DÒNG PHÁP QUÁN THẾ ÂM

 Ngọc Nữ (ghi chép)

--- o0o ---

Phần 04

16. Khổ đế
17. Động tịnh
18. Khẩu nghiệp
19. Nhập thế
20. Nghi

 

---o0o---

 

KHỔ ĐẾ

 

Ðau khổ không phải là điều xa lạ đối với mọi người và với riêng con. Ðau khổ đã là bạn đồng hành từ lâu lắm. Như thế thì có gì phải ngỡ ngàng? Đau khổ đến từ người này hay người khác, từ hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác điều đó có nghĩa gì đâu. Vì lẽ đơn giản là nó phải đến. Nếu mang hình tướng nào để gây hại cho sự bình tâm của con, đau khổ sẽ mang hình tướng ấy. Cho nên đừng oán trách người làm con đau khổ vì họ chỉ là công cụ của một sức mạnh ở ngoài chính họ, đó là sự đau khổ vẫn hiện hữu nơi thế gian.

 

Ðau khổ vò xé tâm can tức một tướng của địa ngục rồi! Thế thì Ðau khổ chính là địa ngục. Ðã ở trong Ðịa ngục là tận cùng thì còn tự tử để đi đến cõi chết nào khác nữa? Vã lại Ðau khổ là nghiệp đeo đẳng há phải do người nào mang đến mà có nơi trốn tránh khỏi mắt nhìn! Chết là không chịu sự tác động của loài người và cảnh thế gian, nhưng chưa thoát khỏi nghiệp báo. Ðau khổ sẽ mang hình tướng khác để theo đuổi con, và ở nơi không có thân để chịu quả báo, những cảnh khổ sẽ nhân lên hằng bao lần để tâm thức phải động và đau đớn như “một đau đớn cảm được trên thân xác” là những cảnh của Ðịa ngục. Cho nên phải biết: tự tử để thoát nỗi khổ đang gánh chịu chỉ dẫn đến Địa Ngục cõi khác mà thôi.

 

Khi chưa là Phật thì chưa thể nói được đã thoát khỏi Ðịa ngục. Khi chưa thể nói đã thoát khỏi Ðịa ngục thì đừng mong không còn đau khổ. Vậy thì đau khổ sẽ theo con cho đến ngày giải thoát. Cứ mặc nó đến, quan sát nó ở chân tướng chứ không ở giả tướng. Chân tướng của Ðau khổ khi đến với con là nghiệp. Giả tướng là người hay hoàn cảnh chẳng thuận lòng con. Ðể hóa giải Ác nghiệp chính là Thiện nghiệp. Hãy gây lấy thiện nghiệp để thoát khỏi bể khổ trần gian.

 

Và điều thiện bậc nhất là ngay trong lúc này, bây giờ khi con đang khổ sở, hãy niệm Phật.

 

Niệm Phật thì sẽ tỉnh táo để thấy được chân tướng của Đau khổ; Ðau khổ tự đến thì tự nó sẽ đi. Không phải vì con “xua đuổi” mà đau khổ xa lánh con. Bình tâm trước nghịch cảnh sẽ không cảm thấy đau khổ sâu xa như chính mình đang chịu khổ. Quán rằng khổ này không cũ nhưng không mới, không tự tánh thì không tha tánh, không hoàn toàn của con, vì nếu không có ngoại vật tha nhân thì con không khổ, nhưng không lìa con, vì con cảm thấy nỗi khổ đau rõ ràng nơi con. Vậy nó ở đâu khi không ở nơi con, không ở nơi người?

 

Do đó Ðau khổ là Duyên hiệp thành, theo nghiệp mà đến. Nói nghiệp là nói chính mình, đâu ai có thể trốn khỏi chính mình? Cho nên đừng tự làm khổ mình. Nghiệp đến cứ đến, đi cứ đi, được như thế thì đó là tâm không trụ. Tâm không trụ thì an ổn. An ổn nơi oán hội là thấy Niết Bàn tại thế.

 

Ðể có đủ lực đạt đến Niết Bàn; con phải niệm trong đau khổ và Quán trong cảnh nghịch. Tha lực và tự lực là sức mạnh mãnh liệt đến từ bên ngoài, phát ra từ bên trong khi hiệp nhất sẽ phá tan xích xiềng của Ðịa Ngục khổ đau.

