Lời Nói Đầu
Bài Tựa Thiền Lâm Bảo Huấn
Quyển Thứ Nhất
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Hai
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Ba
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Tư
Trang 01
Trang 02
Trang 03

 

.
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Thứ Tư 
Sa môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập. 
Sa môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang 02

250.- CHỮ HÁN: Chuyết Am viết: "Xuất thân lâm chúng, yếu dĩ trí, khiển vọng trừ tình tu tiên giác. Bội giác hợp trần tắc tâm mông tế hỹ. Trí ngu bất phân tắc sự vẫn loạn hỹ. 
Hoa Giám Tự thư. 

250.- DỊCH NGHĨA: Chuyết Am nói: Nếu muốn dấn thân tới đại chúng, cần phải dùng đến trí huệ, muốn bỏ vọng trừ tình, cần phải dùng đến giác ngộ. Nếu khi đã trái giác hợp trần thì châm tâm bị lu mờ. Khi không phân trí ngu thì công việc phải rối loạn. 
Thư gởi Hoa Giám Tự (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Hoa Giám Tử: tức Linh Nham Hoa thiền sư, pháptự của Thái Bình Cần thiền sư. 

251.- CHỮ HÁN: Chuyết Am viết: Phật Giám trụ Thái Bình, Cao Am sung Duy Na. Cao Am xỉ thiếu khí hào, hạ thị chư phương thiểu hữu khả kỳ ý giả. Nhất nhật trai thời minh kiền, kiến hành giả biệt khí trí thực vu Phật Giám tiền. Cao Am xuất đường lệ thanh viết: "Ngũ bách Tăng thiện trí thức tác giá ban khứ tựu, hà dĩ phạm mô hậu học". Phật Giám như bất văn kiến. Ðãi hạ đường tuân chi, nãi thủy tê thái. Cái Phật Giám tố hữu tỳ tật bất thực du. Cố Cao Am hữu quý. Nghệ phương trượng cáo thoái. Phật Giám viết: "Duy Na sở ngôn thậm đáng. Duyên Huệ Cần bệnh nãi nhĩ. Thường văn Thánh nhân ngôn: Dĩ lý thông chư ngại, sở thực ký bất ưu ư chúng, toại bất nghi dã. Duy Na chí khí minh viễn, tha nhật đương trụ thạch tông môn. Hạnh vật dĩ thử giới đới". Ðãi Phật Giám thiên Trí Hải. Cao Am quá Long Môn, hậu vi Phật Nhãn chi tự. 

251.- DỊCH NGHĨA: Chuyết Am nói: Phật Giám trụ trì chùa Thái Bình, Cao Am sung chức Duy Na. Cao Am tuổituy còn nhỏ, nhưng chí khí anh hào, coi rẻ chư phương tôn túc, ít có người vừa ý mình. Một hôm đánh kiền trùy thụ trai. Cao Am trong thấy thị giả mang một món thức ăn riêng để trước mang Phật Giám. Cao Am liền ra trước Tăng đường nói lớn: "Nơi đây có 500 Tăng chúng mang danh bậc thiện trí thức, lại làm cái việc như thế, còn lấy gì làm mô phạm cho kẻ hậu học". Phật Giám coi như không nghe thấy. Cao Am vội xuống nhà dưới hỏi đầu đuôi, mới biết rõ món thức ăn đó là rau thủy tê (rau ngổ). Vì lẽ Phật Giám vốn có bệnh đau lá lách, không dùng được dầu. Cao Am có vẻ hổ thẹn, tới trước Phương trượng đường xin cáo lui chức Duy Na. Phật Giám nói: "Duy Na nói rất xác đáng, vì Huệ Cần này có bệnh nên mới làm thế. Ta thường nghe Thánh nhân nói: Lấy lý để thông suốt mọi chướng ngại. Món ăn ta dùng đã không hơn chúng, thì còn ngờ vực chi nữa. Duy Na là người có chí khí thông minh xa vời, ngày sau sẽ là trụ thạch của tông môn. Ta mong rằng ông chớ nên thắc mắc vì việc nhỏ mọn này, mà cứ giữ chức Duy Na như cũ". Ðến khi Phật Giám dời Trụ trì chùa Trí Hải, Cao Am cũng qua ở chùa Long Môn, sau Cao Am được nối pháp ngài Phật Nhãn. 

252.- CHỮ HÁN: Chuyết Am viết: Ðại phàm dữ quan viên luận đạo thù tạc. Tu thị sản khứ tri giải vật linh tha tọa tại khòa quật lý. Trực yếu đan minh hướng thượng nhất trước tử. Diệu Hỷ tiên sư thường ngôn: "Sĩ đại phu tương kiến hữu vấn tức đối, vô vấn tức bất khả. Hựu tu thị cá trung nhân thủy đắc". Thử ngữ hữu bổ ư thời, bất thương trụ trì chi thể: "Thiết nghi tư chi". 
Dữ Hưng Hóa Phổ Am thư. 

252.- DỊCH NGHĨA: Chuyết Am nói: Ðạiphàm cùng với các quan viên luận đạo thù tạc thi thố, nên phải cắt bỏ chỗ hiểu biết rườm rà, chớ để họ thấu suốt vào tận tâm can mà phải đú ngay ra một vấn đề đan thuần hướng thượng rõ ràng. Diệu Hỷ tiên sư thường nói: "Khi cùng với kẻ đại phu tương kiến, họ có hỏi liền đáp ngay, không hỏi thì không nên và hơn thế nữa, lãi cần phải biết họ là người cùng một chí hướng vì đạo mới được". Lời nói đó rất bỏ ích cho thời nay và không phương hại đến đại thể của trụ trì: "Cần nên suy nghĩ vậy". 
Thư gởi Hưng Hóa Phổ Am (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Hưng Hóa Phổ Am: Viễn Châu Từ Hóa Phổ Am Ấp Tức thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Trung thiền sư. 

253.- CHỮ HÁN: Chuyết Am viết: Ðại chi mỹ giả thiện dưỡng vật, chủ chi nhân giả thiện dưỡng sĩ. Kim xưng trụ trì giả, đa bất dĩ chúng nhân vi tâm, cấp kỷ sở dục, ố văn thiện ngôn, hiếu tế quá ác, tứ hành tà hạnh. Ðồ khoái nhất thời chi ý, phản bị tiểu nhân tựu kỳ hiếu ố thủ chi, tắc trụ trì chi đạo, an đắc bất nguy hồ. 
Dữ Hồng Lão thư. 

253.- DỊCH NGHĨA: Chuyết Am nói: Vùng đất tốt khéo nuôi được thực vật, người chủ nhân khéo gây được hiền sĩ. Người nay xưng là trụ trì, phần nhiều không lấy tâm đại chúng làm tâm mình, mà chỉ vội vã theo ý muốn riêng tư, không thích nghe lời hay, ưa che đậy lỗi xấu, buông lung theo tà hạnh. Luống chỉ thỏa mãn cái ý nhất thời, rồi lại bị những kẻ tiểu nhân nhắm vào chỗ ưa ghét đó mà bắt chước làm theo, thì cái đạo của trụ trì há lại không nguy vong vậy ư?". 
Thư gởi Hồng Lão (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Hồng Lão: Tùy Châu Ðại Hồng Lão Nột Tử Chứng thiền sư, pháp tự của Ðại Quy Quả thiền sư. 

