Lời Nói Đầu
Bài Tựa Thiền Lâm Bảo Huấn
Quyển Thứ Nhất
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Hai
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Ba
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Tư
Trang 01
Trang 02
Trang 03

 

.
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Thứ Ba 
Sa môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập. 
Sa môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang 02

177.- CHỮ HÁN: Thảo Ðường viết: Trụ trì vô tha. Yếu tại thẩm sát nhân tình, chu tri thượng hạ. Phù nhân tình thẩm tắc trung ngoại hòa, thượng hạ thông tắc bách sự lý. Thử trụ trì sở dĩ an dã. Nhân tình bất năng thẩm sát, hạ tình bất năng thượng thông, thượng hạ quai lệ, bách sự mâu thuẫn. Thử trụ trì sở dĩ phế dã. Kỳ hoặc chủ giả, tự thị thông minh chi tư, hiếu chấp thiên kiến bất thông vật tình. Xả thiêm nghị nhi trong kỷ quyền, phế công luận nhi hành tư huệ. Chí sử tiến thiện chi đồ tiệm ải, nhậm chúng chi đạo ích vi. Hủy kỳ vi kiến vị văn, an kỳ sở tập sở tế. Dục kỳ trụ trì kinh đại truyền viễn. Thị do khước hành nhi cầu tiền, chung bất khả cập. 
Dữ Sơn Ðường thư. 

177.- DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường nói: Người trụ trì không cần gì khác, mà chỉ cần ở chỗ xét rõ tình người, biết khắp trên dưới. Ôi! Nếu biết xét rõ được tình người thời trong ngoài hòa thuận, biết suốt trên dưới thì trăm việc hợp lý. Do đó chức trụ trì được an định. Nếu không hay xét kỹ được tình người, tình người dưới không thông với người trên, trên dưới ngang trái nhau, tất trăm việc sẽ mâu thuẫn. Do thế mà chức trụ trì bị lung lay. Hoặc giả, người làm chủ lại tự cậy có tư chất thông minh, hay chấp thiên kiến, không suốt vật tình. Bỏ lời bàn của công chúng mà trọng quyền riêng mình, bỏ công luận mà làm theo ân huệ riêng tư. Khiến cho con đường tiến thiện dần dần bị hẹp lại, lề lối nhậm chúng ngày càng nhỏ dần. Bỏ cả điều mình chưa thấy chưa nghe, an phận chỗ tập quen chỗ che lấp, thế mà muốn ngôi trụ trì được ngự trị lâu dài, được truyền bá xa rộng thì chẳng khác gì như người đi giật lùi mà mong tới trước (1), trọn không thể được vậy. 
Thư gởi Sơn Ðường (2). 

CHÚ THÍCH: 

(1): Lời nói của Nhiễm Cầu. Khi đức Khổng Tử ở nước Vệ, Nhiễm Cầu nói với Quý Tông rằng: "Nước có Thánh nhân mà không biết dùng, lại mong nước được thạnh trị, thì cũng như người đi giật lùi mà mong tới trước, đâu có thể kịp được". 
(2) Sơn Ðường: Sơn Ðường Ðảo Chấn thiền sư, pháp tự của Thảo Ðường Thanh thiền sư. 

178.- CHỮ HÁN: Thảo Ðường viết: Học giả lập thân, tu yếu chính đáng, vật sử nhân thiết nghị. Nhất thiệp dị luận tắc chung thân bất khả lập hỹ. Tích Thái Dương Bình Thị giả, đạo học vi tùng lâm suy trọng dĩ xử tâm bất chính, thức giả phi chi, toại chí chung thân khảm kha, đãi tử vô qui! Nhiên khởi độc học giả nhi dĩ, vi nhất phương chủ nhân, vưu nghi kỳ úy. 
Dữ Nhất Thư Ký thư. 

178.- DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường nói: Người học đạo lập thân, cần phải chính đáng, đừng để cho ngườita bàn trộm về dị luận. Nếu một khi đã vướng vào dị luận, thời trọn đời không thể lập thân được. Xưa kia Bình Thị giả (1) chùa Thái Dương, là người được chốn tùng lâm suy trọng về đạo học. Nhưng vì tâm xử sự của ông bất chính, bị hàng thức giả chê trách, rồi suốt đời bị hẩm hiu vất vả, tới khi chết cũng không có đất trở về. Song le, đâu phải chỉ riêng người học đạo thôi, người làm chủ cả một phương, càng phải nên lấy đó làm gương mà kinh sợ. 
Thư gởi Nhất Thư Ký. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Bình Thị giả: Thái Dương Bình Thị giả, trước đây đã được theo học nơi ngài Minh An. Ông tuy hiểu biết hết được tôn chỉ của Minh An, nên lại hay có tính chèn ép người đồng hàng, đố kỵ kẻ hơn mình. Khi ấy trong chúng có Lang Gia, Quảng Chiêu, Viên Giám. Nhân lúc đó có Phần Dương Chiếu thiền sư khiến Bình Thị giả thám cứu tôn chỉ của Minh An. Thái Dương Minh An nói: "Làm cho một tông Ðỗng Sơn được hưng thịnh, nếu không phải Viễn thiền sư, thì Giác thiền sư. Hai thiền sư nói: "Hiện có Bình Thị giả ở nơi đây". Minh An lấy ngón tay chỉ vào ngực nói: "Vì chốn này không tốt", rồi lại ấn ngón tay cái vào trong lòng bàn tay và nói: "Bình về sau sẽ chết ở chốn này vậy". Ðến khi Minh An viên tịch, có di chúc lại: "Chôn cất thi hài ta sau mười năm không xảy ra tai nạn gì, nhưng sau đó sẽ bị Thái Dương Sơn đánh". Sau Bình Thị giả ở chùa Thái Dương, đột nhiên nói với chúng Tăng: "Linh cốt của tiên sư để ở nơi không hợp với phong thủy, nên ta phải đào lên để đốt". Các bậc kỳ túc trong sơn môn, đều khuyên ngăn Bình Thị giả không nên làm việc như thế. Bình nói: "Nhưng đối với ta có chỗ phương hại" Rồi Bình phát quật tháp, thấy thi hài của Minh An, nhan mạo như lúc còn sống, Bình lại đem củi chất đốt, nhưng thi hài vẫn không cháy, trong chúng ai nấy đều kinh ngạc. Bình bèn lấy búa bổ óc rồi đổ thêm dầu đốt, chẳng bao lâu thi hài cháy hết. Chúng Tăng mới đem chuyện này thưa lên quan cai trị địa phương, quan kết tội Bình là kẻ bất hiếu, bắt phải hoàn tục. Bình sau đổi tên là Hoàng Tú Tài, và đi đến đâu cũng không được ai nâng đỡ chứa chấp, nên phải lang thang nay đây mai đó. Sau bị hổ xé chết ở ngã ba đường. Thật đúng như lời sấm ký của Minh An đã nói. 

