MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
Buổi tối thứ nhất LỜI DẠY MỞ ÐẦU
Buổi tối thứ hai BÁT CHÁNH ÐẠO
Buổi sáng thứ ba BÀI THỰC TẬP: CẢM THỌ
Buổi tối thứ tư CHÚ Ý ÐƠN THUẦN
Buổi sáng thứ năm BÀI THỰC TẬP: TƯ TƯỞNG
Buổi tối thứ năm KHÁI NIỆM VÀ THỰC TẠI
Buổi sáng thứ sáu Bài thực tập: NHỮNG ÐỐI TƯỢNG CỦA CẢM GIÁC
Buổi tối thứ bảy NHỮNG MẪU CHUYỆN
Buổi sáng thứ tám Bài thực tập: TÁC Ý
Buổi sáng thứ chín Bài thực tập: ĂN TRONG CHÁNH NIỆM
Buổi tối thứ chín NGŨ TRẦN CÁI
Buổi sáng thứ mười Bài thực tập: QUÁN TÂM THỨC
Buổi tối thứ mười DŨNG SĨ
Buổi sáng thứ mười một TRÒ CHƠI ÐỊNH TÂM
Buổi tối thứ mười hai Ba Trụ Pháp: BA LA MẬT
Buổi tối thứ mười ba THÁNH JOHN và THÁNH FRANCIS
Buổi tối thứ mười bốn TỨ DIỆU ÐẾ
Buổi tối thứ mười lăm SỰ CƯƠNG QUYẾT NỬA VỜI
Buổi tối thứ thứ mười sáu NGHIỆP QUẢ
Buổi tối thứ mười bảy Bài tập: HÔN TRẦM
Buổi tối thứ mười tám SỰ TRONG SẠCH VÀ HẠNH PHÚC
Buổi tối thứ mười chín TÍN NGƯỠNG
Buổi tối thứ hai mươi mốt THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
Buổi tối thứ hai mươi hai CHẾT VÀ TỪ BI
Buổi tối thứ hai mươi lăm ÐẠO
Buổi tối thứ hai mươi sáu THẤT GIÁC CHI
Buổi tối thứ hai mươi chín CON ÐƯỜNG CỦA PHẬT
Buổi sáng thứ ba mươi KẾT THÚC
 
c
BA MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN 
Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana 
Nguyên tác: The Experience of Insight - Tác giả: Joseph Goldstein 
Dịch giả: Nguyễn Duy Nhiên - Nhà xuất bản: Sinh Thức. 
Buổi sáng thứ ba 
BÀI THỰC TẬP: CẢM THỌ 

Cảm thọ là một đề mục vô cùng quan trọng trong thiền quán. Trong mỗi giây phút, chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi một trong ba loại cảm thọ sau đây: lạc thọ, tức là những cảm thọ êm ái, dễ chịu; khổ thọ, tức những cảm thọ có tính cách đau đớn, khó chịu; trung tính thọ, tức những cảm thọ không dễ chịu cũng không khó chịu. Chính những tính chất êm ái và dễ chịu của lạc thọ khiến ta bị lôi cuốn ham mê. Và ngược lại ta cũng xô đuổi và trốn tránh những khổ thọ trong cuộc sống hàng ngày, vì tính chất khó chịu, đau đớn của chúng. Nhưng khi ta có chánh niệm về cảm thọ của mình, ta sẽ có khả năng nhận diện mọi cảm thọ với một tâm quân bình và không phân biệt. 

Cảm thọ chi phối ta mạnh mẽ nhất là những cảm giác của thân thể. Chúng ta ai cũng có thể dễ dàng kinh nghiệm được những cảm giác dễ chịu hoặc đau đớn, đang có mặt trong thâm mình. Chú ý rõ ràng đến những cảm giác này là một trong những phương pháp thiền quán về cảm thọ: kinh nghiệm những cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng, êm dịu mà không bị lôi cuốn và cũng như không xua đuổi, ghét bỏ những cảm giác khó chịu, nặng nề hay đau đớn. Hãy tự nhiên quan sát, nhìn xem mọi cảm giác đang có mặt trong thân - nóng, lạnh, ngứa ngáy, êm dịu, nặng nề - đến rồi đi mà không phê phán, thương ghét hay nhận nó là mình. 