254.- CHỮ HÁN: Chuyết Am vị Dã Am viết: Thừa Tướng Tử Nham cư sĩ ngôn: "Diệu Hỷ tiên sư, bình sinh dĩ đạo đức tiết nghĩa dũng cảm vị tiên. Khả thân bất khả sơ, khả cận bất khả bách, khả sát bất khả nhục, cư xứ bất dâm, ẩm thực bất nhục, lâm sinh tử họa hoạn, thị chi như vô. Chính sở vị Can Tương, Mạc Da nan dữ tranh phong, đãn ngu thường khuyết nhĩ". Hậu như Tử Nham chi ngôn. 
Huyễn Am Ký Văn. 

254.- DỊCH NGHĨA: Chuyết Am bảo Dã Am (1): Thừa Tướng Tử Nham cư sĩ nói: "Diệu Hỷ tiên sư bình sinh lúc nào cũng lấy đạo đức tiết nghĩa dũng cảm làm đầu, chỉ ưng thân mà không ưng sơ, ưng gần mà không ưng bức bách, ưng giết mà không ưng nhục. Chốn ở không xa hoa, ăn uống không nồng hậu. Tới lúc sanh tử họa hoạn cũng coi đó như không. Thật đúng với truyện Can Tương, Mạc Da (2) khó cùng tranh phong với nhau được, nhưng đãn hiềm vì lo có thương tổn lầm lỗi vậy". Về sau quả nhiên đúng như lời của Tử Nham đã nói. 
Huyễn Am Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này phần đầu có ý tán thán ngài Diệu Hỷ, phần cuối e Diệu Hỷ bị thương khuyết vì trí tuệ kiến văn của ngài quá sắc bén. 
(2) Can Tương, Mạc Da: Theo Ngô Việt Xuân Thu, Can Tương, Mạc Da là hai danh kiếm. Can Tương người đất Ngô. Mạc Da là vợ của Can Tương. Can Tương làm kiếm, Mạc Da cắt tóc và móng tay của mình cho vào trong lò vàng sắt liền chảy thành kiếm. Kiếm dương gọi là Can Tương, kiếm âm gọi là Mạc Da. Vì đương thời Can Tương và Mạc Da là hai vợ chồng, và cùng là người đúc kiếm, nên kiếm hùng gọi là Can Tương, kiếm thư gọi là Mạc Da. 

255.- CHỮ HÁN: Chuyết Am viết: Dã Am trụ trì, thông nhân tính chi thủy chung, minh tùng lâm chi đại thể. Thường vị dư ngôn: "Vị nhất phương chủ giả, tu trạch hữu chí hạnh nột tử tương dũ kỳ tán, do phát chi hữu sơ, diện chi hữu giám, tắc lợi bệnh hảo xú bất khả đắc nhi ẩn hỹ. Như Từ Minh đắc Dương Kỳ, Mã Tổ đắc Bách Trượng, dĩ thủy đầu thủy, mạc chi nghịch dã". 
Huyễn Am Tập. 

255.- DỊCH NGHĨA: Chuyết Am nói: Dã Am khi làm trụ trì, thông suốt được trước sau của tình người, hiểu rọ được đại thể của tùng lâm. Ngài thường bảo vớita rằng: "Người làm chủ một phương, cần phải lựa chọn kẻ nột tử có trí hạnh, để cùng giúp đỡ, cũng như tóc có lược chải và mặt có gương soi, thì hay dỡ tốt xấu không thể nào dấu được. Cũng như Từ Minh có Dương Kỳ, Mã Tổ được Bách Trượng, chẳng khác gì nước hòa với nước, không có chi phương hại nhau vậy". 
Huyễn Am Tập. 

256.- CHỮ HÁN: Chuyết Am viết: Mạc học phu thụ, đồ quý tiện mục, chung mạc năng cứu kỳ áo diệu. Cố viết: "Sơn bất yếm cao, trung hữu trùng nhan tích thủy, hải bất yếm thâm, nội hữu tứ minh cửu uyên. Dục cứu đại đạo, yếu tại cùng kỳ cao thâm, nhiên hậu khả dĩ chiếu chúc u vi, ứng biến bất cùng hỹ"
Dử Cận Lão thư. 

256.- DỊCH NGHĨA: Chuyết Am nói: Người học đạo đời mạt pháp chỉ học phần ngọn, hấp thụ phần ngoài da, quý trọng phần tai nghe, khinh rẻ nơi mắt thấy, rốt cục không thể cứu mình được chỗ cao xa nhiệm mầu của đạo. Nên có câu: "Núi càng cao thì trong đó có tích lũy, chồng chất nhiều hang xanh trùng điệp, động sâu đá lạ. Biển càng sâu thì trong đó có hàm chứa bốn bể (1), chín nguồn (2). Nếu muốn nghiên cứu đại đạo cần phải cùng tận hết chỗ cao sâu đó, vậy sau mới có thể lấy đó mà chiếu sáng chỗ u huyền vi diệu và ứng biến không cùng. 
Thư gởi Cận Lão (3). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Bốn bể: Dịch ở chữ tứ minh,có nghĩa là bốn bể ở Ðông, Tây, Nam, Bắc. 
(2) Chín nguồn: Dịch ở chữ cửu uyên, lòng sâu nhất dưới đáy biển có chín lần xoáy chuyển, nên gọi là chín nguồn. 
(3) Cận Lão: Tịnh Không Trí Cận thiền sư, pháp tự của Phật Chiếu Quang thiền sư. 

257.- CHỮ HÁN: Chuyết Am vị Vưu Thị Lang viết: Thánh hiền chi ý hàm hoãn nhi lý minh, ưu du nhi sự hiển. Sở dụng chi sự bất kỳ dĩ tốc hành, nhi hứa dĩ tri cửu, bất hứa dĩ tất tiến, nhi hứa dĩ thứ cơ, dụng thị thôi thánh hiền chi ý, cố năng cận vạn thế nhi trì vô quá thất giả nãi nhĩ. 
Huyễn Am Tập. 

257.- DỊCH NGHĨA: Chuyết Am bảo Vưu Thị Lang (1): Ý của Thánh hiền thì hàm súc hòa hoãn mà lý sáng tỏ, thung dung nhàn nhã mà sự rõ ràng, chỗ dùng việc không mong chóng thành, mà hứa hẹn ở ý chí lâu bền, công việc không mong quyết tiến, mà hứa hẹn ở hy vọng công việc thành tựu. Dùng điều đó để tìm ý của Thánh hiền, cho nên người học đạo có thể giữ gìn điều đó suốt cả đời mà không lầm lỗi, chính là nghĩa thế vậy. 
Huyễn Am Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này ý nói bổn phận của người học đạo là phải tiến không lùi bước trước khó khăn, nhưng cũng không nên mong việc tốc thành và cấp tiến sẽ gặp nhiều trở ngại mà có phương hại. 

258.- CHỮ HÁN: Thị Lang Vưu Công viết: Tổ Sư dĩ tiền vô trụ trì sự. Kỳ hậu ứng thế hành đạo bách bất đắc dĩ. Nhiên cư tắc hồng tất thủ tế phong vũ, thực tắc thô lệ thủ sung cơ lỗi. Tân khổ tiều tụy hữu bất kham kỳ ưu, nhi vương công đại nhân chi hữu nguyện kiến nhi bất khả đắc giả. Cố kỳ sở kiến tập giai lỗi lỗi lạc lạc kinh thiên động địa. Hậu thế bất nhiên, cao đường quảng hạ, mỹ y phong thực, di chỉ như ý, ư thị ba tuần chi đồ, thủy dương dương nhiên động kỳ tâm, tư thư quyền môn, dao vỹ khất lân, thậm giả sảo thủ hào đoạt, như chính chú quặc kim, bất phục tri thế gian hữu nhân quả sự. Diệu Hỷ thử thư, khởi đặc vị Bác Sơn thiết, kỳ niêm tận chư phương, tự lai tập khí, bất di hào phát, như ẩm Thương Công Thượng trì chi thủy, đồng kiến can phủ. Nhược năng tín thụ phụng hành, an dụng biệt cầu Phật pháp. 
Kiến Linh Ẩn Thạch Khắc. 

