Lời Nói Đầu
Bài Tựa Thiền Lâm Bảo Huấn
Quyển Thứ Nhất
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Hai
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Ba
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Tư
Trang 01
Trang 02
Trang 03

 

.
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Thứ Hai 
Sa môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập. 
Sa môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang 01

79.- CHỮ HÁN: Trạm Ðường Chuẩn Hòa thượng sơ tham Chân Tịnh, thường chích đăng trướng trung khán độc. Chân Tịnh ha viết: "Sở vị học giả cầu trị tâm dã. Học tuy đa nhi tâm bất trị, túng học nhi hề ích. Nhi huống bách gia dị học, như sơn chi cao, hải chi thâm, tử nhược vi tận chi, kim khí bản trục mạt, như tiện sử quí, khủng phương đạo nghiệp. Trực tu đỗ tuyệt chư duyên, đương cầu diệu ngộ, tha nhật quan chi, như suy môn nhập cữu, cố bất nan hỹ". Trạm Ðường tức thời bình khứ sở tập, chuyên trú thiền quán. Nhất nhật văn nột tử độc Gia Cát Khổng Minh xuất sư biểu, khoát nhiên khai ngộ, ngưng trệ đốn thích, biện tài vô ngại, tại lưu bối trung tiển hữu quá giả. 

79.- DỊCH NGHĨA: Trạm Ðường Chuẩn Hòa thượng, lúc đầu tham thiền ở Chân Tịnh, thường thắp đèn trong trướng đọc kinh sách. Chân Tịnh liền mắng rằng: "Ðiểm chính của người học là ở chỗ trị tâm. Nếu học dẫu nhiều mà tâm chẳng sửa trị, thì ví có học nhiều cũng chẳng có ích gì. Hơn nữa, lại còn rất nhiều môn học khác của hàng trăm nhà khác nhau, nhiều như núi cao biển sâu. Vậy ông dù có học hết được tất cả, nhưng đó chỉ là sự việc bỏ gốc theo ngọn, đem cái hèn dùng vào chỗ quí, sợ nó ngăn ngại mất đạo nghiệp. Vậy nên phải chấm dứt mọi duyên, để cầu diệu ngộ. Nếu ở một ngày khác ông xem các môn học ấy, thì dễ dàng cũng như người chỉ việc đẩy chốt cửa mà vào, chẳng gặp chi khó khăn". Trạm Ðường tức thời dẹp bỏ chỗ mình đang tập, rồi chuyên tu thiền quán. Vào một ngày, ông nghe thấy kẻ nột tử đọc biểu xuất sư của Gia Cát Khổng Minh (1) bừng dậy khai ngộ, gỡ hết các chỗ ngưng trệ, có biện tài vô ngại, trong hàng lưu bối ít ai hay vượt được ông. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Biểu xuất sư: Trạm Ðường khai ngộ nhờ được nghe câu: "Cung trung phủ trung câu vi nhất thể" (trong cung trong phủ đều là một thể), trong bài xuất sư biểu của Gia Cát Lượng. 

80.- CHỮ HÁN: Trạm Ðường viết: Hữu đạo đức giả lạc ư chúng, vô đạo đức giả lạc ư thân. Lạc ư chúng giả trường, lạc ư thân giả vong. Kim xưng trụ trì giả, đa dĩ hiếu ố lâm chúng, cố chúng nhật phật chi. Cầu kỳ hiếu nhi tri kỳ ố, ố nhi tri kỳ hiếu giả tiển hỹ. Cố viết: "Dữ chúng đồng ưu lạc, đồng hiếu ố giả nghĩa dã. Nghĩa chi sở tại, thiên hạ thục bất qui yên". 
Nhị sư Lại Khả Chuế Vưu Tập. 

80.- DỊCH NGHĨA: Trạm Ðường nói: Người có đạo đức thời vui với chúng, người không có đạo đức thời vui với mình, Cái vui cùng chúng thời lâu dài, cái vui ở riêng mình thời dễ mất. Ngày nay người xưng là trụ trì, phần nhiều lấy sự ưa ghét để xét chúng, nên chúng nhân đều uất ức. Tìm cái ưa đó để biết chỗ ghét, tìm cái ghét để biết chỗ ưa đó thì ít vậy. Cho nên nói: "Cùng chúng cùng dự phần lo hay vui, cùng dự phần ưa hay ghét là nghĩa vậy. Ðã có nghĩa thời thiên hạ ai mà chẳng phục". 
Hai việc trên trong Lại Khả Chuế Vưu Tập. 

81.- CHỮ HÁN: Trạm Ðường viết: Ðạo giả cổ kim chính quyền. Thiện hoằng đạo giả yếu tại biến thông. Bất tri biến giả câu văn, chấp giáo, trệ tướng, thế tình, thử giai bất đạt biến quyền cố. Tăng vấn Triệu Châu: "Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ?" Châu vân: "Ngã tại Thanh Châu, tố lĩnh bố sam, trọng thất cân". Vị, cổ nhân bất đạt quyền biến, năng nhược thị chi thù tạc. Thánh nhân vân: "U cốc vô tư, toại chí tư tưởng, hồng chung cự thụ, khẩu vô bất ứng". Thị tri, thông phương thượng sĩ,tương phản thường hợp đạo, bất thủ nhất nhi bất ưng biến dã. 
Dữ Lý Thương Lão thư. 

81.- DỊCH NGHĨA: Trạm Ðường nói: Ðạo là chính (1) và quyền(2) của xưa và nay. Người khéo hoằng đạo, cần ở chỗ biến thông. Người chẳng biến thông, cứ câu nệ vào văn, chấp vào giáo, trệ ở tướng, khốn ở tình, thì đó đều là người không đạt được quyền biến. Vị Tăng hỏi Triệu Châu: "Vạn pháp qui về một, một qui về chốn nào?" Triệu Châu nói: "Ta ở Thanh Châu làm một chiếc áo lót bằng vải, nặng bảy cân". Nghĩa là, cổ nhân nếu chẳng đạt được quyền biến, thì sao hay thù đáp được như thế đó. Thánh nhân nói (3): "Hang sâu thẳm thì vô tư,, nên phát được âm hưởng ấy, chuông lớn vì chịu được sà ngang, nên khi đánh mới ứng được âm thanh ấy". Thế nên biết, bậc thượng sĩ khắp nơi, dùng chỗ trái lẽ thường mà vẫn hợp đạo. Chẳng giữ một chiều mà không ứng biến vậy. 
Thư gởi Lý Thương Lão. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Chính: là con đường ngay thẳng. 
(2) Quyền: là con đường tắt, con đường bất thường, tạm đạt ra trong lúc cần dùng, xong rồi bỏ đi. 
(3) Triệu Châu: tức Triệu Châu Quan Âm Viện tên là Tòng Thẩm thiền sư, pháp tự của Nam Tuyền Phổ Nguyện thiền sư, ngài nóira công án này, thuộc tắc thứ 45 trong sách Bích Nham Tập và Triệu Châu Lục. 
(4): Câu này trích trong văn bia chùa Gian Thê Ðầu Ðà. 

82.- CHỮ HÁN: Trạm Ðưuờng viết: Học giả cầu hữu, tu thị khả vi sư giả. Thời trung trường hoài tôn kính, tác sự thủ pháp, ký hữu sở ích. Hoặc trí thức sai thắng ư ngã diệc khả tương tòng, cảnh sở vị đãi. Vạn nhất dữ ngã, tương tự, tắc bất như vô dã. 
Bảo Phong Thực Lục. 

