Lời Nói Đầu
Bài Tựa Thiền Lâm Bảo Huấn
Quyển Thứ Nhất
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Hai
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Ba
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Tư
Trang 01
Trang 02
Trang 03

 

.
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Thứ Ba 
Sa môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập. 
Sa môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang 03

202.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ viết: Tích Hối Ðường tác Hoàng Long đề danh ký viết: "Cổ chi học giả, cư tắc nham huyệt, thực tắc thổ mộc, y tắc bì thảo, bất hệ tâm ư thanh lợi, bất tịch danh ư quan phủ. Tự Ngụy, Tấn, Tề, Lương, Tùy, Ðường dĩ lai, thủy sáng chiêu đề tụ tứ phương học đồ. Trạch hiền giả qui bất tiếu. Tỉ trí giả đạo ngu mê. Do thị tân chủ lập, thượng hạ phân hỹ. Phù tứ hải chi chúng tụ vu nhất tự. Ðương kỳ nhậm giả, thành diệc nan năng. Yếu tại chung kỳ đại, xả kỳ tiểu. Tiên kỳ cấp hậu kỳ hoãn, bất vị tư kế, chuyên lợi ư nhân. Tỷ cấp cấp vi nhất thân chi mư giả, thực tiêu nhương hỹ. Kim Hoàng Long dĩ lịch đại trụ trì, đề kỳ danh vu thạch. Sử hậu chi lai giả giả kiến nhi mục chi viết, thục đạo đức, thục nhân nghĩa, thục công ư chúng, thục lợi ư thân. Ô hô! Khả bất cụ hồ". 
Thạch Khắc. 

202.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ nói: Xưa kia Hối Ðường làm bảng ghi tên các vị lịch đại trụ trì chùa Hoàng Long trên bia đá rằng: " Người học đạo đời xưa, nhà ở đã có hang núi, thức ăn đã có quả cây, áo mặc dùng bằng da, các ngài không bậm tâm ở thanh lợi, không ghi tên nơi quan phủ. Từ các đời Ngụy, Tấn, Tề, Lương, Tùy, Ðường trở lại đây, mới lập ra chùa viện, làm nơi tu tập học đồ cho khắp bốn phương. Lựa chọn người hiền làm khuôn phép cho kẻ bất tiếu, khiến người trí chỉ bảo cho kẻ mê. Bởi thế nên mới lập ra khách và chủ, mới chia ra trên và dưới vậy. Ôi! Chúng nhân trong bốn biển, qui tụ trong một tùng lâm, người đảm trách trong nơi đó quả thật cũng khó chu toàn được mọi công việc. Tuy thế, nhưng tóm lại điều cần thiết là ở chỗ tóm tắt phần đại cương, bỏ bớt phần tiểu tiết, việc gấp rút nên làm trước, việc thư thả sẽ làm sau, không vì kế riêng tư chuyên chú vào việc lợi người. Công việc tuy đơn giản như vậy, nhưng nếu đem so sánh với những kẻ chỉ miệt mài nghĩ đến mưu kế riêng tư của một thân mình, thì thật xa cách nhau một trời một vực vậy. Nay Hoàng Long lấy tên các vị lịch đại trụ trì khắc vào bia đá, để khiến cho những người lại sau được thấy, mà biết rõ các vị đó ai là người có đạo đức, ai là người có nhân nghĩa, ai là người có công tâm với chúng, và ai là người chỉ mưu lợi cho riêng mình. Than ôi! Thật đáng run sợ vậy". 
Thạch Khắc. 

203.- CHỮ HÁN: Trương Thị Lang Tử Thiều vị Diệu Hỷ viết: Phù thiền lâm Thủ Tọa chi chức, nãi tuyển hiền chi vị. Kim chư phương bất vấn hiền bất vấn tiếu, lệ dĩ thử vi kiểu hãnh chi tân đồ, diệc chủ pháp giả thất dã. Nhiên tắc tượng quí cố nan đắc kỳ nhân. Nhược trạch kỳ lý hành sảo ưu, tài đức sảo bị, thức liêm sỉ tiết nghĩa gia cư chi, dữ phù hiểm tiến chi đồ, diệc sai thắng hỹ. 
Khả Am Tập. 

203.- DỊCH NGHĨA: Trương Thị Lang Tử Thiều (1) bảo Diệu Hỷ: "Ôi! Chức Thủ Tọa chốn tùng lâm, là ngôi vị tuyển hiền (lựa chọn người hiền). Ngày nay các nơi lại không hỏi chi người hiền hay kẻ bất tiếu, y theo thói thường, lấy ngôi vị đó làm đường lối cầu may, làm mất cả ý nghĩa về chức vị ngôi chủ pháp. So le, ở đời Tượng Quí rất khó tìm được người theo đúng với cương vị đó, nhưng nếu lựa chọn người có hành vi hơi khá, có tài đức tạm đủ, biết liêm sỉ tiết nghĩa, suy cử vào ngôi vị đó, mà đem so sánh với bọn người gian hiểm cũng còn khá hơn nhiều vậy". 
Khả Am Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Trương Thị Lang: Trương Cửu Thành, tên chữ là Tử Thiều, đậu Tiến sĩ năm Thiệu Hưng thứ hai, làm quan đến Lễ Bộ Thị Lang và Hình Bộ Thị Lang. 

204.- CHỮ HÁN: Diệu Hỷ vị Tử Thiều viết: Cận đại chủ pháp giả vô như Chân Như Triết. Thiện phụ bất tùng lâm mạc nhược Dương Kỳ. Nghị giả vị: Từ Minh chân xuất tác sự hốt lược thù vô tị kỵ. Dương Kỳ vong thân sự chi. Duy khủng bất chu, duy tự bất biện. Tuy xung hàn mạo thử vị thường cấp kỷ nọa dung. Thủy tự Nam Nguyên chung vu Hưng Hóa, cận thập tam tải, tổng bính cương luật, tận Từ Minh chi thế nhi hậu dĩ. Như Chân Như giả, sơ tự thúc bao hành cước, đãi vu ứng thế lĩnh đồ, vị pháp vong khu, bất thí như cơ khát giả. Tạo thứ điên bái, bất cự sắc vô tật ngôn. Hạ bất bài song, Ðông bất phụ hỏa. Nhất thất tiêu nhiên, ngưng trần mãn án. Thường viết: "Nột tử nội vô cao minh viễn kiến, ngoại phạp nghiêm sư lương hữu, tiển khắc hữu thành khí giả". Cố đương thời chất ảo như Phụ Thiết Cước, quật cường như Tú Viên Thông chư công, giai vọng phong nhi yển. Ta hồ nhị lão thực thiên tải nột tử chi qui giám dã. 
Khả Am Ký Văn. 

204.- DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ bảo Tử Thiều: Ðời gần đây, người chủ pháp thì không ai được như là Chân Như Triết, giúp đở tùng lâm chẳng ai bằng Dương Kỳ. Có người bàn luận rằng: Từ Minh là người chân thật, nhưng làm việc thì hay sơ suất, không kiêng sợ tránh né chi cả. Dù thế, nhưng Dương Kỳ vẫn quên mình để kính thờ ngài, chỉ sợ công việc không chu toàn, chỉ lo mọi sự không trọn vẹn. Tuy phải xông vào chỗ rét buốt, dấn thân nơi nóng bức, nhưng chưa từng tỏ vẻ e ngại, lười biếng. Bắt đầu từ khi ở chùa Nam Nguyên, cuối cùng đến chùa Hưng Hóa, tất cả gần ba mươi năm trời, ngài đều nắm giữ tất cả cương luật, cho đến hết đời Từ Minh mới thôi. Như ngài Chân Như Triết, từ lúc đầu mang khăn gói đi hành cước, cho tới khi ứng thế lãnh chúng, lúc nào cũng vị pháp quên mình, như người đói được ăn, khát được uống, dù gặp lúc cấp bách vội vàng, ngài cũng không hề biến sắc, không nói vội vàng. Mùa Hạ không mở cửa sổ, mùa Ðông không gần bếp lửa, nghỉ trong một căn phòng vắng vẻ, bụi phủ đầy án. Ngài thường nói: "Kẻ nột tử nếu trong tâm không có kiến thức cao minh xa rộng, bên ngoài thiếu thầy nghiêm bạn tốt, thì ít có người thành được đại khí". Cho nên đương thời cứng cỏi như Phu Thiết Cước (1), quật cường như Tú Viên Thông mà các ngài cũng đều kính phục như gió lướt trên cỏ. Than ôi! Hai bậc đại lão này, quả thật là tấm gương soi nghiệm cho hàng nột tử ngàn đời sau vậy. 
Khả Am Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Phu Thiết Cước: Ứng Thiên Vĩnh Phu thiền sư, pháp tự của Lặc Ðàm Hoài Chừng, vì trong khi đi hành cước, ngài phải ép vào nhà dâm nữ, mà không sa ngã vào nữ sắc, nên có tên là Phu Thiết Cước. 