258.- DỊCH NGHĨA: Thị Lang Vưu Công nói: Các bậc Tổ Sư trở về trước, vốn không có lập chức trụ trì. Nhưng sau đó, vì sự bức bách ứng thế hành đạo nên bất đắc dĩ phải đặt ra. Tuy vậy nhưng chỗ ở của các ngài thì lợp bằng cỏ lá, đủ để che mưa gió, ăn thì chỉ dùng cơm gạo thô để đở đói khát. Thật là vất vả tiều tụy, có vẻ như không kham nỗi sự lo âu, thế mà vương công đại nhân tới, mong được yết kiến các ngài mà cũng không được gặp. Cho nên chỗ kiến lập việc gì của các ngài đều là những sự tài cán lỗi lạc, kinh thiên động địa. Người đời sau lại không thế, thênh thang ở nhà cao cửa rộng, ăn cơm ngon, mặc áo đẹp, muốn sai khiến việc chi chỉ cần nhếch mép trỏ tay. Bởi thế bọn ma Ba Tuần (1) mới hay dương dương tự đắc, rung động tâm can, nhộn nhịp trước cửa quyền quý, vẫy đuôi xin ban bố tình thương. Tệ hơn nữa chúng còn dùng chước khéo để chiếm lấy, cậy quyền hành để cướp đoạt, giống như kẻ cắp vàng (2) giữa ban gnày, không biết đến thế gian này cũng có luật nhân quả. Lá thư này của Diệu Hỷ, chẳng những chỉ gởi riêng cho chùa Bác Sơn, mà trong đó ngài còn nhắc tới hết tất cả những tập khí của các người trụ trì của chư phương từ trước dẫn lại không sót một mảy may, ví như người uống nước Thượng trì của Thương Công (3), thông suốt được gan ruột con người. Nếu ai hay tin theo và thực hành lời dặn này thì hà tất phải cầu đến Phật pháp ở nơi nào khác nữa. 
Khắc ở bia đá chùa Linh Ẩn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ba tuần: Tiếng Phạn là Pàpi. Tàu dịch là ác ma. Thứ ma vương luôn luôn mong dứt hại tuệ căn của con người. Chúng xuất hiện ngăn cản đạo nghiệp khi Phật Thích Ca sắp thành đạo. 
(2) Ăn cắp vàng: Truyện Liệt Tử nói: Xưa kia có một người nước Tề thích có vàng. Một buổi sáng nọ, nhân lúc chợ đang đông người, liền đến một tiệm vàng, lén lấy trộm vàng rồi đi. Chủ tiệm vàng bắt giữ người đó lại và nói: "Tại sao trước mặt đám đông người như vậy, mà ngươi dám đánh cắp vàng". Người kia trả lời: "Khi tôi lấy vàng, tôi không thấy người nào cả, mà chỉ lấy vàng thôi". Ðại ý đoạn này răn những người tham lợi mà quên hết điều sĩ nhục, chỉ biết có lợi mà quên mất cái hại. 
(3) Nước Thượng trì: Sử ký chép: Phía Ðông đất Lư Việt, có ông Biển Thước họ Tần tên là Hoàn, người quận Bột Hải. Thiếu thời làm quảng lý một nhà trọ, nhân có người khách tên là Tang Quân, thấy ông Biển Thước có tướng kỳ lạ độc đáo, nên ông thường lui tới gặp gỡ. Sự tới lui như vậy đã hơn mười năm. Nhân lúc hôm Tang Quân mời Biển Thước cùng ngồi một nơi yên tịnh và nói với Biển Thước: "Tôi có một phương thuốc gia truyền, nay tuổi đã già, tôi muốn truyền lại cho ông, nhưng ông không được tiết lậu cho ai". Biển Thước kính cẩn vâng lời. Tang Quân liền lấy phong thuốc ở trong bọc ra trao cho Biển Thước mà bảo: "Ông hãy lấy nước Thượng trì mà uống thuốc này, chỉ nội trong 21 ngày ông sẽ thấy được sự vật". Tang Quân liền lấy hết thuốc trao cho Biển Thước rồi bỗng nhiên biến mất. Biển Thước theo đúng như lời dạy và uống trong vòng 21 ngày, quả nhiên Biển Thước trông thấy rõ được người ngoài bức tường và sau đó ông coi bệnh cho bệnh nhân, ông thấy suốt được cả chỗ trưng kết trong ngũ tạng. Vì thế ông nổi danh về tài chẩn mạch, và là một danh y lúc đương thời. Chú thích: Nước thượng trì là thứ nước hạt móc ban đem còn đọng ở trên lá trúc cành cây chưa rơi xuống mặt đất. 

259.- CHỮ HÁN: Thị Lang Vưu Công vị Chuyết Am viết: Tích Diệu Hỷ trung hưng Lâm Tế chi đạo ư điêu linh chi thu, nhi tính thượng khiêm hư, vị thường trì sính kiến lý, bình sinh bất xu quyền thế, bất cẩu lợi dưỡng. Thường viết: "Vạn sự bất khả dật dự vi, bất khả sa thái trì. Cái hữu lợi ư thời nhi tiện ư vật giả, hữu kỳ quá nhi vô kỳ công giả. Nhược túng chi sa dật tắc bất tế hỹ". Bất tiếu bội phục tư ngôn, toại vi chung thân chi giới. Lão sư tạc giả tao ngộ chúa thượng lưu túc Quán Ðường, thực vị Phật pháp chi hạnh. Thiết ký bất quyện bi nguyện, sử tiến thiện chi đồ khai minh, nhậm chúng chi đạo ích đại, thứ cơ hậu sinh vãn bối, bất mưu cận tập, các hoài viễn đồ, khởi bất vi tùng lâm chi lợi tế hồ. 
Nhiên Thị Giả Ký Văn. 

259.- DỊCH NGHĨA: Thị Lang Vưu Công nói với Chuyết Am: Xưa kia, Diệu Hỷ là người trung hưng đạo pháp của Lâm Tế, giữa lúc cảnh tượng điêu tàn, thế mà ngài rất chuộng sự nhúng nhường, thanh thản, chưa từng theo đuổi về sự tranh biện đấu lý. Bình sinh ngài không xu phụ kẻ quyền thế, không màng lợi dưỡng. Ngài thường nói: "Mọi việc không thể buông lòng túng ý mà làm được, không thể xa hoa bừa bãi mà giữ được. Bởi lẽ có việc thì có lợi cho thời mà cũng có ích cho vật, nhưng cũng có việc chỉ có lỗi lần mà không có công lao. Nếu ta cứ phóng túng sự việc ở chỗ túng ý xa hoa thì không thể thành tựu được". Kẻ bất tiếu này nhớ mãi lời nói ấy và lấy đó làm điều răn trọn đời. Lão sư trước kia đã được gặp chúa thượng và được lưu lại nghỉ ở Quán Ðường, thật là cái may cho Phật pháp. Tôi tha thiết mong mỏi ngài không quên tâm bi nguyện, để con đường tiến thiện được khai minh, con đường gánh vác việc chúng càng rộng lớn, ngõ hầu đề phòng kẻ hậu sinh vãn bối không mưu cầu học tập những việc thiển cận mà đều ấp ủ mưu đồ những việc cao xa, thì đó há không phải là việc lợi tế cho tùng lâm vậy ư?". 
Nhiên Thị Giả (1) Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Nhiên Thị Giả: Khả Am Nhiên thiền sư, pháp tự của Ðại Tuệ Cảo thiền sư. 

