Lời Nói Đầu
Bài Tựa Thiền Lâm Bảo Huấn
Quyển Thứ Nhất
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Hai
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Ba
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Tư
Trang 01
Trang 02
Trang 03

 

.
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Thứ Ba 
Sa môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập. 
Sa môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang 01

151.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường Hạnh Hòa thượng trụ Tiến Phúc. Nhất nhật vấn tạm đáo Tăng: "Thậm sứ lai?". Tăng vân: "Phúc Châu lai". Tuyết Ðường vân: "Duyên lộ kiến hảo Trưởng lão mạ?". Tăng vân: "Cận quá Tín Châu, Bác Sơn trụ trì Bản Hòa thượng. Tuy bất tằng bái, thức hảo Trưởng lão dã". Tuyết Ðường viết: "An đắc tri kỳ vi hảo?". Tăng vân: "Nhập tự lộ kính khai tịch lang vũ tu chỉnh. Ðìện đường hương đăng bất tuyệt, thần hôn trung cổ phân minh, nhị thời trúc phạn tinh khiết, Tăng hàng kiến nhân hữu lễ, dĩ thử tri kỳ vi hảo Trưởng lão". Tuyết Ðường tiếu viết: "Bản cố hiền hỹ. Nhiên nhĩ diệc cụ nhãn dã". Trực dĩ tư ngôn đạt vu Quận thú Ngô Công Phó Bằng viết: "Giá Tăng trì luận phả loại Phạm Diên Linh tiến Trương Trung Ðịnh Công. Lão Tăng niên mại, khất thỉnh Bản trụ trì, thứ cơ vi lâm hạ thịnh sự". Ngô công đại hỷ. Bản tức nhật thiên Tiến Phúc. 
Ðông Hồ Tập. 

151.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường Hạnh Hòa thượng (1) trụ trì chùa Tiến Phúc. Một hôm hỏi một vị Tăng vừa mới tới: "Ông từ đâu lại?". Vị Tăng thưa: "Từ Phúc Châu lại". Tuyết Ðường nói: "Trên quãng đường đi, ông thấy có bậc Trưởng lão nào tốt chăng?". Vị Tăng thưa: "Ðoạn đường qua Tín Châu, có Bản Hòa thượng (2) trụ trì chùa Bác Sơn. Tuy tôi chưa từng lễ bái chào hỏi, nhưng biết được đó là bậc Trưởng lão tốt". Tuyết Ðường nói: "Tại sao biết được đó là bậc Trưởng lão tốt?". Vị Tăng thưa: "Khi vào chùa tôi thấy đường lối rộng rãi, hai bêb hành lang đều được tu chỉnh giải vũ, điện đường hương đăng không gián đoạn, sớm tối chuông trống phân minh, hai thời cơm cháo tinh khiết, Tăng hàng tiếp người có lễ độ. Vì thế nên biết đó là bậc Trưởng lão tốt". Tuyết Ðường mỉm cười nói: "Bản Hòa thượng vốn là người hiền nhưng ông cũng là người có mắt tinh đời". Tuyết Ðường liền đem lời nói này trình bày với quan Quận thú Ngô Công Phó Bằng: "Theo chỗ bàn luận của vị Tăng ấy, sự việc cũng giống như Phạm Diên Linh (3) tiến cử Trương Hy Nhan, và chỗ hiền đức của các hạ (4) cũng không kém gì Trương Trung Ðịnh Công (5). Nay lão Tăng tuổi đã già, xin nhờ Quận thú thỉnh Bản Hòa thượng về trụ trì thay thế, ngõ hầu làm những việc hưng thịnh cho thiền lâm". Ngô Công rất mừng. Ngay ngày hôm ấy Bản Hòa thượng dời về cùa Tiến Phúc. 
Ðông Hồ Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Tuyết Ðường Hạnh: Tuyết Ðường Ðạo Hạnh thiền sư, pháp tự của Phật Nhãn Viễn thiền sư, đời thứ 15 phái Nam Nhạc. 
(2) Bản Hòa thượng: Ngộ Bản thiền sư, trước ở chùa Bác Sơn sau ở chùa Tiến Phúc, pháp tự của Ðại Tuệ thiền sư, đời thứ 16 phái Nam Nhạc. 
(3) Phạm Diên Linh: Thời nhà Tống, Trương Hy Nhan giữ chức Ấp Tể ở Bình Hương. Phạm Diên Linh giữ chức Ðiện Trực, khi kéo quân qua Kim Lăng, Trương Vịnh vâng mệnh vua coi việc tại Kim Lăng. Trương Vịnh hỏi: "Trên quãng đường đi qua, thiên sứ có thấy viên quan nào tốt chăng?". Phạm Diên Linh đáp: "Hôm trước tôi đi qua Bình Hương, thấy viên quan Ấp Tể Trương Hy Nhan là người tốt". Trương Vịnh hỏi: "Sao ông biết là viên quan tốt?". Ðáp: "Từ lúc đi vào cảnh giới đó, tôi thấy cầu cống, đường xá hoàn mỹ, ruộng vườn rộng rãi thênh thang, ngoài đồng nội không có người nông phu lười biếng, trong chợ không có kẻ cờ bạc, ban đêm nghe tiếng trống cầm canh phân minh, tất nhiên tôi biết đó là người thi chính tốt đẹp". Vịnh nói: "Hy Nhan vốn là người hiền, thiên sứ cũng là viên quan tốt". Ngay ngày hôm ấy, Vịnh đem sự việc đó tâu về triều đình. Vua thăng Trương Hy Nhan làm Phát Vận Sứ, Phạm Diên Linh làm Các Môn Hầu. Trương Vịnh tên chữ là Phục Chi, sau được Phong là Ðịnh Quốc Công. 
(4) Các hạ: Các chức Tể Tướng, Tam Công và Quận Thú đều được gọi là Các hạ. 
(5) Trương Trung Ðịnh Công: Người Bộc Châu, đỗ Tiến sĩ đời Tống Thái Tôn, khi làm quan Chi Châu tại Ích Châu, ông ra công đôn đốc việc đắp đê điều, khai khẩn việc dẫn thủy nhập điền, dân vùng đó đều cảm phục. Khi ông mất, được tặng tên hèm là Trung Ðịnh Công. 

152.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Kim đê thiên lý, hội ư nghĩ nhưỡng. Bạch bích chi mỹ, ly ư hà điếm. Huống vô thượng diệu đạo, phi đặc kim đê bạch bích dã! Nhi tham dục sân khuể phi đặc nghĩ nhưỡng hà điếm dã. Yếu tại chí chi đoan cẩn, hành chi tinh tiến, thủ chi kiên xác, tu chi hoàn mỹ, nhiên hậu khả dĩ tự lợi nhi lợi tha dã. 
Dữ Vương Thập Bằng thư. 