205.- CHỮ HÁN: Tử Thiều đồng Diệu Hỷ, Vạn Am tam nhân nghệ tiền đường Bản Thủ Tọa liêu vấn tật. Diệu Hỷ viết: "Lâm hạ nhân thân an nhiên hậu khả dĩ học đạo". Vạn Am trực vi bất nhiên: "Tất dục học đạo bất đương cánh cố kỳ thân". Diệu Hỷ viết: "Nhĩ giả hán hựu điên da?". Tử Thiều tuy trọng Diệu Hỷ chi ngôn, nhi chung ái Vạn Am chi ngữ vi đáng. 
Ký Văn. 

205.- DỊCH NGHĨA: Tử Thiều cùng Diệu Hỷ, Vạn Am ba người đều đến thăm bệnh Bản Thủ Tọa (1) ở một phòng nơi trượng đường. Diệu Hỷ nói: "Ngườitrong chốn thiền lâm, thân có mạnh khỏe, sau mới có thể học đạo được". Vạn Am bảo thẳng rằng: "Nếu người muốn học đạo, tất nhiên, không nên đoái tưởng đến thân mình". Diệu Hỷ nói: "Giả thử đặt ông là người bệnh như thế này, có lẽ ông lại chẳng hóa điên hay sao?". Tử Thiều tuy trọng lời nói của Diệu Hỷ, nhưng vẫn thích lời nói của Vạn Am là chánh đáng. 
Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Bản Thủ Tọa: Ngộ Bản Thủ Tọa chùa Kiến Phúc, pháp tự của Ðại Tuệ Cảo thiền sư. 

206.- CHỮ HÁN: Tử Thiến vấn Diệu Hỷ: "Phương kim trụ trì hà tiên". Diệu Hỷ viết: "An trược thiền hòa tử bất quá tiền cốc nhi dĩ". Thời Vạn Am tại tọa, dĩ vị: "Bất nhiên, kế thường trụ sở đắc, thiện năng tổn tiết phù phí, dụng chi hữu đạo, tiền cốc bất thắng số hỹ hà túc vi lự. Nhiên đương kim trụ trì, duy đắc bão đạo nột tử vi tiên. Giả sử trụ trì hữu trí mưu, năng chử thập niên chi lương, tọa hạ vô bão đạo nột tử. Tiên thánh sở vị: Tọa tiêu tín thí, ngưỡng quí Long Thiên, hà bổ trụ trì". Tử Thiều viết: "Thủ Tọa sở ngôn cực đáng". Diệu Hỷ hồi cố Vạn Am viết: "Nhất cá cá đô tự nhĩ". Vạn Am hưu khứ. 
Khả Am Tập. 

206.- DỊCH NGHĨA: Tử Thiều hỏi Diệu Hỷ: "Thời nay, các nơi trụ trì, cần phải thực hiện điều gì trước?". Diệu Hỷ nói: "An định Tăng chúng, bất quá chỉ cần tiền và gạo mà thôi". Lúc đó, Vạn Am cũng ngồi tại đó liền bảo: "Không phải thế, trụ trì cần phải kế toán của cải thu vào được của thường trụ. Nếu biết cắt bớt những món chi tiêu lãng phí, chỉ dùng vào việc hợp đạo thì tiền và gạo chẳng thiếu chi, đâu phải là việc đáng lo ngại. Song le, việc của người trụ trì hiện nay chỉ cần có được các hàng nột tử giữ đạo là việc cần thiết trước nhất. Giả sử, người trụ trì có mưu trí tích chứa được lương thực ăn trong mười năm, mà dưới tòa mình không có người nột tử giữ đạo, thì đúng như lời Tiên thánh đã nói: Ngồi ăn uổng phí của tín thí, ngửa mặt hổ thẹn với Long Thiên, thì trụ trì có bổ ích gì vậy". Tử Thiều nói: "Thủ Tọa nói rất xác đáng". Diệu Hỷ quay lại bảo Vạn Am: "Tất cả mọi việc đều giống như ý ông chăng?" Vạn Am lặng thinh lui gót. 
Khả Am Tập. 

207.- CHỮ HÁN: Vạn Am Nhan Hòa thượng viết: Diệu Hỷ tiên sư sơ trụ Kính Sơn. Nhân dạ xam, trì luận chư phương, cập Tào Ðộng tôn chỉ bất dĩ. Thứ nhật Âm Thủ Tọa vi tiên sư viết: "Phù xuất thế lợi sinh tố phi tế sự. Tất dục phù chấn tôn giáo, đương tùy thời dĩ cứu tệ, bất tất thủ mục tiền chi khoái. Hòa thượng tiền nhật tác thiền hòa tử trì luận chư phương, do bất khả vọng, huống kim đăng Bảo Hoa Vương tọa, xưng thiện trí thức da". Tiên sư viết: "Dạ lai nhất thời chi thuyết yên". Thủ tọa viết: "Thánh hiền chi học bản ư thiên tính, khởi khả xuất nhiên!". Tiên sư khể thủ tạ chi. Thủ Tọa do thuyết chi bất dĩ. Vạn Am viết: "Tiên sư thoán Hành Dương. Hiền thị giả lục biếm từ, yết thị Tăng đường tiền. Nột tử như thất phụ mẫu, thế tứ sầu thán, cư bất hoàng xứ". Âm Thủ Tọa nghệ chúng liêu bạch chi viết: "Nhân sinh họa hoạn bất khả cẩu miễn. Sử Diệu Hỷ bình sinh như phụ nhân nữ tử, lục trần hạ bản, giam mặc bất ngôn, cố vô kim nhật chi sự. Huống Tiên thánh sở ưng vi giả bất chỉ ư thị. Nhĩ đẳng hà khổ tự thương. Tích Từ Minh, Lang Gia, Cốc Tuyền, Ðại Ngu kết bạn tham Phần Dương. Thích đương tây bắc dụng binh. Toại dịch y hỗn hỏa đội trung vãng. Kim Kính Sơn, Hành Dương tương khứ bất viễn. Ðạo lộ tuyệt gián quan, sơn xuyên vô hiểm trở. Yếu kiến Diệu Hỷ phục hà nan hồ!".Do thị nhất chúng tịch nhiên. Dực nhật tương kế nhi khứ. 
Lư Sơn Trí Lâm Tập. 