 

Ðó chính là giải thoát. Ðau khổ là nhân đưa đến giải thoát, nên đừng sợ nó, đừng ghét nó, đừng là kẻ vong ân. Hãy cám ơn Ðau khổ.

 

Như thế những người mang Ðau khổ đến cho con chính thật là những vị Bồ tát phát tâm hành nghịch độ để cho con được quả thiện tròn đầy. Ðó là những Bồ tát trãi thân làm cầu đường cho chúng sanh đi đến giải thoát. Và luôn nhớ Chư Bồ Tát không phải chỉ mang Tướng Thiện để độ sanh. Hãy cầu nguyện cho các vị ấy sớm đắc quả vị Phật, mới trả được ân.

 

Phải tri ân những người mang đau khổ đến cho con, hành như thế mới là người trí Huệ; hành như thế mới là người sống đúng, hành như thế mới là con Phật.

 

Ðau khổ hay nghiệp chướng là nhân Bồ Ðề nên con không được khinh, không được hổ thẹn vì nó. Và cũng chính vì Niết Bàn có nhân ban đầu là phiền não nên con không được sanh tâm mong cầu tha thiết. Chẳng trụ Ðau khổ, chẳng trụ Niết bàn là chân thật Niết Bàn, là giải thoát.

 

Con hãy y theo để tìm thấy hạnh phúc ngay trong đời, ngay từ giây phút này. Hạnh phúc tìm thấy nơi không có hạnh phúc, nơi không cho phép hạnh phúc tồn tại, nơi cõi trần này là hạnh phúc vĩnh cữu vì đã kinh qua đau khổ.

 

Con hãy cứu mình.

 

Con,

Mẹ muốn con đi nghe giảng pháp để tự hiểu rõ mình thêm. Con có thấy là vấn đề của con chỉ có ta là thấu rõ nhất? Con chưa tìm thấy chính mình, con cũng chưa hiểu lời Mẹ dạy, nên hoài công đi tìm bên ngoài. Mà Niết Bàn nơi đâu mà con tìm? Con đường Ðạo là con đường độc hành không thể chia xẻ cùng ai, cứ tìm người đồng hành là điều vô lý. Chỉ có thể gặp gỡ khi không còn hành. Còn bây giờ con càng đi xa chỉ càng thêm rối. Hãy tin chỉ những vấn đề của chính con mới đem giải thoát cho con. Tìm hiểu pháp chỉ làm nặng thêm chướng ngại. Ðang đi trên con đường chênh vênh lại đèo thêm gánh nặng của ai khác thì bao giờ mới đến nơi?

 

Các pháp được thuyết ra là tùy thuận căn tánh sai biệt của chúng sanh. Bây giờ con lại tìm học những pháp không dành cho mình, có phải là mất thời gian và chấp pháp không, pháp Huyễn. Vì thế con nên nhớ rốt ráo Như Lai không có nói gì.

 

Phải thường xuyên quán những lời mẹ dạy, không hiểu, quán đến khi nào hiểu, xoay quanh đó mà phá cái vô minh của mình. Phải tu triệt đễ, phải để cả cuộc đời mình vào vấn đề muốn hiểu. Dù trái đất có nổ tung, dù mặt trời có tắt lửa, dù thân này có ra tro bụi, cũng không lay chuyển, như thế mới gọi là thành tâm cầu Đạo. Còn con rất hời hợt. Học Phật tức cầu Mở, riêng con thì đi tìm trói buộc.

 

Thật tâm muốn hiểu thì trước hết ghi nhớ, sau suy nghĩ mãi về điều ấy. Suy nghĩ mãi tất có thắc mắc, có vấn đề. Con chưa có đại nghi này, thắc mắc đây không phải nghi pháp mà là tư duy sâu. Những nghi vấn này đi hỏi các hành giả đi trước, tìm câu giải đáp rồi y theo đó mà Tu. Tránh những luận bàn vô bổ với người chẳng phải chân tu chỉ là hý luận.