Khi bắt đầu ngồi thiền, bạn hãy khởi sự bằng cách chú ý đến hơi thở của mình, sự lên xuống ở nơi bụng. Rồi khi có bất cứ một cảm giác nào nổi lên trong thân, hãy chú ý đến nó, ý thức được hoàn toàn về sự có mặt của nó. Ðiều quan trọng nhất là phải giữ một thái độ tự nhiên, thoải mái khi quan sát những cảm giác, nhất là những cảm giác đau đớn, khó chịu. Thân và tâm ta lúc nào cũng có khuynh hướng căng thẳng, khẩn trương khi đối diện với những khổ thọ. Ðó là kết quả của những thái độ ghét bỏ, tránh né, lâu ngày dần dà tạo nên một sự thiếu quân bình trong tâm. Bạn hãy thử tự nhiên nhìn cái đau của mình và quan sát những thay đổi, biến chuyển của nó. Một khi tâm của mình dược yên tịnh xuống, nhẹ nhàng và có chánh niệm, ta có thể kinh nghiệm được rằng cái đau không phải là một khối cứng ngắc, nó biến tướng, thay đổi, sanh diệt từng giây phút một. Hành giả hãy ngồi với một tâm yên lặng, thoải mái quan sát những diễn biến của cảm giác, đừng ghét bỏ, cũng đừng ước vọng. 

Ðau là một đề mục khá hữu hiệu trong thiền Minh Sát. Bởi một cảm giác đau trong cơ thể, nếu biết sử dụng nó có khả năng đem lại cho ta một định lực rất mạnh. Bởi cái đau có thể giữ tâm ta ở một chỗ, mà không bị lay chuyển nhiều. Nhưng bất cứ một cảm giác nào đang có mặt trong thân, đều có thể trở thành một đối tượng của thiền quán. Trong trường hợp không có một cảm giác nào đặc biệt, hành giả có thể trở về với hơi thở hay sự lên xuống ở bụng. Sự quan sát, ghi nhận phải có tính cách tự nhiên chứ không được máy móc, vội vàng. Hãy ghi nhận mọi việc xảy ra như "phồng, xẹp", "nóng", "lạnh", "đau", "ngứa", "mát", "phồng, xẹp" một cách từ tốn, đều đặn. Khi cảm thấy mình đang bị căng thẳng bởi cái đau có mặt trong thân, bạn hãy cẩn thận quán sát tính chất khó chịu, bản chất của cái đau. Hãy giữ chánh niệm về cảm thọ của mình, rồi thì sự quân bình, an lạc trong tâm tự nhiên sẽ tới. 
 
 

Bài Đọc Thêm:
Giới Thiệu về Thiền Vipassana
Thực tập Thiền Minh Sát
Những Bài Giảng Tóm Tắt của Khóa Thiền Minh Sát Mười Ngày
Bốn Sự Thật Nhiệm Mầu, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch
Tứ Như ý Túc, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

t la Già đi Nhớ món canh kiểm quê dinh vÛi su that thu nhat tiep theo chua tien chau mở cánh cửa không 泰卦 giao chuyện muÑn Tp thoi chay tam bảo lực n廕簑 nghĩ phÃÆp tấm y nghia tieng trong trong nghi le phat giao Thăm Pho tượng như người thật ở chùa Quán PhÃp hoa bông cÃ Æ ri chay lẽ phap 真言宗金毘羅権現法要 Hoa cành Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ Co tình uống nu Phật vài nét về thiền vipassana tại việt nam quang thich ph穩a thé Và Phật giáo khoẠnuôi cơn vong so vĩnh van dung tinh than thien tong thoi tran vao doi cương não ï½ cánh Xà Steve Jobs một Phật tử đã làm thay tưởng niệm 40 năm ht thích chơn thức çš vài điểm tương đồng và khác biệt 不空羂索心咒梵文 cça dem dao vao doi