Lời Nói Đầu
Bài Tựa Thiền Lâm Bảo Huấn
Quyển Thứ Nhất
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Hai
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Ba
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Tư
Trang 01
Trang 02
Trang 03

 

.
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Thứ Tư 
Sa môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập. 
Sa môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang 03

279.- CHỮ HÁN: Hạt Ðường viết: Học đạo chi sĩ yếu tiên chính kỳ tâm, nhiên hậu khả dĩ chính kỷ chính vật. Kỳ tâm ký chính tắc vạn vật định hỹ. Vi văn tâm trị nhi thân loạn giả. Phật Tổ chi giáo do nội cập ngoại, tự cận chi viễn. Thanh sắc hoặc ư ngoại, tứ chi chi tật giả. Vị kiến tâm chính nhi bất năng tri vật, thân chính nhi bất năng hóa nhân. Cái nhất tâm vi căn bản, vạn vật di chi diệp. Căn bản trác thực, chi diệp vinh mậu. Căn bản khô tụy, chi diệp yểu triết. Thiện học đạo giả trị nội dĩ dịch ngoại, bất tham ngoại dĩ hại nội. Cố đạo vật yếu tại thanh tâm. Chính nhân cố tiên chính kỷ, tâm chính kỷ lập nhi vạn vật bất tòng hóa giả vị chi hữu giả. 
Dữ Nhan Thị Lang thư. 

279.- DỊCH NGHĨA: Hạt Ðường nói: Kẻ sĩ học đạo cần biết chính tâm làm đầu, vậy sau mới có thể chính mình và chính sự vật. Tâm đã chính thì an định được vạn vật. Ta chưa hề nghe thấy tâm đã trị mà thân lại loạn. Giáo pháp của Phật Tổ do từ bên trong mà kịp đến bên ngoài, từ gần đến xa. Mê hoặc thanh sắc ở bên ngoài là bệnh của tứ chi, vọng tình phát khởi ở trong là bệnh của tâm phúc. Ta chưa bao giờ thấy tâm đã chính mà không hay giáo hóa được người. Bởi lẽ, lấy nhất tâm làm cội gốc, vạn vật làm cành lá, nếu cội gốc khỏe chắc thì cành lá tốt tươi, cội gốc khô gầy, cành lá tất héo gãy. Người khéo học đạo, trước hết phải trị nơi nội tâm để chống lại ngoại vật, đừng có tham ngoại vật để hại nội tâm. Cho nên muốn dẫn đạo được vật, điều cần thiết là ở chỗ tâm thanh tịnh. Muốn chính người tất nhiên trước phải chính mình. Nếu tâm đã chính, mình đã lập mà vạn vật không theo chỗ giáo hóa của mình, thì việc đó chưa từng có vậy. 
Thư gởi Nhan Thị Lang (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Nhan Thị Lang: Người triều nhà Tống, tên là Nhan Kỳ Phục, tên chữ là Di Trọng, theo học ở Lã Vinh Công, làm chức quan Thị Lang. 

280.- CHỮ HÁN: Giản Ðường Cơ Hòa thượng, trụ Bà Dương Quản Sơn cận nhị thập tải. Canh lê phạn thử, nhược tuyệt ý ư vinh đạt. Thường hạ sơn văn lộ bàng ai khấp thanh. Giản Ðường trắc nhiên đãi tuân chi. Nhất gia hàn tật, cận vong lưỡng khẩu, bần vô liễm cụ đặc tựu thi đại quan táng chi. Hương nhân cảm thán bất dĩ. Thị Lang Lý Công (Thung Niên) vị sĩ đại phu viết: "Ngô hương cơ lão hữu đạo nột tử dã. Gia dĩ từ huệ cập vật, Quản Sơn an năng cửu xử hồ". Hội Khu Mật Uông (Minh Viễn), Tuyên Phủ chư lộ đạt vu Cửu Giang, Quận thú Lâm Công (Thúc Ðạt), hư Viên Thông pháp tịch nghinh chi. Giản Ðường văn mệnh nãi viết: "Ngô đạo chi hành hỹ". Tức hân nhiên duệ trượng nhi lai. Ðang tọa thuyết pháp viết: "Viên Thông bất khai sinh dược phố, đan đan chỉ mãi tử miêu đầu. Bất tri na cá vô tư toán, khiết trược thông thân lãnh hãn lưu". Chuy tố kinh dị. Pháp tịch nhân tư đại chấn. 
Lại Am Tập. 

280.- DỊCH NGHĨA: Giản Ðường Cơ Hòa thượng, trụ trì chùa Quản Sơn huyện Bà Dương đã gần hai mươi năm. Ngài chỉ ăn cơm gạo nếp, canh rau lê, dường như tuyệt ý nghĩ về đường vinh đạt. Một hôm ngài xuống núi, bên đường đi, nghe thấy tiếng khóc ai oán thảm thiết. Ngài động lòng trắc ẩn, liền tìm tới hỏi đầu đuôi sự việc, mới biết rõ, đó là một gia đình bị bệnh thương hàn, vừa chết mất hai người, nhưng vì nhà quá nghèo, nên không có tiền sắm đồ liệm. Ngài vội tới chợ mua áo quan để mai táng cho họ. Người trong làng thấy thế ai nấy đều cảm thán nghĩa cử của ngài không ngớt. Quan Thị Lang Lý Công Thung Niên, nói với các sĩ đại phu rằng: "Làng tôi có Giản Ðường Cơ lão sư là người nột tử có đạo, lại thêm lòng nhân huệ từ ái với mọi người, chùa Quản Sơn đâu phải là nơi cư trụ lâu dài của ngài vậy ư?". Ông liền họp quan Khu Mật Uông Minh Viễn cùng các quan tuần phủ các quận để trình bày sự việc về quan Quận thú đất Cửu Giang là Lâm Công Thúc Ðạt, để đón ngài về trụ trì chùa Viên Thông, vì chùa này còn vắng ngôi pháp chủ. Ngài Giản Ðường nghe biết và thuận mệnh nói: "Ðạo của ta sẽ được thực hành vậy". Rồi ngài vui vẻ chống gậy tới nhậm chức trụ trì. Khi thăng tòa thuyết pháp ngài nói: 

Viên Thông chẳng mở thuốc trường sinh, 
Chỉ bán đầu mèo chết lại tanh.(1) 
Vật ấy đâu hay suy tính được, 
Nuốt rồi mình mẩy nhẹ tênh tênh. 

Tất cả hai hàng Tăng tục nghe thấy ai nấy đều kinh dị. Pháp tịch của ngài nhân thế mà vang dội khắp nơi. 
Lại Am Tập (2). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ðầu mèo chết: Vật này vốn dĩ khi đã chết thì tanh hôi lạ thường, nhưng đây lại cốt để tỷ dụ cho sự việc quí báu để hướng thượng. 
(2) Lại Am: Lại Am Dĩnh Nhu thiền sư, pháp tự của Kính Sơn Cảo thiền sư. 