179.- CHỮ HÁN: Thảo Ðường vị Như Hòa thượng viết: Tiên sư Hối Ðường ngôn: "Trù nhân quảng chúng, hiền bất tiếu tiếp chủng. Dĩ hóa môn quảng đại bất dung thân sơ ư kỳ gian dã. Duy tại thiểu gia tinh tuyển cẩu tài đức hợp nhân vọng giả. Bất khả dĩ kỷ chi sở nộ nhi sơ chi. Cẩu kiến thức dong thường chúng nhân sở ố giả, diệc bất khả dĩ kỷ chi sở ái nhi thân chi. Như thử tắc hiền giả tự tiến, bất tiếu giả tự thoái. Tùng lâm an hỹ. Nhược phù chủ giả hiếu sinh tư tâm, chuyên kỷ hỷ nộ nhi tiến thoái ư nhân, tắc hiền giả giam mặc, bất tiếu giả cạnh tiến. Kỷ cương vẫn loạn, tùng lâm phế hỹ. Thử nhị giả thực trụ trì chi đại thể. Thành năng thẩm nhì tiễn chi. Tắc cận giả duyệt nhi viễn giả truyền, tắc hà lự đạo chi bất thành, nột tử bất lai mộ hồ". 
Sơ Sơn Thạch khắc. 

179.- DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường bảo Như Hòa thượng (1): Tiên sư Hối Ðường nói: "Trong chỗ trù nhân quảng chúng, người hiền và kẻ bất tiếu nối gót nhau. Bởi cửa giáo hóa rộng lớn, không dung thứ ai là kẻ thân người sơ trong đó, chỉ cốt ở điểm gia công lựa chọn kỹ càng. Nếu là người có tài đức hợp với chỗ mong muốn của mọi người, thì không đem chỗ giận riêng mình mà xa cách họ. Nếu là người kiến thức tầm thường, mọi người ai nấy đều ghét, thì cũng không thể lấy chỗ yêu riêng mình mà thân với họ. Làm như thế thời người hiền tự họ có cơ hội tiến, kẻ bất tiếu tự họ phải lùi, chốn tùng lâm tất được an dịnh. Nếu người làm chủ tùng lâm lại thích theo tâm riêng của mình, chuyên chỗ mừng giận của mình, mà ngăn sự tiến thoái của người, thì người hiền phải bịt miệng im lặng (2), kẻ bất tiếu đua nhau tiến lên, làm cho kỷ cương rối loạn, chốn tùng lâm tất hỏng vậy. Hai điều trên đây là đại thể của người trụ trì, nếu hay thành thật xét kỹ mà noi theo, thì người ở gần tất đẹp lòng, người nơi xa phải truyền tụng, lo gì kẻ nột tử khắp nơi không hâm mộ mà chẳng lại vậy ư?". 
Bài khắc ở bia đá chùa Sơ Sơn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Như Hòa thượng: Có lẽ là Vân Cư Pháp Như Hòa thượng, pháp tự của Phật Nhãn Viễn thiền sư. 
(2) Bịt miệng im lặng: Dịch ở chữ "giam mặc". Xưa kia đức Khổng Tử vào thăm miếu Hậu Tắc nhà Chu, thấy một pho tượng đúc bằng vàng, miệng được bịt ba lần và ghi ở sau tượng đó rằng: "Cơ trời không kín thời bốn mùa sao thay đổi được, cơ đất không mật thời vạn vật sao sinh thành? Cơ người không kín thời muôn việc sao thành tựu được?". Ðó là lời răn về thận trọng của cổ nhân. 

180.- CHỮ HÁN: Thảo Ðường vị Không Thủ Tọa viết: Tự hữu tùng lâm dĩ lai, đắc nhân chi thịnh, vô như Thạch Ðầu, Mã Tổ, Tuyết Phong, Vân Môn. Cận đại duy Hoàng Long, Ngũ Tổ nhị lão. Thành năng thu thập tứ phương anh tuấn nột tử. Tùy kỳ khí độ thiển thâm tài tính năng phủ phát nhi dụng chi. Thí như thừa khinh xa giá tuấn tứ tổng kỳ lục bí phấn kỳ tiên sách ức túng tại kỳ cố hễ chi gian, tắc hà vãng nhi bất đạt tai. 
Quảng Lục. 

180.- DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường bảo Không Thủ Tọa (1): Từ khi có tùng lâm trở lại, nếu nói về được nhiều môn đồ nhất, thì không ai bằng Thạch Ðầu (2), Mã Tổ, Tuyết Phong, Vân Môn, và gần đây duy có hai đại lão Hoàng Long (3) và Ngũ Tổ, quả thật là những vị hay thu thập được các hàng nột tử anh tuấn ở bốn phương. Các ngài tùy theo khí độ của họ có nông sâu, y vào tài năng tính chất của họ có được hay không để phát huy mà dùng vào việc. Ðó cũng ví như người cưỡi ngựa cỗ xe lại được kéo bởi bốn con ngựa tuấn, dong ruỗi bởi sáu dây cương, thúc đẩy bởi roi vọt, ngăn cản chúng không cho quay đầu nhìn trở lại, như thế thời muốn đi đến bất cứ nơi chốn nào mà chẳng đạt tới được vậy thay. 
Quảng Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Không Thủ Tọa: tức Tuyết Phong Ðông Sơn Tuệ Không thiền sư, pháp tự của Thảo Ðường Thanh. 
(2): Pháp tự của Thạch Ðầu thiền sư gồm có 21 người; pháp tự của Mã Tổ Nhất thiền sư gồm có 84 người; pháp tự của Tuyết Phong Tồn thiền sư gồm có 42 người và pháp tự của Vân Môn Uyển thiền sư gồm có 61 người. 
(3): Pháp tự của Hoàng Long Nam thiền sư có 24 người; pháp tự của Ngũ Tổ Diễn thiền sư có 22 người. 

181.- CHỮ HÁN: Thảo Ðường viết: Trụ trì vô tha, yếu tại giới cẩn. Kỳ thiên thính tự chuyên chi tệ. Bất chủ hồ tiên nhập chi ngôn, tắc tiểu nhân xiểm nịnh nghênh hợp chi sàm, bất khả đắc nhi hoặc hỹ. Cái chúng nhân chi tình bất nhất. Chí công chi luận nan tiến. Tu thị sát kỳ lợi bệnh, thẩm kỳ khả phủ. Nhiên hậu hành chi khả dã. 
Sơ Sơn Thực Lục. 