152.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Sức kiên cố của bờ đê dài ngàn dặm, nhưng bị nước làm vỡ vì một ổ kiến. Vẻ đẹp tuyệt vời của ngọc bích trắng tinh, nhưng bị bỏ rơi chỉ vì một vết nhơ. Diệu đạo vô thượng, chẳng những chỉ như bờ đê kiên cố, ngọc bích trong trắng, mà tham dục sân hận chẳng phải chỉ như ổ kiến vết nhơ. Vậy nên người học đạo chỉ cần chí hướng đoan cẩn, hành đạo tinh tiến, giữ đạo kiên xác, tu thân hoàn mỹ, rồi sau mới có thể đem ra để lợi mình lợi người được. 
Thư gởi Vương Thập Bằng (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Vương Thập Bằng: tên chữ là Quy Linh, người đất Hạc Thanh, học sĩ của Long Ðồ Các. Năm thiệu Hỷ thứ ba, được tặng tên là Trung Văn. 

153.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Dư tại Long Môn thời, Bính Thiết Diện trụ Thái Bình. Hữu ngôn: "Bính hành cước ly hương vị cửu, văn thụ nghiệp nhất tịch di hỏa, tất vi ổi tẫn". Bính đắc thư trịch chi ư địa nãi viết: "Ðồ loạn nhân ý nhĩ". 
Ðông Hồ Tập. 

153.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Khi ta ở chùa Lông Môn, Bính Thiết Diện ở chùa Thái Bình. Có người nói với ta: "Bính đi hành cước xa làng chưa bao lâu, nghe biết nơi thầy thụ nghiệp bị cháy vào một buổi chiều, thiêu rụi hết cả đồ vật". Bính nhận được thư liền quăng xuống đất và nói: "Chỉ làm loạn ý người ta vậy". 
Ðông Hồ Tập. 

154.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường vị Hối Am Quang Hòa thượng viết: Dư nhược quán chi niên, Kiến Ðộc cư sĩ ngôn: "Trung vô chủ bất lập, ngoại bất chính bất hành. Thử ngữ nghi chung thân tiền chi, thánh hiền sự nghiệp bỉ hỹ". Dư bội kỳ ngữ. Tại gia tu thân, xuất gia học đạo. Dĩ chí xuất thân lâm chúng như hành thạch chi định trọng khinh, qui củ chi thành phương viên, xả thử tắc sự sự thất chuẩn hỹ. 
Quảng Lục. 

154.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường bảo Hối Am Quang Hòa thượng: Ta tới tuổi nhựợc quán (1), Kiến Ðộc cư sĩ (2) dạy ta rằng: "Trong tâm không có chủ đích thì không lập được thân, bề ngoài không chính đính thì không làm được việc. Cần phải trọn đời noi theo lời nói này, thì sự nghiệp của hiền thánh tất sẽ được đầy đủ". Ta giữ gìn lời nói đó, khi còn ở tại gia dùng để sửa mình, khi đã xuất gia dùng để học đạo. Dĩ chí khi xuất thân tới chúng, ta cũng xem đó như là quả cân để định nặng nhẹ, như quy củ để nặn thành đồ vuông tròn, nếu mà đem bỏ thì mọi việc sẽ mất tiêu chuẩn vậy. 
Quảng Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Nhược quán: Ngày xưa, người đến tuổi 20 gọi là tuổi nhược, lúc đó mới cho đội mũ, nên 20 tuổi trở lên gọi là nhược quán. 
(2) Kiến Ðộc cư sĩ: tức thân phụ của Tuyết Ðường hòa thượng. 

155.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Cao Am lâm chúng tất viết: "Chúng trung tu tri thức giả!" Dư nhân vấn kỳ cố. Cao Am viết: "Bất kiến Qui Sơn đạo: Cử thố khán tha thượng lưu, mạc mạn tùy ư dong bỉ. Bình sinh tại chúng, bất trầm ư hạ ngu giả giai xuất thử ngữ. Trù nhân quảng chúng trung bỉ giả đa thức giả thiểu. Bỉ giả dị tập, thức giả nan thân. Quả năng tự phấn chí ư kỳ gian. Như nhất nhân dữ vạn nhân địch, dong bỉ chi tập lực tận, chân đĩnh đặc một lượng hán dã". Dư chung thân tiễn kỳ ngôn, thủy đắc bất phụ xuất gia chi chí. 
Quảng Lục. 

155.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Cao Am tới chúng tất nói: "Ở trong chúng nên biết có người trí thức". Ta nhân hỏi nguyên cớ đó. Cao Am nói: "Ông chẳng thấy Qui Sơn nói: Ðộng tỉnh phải bắt chước thượng lưu, chớ nông nổi theo bọn hèn kém. Bình sinh ở trong chúng mà không bị chìm đắm trong đám hạ ngu, đều là những người xuất thân từ ở lời nói này. Trong nơi trù nhân quảng chúng, kẻ hèn thì nhiều, người trí lại ít. Tập theo kẻ hèn kém thì dễ, thân với người thức giả thì khó. Nếu quả thật, tự mình hay phấn chí ở trong đó, cũng chẳng khác chi như một người địch lại muôn người, tất cái thói tập theo hèn kém kia phải kiệt sức, mà trở thành người siêu việt tuyệt trác vậy". Ta trọn đời tuân theo lời nói đó nên mới tới được chỗ không phụ cái chí của người xuất gia. 
Quảng Lục. 

156.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường vị Thả Am viết: Chấp sự tu quyền trọng khinh, phát ngôn yếu tiên tư lự. Vụ hợp trung đạo vật sử thiên phả. Nhược thương thốt bạo dụng, tiển khắc hữu tế. Tựu sử đắc thành, nhi chung bất năng vạn toàn. Dư tại chúng trung, bi kiến lợi bệnh. Duy hữu đức giả dĩ khoan phục nhân. Thường nguyện hậu lai hữu chí lực giả thẩm nhi hành chi, phương vi mỹ lợi. Linh Nguyên thường viết: "Phàm nhân bình cư nội chiếu đa năng hiểu liễu. Cập thiệp sự ngoại trì, tiện quai hỗn dong, táng kỳ pháp thế. Tất dục tư thiệu Phật Tổ chi nhậm, khả địch hậu côn, bất khả bất thuờng tự kiểm trách dã". 
Quảng Lục. 

156.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường bảo Thả Am: Làm việc gì cũng phải cân nhắc nặng nhẹ, phát ngôn cần phải suy nghĩ trước sau, cốt sao cho hợp với trung đạo chớ để thiên lệch. Nếu dùng việc hấp tấp vội vàng, thì việc đó ít hay thành tựu, ví khiến có thành tựu chăng nữa, cũng chẳng được vẹn toàn. Ta ở trong chúng, thấy đầy đủ những việc tổn ích (1), duy chỉ người có đức, đem lòng khoan dung để khuất người, thường mong kẻ hậu lai, những người có chí lực phải xét đó mà làm theo, mới là điều ích lợi tốt đẹp. Linh Nguyên nói: "Phàm con người ở lúc bình thường soi vào nội tâm, thì phần nhiều thấy tâm sáng suốt tỏ rõ, kịp tới khi giao thiệp với sự việc ở bên ngoài, thì tâm thường hay bị ngang trái hổn độn, làm mất mát pháp thể. Vậy nên biết, nếu ai muốn nghĩ tới nhiệm vụ nối dõi Phật Tổ, mở bảo dắt dẫn hậu côn, không thể không thường tự kiểm trách". 
Quảng Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Tổn ích: Dịch ở chữ lợi bệnh. Làm việc gì tổn đến người gọi là bệnh, làm việc ích cho người là lợi. 