260.- CHỮ HÁN: Mật Am Kiệt Hòa thượng viết: Tùng lâm hưng suy tại ư lễ pháp, học giả mỹ tại hồ tục tập. Sử cổ chi nhân sào cư huyệt sử giản ẩm mộc thực hành chi ư kim thời, tắc bất khả dã. Sử kim chi nhân phong y văn thái, phạn lương khiết phì, hành chi ư cổ thời diệc bất khả dã. An hữu tha tai, tập bất tập cố. Phù nhân triêu tịch kiến giả vi thường, tất vị thiên hạ sự chính nghi như thử. Nhất đán khu chi tựu bỉ khứ thử, phi độc sinh nghi nhi bất tín, tương khủng diệc bất tòng hỹ. Dụng thị quan chi, nhân tình an ư sở tập hài kỳ vị kiến, thị kỳ thướng tình, hựu hà túc quái. 
Dữ Thi Ty Gián thư. 

260.- DỊCH NGHĨA: Mật Am Kiệt(1) Hòa thượng nói: Chốn tùng lâm hưng hay suy yếu đều lệ thuộc ở lễ pháp. Người học đạo tốt hay xấu đều do ỏ tập tục. Cổ nhân ở hang lỗ, uống nước suối, ăn trái cây, nếu đem những việc đó mà ứng dụng cho thời nay thì không thể được. Người đời nay mặc áo đẹp, ăn cơm gạo tám, dùng thức ăn ngon, nếu đem những việc đó áp dụng cho thời xưa cũng không thể được. Vậy chẵng có chi là khác lạ đâu? Chỉ do tập quên hay không tập quen đó thôi. Ôi! Sự thấy biết của con người từ buổi sớm đến buổi chiều cho đó là việc thường, tất nhiên họ sẽ bảo những công việc trong thiên hạ, chính đều là như thế. Nhưng nhất đán họ phải xê dịch từ chỗ này qua chỗ khác thấy mọi sự vật đổi thay, thì chẳng những họ chỉ sinh thêm nghi ngờ mà còn không tin, và còn sợ họ cũng chẳng làm theo là khác. Nếu dùng việc đó quan sát sự việc, nên ta biết tình con người vì an định ở chỗ tập theo thói quen, mà sợ hãi những sự việc chưa thấy biết. Ðó cũng là thường tình có chi là quái gở. 
Thư gởi Thi Ty Gián (2). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Mật Am Kiệt: Tú Minh Thiên Ðồng Mật Am Hàm Kiết thiền sư, pháp tự của Ứng Am Hòa thiền sư, đời thứ 17 phái Nam Nhạc. 
(2) Thi Ty Gián: Hoặc có tên là Thi Sư Mặc, người đời Tống. 

261.- CHỮ HÁN: Mật Am vị Ngộ Thủ Tọa viết: Tùng lâm trung duy Triết nhân khinh nhu thiểu lập. Tử chi tài khí hoành đại, lượng độ uyên dung, chi thượng đoan xác, gia dĩ kiến địa ẩn mật. Tha nhật vị dị ngôn, đản tự thao hối vô lộ khuê các. Hủy phương ngõa hợp trì dĩ trung đạo, vật vi thể lợi thiểu uổng. Tức chi bất xuất trần lao nhi tác Phật sự dã. 
Dữ Tiếu Am thư. 

261.- DỊCH NGHĨA: Mật Am bảo Ngộ Thủ Tọa(1): Trong chốn tùng lâm, duy có người đất Triết Giang, phần nhiều khinh bạc hèn yếu, ít ai hay tự lập. Ông tuy cũng là người đất Triết Giang, nhưng có tài khí rộng lớn, lượng độ bao dung, chí hướng ngay thực, thêm vào đó kiến thức lại vững vàng, tương lai ông ra sao chưa tiện nói nhưng ông phải nên tự kín đáo, chớ để lộ khuê dác, bửa hình vuông lợp lại làm ngói (2), giữ gìn đúng trung đạo. Ông chớ vì thế lợi mà khuất phục mảy may. Làm được như thế tức là ở ngay cõi trần lao này mà vẫn làm Phật sự vậy. 
Thư gởi Tiếu Am. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ngộ Thủ Tọa: Linh Ẩn Tiểu Am Liễu Ngộ thiền sư, pháp tự của Mật Am Kiệt thiền sư. 
(2): Công việc của người làm ngói, trước hết nặn theo hình tròn, rồi bửa hình làm bốn, thì ngói trở thành vuông, bửa hình tròn mà làm hình vuông, hợp hình vuông mà làm hình tròn, tượng trưng cho nghĩa hàm dung khoan dụ vậy. 

262.- CHỮ HÁN: Mật Am viết: Ưng Am tiên sư thường ngôn: "Hiền bất tiếu tương phản bất đắc bất trạch. Hiền giả trì đạo đức nhân nghĩa dĩ lập thân. Bất tiếu giả chuyên thế lợi trá nịnh dĩ dụng sự. Hiền giả đắc chí tất hành kỳ sở học, bất tiếu giả xử vị đa thiện tự tâm. Ðố hiền tật năng thị dục cẩu tài, mỹ sở bất chí. Thị cố đắc hiền tất tùng lâm hưng, dụng bất tiếu tắc phế. Hữu nhất vu tư bất năng an tĩnh". 
Kiến Nhạc Hòa Thượng thư. 

262.- DỊCH NGHĨA: Mật Am nói: Ưng Am tiên sư thường nói: "Người hiền kẻ bất tiếu tương phản nhau nên cần phải lựa chọn. Người hiền giữ đạo đức nhân nghĩa để lập thân, kẻ bất tiếu ham thế lợi trá nịnh để dụng sự. Người hiền khi đắc chí tất làm theo chỗ đã học của mình, kẻ bất tiếu ở ngôi vị nào cũng chỉ chiếm cứ riêng tư. Ghét kẻ hiền, ghen người tài, ham thị dục, cầu lợi dưỡng, làm bất cứ một việc gì họ cũng chẳng từ nan. Thế nên, được người hiền thì tùng lâm hưng thịnh, dùng kẻ bất tiếu thì tùng lâm suy vi. Nếu trong tùng lâm có một kẻ bất tiếu xen vào tất nhiên nơi đó không thể an tĩnh được". 
Thư gởi Nhạc Hòa Thượng (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Nhạc Hòa thượng: Linh Ẩn Tùng Nguyên Sùng Nhạc thiền sư, pháp tự của Mật Am Kiệt thiền sư. 
(2) : . 

263.- CHỮ HÁN: Mật Am viết: Trụ trì hữu tam mạc, sự phồn mạc cụ, vô sự mạc tầm, thị phi mạc biện. Trụ trì nhân đạt thử tam sự, tắc bất bị ngoại vật sở hoặc hỹ. 
Tuệ Thị Giả Ký Văn. 