 

Phải tự cảnh giác, thức không rời Mẹ, trong cảnh quán thế gian như huyễn mà an trụ nơi phật, pháp, Tăng. Tinh thần kiên cố quyết đi đến nơi vui vì nghe pháp, vui vì tu pháp, vui gặp thiện tri thức. Không nhìn lỗi người, lỗi mình lo sửa thì được mẹ khen và được vui an rốt ráo sẽ định tâm.


 

ĐỘNG TỊNH

 

Xúc động trước vẻ đẹp của một áng mây trôi, hay một chiều vàng rực nắng; xúc động trước một vẻ kiều diễm của một con người, có gì khác nhau không? Và có phải là Ðộng tâm? Nếu là động thì làm sao sống giữa đời mà không động?

 

Ðang khi phiền muộn, con có bao giờ thấy cảm hết vẻ tươi tắn của một đóa hoa vừa nở, lắm khi lại thấy hoa lạc lỏng nở chẳng hợp thời. Và lúc vui, thì hình như gió cũng biết hát, không trung nở hoa. Thế thì tâm động có cảnh, chẳng phải ngoại vật khiến con sinh tâm, tức Ðộng, mà tâm đã có tướng Ðộng tự bao giờ.

 

Ngoại vật theo tâm mà góp phần làm mờ Tri Kiến.

Vậy phải chăng lúc không vui, không buồn? là lúc Tâm không động? Chẳng phải đâu con. Nhân của động đã ngự nơi Tâm từ bao kiếp và hiện mang tướng giả không động. Người học Ðạo nên e sợ trạng thái này của Tâm. Tưởng chừng như yên ả, nhưng chỉ cần ngoại vật đủ lực là châm ngòi cho sự bùng nố của Tâm chúng sanh. Vì đã tạm lắng một thời gian, nên con dễ lầm lẫn sự dộng tâm này là ứng tâm, theo sự vật mà hiển lộ và đổ lỗi hoàn toàn cho ngoại vật. Thật nguy hiểm vô cùng.

 

Như thế thì sự kềm chế Thân tâm không đưa đến giải thoát và chưa là Phật thì sẽ mãi động tâm ư?

 

Vạn vật theo tướng Tâm mà hình thành, Tâm lành, thấy cảnh lành, Tâm ác thấy cảnh ác, Tâm tịch liêu thấy cảnh bôn ba, Tâm tham đắm thấy cuộc đời đáng sống và muôn vàn tướng khác của Tâm tạo nên muôn vàn sai biệt của cuộc đời. Hoá hiện vô cùng, Tâm bao trùm vạn vật. Vậy thật tướng của Tâm là gì? Thật tướng của Tâm là không tướng. Cho nên (sự ham thích) thế gian, theo cảm thọ của mắt, hay tai, hay mũi, hay xúc, ... chuyển tướng không của Tâm thành có. Nghiệp theo đấy mà thành.

 

Ðể ngăn ngừa sự biến động này, giới được hình thành. Nhưng con chớ nghĩ giới là kiềm chế Thân, Tâm; giới là cấm ngăn. Thật ra giới chính là luật tồn tại của Tâm vô tướng. Giới là điều con lẽ ra đã hành mà con chưa hành. Giải thoát không có tướng, nên giới không có tướng nhất định.

 

Tâm không có tướng, nên Bồ Tát dùng Đại Bi tâm mà tu tại thế gian. Nói thế gian, thật ra cũng chẳng phải thế gian. Mọi sự vật cứ theo duyên hình thành và hoạt diệt, chẳng có thật tướng, Tâm Ðại bi thì hiện thế giới từ bi. Chỉ có Tâm Bồ Tát và Tâm Phật mới có thể vào viên tịch, thật chứng tánh không của Tâm nên Ðại Bi Tâm là Tịnh Tâm.

 

Trong Tịnh tâm, đối cảnh có vui, buồn, yêu, ghét, cũng chỉ là động giả mà thôi. Ðộng trong cảnh tịnh thật ra chẳng phải động nếu không nghe thấy các cảnh động này thì đâu có Quán Thế Âm Bồ Tát.