157.- CHỮ HÁN: Ứng Am Hoa Hòa thượng trụ Minh Quả. Tuyết Ðường vị thường nhất nhật bất quá tòng. Giản hữu thiết nghị giả. Tuyết Ðường viết: "Hoa Ðiệt vi nhân bất duyệt lợi cận danh, bất tiên dụ hậu hủy, bất a dung cẩu hợp, bất nịnh sắc sảo ngôn. Gia dĩ kiến đạo minh bạch, khứ trụ tiêu nhiên, nột tử trung nan đắc. Dự cố trọng chi". 
Thả Am Dật Sự. 

157.- DỊCH NGHĨA: Ứng Am Hoa (1) Hòa thượng trụ trì chùa Minh Quả. Tuyết Ðường chưa từng một ngày nào chẳng qua thăm. Hoặc có kẻ bàn lén về việc này. Tuyết Ðường nói: "Hoa Ðiệt là người chẳng thích lợi, chẳng cầu danh, chẳng trước khen sau chê, chẳng a dung cẩu hợp, chẳng nịnh sắc xảo ngôn. Hơn nữa lại là người thấu đạo tỏ rõ, cách đi đứng khoan thai, trong hàng nột tử khó có ai được thế, nên ta rất kính trọng". 
Thả Am Dật Sự. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ứng Am Hoa: Ứng An Ðàm Hoa thiền sư, pháp tự của Hổ Khâu Long thiền sư, đời thứ 16 phái Nam Nhạc. 

158.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Học giả khí thắng chí tắc vi tiểu nhân, chí thắng khí tắc vi đoan nhân chính sĩ, khí dữ chi tề vi đắc đạo hiền thánh. Hữu nhân cương ngận, bất thụ qui giản, khi sử nhiên dã. Ðoan chính chi sĩ, tuy cường sử vi bất thiện, ninh tử bất nhị, chí sử nhiên dã. 
Quảng Lục. 

158.- DỊCH NGHĨA: Người học mà khí thắng chỉ là tiểu nhân, chí thắng khí là đoan nhân chính sĩ, chí với khí ngang nhau là hiền thánh đắc đạo. Người cứng cỏi chẳng chịu tuân theo qui củ và lời can gián, đó là bị khí nó sai khiến. Kẻ sĩ đoan chánh, dù có cưỡng bách làm điều bất thiện, thì dù chết cũng chẳng hai lòng, đó là chí nó đưa đến như vậy. 
Quảng Lục. 

159.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Cao Am trụ Vân Cư. Phổ Vân Viên vi Thủ tọa. Nhất Tài Tăng vi Thư ký. Bạch Dương Thuận vi Tạng chủ. Thông Ô Ðầu vi Tri khách. Hiền Chân Mục vi Duy Na. Hoa Ðiệt vi Phó tự. Dụng Ðiệt vi Giám tự. Giai thị hữu đức nghiệp giả. Dụng Ðiệt tầm thường liêm ước bất điểm thường tru du. Hoa Ðiệt nhân hý chi viết: "Dị thời tố Trưởng lão, tu thị tỷ khổng đoan chính thủy đắc, khởi khả dĩ thử vi đắc da?" Dụng Ðiệt bất đối. Dụng Ðiệt xử kỷ tuy kiệm, dữ nhân thậm phong, tiếp nạp tứ lai, lược vô quyện sắc. Cao Am nhật nhật kiến chi viết: "Giám tự dụng ngôn tâm cố nan đắc. Cánh tu chiếu quản thường trụ vật linh sơ thất". Dựng Ðiệt viết: "Tại mổ thất vi tiểu quá. Tại Hòa thượng ngôn hiền đãi sĩ, hải nạp sơn dung, bất vấn tế vi thành vi đại đức". Caoi Am tiếu nhi dĩ. Cố tùng lâm hữu Dụng Ðại Oản chi xưng. 
Dật Sự. 

159.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Cao Am khi trụ trì chùa Vân Cư. Phổ Vân Viên (1) làm Thủ tọa (2). Nhất Tài Tăng (3) làm Thư ký (4). Bạch Dương Thuận (5) làm Tạng chủ (6). Thông Ô Ðầu (7) làm Tri khách (8). Hiền Chân Mục (9) làm Duy Na (10). Hoa Ðiệt (11) làm chức Phó tự (12). Dung Ðiệt (13) làm chức Giám tự (14). Ðiều là những vị gồm đủ đức nghiệp. Dụng Ðiệt là người luôn luôn thanh liêm kiệm ước, không thắp đèn dầu của thường trụ. Hoa Ðiệt thấy thế nói bởn rằng: "Một ngày kia, ông làm Trưởng lão, cần phải có người hổng mũi ngay thẳng (15) mới được, đâu có thể lấy việc nhỏ này làm chỗ sở đắc vậy ư?". Dung Ðiệt không đáp lại. Dung Ðiệt tuy tiết kiệm với bản thân, nhưng đối xử với người rất hậu, tiếp đãi thu nạp hàng nột tử từ bốn phương, lại không tỏ lộ dáng điệu mệt nhọc. Một hôm Cao Am thấy vậy liền nói: "Chỗ dụng tâm của Giám tự thực khó ai có được. Nhưng cần phải soi xét tới công việc của thường trụ, chớ để cho sơ khoáng thất thố". Dung Diệt thưa: "Ở phần tôi có chỗ sơ sót cũng chỉ là phần lỗi nhỏ. Còn ở phần Hòa thượng phải tôn người hiền đãi kẻ sĩ, độ lượng lớn hàm chứa như bể cả, tâm bao dung như núi cao, chẳng hỏi đến việc nhỏ bé, thực là người có đức lớn!". Cao Am mỉm cười. Vì thế nên có tên là Dung Ðại Oản trong chốn tùng lâm. 
Dật Sự. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Phổ Vân Viên: Phổ Vân Tự Viên thiền sư, pháp tự của Bạch Vân Ngộ, đời thứ 16 phái Nam Nhạc. 
(2) Thủ tọa: Vị đứng đầu trong chúng Tăng, người tiêu biểu trong tùng lâm, làm nhãn mục cho nhân thiên, khai tràng thuyết pháp, tiếp dẫn hậu côn. 
(3) Nhất Tài Tăng: Tuyết Quả Pháp Nhất thiền sư, pháp tự của Thảo Ðường Thanh. 
(4) Thư ký: Người giữ gìn về văn thư sổ sách, sớ bảng trong chốn tùng lâm. 
(5) Bạch Dương Thuận: Bạch Dương Pháp Thuận thiền sư, pháp tự của Phật Nhãn Viễn, đời thứ 15 phái Nam Nhạc. 
(6) Tạng chủ: Người coi giữ Tam Tạng kinh điển, thông hiểu nghĩa lý, biết phân chia mục lục trong ba tạng kinh để dễ bề nghiên cứu. 
(7) Thông Ô Ðầu: Bắc Sơn Pháp Thông thiền sư, pháp tự của Trương Lư Liễu Thanh. 
(8) Tri khách: Người trông coi tân khách, ứng tiếp hai hàng xuất gia và tại gia. 
(9) Hiền Chân Mục: Chính Hiền Chân Mục thiền sư, pháp tự của Phật Nhãn Viễn, đời thứ 15 phái Nam Nhạc. 
(10) Duy Na: Người giữ kỷ cương trong Tăng chúng, làm cho Tăng chúng trong ngoài êm đẹp, nên lại có tên là Duyệt Chúng. 
(11) Hoa Ðiệt: tức Ðàm Hoa thiền sư. 
(12) Phó tự: Chức coi việc chi thu xuất nhập, tiền bạc thóc lúa. 
(13) Dụng Ðiệt: Song Tâm Ðức dụng thiền sư, pháp tự của Cao Am Thiện Ngộ. 
(14) Giám Tự: Tiếng Phạn là Ma Lam Ðế, Tàu dịch là Tư chủ, nay gọi là Giám viện, hoặc Giám tự, trông nom coi sóc công việc Tam Bảo, ứng tiếp quan khách, làm việc nghiêm minh, công bằng, không để trên dưới oán hận. 
(15) Hổng mũi ngay thẳng: Ý nói, tỏ lộ hoàn toàn được pháp thân đạo thế. 