207.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am Nhan Hòa thượng (1) nói: Diệu Hỷ tiên sư lúc mới ở chùa Kính Sơn, nhân một buổi dạ xam, bàn luận đến công việc ở các nơi, và tôn chỉ tông Tào Ðộng (2) rất là sôi nổi. Ngày hôm sau Âm Thủ Tọa (3) bảo tiên sư rằng: "Ôi! Việc ra đời độ sanh, vốn không phải là việc nhỏ. Ông nếu muốn phù trì chấn hưng tôn giáo nên phải tùy thời để cứu vãn tệ hại, bất tất phải lấy việc vui trước mắt. Ngay như hôm qua Hòa thượng làm vị Tăng bàn luận công việc các nơi cũng còn không thể nói hồ đồ được, nữa là hôm nay lên tòa Bảo Hoa Vương, xưng là thiện trí thức vậy ư?". Tiên sư nói: "Ðêm qua chỉ là sự bàn luận nhất thời mà thôi". Thủ Tọa nói: "Cái học của Thánh hiền vốn ở thiên tính, đâu có thể khinh xuất được vậy?". Tiên sư cúi đầu tạ lễ. Thủ Tọa còn nói mãi không thôi. Vạn Am nói: "Tiên sư khi bị đày ở đất Hành Dương (4). Hiền thị giả (5) chép lời bá cáo bị đày đó, yết thị trước Tăng đường, các nột tử nghe biết ai nấy đều đau khổ như người mất cha mẹ. Âm Thủ Tọa tới trước phòng Tăng chúng biện bạch rõ về việc đó rằng: "Họa hoạn của con người, không ai tránh khỏi, ví khiến bình sinh, Diệu Hỷ giống đàn bà con gái, chịu đựng ở địa vị thấp kém, ngậm miệng làm thinh không nói, cố nhiên sẽ không xảy ra sự việc như ngày nay. Huống hồ chỗ phải làm của tiên sư, lại không phải là ở chỗ đó. Xưa kia Từ Minh, Lang Gia, Cốc Tuyền (6) và Ðại Ngu (7) kết bạn, cùng tới tham học ngài Phần Dương, gặp lúc triều đình đem quân đóng khắp miền tây bắc để tảo thanh giặc giả, các ngài phải đổi áo lẫn vào đám quân lính mà đi. Nay từ Kính Sơn đến Hành Dương cách nhau không xa, đường lối không gián đoạn, núi sông không hiểm trở, nếu chúng Tăng muốn đến yết kiến Diệu Hỷ thì có khó khăn gì?". Vì thế mà cả chúng đều im lặng. Ngày hôm sau chúng Tăng cùng nối gót nhau đi tới thăm ngài Diệu Hỷ. 
Lư Sơn Trí Lâm Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý thiên này chia làm hai đoạn. Ðoạn một nêu cao về tác phong đạo đức của thầy. Ðoạn hai chỉ rõ sự họa hoạn của kiếp người không ai tránh khỏi. 
(2) Tào Ðộng: Ðộng Sơn Lương Giới thiền sư, người đất Cối Kê, pháp tự của Vân Nham Ðàm Thành thiền sư. Và, Tào Sơn Bản Tịch thiền sư người Tuyên Châu, pháp tự của Ðộng Sơn Lương Giới. Hai vị này sáng lập ra tông phái thiền riêng, lấy tên là "Tào Ðộng Tôn". 
(3) Âm Thủ Tọa: Pháp Âm Thủ Tọa thiền sư, pháp tự của Trường Lư Hòa thiền sư. 
(4) Tiên sư bị đày ở Hành Dương: Ðời Tống Cao Tôn, niên hiệu Thiệu Hưng năm thứ 7, vua ban chiếu chỉ mời Diệu Hỷ trụ trì chùa Năng Nhân ở Kính Sơn. Năm Thiệu Hưng thứ 11, ông Trương Tử Thành tự Tử Thiều cùng các vị đại phu đến yết kiến, bàn về câu chuyện cách vật. Diệu Hỷ nói: "Các ông chỉ biết có cách vật mà không biết được vật cách". Các ông kia không hiểu chi cả nên hỏi lại. Diệu Hỷ nói: "Các ông xem tiểu thuyết không thấy chuyện nhà Ðường có An Lộc Sơn làm phản hay sao? An Lộc Sơn trước làm Quận Thú ở Lương Châu, có vẽ một bức tranh vẫn còn lưu lại đó. Khi vua Ðường Minh Hoàng đi sang Thục qua đây, nhà vua thấy bức tranh ấy giận lắm, liền sai bầy tôi lấy gươm chém cổ bức tranh ấy, đầu rơi xuống đất, thì tự nhiên An Lộc Sơn ẩn ở trong núi lúc ấy, đầu cũng rơi xuống đất". Ông Trương Cửu Thành nghe tới đây tỉnh ngộ. Nhân thế, ngài Diệu Hỷ lại nói thêm về chuyện Thần Tỷ Cung, Tần Cối nghe được chuyện Thần Tỷ Cung, ngờ Trương Cửu Thành có ý làm phản, liền đem chuyện này tâu triều đình. Vì thế, vua liền đày ngài Diệu Hỷ ra Hành dương và giáng chức Trương Cửu Thành xuống làm Quận Thú Nam Khang. 
(5) Hiền Thị giả: tức Phúc Nghiêm Liễu Hiền thiền sư, pháp tự của Ðại Tuệ Cảo thiền sư. 
(6) Cốc Tuyền: Ðại Ðạo Cốc Tuyền thiền sư, ở am Ba Tiêu núi Nam Nhạc, pháp tự của Phần Dương Chiêu thiền sư, đời thứ 10 phái Nam Nhạc. 
(7) Ðại Ngu: Thủ Chi thiền sư núi Ðại Ngu, pháp tự của Phần Dương Chiêu thiền sư. 
(8) Phần Dương: Phần Dương Thiện Châu thiền sư, pháp tự của Thủ Sơn Niệm thiền sư, đời thứ 9 phái Nam Nhạc. 

208.- CHỮ HÁN: Vạn Am viết: Tiên sư đi Mai Dương. Nột tử gián hũu thiết nghị giả. Âm Thủ Tọa viết: "Ðại phàm bình luận ư nhân. Ðương ư hữu quá trung cầu vô quá, cự khả ư vô quá trung cầu hữu quá. Phù bất sát kỳ tâm nhi nghi kỳ tích, thành hà dĩ úy tùng lâm công luận. Thả Diệu Hỷ đạo đức tài khí xuất ư thiên tính. Lập thân hành sự duy nghĩa thị tòng, kỳ độ lượng cố quá ư nhân, kim tạo vật ức chi tất hữu đạo hỹ. An đắc bất tri kỳ vi pháp môn dị thời chi phúc da". Văn giả tự thử bất phục nghị luận hỹ. 
Trí Lâm Tập. 

208.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am (1) nói: Khi Diệu Hỷ tiên sư lại phải bị đày đến huyện Mai Dương (2), trong hàng nột tử có người bàn lén về việc đó. Âm Thủ Tọa nói: "Ðại phàm bình luận về người, nên ở trong chỗ có lỗi lầm, mà tìm ra chỗ không có lỗi, há nên ở chỗ không có lỗi lầm mà tìm ra chỗ có lỗi. Ôi! Nếu không xét được tâm của người, mà nghi ngờ về dấu vết đó (3), thì đem cái gì để an ủi công luận chốn tùng lâm. Vả lại tài khí và đạo đức của Diệu Hỷ, phát xuất ở thiên tính, lập thân và làm việc chỉ theo nghĩa khí, độ lượng lại hơn người. Nay tạo vật ức chế ngài, tất phải có đường lối vậy (4)". Những người được nghe lời trình bày thế rồi, từ đó trở đi không còn ai nghị luận nữa. 
Trí Lâm Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý thiên này nói về hành vi của bậc đại đức thì không phải chỗ người thường có thể biết được, vậy chớ nên bình luận hồ đồ. 
(2) Ðày đến huyện Mai Dương: Diệu Hỷ khi bị đày ra Hành Dương, ngài trước tác ba quyển Chánh Pháp Nhãn Tạng, bị người đời sàm tấu, lại phải bị đày đến huyện Mai Dương, không bao lâu ngài lại được mặc áo đạo trở lại. Tới niên hiệu Thiệu Hưng năm thứ 20, nhà vua hạ chiếu chỉ ngài trụ tri chùa A Dục Vương. Năm thứ 28, lại được chiều chỉ mời ngài trụ trì chùa Kính Sơn. Ngài tịch vào năm đầu niên hiệu Long Hưng đời vua Hiếu Tôn. 
(3) Dấu vết: Dấu vết bị đi đày. 
(4): Lời nói này chỉ là lời nói suông của Âm Thủ Tọa, nhưng sau đó 15 năm, ngài Diệu Hỷ được vua Cao Tôn đại xá. Tới niên hiệu Thiệu Hưng năm thứ 20, được nhà vua mời ngài trụ trì chùa A dục Vương v.v... 

209.- CHỮ HÁN: Âm Thủ Tọa vị Vạn Am viết: Phù xưng thiện trí thức, đương tẩy trạc kỳ tâm, dĩ chí công chí chính tiếp nạp tử lai. Kỳ gian hữu bão đạo đức nhân nghĩa giả. Tuy hữu thù khích tất tu tiến chi. Kỳ hoặc gian tà hiểm bạc giả. Tuy hữu tư ân tất tu viễn chi. Sử lai giả các tri sở thủ, nhất tâm đồng đức, nhi tùng lâm an hỹ. 
Dữ Diệu Hỷ thư. 

209.- DỊCH NGHĨA: Âm Thủ Tọa bảo Vạn Am: Ôi! Gọi là bậc thiện trí thức nên phải gột rửa tâm mình, lấy tâm chí công chí chính đẻ tiếp nhận nột tử khắp bốn phương. Trong số đó, nếu có người giữ đạo đức nhân nghĩa, thì dù là thù nghịch hiềm khích với mình, tất cũng nên tiến cử người ấy. Nhưng nếu trong số đó, hoặc có kẻ gian tà hiểm bạc, thì mặc dù người đó có ân huệ riêng với mình, cũng tất phải xa lánh họ. Khiến cho người đời sau, để biết được những điều mình cần phải giữ, để cùng một lòng, cùng tu đức. Ðược như thế thì tùng lâm an vậy. 
Thư gởi Diệu Hỷ. 

210.- CHỮ HÁN: Âm Thủ Tọa vị Vạn Am viết: Phàm trụ trì giả, thục bất dục kiến lập tùng lâm, nhi tiển năng khắc chấn giả, dĩ kỳ vong đạo đức phế nhân nghĩa, xả pháp độ nhậm tư tình, nhi chí nhiên dã. Thành niệm pháp môn điêu táng, đương chính kỷ dĩ hạ nhân, tuyển hiền dĩ tá hựu. Suy tưởng túc đức, sơ viễn tiểu nhân. Tiết kiệm tu ư thân, đức huệ cập ư nhân. Nhiên hậu sở dụng chấp thị chi nhân, sảo cận lão thành giả tồn chi, tiện nịnh giả sơ chi. Quý vô xú ác chi băng, thiên đảng chi loạn dã. Như thử tắc Mã Tổ, Bách Trượng khả bạn, Lâm Tế, Ðức Sơn khả đãi. 
Trí Lâm Tập. 