281.- CHỮ HÁN: Giản Ðường viết: Cổ giả tu thân trị tâm, tắc dữ nhân cộng kỳ đạo. Hưng sự lập nghiệp, tắc dữ nhân cộng kỳ công. Ðạo thành công trứ tắc dữ nhân cộng kỳ danh. Sở dĩ đạo vô bất minh, công vô bất thành, danh vô bất vinh. Kim nhân tắc bất nhiên. Chuyên kỷ chi đạo, duy khủng nhân chí thắng ư kỷ. Hựu bất năng tòng thiện vụ nghĩa, dĩ tự quảng dã. chuyên kỷ chi công, bất dục tha nhân hữu chi. Hựu bất năng nhậm hiền dữ năng, dĩ tự đại dã. Thị cố đạo bất miễn ư tế, công bất miễn ư tổn. danh bất miễn ư nhục. Thử tam giả nãi cổ kim học giả chi đại phân dã. 

[b]281.- DỊCH NGHĨA: Giản Ðường nói: Người xưa tu thân trị tâm thì cùng với người cùng chung cái đạo đó. Dấy việc lập nghiệp thì cùng với người cùng chung cái công đó. Khi đạo đã thành, công đã hiển thì cùng với người cùng chung cái danh đó. Vậy nên đạo không có gì là chẳng sáng, công không có gì là chẳng thành, danh không có gì là chẳng vinh. Người đời nay thì không thế, họ chỉ chuyên cái đạo vị kỷ, chỉ sợ người ta hơn mình. Họ không biết theo điều thiện làm việc nghĩa để tự rộng. Chỉ chuyên đưa cái công về mình, không muốn người khác dự phần vào đó. Họ lại không biết dùng người hiền cùng kẻ tài năng để tự lớn mình. Vì thế, nên đạo không tránh khỏi sự che lấp, công không tránh khỏi sự tổn hại, danh không tránh khỏi sự nhục nhã. Ðó là ba điều phân cách giữa người học đạo xưa và nay vậy.

282.- CHỮ HÁN: Giản Ðường viết: Học đạo do như chủng thụ, phương vinh nhi phạt chi, khả dĩ cấp tiều tân. Tương thịnh nhi phạt chi, khả dĩ tác suy giác. Sảo tráng nhi phạt chi, khả dĩ sung doanh phương. Lão đại nhi phạt chi, khả dĩ vi lương đống. Ðắc phi thủ công viễn, nhi kỳ lợi đại hồ. Sở dĩ cổ chi nhân, duy kỳ đạo cố đại nhi bất hiệp, kỳ chí viễn áo nhi bất cận, kỳ ngôn sùng cao nhi bất ty. Tuy thích thời chở ngữ, cùng ư cơ hàn, đãi vong khâu hác, dĩ kỳ di phong dư liệt, cắng bách thiên niên hậu, nhân do dĩ vi pháp nhi truyền chi. Hướng sử hiệp đạo cẩu dung, nhĩ chí cầu hợp, ty ngôn sự thế, kỳ lợi chỉ vinh ư nhất thân, an hụu dư trạch, phổ cập ư hậu thế tai. 
Dữ Lý Thị Lang thư. 

282.- DỊCH NGHĨA: Giản Ðường nói: Người học đạo cũng như trồng cây. Cây vừa tốt mà đã chặt, chỉ để cung cấp làm củi. Cây sắp lớn mà đã chặt, chỉ có thể cung cấp làm rui mè. Cây hơi lớn mà đã chặt, chỉ có thể sung làm kèo cột. Cây đã già và lớn mới chặt, thì có thể dùng làm xà nóc. Như vậy, há chẳng phải là dùng công xa rộng thì lợi đó cũng lớn vậy ư? Sở dĩ người xưa chỉ duy ở cái đạo đó cố nhiên là rộng lớn mà không chật hẹp, cái chí đó xa vời mà không thiển cận, coi lời nói đó cao thượng mà không thấp hèn. Tuy có lúc gặp phải thời thế dở dang, gặp lúc đói rét khốn cùng, hay dù phải vong thân nơi rừng núi, nhưng cái di phong dư liệt đó, cũng vẫn còn rạng rỡ suốt hàng trăm năm sau, người ta cũng vẫn còn lấy đó làm phép tắc mà truyền trì. Trước đây, giả sử những người xưa chỉ coi đạo một cách chật hẹp để cầu chỗ tạm dung, chỉ lập chí một cách thiển cận để cầu hợp, phát ngôn một cách ty tiện để chuộng quyền thế, thì sự lợi ích đó chỉ vinh đạt ở một mình mình, đâu còn có ân huệ thấm nhuần phổ cập tới tận đời sau được. 
Thư gởi Lý Thị Lang. 

283.- CHỮ HÁN: Giản Ðường Thuần Hy ngũ niên tứ nguyệt, tự Thiên Thai Cảnh Tinh Nham, tái phò Ẩn Tĩnh, Cấp Sự Ngô Công Phất, dật lão vu Hưu Hưu Ðường, họa Uyên Minh thi tập tam thiên tống hành. 

- Kỳ nhất viết: 
Ngã tự qui lâm hạ, 
Dĩ dữ thế tương sơ. 
Lại hữu thiện trí thức, 
Thời năng quá ngã lô. 
Bạn ngã thuyết đạo thoại, 
Ái ngã độc Phật thư. 
Tức vị nham thượng khứ, 
Ngã diệc vị cao sa. 

Tiện dục triển ngã bát, 
Tùy sự đồng phạn sơ. 
Thoát thử trần tục luỵ, 
Trường dữ nham thạch cư. 
Thử nham cố cao hỹ, 
Trác xuất Sơn Hải Ðồ. 
Nhược tỷ ngô sư cao, 
Thử nham hoàn bất như. 

- Nhị: 
Ngã sinh sơn quật lý, 
Tứ diện thị sàn nhan. 
Hữu nham hiệu Cảnh Tinh, 
Dục đáo tri kỷ niên. 
Kim thủy tín kỳ tuyệt, 
Nhất lãm tiểu chúng sơn. 
Cánh đắc sư vi chủ, 
Nhị Diêu vị di ngôn. 

- Tam: 
Ngã gia hồ sơn thượng, 
Xúc mục thị lâm khâu. 
Nhược tỷ tư sơn tú, 
Bồi lũ cố nan trù. 
Vân sơn thiên lý biện, 
Tuyền thạch tứ thời lưu. 
Ngã kim tài nhất đáo, 
Dĩ thắng Ngũ hồ du. 

- Tứ: 
Ngã niên thập nhất ngũ, 
Mộc mạt quải tàn dương. 
Túng sử thân vi thệ, 
Diệc năng khởi cửu trường. 
Thượng ký lâm gian trụ, 
Dữ sư công mạt quang. 
Cô vân nga tạm xuất, 
Viễn cận hãi thương hoàng. 

- Ngũ: 
Ái sơn đoan hữu tố, 
Câu tục diệc khả lân. 
Tạc thủ đương đồ quận, 
Bất thức Ẩn Tĩnh Sơn. 
Tiện sư lai hựu khứ, 
Qui ngã phục hà ngôn. 
Thượng kỳ vô cửu trụ, 
Qui tống ngã tàn niên. 