160.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Học giả bất tri đạo chi sở hướng. Tắc tầm sư hữu dĩ xam khấu chi. Thiện tri thức bất khả dĩ đạo chi độc hóa. Cố giả học giả tán hựu chi. Thị dĩ chủ chiêu đề hữu đạo đức chi sư. Nhi thành pháp xã tất hữu hiền trí chi nột tử. Thị vi hổ khiếu phong liệt, long tương vân khởi. Tích Giang Tây Mã Tổ nhân Bách Trượng Nam Tuyền nhi hiển kỳ đại cơ đại dụng. Nam Nhạc Thạch Ðầu đắc Dược Sơn Thiên Hoàng nhi trứ kỳ đại trí đại năng. Sỡ dĩ thiên tải nhất hợp, luận thuyết vô nghi. Dực nhiên nhược Hồng Mao chi ngộ phong, bái hồ tự cự ngư chí túng hác. Giai tự nhiên chi thể dã. Toại chi kiến tùng lâm công huân, tăng Phật Tổ quang diệu. Tiên Sư trụ Long Môn. Nhật tịch vị dư viết: "Ngã vô đức nghiệp bất năng hạo qui hồ hải nột tử. Chung quí lão Ðông Sơn dã". Ngôn tất tiềm nhiên. Dư thường tư chi. Kim vị nhân sư pháp giả, dữ cổ nhân tương khứ vạn bội hỹ. 
Dữ Trúc Am thư. 

160.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Người học đạo khi chưa biết phương hướng của đạo, cần phải tìm thầy bạn để tham hỏi. Bậc thiện tri thức không thể đem đạo giáo hóa đơn độc, mà phải nhờ người học đạo giúp đở phù trì. Bởi thế, làm chủ ngôi chùa tất phải có những bậc thầy đạo đức, lập thành pháp hội, tất có những nột tử hiền trí. Ðó cũng giống như hổ gầm gió manh, rồng cuộn mây bay. Xưa kia Mã Tổ (1) đất Giang Tây nhờ có Bách Trượng (2) Nam Tuyền (3) mà hiển được đại cơ đại dụng. (Chỗ này dịch thiếu một đoạn). Thật là ngàn năm một lần trùng hợp, luận thuyết không còn ngờ. Phất phới như lông hồng gặp gió, cuồn cuộn như cá lớn về khơi. Ðều là cái thế tự nhiên vậy. Rồi đến kiến lập được công huân của tùng lâm, tăng phần rực rỡ của Phật Tổ. Tiên Sư trụ trì chùa Long Môn, nhân một buổi chiều bảo tôi: "Ta không có đức nghiệp nên không hay qui nạp sâu rộng được các hàng nột tử khắp nơi hồ hải, thật đáng hổ thẹn với lão Tăng chùa Ðộng Sơn". Ngài nói xong rồi buồn rầu rơi lệ. Tôi thường nghĩ lại việc đó mà suy đến ngày nay những người làm bậc thầy khuôn mẫu cho đời đem so sánh với cổ nhân thì xa cách nhau gấp muôn lần vậy. 
Thư gởi Trúc Am (7). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Mã Tổ: Mã Tổ Ðạo Nhất thiền sư, pháp tự của Nam Nhạc Hoài Nhượng. 
(2) Bách Trượng: Bách Trượng thiền sư, pháp tự của Mã Tổ Ðạo Nhất. 
(3) Nam Tuyền: Nam Tuyền tham học với Mã Tổ ở núi Ðại Hùng mà đốn ngộ được đại sự, hiển liễu được đại dụng, biệt hiệu là Phổ Minh thiền sư. 
(4) Thạch Ðầu: Vì ngài trụ ở một am nhỏ trong chùa Nam Tự, đỉnh núi Hành Sơn, nên có biệt hiệu là Thạch Ðầu. Tên cũ của ngài là Hy Thiên thiền sư. 
(5) Dược Sơn: Dược sơn Tinh Nghiễm thiền sư, pháp tự của Thạch Ðầu Hy Thiên. 
(6) Thiên Hoàng: Thiên Hoàng Ðạo Ngộ thiền sư, pháp tự của Thạch Ðầu Hy Thiên. 
(7) Trúc Am: Trúc Am sĩ Khuê thiền sư, pháp tự của Phật Nhãn Viễn. 

161.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Dư tại Long Môn thời Linh Nguyên trụ Thái Bình. Hữu tư di phi ý nhiễu chi. Linh Nguyên dữ tiên sư thư viết: "Trực khả dĩ hành đạo, đãi bất khả vi. Uổng khả dĩ trụ trì thành phi ngã chí. Bất như phóng ý ư thiên nham vạn hác chi gian. Nhật bão sơ túc dĩ toại dư sinh, phục hà quyền quyền hồ". Bất tuần tiếp gian hữu Hoàng Long chi mệnh. Nãi thừa hứng qui Giang Tây. 
Thông Thủ Tọa Ký Văn. 

161.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: (1)"Khi ta ở chùa Long Môn. Linh Nguyên ở chùa Thái Bình. Linh nguyên bị quan Hữu Tư đem điều vô lý sách nhiễu, liền viết thư gởi về tiên sư có nói: "Nếu đem tâm ngay thẳng để làm việc đạo, hầu như không thể thi thố được, còn nếu đem tâm cong queo để trụ trì quả thật là không phải chí hướng của tôi. Nên chẳng bằng tôi phóng ý trong khoảng núi hang trùng điệp, ngày ăn thóc cỏ vực, để độ quãng đời sống còn thừa lại, sao cứ khư khư giữ việc như thế này vậy ư?" Thư gởi đi không đầy mười hai ngày (2) thì nhận được lệnh của Hoàng Long, Linh Nguyên liền vui vẻ trở về đất Giang Tây. 
Thông Thủ Tọa Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1: Thiên này đại ý nói sự việc tiến thoái, đi hay ở của các bậc cổ đức thì tự do tự tại. 
(2) Mười hai ngày: Dịch ở chữ Bất tuần tiếp gian. Tuần là 10 ngày. Tiếp là 12 ngày. Chạy quanh khắp một vòng 12 chi tứ Tý đến Hợi gọi là tiếp thời. 