263.- DỊCH NGHĨA: Mật Am nói: Trụ trì có ba việc chớ nên làm: việc nhiều chớ nên sợ, không việc chớ bày đặt, phải trái chớ nên biện. Người trụ trì một khi đã thấu suốt được ba điều này thì không bị ngoại vật làm mê hoặc. 
Tuệ Thị Giả Ký Văn (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Tuệ Thị Giả: Ngu Cực Tuệ thiền sư, pháp tự của Huân Thạch thiền sư. 

264.- CHỮ HÁN: Mật Am viết: Nột tử lý hành khuynh tà, tố hữu bất thiện chi tích giả. Tùng lâm hỗ tri, thử bất túc tật, duy chúng nhân vị chi hiền, nhi nội thực bất tiếu giả, thành khả tật dã. 
Dữ Phổ Từ thư. 

264.- DỊCH NGHĨA: Mật Am nói: Kẻ nột tử làm theo những lời lệch lạc gian tà, vốn có những dấu vết không hay, trong chốn tùng lâm ai nấy đều biết rõ, thì người đó chưa đủ để lo. Duy có người mà chúng nhân ai cũng cho là hiền mà trong tâm họ lại mang đìều bất tiếu, người đó mới thực đáng lo vậy. 
Thư Gởi Phổ Từ (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Phổ Từ: Tuyết Phong Sùng Thánh Phổ Từ Uẩn Văn thiền sư, pháp tự của Kính Sơn Cảo thiền sư. 

265.- CHỮ HÁN: Mật Am vị Thủy Am viết: Nhân hữu hủy nhục, đương thuận thụ chi, cự khả khinh thính thanh ngôn vọng trần quản kiến. Ðại xuất tiện nịnh hữu loại, tà sảo đa phương, hoài hiểm bí giả hiếu sính tư tâm, khởi sai kỵ giả, thiên phế công nghị. Cái thử bối xu thượng hiệp xúc, sở kiến ám đoản. Cố dĩ tự dị vi bất quần, dĩ trở nghị vi xuất chúng. Nhiên ký tri ngã sỡ dụng thung thị, nhi hủy báng cố tự tại bỉ, cửu nhi tự minh, bất tu biện bạch. Diệc bất tất chủ ngã chi thị nhi kiết xúc ư nhân, tắc thứ khả dĩ vi lâm hạ nhân dã. 
Dữ Thủy Am thư. 

265.- DỊCH NGHĨA: Mật Am nói với Thủy Am (1): Con người có lúc bị hủy nhục, nên phải thuận theo chịu đựng, há lại nông nổi nghe lời người ta nói, vội trình bày bừa bãi chỗ quản kiến của mình. Ðại để kẻ phỉnh nịnh có nhiều loại, gian dối có nhiều cách. Kẻ mang tâm dối trá bất bình thì thích buông thả tâm tư, kẻ tạo mối nghi ngờ ghen ghét thì hay bỏ bẵng công nghị. Bởi lẽ, chỗ xu thượng của bọn đó thì chật hẹp gò bó, chỗ thấy nghe của họ thì mờ tối thiển cận, nhưng mà chúng vẫn đem chỗ tự khác lạ của họ làm bất quân (mọi người không bằng), lấy chỗ ngăn ngừa công luận của họ làm xuất chúng (hơn tất cả mọi người). Nhưng khi ta đã biết chỗ dùng việc của ta là hoàn toàn phải, mà sự huỷ báng lẽ cố nhiên là tự ở kẻ khác, thì ít lâu sau việc đó tự nó sẽ rõ ràng, không cần phải biện bạch, và cũng bất tất phải chủ trương lẽ phải ở ta mà bới móc đụng chạm đến người khác. Ðược như thế thì người đó khả dĩ làm người trong chốn tùng lâm được. 
Thư gởi Thủy Am. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý đoạn này nói, người học đạo giữ được ý chí thuần nhất thì không quản ngại chi sự khen chê hủy báng. 

266.- CHỮ HÁN: Tự Ðắc Huy Hòa thượng viết: Ðại phàm nột tử, thành nhi hướng chính, tuy ngu diệc khả dụng. Nịnh nhi hoài tà, tuy trí chung vi hại. Ðãi xuất lâm hạ nhân, tháo tâm bất chính, tuy hữu tài năng nhi bất khả lập hỹ.
Kiến Giản Ðường thư. 

266.- DỊCH NGHĨA: Tự Ðắc Huy Hòa thượng nói: Ðại phàm kẻ nột tử, lòng thành thật mà hướng về đường chính, tuy là kẻ ngu si cũng có thể dùng được việc, tâm xiểm nịnh lại theo đường lối tà, tuy là kẻ trí tuệ chung qui cũng chỉ làm hại đạo. Ðại để những người trong chốn tùng lâm, nếu mang lòng bất chính, tuy là kẻ có tài năng nhưng kết cục cũng vẫn không thể lập thân được. 
Kiến Giản Ðường. 

267.- CHỮ HÁN: Tự Ðắc viết: Ðại Trí thiền sư đặc sáng Thanh qui, phù cứu mạt pháp Tỳ khưu bất chính chi tệ. Do thị tiền hiền tuân thừa, quyền quyền phụng hành. Hữu giáo hóa, hữu điều lý, hữu thủy chung. Thiệu Hưng chi bản, tùng lâm thượng hữu lão thành giả, năng thủ điền hình, bất cảm tư tu nhi khứ tả hữu, cận niên dĩ lai, thất kỳ tông tự. Cương bất cương, kỷ bất kỷ. Tuy hữu cương kỷ an đắc nhi chính chư. Cố viết: "Cử nhất cương tắc chúng mục trương, thỉ nhất cơ tắc vạn sự huy". Ðãi hồ cương kỷ bất chấn, tùng lâm bất hưng. Duy cổ nhân thể bản dĩ chính mạt. Ðãn ưu pháp độ chi bất nghiêm, bất ưu học giả chí thất sở. Kỳ sở chính tại ư công. Kim chư phương chủ giả, dĩ tư hỗn công. Dĩ mạt chính bản. Thượng giả cẩu lợi bất dĩ đạo, hạ giả tắc lợi bất dĩ nghĩa. Thượng hạ mậu loạn, tân chủ hỗn hào. An đắc nột tử hướng chính nhi tùng lâm chi hưng hồ. 
Dữ Vưu Thị Lang thư. 

267.- DỊCH NGHĨA: Tự Ðắc nói: Ðại Trí thiền sư đặc biệt chế ra Thanh qui, cốt để cứu giúp cái tệ hại bất chính của các Tỳ khưu đời mạt pháp. Bởi thế các bậc tiền hiền noi theo và truyền thừa, răm rắp làm theo, có giáo hóa, có điều lý, có trước sau. Từ cuối niên hiệu Thiệu Hưng trở về sau, trong các chốn tùng lâm còn có các bậc lão thành, vẫn giữ được khuôn mẫu pháp tắc, không dám giây phút nào gạt bỏ những qui điều. Nhưng những năm gần đây, trong chốn tùng lâm làm mất hết cương kỷ đầu mối, cương chẳng ra cương, kỷ chẳng ra kỷ. Tuy có giữ được cương kỷ chăng nữa, nhưng cũng chẳng được đúng đắn như xưa. Cho nên nói: "Nhắc một mối giềng lưới, thì mọi mắt lưới đều mở rộng, hư một cơ hội thì muôn việc điều hỏng". Hầu như cương kỷ không đưuợc chấn chỉnh thì tùng lâm không được hưng thịnh. Duy có cổ nhân, mới xét gốc để chỉnh ngọn, nên các ngài chỉ lo pháp độ không được nghiêm chỉnh, không lo người học đạo không có nơi để tu, mà nơi chốn đó chính phải là nơi công cộng. Nay những người làm chủ ở các nơi, đều lấy việc tư lẫn vào việc công, lấy phần ngọn để chỉnh phần gốc. Người trên chỉ vụ lợi không nghĩ tới đạo, kẻ dưới thì cướp lợi không đoái đến nghĩa. Trên dưới rối bời, khách chủ hỗn loạn, làm sao các nột tử có thể quay về đường chính mà làm hưng thịnh tùng lâm được vậy ư? 
Thư gởi Vưu Thị Lang. 