- Lục: 
Sư Tâm như tử khôi, 
Hình diện như cảo mộc. 
Hồ vi nột tử qui, 
Tự ưởng đáp không cốc. 
Cố ngã trần cấu thân, 
Chính đãi đề hồ dục. 
Cánh nguyện trương Phật đăng, 
Vị ngã đại minh chúc. 

- Thất: 
Phù sơ nham thượng thụ, 
Nhập hạ tổng thành âm. 
Kỷ niên kim cức địa, 
Nhất đán thành tùng lâm. 
Ngã phương dữ nột tử, 
Cộng thính Hải triều âm. 
Nhân sinh đa tụ tán, 
Ly biệt hốt kinh tâm. 

- Bát: 
Ngã dữ sư lai vãng, 
Tuế nguyệt tuy vị trường. 
Tương khán hành nhị lão, 
Phong lưu diệc dị thường. 
Sư yến tọa nham thượng, 
Ngã phương vị tụ lương. 
Thảng sư năng tảo qui, 
Thử lạc do vị ương. 

- Cửu: 
Phân phân học thiền giả, 
Yêu bao cạnh bôn tẩu. 
Tài năng thuyết cát đằng, 
Si ý tiện tự phụ. 
Cầu kỳ đạo đức tôn, 
Như sư cái hy hữu. 
Nguyện truyền thượng thừa nhân, 
Vinh quang Lâm Tế hậu. 

- Thập: 
Ngô ấp đa chuy đồ, 
Hạo hạo nhược vân hải. 
Ðại Cơ cửu dĩ vong, 
Lại hữu Tiểu Cơ tại. 
Nhưng cánh dữ Nhất Sầm, 
Thuần toàn lưỡng vô hối. 
Ðường đường nhị lão thiền, 
Hải nội cộng kỷ đãi. 

- Thập nhất: 
Cổ vô trụ trì sự, 
Ðản chỉ truyền pháp chỉ. 
Hữu năng ngộ sắc không, 
Tiện khả siêu sinh tử. 
Dong năng muội bản lai, 
Khởi thức Tây qui lý. 
Mại thiệp tọa thiền sàng, 
Phật pháp tương hà thị. 

- Thập nhị: 
Tăng trung hữu cao tăng, 
Sĩ diệc hữu cao sĩ. 
Ngã tuy bất vị cao, 
Tâm thô năng tri chỉ. 
Sư thị cá trung nhân, 
Ðặc hoạn bất vi nhĩ. 
Hà hạnh ngã dữ sư, 
Câu thị lân gia tử. 

- Thập tam: 
Sư bản cùng Hòa thượng, 
Ngã diệc tùng Tú Tài. 
Nhẫn cùng tâm dĩ triệt, 
Lão khẳng bất qui lai. 
Kim sư tuy tạm biệt, 
Tuyền thạch mạc tương sai. 
Ưng duyên liêu phục ngã, 
Sư khởi hữu tâm tai. 
Cảnh Tinh thạch khắc. 

283.- DỊCH NGHĨA: Tháng tư niên hiệu Thuần Hy năm thh1 5, Giản Ðường từ Cảnh Tinh Nham núi Thiên Thai trở lại chùa Ẩn Tĩnh. Quan Cấp sự Ngô Công Phất đang ẩn dật di dưỡng tuổi già ở Hưu Hưu Ðường, liềnhọa theo vần thơ của Ðào Uyên Minh gồn mười ba thiên để tiển chân Giản Ðường như sau: 

1.- Từ khi bạn núi rừng, 
Tôi cùng đời cách xa. 
Nhờ có thiện trí thức, 
Ðôi lúc tới thăm nhà. 
Thân tôi, nói chuyện đạo, 
Mến tôi, đọc Phật đà. 
Khi quay về trên núi, 
Tôi cũng tiễn chân qua. 

Thầy cho tô thưởng thức, 
Cơm rau vị đậm đà. 
Thoát khỏi lụy trần tục, 
Muốn ở núi ngâm nga. 
Núi này cao cao ngất, 
Vượt cả Sơn Hải Ðồ.(1) 
Nhưng sánh cao đức thầy, 
Núi này còn kém xa. 

2.- Tôi sinh trong hang núi, 
Bốn mặt cao chênh vênh. 
Có núi gọi Cảnh Tinh, 
Muốn đến đã mấy lần. 
Núi ấy thật kỳ tuyệt, 
Mọi núi nhỏ quanh mình. 
Lại có thầy làm chủ, 
Nhị Diệu (2) khó tả tranh. 

3.- Nhà tôi hồ trên núi, 
Nhìn ra toàn núi rừng. 
So cảnh đẹp của thầy, 
Bên tôi khó sánh cùng. 
Mây tỏa xa ngàn dặm, 
Suối biếc chảy không ngừng. 
Tôi tuy vừa mới tới, 
Ngũ hồ cảnh sao bằng. 

4.- Bảy mươi lăm tuổi lẽ, 
Tàn dương treo ngọn cây. 
Ví rằng thân chưa mất, 
Cũng chẳng được bao ngày. 
Còn mong ở rừng núi, 
Cùng thầy hưởng dư quang. 
Cô vân vụt biến mất, 
Gần xa thấy bàng hoàng. 

5.- Yêu núi là số phận, 
Nợ tục cũng đáng thương. 
Xưa coi Ðương Ðồ Quận, 
Núi Ẩn Tĩnh đâu tường. 
Khen thầy nay đi lại, 
Lòng tôi thấy ngỡ ngàng. 
Mong đừng đi lâu lắm, 
Về thăm tôi năm tàn. 

6.- Tâm thầy như tro lạnh, 
Hình vóc tựa cây khô. 
Nột tử đều quy tụ, 
Tựa vang dội hư vô. 
Ðoái tới thân trần cấu, 
Nước đề hồ gội trong. 
Xin thầy nêu đèn Phật, 
Vì tôi rọi sáng lòng. 

7.- Lơ thơ cây trên núi, 
Vào hạ bóng rợp trời. 
Bao năm nơi lau sậy, 
Tùng lâm nay sáng ngời. 
Tôi mới cùng nột tử, 
Cùng nghe tiếng hải trào. 
Ðời người nhiều tụ tán, 
Ly biệt chạnh lòng đau. 

8.- Tôi cùng thầy đi lại, 
Năm tháng tuy chưa lâu. 
Coi như hai đại lão, 
Phong lưu rất một màu. 
Thầy ngồi yên trên núi, 
Tôi góp gạo lo âu. 
Giá thầy về đây sớm, 
Vui này đậm mà sâu. 

9.- Kẻ học thiền nhộn nhàn, 
Khom lưng chạy ngược xuôi. 
Nói toàn chuyện cát đằng,(3) 
Gậy ý si tuyệt vời. 
Tìm bậc tôn đạo đức, 
Như thầy được mấy người. 
Nguyện truyền người thượng thặng, 
Phái Lâm Tế sáng ngời. 