162.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Linh Nguyên hiếu tỷ loại nột tử viết: Cổ nhân hữu ngôn: "Thí vi thổ mộc ngẫu nhân tương tự.Ví mộc ngẫu nhân, nhĩ tỵ tiên đục đại, khẩu mục tiên dục tiểu. Nhãn hoặc phi chi, nhĩ tỵ đại khả dĩ tiểu, khẩu mục tiểu khả dĩ đại. Vi thổ ngẫu nhân, nhĩ tỵ tiên dục tiểu, khẩu mục tiên dục đại. Nhãn hoặc phi chi, nhĩ tỵ tiểu khả dĩ đại, khẩu mục khả dĩ tiểu!" Phù thử ngôn tuy tiểu khả dị dụ đại hỹ. Học giả lâm sự thủ xã, bất yểm tam tư. Khả dĩ vi trung hậu chi nhân dã. 
Ký Văn. 

162.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Linh Nguyên thích đem sự vật so sánh với các nột tử rằng: Cổ nhân (1) có nói: "Ví như người thợ tượng, làm tượng bằng đất hay bằng gỗ. Người thợ làm tượng gỗ, thì trước hết phải làm tai và mũi lớn, miệng, mắt nhỏ. Nếu hoặc có người chê trách, thì tai mũi lớn có thể làm cho nhỏ, miệng mắt nhỏ có thể làm cho lớn. Người làm tượng đất, thì tai mũi trước hết phải làm cho nhỏ, miệng mắt phải để lớn. Nếu hoặc có người chê trách, thì tai mũi nhỏ có thể làm cho lớn, miệng mắt lớn có thể làm cho nhỏ". Ôi! lời nói này tuy là tầm thường, nhưng có thể lấy để dụ cho những việc lớn. Người học đạo, một khi sự việc nó tới, mà biết lựa chọn việc đó nên làm hay bỏ, cần phải trải qua ba lần suy nghĩ (2), mới có thể cho đó là người trung hậu được. 
Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Cổ nhân: Chỉ vào Hoàn Hách Hàn Phi Tử đua ra lời dẫn dạy này. 
(2): Lời sách Luận Ngữ ba lần suy nghĩ rồi sau mới làm. 

163.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Vạn Am tống Cao Am quá Thiên Thai hồi vị dư ngôn: Hữu Ðức Quán Thủ Tọa, ẩn Cảnh Tinh nham tam thập tải, ảnh bất xuất sơn. Long Học Cảnh Công vi quận. Ðặc dĩ Thụy Nham nghinh chi, Quán từ dĩ kệ viết: 

"Tam thập niên lai độc yển quan, 
Sứ phù na đắc đáo thanh san. 
Hưu tương tỏa mạt nhân gian sự, 
Hoán ngã nhất sinh lâm hạ nhàn". 

Sứ mệnh tái chí trung bất tựu. Cảnh Công thán viết: "Kim nhật Ẩn Sơn chi lưu dã". Vạn Am viết: "Bỉ hữu lão túc năng ký kỳ ngữ giả, nãi viết: Bất thể đạo bản, một nịch sinh tử, xúc cảnh sinh tâm, tùy tình động niệm, lang tâm hồ ý, xiểm hành cuống nhân, phụ thế a dung, tuẫn danh cẩu lợi, quai chân trục vọng, bối giác hiệp trần, lâm hạ đạo nhân, chung bất vi dã". Dư viết: "Quán diệc Tăng trung gián khí dã". 
Dật Sự. 

163.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Vạn Am (1) đưa Cao Am qua chùa Thiên Thai, lúc trở về nói với ta rằng: "Có Ðức Quán (2) Thủ Tọa ở ẩn dật trong núi Cảnh Tinh đã ba mươi năm trời, không hề bước chân ra khỏi núi. Quan Quận Thú Long Học Cảnh Công, đặc biệt ưu ái, muốn đón ngài về chùa Thụy nham, Ðức Quán viết bài kệ từ chối: 

Ba mươi năm trọn lánh trần ai, 
Bỗng được quan sai sứ (3) lại mời. 
Việc vụn nhân gian đừng đổi chác, 
Ðời nhàn rừng núi cuộc đời tôi". 

Cảnh Công lại sai sứ đến lần thứ hai, nhưng ngài vẫn cố từ. Cảnh Công than: "Ðó là dòng của Ẩn Sơn (4) ngày nay vậy". Vạn An nói: "Chủa Thiên Thai có bậc lão Tăng, ghi lại được lời nói của Ðức Quán Thủ Tọa rằng: Chẳng liễu được gốc đạo, chìm đắm bể sanh tử. Xúc cảnh liền sanh tâm, tùy tình động niệm dấy. Tâm ý như hổ lang, xiểm nịnh lừa dối người. Cậy thế lực a tòng, theo danh và trục lợi. Bỏ chân theo đuổi vọng, trái giác hợp với trần. Ðều là những việc mà người tu đạo nơi rừng núi, trọn chẳng bao giờ làm". Ta nói: "Ðức Quán cũng là một anh tài (5) trong hàng Tăng". 
Dật Sự. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Vạn Am: Ðông Lâm Vạn Am Ðạo Nham thiền sư, pháp tự của Ðại Tuệ Cảo, đời thứ 16 phái Nam Nhạc. 
(2) Ðức Quán: Ðức Quán Thủ Toa, pháp tự của Phật Nhãn Viễn, đời thứ 15 phái Nam Nhạc. 
(3) Sứ lại mời: Dịch ở chữ Sứ phù. Ở đời nhà Hán vua hay quan muốn phái khiến sứ thần đi đâu, thì giao cho thanh tre dài sáu tấc, tách ra làm hai mảnh, cùng ăn khớp với nhau để làm tín hiệu. 
(4) Ẩn Sơn: Ðàm Châu Long Sơn Hòa thượng, cũng gọi là Ẩn Sơn Hòa thượng, pháp tự của Mã Ðại Sư. 
(5) Anh tài: Dịch ở chữ Gián khí, có nghĩa là con người xuất cách không can dự với đời, tức là người anh tài rất hiếm có. 

164.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường sinh phú quý chi thất. Vô kiêu cứ chi thái. Xử cung tiết kiệm, nhã bất sự vật. Trụ Ô Cự sơn. Nột tử hữu hiến thiết kính giả. Tuyết Ðường viết: "Khê lưu thanh thử, mao phát khả giảm, súc thử hà vi". chung khước chi. 
Hành Thực. 

164.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường sanh trưởng trong gia đình giàu sang (1), mà không có thái độ kiêu căng, sống nếp sống thanh nhã, chẳng ham chuộng vật chất. Khi ở núi Ô Cư, có một nột tử dâng ngài tấm gương sắt. Tuyết Ðường nói: "Nước trong nơi khe suối, có thể soi rõ được cả lông tóc, tích trử vật này làm chi". Ðoạn ngài khước từ không nhận. 
Hành Thực. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Cha của Tuyết Ðường là Kiến Ðộc cư sĩ, một người rất giàu sang lại có địa vị cao quý. 