181.- DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường nói: Người trụ trì không cần gì hơn, mà chỉ cần răn giữ cẩn thận ở cái tệ nghe thiên lệch và tự chuyên. Ðừng nên tự chủ ở lời nói vào tai trước tiên, thì lời xiểm nịnh của kẻ tiểu nhân, lời dèm pha của kẻ đón thời theo ý, không thể làm mê hoặc được. Bởi lẽ, tình của chúng nhân thì bất nhất, lời bàn chí công lại khó thấy, nên phải thấu triệt những điều lợi hại, xét kỹ việc phải trái, rồi sau mới thực hành theo, như thế mới là được vậy. 
Sơ Sơn Thực Lục. 

182.- CHỮ HÁN: Thảo Ðường vị Sơn Ðường viết: Thiên hạ chi sự, thị phi vị minh, bất đắc bất thận. Thị phi ký minh dĩ lý quyết chi. Duy đạo sở tại đoán chi vật nghi. Như thử tắc gian nịnh bất năng hoặc, cưỡng biện bất năng di hỹ. 
Thanh Tuyền Ký Văn. 

182.- DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường bảo Sơn Ðường: Việc trong thiên hạ, nếu chưa rõ được phải trái, thì phải nên cẩn thận. Một khi điều phải trái đã rõ, phải lấy lý để quyết đoán. Duy theo đạo lý quyết đoán, để chỗ quyết đoán đó không còn ngờ vực. Nếu làm như vậy, thời kẻ gian nịnh không thể mê hoặc được, kẻ gàn bướng không thể lay chuyển được. 
Thanh Tuyền Ký Văn. 

183.- CHỮ HÁN: Sơn Ðường Chấn Hòa thượng viết: Sơ khước Tào Sơn chi mệnh. Quận Thú di văn miễn chi. Sơn Ðường viết: "Nhược sử phan lương khế phì tác tham danh chi nột tử, bất nhược thảo y mộc, thực vi ẩn sơn chi dã nhân". 
Thanh Tuyền Tài Am Chủ Ký Văn. 

183.- DỊCH NGHĨA: Sơn Ðường Chấn Hòa thượng, lúc đầu từ khước mệnh lệnh trụ trì chùa Tào Sơn. Quan Quận Thú gởi thư khuyên can. Sơn Ðường viết thư từ chối: "Ví khiến có cơm ngon đồ ăn béo mà làm người nột tử tham danh, thì chẳng bằng mặc áo cỏ ăn trái cây làm người ẩn thân nơi hang núi còn hơn". 
Thanh Tuyền Tài Am Chủ Ký Văn. 

184.- CHỮ HÁN: Sơn Ðường viết: Xà hổ phi si diên chi thù. Si diên tòng nhi háo chi hà dã, dĩ kỳ hữu dị tâm cố. Ngưu thỉ phi cù thước chi ngự. Cù thước tập nhi thừa chi hà dã, dĩ kỳ vô dị tâm cố. Tích Triệu Châu phỏng nhất am chủ, trị xuất sinh phạn. Châu vấn: "Nha tử kiến nhân vi thậm phi khứ?". Chủ võng thiên. Toại niếp tiền ngữ vấn Châu. Châu đối viết: "Vị ngã hữu sát tâm tại". Thị cố nghi ư nhân giả nhân diệc nghi chi, vong ư vật giả, vật diệc vong chi. Cổ nhân dữ xà hổ vi ngũ giả, thiện đạt thử lý dã. Lão Bàng viết: "Thiết ngưu bất phạ sư tử hống, kháp tự mộc nhân kiến hoa điểu". Tư ngôn tận chi hỹ. 
Dữ Chu Cư sĩ thư. 

184.- DỊCH NGHĨA: Sơn Ðường nói: Loài rắn loài hổ, tuy chúng không phải là kẻ thù của chim cú, chim diều hâu, nhưng chúng thấy rắn, hổ ở đâu, thì đều bay theo kêu la. Ðó là tại sao? Vì chúng đều có ý nghĩ khác nhau. Loài trâu, loài heo, tuy chúng không phải là nơi dừng chân của chim yến, chim sáo, nhưng chúng thấy trâu, heo ở đâu, thì đều bay theo cưỡi trên lưng. Ðó là tại sao? Vì chúng đều không có tâm nghĩ khác nhau. Xưa kia Triệu Châu đến thăm một am chủ, gặp lúc ông mang cơm xuất sinh (1)tới chỗ cho chim ăn. Triệu Châu nói: "Con quạ thấy người làm sao nó lại bay". Am chủ mờ mịt không rõ lý do, liền hỏi lại Triệu Châu lời vừa hỏi. Triệu Châu trả lời: "Vì ta hãy còn tâm sát sanh". Thế nên nó ngờ vực ở người, và người cũng ngờ vực ở nó. Nếu người mà quên ở vật, thì vật cũng quên ở người. Sở dĩ cổ nhân (2) xưa cùng làm bạn với hổ rắn, là vì các ngài đã khéo đạt được cái lý đó vậy. Lão Bàng (3) nói: "Trâu sắt chẳng sợ sư tử gầm, giống hệt người gỗ thấy chim hoa". Lời nói này quả thật chí lý. 
Thư gởi Chu Cư sĩ (4). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Cơm xuất sinh: Cơm cho chúng sinh ăn. Theo luật Phật, các Tỳ khưư khi ăn ngọ đều dành riêng một chén cơm xuất sinh, trong đó để ít hạt cơm và chút nước lã để bố thí cho các loài quỷ Mẫu Tử đói khát. 
(2) Cổ nhân: Nghiêm Dương tôn giả, thường ở bên tả hữu ngài có một con rắn và một con hổ theo làm bạn, ngài thường để cơm ở trong lòng bàn tay cho chúng ăn. 
(3) Lão Bàng: Lão Bàng cư sĩ, tên là Bàng Uẩn, tên chữ Ðạo Huyền, pháp tự của Giang Tây Mã Tổ đại sư. 
(4) Chu cư sĩ: Hoặc là Thừa Ích Quốc Chu Công hay Giám Thừa Tuất Thừa Chu Công, chưa biết rõ, pháp tự của Ðại Hồng Lào Nột Tố Chứng thiền sư. 

185.- CHỮ HÁN: Sơn Ðường viết: Ngự hạ chi pháp ân bất khả quá, quá tắc kiêu hỹ. Uy bất khả nghiêm, nghiêm tắc oán hỹ. Dục ân nhi bất kiêu, uy nhi bất oán. Ân tất thi ư hữu công, bất khả vọng gia ư nhân. Uy tất gia ư hữu tội, bất khả lạm cập vô cô. Cố an tuy hậu nhi nhân vô sở kiêu. Uy tuy nghiêm nhi nhân vô sở oán. Công hoặc bất túc xứng nhi thưởng chi dĩ hậu. Tội hoặc bất túc trách, nhi phạt chi chí trọng. Toại sử tiểu nhân cố sinh kiêu oán hỹ. 
Dữ Trương Thượng Thư thư. 