82.- DỊCH NGHĨA: Trạm Ðường nói: Người học tìm bạn, phải nên tìm người đáng bậc làm thầy, luôn luôn mang lòng tôn kính, nếu làm việc gì cũng nên lấy đó mà bắt chước, bạn như thế mới mong có ich. Hoặc giả, trí thức của họ cách xa với ta, cũng có thể y theo đó mà làm bạn, để cảnh sách chỗ của ta chưa theo kịp. Vạn nhất, họ cùng với ta ngang nhau, thời chẳng bằng không có là hơn vậy. 
Bảo Phong Thực Lục. 

83.- CHỮ HÁN: Trạm Ðường viết: Tổ đình thu vãn lâm hạ nhân, bất vi hiếu phù giả, cố tự nan đắc. Tích Chân Như trụ Tri Hải, thường ngôn: "Tại Tương Tây Ðạo Ngô thời, chúng tuy bất đa, do hữu lão nột sổ bối, lý tiển thử đạo. Tự Ðại Qui lai thử, bất hạ cửu bách Tăng, vô thất ngũ nhân, hội ngã thuyết thoại. Dư dĩ thị tri, đắc nhân bất tại chúng đa dã". 
Thực Lục. 

83.- DỊCH NGHĨA: Trạm Ðường nói: Ðương lúc Tổ đình thu vãn(1), trong chốn tùng lâm những người không làm chuyện bôn tẩu ồn ào, quả thật là rất khó có được. Xưa Chân Như trụ trì chùa Trí Hải, thường nói: "Khi ta trụ trì chùa Ðạo Ngô ở Tương Tây, chúng tuy không nhiều, nhưng cũng còn có vài bậc Trưởng lão, noi theo cái đạo ấy. Từ khi ta từ chùa Ðại Qui trở lại chùa Trí Hải, thì số Tăng chúng thường thường rất đông đảo không bao giờ con số dưới 900 người, nhưng không có được lấy năm bảy người, lãnh hội được chỗ nói đạo của ta. Bởi thế ta biết, chọn được người hiền không phải cứ nơi đông chúng vậy". 
Thực Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Câu này ý nói đạo đang lúc suy vi trong thời mạt pháp. 

84.- CHỮ HÁN: Trạm Ðường viết: Duy nhân lý hành, bất khả dĩ nhất thù nhất cật cố năng tận tri. Cái khẩu thiệt biện lợi giả, sự hoặc vị khả tín, từ ngữ chuyết nột giả, lý hoặc bất khả cùng. Tuy cùng kỳ từ, khủng vị cùng kỳ lý, năng phục kỳ khẩu, khủng vị phục kỳ tâm, duy nhân nan tri, thánh nhân sở bệnh. Huống cận thế nột tử thông minh, bất vụ thông vật tình, thị thính đa chỉ tứ quá khích, dữ chúng vi dục, dữ đạo quai phương, tương thượng dĩ khi, tương mạo dĩ trá. Sử Phật Tổ chi đạo my my nhi du bạc, đãi bất khả cứu hỹ. 
Ðáp Lỗ Trực thư. 

84.- DỊCH NGHĨA: Trạm Ðường nói: Duy chỗ lý lịch và hành vi của con người, ta không thể đem một lời cật vấn hay một câu trả lời mà hay biết được hết. Vì lẽ, ngoài miệng lưỡi của họ tuy biện bạch lanh lợi, nhưng hoặc việc làm của họ chưa có thể tin được. Kẻ nói năng tuy vụng về, nhưng đối với lý của họ hoặc có thể là khôn cùng. Tuy lời của họ cùng, nhưng sợ cái lý của họ chưa cùng. Hay phục về miệng lưỡi của họ, nhưng sợ chưa phục cái tâm của họ. Duy cái khó biết người, Thánh nhân cũng còn cho đó là việc đáng lo. Huống hồ kẻ nột tử gần đây, chỗ thông minh của họ thì không thông suốt được vật tình, chỗ thấy nghe nhiều của họ, cũng chỉ như nhìn qua lỗ hổng. Ðối với chúng thì trái với ý muốn, đối với đạo thì trái với đường lối. Cùng sùng chuộng nhau ở chỗ dối, cùng che đây nhau ở chỗ trá. Khiến cho cái đạo của Phật Tổ bời bời mà càng ngày càng mỏng manh, thực không thể cứu vãn được. 
Thư đáp Lỗ Trực. 

85.- CHỮ HÁN: Trạm Ðường vị Diệu Hỷ viết: Tượng quí Tỳ khưu, ngoại đa tuẫn vật, nội bất minh tâm, túng hữu hoằng vi, giai phi cứu kính. Cái sở phu ty ổi nhi sử nhiên. Như đoàn ngưu chi manh, phi chỉ sổ bộ, nhuợc phu ký vĩ, tiện hữu truy phong trục nhật chi năng, nãi ý thác chi thắng dã. Thị cố học giả, cư tất trạch xứ, du tất tựu sĩ, toại năng tuyệt xà tích, cận trung chính văn chính ngôn dã. Tích Phúc Nghiêm Nhã Hòa thượng, mỗi ái Chân Như Triết, tiêu trí khả thượng, đãn vị tri sở phụ giả hà nhân. Nhất nhật kiến dữ Ðại Ninh Khoan, Tưởng Sơn Nguyên, Thúy Nham Chân giai hành. Nhã hỷ bất tự thắng, thung dung vị Triết viết: "Chư đại sĩ pháp môn long tượng, tử đắc tòng chi du, dị nhật chi ngô đạo chi khuynh đồi, chương tổ giáo chi lợi tế, cố bất tại dư chi đa chúc dã" 
Nhất Thiệp Ký. 

85.- DỊCH NGHĨA: Trạm Ðường bảo Diệu Hỷ rằng (1): Tỳ khưu thời Tượng quí (2), bề ngoài phần nhiều chạy theo vật chất, bên trong chẳng minh được tâm tính, ví có hoằng dương đạo pháp, đều chẳng phải là cứu cánh. Bởi lẽ vì nương vào chỗ thấp kém mà khiến đến thế. Cũng ví như con nhặng (ve) trâu, bay chỉ được vài bước, nhưng nếu nương vào đuôi con ngựa ký thì nó có khả năng lướt gió đuổi ngày. Ðó là lẽ hơn của sự nương cậy vậy. Thế nên người học, ở ắt phải chọn nơi, chơi tất phải tìm bạn, liền hay dứt được tà vạy, gần được chỗ trung chính, và nghe được chính ngôn. Xưa kia Phúc Nghiêm Nhã (3) Hòa thượng chỉ yêu chuộng phần tiêu biểu cao vút của mỗi Chân Như Triết, nhưng chưa biết chỗ Triết nương tựa vào người nào. Nhân một ngày thấy Triết cùng Ðại Ninh Khoan (4), Tưởng Sơn Nguyên (5), Thúy Nham Chân (6) cùng đi với nhau. Nhã vui mừng khôn xiết, liền thung dung bảo Triết rằng: "Chư đại sĩ (7) là những bậc long tượng (8) trong pháp môn, ông được đi theo với các ngài du hành, ngày khác sẽ chống giữ cái suy đồi của đạo ta, làm rực rỡ chỗ lợi tế của Tổ giáo, thật không cần ở chỗ di chúc nhiều của ta vậy". 
Nhất Thiệp Ký. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này ý nói các Tỳ khưu thời Mạt pháp không kịp được cái đức độ của cổ nhân, và răn dạy phải chọn bạn tốt để giao tế. 
(2) Tượng quí: Thời Tượng pháp và Mạt pháp. 
(3) Phúc Nghiêm Nhã: Phúc Nghiêm Lương Nhã thiền sư, pháp tự của Ðỗng Sơn Thủ Sơ, đời thứ 8 phái Thanh Nguyên. 
(4) Ðại Ninh Khoan: Ðại Ninh Khoan Ðạo thiền sư, pháp tự của Thạch Sương Sở thiền sư, đời thứ 11 phái Nam Nhạc. 
(5) Tưởng Sơn Nguyên: Tán Nguyên Giác Hải thiền sư, pháp tự của Thạch Sương. 
(6) Thúy Nham Chân: Thúy Nham Khả Chân thiền sư. 
(7) Ðại sĩ: Người có tâm quảng đại hay đảm được được Phật sự. 
(8) Long tượng: Long là dòng vua loài thủy tộc, tượng là voi vua loài thú trên cạn, dụ cho người có tài xuất chúng. 