 

Này con, cầu vòng ngũ sắc có tội gì mà con không được thấy đó là cảnh đẹp của Trời Ðất, vì e sợ động tâm? Thấy vẻ đẹp của một người và tán thán phước báo của họ, mong cầu họ hành thiện để được thêm hạnh phúc trong đời này và đời sau thì có phải động tâm đâu? Cảm mến một hành động đẹp trong đời, trân trọng một tâm hồn hướng thiện, đó không phải động tâm hay bất bình đẳng, tâm hồn ấy được quả lành của thiện nghiệp.


 

 

Mở Tâm Ðại bi, gây lấy đạo nghịệp, con sẽ thấy mở ra một thế giới huyền diệu, an lành, vĩnh viễn xa lìa dau khổ, vì đã xa lìa ích kỷ, bản ngã, hờn ghen. Nắng sẽ thật sự là nắng, ngày cứ đến, đêm cứ đi, trăng sao cứ xoay vần hiện diện, vạn vật cứ tự nhiên biến chuyển và con; con sẽ  hạnh phúc tự nhiên.

 


 

KHẨU NGHIỆP

 

Lời nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng, thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt. Có phản ứng tức có tác nhân. Nói đến nhân là nói tướng. Vậy tướng của lời nói là gì?

 

Người nóng nảy thì hay nói lời xúc xiễm, người dối trá thì lời nói trơn tuột, chẳng thể bắt bẽ họ, nhưng cũng không thể hiểu tâm họ ra sao? Người thâm hiễm thì nói xúc phạm đến kẻ khác bằng giọng nói như hiền từ, ... tất cả ngôn ngữ này đều phát sinh từ một gốc, đó là Tâm, và do đó tướng của ngôn ngữ là Tâm. Tâm Phật thì lời nói là pháp thiện, Tâm chúng sanh thì lời nói thành ác nghiệp.

 

Tâm chúng sanh có muôn ngàn tướng thì lời nói cũng gây muôn ngàn nghiệp báo.

 

Nên quan sát ngôn ngữ của một người là quan sát tâm người ấy. Cách biểu lộ Tâm ở mỗi người mỗi khác, cho nên gọi mỗi người có một ngôn ngữ riêng cũng đúng. Con hãy hiểu họ theo Tâm, đừng chỉ nghe hời hợt bằng tai. Ðó là quan sát âm thanh.

 

Khi con “không thích lắm” một điều gì, con thường nói “rất ghét” điều ấy. Ở một người chính chắn hơn, họ sẽ nói “không chú ý lắm”. Nếu chỉ hiểu theo cái nghe của tai thì hai lời nói này là 2 sở thích khác nhau. Từ đó gây biết bao điều ngộ nhận.

 

Ðể quan sát được âm thanh như thật, con không thể dùng cái nghe của tai. Con hãy nghe bằng Tâm. Dùng Tâm mà hiểu tâm, mà tâm nào có thể hiểu tất cả các thứ tâm của chúng sanh? Ðó là tâm Phật.

 

Con không thể thấy tất cả các tâm của người đối thoại, chắc chắn con không thể hiểu hết lời nói của họ. Cho nên chớ vội phản ứng theo cái nghe của riêng mình.

 

Lời nói là Tâm, cho nên Tâm ác sinh lời nói ác. Dù được ẩn giấu, dù người không phát hiện, hay không phản ứng thì điều ác đã sinh, vẫn đem lại quả báo Ác cho con.

 

Câu nói dân gian “Khẩu xà tâm Phật” là sai hoàn toàn, Phật chẳng bao giờ nói lời độc ác, hại người, là tính cách các con dùng để tả Rắn. Ở mỗi người có cách nói thương khác nhau, có cách biểu hiện Từ Bi khác nhau. Như hạnh sai biệt của các Bồ Tát, thị hiện là Phán quan cũng xét xữ công minh, khó có thể gọi là Ác tướng.

 

Như câu chuyện Lưu Bình–Dương Lễ, lời nói Ác xuất phát từ tâm lành đem lợi cho người nghe. Chẳng thể nói là Ác khẩu được. Ðó chính là lời của Bồ Tát. Đó là nghịch độ .