210.- DỊCH NGHĨA: Âm Thủ Tọa bảo Vạn Am: Phàm người trụ trì, ai chẳng muốn gây dựng tùng lâm. Nhưng ít người hay chấn hưng được tông phong. Vì lẽ, người trụ trì quên mất đạo đức, bỏ cả nhân nghĩa, phá hoại pháp độ, noi theo ý riêng mình, mà đưa đến như thế. Nếu người hay thành thật nghĩ đến cảnh điêu tàn của pháp môn, thì nên phải chính đính ở chính mình, nhún nhường với người, tuyển chọn người hiền để giúp đở, tưởng lệ kẻ túc đức. Xa lánh kẻ tiểu nhân, tiết kiệm nơi bản thân, gia đức huệ với người. Vậy sau, việc tuyển dụng người giữ gìn công việc hay thị giả, phải tìm những người gần cận bậc lão thành, xa lánh kẻ xiểm nịnh, quí trọng ở chỗ họ không gây điều chê trách xấu ác, không gây mầm loạn bè đảng thiên tư. Ðược như thế thì có thể sánh với Mã tổ, Bách Trượng kịp với Lâm Tế (1), Ðức Sơn (2). 
Trí Lâm Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Lâm Tế: Lâm Tế Viện, Nghĩa Huyền thiền sư, pháp tự của Hoàng Nghiêt Hy Vận thiền sư, đời thứ 4 phái Nam Nhạc. 
(2) Ðức Sơn: Ðức Sơn Tuyên Giám thiền sư, pháp tự của Long Ðàm Sùng Tín thiền sư, đời thứ 4 phái Nam Nhạc. 

211.- CHỮ HÁN: Âm Thủ Tọa viết: Cổ chi Thánh nhân dĩ vô tai vi cụ. Nãi viết: "Thiên khởi khí bất cốc hồ?". Phạm Văn Tử viết: "Duy Thánh nhân năng nội ngoại vô hoạn. Tự phi Thánh nhân ngoại ninh tất nội ưu!". Cổ kim hiền đạt tri kỳ bất năng miễn. Thường cẩn kỳ thủy vi chi tự phòng. Thị cố nhân sinh sảo hữu ưu lao, vi tất bất vi chung thân chi phúc. Cái họa hoạn báng nhục, tuy Nghiêu, Thuấn bất khả đào huống kỳ tha hồ. 
Dữ Diệu Hỷ thư. 

211.- DỊCH NGHĨA: Âm Thủ Tọa nói: Thánh nhân xưa kia lấy việc không có tai họa làm lo sợ, nên nói (1): "Trời há lại bỏ kẻ chẳng hiền này vậy ư?". Phạm Văn Tử cũng nói: "Duy có bậc Thánh nhân mới có thể không có điều lo âu ở trong tâm cũng như ngoài thân. Tự mình không phải là Thánh nhân, bề ngoài tuy có vẻ được yên ổn, nhưng trong lại lo buồn". Những bậc hiền đạt xưa nay, biết điều đó không thể tránh khỏi, nên thường phải cẩn thận ở ngay lúc ban đầu để tự đề phòng. Thế nên, đời người nếu hơi có chút lo âu khổ nhọc, chưa hẳn không phải là cái phúc của trọn đời. Bởi lẽ, họa hoạn báng nhục (2) tuy là vua Nghiêu, vua Thuấn cũng không thể tránh được, huống hồ là người khác vậy ư? 
Thư gởi Diệu Hỷ. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Tư Mã Quang nói: Vua Trang Công nước Sở lấy việc không có tai ương làm lo sợ, nên nói: "Trời há bỏ kẻ chẳng hiền này vậy ư?". 
(2) Báng nhục: Vì vua Nghiêu có tâm bất từ, vua Thuấn có lỗi bất hiếu. 

212.- CHỮ HÁN: Vạn Am Nhan Hòa thượng viết: Tỷ kiến tùng lâm tuyệt vô lão thành chi sĩ. Sở chí tam bách, ngũ bách nhất nhân vi chủ, đa nhân vi bạn cứ pháp vương vị, niêm trùy thụ phất, hỗ tương khi cuống, túng hữu đàm thuyết bất thiệp điển chương. Nghi kỳ vô lão thành nhân dã. Phù xuất thế lợi sinh, đại Phật dương hóa, phi minh tâm đạt bản hành giải tương ưng, cự cảm vi chi. Thí như hữu nhân vọng hiệu đế vương, tự thủ chu diệt. Huống phục pháp vương, như hà vọng thiết. Ô hô! Khứ Thánh du viễn, Thủy Lão Hạc chi thuộc, hựu phục tung hoành, sử Tiên thánh hóa môn, nhật tựu luân nịch. Ngô dục vô ngôn khả hồ. Thuộc am cư vô sự, điều trần thương phong bại giáo, vị hại thậm giả nhất nhị, lưu bá tùng lâm, tỷ hậu sinh vãn tiến, tri tiền bối căn căn nghiệp nghiệp, dĩ hạ phụ đại pháp vi tâm. Như băng lăng thượng hành, kiếm nhận thượng tẩu. Phi cẩu danh lợi dã. Tri ngã tội ngã, ngô vô từ yên. 
Trí Lâm Tự. 

212.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am Nhan Hòa thượng nói: Gần đây ta thấy chốn tùng lâm, tuyệt nhiên không có kẻ sĩ lão thành. Có nơi từ 300 đến 500 người, thì duy có một người làm chủ, còn nhiều người làm bạn, rồi nương vào ngôi vị pháp vương, cũng đánh trùy vẫy phất, dối trá lẫn nhau, ví có nói bàn lại không hợp với kinh sách. Ðó là tùng lâm không có các bậc lão thành. Ôi! Ra đời lợi sinh, thay Phật tuyên dương giáo hóa, nếu không phải là người minh tâm đạt bản, làm và hiểu cùng ăn khớp với nhau, thì đâu dám kham đang việc đó. Ví như có người vọng xưng là Ðế vương, thì chắc chắn tự họ phải chuốc lấy tội tru diệt, huống chi lại là ngôi pháp vương, như thế nào lại dám trộm xưng càn bậy được sao? Than Ôi! Cách thời Phật càng xa, những người thuộc loại "Thủy Lão Hạc" (1)lại mặc sức tung hoành, khiến cho cửa giáo hóa của Tiên thánh ngày một đi tới chỗ đắm chìm, ta muốn không nói có thể vậy ư? Nay đang lúc Vạn Am Nhan này nhàn rỗi công việc, nên điều trần một vài sự kiện thương phong bại giáo, nó làm hại cho đạo pháp rất nhiều, để lưu bá trong chốn tùng lâm, khiến cho những kẻ hậu sinh vãn tiến, biết được rằng, những bậc tiền bối lúc nào cũng luôn luôn lo sợ, về nhiệm vụ đem tâm bảo vệ Phật pháp, như người đi trên lớp băng mỏng, chạy trên đống gươm giáo, chứ không phải là người tham cầu danh lợi vậy. Ai khen ta hoặc chê ta, ta điều không chối cãi. 
Trí Lâm Tự. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Thủy Lão Hạc: Khi ngài A Nan Ðà, cùng với các Tỳ Kheo ở Trúc Lâm viên, có một vị Tỳ kheo tên là Thủy Lão hạc, tụng bài kệ rằng: "Nếu người sống trăm tuổi, không thấy Thủy Lão Hạc, chẳng bằng sống một ngày, mà được trông thấy nó". Ngài A Nan nghe thấy thế mới bảo vị Tỳ kheo kia rằng: "Bài kệ đó không phải là lời đức Phật, ông nên nghe tôi nói bài kệ của đức Phật nói như sau: "Nếu người sống trăm tuổi, không liễu pháp sinh diệt, chẳng bằng sống một ngày, mà hiểu được pháp đó". Lúc đó vị Tỳ kheo về trình bày lại với thầy mình. Ông thầy của vị Tỳ kheo đó nói: "A Nan là người già nua, nói năng sai lầm, không thể tin cậy, ông nên tin theo bài kệ trưóoc mà tụng". Chủ ý của đoạn này nhấn mạnh ở chỗ phải chỉnh lại cái óc thiên kiến của mình vậy. 

213.- CHỮ HÁN: Vạn Am viết: Cổ nhân thượng đường, tiên đề đại pháp cương yếu, thẩm vấn đại chúng. Học giả xuất lai thỉnh ích toại hình vấn đáp. Kim nhân đỗ soạn tứ cú lạc vận thi, hoán tác điếu thoại. Nhất nhân đột xuất chúng tiền, cao ngâm cổ thi nhất liên, hoán tác mạ trận, tục ác tục ác, khả bi khả thống. Tiền bối niệm sinh tử sự đại, đối chúng quyết nghi. Ký dĩ phát minh, vị khởi sinh diệt tâm dã. 