185.- DỊCH NGHĨA: Sơn Ðường nói: Phương pháp trị người, thi ân không nên quá mức độ, quá mức độ thời người kiêu. Gia uy không nên quá nghiêm khắc, quá nghiêm khắc thời người oán. Muốn thi ân mà người không kiêu, gia uy mà người không oán, tất nhiên phải thi ân ở kẻ có công chứ không nên thi ân bừa bãi, gia uy ở kẻ có tội, mà không nên lẫn ở kẻ không tội lỗi. Thế nên thi ân tuy hậu mà người không có kiêu, gia uy tuy nghiêm mà người không có oán. Nếu, công hoặc không xứng mà thưởng họ quá trọng hậu, tội không đáng trách mà phạt họ rất nặng nề, như vậy, liền khiến kẻ tiểu nhân sanh ra kiêu căng và oán hận vậy. 
Thư gởi Trương Thượng Thư. 

186.- CHỮ HÁN: Sơn Ðường viết: Phật Tổ chi đạo, bất quá đắc trung. Quá trung tắc thiên tà. Thiên hạ chi sự bất khả cực ý. Cực ý tắc họa loạn. Cổ kim chi nhân bất tiết bất cẩn. Ðãi chí nguy vong giả đa hỹ. Nhiên tắc thục vô quá dư. Duy hiền đạt chi sĩ, cải chi vật lận. Thị xưng vi mỹ dã. 
Dữ Triệu Siên Nhiên thư. 

186.- DỊCH NGHĨA: Sơn Ðường nói: Ðạo của Phật Tổ, chẳng qua giữ được ở mức trung, vượt quá mức trung thì thiên tà. Việc trong thiên hạ không nên hết ý, hết ý thời phát sinh họa loạn. Con người xưa và nay, vì không tiết chế, không cẩn thận, nên đưa đến nguy vong rất nhiều. Song le, người ở đời, ai là người không có lỗi vậy ư? Duy kẻ hiền đạt, biết sửa đổi điều lỗi không tiếc, mới gọi là tốt vây. 
Thư gởi Triệu Siêu Nhiên (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Triệu Siêu Nhiên: Quận chúa Triệu Lệnh Khâm, tên chữ là Biếu Chi, hiệu là Siêu Nhiên cư sĩ, pháp tự của Viên Ngộ Cần thiền sư. 

187.- CHỮ HÁN: Sơn Ðường đồng Hàn Thượng Thư Tử Thương, Vạn Am, Nhan Thủ Tọa, Hiền Chân Mục, tị nạn vu Vân Môn Am. Hàn Công nhân vấn Vạn Am. Cận văn bị Lý Thành binh lại sở chấp hà kế đắc thoát. Vạn Am viết: "Tạc bị chấp phược, cơ đống liên nhật, tự độ tất tử hỹ. Ngẫu đại tuyết mai ốc. Kỳ sở hệ ốc bích vô cố băng đảo. Thị dạ hạnh thoát giả bách dư nhân". Công viết: "Chính bị sở chấp thời như hà bài khiển". Vạn Am bất đối. Công tái cật chi. Vạn Am viết: "Thử hà túc đạo ngô bối học đạo dĩ nghĩa vi chất, hữu tử nhi dĩ, hà sở cụ hồ". Công hạm chi. Nhân tri tiền bối thiệp thế họa hại tử sinh giai hữu xử đoán hỹ. 
Chân Mục Tập. 

187.- DỊCH NGHĨA: Sơn Ðường cùng với Hàn Thượng Thư Tử Thương (1), Vạn Am Thủ Tọa, Hiền Chân Mục, tị nạn ở am Vân Môn. Hàn Công nhân hỏi Vạn Am: "Gần đây tôi được nghe tin ngài bị binh lại của Lý Thành (2) bắt giữ, vậy ngài giải thoát được bằng cách gì?". Vạn Am đáp: "Mới đây tôi bị bắt trói, bị đói rét suốt ngày, tự nghĩ mình tất sẽ chết, ngẫu nhiên gặp trận mưa tuyết lớn, vùi lấp cả nhà cửa, vách nhà giam bỗng sụp đổ, nên đem đó may mắn tẩu thoát được tất cả hơn trăm người". Hàn Công nói: "Chính lúc bị bắt, ngài phải xử trí ra sao?". Vạn Am không đáp. Hàn Công lại gạn hỏi. Vạn Am đáp: "Việc đó cần gì phải nói. Chúng ta là người học đạo, lấy nghĩa làm chất, duy có chết là cùng, việc chi phải lo sợ". Hàn Công gật đầu. Nhân thế, biết sự thiệp thế của tiền bối, đối với sanh tử họa hoạn, đều có phương pháp xử đoán vậy. 
Chân Mục Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Hàn Tử Thương: Tên là Câu, tên chử là Tử Thương, làm quan tới Thượng Thư, tham học ở Sơn Ðông Ðạo Chấn thiền sư. 
(2) Lý Thành: Năm đầu niên hiệu Thiệu Hưng đời Cao Tôn Nam Tống. Lý Thành nổi loạn, tụ tập quân lính ở các quận Triết Giang đất Hoài. Tự xưng là Lý Thiệu Vương, cướp bóc đất Tương Dương, gặp quân của Nhạc Phi, quân của Lý Thành đại bại. Do thế các nơi được bình định. 

188.- CHỮ HÁN: Sơn Ðường thoái Bách Trượng, vị Hàn Tử Thương viết: Cổ chi tiến, giả hữu đức hữu mệnh, cố tam thỉnh nhi hành, nhất từ nhi thoái. Kim chi tiến giả, duy thế dữ lực. Tri tiến thoái nhi bất thất kỳ chính giả, khả vị hiền đạt hỹ. 
Ký Văn. 

188.- DỊCH NGHĨA: Sơn Ðường thôi ở chùa Bách Trượng, bảo Hàn Tử Thương: Chỗ tiến của người xưa thì có đức và mệnh, nên đợi ba lần thỉnh rồi mới đi, chỉ một lần cáo từ thì lui gót. Chỗ tiến của người thời nay, thì duy cậy ở thế và lực. Người biết tiến thoái thích thời, mà không bỏ mất điểm chính yếu, đó là người hiền đạt. 
Ký Văn. 

189.- CHỮ HÁN: Sơn Ðường vị Dã Am viết: Trụ trì tồn tâm yếu công hành sự. Bất tất xuất ư kỷ vi thị dĩ tha vi phi, tắc ái ố dị đồng bất sinh ư tâm, bạo mạn tà tích, chí khí vô tự nhi nhập hỹ. 
Huyễn Am Tập. 