86.- CHỮ HÁN: Trạm Ðường vị Diệu Hỷ viết: Tham thiền tu yếu, thức lự cao viễn, chí khí siêu mại, xuất ngôn hành sự, trì tín ư nhân, vật tùy thế lợi cẩu uổng, tự nhiên bất vi bằng bối miêu mô, thời sở thượng hạ dã. 
Bảo Phong Ký Văn. 

86.- DỊCH NGHĨA: Trạm Ðường bảo Diệu Hỷ rằng (1): Người tham thiền cần phải có trí thức cao xa, chí khí vượt mức, lời nói và việc làm phải giữ lòng tin với người, chớ có theo thế lợi mà cẩu thả làm càn. Như thế tự nhiên chẳng bị mô tả bởi bè bạn, chẳng bị cao thấp bởi nơi chốn vậy. 
Bảo Phong Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này ý nói sự siêu việt của nột tử không phải là mục tiêu của người thường. 

87.- CHỮ HÁN: Trạm Ðường viết: Dư tích đồng Linh Nguyên thị Hối Ðường ư Chương Giang tự. Linh Nguyên nhất nhật dữ nhị Tăng nhập thành, chí vãn phương qui. Hối Ðường nhân vấn: "Kim nhật hà vãng?" Linh Nguyên viết: "Thích vãng Ðại Ninh lai". Thời Tử Tâm tại bàng lệ thanh ha viết: "Tham thiền dục thoát sanh tử, phát ngôn tiên yếu thành thực, thanh huynh hà đắc vọng ngữ". Linh Nguyên nhiệt diện bất cảm đối. Tự nhĩ bất nhập thành quách, bất vọng phát ngôn. Dư cố tri, Linh Nguyên, Tử Tâm giai lương khí dã. 
Nhất Thiệp Ký. 

87.- DỊCH NGHĨA: Trạm Ðường nói: Ta trước cùng với Linh Nguyên cùng thị giả Hối Ðường ở chùa Chươong Giang. Linh Nguyên một ngày cùng với hai ông Tăng vào thành mãi tối mới trở về. Hối Ðường thấy thế hỏi: "Ngày hôm nay đi đâu?" Linh Nguyên nói: "Vừa đi chùa Ðại Ninh trở về". Trong lúc đó Tử Tâm (1) ở bên cạnh lớn tiếng mắng rằng: "Tham thiền cần ở chỗ thoát sanh tử, phát ngôn cần phải thành thật, ông anh sao lại được vọng ngữ". Linh Nguyên đỏ mặt chẳng dám đáplại. Từ đó về sau, không dám vào thành quách, và cũng không phát ngôn bừa bãi nữa. Nên ta biết Linh Nguyên và Tử Tâm đều là đồ dùng tốt vậy. 
Nhất Thiệp Ký. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Tử Tâm: tức Ngộ Tâm thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Tổ Tâm thiền sư, đời thứ 13 phái Nam Nhạc. 

88.- CHỮ HÁN: Trạm Ðường viết: Linh Nguyên hiếu duyệt kinh sử, thực tức vị thường thiểu khế, cận năng bối phúng nãi chỉ. Hối Ðường nhân ha chi. Linh Nguyên viết: "Thường văn, dụng lực chi giả, thu công viễn". Cố Hoàng Thái Sử Lỗ Trực viết: "Thanh huynh hiếu học như cơ khát chi thị ẩm thực, thị lợi dưỡng phân hoa nhược ố xú. Cái kỳ thành tâm tự nhiên phi đặc nhĩ dã". 
Chế Vưu Tập. 

88.- DỊCH NGHĨA: Trạm Ðường nói (1): Linh Nguyên thích xem kinh sử, ăn xong chưa từng nghỉ ngơi một chút nào, vội đọc kinh sử cho tới khi thuộc lòng mới thôi. Hối Ðường thấy thề liền trách mắng. Linh Nguyên nói: "Tôi từng nghe dùng sức nhiều thì thu công cũng xa". Nên Hoàng Thái Sử Lỗ Trực nói: "Ông anh hiếu học, như đói thích ăn, như khát thích uống, coi lợi dưỡng phồn hoa như phân rác". Ðó có lẽ là chỗ tự nhiên của tâm thành thật nên mới được như thế. 
Cửu Phong Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này ý nói cổ nhân hiếu học là tự nơi đáy lòng thành thật phát ra. 

89.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên Thanh Hòa thượng trụ Thư Châu Thái Bình. Mỗi kiến Phật Nhãn, lâm chúng chu mật, bất thậm thất sự. Nhân vấn kỳ yếu, Phật Nhãn viết: "Dụng sự ninh thất ư khoan, vật thất ư cấp, ninh thất ư lược, vật thất ư tường. Cấp tắc bất khả cứu, tường tắc vô sở dung, đương trì chi ư trung đạo, đãi chì hàm hoãn, thứ cơ vi lâm chúng hành sự chi pháp dã". 
Thập Di. 

89.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên Thanh Hòa thượng trụ trì chùa Thái Bình ở Thư Châu, thường thấy Phật Nhãn (1) khi làm chúng rất chu đáo tế mật, chẳng phạm việc lầm lỗi. Nhân hỏi cái yếu chỉ đó. Phật Nhãn nói: "Dùng việc thà mất ở chỗ khoan, chớ nên mất ở chỗ cấp. Thà mất ở chỗ lược, chớ nên mất ở chỗ tường. Cấp thời chẳng thề cứu được, tường thời không thể dung được. Nên phải giữ nó ở phần trung đạo, dùng cách khoan thai chậm chạp để đối xử với mọi công việc. Có như thế, ngõ hầu mới làm cái pháp tắc cho cách tới chúng làm việc vậy" (2). 
Thập Di. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Phật Nhãn: tức Thanh Viễn thiền sư ở chùa Long Môn thuộc Thư Châu. 
(2): Câu này đại ý nói người tiếp chúng phải thích nghi cả vội và khoan để khỏi mất đạo trung dung. 

90.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên vị Trường Linh Trác Hòa thượng viết: Ðạo chi hành cố tự hữu thời. Tích Từ Minh phóng ý ư Kinh Sở gian, hàm sỉ nhẫn cấu, kiến giả hốt chi. Từ Minh tiếu nhi dĩ. Hữu vấn kì cố, đối viết: "Liên thành dữ ngõa lịch tương xúc dư cố tri bất thắng hỹ". Ðãi kiến Thần Ðỉnh hậu, dự bá tùng lâm, chung khởi Lâm Tế chi đạo. Ta hồ, đạo dữ thời dã, cẩu khả cưỡng hồ. 
Bút Thiếp. 