[b]213.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am nói: Cổ nhân, nếu mỗi khi lên thượng đường, trước hết đề ra cương yếu của đại pháp, rồi tham vấn đại chúng, để người học đạo lui tới thỉnh cầu pháp lợi, tùy theo chỗ hỏi và trả lời, mà hình thành phương thức vấn đáp ngộ đạo. Người đời nay lại giả tạo bốn câu thơ lạc vận, gọi đó là "điếu thoại" (lời giả tạo không phải chân truyền), chỉ một người xuất hiện đột ngột đại chúng, cao ngâm một bài cổ thì, gọi đó là "mạ trận" (trận mắng giả tạo về cách thức truyền thừa của cổ nhân), thật là thấp kém lố lăng, đáng đau đáng buồn vậy! Các bậc tiền bối xưa kia thì luôn luôn nghĩ tới việc lớn của sanh tử đối trước chúng để quyết đoán chỗ nghi ngờ. Một khi đã phát minh được chân lý, thì chưa bao giờ khởi ra tâm sanh diệt nữa vậy. 

214.- CHỮ HÁN: Vạn Am viết: Phù danh hạnh tôn túc chi viện, chủ nhân thăng tọa, đương khiêm cung tự tạ. Khuất tôn tựu ty tăng trọng chi ngữ. Hạ tọa đồng thủ tọa đại chúng, thỉnh thăng vu tọa, thứ văn pháp yếu. Ða kiến cận thời, tương thượng cử cổ nhân công án, linh đối chúng phê phán, hoán tác nghiệm tha, thiết mạc manh thử tâm. Tiên thánh vị pháp vong tình, đồng kiến pháp hóa hỗ tương thù xướng, linh pháp cửu trụ, khẳng dung tâm sinh diệt dữ thử ác niệm da. Lễ dĩ khiêm vi chủ, nghi thâm tư chi. 

[b]214.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am nói: Ôi! Nếu có bậc tôn túc đầy đủ uy danh đức hạnh tới thăm tự viện, thì chủ nhân phải thăng tòa, dùng lời khiêm tốn cung kính giới thiệu và cảm tạ, phải khuất thân ở ngôi cao, lui về tòa thấp để tăng phần kính trọng. Khi đã giới thiệu xong, chủ nhân xuống tòa, cùng với các hàng Thủ tọa và đại chúng cùng đều ra đảnh lễ và cầu thỉnh vị tôn túc ấy thăng tòa, hầu mong được nghe lãnh pháp yếu. Thời gian gần đây, ta thấy nhiều nơi tự viện, cũng làm ra vẻ ham chuộng phần đức hạnh bậc tôn túc, bằng cách đem những công án của cổ nhân, đối trước chúng nhân để phê phán, gọi đó là cách thí nghiệm kiến thức ở người. Ta thiết tưởng không nên manh nha làm thử thách hơn thua như thế. Bậc Tiên thánh vị pháp quên tình, chỉ muốn cùng nhau xây dựng việc truyền pháp giáo hóa, nên mới đặt ra phương thức thù xướng lẫn nhau, mong cho giáo pháp được tồn tại ở thế gian lâu dài, chứ không hề có dung chứa tâm sinh diệt, mà gây ra ác niệm ấy vậy! Lễ cần phải lấy nhún nhường làm chủ, nên cần suy nghĩ kỹ lưỡng. 

215.- CHỮ HÁN: Vạn Am viết: Tỷ kiến sĩ Ðại phu, Giám ty, Quận thú nhập sơn hữu xứ, thứ nhật linh thị giả thủ phúc Trưởng lão, kim nhật đặc vị mỗ quan thăng tòa, thử nhất tiết do nghi tam tư. Nhiên cổ lai phương sách trung tuy tải, giai thị sĩ đại phu phỏng tầm tri thức nhi lai. Trụ trì nhân nhân sam thứ, luợc đề ngoại hộ giáo môn quang huy tuyển thạh chi ý. Ký thị gia lý nhân, thuyết gia lý nhân lưỡng tam cú đạm thoại, linh bỷ sinh kính. Như Quách Công Phụ, Dương Thứ Công phỏng Bạch Vân. Tô Ðông Pha, Hoàng Thái Sử kiến Phật Ấn, tiện thị dạng tử dã. Khởi thị đặc địa vọng vi thủ tiếu thức giả. 

[b]215.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am nói: Gần đây thấy các sĩ Ðại phu, Giám ty hay Quận thú vào núi để tìm xem có chốn nào khả dĩ hỏi đạo. Thế rồi, ngày hôm sau liền sai người hầu tới trình bậc Trưởng lão: "Ngày hôm nay đặc biệt xin ngài vì mỗ quan thăng tòa thuyết pháp". Ấy, chỉ một sự việc này, cũng nên phải suy nghĩ rất nhiều rồi hãy thực hiện theo. Bởi lẽ, cổ lai trong sách vở tuy có chép về việc các sĩ Ðại phu tới tự viện, nhưng các vị này đều vì mục đích tìm hỏi đạo bậc trí thức mà tới. Người trụ trì nhân chỗ tham vấn xong sẽ trình bày đại khái về ý nghĩa ngoại hộ giáo môn, về ý nghĩa làm rạng rỡ nơi tuyền thạch (tùng lâm). Nếu các sĩ Ðại phu đó đã là người bạn đạo trong nhà thiền thì chỉ nói vài ba câu chuyện trong nhà để họ sinh lòng chánh tín. Cũng như Quách Công Phụ, Dương Thứ Công (1) hỏi đạo ngài Bạch Vân. Tô Ðông Pha, Hoàng Thái Sử (2) yết kiến ngài Phật Ấn là những người mến đạo mà tới, chứ đâu có phải là nương vào địa vị đặc biệt mà làm sằng để người thức giả chê cười. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Quách Công Phụ, Dương Thứ Công: Quách Công Phụ đã tham học ngài Bạch Vân Ðoan nhiều năm, sự ứng đối rất hợp đạo. Dương Thứ Công cũng là người thích tham thiền, nhân một hôm được phỏng vấn ngài Bạch Vân Ðoan, qua một buổi dạ thoại, Dương Thứ Công liền hiểu được tông chỉ của thiền tông. 
(2) Tô Ðông Pha, Hoàng Thái Sử: Tô Ðông Pha cư sĩ tới tham học với ngài Phật Ấn. Phật Ấn nói: "Nơi này không có giường chõng chi cả, ông phải làm thế nào?". Cư sĩ đáp: "Tạm mượn thân tứ đại của ngài làm giường ngồi". Phật Ấn nói: "Sơn Tăng đặt một câu hỏi, nếu không đáp được ông phải cởi bỏ đai ngọc để lại". Tô Ðông Pha vui vẻ nhận lời. Phật Ấn nói: "Ông nói mượn thân tứ đại của sơn Tăng, nhưng thân của sơn Tăng này vốn là không, năm uẩn cũng chẳng có, thì ông lấy cái gì để mà ngồi". Tô Ðông Pha không đáp được, liền cởi đai ngọc lưu lại. Phật Ấn cũng tặng cho Tô Ðông Pha một chiếc áo vá làm kỷ niệm. Hoàng Thái Sử: Thấy ngài Phật Ấn ngồi trên thiền đường liền hỏi: "Sau khi đức Phật nhập diệt nơi Song lâm rồi thì ai là Phật? Hải ấn phát quang minh thì ấn ấy là ai?" Ngài Phật Ấn đáp: "Trái Ðông qua ở Giang Nam là giống ở Giang Bắc, trái Tây qua ở Giang Bắc là trồng ở Giang Bắc". Hoàng Thái Sử im lặng không nói. 

216.- CHỮ HÁN: Vạn Am viết: Cổ nhân nhập thất tiên linh quải bài. Các nhân vị sinh tử sự đại, dũng dược lại cầu quyết trạch. Ða kiến cận thời vô vấn lão bệnh, tận linh lai nạp giáng khoản. Hữu sạ tự nhiên hương, an dụng công giới khu chi. Nhân thử vọng sinh tiết mục,tân chủ bất an, chủ pháp giả đương tư chi. 

[b]216.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am nói: Cổ nhân nhập thất trước hết là tập Tăng treo bảng báo cáo cho đại chúng biết, rồi sau những người vì đại sự sinh tử vui mừng cùng tới để mong cầu quyết trạch (quyết trạch thám áo, chứng ngộ chân nguyên). Phần nhiều thấy các nơi ngày nay, khi nhập thất thì không cứ là người già người bệnh, hết thảy đều khiến họ phải nộp giáng khoản (một khoản lễ vật để tỏ lòng chí thành chí kinh, nếu không nộp tất nhiên không được nhập thất), Ôi! Hữu sạ tự nhiên hương, hà tất vị chủ pháp phải dùng đến danh nghĩa giới hạn công cộng để xua đuổi họ, ấy cũng nhân vì thế mà sinh ra biết bao nhiêu chuyện rắc rối, khiến cho chủ khách bất an. Người chủ pháp phải nên nghĩ kỹ về vấn đề này. 