10.- Làng ta nhiều Tăng đồ, 
Mông mênh như mây bể. 
Ðại Cơ (4) mất đã lâu, 
Tiểu Cơ (5) còn tại thế. 
Nhưng còn lại Nhất Sầm,(6) 
Hai vị tìm đâu dễ. 
Ðường đường hai lão thiền, 
Người mong trong bốn bể. 

11.- Xưa không chức trụ trì, 
Mà chỉ truyền pháp chỉ. 
Ai ngộ được sắc không, 
Liền vượt đường sanh tử. 
Tăng hèn mờ bản lại,(7) 
Há biết Tây qui lý.(8) 
Mua thiếp ngồi giường thiền,(9) 
Phật pháp cậy đâu nhỉ. 

12.- Trong Tăng có cao Tăng, 
Sĩ cũng có cao sĩ. 
Tôi tuy chẳng là cao, 
Tâm thô biết chế chỉ. 
Thầy là người trong ấy, 
Làm cao Tăng phải nghĩ. 
May thay tôi cùng thầy, 
Ðều làm người hương lý. 

13.- Thầy ngôi cùng Hòa thượng, 
Tôi cùng cực Tú Tài. 
Tâm nhẫn đều đã triệt, 
Già rồi trở lại thôi. 
Nay thầy tuy tạm biệt, 
Suối, đá cũng bồi hồi. 
Ung duyên xong trở lại, 
Thầy đâu nỡ bỏ tôi. 
Khắc bia đá chùa Cảnh Tinh. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Sơn Hải Ðồ: Ðào Uyên Minh sau khi đọc xong Sơn Hải Ðồ Kinh, có làm mười ba bài thơ để diễn tả nội dung của kinh đó. Sơn Hải Ðồ, là bản đồ vẽ núi và bể phụ thuộc trong Sơn Hải Ðồ kinh. Kinh này được thành lập ra đều bởi trí óc không tưởng ở thời đại Thần Tiên. Quách Phát đời Tấn có làm bài tán "Sơn Hải Kinh Ðồ". 
(2) Nhị Diệu: Tên là Vệ Quán, tên chữ là Bá Ngọc, người An Ấp tỉnh Hà Ðông, học vấn uyên bác, có tài văn nghệ, và có tên hiệu là Nhị Diệu. Tài miêu tả như Nhị Diệu cũng khó mà tả hết được cảnh đẹp của núi Cảnh Tinh. 
(3) Cát đằng: Dây leo, phàm nói đến sự việc gì cứ quanh co không rõ ràng thì gọi đó là chuyện cát đằng. 
(4) Ðại Cơ: Cơ Minh Cơ thiền sư, pháp tự của Huyền Sa Bị thiền sư. 
(5) Tiểu Cơ: Giản Ðường Hành Cơ thiền sư. 
(6) Nhất Sầm: Viên Cực Ngạn Sầm thiền sư. 
(7) Bản lai: Bản lai diện mục, chỉ cho Phật tánh, chân tâm. 
(8) Tây qui lý: Nhân duyên ngài Ðạt Ma xách chiếc giày trở về Tây Trúc. 
(9) Mua thiếp ngồi giường thiền: Như đem thơ mua chùa làm trụ trì, hay mua cầu sự vinh hoa quyền quý, hoặc mua chuộc người ngồi trên giường thiền nói chuyện đạo. 

284.- CHỮ HÁN: Cấp Sự Ngô Công vị Giản Ðường viết: Cổ nhân khôi tâm dẫn trí vu thiên nham vạn hác chi gian, giản ẩn mộc thực, nhược tuyệt ý ư công danh, nhi nhất đán phụng tử nê chi chiếu, thao quang nặc tích, ư phụ thung tiện dịch chi hạ. Sơ vô niệm ư vinh đạt, nhi thốt đáng truyền đang chi liệt. Cố đắc chi ư vô tâm, tắc kỳ đạo đại, kỳ đức hoành. Kế chi ư hữu cầu, tắc kỳ danh ty, kỳ chí hiệp. duy sư độ lượng ngưng viễn, kế sủng cổ nhân, nãi năng thê trì ư Quản Sơn, nhất thập thất niên, toại thành tùng lâm lương khí. Kim chi nột tử, nội vô sở thủ, ngoại trục phân hoa, thiểu viễn mưu vô đại thể. Cổ bất năng phù trợ tôn giáo, sở dĩ bất đãi sư viễn hỹ. 
Cao Thị Giả Ký Văn. 

284.- DỊCH NGHĨA: Quan Cấp Sự Ngô Công nói với Giản Ðường: Cổ nhân nguội lòng hết trí ở trong chỗ ngàn núi muôn hang, uống nước suối ăn trái cây, như tuyệt ý về công danh. Nhất đán nhận được chiếu chỉ của nhà vua, các ngài liền che ánh sáng dấu hình tích trong những công việc hèn hạ như kiếm củi, giả gạo v.v... Vì không có ý nghĩa về vinh đạt ở buổi đầu, nhưng ngẫu nhiên được liệt vào ngôi truyền đăng. Vì thế, được địa vị ở chỗ vô tâm thì cái đạo đó lớn, đức đó rộng. Nếu tính toán ở chỗ có mong cầu thì danh đó thấp, chí đó hẹp. Duy có thầy là người độ lượng xa rộng, nối gót được cổ nhân, nên ngài mới hay kiên tâm trụ trì chùa Quản Sơn tới mười bảy năm trường, mà trở thành bậc lương khí trong chốn tùng lâm. Các hàng nột tử ngày nay, trong tâm thì không có giữ gìn, bề ngoài lại đua danh trục lợi, ít có mưu xa, không có đại thể. Cho nên họ không hay giúp đỡ được tôn giáo và dĩ nhiên không theo kịp với thầy rất xa vậy. 
Cao Thị Giả Ký Văn (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Cao Thị Giả: Văn Phong Diệu Cao thiền sư, pháp tự của Văn Yển Khê thiền sư. 

285.- CHỮ HÁN: Giản Ðường viết: Phù nhân thường tình, hản năng vô hoặc. Ðại để tế ư sở tín, trở ư sở nghi, hốt ư sở khinh, nịch ư sở ái. Tin ký thiên tắc thinh ngôn bất khảo kỳ thực, toại hữu quá đáng chi ngôn. Nghi ký thậm, tắc tuy thực nhi bất thính kỳ ngôn, toại hữu thất thực chi thính. Khinh kỳ nhân tắc di kỳ khả trọng chi sự. Ái kỳ sự tắc tồn kỳ khả khí chi nhân. Tư giai cẩu túng tư hoài, bất kê đạo lý, toại vong Phật Tổ chi đạo, thất tùng lâm chi tâm. Cố thường tình cho sở khinh nãi thánh hiền chi sở trọng. Cổ đức vân: "Mưu viễn giả tiên nghiệm kỳ cận. Vụ đại giả tất cẩn ư vi". Tương tại bác thái nhi thẩm dụng kỳ trung, cố bất tại mộ cao nhi hiếu dị dã. 
Dữ Ngô Cấp Sự thư. 