90.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên bảo Trường Linh Trác (1) Hòa thượng rằng: Làm việc đạo, cố nhiên tự nó cũng có thời. Xưa kia Từ Minh, khi tham học ở đất Kinh Sở, phải ngậm ngùi những điều sĩ nhục, nhẫn những việc nhơ nhuốc, có kẻ thấy thế coi thường ngài. Từ Minh chỉ mỉm cười mà thôi. Nhân có người hỏi về nguyên cớ. Ngài đáp: "Ngọc Liên thành (2) cùng ngõa lịch cùng lẫn với nhau, cố nhiên ta biết chẳng thế hơn vậy". Kịp sau khi thấy Thần Ðỉnh (3) thì Từ Minh được tiếng khen khắp chốn tùng lâm, làm nổi bậc cái đạo của Lâm Tế (4). Than ôi! Ðạo cũng phải cùng với thời vậy, người ta sao có thể miễn cưỡng được vậy ư". 
Bút Thiếp. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Trường Linh Trác: Trường Linh Thủ Trách thiền sư, pháp tự của Linh Nguyên Thanh thiền sư, trụ trì chùa Thiên Ninh ở Ðông Kinh, đời thứ 14 phái Nam Nhạc. 
(2) Liên thành: Nước Triệu có viên ngọc Bích Biện Hòa. Chiêu Vương nhà Tần muốn đem mười lăm thành trì liền nhau để đổi lấy viên ngọc quí. Nước Triệu bèn phái Tương Như đem ngọc Bích vào nhà Tần. Tương Như nhận thấy Tần Vương duy chỉ có tâm yêu thích viên ngọc Bích, không có ý định cắt thành để đổi. Tương Như bèn nói dối rằng: "Viên ngọc Bích có tì vết, xin cho thần xem lại". Vua trao ngọc Bích cho Tương Như. Tương Như liền cầm ngọc Bích tựa vào cột mà đứng, khí giận xung thiên mà nói rằng: "Thần nghe những kẻ áo vải giao kết với nhau cũng còn chẳng nỡ dối nhau nữa là mang danh một đại quốc vậy ư? Vua nếu cấp bức thần, thì đầu thần cùng với viên ngọc Bích này đều vỡ nát ở bên cột". Vua sợ ngọc Bích vỡ, liền khiến người đỡ Tương Như ra khỏi cột, và trả ngọc Bích về cho nước Triệu. 
(3) Thần Ðỉnh: Thần Ðỉnh Hồng Ðàm thiền sư, người Ðàm Châu, pháp tự của Thủ Sơn Niệm thiền sư, đời thứ 9 phái Nam Nhạc, trụ trì chùa Thần Ðỉnh, người đã làm cho chốn tông môn được hưng thịnh, các môn đệ của ngài đều lỗi lạc hơn các môn phái khác. Do thế, Từ Minh để tóc dài không cắt, mặc áo rách tới tham đạo ở Thần Ðỉnh. Thần Ðỉnh nói: "Ta nghe nói đất Phần Dương có Tây Hà Sư Tử phải hay không?" Từ Minh nhờ thế mà lãnh ngộ, sau tên tuổi ngài được vang lừng bốn phương. 
(4) Lâm Tế: Lâm Tế Nghĩa Huyền thiền sư, thủy tổ của Lâm Tế tông, pháp tự của Hoàng Nghiệt Hy Vận. 

91.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên vị Hoàng Thái Sử viết: Cổ nhân vân: "Bão hỏa thố vu tích tân chi hạ, nhi tẩm kỳ thượng, hoả vị cập nhiên, cố dĩ vi an". Thử thành dụ an nguy chi cơ, tử sinh chi lý, minh như cảo nhật, gián bất dụng phát. Phù nhân bình cư yến xứ, hãn dĩ sinh tử họa hoạn vi lự. Nhất đán sự xuất bất trắc, phương đốn túc ách uyển nhi cứu chi, chung mạc năng tế hỹ. 
Bút Thiếp. 

91.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên bảo Hoàng Thái Sử rằng: Cổ nhân nói: "Gấp lửa để vào đống củi khô mà ngủ ở trên đó, lửa khi chưa cháy tới, dĩ nhiên còn lấy làm yên" (1). Ðó chính là lời dụ về cái cơ an nguy, cái lý sinh tử, sáng tỏ như ban ngày, chẳng sót đường tơ kẻ tóc. Ôi! Con người khi ở lúc bình thường ít ai biết lấy việc họa hoạn của sinh tử làm lo lắng. Nhất đán, nếu sự việc bất trắc xảy ra, lúc ấy mới nhanh chân xốc cánh tay mà cứu đấy, kết cục cũng chẳng hay cứu được vậy (2). 
Bút Thiếp. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này ý nói, sinhtử là việc lớn, ngườitu đạo cần phải cảnh giới cái tâm ở lúc bình thường. 
(2): Câu này ý nói, ba cõi không yên, ví như nhà lửa. Ðoạn này trích trong văn sớ của Lương Thái Phó Cổ Nghi dâng vua Hán Minh Ðế ở năm thứ sáu, trong đó có câu: "Phù bảo hỏa thố vu tích tán chi hạ, nhi tẩm kỳ thượng, hỏa vị cập nhiên, cố vị chi an". 

92.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên vị Phật Giám viết: Phàm tiếp Ðông Sơn sư huynh thư vị thường ngôn thế đế sự, duy đinh ninh vong khu hoằng đạo, dụ địch hậu lai nhi dĩ. Cận đắc thư vân: "Chư trang hạn tổn, ngã tổng bất ưu, chỉ ưu thiền gia vô nhãn". Kim hạ bách dư nhân, thất trung cử cá cẩu tử vô Phật tính thoại, vô nhất nhân hội đắc, thử khả vi ưu. Chí tai tư ngôn. Dữ ưu viện môn bất tiện, phạ quan nhân hiềm trách, lự thanh vị bất đương, khủng đồ thuộc bất thịnh giả, thực tiêu nhương hỹ. Mỗi niệm thử xứng thực chi ngôn, khởi phục đắc văn. Ngô diệt vi đích tự, năng lực chấn gia phong, đương úy tông thuộc chi vọng, thị sở thiết đảo. 
Thiêm Thị Giả Nhật Lục. 

92.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên bảo Phật Giám rằng: Phàm tiếp được thư của Ðông Sơn sư huynh, chưa từng bao giờ nói tới chuyện thế đế, duy khắn đáu về việc quên mình hoằng đạo để dìu dắt kẻ lại sau mà thôi. Gần đây còn nhận được thư thấy chép rằng: "Các nơi đại hạn mất mùa, ta vốn chẳng lo, chỉ lo người trong thiền gia không mắt". Hiện nay ngồi hạ có tất cả hơn một trăm người. Trong chốn trượng đường, ta nhắc tới câu cẩu tử không có Phật tính (1), mà không có một người nào lãnh hội được, đó có thể mới là mối lo vậy. Lời nói ấy thật là chí lý. Mối lo này đem so sánh với lo cho công việc trong tự viện chẳng được chu đáo, sợ sự hiềm trách của quan nha, lo phần thanh danh chẳng được lừng lẫy, lo trong tông đồ quyến thuộc chẳng được thịnh đạt, thì quả thật là xa cách nhau một trời một vực vậy. Mỗi khi ta nghĩ đến những lời đúng lẽ thật đó, nay đâu còn được nghe thấy nữa. Con cháu ta muốn nối dõi sự nghiệp của ta, thời phải tận lực làm hưng thịnh gia phong, phải an úy chỗ mong muốn của tông tộc, đó là điều ta tha thiết kỳ vọng. 
Thiềm Thị Giả Nhật Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Cẩu tử không có Phật tính: Trong Triệu Châu Lục chép: Có vị Tăng hỏi Triệu Châu: "Con chó có Phật tính hay không?" Ngài trả lời: "Không". Vị Tăng lại hỏi: "Trên từ chư Phật dưới đến các loài hàm thức, đều có Phật tính, tại sao con chó lại không có Phật tính?" Ngài đáp: "Vì nghiệp thức nên mới có tính". 

