DÒNG PHÁP QUÁN THẾ ÂM

 Ngọc Nữ (ghi chép)

--- o0o ---

Phần 03

11. Giải công án
12. Trà hoa
13. Âm nhạc
14. Xuất gia
15. Ái dục

---o0o---

 

GIẢI CÔNG ÁN

 

“Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”.

 

Nghĩa: Trí huệ, hãy đi, hãy đi, hãy đi đến bờ kia, hãy đến bờ kia. Ta bà ha.

 

Trí huệ: Người độn lợi căn khác nhau nên nhận định sự việc khác nhau. Nhưng dù trí hay ngu đều đi từ cái thấy của mình là ngu trí. Ngu tức là kết quả của tâm mờ. Tâm mờ vì ngũ căn là của bất túc thu nhận không chính xác các sự vật cực kỳ quang minh, đó gọi là bờ bên này của trí. Tên gọi bờ bên này vì tâm còn bị buộc, trong đó ý phát triển mạnh mẽ là căn của Trí nhưng Trí đây, vẫn là buộc, nên trí là ý mà thôi. Bặt dứt các thấy, nhận hiểu này, lý giải vì không thể thấy, nghe, biết, nghĩ, cảm được mọi sự một cách hoàn toàn là vứt bỏ vô minh.

 

Hãy đi: suy xét không bao giờ có thể nghe một người xa vạn dặm nói bằng tai hoặc tai điếc không thể nghe người đứng sát bên nói. Nhĩ căn là lừa dối, các căn khác cũng thế, quán tiếp bằng suy nghĩ của ta là ta lặng đi.

 

Hãy đi dến bờ kia: Như thế phải tìm sự vật bên ngoài, bên kia của ngã, sau mắt tai thăm thẳm–phía sau là gì? - Không cùng.

 

Hãy đến bến bờ kia: Các căn không có tội, ngã có tội. Ngã sinh ra từ đâu? từ căn ngã không tội. Thế thì điên đảo vọng tưởng sinh từ đâu? Từ yêu cái ta, yêu cái ngã mà sinh biết chúng sanh. Không yêu, không ghét cái ta ấy thì thấy bờ kia–Ngã bình đẳng với niết bàn.

 

Ta bà ha: phải thế, phải thế. Chư Phật trong vô lượng kiếp đều đắc quả do quán nghĩa ngã, niết bàn là không. Chư đệ tử hãy tín đạo và phụng hành.

 

 

Bồ đề không xứ sở, tánh sân cũng không xứ sở. Tự tánh của Bồ Ðề là bất lai, bất khứ, bất hoại, thường trụ trong các pháp, pháp bất thiện không sanh vì không mầm móng, pháp thiện không sanh vì thường tồn. Vũ trụ này chỉ có một nhịp đập đó là Thiện, không ai đủ sức đi ngược mãi quy luật này nên mệt mõi vì đã đi quá xa trong cuộc đời mình tạo, con người trở lại với chính mình đó là Phật tánh.


 

TRÀ HOA

 

Cắm hoa là một phương pháp viết kinh, lòng không tịnh sẽ sinh pháp bất tịnh. Cho nên không có đẹp hay xấu theo nghĩa thường tình mà sự cảm nhận đại đạo theo từng bậc khác nhau. Ðời sống của một kiếp hoa ngắn ngủi là thế, mà có thể chuyên chở Phật pháp chứa nhóm từ lũy hiếp, hà huống một con người. Con hãy ngắm họ như ngắm một bình hoa; người tham đục–con hãy im lặng cảm ơn người đã dạy cho con biết đó là bất tịnh; người sân hận đến, con hãy im lặng cảm ơn người đã dạy cho con biết đó là Ðịa ngục; người khinh hũy, con hãy im lặng và cảm ơn người giúp con diệt ngã.

 

Cắm hoa là nói trong im lặng, là tìm về nguồn cội, là đi hành hương về đất Phật nơi con. Chính là thiền Ðịnh, thiền Ðịnh là trong lìa sợ hãi, ngoài lìa tướng.

 

Phật tánh là chân thiện mỹ và từ bi. Khi con rung dộng trước cái đẹp thật, mở tầm nhìn vào thế giới bất diệt rồi con không còn có thể rung cảm trước những điều xa lạ với thế giới ấy. Học cắm hoa là học mở cửa nhìn vào hư vô, tại sao con không định tâm được. Vì con chấp tâm và chấp tướng định.