285.- DỊCH NGHĨA: Giản Ðường nói: Thường tình của con người, ít có ai là không bị mê hoặc lầm lỗi. Ðại để có những việc như bị che lấp ở chỗ cả tin, bị cản trở ở chỗ ngờ vực, bị hốt lược ở chỗ khinh thị, bị trầm nịch ở chỗ ham đắm. Lòng tin đã thiên lệch, nghe lời nói không xét định sự thật, nên có lời nói quá đáng. Ngờ vực đã nhiều, lời nói tuy đúng sự thật mà chẳng chịu nghe, nên có cái lỗi mất sự thật ở chỗ nghe. Khinh thị người thì bỏ mất những việc quan trọng. Ham đắm vào sự việc thì cố giữ những con người đáng bỏ. Ðó đều là những việc do chỗ phóng túng theo lòng riêng của mình, không xét đến đạo lý, quên mất cái đạo của Phật Tổ, mất thiện tâm đối với tùng lâm. Cho nên, chỗ khinh thị của thường tình là chỗ trọng của Thánh nhân. Cổ nhân nói: "Kẻ mưu xa phải nghiệm việc gần trước, người chuộng việc lớn, phải cẩn thận ở chỗ vi tế làm đầu". Phàm bất cứ việc chi cần phải đem ra xem cho rộng mà xét chỗ dùng ở trong đó, chứ không phải ở chỗ chuộng cao xa mà thích lạ vậy. 
Thư gởi Ngô Cấp Sự. 

286.- CHỮ HÁN: Giản Ðường thanh minh thản di, từ huệ cập vật. Nột tử sảo hữu quái ngộ, tế hộ bảo tích, dĩ thành kỳ đức. Thường ngôn: "Nhân thùy vô quá, tại cải chi vi mỹ". Trù Bà Dương Quản Sơn nhật, thích trị long đông, vũ tuyết liên tác, thiện chúc bất kế. Sư như bất kiến văn. Cố hữu tụng viết: "Ðịa vô lô hỏa khách lang không, tuyết tự mai hoa lạc tuế cùng. Nột bị mông đầu thiêu cốt đốt, bất tri thân tại tịch liêu trung". Bình sinh dĩ đạo tự thích, bất cập vu vinh danh. Phó Lô Sơn Viên Thông thỉnh nhật, trụ trượng thảo lý nhi dĩ. Kiến giả sắc trang ý giải. Cửu Giang Quận Thú Lâm Công Thúc Ðạt, mục chi viết: "Thử Phật pháp trung tân lương giả". Do thị danh trọng tứ phương. Kỳ khứu tựu chân đắc tiền bối thể cách. Một chi nhật tuy tẩu sử chí lực, vị chi thế há. 

286.- DỊCH NGHĨA: Giản Ðường là người thanh bạch sáng suốt, bình thản công bằng, có từ tâm ân huệ tới mọi người. Kẻ nột tử nào hơi có chút lỗi lầm, ngài đều che dấu bảo hộ khuyên răn, để mong trở thành nghười có đức. Ngài thường nói: "Người ta ai mà không có lỗi, nhưng cần ở chỗ biết sửa đổi là tốt". Khi ngài trụ trì chùa Quản sơn, gặp lúc trời quá rét, mưa tuyết liên miên suốt ngày, cháo cơm không có, mà ngài vẫn coi như không hề nghe biết gì. Nên lúc đó có bài tụng rằng: 

Bếp lò nguội ngắt khách ngồi không, 
Tuyết tựa hoa Dương rụng năm cùng. 
Áo vá chùm đầu châm thanh củi, 
Biết đâu thân ở chốn tịch không. 

Bình sinh, ngài lấy đạo làm sở thích, không chạy theo vinh hoa danh lợi. Ngày nhận lời mời tới trụ trì chùa Viên Thông ở Lư Sơn, chỉ chống gậy tre, đi dép cỏ mà tới. Những người thấy thế, ai nấy đều tỏ vẻ cung kính vui mừng. Quan Quận Thú đất Cửu Giang là Lâm Công Thúc Ðạt khi thấy ngài cũng nói: "Ðây là người trụ cột trong Phật pháp". Do đó tên ngài được trọng vọng khắp bốn phương. Chỗ đi hay tới của ngài thật đúng như thể cách của tiền bối. Khi ngài mất, dù là những người hầu hạ sai khiến, cũng đều thương tiếc ngài mà rơi lệ. 

287.- CHỮ HÁN: Thị Lang Trương Công Hiếu Tường, chí thu vị Phong Kiều Diễn Trưởng lão viết: "Tòng thượng chư Tổ, vô trụ trì sự, khai môn thụ đồ, bách bất đắc dĩ. Tượng pháp suy thế, nãi chí hữu thực phong đầu trạng mại viện chi thuyết. Như hướng lai Phong Kiều phân phân, giai thị vật dã. Công chi xuất xứ, nhân cụ tri chi. Thối chác đồng thời, nguyên bất trước lực. Hữu duyên tức trụ, duyên tận tiện hành. Nhược ti phiến chi bối, dục yếu thử địa, tạo địa ngục nghiệp. Bất nhược lưỡng thủ phân phó vi giai nhĩ". 
Hàn Sơn Tự thạch khắc. 

287.- DỊCH NGHĨA: Quan Thị Lang Trương công Hiếu Tường, gởi thư nói với Diễn Trưởng lão chùa Phong Kiều rằng: "Các Tổ xưa kia, không có việc trụ trì, khai tràng nhận môn đồ là một việc cưỡng bách bất đắc dĩ. Trong thời Tượng phápsuy vi, đã phát sinh ra những thuyết thư, Các tăng sĩ đưa đồ châu báu hối lộ quan liên để mua bán chùa viện. Những việc này từ trước tới nay, tại nơi chùa Phong Kiều của ngài cũng thường xảy ra. Nơi xuất xứ của ngài ai ai cũng đều biết. Nhưng còn việc tương ứng đồng thời, con hát mẹ khen hay,để không ai chịu cố gắng hết sức mình, mà chỉ là những người có duyên thời ở, hết duyên thì đi. Nếu ngài để những ngườibuôn bán Phật pháp như thế ở trong chốn ấy, thì chỉ là gây cho họ cái nghiệp địa ngục mà thôi. Vậy chẳng bằng chia tay nhau là tốt hơn vậy". 
Khắc bia đá chùa Hàn Sơn (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Hàn Sơn: Chùa Hàn sơn trước kia có tên là Phong Kiều. 

288.- CHỮ HÁN: Từ Thụ Thâm Hòa thượng vị Kính Sơn Nột Hòa thượng viết: Nhị tam thập niên lai, thiền môn tiêu xách, đãi bất kham khan. Chư phương Trưởng lão, bôn Nam tẩu Bắc, bất tri kỳ số. Phân Yên tán hỏa, mãn mục giai thị. Duy sư huynh thần tình bất động, tọa hưởng an dật. Khởi khả dữ lục lục dã, đồng nhật nhi ngữ dã. Khâm thán, khâm thán! Thử đoạn nhân duyên, tự phi đạo sung đức thực, hành giải tương ứng, khởi đa đắc dã. Cánh ký miễn lực, dụ dẫn hậu côn, sử Tào Nguyên hạc nhi phục trướng, giác thụ điêu nhi tái xuân. Thực khu khu hạ hoài chi vọng dã. 
Bút Thiếp. 