93.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên viết: Ma lung chỉ lệ, bất kiến kì tổn, hũu thời nhi tận. Chủng thụ súc dưỡng, bất kiến kì ích, hữu thời nhi đại. Tích đức lũy hành, bất tri kì thiện, hữu thời nhi dụng. Khí nghĩa bội lý, bất tri kì ác, hữu thời nhi vong. Học giả quả thục kế nhi tiễn chi, thành đại khí, bá mỹ danh. Tư kim cổ bất dịch chi đạo dã. 
Bút Thiếp. 

93.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên nói (1): Cối xay đá mài ta chẳng nhận thấy chỗ tổn của nó, mà có lúc hết. Trồng vây vun tưới, ta chẳng thấy chỗ ích của nó, mà có lúc lớn. Tích đức làm mãi, chẳng biết đó là thiện, nhưng có lúc đắc dụng. Bỏ nghĩa trái đạo, chẳng biết đó là ác, nhưng có lúc phải mất. Người học nếu nương vào cái kế thành thục của kết quả mà bền chí noi theo, thì có thể thành đạt được đại khí, lừng lẫy được tiếng thơm. Ðó là con đường bất di bất dịch của xưa và nay. 
Bút Thiếp. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Toàn thể đoạn này là trích lời can vua nước Ngô trong Mai Thừa Truyện sách Hán.

94.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên vị Cổ Hòa thượng viết: Họa phúc tương ỷ, cát hung đồng vực, duy nhân tự triệu, an khả bất tư. Hoặc nguyên kỷ chi hỷ nộ, nhi ải ư hàm dung, hoặc tam tư mi phí, nhi tòng nhân chi sở dục, giai phi trụ trì chi cấp. Tư thực tứ tứ chi du tiệm, họa hại chi cơ nguyên dã. 
Bút Thiếp. 

94.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên bảo Cổ Hòa thượng(1) rằng: Họa phúc cùng dựa nhau, tốt xấu cùng lãnh vực, duy con người tự vời lấy sao lại chẳng suy nghĩ (2). Hoặc chỉ nương vào chỗ mừng giận của mình mà hẹp ở chỗ khoan dung nhẫn nại, hoặc tự tâm xa xỉ hoang phí mà theo chỗ mong muốn của người, đều chẳng phải là việc khẩn cấp của người trụ trì. Ðó quả thật là mầm móng của dông dỡ, là nền móng của họa hoạn vậy. 
Bút Thiếp. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Cổ Hòa thượng: Linh Phong Tuệ Cổ thiền sư, pháp tự của Linh Nguyên Thanh thiền sư, đời 14 phái Nam Nhạc. 
(2): Câu này ý nói tốt xấu, đại họa phúc là đều do con người tự rước lấy. Lão Tử nói: "Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ núp của họa, dễ ai hay biết được tới chỗ cùng cực đó vậy". 

95.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên vị Y Xuyên Tiên sinh viết: Họa năng sinh phúc, phúc năng sinh họa. Họa sinh ư phúc dã, duyên xử tai ách chi tế, thiết ư tư an, thâm ư cầu lý, toại năng kì uý kính cẩn, cố phúc chi sinh dã nghi hỹ. Phúc sinh ư họa giả, duyên cư an thái chi thời, túng kì xa dục, tứ kì kiêu đãi vưu đa, khinh hốt vũ nạm cố, họa chi sinh dã nghi hỹ. Thánh nhân vân: "Ða nạn thành kì chí, vô nạn táng kì thân, đắc nãi táng chi đoan, táng nãi đắc chi lý". Thị tri, phúc bất khả lũ kiêu hãnh, đắc bất khả thường kí du. Cư phúc dĩ lự họa, tắc kì phúc khả bảo, kiến đắc nhi lự táng, tắc kì đắc tất trăn. Cố quân tử an bất vong nguy, lý bất vong loạn giả dã. 
Bút Thiếp. 

95.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên bảo Y Xuyên (1) Tiên sinh rằng: Họa hay sinh phúc, phúc hay sinh họa. Họa hay sinh phúc là vì ngoại duyên tuy gặp tai ách, nhưng vẫn tha thiết nghĩ đến chốn an vui, thâm khắc ý mong cầu đạo lý, bèn hay run sợ kính cẩn, do thế nên phúc mới sanh. Phúc sinh ra họa là do ngoại duyên tuy sống an lành, nhưng vì lại phóng túng xa hoa, ham muốn dông dỡ, lười biếng ngày càng nhiều, rồi trở nên khinh nhờn lừa gạt, do thế nên họa mới sanh. Thánh nhân nói: "Nếu gặp nhiều gian nan thì chí người đó thành, nếu không có gian nan thì thân người đó mất. Ðược tức là đầu mối của mất, mất tức là nguyên lý của được". Thế nên biết, có phúc thời không nên kiêu hãnh, đã được thời không nên mong mỏi hoài. Lúc đang yên ở phúc thì phải lo tới khi mắc họa, thời cái phúc đó mới có thể giữ được bền. Lúc được mà lo đến khi bi mất, thời cái được đó tất nhiên đến. Cho nên người quân tử lúc yên chẳng quên lúc nguy, lúc trị chẳng quên lúc loạn là thế vậy. 
Bút Thiếp. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Y Xuyên Tiên sinh: Tiên sinh đây không có nghĩa là sinh trước hay sinh sau mà có nghĩa là tiên giác hậu giác. Y Xuyên họ Trình, tên là Hạo, tên chữ là Chính Thúc, người đất Hà Nam, đời gọi là Y Xuyên Tiên sinh. 

96.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên vị Y Xuyên tiên sinh viết: Phù nhân hữu ố kì tích, nhi húy kỉ ảnh, khước bối nhi tẩu giả, nhiên tẩu du cấp, tích du đa, nhi ảnh du tật, bất như tữu ấm nhi chỉ, ảnh tự diệt nhi tích tự tuyệt hỹ. Nhật dụng minh thử, khả tọa tiến tư đạo. 
Bút Thiếp. 

96.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên bảo Y Xuyên tiên sinh rằng: (1) Ôi! Có người ghét cái dấu chân mà sợ cái bóng của mình, rồi giật lùi mà chạy, song càng chạy gấp, thì dấu càng nhiều mà bóng lại càng nhanh, chẳng bằng tới chỗ bóng rợp mà ngừng lại, thời bóng chẳng tự diệt mà dấu cũng tuyệt vậy. Việc dùng thường ngày mà rõ được như thế thời có thể an tọa mà tiến được đạo này vậy. 
Bút Thiếp. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này đại ý nói về cái yếu điểm bỏ vọng tìm chân, tức là xả vọng qui chân, cầu tới chỗ tâm không sinh diệt. 

97.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên viết: Phàm trụ trì vị, quá kì nhậm giả, tiển khắc hữu chung. Cái phúc đức thiển bạc, độ lượng hiệp ải, văn kiến bỉ lậu, hựu bất năng tòng thiện vụ nghĩa, dĩ tự quảng nhi chí nhiên dã. 
Nhật Lục. 

97.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên nói (1): Phàm ngôi trụ trì, nếu người ta ra gánh vác mà vượt quá cái khả năng của mình thì ít hay được trọn vẹn. Bởi lẽ, phúc đức nông cạn, độ lượng hẹp hòi, thấy nghe vụng về, lại chẳng hay theo điều thiện làm việc nghĩa, để tự rộng cái đức độ mà đưa đến thế vậy. 
Nhật Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này ý nói, ra gánh vác công việc cần phải thích hợp với khả năng của mình, không được vượt mức. 