 

Cho nên cắm hoa là hành đạo. Con hãy trân trọng và chân thành để lòng lắng xuống không vội vã; tràn ngập một tình cảm tri ân của người sắp nghe Phật thuyết, tràn ngập niềm yêu mến loài vật, thiên nhiên mà học. Ðối diện mỗi bình hoa sắp cắm, con hãy nhớ đến Tịnh Bình của mẹ.

 

Tìm dáng bình hoa sắp cắm trong bó hoa đang có, không nên trước tạo khung rồi đặt hoa vào hoa sẽ rất thô, cứng và mang nét giả tạo.

 

Không có lòng yêu ghét riêng một loài hoa hay cỏ nào mới được tâm bình đẳng cảm nhận vẻ đẹp của mỗi loại. Từ đó yêu mến cái phong phú của thiên nhiên.

 

Hoa có thể phối hợp với những loại quả hay mọi vật có thể xa lạ với nó nhất, tùy chủ đề.

 

Trà hoa là gì, trà là lọc, hoa là đi lên; trà hoa là lọc sạch Tâm để đi lên. Lại nữa trà là hư không, hoa là đẹp? Trà hoa là trống không mà bao hàm muôn vẻ đẹp. Lại nữa, trà là tĩnh lặng, hoa là tuyệt diệu. Trà hoa là thưởng thức cái tĩnh lặng tuyệt diệu của các cõi.

 

Khi con uống trà con hãy nghĩ con là ngụm trà ấy: Con sẽ thấy mọi vật dưới cái nhìn khác hẳn, tất cả đều giản dị. Trong ấy hoa chứ không phải một hình thái sống nào khác đưa con người đến gần đạo nhất.

 

Con sẽ biết quý từng ngọn cỏ, từng cành khô. Chúng sẽ nói với con. Ðời sống thật ở ngoài tướng sống chết; mỗi chiếc lá vàng là cả một mùa thu và hoa dại là những loài hoa đẹp nhất vì đẹp chỉ một mình.

 

Phái: hư. Con không nên chú ý đến qui luật của các phái cắm hoa, dù Nhật Bản hay nước khác. Từ tâm mà sinh ra các qui luật thẩm mỹ. Cho nên ta đạt đến Niết Bàn tối thượng thì qui luật cũng tương ứng, ngược lại theo những qui luật do bậc giải thoát đề ra cũng dẫn đến nghệ thuật tối thượng nếu không chấp pháp. Đây là một số qui luật đó con cứ y theo mà hành, sẽ dẫn đến trà hoa. Bình cao: Hoa thiên cao – chiều cao bình + chiều rộng bình + 2 rộng là chiều cao bình thường. Phá thể là cao hơn, nếu thấp hơn thì chiều cao sẽ nằm trong cành khác và ở ngoài bình (lượn xuống) hoặc ở chiều ngang của thiên.

 

- Bình cao: hoa địa = 1/5 chiều cao thiên, hoa nhân=3/5 thiên.

 

- Bình thấp: hoa thiên = chiều cao bình + rộng + 1 cao. Hoa khác như bình cao. Chỉ nên cắm hoa 2 lá–hoặc 2 hoa, 3 lá cho bình cao.

 

Nhưng con phải cắm cách nào, chiếc lá ấy trở thành biểu tượng mang tất cả không khí của thiên nhiên và đặc điểm của riêng nó. Tất cả hoa lá trong bình đều như trổ từ một cành duy nhất, không có vẻ xa lạ với nhau dù là khác loại, hoa phải có cái tươi mát của hoa, chứ không nên lấy số nhiều để tạo vẻ tươi thắm.

 

Chỉ riêng một cánh hoa cũng đủ để tượng trưng cả loài hoa. Cắm hoa như người Tây phương không phải cắm mà gọi là chưng hoa thì đúng hơn. Con có khuynh hướng nghiêng về lối cắm ấy. Ðó là tâm hãy còn chuộng tướng không bỏ chấp.

 

Bình thấp cắm nhiều lá, hoa hơn bình cao vẫn tôn trọng qui luật trên. Ở bình thấp chú ý đến hoa địa, cành phụ, thấp và ở gần cành chính.

 

Ðừng sợ cô đơn. Sợ cô đơn là còn khổ nên trong cách cắm sẽ thích cắm nhiều hoa lá và tính khí nóng nảy. Nếu không có người hiểu con thì cũng là lẽ thường, không có người giống con cũng là lẽ thường–Khổ cũng là lẽ thường–Nếu cô đơn là đau khổ thì Ðức Phật là người khổ nhất trần gian.