268.- CHỮ HÁN: Tự Ðắc viết: Lương ngọc vị phẫu, ngõa thạch vô vị. Danh ký vị trì, nô đài tương tạp. Ðãi kỳ phẫu nhi oánh chi trì nhi thí chi, tắc ngọc thạch nô ký phân hỹ. Phù nột tử chi hiền đức nhi vị dụng dã, hỗn ư trù nhân trung kính hà biện diệt. Yếu tại cao minh chi sĩ, dĩ công luận cử chi, nhậm dĩ chức sự, nghiệm dĩ tài năng, trách dĩ thành sự, tắc dữ dong lưu quýnh nhiên bất đồng hỹ. 
Dữ Hoặc Am thư. 

268.- DỊCH NGHĨA: Tự Ðắc nói: Ngọc quí khi còn nằm trong quặng nào khác chi sỏi đá, ngựa ký khi chưa dong ruổi đường trường thì lẫn cùng với ngựa nô, ngựa đài (ngựa hèn). Tới khi bửa quặng đá để mài giũa viên ngọc, dong ruổi đường trường để thử con ngựa ký, thì phân biệt ngay ngọc đá, ngựa nô ngựa ký rõ ràng. Ôi! Kẻ nột tử hiền đức, khi chưa dùng đến thì họ lẫn lộn ở đám đông người, làm sao mà biện biệt được. Vậy nên, điều cốt yếu là các bậc cao minh phải đem công luận cất nhắc họ, đem họ ra làm các chức vụ, để chiêm nghiệm tài năng trách nhiệm công việc, thì khác xa hẳn với bọn tầm thường vậy. 
Thư gởi Hoặc Am (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Hoặc Am: Hoặc Am thiền sư, pháp tự của Hộ Quốc Cảnh Nguyên thiền sư. 

269.- CHỮ HÁN: Hoặc Am Thể Hòa thượng, sơ sam Thử Am Nguyên Bá Ðại, ư Thiên Thai Hộ Quốc. Nhân thượng đường cử Bàng Mã Tuyển Phật tụng. Chí thử thị tuyển Phật tràng chi cú. Thử Am hát chi. Hoặc Am đại ngộ. Hữu đầu cơ tụng viết: "Thương lượng cực xứ kiến đề mục, đồ lộ cùng biên nhập thí tràng. Niêm khởi hào đoan phong vũ khoái, giá hồi bất tác Thám hoa lang" Tự thử nặc tích Thiên Thai, Thừa tướng Tiền Công, mộ kỳ vi nhân, nãi dĩ Thiên Phong Chiêu Ðề, miễn linh ứng thế. Hoặc Am văn chi viết: "Ngã bất giải huyền dương đầu mãi cẩu nhục dã". Tức tiêu độn khứ. 

269.- DỊCH NGHĨA: Hoặc Am Thể (1) Hòa thượng, khi mới tới tham thiền ngài Thủ Am Nguyên Bá Ðại ở chùa Hộ Quốc núi Thiên Thai. Nhân khi lên pháp đường, Hoặc Am đem bài tụng "Mã Bàng Tuyển Phật" (2) ra để hỏi. Khi nhắc đến câu: "Ðây là tuyển Phật tràng", ngài Tử Am quát lên một tiếng lớn, Hoặc Am nhân thế đại ngộ, liền trích bài tụng đầu cơ rằng: 

Suy lường thấu triệt thấy tiêu đề, 
Tuyển Phật tràng thi quyết một bề. 
Ngọn bút tung hoành mưa gió cuốn, 
Thám Hoa chức ấy chẳng ham mê. 

Rồi ngay sau đó, ngài ẩn tích ở núi Thiên Thai. Quan Thừa Tướng Tiền Công (3) mến ngài là danh nhân muốn thỉnh ngài về trụ trì chùa Chiêu Ðề ở Thiên Phong và khuyên ra ứng thế. Hoặc Am nghe biết, ngài nói: (4) "Tôi không biết treo đầu dê bán thịt chó". Ngài liền trốn đi ngay đêm ấy. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này cốt để minh thị bậc trí thức có đủ tuệ nhãn thì chỉ cần một lời hay nói nửa câu cũng đủ để làm cơ duyên liễu ngộ. 
(2) Bàng Mã Tuyển Phật: Bàng cư sĩ có tới tham học hai ngài Mã Tổ và Thạch Ðầu. Một hôm Bàng cư sĩ hỏi ngài Mã Tổ: "Người không cùng muôn pháp làm bạn là người thế nào?". Mã Tổ trả lời: "Ðợi khi nào ông uống một ngụm hết cả nước sông Giang Tây, ta sẽ nói cho ông hay". Bàng cư sĩ đại ngộ, bèn trình bài kệ: 

Mười phương cùng tụ hội, 
Mọi người học vô vi. 
Ðây là tuyển Phật tràng, 
Tâm không cập đệ quy. 

(3) Tiền Công: tên là Tiền Tượng Tiên, tên chữ là Tư Nguyên, người đất Tô Châu. 
(4) Treo đầu dê bán thịt chó: Bạch Vân Ðoan thiền sư một hôm ở trong trượng thất có nhắc đến bài thị chúng của Vân Môn, trong đại chúng đều không ai khế ngộ, nên đem hỏi ngài Ngũ Tổ Diễn. Ngài trả lời: "Ðó là chuyện treo đầu dê bán thịt chó". 

270.- CHỮ HÁN: Càn Ðạo sơ, Hạt Ðường trụ Quốc Thanh, nhân kiến Hoặc Am tán Viên Thông tượng viết: "Bất y bản phận, não loạn chúng sanh. Chiêm chi ngưỡng chi, hữu nhãn như manh. Trường An phong nguyệt quán kim tích, na cá nam nhi mô bích hành". Hạt Ðường kinh hỷ viết: "Bất vị Thử Am hữu thử nhi". Tức biến sách chi, toại đắc ư Giang Tâm, cố ư trù nhân trung, thỉnh sung đệ nhất tọa. 
Thiên Thai Dã Lục. 

270.- DỊCH NGHĨA: Năm đầu niên hiệu Càn Ðạo (1), Hạt Ðường (2) trụ trì chùa Quốc Thanh, nhân một hôm thấy Hoặc Am làm bài tán khắc vào chân tượng ngài Viên Thông rằng: 

Không y bản phận, não loạn chúng sanh, 
Ngắm đấy nhìn đấy, có mắt như manh. 
Trường An trăng gió xưa nay tỏ, 
Sờ vách mà đi kẻ lữ hành. 

Hạt Ðường vừa kinh ngạc vừa mừng và nói: "Ðâu biết Thử Am có đứa trẻ này". Ngài liền tìm kiếm khắp nơi, cuối cùng gặp Hoặc Am ở đất Giang Tam, liền thỉnh sung vào ngôi vị thứ nhất đám đông người. 
Thiên Thai Dã Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý đoạn này chỉ rõ cách trọng vọng người xưa có tài đức. 
(2) Hạt Ðường: Linh Ẩn Hạt Ðường Tuệ Viễn thiền sư, pháp tự của Viên Ngộ Cần thiền sư. 