 

Chư Tổ mắng chửi đệ tử từ tâm không, để giáo hóa nhẫn hạnh hay khai ngộ Chân tánh, chẳng thể gọi là Ác khẩu. Nhưng người tự cho mình có Tâm lành, nên buông lời không kềm chế, mỗi lời nói gây hại cho kẻ khác không kể xiết, lại ngụy biện bằng câu “Khẩu xà Tâm Phật” thì khẩu nghiệp ấy thật khôn lường. Từ Tâm Phật thì lời ấy dù thế nào cũng mang lợi cho người nghe. Ngược lại, chỉ gây hại đó gọi là Ác khẩu. Và Tâm Ác sinh tướng Ác, sinh khẩu Ác, sinh nghiệp Ác, sinh Ác báo.

 

Con hãy cẩn thận lời nói. Lời nói là hơi thở từ miệng. Mà sống chết theo từng hơi thở ra vào, cho nên sống chết cũng theo từng lời nói mà đến đi.

 


 

NHẬP THẾ

 

Con thường hỏi làm sao ứng dụng pháp vào đời sống hằng ngày, để hài hòa với mọi người mà không mất Ðạo Tâm. Con hãy nghe kỹ và cố gắng hành theo đây thì được an vui.

 

Cuộc đời là nơi tranh danh, đoạt lợi, nếu con thuận theo chiều quay đó thì trái Ðạo, là đau khổ, mà quay ngược lại thì không được chấp nhận trong đời và va chạm lắm khi còn mạnh hơn khi cùng người tranh đoạt, cũng Ðau khổ vô cùng, như thế, tu tại thế là không thể được ư?

 

Chẳng phải không được, đó chỉ vì con không tu phương tiện, Với người thế con dùng Tâm không tranh mà ứng thế. Con làm việc, buôn bán,... để sinh sống. Ðó là Chánh Nghiệp. Những nghề nghiệp ấy không đòi hỏi nơi con sự nối dối hay độc ác có chủ ý với đồng nghiệp mới phát đạt, không tranh, con làm hết khả năng bằng Tinh Tấn, không phải Tâm muốn trội hơn người, mà Tâm hướng đến sự Toàn thiện, thì quả lành phải đến, đó là Tự tại giữa đời. Tâm không tranh, con không có ý muốn trội hơn người khác về học vấn, về đạo đức, về nhan sắc, ... con bình thường tu Trí huệ, tu Trì giới, tu Thiền Ðịnh, nghi dung tề chỉnh thì dù được báo lành hơn người, cũng chẳng bị người ghét.

 

Tâm không tranh, con không tìm mọi cách chứng minh người sai và con đúng, thì không có oán đối. Người cầu Ðạo mong mõi được nghe khuyết điểm của mình, nên Chư Sư mới thuyết. Nhưng với người chưa sẵn sàng, lại khơi đến Ngã của họ thì khác gì đem ngọc ném xuống bùn, chỉ làm họ sinh thêm tà kiến. Ðó là thuyết pháp trái thời. Là vô minh. Chính mình vô minh, làm sao đem ánh sáng đến cho người khác!

 

Tâm không tranh, có gặp kẻ Ác cũng chẳng khác gặp người lành. Con có mãy may tranh cãi với họ đâu? Với kẻ quá đối nghịch, còn càng vững tâm, tin tưởng vào lời Phật thuyết là có nghiệp báo trước sau; thì sự không tranh ấy có nội lực của thế giới không tranh, là Phật lực chuyển đổi hiện tượng hay bản chất của mầm mống bất thiện kia.

 

Không tranh thì gia đình hoà thuận, không có ý nghĩ về thiệt thòi, về hơn kém, siêng năng làm theo bổn phận là tu tinh tấn, là tu Nhẫn nhục, là tu Từ giới, là tu Trí huệ.

 

Tóm lại, để vào đời, con dùng tâm không tranh làm phương tiện. Con sẽ thắng thế gian. Con sẽ là người mạnh mẽ vượt lên trên cuộc đời và điều khiển cuộc đời theo tâm của mình mà không rời Định, Huệ.


 

NGHI

 

Bao nhiêu là ngộ nhận, bao nhiêu là ác nghiệp, bao nhiêu là địa ngục trong một chữ Nghi? Chẳng phải vì thế mà Nghi là một trong các thứ độc cần loại bỏ khỏi Tâm đó ư? Nhưng, với con...