 

Sự phù du của vẻ đẹp hoa cắm trong bình cũng là sự cô đơn.

 

Con cắm hoa mà không thấy mình là người cắm, không có hoa để cắm lòng không lay động cũng không thấy mình không lay động, thì bình hoa ấy là bình hoa tự nở ra như thế đó là hoa Đạo.

 

Cũng như đau khổ làm gì có thật, nhưng phải mượn đó mà tỏ bày an lạc. Con không có khổ vì sự khổ đau thật sự hiện diện, mà vì đó là pháp môn gần nhất và dễ nhất dẫn đến nhận thức lạc. Nhận thức này chính là thiền định, là đại Ðịnh là giải thoát.


 

ÂM NHẠC

 

Âm nhạc là chuỗi tiếng động sắp xếp theo tâm tư của từng người. Trong mỗi con người, trong mỗi chúng sinh là một nguồn nhạc, ý tuôn tràn. Những giận hờn, những đau khổ, những niềm vui tuôn ra từ đó.

 

Cho nên lắng nghe thế giới với tất cả những âm thanh đa dạng là một niềm vui bất tận, vì đó là âm nhạc. Những câu chưỡi rủa là nhạc của tâm hồn dao động đến cực điểm, những bài hát là âm nhạc của thi nhân và tất cả là bài hát bất tận của sinh, trụ, hoạt, diệt là âm thanh của sự sống tức là hình tướng của Ðạo.

 

Tiếng chân bước trên đường vắng, tiếng lá khô rơi tụng, tiếng sương khuya trên mái, tiếng dế kêu, tiếng đàn và cả những âm thanh mà con không nghe bằng nhĩ căn được như tiếng mây trôi, tiếng hạt nước mưa chạm nhau trên không, tiếng thì thầm của hoa cỏ, tiếng của người xa con là những âm thanh kỳ diệu của cuộc đời.

 

Biết thưởng thức tất cả những âm thanh của cuộc sống là sống trong âm nhạc. Con có hiểu âm thanh là gì thì mới thật sự cảm được âm nhạc của đời.

 

Hãy nghe đây! Chỉ biết nghe những âm thanh mà con thích thì con chưa thưởng thức được cái kỳ diệu của âm thanh. Con rất ghét nghe những lời chê bai và thích nghe những lời khen ngợi thì nhĩ căn chỉ làm việc một nửa. Ðó là khuyết tật, đó là sự bất toàn của thân, đó là thân bất túc. Tất cả mọi âm thanh đều là vui, tất cả mọi âm thanh đều là pháp. Những lời nói dữ là pháp thử thách sự kiên định của Tâm. Là pháp rèn tâm, là pháp điều phục Tâm xao động. Như thế nhửng lời nói dữ là giả tướng của lời Phật thuyết, là pháp. Như thế những lời nói dữ tự bản tánh không dữ mà con chấp rằng đó là dữ, vì con còn vướng mắc vào âm thanh, không nhận thấy thật tánh của ngôn ngữ. Quan sát âm thanh đơn thuần là âm thanh thì hiểu được Ðạo. Mỗi âm thanh đều có độ ngã của nó vì thế mà âm thanh là âm nhạc.

 

Những lời khen tự nó không xấu nhưng chấp vào thì nó trở thành độc dược. Khen hay chê đều không biến con thành kẻ khác, những người chỉ chuyên chê bai kẻ khác là Bồ Tát hóa thân. Chính nơi những vị ấy con học được điều Phật dạy. Nguyện lãnh lấy cõi Phật chẳng phải ở nơi rỗng không. Khi con điềm nhiên trước những âm thanh kia là con độ được tâm mình, độ được kẻ ấy và chính là kẻ ấy độ con.

 

Nghèo, xấu: những âm thanh đi thẳng vào tim làm con khổ sở, là vì con chỉ nghe một nửa. Chính điều ấy mới là thân tướng xấu, chính điều ấy mới là sự nghèo nàn.

 

Ðây là thần chú trị bịnh ấy, hãy dán chữ ấy trong tiếng trống, tiếng đàn, phổ trong một đoản khúc cho đến khi con trân trọng âm thanh ấy thì đó là con đã thấy tự tánh ngôn ngữ là không.