98.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên văn Giác Phạm biếm thoái lĩnh hải, thán viết: Lan thực trung đồ, tất vô kinh thời chi thúy quế sinh u hác, chung bão di niên chi đan. Cổ kim tài chí táng thân, sàm báng lụy họa giả đa, cầu kì dữ thế phù trầm, năng bảo kì thân giả thiểu. Cố thánh nhân ngôn: "Ðương thế thông minh thâm sát, nhi cận ư tử giả, hiếu nghị nhân giả dã. Bác biện hoằng đại, nhi nguy kì thán giả, hiếu phát nhân chi ác dã". Tại Giác Phạm hữu chi hỹ. 
Chương Giang Tập. 

98.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên nghe biết Giác Phạm (1) phải giam ngoài lĩnh hải, bèn than rằng: Lan trồng giữa đường, tất nhiên không thể xanh tốt thường xuyên được. Quế sinh trong hang núi âm u, chỉ quanh năm là tể thuốc kinh niên. Xưa nay những người có tài năng trí tuệ, họ phải táng thân mệnh rất nhiều, chỉ vì sự phỉ báng dèm pha của người đời mà mắc họa. Tìm những người cố công cùng với đời chìm nổi, mà hay bảo toàn được thân mạng cũng rất ít. Cho nên, Thánh nhân (2) nói: "Người thông minh sáng suốt ở đương thời, lại hay gần kề với cái chết, là vì họ thích nghị luận về người. Người biện bác cao rộng, mà hay nguy đến thân, là vì họ hay bới cái xấu của người". Giác Phạm (3) chính cũng ở trường hợp đó vậy. 
Chương Giang Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Giác Phạm: tức Ðức Hồng thiền sư, tên chữ là Giác Phạm, ở chùa Thanh Nguyên thuộc Thụy Châu, pháp tự của Chân Tịnh Văn thiền sư, đờithứ 14 phái Nam Nhạc. Ngài là người quảng học đa văn, có biện tài vô ngại, và là tác giả cuốn "Lâm Gian Lục Tăng Bảo Truyện". 
(2) Thánh nhân: Thánh nhân đây chỉ vào Lão Tử. Theo sử ký, ngài Khổng Tử đến nước Chu, thấy Lão Tử. Lão Tử nói: "Ta nghe người giàu sang tiển người bằng của cải, người nhân đưa tiển bằng lời nói. Ta tuy chẳng giàu sang, mà cũng lạm dụng cái hiệu của nhân giả, nay tiển ngài bằng lời nói: Kẻ sĩ đương thời thông minh sáng suốt, mà lại gần kề với cái chết, là vì họ hay nghị luận về người. Kẻ có tài biện bác cao rộng, mà lại hay nguy đến thân. là vì họ hay bới cái xấu của người. Người làm thần tử, há lại chẳng cẩn thận vậy ư?" 
(3) Giác Phạm: là người đả phá cái thuyết Cổ tháp chủ biện trái của Thần Tú, phá bỏ chỗ trái của Nhị Tổ... nên Linh Nguyên chỉ Giác Phạm là người hay bới cái xấu của người. 

99.- CHỮ HÁN: Linh nguyên vị Giác Phạm viết: Văn tại Nam Trung thời, cứu Lăng Nghiêm đặc gia tiên thích, phi bất tiếu sở vọng. Cái văn tự chi học bất năng đổng đương nhân chi tính nguyên, đồ dữ hậu học chướng tiên Phật, tri chí nhãn. Bệnh tai y tha tác giải, tắc tự ngô môn, tư khẩu thiệt tắc khả thắng thiển văn, khuếch thần cơ chung, nan cực diệu chứng. Cố ư hành giải đa chi Xam xi, nhi nhật dụng kiến văn vưu tăng ẩn muội giả. 
Chương Giang Tập. 

99.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên bảo Giác Phạm rằng: Ta nghe khi ngài ở Nam Trung, nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm, đặc biệt lại thêm phần chú thích. Ðó thật chẳng phải là chỗ mong muốn của kẻ hèn này. Vi lẽ, cái học của văn tự, không hay thông suốt được cái tính nguyên của người đương thời, còn để kẻ hậu học ngăn mất con mắt tuệ của tiền Phật. Vì sự trở ngại y vào chỗ giải thích của người, mà lấp mất cái cửa tự ngộ. Nhờ phần khẩu thiệt thời họ có thể hơn được kẻ thiển học, nhưng phần mở rộng thần cơ thời trọn khó chứng được cực diệu. Cho nên chỗ thực hành và hiểu biết thì so le nhau quá xa, mà chỗ thấy nghe thường ngày lại càng thêm lờ mờ vậy. 
Chương Giang Tập. 

100.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên viết: Học giả cử thố bất khả bất thẩm, ngôn hành bất khả bất kê. Quả ngôn giả vị tất ngu, lợi khẩu giả vị tất trí. Bỉ phác giả vị tất bội, thừa thuận giả vị tất trung. Cố thiện trí thức bất dĩ từ tận nhân tình, bất dĩ ý tuyển học giả. Phù hồ hải nột tử, thùy bất dục cầu đạo, ư trung ngô minh kiến lý giả, thiên bách vô nhất. Kỳ gian tu thân lệ hành, tụ học thụ đức, phi tam thập niên nhi bất năng trí, ngẫu nhất sự quá sai nhi tùng lâm khí chi tắc chung thân bất khả lập. Phù Diệu thặng chi châu, bất năng vô lỗi, liên thành chi bích, bất miễn vô hà. Phàm tại hữu tình, an đắc vô cữu. Phu Tử Thánh nhân dã, do dĩ ngữ thập học Dịch, vô đại quá vi ngôn. Khế kinh tắc viết: " Bất phạ niệm khởi, duy khủng giác trì". Huống tự Thánh hiền dĩ giáng, thục vô quá thất tai. Tại thiện trí thức khúc thành, tắc phẩm vật bất di hỹ. Cố viết, sảo tử thuận luân giác chi dụng, uổng trực vô phế tài. Lương ngự thích hiểm dị chi nghi, nô ký vô thất tính. Vật kí như thử, nhân diệc nghi nhiên. Nhược tiến thoái tùy ái tăng chi tình, ly hợp hệ dị đồng chi thú, thị do xả thằng mặc nhi tài khúc trực, khí quyền hành nhi giảo trọng khinh. Tuy viết tinh vi, bất năng vô mậu hỹ. 