165.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường nhân từ trung thứ tôn hiền kính năng. Hý tiếu lý ngôn, hãn xuất vu khẩu. Vô tuấn trở bất bạo nộ. Chí ư khứ tựu chi tế, cực vi giới khiết. Thường viết: "Cổ nhân học đạo ư ngoại vật đạm nhiên, vô sở thị hiếu. Dĩ chí vong thế vị khứ thanh sắc. Tự bất miễn nhi năng. Kim chi học giả, tố tận kỹ lưỡng, trung bất nại hà. Kỳ cố hà tai. Chí bất kiên sự bất nhất, bả tác thất tự gian nhĩ". 
Hành Thực. 

165.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường là người nhân từ trung thứ, tôn bậc hiền đức kính kẻ tài năng. Những lời đùa cười thô tục ít khi buột ra ngoài miệng. Tính không nghiêm khắc cũng không giận dữ. Ngay cả lúc đi lại cũng rất mực ngay thẳng tinh khiết. Ngài thường nói: "Sự học đạo của cổ nhân, đối với ngoại vật thản nhiên không có gì ham muốn. Dĩ chí còn quên cả thế vị, bỏ cả thanh sắc tựa như những việc chẳng gắng sức trừ bỏ được mà hay bỏ một cách dễ dàng. Người học đạo ngày nay, thì làm tất cả các tài nghệ, chẳng nề hà việc chi, đó là cớ gì vậy? Chỉ vì chí chẳng bền, việc không chuyên nhất, mà có làm việc gì chăng nữa cũng chỉ là tắc trách". (1) 
Hành Thực. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Tắc trách: Dịch ở chữ 'Thất tự gian", lời tục ngữ của địa phương, có nghĩa là không thiết yếu. 

166.- CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Tử Tâm trụ Vân Nham. Thất trung hiếu nộ mạ. Nột tử giai vọng nhai nhi thoái. Phương Thị Giả viết: "Phù vi thiện tri thức. Hành Phật Tổ chi đạo, hiệu lênh nhân thiên. Ðưong thị học giả như xích tử. Kim bất năng thi thảm đát chi ưu, thùy phủ thuần chi ân, dụng trung hòa chi giáo. Nại hà như cừu thù, kiến tắc cấu mạ. Khởi thiện trí thức dụng tâm hồ". Tử Tâm duệ trụ trượng xấn chi viết: "Nhĩ kiến giải như thử, tha nhật xiểm phụng thế vị, cẩu mị quyền hào, tiện mãi Phật pháp, khi võng tủng tục định hỹ. Dư bất nhẫn, cố dĩ trọng ngôn kích chi. An hữu tha tai. Dục kỳ tri xỉ cải quá hoài mộ bất vong, dị nhật tố hảo nhân nhĩ". 
Thông Thủ Tọa Ký Văn. 

166.- DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Tử Tâm trụ trì chùa Vân Nham. Trong chốn trượng đường, ngài hay có tính nóng giận chửi mắng. Các hàng nột tử vì thế đều nhìn về phía trời xa thẳm mà lần lượt ra đi. Phương Thị Giả (1) nói: "Ôi! Bậc thiện tri thức, thực hành đạo của Phật Tổ, làm hiệu lệnh cho nhân thiên nên phải coi người học như con đỏ. Nay ngài lại chẳng rủ lòng lo lắng thương hại ban bố ân huệ, nuôi nấng vỗ về, dùng lời dạy bảo trung hòa, tại sao lại coi họ như cừu thù, thấy thời mắng nhiếc, đâu có phải là chỗ dụng tâm của bậc thiện trí thức vậy ư?". Tử Tâm liền cầm chiếc gậy đương chống đuổi Phương Thị Giả và nói: "Chỗ thấy nghe hiểu biết của ông như thế, ngày kia tất sẽ xu nịnh sùng chuộng kẻ thế vị, ton hót kẻ hào quyền, bán rẻ cả Phật pháp, lừa dối đám ngu hèn. Vì ta không nỡ thấy những việc như thế, nên ta nặng lời kích động, để họ gắng chí, nào có ý gì khác đâu. Ta chỉ muốn cho họ biết hổ thẹn để sửa lỗi, ghi tạc vào tâm khảm đừng quên, mong một ngày kia trở nên người tốt vậy". 
Thông Thủ Tọa Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Phương Thị Giả: Siêu Tông Huệ Phương thiền sư, pháp tự của Hoàng Long, đời thứ 12 phái Nam Nhạc. 

167.- CHỮ HÁN: Tử Tâm Tân Hòa thường viết: Tú Viên Thông thường ngôn: "Tự bất năng chính, nhi dục chính tha nhân giả, vị chí thất đức, tự bất năng cung, nhi dục cung tha nhân giả, vi chi bội lễ. Phù vi thiện trí thức, thất đức bội lệ, tương hà dĩ thùy phạm hậu hồ". 
Dữ Linh Nguyên thư. 

167.- DỊCH NGHĨA: Tử Tâm Tân Hòa thượng nói: Tú Viên Thông (1)thường nói: "Tự mình không chân chánh mà muốn người ta chân chánh, đó là thất đức. Tự mình chẳng cung kính mà muốn được sự cung kính ở người, đó là trái lễ. Ôi! Làm bậc thiện trí thức mà thất đức trái lễ, thì đem gì làm khuôn mẫu cho đời sau". 
[b]Thư gởi Linh Nguyên. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Tú Viên Thông: Tú thiền sư, pháp tự của Thiên Y Hoài thiền sư, đời thứ 11 phái Thanh Nguyên. 

168.- CHỮ HÁN: Tử Tâm vị Trần Oánh Trung viết: "Dục cầu đại đạo tiên chính kỳ tâm, thiểu hữu phẫn đế tắc bất đắc kỳ chính. Thiểu hữu thị dục diệc bất đắc kỳ chính. Nhiên tự phi thánh hiền ứng thế, an đắc vô ái ố hỷ nộ. Trực tu bất trí chi ư tiền dĩ hại kỳ chính. Thị vi đắc hỹ". 
Quảng Lục. 

168.- DỊCH NGHĨA: Tử Tâm bảo Trần Oánh Trung: "Người cầu đại đạo, trước hết tự mình phải chính tâm, nếu hơi vướng chút hờn giận thời tâm chẳng được chính, hơi có chút thị dục thời tâm cũng chẳng được chính. Nhưng nếu tự mình không phải là thánh hiền ứng thế, sao tránh khỏi được tâm không yêu ghét mừng giận, mà chỉ cần ngăn chận chúng trước khi phát khởi, để khỏi phương hại mất chính tâm, thế là được vậy". 
Quảng Lục. 