 

XUẤT GIA

 

Xuất gia là rời thế tục trọn lòng hướng về Chánh pháp; như thế là Tâm hay là Thân ra đi?  nếu là thân thì quá ư sai lầm. Nơi nào là xứ Phật trên cõi đất này? Nơi nào mà mọi người sống hoàn toàn hòa thuận và ra khỏi cảnh sanh, già, bệnh, chết? Không đâu cả! Như vậy xuất gia chính là Tâm lìa thế tục. Tâm lìa thế tục là sống với cảnh tục, mà thấy chân tướng của Tục. Chân tướng của Tục là chẳng tục đó là xuất gia chân thật. Sao gọi chân tướng của Tục là chẳng Tục? Nhận thấy mọi sự ở đời mà tâm chẳng bị cuốn theo đó là tục mà chẳng tục; đó là Ly; đó là xuất.

 

Không phải ra đi bằng thân tướng vào cửa chùa mà gọi là Xuất Gia được. Cũng không phải Tọa thiền đi vào thế giới khác bằng tướng mà gọi xuất thế gian. Con đã và đang vướng vào hai chấp ấy.

 

Nếu thế gian này là đau khổ thì hãy làm ngược lại để tìm thấy hạnh phúc. Không giận những điều đáng giận, không buồn những chuyện đáng buồn, không chấp những việc đáng chấp. Suy ra thì những điều bất thuận kia thật sự ở nơi ngoại cảnh hay do tâm con? Nếu gặp điều đáng giận con không giận thì sự kiện ấy thật tướng có mang tánh giận hay chẳng giận chăng?

 

Khi giận ai tức nói rằng con đúng và người sai. Ðó là khẳng định mình và người, đúng và sai, đạo và đời, thiện và ác Chia hai nên khổ vì pháp tướng không có hai, chia hai là lìa pháp, đó gọi là thế gian, đó gọi là tục. Con thường cắt đứt những tình cảm quan hệ ở đời cho rằng đó là đoạn ái kiến. Thật ra đó là chấp xã nên không xã, lại sa vào diệt. Những quan hệ nào có tướng buộc mà con phải mở! chỉ vì con tự buộc nên tìm cách mở, rồi nhận lầm tướng chính là chân.

 

Hãy vui với những quan hệ tốt đẹp và phải làm cho tốt đẹp hơn, đừng chấp tướng không mà rơi vào ngoan không, những quan hệ tốt là đất sinh trưởng pháp lành.

 

Con chấp tướng Thiện và Ác nên có cảnh tịnh và bất tịnh, có kẻ tốt và người xấu, có phân biệt trong cư xử từ vướng mắc của Tâm.

 

Đừng chấp người không Ðạo mà xử không tốt với họ, khi con hành động như thế là con lìa đạo rồi vì con chấp. Vả lại ai là người sống ngoài pháp giới? Ai là người không được phật dộ, dù họ muốn hay không muốn, dù họ biết hay không biết? Ai là người sẽ không bao giờ thành Phật? Tình thương của Chư Phật trãi đến mọi chúng sanh nên không ai là không có Đạo. Con hãy từ bỏ thái độ ngạo mạn đối với người mà con gọi là người đời. Chính những kẻ ấy mới cần thấy ánh sáng Phật pháp từ những người đệ tử Phật làm duyên cho các kiếp mai sau.

 

Cẩn trọng trong cư xử với người thế, đó là pháp cúng dường. Ðó là khiến người phát tâm sanh trong Phật pháp. Đó là thành Đạo, đó là Tu.


 

ÁI DỤC

 

Con thường nghĩ ái dục là vấn đề đơn giản, là tình cảm giữa trai gái. Ở người lập gia đình thì ái dục chính là ngoại tình, chỉ nghĩ đến người hôn phối và con cái thì đó không là ái dục. Nghĩ như thế thật quá ư sai lầm.

 

Dục ái chính là vấn đề lớn nhất của sinh tử luân hồi, tức là giải thoát là giải quyết triệt để vấn đề ái dục, như thế Ái dục mang hình tướng nào và thực chất chính là gì?

 

Dục là gì?

 

Thân là Dục. Ngã sinh Ái. Khi con nghĩ rằng: “Mình là người Nữ” đó là Dục. Dục chính là sự phân biệt ra hai một cái gì đồng thể, không cứ phải nghĩ đến hành dâm mới gọi rằng dục. Vã lại Dục là phân hai tức nảy sinh ra một cái khác nguyên bản, nên trong bất cứ hành xử + tư tưởng nào có ý phân biệt Ngã, nhân thì đó là Dục. Khi có ngã, nhân đây đó thì Ái liền sanh và luân hồi chuyển bánh.