271.- CHỮ HÁN: Hoặc Am Càn Ðạo sơ, phiên nhiên phỏng Hạt Ðường ư Hổ Khâu. Cô Tô đạo tục văn kỳ cao phong, tức nghệ quận cử thỉnh trụ thành trung Giác Báo. Hoặc Am văn chi viết: "Thử Am tiên sư chúc ngã tha nhật phùng Lão Thọ chỉ, kim nhược hợp phù khế hỹ". Toại hân nhiên ứng mệnh. Cái Giác Báo cựu danh Lão Thọ am dã. 
Hổ Khâu Ký Văn. 

271.- DỊCH NGHĨA: Năm đầu niên hiệu Càn Ðạo (1), Hoặc Am bỗng nhiên tới thăm Hạt Ðường ở chùa Hổ Khâu. Kẻ đạo người tục đất Cô Tô, nghe biết phong cách cao qúy của Hoặc Am, liền nô nức tới thăm và thỉnh ngài trụ trì chùa Giác Báo ở trong thành. Hoặc Am nhận lời và nói: "Thủ Am tiên sư trước khi tịch, ngài có dặn ta, ngày sau này nếu gặp chùa Lão Thọ thì ở, nay hình như hợp với sấm ký". Ngài liền vui vẻ ứng mệnh. Bởi lẽ chùa Giác Báo xưa kia có tên là Lão Thọ Am. 
Hổ Khâu Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Càn Ðạo: Niên hiệu đời vua Hiếu Tôn nhà Nam Tống. 

272.- CHỮ HÁN: Hoặc Am nhập viện hậu. Thí chủ thỉnh tiểu sam. Viết: "Ðạo thường nhiên nhi bất du. Sự hữu tệ nhi tất biến. Tích Giang Tây, Nam Nhạc chư Tổ. Ngược kê cổ vi huấn, khảo kỳ đáng phủ, trì dĩ trung đạo, vụ hợp nhân tâm, dĩ ngộ vi tắc. Sở dĩ tố phong lăng nhiên, đại kim vị dẫn. Nhược ước nột tăng môn hạ, ngôn tiền tiến đắc khuất ngã tông phông, cú hạ phân minh trầm mai Phật Tổ. Tuy nhiên như thị, hành đáo thủy cùng xứ, tọa khán vân khởi thời". Do thị truy tố hỷ sở vị văn, qui giả như thị. 
Ngữ Lục Dị Thử. 

272.- DỊCH NGHĨA: Hoặc Am sau khi đã trụ trì chùa Giác Báo, nhân có thí chủ thỉnh ngài tiểu sam (thuyết pháp). Ngài nói: "Ðạo vẫn thường trụ vắng lặng mà không biến đổi, sự có cũ mới tốt xấu nên có biến thiên. Xưa kia các Tổ Giang Tây, Nam Nhạc đều thường chiêm nghiệm lời của cổ nhân làm bài học, để xem xét sự việc nên làm, giữ đúng mức trung đạo, cốt hợp với lòng người, lấy liễu ngộ làm pháp tắc. Vậy nên phong cách thuần phác của các ngài vẫn siêu việt cho đến tận đời nay vẫn chưa mất. Nếu đem ước vào môn hạ của nột tăng đây, thì những người tuy đã tiến được ở phần đầu của câu nói, đó chỉ là những kẻ làm khuất tông phong ta, những người tuy hiểu rõ được phần cuối của câu nói, thì đó cũng là những kẻ chôn chìm Phật Tổ. Tuy thế, những ai đi được tới chỗ cùng tận của bến nước, thì khi đó cũng có thể ngồi an tĩnh để thưởng thức mây bay". Bởi thế, tăng tục rất mừng rỡ được nghe, và qui tụ về với ngài đông như họp chợ. 
Ngữ Lục Dị Thử. 

273.- CHỮ HÁN: Hoặc Am ký lĩnh trụ trì, sĩ thứ hấp nhiên lai khứ. Nột tử truyền chỉ Hổ Khâu. Hạt Ðường viết: "Giả cá sơn man đỗ ảo tử, phóng phạ manh thiền trị nễ na, nhất đội dã Hồ tinh". Hoặc Am văn chi dĩ kệ đáp viết: "Sơn man đỗ oảo đắc năng tăng, lĩnh chúng khuông đồ tự bất tằng. Việt cách đảo niêm thiều chửu bính, phạ manh thiền trị dã hồ tăng". Hạt Ðường tiếu nhi dĩ. 
Ký Văn. 

273.- DỊCH NGHĨA: Hoặc Am đã nhận lãnh chức trụ trì (1), kẻ sĩ thứ qui tụ về với ngài rất đông. Các nột tử đưa tin này đến ngài Hạt Ðường chùa Hổ Khâu. Ngài thấy vậy liền nói đùa: 

Gã kia ương ngạnh tựa sơn man, 
Víu thứ thiền mù chạy dọc ngang. 
Ðánh phách gõ sênh ra vẻ lạ, 
Bảo ban một bọn dã hồ tinh. 

Hoặc Am sau khi nghe biết chuyện, cũng viết bài kệ đáp lại: 

Sơn man ương ngạnh ghét mà chi, 
Lãnh chúng khuông đồ mới trụ trì. 
Cán chổi ngược chiều như việt cách, 
Thiền mù vịn lấy chữa tăng si. 

Hạt Ðường chỉ cười mà thôi. 
Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý đoạn này trình bày về cách dùng chỗ vi diệu của cổ nhân để khen chê hóa độ. 

274.- CHỮ HÁN: Hoặc Am vị Thị Lang Tằng Công Ðãi viết: Học đạo chi yếu hành thạch chi định vật, trì kỳ bình nhi dĩ, thiên trọng khả hồ. Suy tiền cận hậu kỳ thiên nhất dã. Minh thử khả học đạo hỹ. 
Kiến Tằng Công thư. 

274.- DỊCH NGHĨA: Hoặc Am bảo Thị Lang Tằng Công Ðãi: Yếu chỉ của sự học đạo, cũng như quả cân để định vật nặng nhẹ, chỉ cần giữ nó cho thăng bằng. Nếu nó nghiêng nặng về một bên nào đó có thể được chăng? Ðẩy về phía trước hoặc dịch về phía sau là bị nghiêng về một bên rồi. Người hiểu rõ được nghĩa này mới có thể học đạo được. 
Thư gởi Tằng Công. 

275.- CHỮ HÁN: Hoặc Am viết: Ðạo đức nãi tùng lâm chi bản, nột tử nãi đạo đức chi bản. Trụ trì nhân khí yếm nột tử, thị vong đạo đức giả. Ðạo đức ký vong, tương hà dĩ tu giáo hóa chỉnh tùng lâm dụ học lai. Cổ nhân thể bản dĩ chính mạt. Ưu đạo đức chi bất hành, bất ưu tùng lâm chi thất sở. Cố viết: "Tùng lâm bảo ư nột tử, nột tử bảo ư đạo đức". Trụ trì vô đạo đức tắc tùng lâm phế hỹ. 
Kiến Giản Ðường thư. 