189.- DỊCH NGHĨA: Sơn Ðường bảo Dã Am (1): Người trụ trì cần phải để tâm, làm việc phải công chính, không nên cho ở mình là phải, ở người là trái, thời sự yêu ghét dị đồng không để nơi tâm. Mà khí bạo mạn gian tà chật hẹp cũng không thể từ đâu xen vào được. 
Huyễn Am Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Dã Am: Dã Am Tổ Toàn thiền sư, pháp tự của Tuệ Tông Cảo thiền sư. 

190.- CHỮ HÁN: Sơn Ðường viết: Lý Thương lão ngôn: "Diệu Hỷ khí độ ngưng viễn tiết nghĩa quá nhân, hiếu học bất quyện. Dữ lão phu tương tòng Bảo Phong cận tứ ngũ tải, thập nhật bất kiến tất khiển nhân chí vấn. Lão phu cữ gia bệnh thũng. Diệu Hỷ quá xá cung tự tiên chử, như tử đệ sự phụ huynh lễ. Ký qui, Nguyên Thủ Tọa trách chi. Diệu Hỷ dụy dụy thụ giáo. Thức giả tri kỳ đại khí. Trạm Ðường thường viết: "Cảo Thị giả tái lai nhân dã, sơn tăng tích bất cập kiến". Trạm Ðường thiên hóa. Diệu Hỷ kiển túc thiên lý. Phỏng Vô Tận cư sĩ ư Chử Cung cầu tháp minh. Trạm Ðường mạt hậu nhất đoạn quang minh, diệu Hỷ chi lực dã". 
Nhất Thiệp Ký. 

190.- DỊCH NGHĨA: Sơn Ðường nói: Lý Thương lão (1) thường nói: "Diệu Hỷ là người có đại khí, độ lượng cô đọng sâu xa, tiết nghĩa hơn người, hiếu học không biết mỏi. Ngài với lão phu cùng tới Bảo Phong, và ở đây gần bốn, năm năm trời, cứ trong khoảng mười ngày mà không gặp nhau, tất ngài khiến người tới hỏi thăm. Lão phu bất hạnh cả nhà bị bệnh phù thũng. Diệu Hỷ tới tận nhà chăm nom săn sóc, tự ngài sắc thuốc nấu cơm, cư xử như nghi lễ đệ tử đối với bậc phụ huynh không khác. Khi ngài trở về chùa, Nguyên Thủ Tọa (2) quở trách ngài, nhưng ngài chỉ vâng vâng dạ dạ, kính nghe lời thầy dạy bảo. Thức giả thấy thế, biết Diệu Hỷ là người có đại khí. Trạm Ðường thường nói: "Cảo Thị giả (Diệu Hỷ) là người tái lai (ứng thế), sơn Tăng rất tiếc không được gặp". Khi Trạm Ðường viên tịch, Diệu Hỷ đi bộ đường xa ngàn dặm, hai chân bị xưng lên như tổ kén, tìm đến Vô Tận cư sĩ ở đất Chử Cung, nhờ làm bài Minh khắc vào tháp của ngài Trạm Ðường. Quãng đời sáng chói cuối cùng của Trạm Ðường là nhờ sức của Diệu Hỷ vậy". 
Nhất Thiệp Ký. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Lý Thương Lão: Thương lão phu vì việc xây cất đào đất, động đến long mạch, nên cả nhà bị bệnh phù thũng, chữa khắp nơi không khỏi. Ông liền trai giới thành kính tụng niệm cầu đảo chưa tới bảy ngày, thì một đêm nằm mộng thấy một cụ già mặc áo trắng cưỡi trâu lướt trên mặt đất mà đi. Vì thế ngày hôm sau cả nhà khỏi bệnh. 
(2) Nguyên Thủ Tọa: Chiêu Giác Vi Am Ðạo Nguyên thiền sư, pháp tự của Viên Ngộ Cận, đời thứ 15 phái Nam Nhạc. Ðại Huệ Võ Khố (Lý Thương Lão) nói: "Khi ngài Diệu Hỷ ở chùa Bảo Phong, Nguyên Thủ Tọa thấy ngài rất lấy làm mừng rỡ. Nhân một lần Diệu Hỷ xin phép một tháng đi thăm bệnh Lý Thương Lão tới đây, nhưng bị chậm mất mười ngày, tức sau bốn mươi ngày mới về, vì thế Nguyên Thủ Tọa mới mắng trách là: Vô thường tấn tốc, ông không nghĩ đến sự nghiệp tu hành như lửa cháy đầu hay sao?". 

191.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ Cảo Hòa thượng viết: Trạm Đường mỗi hoạch tiền hiền thư thiệp, tất phần hương khai độc, hoặc san chi thạch viết: "Tiên thánh thịnh đức giai danh cự nhẫn khí trí". Kỳ nhã thượng như thử. Cố kỳ vong dã vô thập kim chi tu. Duy Ðường Tống chư hiền mặc tích, cận lưỡng trúc lung. Nột tử cạnh tương thù xướng, đắc tiền bát thập dư thiên trợ trà tỳ lễ. 
Khả Am Tập. 

191.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ Cảo Hòa thượng nói: Trạm Ðường mỗi khi nhận được thư thiếp của tiền hiền, ngài thường đốt hương rồi mới mở đọc hoặc còn khắc các thư thiếp đó vào đá để lưu lại và nói: "Ðức lớn danh thơm của Tiên thánh, nỡ nào lại để bỏ mất". Ngài là người thanh nhã và cao thượng như thế, nên khi mất đi không có lấy được mười lạng vàng, mà duy chỉ có sách vở và bút tích của các bậc hiền triết đời Ðường Tống, chứa đầy hai rương làm bằng tre. Các hàng nột tử khắp nơi tranh cạnh nhau cùng xướng họa những mặc tích đó, rồi đem đem bán cô giá được tới hơn ngàn quan tiền để giúp thêm vào lễ trà tỳ ngài.(1) 
Khả Am Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Lễ trà tỳ: Lễ hỏa thiêu, đốt xác. 

192.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ viết: Phật Tính trụ Ðại Qui. Hành giả dữ địa khách tương ẩu, Phật tính dục trị hành giả. Tổ Siêu Nhiên nhân ngôn: "Nhược túng địa khách tồi nhục hành giả. Phi duy hữu nhất thượng hạ danh phận. Thiết khủng tiểu nhân thừa thời vũ mạn, sự bất hành hỹ". Phất Tính bất thính, vị kỷ, quá hữu trang khách thí Tri sự giả. 
Khả Am Tập. 