 

Như thế mọi Dục sinh mọi Độc–Dục là nghiệp lớn sinh ra muôn nhân quả kết thành nghiệp mới. Dục tức là động của thức. Dục chính là động của Tâm. Dục là thể của ái, ái là Tướng của Dục. Từ Ái nảy sinh yêu ghét thuận nghịch, mọi cảnh khổ thế gian, từ Dục hình thành Ngã hay nhân cách của một người. Yêu thích mình và tính cách của mình là lẽ tự nhiên vì Ái đâu tách rời khỏi Dục nên từ nơi có yêu là có ghét. Thích màu này, màu này hợp với tôi... Đó chính là tiếng nói sâu thẳm của Ái dục vọng lên trong từng niệm khởi. Yêu người cũng là Dục, yêu chính bản thân cũng là Dục. Yêu điều thiện ghét ngã cũng còn vướng vào Ái dục. Trong cảnh yêu ghét với hai tướng chấp nhận và không chấp nhận mầm mống đấu tranh còn thì con còn đau khổ.

 

Tại sao con có thể yêu thích người này, không thích người khác ngay lần gặp gỡ đầu tiên?

 

Có thể nói rằng vì nhân quả tiền kiếp, nhưng tự nguyên thuỷ nhân ban đầu sinh mọi nghiệp luân hồi chính là Ái Dục.

 

Có thân, có ngã, bất cứ điều gì hợp với ngã thì được giữ lại thành sở thích, thành thiên hướng mà ngã thì có thể thay đổi yêu thích. Thích hành thiện cũng chưa là Thiện.

 

Sở thích của con khi còn bé và ngày nay rất khác nhau. Như thế ngoại vật có thể thay đổi mà ái Dục thì không.

 

 

Hễ còn một hơi thở ra vào là còn thở hơi Ái Dục. Ái Dục không chỉ đơn thuần tồn đọng trong quan hệ lứa đôi hay nam nữ mà cả trong những tình cảm tưởng chừng như thiêng liêng nhất. Con có thể thấy Ái Dục trong những phóng tâm vô tình nhất, trong những ràng buộc nhặt nhiệm nhất với cuộc đời.

 

Ái là phóng Ngã hướng về một đích dến. Có mục đích là có định hướng, có hệ lụy, có trông chờ, có phản hồi. Như thế thì Ái là nguyên nhân đau khổ vì Ái tự khởi thủy. Ðã có mầm mống bất toàn. Nói cách khác Ái mang bản chất bất toàn.

 

Thân lìa Ái dục phải quan sát tánh của Dục. Dục là Ðộng, nếu không động thì đồng lúc với giả duyên chấm dứt.

 

Tánh Dục hiện tiền: đó chính là Chân Như hay Như Lai tánh. Và từ nơi không động là Như Lai tánh hiện động thì động ấy chính thật là Từ Bi.

 

Con hãy thật hành ly Dục.

 

 

 

 

--- o0o ---

Mục lục | Phần 01 | Phần 02 | Phần 03 | Phần 04 | Phần 05

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Kinh Vùng ký ức ham y pham pho mon trong kinh dieu phap lien hoa Bài phật nhan quét thơ mặc giang từ bài số 1341 đến số NhÃÆ TT Huế Tảo tháp Tổ sư Liễu Quán phat Chùa Linh Ứng Sơn Trà am QuẠvu lan hoi me tu bao gio thơm Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng Rau quả chống tia cực tím giới thiệu sách mới nhất của thiền cận co nen goi hon de biet huong linh da sieu thoat Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm ung sang sáng su co mat lien tuc cua quan the am bo tat cấu trúc sinh học của con người phù Nhờ thờ Phật mà thoát khổ Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ benh am co that khong tình yêu chân thật là gì có hay không 3 giới V廕 cach gọi Bảo Ăn như thế nào dẫn tới nguy cơ mắc ung Lumbini Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ sự khác nhau giữa giới luật và luật nghi lễ có phải là tín ngưỡng không Tùy トo Nhá TÃ Phạm c½u 1981 không thien phat giao Tin Ăn nhiều chất xơ để phòng tránh ung Sài Gòn đỏng đảnh truong ngày nào tôi cũng thấy thân tâm an lạc nghi đau video