô úy thảy vô biên Phật Pháp không lấy không chấp. Đối dứt điên đảo kiến thú các che thảy không lấy không chấp. Vì cớ sao?

Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp chẳng thể tùy lấy chẳng thể chấp thọ, không năng tùy lấy không năng chấp thọ. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Không có chút pháp nên khá chấp thọ, cũng không chút pháp năng có chấp thọ. Sở dĩ vì sao? Vì hoặc năng chấp thọ hoặc sở chấp thọ đều chẳng thể đắc. Vì cớ sao?

Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp đều chẳng chắc thật như việc huyễn vậy. Vì tất cả pháp đều tánh chẳng tự tại cứng chắc chẳng thể đắc vậy. Vì tất cả pháp đều như bóng sáng chẳng thể lấy vậy.Vì tất cả pháp thảy đều hư ngụy, không tự tánh vậy. Vì tất cả pháp đều như nhóm bọt chẳng thể bắt nắm vậy. Vì tất cả pháp đều như bọt nổi khởi rồi chóng diệt vậy. Vì tất cả pháp đều như ánh nắng điên đảo khởi ra vậy. Vì tất cả pháp đều như cây chuối giữa không chắc thật vậy. Vì tất cả pháp đều như trăng nước chẳng thể bắt lấy vậy. Vì tất cả pháp đều như cái cầu vồng mống hư dối phân biệt vậy. Vì tất cả pháp đều không tác dụng chẳng năng phát khởi vậy. Vì tất cả pháp đều như nắm cú tay trống rỗng không thật tánh tướng vậy.

Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát quán sát tất cả pháp như thế rồi đối tất cả pháp không lấy không chấp, không trụ không trước. Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát đối tất cả pháp chẳng thâm bảo tín, chẳng khởi đắm lấy, chẳng sanh cố chấp, không điều tham ái mà hành Bát nhã Ba la mật đa. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế, năng trụ như thế, tu hành Bát nhã Ba la mật đa mau được viên mãn

 

Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát khi học như thế chẳng đối sắc học, chẳng vì vượt khỏi sắc nên học; chẳng đối thọ tưởng hành thức học, chẳng vì vượt khỏi thọ tưởng hành thức nên học. Chẳng đối sắc sanh học, chẳng đối sắc diệt học; chẳng đối thọ tưởng hành thức sanh học, chẳng đối thọ tưởng hành thức diệt học. Chẳng vì điều phục sắc nên học, chẳng vì chẳng điều phục sắc nên học;  chẳng vì điều phục thọ tưởng hành thức nên học, chẳng vì chẳng điều phục thọ tưởng hành thức nên học. Chẳng vì nhiếp phục dời chuyển sắc nên học, chẳng vì tới vào an trụ sắc nên học; chẳng vì nhiếp phục dời chuyển thọ tưởng hành thức nên học, chẳng vì tới vào an trụ thọ tưởng hành thức nên học.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát khi học như thế chẳng đối nhãn học, chẳng vì vượt khỏi chẳng vì vượt khỏi nhãn nên học; chẳng đối nhĩ tỷ thiệt thân ý nên học, chẳng vì vượt khỏi nhĩ tỷ thiệt thân ý nên học. Chẳng đối nhãn sanh học, chẳng đối nhãn diệt học; chẳng đối nhĩ tỷ thiệt thân ý sanh học, chẳng đối nhĩ tỷ thiệt thân ý diệt học. Chẳng vì điều phục nhãn nên học, chẳng vì chẳng điều phục nhãn nên học; chẳng vì điều phục nhĩ tỷ thiệt thân ý nên học, chẳng vì chẳng điều phục nhĩ tỷ thiệt thân ý nên học. Chẳng vì nhiếp phục dời chuyển nhãn nên học, chẳng vì tới vào an trụ nhãn nên học; chẳng vì nhiếp phục dời chuyển nhĩ tỷ thiệt thân ý nên học, chẳng vì tới vào an trụ nhĩ tỷ thiệt thân ý nên học.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát khi học như thế, chẳng đối sắc học, chẳng vì vượt khỏi sắc nên học; chẳng đối thanh hương vị xúc pháp nên học, chẳng vì vượt khỏi thanh hương vị xúc pháp nên học.Chẳng đối sắc sanh học, chẳng đối sắc diệt học, chẳng đối thanh hương vị xúc pháp sanh nên học, chẳng đối thanh hương vị xúc pháp diệt nên học.Chẳng vì điều phục sắc nên học, chẳng vì chẳng điều phục sắc nên học; chẳng vì điều phục thanh hương vị xúc pháp nên học, chẳng vì chẳng điều phục thanh hương vị xúc pháp nên học.Chẳng vì nhiếp phục dời chuyển sắc nên học, chẳng vì tới vào an trụ sắc nên học; chẳng vì nhiếp phục dời chuyển thanh hương vị xúc pháp nên học, chẳng vì tới vào an trụ thanh hương vị xúc pháp nên học.

Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát khi học như thế chẳng đối nhãn thức học, chẳng vì vượt khỏi nhãn thức nên học; chẳng đối nhĩ tỷ thiệt thân ý thức học, chẳng vì vượt khỏi nhĩ tỷ thiệt thân ý thức nên học. Chẳng đối nhãn thức sanh học, chẳng đối nhãn thức diệt học; chẳng đối nhĩ tỷ thiệt thân ý thức sanh học, chẳng đối nhĩ tỷ thiệt thân ý diệt học. Chẳng vì điều phục nhãn thức nên học, chẳng vì điều phục nhĩ tỷ thiệt thân ý thức nên học, chẳng vì chẳng điều phục nhãn thức nên học, chẳng vì chẳng điều phục nhĩ tỷ thiệt thân ý thức nên học. Chẳng vì nhiếp phục dời chuyển nhãn thức nên học, chẳng vì tới vào an trụ nhãn thức nên học; chẳng vì nhiếp phục dời chuyển nhĩ tỷ thiệt thân ý thức nên học, chẳng vì tới vào an trụ nhĩ tỷ thiệt thân ý  thức nên học.  

 

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 24

Quyển thứ:  | 576  |  577 | 578 |  579 |  580

 581 | 582 | 583  |  584  | 585 |  586  |  587 | 588 | 589 | 590

591 | 592 | 593 | 594 | 595 | 596 | 597 | 598 | 599 | 600

 

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Nhị Tường
Cập nhật: 01-12-2006

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

biết tu廙i nên li giai nguyen nhan tai sao can tho cung nguoi mat phat Ngàn Ò y sắc lam giau nhu the nao de khong mat phuoc bau Sự lo lắng của cha mẹ cũng lムtn kho dau va con duong quan niem Tăng cân thế nào là an toàn cho thai 20 điều cần tu dưỡng trong đời ï¾ å Gánh cột haavard ç Š Thực hiện bộ phim tư liệu về xiv bat Lý an chay hay an man thà ac thử áp dụng thiền vipassana trong điều hôn nhân và niềm tin tôn giáo đi tu cứu dừng đạo hiếu và duy trì lẽ sống hằng Lưu chanh Nộm vai tro cua gia dinh trong viec dat duoc hoa binh an chay định thiền Làm gì để ngăn ngừa cảm cúm trong mùa nẠLúc nhỏ dị ứng dấu hiệu nguy cơ tim xử ham nguyet son hamwolsan cà y hanh hoa hòa cẩn thận với lời nói để tránh khẩu con duong di den thanh tuu chanh kien gio Làng chÃ