192.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ nói: Phật Tính (1) ở chùa Ðại Qui, nhân có hành giả (2) trong chùa cùng với người làm ruộng địa phương cùng đánh lộn. Phật tính muốn trừng trị hành giả. Tổ Siêu Nhiên (3) nhân thế bèn nói: "Nếu tha người làm ruộng, đánh đập nhục mạ kẻ hành giả, thì chẳng phải chỉ mất danh phận kẻ trên người dưới, mà còn sợ kẻ tiểu nhân nương vào cơ hội đó mà khinh nhờn, vậy ngài không nên làm việc đó". Phật Tính không nghe theo. Chưa bao lâu, quả nhiên có người làm ruộng giết mất vị Tri sự. 
Khả Am Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Phật Tính: Ðại Qui Pháp Tính Pháp Thái thiền sư, pháp tự của Viên Ngộ thiền sư, đời thứ 15 phái Nam Nhạc. 
(2) Hành giả: Người mới vào chùa tu chưa thụ giới. 
(3) Tổ Siêu Nhiên: Siêu Nhiên Văn Tổ thiền sư, pháp tự của Thiên Y Hoài, đời thứ 11 phái Thanh Nguyên. 

193.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ viết: Tổ Siêu Nhiên trụ Ngưỡng Sơn, địa khách đạo thường trụ cốc. Siêu Nhiên tố hiềm địa khách ý dục khiển chi. Linh khố tử hành giả vị bỉ cung trạng. Hành giả dục bảo toàn địa khách. Sát Siêu Nhiên ý ức linh cung khởi ly trạng. Nhân phản sứ khiếu hoán. Bất khẳng cung trách. Siêu Nhiên nộ hành giả thiện quyền. Nhị nhân giai quyết trúc bề nhi dĩ. Cái Siêu Nhiên bất tri âm vi hành giả sở mưu. Ô hô! tiểu nhân giảo hoạt như thử. 
Khả Am Tập. 

193.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ nói: Tổ Siêu Nhiên trụ trì chùa Ngưỡng Sơn, nhân có người làm ruộng ăn trộm lúa của thường trụ. Siêu Nhiên vẫn thường ghét tính tham lam của người làm ruộng đó, nên ý ngài muốn đuổi đi. Ngài liền khiến hành giả coi kho làm tờ cung trạng về người làm ruộng kia. Nhưng ý người hành giả lại muốn bảo toàn người làm ruộng, vì xét biết được ý của Siêu Nhiên, nên hành giả bắt ép người làm ruộng cung khai tờ trạng không dính dáng đến việc trộm cắp đó, đã thế lại còn khiến người đó kêu la om xòm, không chịu cung khai sự thật. Siêu Nhiên giận người hành giả chuyên quyền. Sau hai người quyết ý chỉ xin chịu phạt tội đánh đòn mà thôi. Bởi lẽ, Siêu Nhiên không biết được âm mưu của hành giả bày đặt. Than ôi! Kẻ tiểu nhân giảo hoạt đến thế là cùng. 
Khả Am Tập. 
 

194.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ viết: Ái ố dị đồng nhân chi thường tình. Duy hiền đạt cao minh bất bị kỳ sở chuyển. Tích Viên Ngộ trụ Vân Cư. Cao Am thoái Ðông đường. Ái Viên Ngộ ố Cao Am, đồng Cao Am giả dị Viên Ngộ. Do thị tùng lâm phân phân, nhiên hữu Viên Ngộ Cao Am chi đảng. Thiết quan nhị đại sĩ, bá đại danh vu hải thượng, phi thường lưu khả nghĩ. Tích hồ muội ư khinh tín tiểu nhân xiểm ngôn hoặc loạn thông minh. Toại vi thức giả tiếu. Thị cố nghi kỳ Lượng Tọa chủ Ẩn Sơn chi lưu cao thượng chi sĩ dã. 
Trí Lâm Tập. 

194.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ nói: Yêu, ghét, khác, cùng là thường tình của con người, duy bậc hiền đạt cao minh mới không bị chúng lay chuyển. Xưa kia Viên Ngộ ở chùa Vân Cư, Cao Am (1) lui về nhà Ðông đường. Có người ưa Viên Ngộ thì ghét Cao Am, có người cùng với Cao Am lại khác với Viên Ngộ. Vì thế chốn tùng lâm sanh ra rối bời, nên chia thành hai đảng Viên Ngộ và Cao Am. Trộm nghĩ hai bậc đại sĩ đều là những vị có tên tuổi lừng lẫy trên đời, không thể bọn thường lưu có thể sánh kịp. Nhưng rất tiếc, các ngài lại bị mê hoặc ở chỗ nhẹ tin lời xiểm nịnh, làm mờ mịt trí óc thông minh, đáng làm trò cười cho hàng thức giả. Thế nên, ta phải đem lưu phái của Lượng Tọa Chủ và Ẩn Sơn (2) để làm kẻ sĩ cao thượng. 
Trí Lâm Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Chỉ vào Cao Am là cựu trụ trì chùa Vân Cư. 
(2) Lượng Thủ Tọa và Ẩn Sơn: Hai người đều tham học ngài Mã Tổ, sau khi đã phát minh được tâm yếu và đại sự, thì Lượng Thủ Tọa về ẩn dật núi Tây Sơn thuộc Hồng Châu, Ẩn Sơn sau ở ẩn núi Long Sơn thuộc Ðàm Châu. 

195.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ viết: Cổ nhân kiến thiện tắc thiên, hũu quá tắc cải, xuất đức tuần hành, tư miễn vô cữu. Sở hoạn mạc thậm ư bất tri kỳ ác. Sở mỹ mạc thiện ư hiếu văn kỳ quá. Nhiên khởi cổ nhân nhi tài trí bất túc thức kiến bất minh, nhi nhuợc thị da. Thành dục sử hậu thế tự quảng nhi hiệp ư nhân giả vi giới dã. Phù tùng lâm chi quảng tứ hải chi chúng, phi nhất nhân sở năng độc tri. Tất tư tả hữu nhĩ mục tư lự, nãi năng tận kỳ nghĩa lý thiện kỳ nhân tình. Cẩu hoặc tôn cư tự trọng, cẩn tế vụ hốt đại thể, hiền giả bất tri, bất tiếu giả bất sát, sự chi phi bất cải, sự hoặc thị bất tòng, xuất ý cuồng vi, vô sở kị đạn. Thử thành họa hại chi cơ, an đắc bất cụ. Hoặc tả hữu quả vô khả tư tuân giả, do nghi thủ pháp ư Tiên thánh, khởi khả như nghiêm thành kiên binh vô tự nhi nhập da. Thử đãi phi sở vi nạp bách xuyên nhi thành đại hải dã. 
Dữ Bảo Hòa Thượng thư. 