217.- CHỮ HÁN: Vân Am viết: Thiếu Lâm Sơ Tổ, y bát song truyền. Lục Tổ y chỉ bất truyền, thủ hành giải tương ứng thế kỳ gia nghiệp, Tổ đạo du quang tử tôn ích phồn. Ðại Giám chi hậu, Thạch Ðầu, Mã Tổ giai đích tôn, ứng Bát Nhã Ða La huyền sấm: "Yếu giả nhi tôn cước hạ hành" thị dã. Nhị đại sĩ huyền ngôn diệu ngữ, lưu bá hoàn khu, tiềm phù mật chứng giả tỷ tỷ hữu chỉ. Sư pháp ký chúng, học vô chuyên môn. Tào Khê nguyên lưu, phái biệt vị ngũ, phương viên nhậm khí thuỷ thể thị đồng, các thiện giai thanh, lực hành kỷ nhậm. Ðẳng gian thùy nhất ngôn xuất nhất lệnh võng la học giả. Tùng lâm đỉnh phí phi cẩu nhiên dã. Do thị hỗ tương thù xướng, hiển vi xiển u, hoặc ức hoặc dương tá hựu pháp hóa. Ngữ ngôn vô vị, như chử mộc trát canh suy thiết đinh phạn, dữ hậu bối giảo tước mục vi niêm cổ. Kỳ tụng thủy tự Phần Dương, kỵ Tuyết Ðậu hoành kỳ âm, hiển kỳ chỉ, uông dương hồ bất khả khai. Hậu chi tác giả, trì sính Tuyết Ðậu nhi vi chi, bất cố đạo đức chi hề nhược, vụ dĩ văn thái hoán lạn tương tiên vi mỹ, sử hậu sinh vãn tiến, bất khắc kiến cổ nhân hồn thuần đại toàn chi chỉ. Ô hô! Dư du tùng lâm cập kiến tiền bối, phi cổ nhân ngữ lục bất khán, phi Bách Trượng hiệu lịnh bất thành. Khởi đặc hiếu cổ, cái kim chi nhân bất túc pháp dã. Vọng thông nhân đạt sĩ, tri ngã ư ngôn ngoại khả hỹ. 

[b]217.- DỊCH NGHĨA: Vạn An mói: Từ Sơ Tổ (Ðạt Ma) chùa Thiếu Lâm, trao truyền tâm ấn thì gồm cả y bát, nhưng đến đời Lục Tổ (Huệ Năng), ngưng việc truyền y, mà chỉ lấy phần hành giải tương ứng để nối dõi gia nghiệp, tiếp sáng ngôi Tổ, con cháu ngày càng phồn thịnh. Thế nên, kế tiếp ngài Ðại Giám (Lục Tổ) có Thạch Ðầu, Mã Tổ đều là những cháu đích tôn, thật ứng với lời huyền sấm của Bát Nhã Ða La (1): "Cần nhờ vào cẳng chân của con cháu để đi", là nghĩa thế vậy. Những huyền ngôn diệu ngữ của hai ngài đại sĩ trên, được lưu bá khắp trong thiên hạ, những người ngầm hợp được mật chứng ấy thường thường thấy xuất hiện khá nhiều. Vì pháp tu đạo của thầy đã nhiều, mà người học đạo lại không chuyên theo cùng một pháp môn nhất định. Thế nên, nguồn dòng của Tào Khê (Lục Tổ) chia thành năm phái (2). Tuy là đồ dùng vuông tròn có khác, nhưng thể của nước cũng vẫn chỉ là một. Ai nấy đều y cứ vào tiếng hay của phái mình, mà tận lực duy trì truyền bá. Bình thường tuy nói ra một lời, hay đưa ra một lệnh, cũng đều là những khuôn pháp mẫu mực cho người học đạo. Làm cho chốn tùng lâm được hưng thịnh không phải chỉ những có thế mà thôi. Bởi thế, nên lại có sự thù xướng lẫn nhau để diễn nghĩa vi tế, mở chỗ u huyền, hoặc nén xuống, hoặc nâng lên để giúp đở cho pháp hóa. Những lời nói vô vị như nấu võ cây làm canh, thổi đinh sắt làm cơm, để kẻ hậu bối gậm nhấm, gọi đó là niêm cổ. Tuy những lời niêm cổ này có bắt đầu từ thời ngài Phần Dương, nhưng đến thời Tuyết Ðậu lại mở rộng lời nói đó, hiển rõ ý chỉ đó, làm cho nghĩa lý rộng mênh mang như biển cả không bờ. Thế rồi, những tác giả ở sau lại bắt chước ngài Tuyết Ðậu để trứ tác không hề đoái hoài chi đến phần đạo đức mà chỉ chuyên dùng lời văn cao kỳ bóng bẩy hoa mỹ làm đẹp, khiến cho kẻ sinh sau tiến muộn không thể thấy được ý chỉ vẹn toàn thuần phác hồn nhiên của cổ nhân. Than ôi! Ta đi thăm các chốn tùng lâm, và yết kiến các bậc tiền bối, nếu không phải là ngữ lục của cổ nhân thì không xem, không phải là hiệu lệnh của Bách Trượng thì không làm. Ðó không phải là ta đặc biệt hiếu cổ mà chỉ vì người đời nay, không đủ làm khuôn phép để ta theo đó vậy. Ta mong tất cả những bậc thông nhân đạt sỉ nên hiểu ý của ta ở ngoài lời nói. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Huyền sấm Bát Nhã Ða La: Ðạt Ma Ðại sư tổ thứ 28 bên Tây Trúc, sau khi đắc pháp ở ngài Bát Nhã Ða La, người Ðông Thiên Trúc, Tổ thứ 27 của Thiền tông, kể từ thời đức Phật trở lại, ngài có hỏi Bát Nhã Ða La rằng: "Sau này phải đi đến chốn nào để làm Phật sự?" Ngài Bát Nhã Ða La nói: "Sau khi ta mất, ông sẽ tới nước Chấn Ðán (Trung Quốc) để truyền bá đại pháp". Ngài lại hỏi nơi ấy có bậc đại sĩ nào hay lãnh hội được pháp khí không?' Ngài đáp: "Nơi ông giáo hóa có rất nhiều người nối dõi, ta thấy có những người chứng đạo quả, vậy hãy nghe ta nói bài kệ: 

Thênh thang Chấn Ðán một con đường, 
Nhờ cậy cháu con việc xiển dương. 
Ðến lúc gà vàng buông hạt thóc, 
Cúng dường La hán khắp mười phương. 

Bài kệ trên, câu đầu có ý chỉ vào ngài Ðạo Nhất tức Mã Tổ Ðạo Nhất. Câu hai chỉ vào ngài Thạch Ðầu. Câu ba chỉ vào ngài Nam Nhạc Nhượng, người huyện Kim Kê. Câu bốn cũng chỉ vào ngài Mã Tổ ở chùa La Hán huyện Thập Phương tỉnh Tứ Xuyên. 
(2) Ngược dòng Tào Khê: Dòng Tào Khê: chia thành năm phái như sau: 
a.- Nam Nhạc, Mã Tổ, Bách Trượng: 
- Tông Lâm tế: Nghĩa Huyền Lâm Tế. 
- Tông Qui Ngưỡng: Qui Sơn, Ngưỡng Sơn. 
b.- Thiên Hoàng, Long Ðàm, Ðức Sơn: 
- Tông Vân Môn: Vân Môn. 
- Tông Pháp Nhãn: Pháp Nhãn. 
c.- Thanh Nguyên, Thạch Ðầu: 
- Tông Pháp Nhãn: Vân Phong, Dực Sơn, Vân Nham. 
- Tông Tào Ðộng: Ðộng Sơn, Tào Sơn. 

218.- CHỮ HÁN: Vạn Am viết: Tỷ kiến nột tử, hảo chấp thiên kiến bất thông vật tình, khinh tín nan hồi, ái nhân nịnh kỷ, thuận chi tắc mỹ, nghịch chi tắc sơ. Túng hữu nhất tri bán giải, phản bị thử đẳng ác tập sớ tế, chí bạch thủ nhi vô thành giả đa hỹ. 
Dữ thượng tịnh kiến Trí Lâm Tập. 

218.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am nói: Gần đây thấy các nột tử hay chấp thiên kiến, không thông vật tình, nhẹ dạ tin sằng, khó quay lại đường chánh, ưa người nịnh mình, thuận thì khen, trái thì chê. Ví khiến có hiểu biết được một câu hay nửa câu chăng nữa, lại bị những ác tập ấy nó che lấp, cho đến khi bạc đầu mà cũng không thành đạt được thì nhiều vậy. 
Từ đây trở lên đều thấy trong Trí Lâm Tập. 