 

Nghi, đó có phải bức tường thành bảo vệ tình cảm của con khỏi những thương tổn và mất mát? Ðó có phải là trí khôn tránh cho con những sai lầm và thất bại trong đời? Nghi có phải là người bạn đồng hành đáng tin cậy hơn bất cứ ai?

 

Con thường cho rằng ngày xưa, vì không nghi ngờ mà con đã gặp một sự phản bội gây nên bệnh trạng tinh thần trong suốt thời hoa niên. Nếu con nghi thì nỗi thất vọng sẽ không lớn.

 

Không đâu–Dù không bất ngờ, con cũng sẽ không bao giờ đương nỗi sự việc kia. Chỉ có Trí huệ và sức kham nhẫn mới giúp con qua được Nghiệp báo. Phải–Đó là gì? Nếu không là Nghiệp báo? Ðột nhiên tình ruột thịt hóa ra thù hận. Lẽ ra con phải nghĩ: “Ðây là điều hết sức bình thường. Vì đây là dư báo đời trước, vì điều này không xảy ra cho người khác, mà xãy đến cho mình, chắc hẵn mình có dự phần gieo nhân ở một thời gian quá khứ, tiền kiếp chẳng hạn. Bây giờ, ẩn nhẫn cho điều báo ác kia qua, vì nhân đã gieo có thời gian mới đến, thì khi đủ thời hạn cũng sẽ đi”. Nếu con đã Nghi ngờ, con còn khổ hơn, vì suốt lúc quả bất thiện chưa kịp đến, chính con đã nghiền ngẫm nó rồi.

 

Tâm có Nghi, nên con tưởng rằng Nghi sẽ hóa giải Ác nghiệp cho con. Từ một vài lần bị mất niềm tin do vô minh, con không hoàn toàn tin vào bất cứ ai.

 

Này con, nhưng trong suốt thời gian sống không tin tưởng, con có bao giờ thực sự hạnh phúc, hay thanh thản nhờ áo giáp Nghi tình?

 

Không, chưa bao giờ con thấy lòng an ổn. Như thế thì Nghi đâu giúp gì được cho con. Nếu nghi là đã được phòng ngừa thì luật nhân quả chẳng tác động đến người đa nghi ư?

 

Vì Nghi nên con nhìn mọi sự qua Nghi kiến, làm lớn thêm vô minh và Ác nghiệp.

 

Ðức Phật có nói đừng tin lời Phật vì lý do “đó là Phật thuyết” chẳng phải bảo rằng hãy Nghi ngờ lời Phật nói, nếu phải Nghi thì tất cả lời nói bảo đừng tin, con cũng nên nghi nốt.

 

Ngài muốn phá chấp cho con, muốn con thật chứng những chân lý kia mà nói thế. Con hãy tin và tự tìm hiểu vì sao mà Ngài thuyết như đã thuyết. Phật đã vượt qua sanh tử để thấy những điều Ngài đã thấy, để nói những điều Ngài đã nói, phần con, con chưa có khởi hành và đến đích, con nên tin vào lời Người đã qua bờ kia; không phải như những giáo điều, mà là những kinh nghiệm sống. Nếu không, đó là tự con đã bằng Phật, vậy hãy chứng tỏ điều đó qua Đạo nghiệp của mình.

 

Thế thì, điều đầu tiên làm hành trang để đến giải thoát là Tin.

 

Ðừng sợ bị thất vọng vì tin người. Có nhân quả, có Nghiệp báo trước sau vô cùng công bằng và chính xác. Hơn nữa, Tin đã là hạnh phúc, đã là yên ổn. Nếu sự vật diễn ra không như con muốn con vẫn cứ tin. Tất cả chúng sanh sẽ thành Phật, đừng vì giây phút này mà phạm lỗi lầm không tin vào vô biên.

 

Cõi này là Dục giới, nên tất nhiên người cõi đời này đều mang sẵn tánh dục theo mình tự thuở lọt lòng. Nhưng Ðức Thích Ca cũng thành Phật ngay tại cõi này nên đây cũng chính là Phật quốc.

 

Người có trí huệ thì vượt lên tánh dục, lòng ham muốn của mình điều khiển nó, thay vì để nó ngự trị và điều khiển họ. Tại sao phải vượt lên Tánh Dục? Vì nô lệ bất cứ một thú vui nào là bất an và cứ phải tìm kiếm nó. Đó là xa lìa giải thoát. Gìải thoát chẳng phải là điều ràng buộc mới, bắt con xa lìa dục vọng, mà là sự an ổn tự nhiên đến, khi con không tìm cầu thú vui.