195.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ nói: Cổ nhân thấy điều thiện thời làm, thấy có lỗi thời đổi. Sửa đức nghiệp noi chính hạnh, nghĩ sao tránh khỏi lỗi lầm. Lo chẳng gì lớn hơn ở chỗ không biết được điều xấu của mình. Ðẹp chẳng gì tốt hơn ở chỗ thích được nghe điều lỗi của mình. Song, đâu có phải tài trí của cổ nhân không đầy đủ, kiến thức của cổ nhân không sáng suốt lại làm như thế vậy ư? Quả thật, cổ nhân chỉ muốn cho những người ở sau này có tính tự rộng mình mà lại hẹp ở người, phải lấy đó làm điều răn vậy. Ôi! Chỗ quảng đại của tùng lâm, nơi qui tụ chúng nhân trong bốn biển, không phải là việc ở một người có thể biết hết được, mà phải cần đến tai mắt tâm tư của những người tả hữu phù trì, mới suốt hết được nghĩa lý, mới phù hợp được nhân tình. Nếu, hoặc giả có người chỉ biết tự trọng ở ngôi tôn, chỉ cẩn thận ở việc nhỏ, lại khinh hốt đại thể, chẳng biết đến người hiền, chẳng xét tới kẻ ngu, việc làm trái không chịu đổi, việc làm phải lại không theo, buông ý làm càn, không chút kiên sợ. Thì đó thật là cái nền tảng của họa hại, sao được không sợ hãi? Hoặc giả bên tả hữu mình không có người để hỏi han, cũng còn phải bắt chước khuôn phép của bậc Tiên thánh, đâu có thể như thành trì kiên cố, binh sĩ gan lỳ, không có thể nương từ ở một nơi nào mà xâm nhận được vậy ư? Nếu làm như vậy thì không có thể bảo rằng nhận nước trăm sông để tạo thành biển cả được. 
Thư gởi Bảo Hòa Thượng (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Bảo Hòa Thượng: Có lẽ là Ðại Qui Pháp Bảo Hòa thượng, pháp tự của Ðại Tuệ Cảo thiền sư. 

196.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ viết: Chư phương cử Trưởng lão, tu cử thủ đạo nhi điềm thoái giả. Cử chi tắc chí tiết du kiên. Sở chí bất phá hoại thường trụ thành tựu tùng lạm. Diệc chủ pháp giả cứu kim nhật chi tệ giả. Thả trá nịnh giảo hoạt chi đồ bất tri tu sỉ. Tự năng xiểm phụng thế vị, kết thác vu quyền quí chi môn, hựu hà tu cử. 
Dữ Trúc Am thư. 

196.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ nói: Tùng lâm ở các nơi, nếu muốn suy cử bậc Trưởng lão, nên phải suy cử người biết giữ đạo, tính khí điềm đạm, không ham thanh lợi. Một khi đã suy cử được những người như thế, thì chí tiết của các vị đó càng bền, không thể đưa đến chỗ phá hoại thường trụ mà thành tựu được tùng lâm, và cũng là những vị chủ pháp để cứu vãn cái tệ hại của ngày nay. Còn những người chỉ dối trá gian nịnh, giảo hoạt, không biết hổ thẹn, chuyên việc ve vãn, cung phụng kẻ thế vị, giao du với kẻ quyền quý, thì sao có thể suy cử hạng người như thế được. 
Thư gởi Trúc Am. 

197.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ vị Siêu Nhiên cư sĩ viết: Thiên hạ vi công luận bất khả phế, túng ức chi bất hành kỳ như công luận hà. Sở dĩ tùng lâm cử nhất hữu đạo chi sĩ. Văn kiến tất hân nhiên xưng hạ. Hoặc cử nhất bất đế đáng giả, chúng nhân tất thích nhiên ta thán. Kỳ thực vô tha, dĩ công luận hành dữ bất hành dã. Ô hô! Dụng thử khả dĩ bốc tùng lâm chi thịnh suy hỹ. 
Khả Am Tập. 

197.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ bảo Siêu Nhiên cư sĩ (1): Công luận trong thiên hạ không thể bỏ được. Ví khiến bưng bít công luận thì còn chi gọi là công luận. Sở dĩ chốn tùng lâm suy cử một kẻ sĩ có đạo đức, thì người ta nghe thấy tất mừng rỡ tán thưởng. Hoặc giả, nếu suy cử một người không đích đáng, thì chúng nhân tất lo lắng ta thán. Thực ra, không có chi khác mà chỉ ở chỗ thực hành theo công luận hay không thực hành theo đó thôi. Than ôi! Nếu dùng việc này để chiêm nghiệm,ta có thể lấy đó mà biết được sự thịnh suy của tùng lâm vậy. 
Khả Am Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Siêu Nhiên cư sĩ: tên là Triệu Lệnh Căng, tên chữ là Biểu Chi, hiệu là Siêu Nhiên, pháp tự của Viên Ngộ Cần thiền sư. 

198.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ viết: Tiết kiệm phóng há nãi tu thân chi cơ, nhập đạo chi yếu. Lịch quan cổ nhân tiển hữu bất tiết kiệm phóng há giả. Niên lai nột tử du Kinh Sở mãi mao nhục, quá Triết Hữu cầu phưởng ty. Ðắc bất quí cổ nhân hồ. 

[b]198.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ nói: Tiết kiệm và buông xuôi mọi duyên là nền tảng tu thân, yếu lĩnh vào đạo. Xem lại lịch đại cổ nhân, thì ít ai là không tiết kiệm và buông xuôi mọi duyên. Những năm gần đây, lại thấy có các nột tử tới đất Kinh, Sở mua chăn nệm, qua xứ Triết Hữu tìm lụa là. Thật là đáng hổ thẹn với cổ nhân vậy. 

199.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ viết: Cổ đức trụ trì bất thân thường trụ, nhất thiết tất phó Tri sự trưởng quản. Cận đại chủ giả tự thị tài lực hữu dư. Sự vô đại tiểu giai qui phương trượng, nhi tri sự đồ hữu kỳ hư danh nhĩ. Ta hồ! Cẩu dĩ nhất thân chi tư, kỷ cương bất vẫn loạn, nhi hợp chí công chí luận, bất diệc năng hồ. 
Dữ Sơn Ðường Ký. 

199.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ nói: Cổ đức trụ trì không tự mình coi sóc các việc trong thường trụ, mà hết thảy công việc đó đều giao cho chức Tri sự trông nom. Gần đây, người làm trụ trì,tự cậy vào tài lực có thừa của mình, công việc bất cứ là lớn hay nhỏ đều qui tụ về nơi phương trượng, còn chức Tri sự chỉ là hư danh mà thôi. Ôi! Nếu đem tư chất thông minh của một người muốn nắm giữ mọi việc trong tự viện, mà khiến kẻ tiểu nhân không che đậy được, khiến kỷ cương không rối loạn, lại hợp với lời bàn chí công, thật cũng khó khăn lắm vậy. 
Thư gởi Sơn Ðường. 
 