219.- CHỮ HÁN: Vạn Am viết: Tùng lâm sở chí tà thuyết xí nhiên, nãi vân: "Giới luật bất trì, định tuệ bất tất tập, đạo đức bất tất tu, thị dục bất tất khử". Hựu dẫn khởi Duy Ma, Viên Giác vi chứng. Tám tham, sân, si, sát, đạo, dâm vi phạm hạnh. Ô hô tư ngôn. Khởi đặc khởi tùng lâm kim nhật chi hại, chân pháp môn vạn thế chi hại dã. Thả bác đại phàm phu, tham sân ái dục nhân ngã vô minh, niệm niệm phan duyên, như nhất đỉnh chi phí, hà do thanh lãnh, Tiên thánh tất tư, đại hữu ư thử giả, toại thiết giới, định, tuệ tam học dĩ chế chi, thứ khả hồi dã. Kim hậu sinh vãn tiến, giới luật bất trì, định tuệ bất tập, đạo đức bất tu, chuyên dĩ bác học cường biện, dao động lưu tục, khiên chi mạc phản. Dư cố sở vị tư ngôn nãi vạn thế chi hại dã. Duy chính nhân hành cước cao sĩ, đương dĩ sanh tử nhất trước biện minh, trì thành tồn tín, bất vi thử bối khiên dẫn. Nãi viết: "Thử ngôn bất khả tín, do chậm độc chi phẩn, xà ẩm chi thủy, văn kiến do bất khả, huống thực chi hồ". Kỳ sát nhân vô nghi hỹ. Thức giả tự nhiên viễn chi hỹ. 
Dữ Thảo Ðường thư. 

219.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am nói: Tùng lâm đã đến lúc các tà thuyết bộc khởi mạnh mẽ. Họ nói: "Giới luật không cần giữ, định tuệ bất tất phải tập, đạo đức cũng chẳng cần tu, thị dục hà tất phải bỏ". Rồi họ lại viện lý lẽ trong Kinh Duy Ma Cật (1), kinh Viên Giác (2) để dẫn chứng, tán thán tham, sân, si, sát, đạo, dâm làm phạm hạnh. Than ôi! Những lời nói ấy, đâu phải chỉ gây mối nguy hại ở ngày nay cho tùng lâm, mà còn là mối nguy hại muôn đời cho pháp môn vậy. Vã lại, kẻ phàm phu mờ mịt dày đặc, tham, sân, si, ái dục, nhân ngã, vô minh, niệm niện nương theo trần duyên, cũng như vạc nước sôi, cần phải nương vào cách chi để làm cho nó được trong mát. Do đó, bậc Tiên thánh ắt phải nghĩ ra điều có lợi ích lớn để đối phó với việc ấy, nên mớì đặt ra Giới, Ðịnh, Tuệ ba học để ngăn ngừa, ngõ hầu mới có thể chuyển vọng thành chơn được. Ngày nay, kẻ sinh sau tién muộn, không giữ giới luật, không tập định tuệ, không tu đạo đức, chuyên đem chỗ học rộng nói giỏi để lay động kẻ ngu muội, muốn dắt dẫn họ trở lại cũng chẳng được. Ta chắc chắn rằng, những lời nói ấy là mối nguy hại cho muôn đời. Duy những bậc cao sĩ chánh nhân hành cước, cần phải đem biện minh rõ việc đại sự sinh tử, giữ lòng thành tín, để không bị lôi kéo bởi bọn ấy. Rồi họ liền nói: "Lời nói ấy không thể tin được, cũng tựa như phân độc của loài chim chậm, nước uống của loài rắn độc, thì không nên nghe hay trông thấy, huống lại ăn uống thứ đó vậy ư?'. Chính đó là những lời giết người không còn ngờ vực gì nữa. Kẻ thức giả phải xa lánh họ là lẽ tất nhiên. 
Thư gởi Thảo Ðường. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Kinh Duy Ma Cật: Kinh nói: "Ðại thức Bồ tát, tuy vào nơi dâm xá, hay có vợ con, nhưng vẫn thường tu phạm hạnh". 
(2) Kinh Viên Giác: Kinh nói: "Hết thảy chướng ngại đều là cứu cánh giác, rồi đến các Giới, Ðịnh, Tuệ và dâm, nộ, si đều là phạm hạnh". Ðó là việc của đại quyền Thánh nhân thị hiện lợi sinh, mà ngoại đạo tà nhân lại lấy việc đó để dối người, lạm dụng sự cung kính. 

220.- CHỮ HÁN: Vạn Am viết; Thảo Ðường đệ tử, duy Sơn Ðường hữu cổ nhân chi phong. Trụ Hoàng Long nhật. Trị sự công cán, tất cụ uy nghi. Nghệ phương trượng thụ khúc triết. Nhiên hậu bị trà thang lễ, thủy chung bất dịch. Hữu Trí Ân Thượng Tọa, vị mẫu tu minh phúc, thấu hạ kim nhị tiền, lưỡng nhật bất tầm. Thánh Tăng Tài thị giả, nhân tảo địa nhi đắc chi, quải thập di bài. Nhất chúng phương tri. Cái chủ pháp giả thanh tịnh, sở dĩ thượng hành hạ hiệu dã. 
Thanh Tuyền Tập. 

220.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am nói: Ðệ tử của Thảo Ðường, duy có Sơn Ðường là người có tác phong của cổ nhân. Ngày ở chùa Hoàng Long, vị Tri sự mỗi khi có việc công cộng của đại chúng, trước hết phải đầy đủ uy nghi, tới nhà phương trượng nhận lãnh chỉ thị rõ ràng, và sau đó mới chỉnh bị nghi lễ trà thang, trước sau không thay đổi. Nhân có Trí Ân Thượng tọa, sửa minh phúc để cầu siêu độ cho mẹ chẳng may đánh rớt hai đồng tiền, đã hai ngày không tìm thấy, nhân lúc Thánh Tăng Tài thị giả quét nhà bắt được, liền treo bảng thập di (Bảng báo nhặt được của rơi) để thông tri cho cả chúng đều biết. Ấy, bởi lẽ người chủ pháp thanh tịnh thì trên làm dưới bắt chước vậy. 
Thanh Tuyền Tập. 

221.- CHỮ HÁN: Vạn Am tiết kiệm dĩ tiểu xam phổ thuyết đương cung. Nột tử gián hữu thiết nghi giả, Vạn Am văn chi viết: "Triêu hưởng cao lương, mộ yếm thô lệ, nhân chi thường tình. Nhữ đẳng ký niệm sanh tử sự đại, nhi tương cầu ư tịch mịch chi tân, đương tư đạo nghiệp vi biện, khứ thánh thờ idao, cự khả triêu tịch sự tham thao da". 
Chân Mục Tập. 

221.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am đem vấn đề tiết kiệm lqàm đề tàinói chuyện cho tất cả Tăng tục trong buổi tiểu xam. Trong hàng nột tử có người bàn lén việc này. Vạn Am nghe biết và nói: "Buổi sáng ăn cao lương mỹ vị, buổichiều chán cơm hẩm canh thô, đó là thường tình của con người. Lũ các ông đã nghĩ đến sanh tử sự đại, mà cùng nhau tìm đến bến tịch mịch, nên phải nghĩ tới đại nghiệp chưa làm xong, cách Phật thời đã xa, há đâu lại sớm tối chỉ nghĩ đền việc tham lam về ăn uống vậy ư?". 
Chân Mục Tập. 

222.- CHỮ HÁN: Vạn Am thiên tính nhân hậu, xử cung liêm ước, tầm thường xuất thị ngữ cú, từ giản nhi nghĩa tinh. Bác học cường ký, cùng cật đạo lý, bất vi cẩu chỉ nhi vọng tùy, dữ nhân bình luận cổ kim. Nhược thân lý kỳ gian, thính giả hiểu nhiên nhu mục đổ. Nột tử thường viết: "Chung tuế tham học, bất nhuợc nhất nhật thính sư đàm luận vị đắc dã". 
Ký Văn. 

222.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am thiên tính nhân hậu, xử minh liêm ước, ngài nói ra những câu nói tầm thường, lời tuy ít nhưng nghĩa lý đầy đủ, học rộng nhớ kỹ, hỏi tới cùng đạo lý, không vì chỗ cẩu thả mà theo càn. Khi cùng bàn luận về chuyện xưa nay với người, thì tựa như chính thân mình có hiện diện trong thời gian đó, khiến cho người nghe hiểu biết được rõ ràng, tựa như chính mắt họ được nhìn thấy. Kẻ nột tử thường nói: "Tuy tham học quanh năm, nhưng chỗ thâu lượm được không bằng một ngày được nghe thầy đàm luận". 
Ký Văn. 

223.- CHỮ HÁN: Vạn Am vị Biện Thủ Tọa viết: Viên Ngộ sư ông hữu ngôn: "Kim thời Thiền hòa tử, thiểu tiết nghĩa vật liêm sĩ, sĩ đãi phu đa bạc chi. Nhĩ dị thời thảng bất miễn tố giá ban trùng trỉ, thường thường tại thằng mặc thượng bành, vật xu thế lợi, nịnh nhân nhan sắc. Sinh tử họa hoạn, nhất thiết nhậm chi. Tức thị bất xuất ma giới, nhi nhập Phật giới dã". 
Pháp Ngữ. 