100.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên nói: Người học khi động khi tĩnh không thể xem xét kỹ lưỡng, nói và làm không thể không kê cứu tinh tường. Người nói ít chưa ắt là kẻ ngu, kẻ lợi khẩu chưa ắt đã là trí. Người quê mùa chất phác chưa hẳn đã là trái lý, kẻ vâng thuận chưa ắt đã là trung thực. Nên người thiện trí thức chẳng lấy lời mà biết hết được tình người(1), chẳng lấy ý để tuyển chọn người học. Ôi! Kẻ nột tử trong chốn hồ hải, ai lại chẳng muốn cầu đạo, nhưng ở trong số đó, những người biết rõ thấy lý, thì trong ngàn người không được một. Trong đó, những người tu thân, gắng gỏi thực hành, tụ họp sự học, tài bồi cây đức, nếu không tốn công phu trong ba mươi năm trời, thời sao hay đến được. Nếu chợt gặp một việc quá sai lầm thì chốn tùng lâm sẽ bỏ họ, trọn đời không thể lập thân được. Ôi! Ngọc châu Diệu Thặng (2) không thể không có dấu, ngọc Bích Liên thành sao tránh được không vết. Phàm là loài hữu tình, làm thế nào mà tránh khỏi lầm lỗi. Phu Tử là Thánh nhân, cũng còn năm mươi năm học Dịch (3) không phải là lời nói thái quá. Khế kinh(4) thời nói: "Chẳng sợ vọng niệm khởi, chỉ sợ giác ngộ chậm". Huống hồ, từ bậc Thánh hiền trở xuống, ai lại không có lỗi lầm vậy thay. Nếu có bậc thiện trí thức uốn nắn, thời phẩm vật (5) chẳng bỏ sót vậy. Cho nên nói người thợ khéo tùy chỗ xử dụng mà làm bánh xe hay càng xe, thì phần cong phần thẳng của gỗ không uổng phí (6). Người khéo cưỡi ngựa, biết thích nghi với con đường nguy hiểm hay dễ dàng, nên không mất cái tính của ngựa nô ngựa ký (7). Vật đã như thế, người cũng nên thế vậy. Nếu tiến thoái theo cái tình yêu ghét, ly hợp liên hệ ở chốn đồng hay di thế là do nơi bỏ dây mực mà cắt đường cong, thẳng, bỏ cân lường mà so sánh nặng nhẹ, dầu nói rằng tinh vi, nhưng sao tránh khỏi lầm lẫn vậy. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Thời vua Ðức Tôn, niên hiệu Chính Nguyên đời Tống, Binh Bộ Thị Lang Lục Chí can vua rằng: "Minh Vương không thể lấy lờì mà hết được tình, không lấy ý mà tuyển chọn tiến sĩ. Tiến thoái theo cái tình yêu ghét, ly hợp lệ ở chỗ dị đồng, thế là bỏ chỗ dây mực mà cắt đường cong, thẳng, bỏ cân lường mà lấy tay nhắc nặng nhẹ, tuy nói rằng tinh mật, nhưng sao tránh khỏi không lầm lỗi". 
(2) Ngọc châu Diệu thặng: Ngụy Huệ Vương bảo Tề Vương rằng: "Quả nhân có một ngọc châu rất nhỏ mà hay soi sáng được tất cả đằng trước đằng sau trong phạm vi mười hai cỗ xe. 
(3) Học Dịch: Thánh nhân tuy sanh ra đã biết, nhưng chưa từng tự mình nói là ta không có lầm lỗi. Tuy là lời nói khiêm tốn, mà đạo lý thật không cùng tận vậy. Học Dịch thời minh được cái lý cát hung tiêu trưởng, cái đạo tiến thoái tồn vong. Nên Thánh nhân phải nhiều năm để nghiên cứu cho cùng tận nghĩa kinh, ngõ hầu để chỗ thực hành mới không phạm lỗi lầm. 
(4) Khế kinh: Tiếng Phạn gọi là Tu Ða La, Tàu dịch là Khế kinh, có nghĩa là khế lý hợp cơ, tức là pháp của Phật nói ra thích hợp với lý và cơ của chúng sinh. 
(5) Phẩm vật: Nói gom cả những người cao thấp, lớn nhỏ, thông minh, ám độn, kl hông bỏ sót một ai. 
(6) Theo Thiên Thiên Ðạo sách Trang Tử: Xưa kia Tề Hoàn Công đọc sách ở trên nhà, Luân Biển đẽo bánh xe ở dưới nhà. Luân Biển buông rìu hỏi: "Thần dám mạo muội hỏi vua, vua đang đọc sách đó là sách gì?" Vua nói: "Lời Thánh nhân". Biển tâu: "Thánh nhân ở đâu?" Vua nói: "Thánh nhân đã chết rồi". Biển tâu: "Vậy thì vua đang đọc sách đó, đó chỉ là cái bã giả của Thánh nhân vậy". Vua cả giận nói: "Quả nhân đọc sách, ngươi là ngườithợ đẽo bánh xe, sao được xen bàn tới, nếu nói được ta tha, không nói được ta chém đầu". Biển thưa: "Ðem ngay việc của thần làm mà xét, thần đây đẽo bánh xe, đẽo từ từ thời trơn tru mà chẳng chắc, đẽo nhanh thời chối tay mà chẳng vào, đẽo chẳng chậm chẳng nhanh đó là việc phải thích nghi ở tâm rồi ứng ra tay. Miệng chẳng hay nói được, mà có hiệu quả thần diệu vậy, thần chẳng hay dạy được người con của thần, người con của thần chẳng hay lãnh thụ được cái diệu dụng của thần, thần tuổi đã bảy mươi, mà vẫn là người già đẽo bánh xe. Những người đẽo bánh xe ở thời xưa, vì không thể truyền được nghề cho người mà chết rất nhiều vậy. Cho nên chỗ đọc sách của nhà vua cũng chỉ là cái bã giả của thánh nhân thôi vậy. Tề Hoàn Công nghe nói rất vui mừng 
(7) Ngựa nô, ngựa ký: Nô là con ngựa hèn, Ký là con ngựa hay, giỏi. 

101.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên viết: Thiện trụ trì giả, dĩ chúng nhân tâm vi tâm, vị thường tư kỳ tâm. Dĩ chúng nhân nhĩ mục vi nhĩ mục, vị thường tư kỳ mục, toại năng chúng thông chúng nhân chi chí, tận chúng nhân chi tình. Phù dụng chúng nhân chi tâm vi tâm, tắc ngã chi hiếu ố, nãi chúng nhân chi hiếu ố. Cố hiếu giả bất tà ố giả bất mậu. Hựu an dụng tư thác phúc tâm, nhi cam phục kỳ xiểm mị tai. Kí dụng chúng nhân nhĩ mục vi nhĩ mục, tắc chúng nhân thông minh giai ngã thông minh, cố minh vô bất giám, thông vô bất văn, hựu an dụng tư thác nhĩ mục, nhi cố chiêu kỳ tế hoặc da. Phù bố phúc tâm, thác nhĩ mục, duy hiền đạt chi sĩ, vụ cầu kỷ quá, dữ chúng đồng dục vô sở thiên tư, cổ chúng nhân mạc bất qui tâm, sở dĩ đạo đức nhân nghĩa lư bố hà viễn giả, nghi kỳ nhiên dã. Nhi ngu bất tiếu chi ý, vụ cầu nhân chi quá, dữ chúng vi dục, nịch ư thiên tư, cố chúng nhân mạc bất ly tâm, sở dĩ ác danh hiểm hạnh, truyền bá hà viễn giả, diệc nghi kỳ nhiên dã. Thị tri, trụ trì nhân, dữ chúng đồng dục vị chi hiền triết, dự chúng vi dục, vị chi dong lưu. Ðại xuất bố phúc tâm, thác nhĩ mục chi ý hữu thù, nhi thiện ác thành bại tương phản như thử, đắc phi cầu quá chi tình hữu dị, nhậm nhân chi đạo bất đồng giả tai. 