200.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ viết: Dương cực tắc âm sinh, âm cực tắc dương sinh, thịnh suy tương thừa, nãi thiên địa tự nhiên chi số. Duy phong hanh nghi hồ nhật trung. Cố viết: "Nhật trung tắc trắc, nguyệt mãn tắc khuy, thiên địa doanh khuy, dữ thời tiêu tức, nhi huống ư nhân hồ". Sở dĩ cổ chi nhân, đương kỳ huyết khí tráng thịnh chi thời, lự quang âm chi dị vãng, tắc triêu niệm tịch tư, giới cẩn di cụ. Bất tứ tình bất dật dục, duy đạo thị cầu, toại năng toàn kỳ lệnh văn. Nhược phù đọa chi dĩ dật dục, bại chi dữ tứ tình, đãi ư bất khả cứu, phương đốn túc ách oản nhi truy văn hỹ. Thời hồ nan đắc nhi dị thất dã. 
Hương Lâm Tập. 

200.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ nói: Dượng cực thời âm sinh, âm cực thời dương sinh, thịnh suy nương lẫn nhau, đó là khí số tự nhiên của trời đất. Duy quẻ Phong (1) được hanh thông là thích đáng, với mặt trời giữa trưa. Nên nói (2): "Mặt trời giữa trưa thời sẽ xế bóng, mặt trăng tròn đầy thời sẽ thiếu vơi. Sự đầy vơi của trời đất cũng còn theo thời mà tan biến hay trưởng thành, huống hồ là con người vậy ư?" Sở dĩ cổ nhân đương lúc huyết khí tráng thịnh, thì lo lắng bóng sáng dễ trôi qua, nên sớm tối thường lo lắng sợ hãi giữ gìn điều răn cấm càng cẩn thận. Không dám buông thả tâm tình, không dám chạy theo thị dục, chỉ chuyên chú việc cầu đạo, mới hay bảo toàn được tiếng thơm của mình. Ôi! nếu lại rông rỡ theo dục vọng, để phá nát thời gian, buông lung tâm tình để hao phí ngày tháng, tới lúc không thể cứu vãn được, mới hấp tấp vội vàng mà đuổi theo nó thì đã muộn rồi. Nên "thời" thì khó được mà lại dễ mất là nghĩa thế vậy. 
Hương Lâm Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Quẻ Phong: Ðó là quẻ Lôi Hỏa Phong trong kinh Dịch, quẻ này thì Ly ở dưới, Chấn ở trên. Chấn là lôi (sấm), Ly là hỏa (lửa), nên tên quẻ đọc là "Lôi Hỏa Phong". Phong có nghĩa là thịnh, cũng có nghĩa là lớn. Theo về thể quẻ trên Chấn dưới Ly. Chấn là động. Ly là minh, lấy đức minh mà động, lại động mà hay minh, đều là phương pháp làm cho thịnh đại, theo nghĩa ấy chắc chắn được hanh thông, nên gọi là "Phong Hanh". 
(2) Nên nói: Soán truyện lại nói rộng ra ý nghĩa ngoài quẻ. Nhân vì thì Phong là "thời" cực thịnh, hễ cực thịnh thời e sẽ suy tới nơi. Nên hễ mặt trời mọc đến lúc trung thời thế nào cũng xế, mặt trăng đã đến lúc tròn đầy, thời thế nào cũng khuyết lần. Dầu rất to lớn như trời đất, mà khí số tuần hoàn vẫn có khi đầy khi vơi, theo với "thời" mà tiêu tan (tan đi mòn đi) mà tức (lớn lên nở ra). Khi cơ tuần hoàn, thịnh suy đắp đổi, ngay cả trời đất còn thế, phương chi là con người vậy ư? 

201.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ viết: Cổ nhân tiên trạch đạo đức, thứ suy tài học nhi tiến. Ðương thời cẩu phi lương khí, trí thân vu nhân tiền giả, kiến văn đa bạc chi. Do thị nột tử tự tư chỉ lệ danh tiết nhi lập. Tỷ kiến tùng lâm điêu táng, học giả bất cố đạo đức, thiểu tiết nghĩa vô liêm sỉ. Cơ thuần tố vi bỉ phát, tưởng hiêu tùng vi tuấn mẫn. Thị cố vãn bối thức kiến bất minh, thiệp liệt sao tả, dụng tư khẩu thiệt chi biện. Nhật tư nguyệt xâm, toại thành kiêu ly chi phong, đãi ngữ vu Thánh nhân chi đạo, mang nhược diện tường, thử đãi bất khả cứu dã. 
Dữ Hàn Tử Thương thư. 

201.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ nói: Cổ nhân trước hết lựa chọn người đạo đức, rồi sau mới tìm người có tài để suy tiến. Ðương thời nếu không phải là lương khí mà đặt mình ở trước chúng nhân thì phần nhiều bị hô khinh khi bởi chỗ mắt thấy tai nghe của người. Do đó có nột tử tự nghĩ phải mài giũa danh tiết để tự lập. Gần đây, thấy chốn tùng lâm thì điêu tàn, người học đạo lại không đoái hoài đến đạo đức, ít tiết nghĩa, không liêm sỉ, chê người thuần thành chất phát là quê mùa, khen kẻ khoe khoan tự đắc là tuấn mẫn. Thế nên những kẻ văn học kiến thức không minh, chỉ dùng chỗ thiệp liệp trong sách vở để giúp phần biện luận ngoài miệng lưỡi. Ngày qua tháng lại, vì thấm nhuần cái thói hèn ấy, nên một khi nói đến cái đạo của Thánh nhân thì họ mù mờ như người quay mặt vào tường không khác. Bọn người như thế thật không thể cứu vãn được. 
Thư gởi Hàn Tử Thương. 
 

Xem Tiếp: Trang 03

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Tưởng niệm 62 năm Tổ sư Minh Đăng ht Khi nào cần thuốc sinh tố Củ hành và những công dụng tuyệt vời me hien quan the am Những chiếc gu tay Giỗ Tổ khai sơn tu viện Khánh An bon diem cot yeu trong phat giao thien tong chia đạo lực của bậc giác ngộ Phật giáo dem thanh dao Tết rau lang tat thuong bat khinh hòa thượng thích bửu lai rồng tai 回向文 Tịnh và Thiền Hai hướng đi cùng một phật giáo là một triết học hay là một học cách ky Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe vang các nghiệm thần gõ NÃƒÆ phat dao duc gia dinh dang bi xuong vo thuong nen dòng bỏ cuộc vui chóng thiện cõng nữ Đà Nẵng Ni sư Thích nữ Diệu Thanh viên Lễ tưởng niệm tấm truyen kim Thành truong lao ni ke tuÇ