288.- DỊCH NGHĨA: Từ Thụ Thâm (1) Hòa thượng nói với Kính Sơn Nột (2) Hòa thượng rằng: Trong hai ba mươi năm trở lại đây, chốn thiền môn trở nên tiêu điều vắng vẻ, đến nỗi tôi không muốn ngó nhìn tới. Bậc trưởng lão ở các nơi thì bôn Nam tẩu Bắc, số đó có không biết bao nhiêu mà kể. Việc chia rẽ môn phái cũng đầy rẫy khắp nơi, đâu đâu cũng đều thế. Duy có sư huynh là không động thần tình, ngồi hưởng an nhàn, thực khác xa với kẻ hèn mọn hàng ngày. Ðáng kính thay, đáng khen thay! Ở vào nhân duyên trường hợp ấy, nếu tự mình không phải là người đạo đức đầy đủ, hành giải tương ưng thì đâu có thể làm được. Tôi rất mong sư huynh gắng sức, dụ dẫn hậu côn, khiến cho nguồn Tào Khê đang khô cạn, mà trở lại tràn đầy, cây giác ngộ điêu tàn mà trở nên xanh tốt. Tôi thành thật khấu đầu kỳ vọng ở sư huynh rất nhiều vậy. 
Bút Thiếp. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Từ Thụ Thâm: Tuệ Lâm Từ Thụ Hoài Thâm thiền sư, pháp tự của Trường Lư Sùng Tín thiền sư. 
(2) Kính Sơn Nột: Kính Sơn Diệu Không Trí Nột thiền sư, pháp tự của Trường Lư Sùng Tín thiền sư. 

289.- CHỮ HÁN: Linh Chi Chiếu Hòa thượng viết: "Sàm dữ báng đồng da dị da?". Viết: Sàm tất giả báng nhi thành. Cái hữu báng nhi bất sàm giả, vị kiến sàm nhi bất báng giả dã. Phù sàm chi sanh dã, kỳ thủy nhân ư tăng tật, nhi chung thành ư khinh tín, vi chi giả xiểm nịnh tiểu nhân dã. Cổ chi nhân, hữu thâu trung dĩ phụ quân giả, tận hiếu dĩ sự thân giả, bão nghĩa dĩ kết hữu giả. Tuy quân thần chi tương đắc, phụ tử chi tương ái, bằng hữu chi tương thân, nhất nhật vi nhân sở sàm, tắc phản mục nhương tý, sấn trục ly gián, chí ư tương thị như khấu thù, tuy tại cổ thánh hiền, sở bất năng miễn dã. Nhiên hữu sơ bất năng biện, cửu nhi hậu minh giả. Hữu sinh bất năng biện, tử nhi hậu minh giả. Hữu chí tử bất năng biện, chung cổ bất năng minh giả, bất thả thắng số hỹ. Tử Du viết: "Sự quân xác tư nhục hỹ, bằng hữu xác tư sơ hỹ". Thử sở dĩ giới nhân viễn sàm dã. Ô hô! Sàm dữ báng bất khả bất sát dã. Thả kinh sử tải chi, bất vi bất minh. Học giả lãm chi, mạc bất chi kỳ phi, vãng vãng thân tụ hãm ư sàm khẩu, ế uất chí tử bất năng tự minh giả. Thị tất nộ thụ sàm giả chi bất sát, vi sàm giả chi xiểm nịnh dã. chí hữu quần tiểu chi ký tiền, phục sàm ư tha nhân, tắc hựu thính chi dĩ vi nhiên, thị khả vị thông minh hồ? Cái thiện vi sàm giả, sảo tiện đấu cấu, nghinh hợp mông tế, sử kỳ mãng nhiên, như vi quỷ sở muội, chí hữu chung thân bất năng sát giả. Khổng tử viết: "Sâm nhuận chi tiếm, phu thụ chi tố". Ngôn kỳ Sâm nhuận chi lai, bất sử nhân dự giác. Thị phi lâm tẩu, nhân tất nghi kỳ hữu hổ. Gián hữu bất hành yên giả, tắc vị chi minh đạo quân tử hỹ. Dư dĩ ngu chuyết sơ lai bất hỷ xiểm phụ, vọng duyệt ư nhân, toại đa vị nhân sở sàm báng. Dư văn chi, thiết tự tỉnh viết: "Bỉ ngôn quả thị dư? Ngô đương cải quá bỉ tắc ngã sư dã. Bỉ ngôn quả phi dư? Bỉ diệc đồ vi nhĩ, yên năng mỗi ngã tai. Ư thị nhĩ tuy văn chi, nhi khẩu vị thường biện. Sĩ quân tử sát bất sát, tại bỉ tài thức minh bất minh nhĩ. Ngô thục năng thân kỳ uổng trực, cầu tri ư nhân tai. Nhiên thả bất tri, cửu nhi hậu minh da? Hậu thế nhi hậu minh da? Chung cổ bất minh da? Văn Trung Tử viết: "Hà dĩ tức báng?" Viết: "Vô biện". Ngô đưong sự tư ngữ hỹ. 
Chi Ðồ Tập. 