223.- DỊCH NGHĨA: Vạn Am bảo Biện Thủ Tọa (1): Viên Ngộ sư ông có nói: "Các Tăng sĩ thời nay ít người có tiết nghĩa liêm sĩ, họ thường bị kẻ sĩ đại phu khinh rẽ bạc đãi. Các ông ở một ngày kia, ví hoặc nếu không tránh khỏi những việc làm bị người khinh khi như loài sâu bọ ấy, thì phải luôn luôn làm đúng theo thằng mặc qui củ, chớ chạy theo thế lợi, chớ nịnh theo nhân tình, cần phải gánh vác hết thảy cái trách nhiệm của họa hoạn sanh tử, đó tức là không cần phải ra khỏi ma giới mà vào được Phật giới vậy". 
Pháp Ngữ. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Biện Thủ Tọa: Biện Thiên thiền sư chùa Chiêu Giác, pháp tự của Ðại Qui Pháp Thái thiền sư. 

224.- CHỮ HÁN: Biện Thủ Tọa xuất thế trụ Lư Sơn Thê Hiền, thường huề nhất cung xuyên song lũ, quá Cửu Giang Ðông Lâm. Hỗn Dong Lão kiến chi ha viết: "Sư giả nhân chi mô phạm dã. Cử chỉ như thử, đắc bất tự khinh, chủ lễ thậm diệt liệt". Biện tiếu viết: "Nhân sinh dĩ thích ý vi lạc, ngô hà cữu yên!". Viện hào thư kệ nhi khứ. Kệ viết: "Vật ví Thê Hiền cùng, thân cùng đạo bất cùng, thảo hài nanh tựa hổ, trụ trượng hoạt như long, khát ẩm Tào khê thủy, cơ thốn lật cức bồng, đồng đầu thiết ngạch hán, tận tại ngã sơn trung". Hỗn dong lãm chi hữu quí. 
Nguyệt Hốt Tập. 

224.- DỊCH NGHĨA: Biện Thủ Tọa ra ứng thế, trụ trì chùa Thê Hiền ở Lư Sơn. Ngài thường mang theo một chiếc gậy trúc, xuyên vào đó đôi giày cỏ vác trên vai, khi qua chùa Ðông Lâm đất Cửu Giang. Hỗn Dong Hòa thượng thấy thế mắng rằng: "Sư là mô phạm của người đời, cử chỉ của ông như thế, chẳng những tự khinh mình, mà còn thất lễ lớn đối với chủ nhân". Biện Thủ Tọa cười và nói: "Con người lấy sự thích ý làm vui, ta có lỗi gì vậy!". Rồi ngài liền cầm bút viết bài kệ để lại rồi đi, như sau: 

Chớ bảo Thê Hiền cùng, 
Thân cùng đạo chẳng cùng. 
Giày cỏ nanh như hổ, 
Gậy chống mạnh tựa rồng. 
Khát uống Tào Khê thủy,(1) 
Ðói ăn lật cức bồng. (2) 
Kẻ đầu đồng trán sắt, 
Ðều trong núi ta cùng. 

Hỗn Dong xem xong bài kệ trên, có vẻ tự thẹn. 
Nguyệt Hốt Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Tào Khê thủy: (Nước Tào Khê). Theo Thiên Thai Thiều Quốc sư truyện, một hôm Tịnh Tuệ thượng đường, có vị Tăng hỏi: "Thế nào là một giọt nước Tào Khê?". Tịnh Tuệ đáp: "Như thế là một giọt nước Tào Khê". 
(2) Lật cức bồng: Ngài Dương Kỳ thị chúng rằng: "Thấu được kim cương quyền, nuốt được lật cức bồng (gai võ quả hạt giẻ), liền cùng với chư Phật ở ba đời cùng dắt tay cùng đi, cùng với lịch đại Tổ sư cùng một hổng mũi. Nếu hoặc chưa được như thế, thì tham thiền phải là người thực tham, chứng ngộ phải là người thực chứng ngộ mới được vậy". 

225.- CHỮ HÁN: Biện Công vị Hỗn Dong viết: Tượng long bất túc chí vũ, hoạch bính an khả sung cơ. Nột tử nội vô thực đức, ngoại thi hoa sảo, do như bại lậu chi thuyền, thịnh đồ đan hoạch, sử ngẫu nhân giả chi, an ư lục địa, tắc tín nhiên khả quan hỹ. Nhất đán thiệp giang hồ, phạm phong đào đắc bất nguy hồ. 
Nguyệt Hốt Tập. 

225.- DỊCH NGHĨA: Biện Công bảo Hỗn Dong rằng: Rồng giả không thể làm được mưa, bánh vẽ sao hay đỡ được đói. Người nột tử bên trong nếu không có thực đức, bề ngoài lại cậy vào hoa mỹ khéo léo, cũng như chiếc thuyền mục nát đem sơn phết mầu đỏ, khiến cho người bù nhìn lèo lái, đặt ở trên đất liền, thì tin rằng có thể coi được. Nhưng nếu một ngày nào đó, chiếc thuyền ấy đem thả xuống sông hồ, bạt thiệp với sóng gió thì thật là nguy hiểm vậy. 
Nguyệt Hốt Tập. 

226.- CHỮ HÁN: Biện Công viết: Sở vị Trưởng lão giả, đại Phật đương hóa, yếu tại khiết kỷ, lâm chúng hành sự, đương tận kỳ thành. Khởi khả trạch lợi hại tự phân kỳ tâm. Tại ngã vi chi cố đương như thị, nhược kỳ thành dữ bất thành, tuy Tiên thánh bất năng tất, ngô hà cẩu hồ. 
Nguyệt Hốt Tập. 

226.- DỊCH NGHĨA: Biện Công nói: Ðã gọi là bậc Trưởng lão, thay Phật tuyên dương giáo hóa, cần ở chỗ tự mình phải tinh khiết, tới chúng làm việc phải hết lòng thành, đâu có thể chọn phần lợi hại để tự phân tán tâm mình, ở chỗ làm của tôi thì tất nhiên phải như thế. Còn như nếu công việc ấy có thành tựu hay không thành tựu, thì dù Tiên thánh cũng không hay quyết định được. Ta làm sao có thể cẩu thả được vậy. 
Nguyệt Hốt Tập. 

227.- CHỮ HÁN: Biện Công viết: Phật Trí trụ Tây Thiền. Nột tử vụ yếu chỉnh tề. Duy Thủy Am phú tính xung đạm, phụng thân chí bạc, ngang nhiên tại trù nhân trung, tằng bất tiết lự. Phật Trí nhân kiến chi ha viết: "Nại hà lỗi tư như thử". Thủy Am đối viết: "Mỗ phi bất hiếu thụ dụng, trực dĩ bần vô khả vi chi cụ. Nhược sử hữu tiền diệc dục tố nhất lạng kiện bì mao đồng nhập xã hỏa. Ký bần vô cố như chi hà!". Phật Trí tiếu chi, ý kỳ bất khả cưỡng. Toại hưu khứ. 
Nguyệt Hốt Tập. 

227.- DỊCH NGHĨA: Biện Công nói: Phật Trí trụ trì chùa Tây Thiền, các nột tử làm việc ai nấy đều cần phải chỉnh tề, duy có Thủy Am, phú tính thì đạm bạc hồn nhiên, đối với bản thân, ăn mặc rất sơ sài, ngang nhiên ở chỗ đông người, không một chút e dè lo nghĩ. Phật Trí nhân thấy thế mắng rằng: "Sao ông lại ăn mặc lôi thôi như thế?". Thủy Am thưa: "Tôi không phải thích thụ dụng đồ hoa mỹ, nhưng chỉ vì nghèo không thể may sắm được đầy đủ. Nếu có tiền, tôi cũng muốn may một đôi áo bằng lông thú, để cùng tham dự trong các kỳ hội họp (xã hỏa). Nhưng đã là nghèo, thì quả thật không thể làm cách nào được". Phật Trí nghe thấy thế liền cười, và xem ý không thể cưỡng ép Thủy Am, ngài liền bỏ qua. 
Nguyệt Hốt Tập. 

Thiền Lâm Bảo Huấn 
Quyển thứ Ba 
Hết
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Ít ăn ngủ sức khỏe tốt tinh thần Niết thất va phat giao Ba và căn nhà cũ thánh Phật giáo Mỗi năm 不空羂索心咒梵文 Nguy xúng VÃ kha đậu thay nghiem thuan voi trang dien tu vuon hoa phat Hiểu đúng hơn về bệnh đau lưng Gene và môi trường tác động lớn đến phà Nắng thùy độc hoc nen mong co ban de ghpgvn hoi nhap va phat trien bạn Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo nhẠt thực niệm Bậc thie n giu p tam ho n chu ng ta duo c an la c tinh than trach nhiem An chay nhã æ çš thân thể thi hóa qua điệp khúc 18 chữ quảng i rá i Chiều cuÑi tinh ban chan that la do Niệm khúc mưa hoc phat hã æ Phật giáo mi thi盻 Thông Mì Quảng chay của me tinh Nhìn 乾九 DÃ ky tho phat nhập Nguyên Khánh Hòa Lễ húy nhật Tổ khai sơn chùa dem nhac ve chon binh yen cua ca sy quach tan Nghi làm 3 câu chuyện xúc động về gia đình lăng nghia Ăn 8 dieu de va kho cua kiep nguoi