101.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên nói: Người khéo trụ trì, lấy tâm chúng nhân làm tâm, chưa từng theo ý riêng tâm mình. Lấy tai mắt chúng nhân làm tai mắt, chưa từng ỷ vào tai mắt của riêng mình. Như thế liền hay thông được cái chí của chúng nhân, hết được cái tình của chúng nhân. Ôi! khi dùng cái tâm của chúng nhân làm tâm, thời sự yêu ghét của ta là yêu ghét của chúng nhân, nên chỗ yêu không lỗi, chỗ ghét chẳng lầm. Sao lại ỷ lại dùng chỗ tâm phúc riêng của mình mà cam chịu điều xiểm nịnh đó vậy thay. Khi đã dùng tai mắt của chúng nhân làm tai mắt, thời cái thông minh của chúng nhân,đều là cái thông minh của ta, nên soi sáng được khắp nơi, nghe suốt được mọi chốn. Sao lại dùng chỗ ỷ thác vào tai mắt riêng của mình, mà phải mắc vào chỗ che lấp đó vậy thay. Ôi! Việc bày rãi nơi tâm phúc, nhờ cậy nơi tai mắt, duy có kẻ hiền đạt, mới chuyên tìm cái lỗi của mình, cùng với chúng đồng một ý muốn không thiên tư, nên tâm chúng nhân ai mà chẳng qui thuận. Sở dĩ đạo đức nhân nghĩa được lưu bố gần xa, là phải làm như thế vậy. Cái lý của kẻ ngu người bất tiếu, thì chuyên tìm cái lỗi của người, cùng trái với ý muốn của chúng, đắm chìm vào chỗ thiên tư, nên tâm chúng nhân ai mà chẳng xa lánh. Sở dĩ tiếng xấu hạnh hiểm độc nó truyền bá sâu rộng, mà đưa đến như thế vậy. Thế nên biết, người trụ trì cùng chung với ý muốn của chúng, thì bảo đó là người hiền triết, cùng trái với ý muốn của chúng, thì bảo đó là hạng thấp hèn. Ðại để cái ý bày rãi tâm phúc, nương cậy vào tai mắt có khác nhau, mà thiện ác thành bại cũng phản nhau như thế. Ðó chính là cái tâm tìm lỗi có khác nhau, cái đạo dùng người chẳng cùng nhau mà thôi vậy (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1): Nguyên đoạn này đại ý nói về cái yếu chỉ của người trụ trì. 

102.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên viết: Cận thế các Trưởng lão, thiệp nhị chủng duyên, đa kiến trí thức bất minh, vi nhị phong sở xúc táng ư pháp thể. Nhất ứng nghịch duyên, đa xúc suy phong, nhị ứng thuận duyên, đa xúc lợi phong. Kí vi nhị phong sở xúc, tắc hỷ nộ chi khí giao ư tâm, uất bột chi sắc phù ư diện, thị chí thủ nhục pháp môn, cơ tiếu hiền đạt. Duy trí giả thiện năng chuyển vi nhiếp hóa chi phương, mỹ đạo hậu lai. Như Lang Gia Hòa thượng, vãng Tô Châu khán Phạm Hy Văn, nhân thụ tín thí cập thiên dư mân, toại khiển nhân âm kế tại thành chư tự tăng số, giai mật tống tiền, đồng nhật vị chúng đàn thiết trai cụ, tức dự từ Phạm Công, thị nhật xâm tảo phát thuyền, đãi thiên minh, chúng tri dĩ khứ. Hữu truy chí Thường Châu nhi đắc kiến giả, thụ pháp lợi nhi hồi. Quan thử lão nhất cử, sử Cô Tô đạo tục, tất khởi tín tâm, tăng thâm đạo chủng. Thử sở vị chuyển vi nhiếp hóa chi phương. Dữ phù thiết pháp vị cẩu lợi dưỡng, vi nhật thân chi mưu giả, thực tiêu nhương dã. 
Dữ Ðức Hoà Thượng thư. 

102.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên nói (1): Gần đây người nhậm chức Trưởng lão, đắm vào hai thứ duyên, nên phần nhiều kiến thức trí tuệ chẳng minh, bị hai thứ gió (2) nó lôi cuốn làm mất pháp thể. Một là ứng với nghịch duyên nên đụng chạm nhiều với suy phong (3). Hai là ứng với thuận duyên nên đụng chạm nhiều với lợi phong (4). Một khi đã bị hai thứ gió đó làm lay động thì sự mừng giận giao nhau ở tâm, sắc uất hận hiện trên nơi mặt, nên đến nỗi pháp môn bị chuốc nhục, kẻ hiền đạt bị chê hiềm. Duy người trí giả mới hay chuyển nó làm cái phương tiện nhiếp hóa, để dạy cái đẹp cái tốt cho kẻ hậu lai. Như Lang Gia Hoà thượng (5) đi Tô Châu thăm Phạm Hy Văn (6), nhân thế nhận được của tín thí cúng dường hơn ngàn quan tiền, ngài liền bí mật khiến người đi tính Tăng số ở các chùa trong thành, rồi chia đều tiền tới các vị Tăng ở các chùa đó. Cũng ngày hôm ấy, ngài cho đặt tiệc chay cúng dường chúng Tăng và đàn việt và cũng chính là ngay để từ giả Phạm Công, nhưng rồi ngay vào lúc tảng sáng ngày đó, ngài đã đáp thuyền đi sớm, mãi tới lúc trời sáng, mọi người mới biết ngài đã đi, có người chạy theo ngài đến mãi Thường Châu mới được gặp, được ngài thuyết pháp cho nghe mới chịu quay về. Chỉ đơn cử một việc làm của một bậc Trưởng lão như thế, mà khiến tất cả kẻ đạo người tục ở khắp Cô Tô đều khởi lòng tin tưởng, tăng tiến mầm đạo. Ðó chính là nghĩa phương tiện chuyển nhiếp hóa. Ôi! Ðem việc này mà so sánh với những người chỉ lạm dụng vào ngôi vị, đắm chìm vào lợi dưỡng, để mưu đồ cho riêng thân mình, thì thật xa cách nhau như trời vực vậy. 
Thư gởi Ðức Hòa Thương (7). 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý đoạn này nói rõ về địa vị người tu hành chân chính, phải thích ứng với hoàn cảnh thuận nghịch, để làm phương tiện khéo léo cho sự giáo hóa. 
(2) Hai thứ gió: Dịch ở chữ nhị phong, tức là suy phong và lợi phong. Theo phẩm Phật Quốc kinh Duy Ma Cật: "Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc là tám thứ gió không làm lay động được như Lai, cũng như bốn thứ gió thổi núi Tu Di vậy". 
(3) Suy phong: Thứ gió suy diệt. 
(4) Lợi phong: Thứ gió danh lợi. 
(5) Lang Gia Hòa Thượng: tức Lang Gia Sơn Tuệ Giác Quảng Chiếu thiền sư, pháp tự của Phần Dương Chiếu thiền sư, người Từ Châu, đời thứ 10 phái Nam Nhạc. 
(6) Phạm Hy Văn: Họ Phạm, tên Trịnh Yên, tên chữ là Hy Văn, tên hèm là Văn Chính Công, người đất Nhã Nam, làm quan Tham Tri Chính Sự đời Tống Nhân Tông. 
(7) Ðức Hoà Thượng: tức Khâm Sơn Nguyễn Ðức thiền sư, người Nùng Châu, pháp tự của Hoàng Long Linh Nguyên Tính Thắng thiền sư. 
 

Xem Tiếp: Trang 02

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

phận Chùa Vạn Phước Giao tiếp với người độc đoán ở nơi Giảm triệu chứng ợ nóng bằng cách Uống trà như thế nào thì tốt cái nhìn thật ảo luật lần thứ tư cai dep nao cung mong manh Cuối thu đi thưởng trà ở Tâm trà quán Chiều cao và nguy cơ ung thư ở nam giới huyen so Bất ổn về giấc ngủ ở thai phụ và 5 căn bệnh gây tử vong phổ biến nhất gió lần đầu tiên một trường phổ thông trên Tuệ chua phap hai Chay Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh Ñt Nên Sài Gòn gió chướng nhin chuyen hoa tham san si tin Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Giảm nguy cơ Alzheimer từ thực phẩm đứa Lễ húy kỵ lần thứ 258 Tuệ Bích Phổ Giç lang tử Hành trang của người xuất gia Ðức Bài thuốc giảm béo của lương y Thích niem phat cho cau phuoc bao huong thu húy hoa truyen thong xuat gia bao hieu trong phat giao nam ho co nen quy kinh tang chua thuc hanh dung chanh thượng ăn chay Dưới bóng Từ bi トo hóa Chùa Bửu Thắng lai cười Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và nhi nhÄ vach tran su that cua loi tien tri tan the gangnam 5 tan o thai lan