169.- CHỮ HÁN: Tử Tâm viết: Tiết kiệm phóng há, tối vi nhập đạo tiệp kính. Ða kiến học giả tâm phẫn phẫn, khẩu phỉ phỉ, thục bất dục kế chủng cổ nhân. Cập quan kỳ phóng há tiết kiệm, vạn trung vô nhất. Kháp tự thứ tục chi gia tử đệ bất khẳng độc thư yếu tố quan nhân. Tuy tam xích nhũ tử, tri kỳ tất bất năng vi dã. 
Quảng Lục. 

169.- DỊCH NGHĨA: Tử Tâm nói: Tiết kiệm và buông xuôi mọi duyên là con đường tắt vào đạo. Phần nhiều thấy những người học đạo ngày nay, trong tâm thì hậm hực, ngoài miệng thì tấm tức, ai cũng muốn nối gót người xưa. Nhưng xét tới chỗ tiết kiệm và phóng há mọi duyên thì trong muôn phần không có được một. Cũng giống như con cái nhà thứ tục, không chịu đọc sách mà lại muốn làm quan, dẫu là đứa trẻ nít cũng biết đó là việc không thể làm được. 
Quảng Lục. 

170.- CHỮ HÁN: Tử Tâm vị Trâm Ðường viết: Học giả hữu tài thức trung tín tiết nghĩa giả thượng dã. Kỳ tài tuy bất cao, cẩn nhi hữu lượng thứ dã. Kỳ hoặc hoài tà quan vong tùy thế cải địch thử chân tiểu nhân dã. Nhược trí chi ư nhân tiền, tất hoại tùng lâm nhi ô độc pháp môn dã. 
Thực Lục. 

170.- DỊCH NGHĨA: Tử Tâm bảo Trạm Ðường: Người học đạo, nếu người nào có tài trí trung tín, tiết nghĩa, thì đó là hạng người ở trên. Còn người tuy tài năng không cao, nhưng lại cẩn thận và có độ lượng thì đó là hạng người ở bậc giữa. Còn hoặc có hạng người tâm mang thói tà, xem xét mong ngóng dư luận thiên hạ, tùy theo thời thế mà thay đổi thì đó quả thật là kẻ tiểu nhân. Nếu đem hạng người đó mà đặt ở địa vị cao, thì tất nhiên họ sẽ làm bại hoại tùng lâm, làm nhơ nhuốc chốn pháp môn vậy. (1) 
Thực Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý thiên này nói về căn cơ của người học đạo có thượng trung hạ cần phải theo đó để chỉ dẫn cho người học sau. 

171.- CHỮ HÁN: Tử Tâm vị Thảo Ðường viết: Phàm trụ trì chi chức phát ngôn hành sự yếu tại thành tín. Ngôn thành nhi tín sở cảm tất thâm. Ngôn bất thành tín, sở cảm tất thiển. Bất thành chi ngôn, bất tín chi sự. Tuy bình cư thứ tục do bất nhẫn hành, khủng kiến khi vu hương đảng, huống vị tùng lâm chủ, đại Phật Tổ tuyên hóa. Phát ngôn hành sự cẩu vô thành tín tắc hồ hải nột tử, thục tương tòng yên. 
Hoàng Long Thực Lục. 

171.- DỊCH NGHĨA: Tử Tâm bảo Thảo Ðường: Phàm là chức trụ trì, phát ngôn làm việc cần ở chỗ thành và tín. Lời nói thành tín thì chỗ cảm rất sâu xa. Lời nói không thành tín thì chỗ cảm ắt nông cạn. Lời nói không thành thực, làm việc không tín cẩn, dù rằng là người dân thường nếp sống bình thản cũng còn không nỡ làm, vì họ sợ người ta thấy sự lừa dối của mình với hương đảng (1), nữa là người chủ tùng lâm, thay Phật Tổ tuyên dương giáo hóa. Mà khi nói năng hay lúc làm việc, nếu không có thành và tín, thì kẻ nột tử khắp chốn hải hồ, ai là người theo với mình vậy.(2) 
Hoàng Long Thực Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Hương đảng: Theo sách Luận ngữ, cứ 5 nhà một "lân", 5 lân một "lý", 125 nhà là một "hương", 500 nhà là một "đảng". 
(2): Ðại ý thiên này chỉ rõ về cách muốn thuyết phục người, trước hết tự mình phải thành và tín từ lời nói và việc làm. 

172.- CHỮ HÁN: Tử Tâm viết: Cầu lợi giả bất khả dữ đạo. Cầu đạo giả bất khả dữ lợi. Cổ nhân phi bất năng kiêm chi. Cái kỳ thế bất khả dã. Sử lợi dữ đạo kiêm hành tắc thương cổ đổ cô, lư diêm, phù phiếm chi đồ, giai năng cầu chi hỹ. Hà tất cổ nhân khí phú quí vong công danh, khôi tâm dẫn trí, ư không sơn đại trạch chi trung, giản ẩm mộc thực, nhi chung kỳ thân tai. Tất vị lợi dữ đạo hành chi bất tương vi ngại. Thi như phủng lậu chi nhi quán tiêu hũ, tắc chung mạc năng tế hỹ. 
Dữ Hàn Tử Thương thư. 

172.- DỊCH NGHĨA: Tử Tâm nói: Người cầu lợi không thể cùng với đạo, ngườicầu đạo không thể cùng với lợi. Người xưa không phải không thể làm kiêm cả lợi và đạo, bởi lẽ, cái thế đó không thể cho phép làm như vậy. Ví khiến nếu thực hành được cả lợi và đạo, thì những kẻ buôn đứng, bán ngồi, buôn thịt, bán rượu, hay những kẻ buôn thúng bán mẹt nơi hang cùng ngõ hẽm cũng đều có thể làm được, hà tất phải cần đến cổ nhân phải bỏ giàu sang, quên công danh, nguội tâm lắng trí trong nơi rừng suối, uống nước lã ăn quả cây cho đến trọn đời vậy ư? Tất nhiên có người cho rằng lợi và đạo đều cùng làm chung cả với nhau được, mà vẫn không ngang trái chướng ngại lẫn nhau, thì cũng ví như người mang chén rượu bị dò mà tưới vào vạc than hồng, tất nhiên không thể giúp ích gì được vậy.(1) 
Thư gởi Hàn Tử Thương. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý thiên này nói, đạo đức cùng với thanh lợi không thể cùng dung hợp với nhau. 

173.- CHỮ HÁN: Tử Tâm viết: Hối Ðường tiên sư, tích du Ðông Ngô, kiến Viên Chiếu phó Tịnh Từ thỉnh. Tô Hàng đạo tục tranh chi bất dĩ. Nhật viết: "Thử ngã sư dã, nhữ hà đoạt chi". Nhất viết: "Kim ngã sư giả, nhữ hà hữu yên". 
Lâm Gian Lục. 

173.- DỊCH NGHĨA: Tử Tâm nói: Hối Ðường tiên sư xưa kia du hành tới đất Ðông Ngô, thấy Viên Chiếu (1) nhận lời mời tới khai pháp ở chùa Tịnh Từ. Các hàng Tăng tục ở Tô Châu và Hàng Châu tranh nhau mời thỉnh ngài không ngớt. Một bên nói: "Ðạy là thầy của chúng tôi, các người sao lại tới cướp đoạt". Một bên nói: Hiện nay là thầy của chúng tôi, không phải của các người đâu vậy". 
Lâm Gian Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Viên Chiếu: Viên Chiếu Tông Bổn thiền sư, pháp tự của Thiên Y Nghĩa Hoài thiền sư, đời thứ 11 phái Thanh Nguyên. 