 

Cho nên, là người, ai cũng có dục, nhưng người cầu Ðạo thì hẵn là ít dục hơn và ít bị tác dộng bởi dục vọng của người khác vì tâm không bỏ ngõ. Con đừng vì vài trường hợp ngoại lệ mà không tin vào Ðạo. Đó là Nghi. Vì sao trong trăm nghìn người Tinh Tấn, con chỉ thấy kẻ thụt lùi! Vì sao trong trăm nghìn đệ tử Phật, con chỉ muốn nghĩ đến Đề Bà Ðạt Đa?

 

Nghi là chướng Thánh Ðạo, nên người Nghi là kẻ tiểu nhân, là tự khinh mình và khinh thường người.

 

Có những điều mà con chỉ có thể hiểu bằng Tâm nếu không nghi, vì ngũ quan không đủ tinh tế để giúp con thâu nhận.

 

Con có bao giờ nghĩ rằng mắt con chưa hề cho con một hình ảnh thật của bất cứ sự vật nào? Con không thấy lưng của người đối diện cùng lúc với mặt bằng mắt trần, không thể thấy trọn vẹn dáng vẻ cái bát ăn cơm vì nhìn từ mỗi phía đều khác. Nhưng tổng hợp những cái thấy đó lại, con cảm được hình dáng sự vật. Với tâm Nghi, đoan chắc cái nhìn này là đúng hoặc là sai, con sẽ chẳng bao giờ biết được cái bát tròn hay không tròn.

 

Vì thế, mà cái con thấy bằng mắt, nghe bằng tai, thật ra là cái cảm bằng Tâm.

 

Tâm nghi là vạn vật đáng ngờ.

 

Tâm không Nghi, vạn vật hiện tướng như nó đang là. Ðó gọi là Linh Cảm.

 

Nước chảy xuôi từ cao xuống thấp là điều thường thấy, nhưng nếu thấy điều ngược lại, con chớ vội cho điều tin trước là sai, hoặc điều thấy sau là sai. Cả hai thái độ đều là Nghi tình, đều không đúng. Con thấy sự việc như nó xảy ra và tìm hiểu, đó là Trí huệ. Phàm sự vật gì có tướng đều có hoại, có tướng chảy xuôi tất có tướng không chảy xuôi. Biết điều này trước ngũ quan, trước khi mắt thấy, tai nghe, đó là Linh Cảm. Cho nên Bồ Tát Linh cảm cái vui của chúng sanh trước khi chúng sanh vui, linh cảm tiếng khổ của chúng sanh trước khi chúng sanh khổ.

 

Thần lực của Tín tâm không thể nghĩ bàn, con hãy thôi nghi.

 

 

 

 

 

--- o0o ---

Mục lục | Phần 01 | Phần 02 | Phần 03 | Phần 04 | Phần 05

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch 小人之交甜如蜜 tat Kim Cang vấn đề phục hồi việc thọ đại ve Ăn dâu tây giúp giảm mỡ trong máu mật 7 tác hại của việc bỏ bữa ăn sáng tong dat Phòng 不空羂索心咒梵文 願力的故事 Ăn đường nhiều có hại như thế nào giムi ï¾ï½½ làng Ăn đường nhiều có hại như thế nào thuc Su chuong trong bat nha va y nghia cua no Y tế cho Hội nghị Sakyadhita lần thien vien truc lam tay thien tiger s đừng tiếc chi một nụ cười thinh tuong dong bon su lon nhat viet nam len san nhớ mùa phật đản xa пѕѓ 般若蜜 lặng TrÃƒÆ Chuyến đi bất ngờ Kỳ cuối Ngày Doanh nhân theo Phật giáo s trẻ 燒指 Cây hoa gạo ngôi tháp cổ và Thầy tôi nhân Tỉ ÄÆ van vat huu linh vay an chay co ich gi roi thieu khủng le chương ii thích ca thế Quảng Trị Giỗ Tổ khai sơn chùa Sắc 惡曜意思 doi