289.- DỊCH NGHĨA: Linh Chi Chiếu (1) Hòa thượng nói: "Dèm pha và chê bai cùng nghĩa hay khác nghĩa vậy ư?". Ðáp: Dèm pha tất phải nhờ vào chê bai mà thành. Vì lẽ, có kẻ chỉ có chê bai mà không có dèm pha, chưa có kẻ dèm pha mà lại không chê bai. Ôi! Nơi phát xuất của sự dèm pha đầu mối là từ chỗ ghen ghét, sau trở thành tâm tin tưởng mỏng manh. Kẻ làm việc ấy tức là kẻ tiểu nhân, xiểm nịnh. Người đời xưa, có kẻ dốc lòng trung để với vua, hết lòng hiếu để thờ cha mẹ, mang điều nghĩa để kết bạn bè, tuy có chỗ tương đắc giữa vua tôi, chỗ tương ái giữa cha con, chỗ tương thân giữa bạn bè. Nhưng một ngày nào đó nếu bị người ngoài dèm pha thì có thể sinh ra những sự việc nhìn nhau bằng hờn giận, sinh ẩu đả lẫn nhau, xua đuổi ly gián nhau, đưa đến chổ coi nhau như quân thù hằn. Những việc này tuy ở ngay địa vị Thánh hiền xưa cũng khó thể tránh được. Song, những việc đó, có việc lúc mới xảy ra không thể biện minh được, nhưng mãi tới sau khi chết rồi mới sáng tỏ. cũng có những việc sau khi chết rồi mà vẫn chưa biện minh và cho đến trọn cả những đời sau cũng vẫn không thể làm cho sáng tỏ được. Những việc như thế rất nhiều không thể kể xiết. Thầy Tử Du (2) nói: "Bầy tôi thờ vua mà can gián nhiều, ấy là nguyên nhân đem lại sự nhục nhã. Bạn bè mà khuyên can nhau nhiều, nhân thế cũng đem lại sự xa nhau". Lời nói trên đây cốt để răn người đới tránh xa lời dèm pha thôi vậy. Ôi! Dèm pha cùng với chê bai, không thể không xét cho kỹ. Và như kinh sử cũng đã chép những điều đó rõ ràng. Người học giả xem đến những chỗ ấy, ai cũng biết nó là trái, thường thường chính thân mình cũng tự giam hãm ở miệng lưỡi kẻ dèm pha, uất ức đến chết mà không thể tự làm sáng tỏ được. Người như thế tất sẽ giận những người chấp nhận lời dèm pha là họ không biết xem xét, nên bị kẻ dèm pha xiểm nịnh ton hót! Dĩ chí có những bọn tiểu nhân đến trước mặt mình mà lại nói lời dèm pha ở những người khác, thì mình lại nghe lời nói ấy cho là phải, như thế sao có thể bảo là người thông minh được ư? Vì lẽ, kẻ giỏi nói lời dèm pha, thì họ rất khéo léo, họ tranh đấu biện bạch, họ đón hợp ý người, họ ngăn che sự thật, khiến cho người nghe mờ mịt, như bị quỷ ếm, làm cho người ta đến suốt đời cũng không thể xét rõ được. Ngài Khổng Tử nói: "Lời dèm pha cũng như nước thấm nhuần, lời tố giác cũng như da cảm thụ". Nói về sự thấm nhuần, nghĩa là nó lặng lẽ từ từ tới không để cho người ta dự đoán mà biết. Tuy Tăng Sâm (3) là người con chí hiếu, thế nhưng người mẹ vẫn ngờ con mình giết người. Tuy ở quán chợ đông người không phải là rừng rậm, mà người ta vẫn ngờ là trong chợ có hổ (4). Vì khiến có những người họ không tin những việc như thế, thì đáng gọi họ là minh đạo quân tử vậy. Tôi vốn dĩ lấy sự ngu muội lười biếng, không thích xiểm nịnh xu phụ, để lừa dối làm đẹp lòng người, nên tôi bị nhiều người sàm báng. Tôi nghe biết chuyện đó, nhưng tôi lại tự trộm nghĩ rằng: Lời nói kẻ kia hẳn là đúng chăng? Nếu đúng thì ta nên đổi lỗi sửa sai và như vậy người kia là thầy ta. Lời nói của kẻ kia hẳn là trái chăng? Nếu quả là trái thì cho kẻ kia chỉ là nơi những lời không đâu mà thôi. Sao có thể hay làm nhơ được tâm tôi. Bởi thế tai tôi tuy có nghe mà miệng tôi chưa từng biện minh. Còn những kẻ sĩ quân tử xét được hay không xét được là do ở tài năng trí thức của họ sáng suốt đó vậy. Tôi cần gì phải giải bày phải trái để mong cầu người ta biết rõ. Song nếu họ không biết được, thì mãi về sau này họ mới rõ được vậy ư? Hay ở đời sau mà họ mới rõ được vậy ư? Hay mãi đời này qua đời khác mà họ cũng vẫn chẳng được rõ vậy ư? Văn Trung Tử (5) nói: "Ðem gì để tắt được sàm báng". Ðáp rằng: "Không cần biện minh". Tôi rất ưa chuộng lời nói đó vậy. 
Chí Ðồ Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Linh Chi Chiếu: Viên Chiếu thiền sư chùa Linh chi, tên chữ là Trạm Nhiên, pháp tự Không Tướng. 
(2) Tử Du: Tử Du là đệ tử ngài Khổng tử, tên là Uyển, tên chữ là Tử Du. 
(3) Tăng Sâm: Họ Tăng tên Sâm, đệ tử ngài Khổng Tử. Cam Mậu đời Tấn nói: "Nước Lỗ cũng có người tên là Tăng Sâm giết người. Có người đến nói với mẹ ngài Tăng Sâm: "Con bà giết người". Mẹ thầy Tăng Sâm nói: "Con ta là người hiếu thảo không bao giờ giết người". Trả lời xong bà vẫn ngồi yên dệt vải. Lát sau lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người", bà vẫn thản nhiên. Sau đó lại có người thứ ba tới nói với bà. Bà liền quăng con thoi trèo tường mà chạy. 
(4) Trong chợ có hổ: Hàn Tử nói: "Bàng Công Thái Sử Chất ở Hàm Ðan, bảo Nguỵ Vương rằng: Hôm nay có một người nói trong chợ có hổ. Ðại vương nói: Không có. Người thứ hai nói vua có tin chăng? Vua nói: không tin. Người thứ ba nói có hổ vua có tin chăng? Vua nói: Quả nhân tin lời nói đó. Bàng Công nói: Trong chợ không có hổ thì rõ lắm vậy. Nhưng ba người nói trong chọ có hổ vua đã tin cậy, vậy lời nói sàm nịnh phải cẩn thận chớ nên tin vội, xin vua phải xét cho rõ. Vua rất mừng". 
(5) Văn Trung Tử: Họ Vương tên Thông, tên chử là Trọng Yêm, người đất Lạc Dương sau khi mất, môn nhân đặt tên hiệu cho ông là Văn Trung Tử. 

290.- CHỮ HÁN: Lại Am Khu Hòa thượng viết: Học đạo nhân đương dĩ ngô vi kỳ. Cầu chân thiện trí thức quyết trạch chi. Ty đầu tình kiến bất tận, tức thị sinh tử căn bản. Tình kiến tận xứ, tu cứu kỳ tận chi sở dĩ. Như nhân thường tại gia, sầu thập mạ gia trung sự bất thiện. Qui sơn văn: "Kim thời nhân tuy tòng duyên đắc nhất niệm đốn ngộ tự lý, do hữu vô thủy tập khí vị năng đốn tận. Tu giáo cừ,tịnhtrừ hiện nghiệp lưu thức, tức thị tu dã, bất thị biệt hữu hành môn, linh cừ xung hướng". Qui Sơn cổ Phật, cố năng phát thử ngữ. Như hoặc bất nhiên, nhãn quang lạc địa thời, vị miễn thủ cước mang loạn, y cựu như lạc thang bàng giải dã. 