174.- CHỮ HÁN: Tử Tâm trụ Thúy Nham, văn Giác Phạm thoán trục hải ngoại, đạo quá Nam Xương. Yêu quí sơn trung nghênh đãi liên nhật hậu lễ tấn tống. Hoặc vị: "Tử Tâm hỷ nộ bất thường". Tử Tâm viết: "Giác Phạm hữu đức nột tử. Hướng giả cực ngôn khứ kỳ khuê giốc. Kim lụy hoạnh nghịch thị kỳ tố phận. Dư dĩ bình nhật tùng lâm đạo nghĩa xử chi". Thíc giả vị: "Tử Tâm vô tư ư nhân cố như thử". 
Tây Sơn Ký Văn. 

174.- DỊCH NGHĨA: Tử Tâm trụ trì chùa Thúy Nham, nghe biết Giác Phạm bị đầy nơi hải ngoại, trên đường qua đất Nam Xương, ngài liền đón về chùa tiếp đãi nhiều ngày, còn đem hậu lễ đưa tiển nơi bến đò. Hoặc có người nói: "Tử Tâm là người mừng giận bất thường". Tử Tâm nói: "Giác Phạm là người nột tử có đức, chỉ vì trước đây ta cực lực nói thẳng là muốn trừ khử cái tính róc rách hay soi bói lỗi người của ông, nay cũng vì thế mà ông mắc phải hoạnh nghịch, âu đó cũng là tố phận. Ta chỉ thấy tình đạo nghĩa ngày thường ở tùng lâm mà đối xử vậy". Thức giả bảo: "Tử Tâm là người không có tâm riêng tư nên mới biểu lộ cử chỉ như thế". 
Tây Sơn Ký Văn. 

175.- CHỮ HÁN: Tử Tâm vị Thảo Ðường viết: Hối Ðường tiên sư ngôn: "Nhân chí khoan hậu, đắc ư thiên tính. Nhược cưỡng chi dĩ mãnh tất bất du cửu. Mãnh nhi bất cửu tắc phản vi tiểu nhân vũ mạn. Nhiên tà chính thiện ác diệc đắc vu thiên tính. Giai bất khả di. Duy trung nhân chi tính dị thường dị hạ, khả tòng nhi hóa chi". 
Thực Lục. 

175.- DỊCH NGHĨA: Tử Tâm bảo Thảo Ðường: Hối Ðường nói: "Ðức khoan hậu của con người bẩm nơi thiên tính mà được. Nếu cưỡng lại thiên tính mà đem khoan hậu làm cho mạnh, tất nhiên cái mạnh đó chẳng lâu dài. Một khi cái mạnh không lâu dài, thì tất bị khinh khi bởi kẻ tiểu nhân. Song tà chính, thiện ác cũng do nơi thiên tính mà có, đều không thể làm cho đổi dời, duy tính trung dung của con người thì thay đổi lên xuống được dễ dàng, mới có thể căn cứ theo đó mà giáo hóa". 
Thực Lục. 

176.- CHỮ HÁN: Thảo Ðường Thanh Hòa thượng viết: Liệu nguyên chi hỏa sinh ư huỳnh huỳnh. Hoại sơn chi thủy lậu ư quyên quyên. Phù thủy chi vi dã phùng thổ khả tắc. Cập kỳ thịnh giả, phiêu mộc thạch một khâu lăng. Hỏa chi vi dã, thược thủy khả diệt, cập kỳ thịnh dã, tiêu đô ấp, phần sơn lâm. Dữ phù ái nịch chi thủy, sân khuể chi hỏa, hạt thường dị hồ. Cổ chi nhân trị kỳ tâm dã, phong kỳ niêm chi vị sinh, tình chi vị khởi. Sở dĩ dụng lực thậm vi thu công thậm đại. Cập kỳ tính tình tương loạn, ái ố giao công. Tự tắc thương kỳ sinh, tha tắc thương kỳ nhân. Dãi hồ nguy hỹ, bất khả cứu dã. 
Dữ Hàn Tử Thương thư. 

176.- DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường Thanh (1) Hòa thượng nói: Ngọn lửa chánh nơi đồng nội, phát sinh bởi một đốm lửa nhỏ bé. Thế nước vỡ núi, tích chứa bởi những giọt nước nhỏ li ti. Ôi! Giọt nước tuy nhỏ, chỉ một nắm đất có thể lấp ngay được, nhưng tới lúc thế đã mạnh, thì nó làm trôi cả gỗ đá, san phẳng gò đống. Ngọn lửa tuy nhỏ, chỉ một gáo nước có thể dập tắt, nhưng tới lúc thế đã mạnh, thời nó thiêu hủy cả đô ấp, đốt cháy cả núi rừng. Như vậy, nếu đem so sánh với nước ái dục, với lửa sân hận, đâu có khác chi vậy. Con người thời xưa, họ trị tâm phải đề phòng cái niệm đó từ khi chưa phát sanh, cái tình đó từ khi chưa bột khởi. Thế nên, dùng sức chỉ tốn rất ít, mà thu được công rất lớn. Kịp tới lúc tình và tính cùng nhau rối loạn, yêu và ghét cùng nhau công kích, thì đối với mình tự hại cả cuộc đời, đối với người lại hại cả người đó, quả thật là mối nguy ngập, không tài nào cứu vãn được nữa.(2) 
Thư gởi Hàn Tử Thương. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Thảo Ðường Thanh: Thảo Ðường Thiện Thanh thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Tố Tâm, đời thứ 13 phái Nam Nhạc. 
(2): Thiên này đại ý nói, người cầu đạo đừng để cho mối niệm thứ hai phát khởi. 
 

Xem Tiếp: Trang 02

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

chốn Nghiệp 嫖妓 than khe co tu bac han TÃ Æ năng chui Phật hoàng Trần Nhân Tông và bài học Lời Ä Æ Cõi mê Vận động là chìa khóa ngăn ngừa ung Là Như sương trên cỏ thịnh suy tĩnh lòng êm đà 永平寺 vị пѕѓ tam thiện tri thức người đưa ta vượt hay song nhu con lat dat luon dung day sau khi vap Trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ dễ Món ngon bổ dưỡng cho người ăn ThẠy định nhập do nguyen tôn ï¾ Sám hối BẠ真言宗金毘羅権現法要 Khi thôi Tam bảo lực chuyển hóa nghiệp thức nhin sau nghi ky de cam thong voi nguoi thanh thoi trong buoc chan tro ve ky Mẹ hiền sinh vua giỏi Thiền kiến phóng ÃƒÆ ДГІ Khóc Cười bテケi 第一 相 正式 trải tảo 8 3 cua nhung vi bo tat giuacho doi tín dieu Nên nặng tát nhá HÃy cang Câu hán lúc nguoi boi vi dau ma bat hieu Đồng Tháp Nhập tháp kim quan cố khoa tu mot ngay an lac voi chu de gia tu huyen