275.- DỊCH NGHĨA: Hoặc Am nói: Ðạo đức tức là gốc của tùng lâm, nột tử là gốc của đạo đức. Người trụ trì chán ghét và bỏ rơi kẻ nột tử tức là quên mất đạo đức. Nếu đã quên mất đạo đức thì còn đem gì để sửa sang việc giáo hóa, chỉnh đốn chốn tùng lâm, dụ dẫn kẻ tới học. Cổ nhân xét gốc để chỉnh ngọn, nên chi lo không học hành được phần đạo đức, chứ không lo mất nơi chốn của tùng lâm. Cho nên nói: "Tùng lâm giữ gìn nột tử, nột tử giữ gìn đạo đức". Người trụ trì mà không có đạo đức,thì chốn tùng lâm phải hoang phế vậy. 
Thư gởi Giản Ðường. 

276.- CHỮ HÁN: Hoặc Am viết: Phù vi thiện tri thức yếu tại tri hiền bất tại tự hiền. Cố thương hiền giả ngu, tế hiền giả ám, tật hiền giả đoản. Ðắc nhất thân chi vinh, bất như đắc nhất thế chi danh, đắc nhất thế chi danh, bất như đắc nhất hiền nột tử. Sử hậu học hữu sự, tùng lâm hữu chủ dã. 
Dữ Viên Cực thư. 

276.- DỊCH NGHĨA: Hoặc Am nói: Ôi! Làm sao bậc thiện trí thức, điều cốt yếu là ở chỗ biết người hiền, không phải ở chỗ tự mình là người hiền. Cho nên kẻ hại người hiền là kẻ ngu, che đậy người hiền là kẻ tối, ghét người hiền là kẻ dỡ. Gây được cái vinh hiển cho thân mình, không bằng gây được cái tiếng thơm một đời. Ðược tiếng thơm một đời không bằng gây được một kẻ nột tử có hiền đức, để kẻ hậu học có thầy, chốn tùng lâm có chủ vậy. 
Thư gởi Viên Cực (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Viên Cực: Ẩn Tĩnh Viên Cực Ngạn Sầm thiền sư, pháp tự của Vân Cư Như thiền sư. 

277.- CHỮ HÁN: Hoặc Am thiên Tiêu Sơn chi tam tải. Thực Thuần Hy lục niên bát nguyệt tứ nhật dã. Tiên thị vi dạng, tức thủ thư tịnh nghiên nhất chích, biệt quận thú Thị Lang Tằng Công Ðãi. Chí trung dạ hóa khứ. Công dĩ kệ điệu chi viết: "Phiên phiên chích lý trực tây phong, nhất vật hồn vô bá đại trung. Lưu hạ Ðào hoằng tương để dụng. Lão phu vô bút phán hư không". 
Hành trạng. 

277.- DỊCH NGHĨA: Hoặc Am dời về trụ tri chùa Tiêu Sơn được ba năm, đến ngày mồng 4 tháng 8, niên hiệu Thuần Hy năm thứ sáu, trước khi nhuốm bệnh, ngài liền viết một lá thư và gởi kèm theo một nghiên mực tới cáo biệt quan Quận thú Thị Lang Tằng Công Ðãi, và vào nửa đêm hôm đó ngài thị tịch. Tằng Công Ðãi có làm bài kệ truy điệu ngài như sau: 

Gió Tây phơi phới chiếc giày bay, 
Chẳng một vật dung túi vải này. 
Ðể lại nghiên sành thêm nhớ tiếc, 
Hư không bút tả dễ ai hay.(1) 
Hành Trạng. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Câu này ý nói công đức lớn lao của Hoặc Am ví như hư không, khó thể đem bút nào diễn tả hết được. 

278.- CHỮ HÁN: Hạt Ðường Viễn Hòa thượng vị Hoặc Am viết: Nhân chi tài khí tự hữu đại tiểu, thành bất khả giáo. Cổ chử tiểu giả bất khả hoài đại, cánh đoản giả bất khả cập thâm. Si cưu dạ loát tảo sát thu hào. Chú xuất sân mục chi bất kiến khâu sơn, cái phận định dã. Tích Tĩnh Nam Ðường truyền Ðông Sơn chi đạo. Dĩnh ngộ u áo thâm thiết trứ minh. Ðãi ứng thế trụ trì, sở chí bất chấn. Viên Ngộ tiên sư qui Thục. Ðồng Phạm Hòa thượng phỏng chi Ðại Tùy. Kiến Tĩnh xuất lược phàm bách thỉ phế. Tiên sư chung bất vấn. Hồi chí trung lộ. Phạm viết: "Tĩnh dữ công vi đồng sam đạo hữu, vô nhất ngôn khải địch chi hà dã". Tiên sư viết: "Ứng thế lâm chúng yếu tại pháp lệnh vi tiên. Pháp lệnh chi hành tại kỳ trí năng. Năng dữ bất năng dĩ kỳ tố phận, khởi khả giáo dã". Phạm hạm chi. 
Hổ Khâu Ký Văn. 

278.- DỊCH NGHĨA: Hạt Ðường Viễn Hòa thượng bảo Hoặc Am: Tài khí của con người tự nó có lớn nhỏ, thực không thể do nơi giáo hóa. Cho nên, giấy nhỏ không thể gói được vật lớn, dây ngắn đâu múc được nước nơi giếng sâu. Chim cú mèo tìm ăn ban đêm, mắt nó có thể thấy được con bọ chét, xét được sợi lông tơ ở mùa thu. Nhưng về ban ngày, dù nó có dương mắt lên cũng không thấy được vật lớn như gò núi. Vì lẽ chúng đã có sự an bài phân định riêng biệt. Xưa kia Tĩnh Nam Ðường (1) truyền bá đạo pháp của phái Nam Sơn, ngài là người thông minh dĩnh ngộ, u áo thâm huyền, thấu đáo khúc triết. Nhưng tới khi ra ứng thế trụ trì, ngài đến bất cứ nơi nào cũng không thể làm cho nơi đó chấn hưng được. Một hôm Viên Ngộ thiền sư trở về đất Thục, có ghé thăm chùa Ðại Tùy, các ngài thấy Tĩnh Nam Ðường là người hốt lược không cẩn thận, phàm trăm việc trong chốn tùng lâm đều bỏ bê. Tuy vậy mà tiên sinh không có một lời hỏi han khuyên nhủ. Khi về tới giữa đường, Phạm Hòa thượng nói: "Tĩnh Nam Ðường cùng với ngài là bạn đạo cùng tham học với nhau, sao ngài không ngỏ một lời mở bảo dắt dẫn". Tiên sư nói: "Ứng thế lãnh chúng, điều cần yếu là pháp lệnh làm đầu. Thực hành pháp lệnh là do trí tuệ tài năng. Tài năng và không có tài năng là tố phận của mỗi người, đâu có thể giáo hóa được vậy". Phạm Hòa thượng gật đầu. 
Hổ Khâu Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Tĩnh Nam Ðường: Nam Ðường Nguyên Tĩnh thiền sư chùa Ðại Tùy, pháp tự của Ngũ Tổ Diễn thiền sư. 
 

Xem Tiếp: Trang 03

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

nhẫn thống Khoai tây nấm và chả đậu xào chay Hoạ dương mc Mẹ TẠton kinh tuong niem lan thu 29 co ht thich tri Âm nhạc có tác dụng trong điều trị Ngẫu huy mantra âm thanh của chánh giác Củ Phúc Lưu xử ai triet 涅槃御和讃 07 bardo va nhung thuc tai khac cảnh Nguyên nước Dẫu o niệm XÃƒÆ quÃƒÆ Cách 持咒方法 phat giao trong thoi dai khoa hoc cành à Þ một chết đã thành danh Húy 曹洞宗 歌 ç n nghĩ tiểu chứ Phật giáo ngôi cửa khổ 天眼通 意味 duy tue thi nghiep