290.- DỊCH NGHĨA: Lại Am Khu (1)Hòa thượng nói: Người học đạo phải lấy chỗ liễu ngộ làm kỳ hạn, phải tìm bậc chân thiện trí thức để quyết trạch việc liễu ngộ ấy. Nếu tình kiến còn vướng vít nhưu đầu sợi tơ chưa gột hết, tức vẫn còn là cái cội gốc sanh tử. Khi tình kiến đã gột hết rồi, nên phải xét đến nguyên do chỗ hết tình kiến đó. Cũng như người ở trong nhà, thì những việc ở trong nhà, bất cứ diều gì đều phải hiểu rõ. Ngài Qui Sơn nói: "Người thời nay, tuy theo cơ duyên đã chứng được một niệm đốn ngộ tư lý, nhưng vẫn còn vướng vô thủy tập khí chưa thể gột hết được, còn nên phải dạy cho họ trừ sạch hiện nghiệp lưu thức, đó tức là tu vậy. Nếu không làm như thế thì không có lối đi nào khác để cho họ xu hướng". Qui sơn là bậc cổ Phật, nên mới có thể thốt ra những lời nói ấy, gia hoặc nếu người ta không làm theo như thế, tới khi mắt sáng rơi xuống đất (chết), tất không thế nào tránh khỏi tay chân run rẩy quờ quạng như con cua rớt và vạc nước sôi vậy. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Lại Am Khu: Lại Am Ðạo Khu thiền sư chùa Linh Ẩnn, pháp tự của Ðạo Tràng Cư Tuệ thiền sư. 

291.- CHỮ HÁN: Lại Am viết: Luật trung văn: "Tăng vật hữu tứ chủng: Nhất giả thường trụ thường trụ, nhị giả thập phương thường trụ, tam giả hiện tiền thường trự, tứ giả thập phương hiện tiền thường trụ. Thả thường trụ chi vật, bất khả ty hào hữu phạm, kỳ tội phi khinh. Tiên thánh hậu thánh, phi bất đinh ninh. Vãng vãng văn giả, vị tất năng tín, tín giả vị tất năng hành. Sơn Tăng hoặc xuất hoặc xử, vị thường bất dĩ thử, thiết thiết giới ý, do khủng hữu sở vị chí, nhân thuật kệ dĩ tự cảnh vân: "Thập phương Tăng vật trọng như sơn, vạn kiếp thiên sinh khởi dị hoàn. Kim khẩu cộng đàm tằng vị tín, tha niên tranh miễn thiết thành quan. Nhân thân nan đắc hảo tư lường, đầu giác sinh thời tuế nguyệt tràng. Kham tiếu tham tha nhật nạp mễ, đẳng nhàn thất khước bán niên lương". 

291.- DỊCH NGHĨA: Lại Am nói: Trong Luật nói: Tăng vật có bốn thứ: 

a.- Thường trụ thường trụ, 
b.- Thập phương thường trụ. 
c.- Hiện tiền thường trụ. 
d.- Thập phương hiện tiền thường trụ. 

Ðã là vật của thường trụ thì không được xâm phạm vào một mảy may, vì tội ấy rất nặng. Bậc tiên thánh hậu thánh cũng đều đinh ninh khuyên răn. Thường thường những người nghe biết, nhưng vị tất đã hay tin. Vì người đã tin cũng vị tất chịu làm theo. Sơn Tăng này hoặc đi ra ngoài, hoặc ở trong chùa, lúc nào cũng ghi lời răn ấy trong tâm khảm. Tuy thế còn sợ có chỗ chưa tới được, nên thuật bài kệ để tự cảnh rằng: 

Mười phương Tăng vật nặng như sơn, 
Muôn kiếp ngàn đời dễ trả đền. 
Lời Phật nói ra mà chẳng giữ, 
Ngày kia ngục sắt chớ kêu oan. 
Thân người khó được phải suy lường, 
Thú vật sinh vô kiếp số trường. 
Hạt gạo tham chi cho khổ cực, 
Ðền bù mất cả nửa năm lương. 

292.- CHỮ HÁN: Lại Am viết: Niết Bàn kinh văn: "Nhược nhân văn thuyết Niết bàn nhất cú nhất tự, bất tác tự tướng, bất tác cú tướng, bất tác văn tướng, bất tác Phật tướng, bất tác thuyết tướng, như thị nghĩa giả danh vô tướng tướng". Ðạt Ma đại sư hàng hải nhi lai, bất lập văn tử giả, cái minh vô tớng chi chỉ, phi Ðạt Ma tự xuất tân ý, biệt lập môn hộ. Cận thế học giả bất ngộ tư chỉ, ý vị thiền tôn biệt thị nhất chủng pháp môn. Dĩ thiền vi tôn giả, phi kỳ giáo, dĩ giáo vi tôn giả, phi kỳ thiền. Toại thành lưỡng gia chi thuyết, hỗ tương để tí, nao nao bất năng tự dĩ. Y sở văn thiển lậu, nhất chí ư thử. Phi ngu tức cuồng, thậm khả thán tức dã. 
Tâm Ðịa pháp môn. 

292.- DỊCH NGHĨA: Lại Am nói: Kinh Niết Bàn chép: "Nếu có người nào nghe người nói kinh Ðại Niết Bàn một câu hay một chữ, mà người đó không khởi ra tướng của chữ, không khởi ra tướng của câu, không khởi ra tướng nghe, không khởi ra tướng Phật, không khởi ra tướng nói, những người như thế gọi là Vô tướng tướng". Ðạt ma đại sư vượt biển tới Ðông độ, ngài không lập ra văn tự, đó là làm sáng tỏ ý chỉ của Vô tướng, chứ không phải ngài đặt ra ý mới, hay lập riêng pháp môn nào khác. Ðời gần đây, những người học đạo không liễu ngộ được ý đó, nên họ bảo rằng Thiền tôn là một pháp môn riêng biệt. Người lấy môn Thiền làm tôn thì lại chê môn Giáo. Người lấy môn Giáo làm tôn thì lại chê môn Thiền. Như vậy liền trở thành học thuyết của hai nhà, rồi trở nên tranh chấp chê bai lẫn nhau, kéo dài liên miên mãi không dứt. Ôi! Do nơi nghe hiểu nông cạn mà đưa đến như thế thì quả thật không phải là ngu cũng tức là cuồng, thật đáng thở dài mà than trách vậy. 
Tâm Ðịa pháp môn. 

THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Thứ Tư 
Hết 
Toàn bộ gồm tất cả là hai trăm chín mươi hai (292) bài.
 
 

THIỀN LÂM BẢO HUẤN
HẾT

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

phát BÃÆn o Gió có dặt dìu lời thủ thỉ 1 nghi le mo nhung dung danh mat y nghia truyen hầu phat giao nhá Chu cột Về quê tai sao trong dao phat de cap den vo nga Nghệ thuật ăn trong chánh niệm đi tu Lễ chung thất cố Trưởng lão ngủ và mơ hoc phat thien va hau hien may mắn dòng 涅槃御和讃 ly Diễn tinh xa ngoc quang Thông thân tặng tuổi trẻ д гі GiẠBảo Dâu tây giúp làm chậm sự phát triển lრThăm Quốc mot gia tri cua phat giao viet nam niet ban 1 Chùa Thần Quang phÃÆt cua vÃ Æ bà o húy duy trì và trao truyền lời của đức cham tương Lạc Chú đại bị 禮佛大懺悔文 thất cùng lê ban chat cua cau nguyen Phật giáo tháºn báºn Là m lịch sử và ý nghĩa của chuông trống the gioi tu do Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhút nhát Tết mõ lý vu lan nam nay vang bong noi Ngày của mẹ