.
Hoà Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG TẠI HOA KỲ
TT. Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
Mục Lục
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Thoại đầu là trước khi chưa có lời nói, nghĩa là chưa khởi niệm muốn nói gọi là thoại đầu, nếu khởi ý niệm lên là thoại vỉ; tham là hỏi câu thoại để kích thích lên niệm không hiểu không biết, khán là nhìn chỗ không biết, muốn biết chỗ không biết đó là gì? Chỗ không biết đó thì không có chỗ, không có chỗ nên không có mục tiêu để nhìn, nhìn mãi không biết gì thì chỗ không biết đó là nghi tình.
 
Hành giả tham thiền hỏi câu thoại và nhìn thoại đầu, 2 cái đi song song để giữ nghi tình, nghi tình này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu, thoại đầu là vô thỉ vô minh, cũng gọi là đầu sào trăm thước, cũng là nguồn gốc ý thức, từ đầu sào trăm thước bước thêm một bước là sát na lìa ý thức gọi là kiến tánh.

Hỏi:
 
Thế nào là vạn pháp quy tâm?

Đáp:
 
Vạn pháp quy tâm là người có tư tưởng chấp thật mới nói như vậy. Vạn pháp là tâm, tâm là vạn pháp thì mới đúng, vạn pháp với tâm không có hai. Nếu tâm là tâm, vạn pháp là vạn pháp, tức có hai là tương đối.
 
Bản lai diện mục của bản tâm không có tương đối, tức vạn pháp là tâm, tâm là vạn pháp, chứ  không phải hai cái. Cho nên, tất cả đều do tâm tạo, năng lượng đều phát từ tâm. Vật chất là do nhiều nguyên tử tổ chức thành, như cái bàn này yên tịnh, nhà khoa học biết cái bàn có hai thứ lay động:
 
1. Lay động xoay theo quả đất, quả đất xoay xung quanh mặt trời, vận tốc 180.000 km/giờ.
 
2. Mỗi hạt nguyên tử ở giữa có một trung tử, chu vi có nhiều điện tử cũng đang xoay, ngày đêm xoay hoài không bao giờ ngưng; bây giờ đem cái bàn này chặt tan nát, nhưng mỗi hạt nguyên tử vẫn còn xoay không bao giờ ngưng, vận tốc là ½ ánh sáng, vận tốc ánh sáng 300.000 km/giây. Chiếc xe hơi chạy vận tốc 100 miles/giờ đã thấy nhanh quá rồi. Còn vận tốc điện tử chớp mắt là 150.000 km/giây. Nhà khoa học mang kính hiển vi thấy rõ ràng.
 
Sức xoay phải có năng lượng, vậy năng lượng của nó từ đâu mà có? Tốc độ nó xoay nhanh như vậy, có năng lượng cung cấp nó xoay không? Theo mình thấy rõ ràng không có năng lượng. Không có năng lượng tại sao có sức xoay vậy? Không có ai giải đáp được.
 
Phật đã nói: “Tất cả do tâm tạo”, tức năng lượng là tâm; Lục Tổ nói rõ trong Pháp Bảo Đàn: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà tâm của các ông động”, tức là năng lượng từ tâm, tâm động thì gió mới động, tâm động thì phướn mới động. Nhưng người ta tin không nổi, nên phải ngộ mới được.
 
Mình ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh có được tự chứng phần thì tự mình mới chứng tỏ, còn bây giờ Phật nói mình không tin, vì chưa được tự chứng phần nên tin không nổi. Vậy, Phật muốn mình được tự chứng phần rồi tự mình chứng tỏ. Phật nói: “49 năm thuyết pháp, tôi chưa từng nói một chữ và ai nói Phật có thuyết pháp, người ấy phỉ báng Phật”.
 
Sự thật, mình đang dùng cái tâm này, tâm  như hư không vô sở hữu. Nếu không có hư không vô sở hữu thì mình không thể thấy nhau, không thể nói chuyện với nhau được, hàng ngày nói năng tiếp khách, ăn uống đều không được. Cho nên, Phật pháp nói không là dụng của tâm, không cũng là cái thể của tâm, vạn pháp cũng là thể của tâm, cũng là dụng của tâm.

Vì tâm khắp không gian khắp thời gian thì vạn pháp đều ở trong tâm, không có cái nào ở ngoài tâm. Nên nói: “Ngoài tâm không có pháp”, tại sao còn nói ‘vạn pháp quy tâm’? Vậy những người nói ‘vạn pháp quy tâm’ là tư tưởng chấp thật thì còn nằm trong tương đối.

Hỏi:
 
Có phải trách nhiệm và vô trách nhiệm đều không có chăng?

Đáp:
 
Vì chấp thật nên mới có trách nhiệm hay vô trách nhiệm, cái đó là tương đối. Nếu hiện được bản lai diện mục của tâm thì không còn tương đối, cái dụng đặt tên là bát nhã luôn luôn khắp không gian khắp thời gian. Vậy đâu có ngoài trách nhiệm? Khỏi cần dùng nhưng nó vẫn dùng.
 
Cảm giác của lớp da gọi là xúc giác khắp không gian và khắp thời gian của cơ thể, nếu tiếp xúc nó thì nó biết, nhưng không có tiếp xúc nó, vậy nó có biết không? Nó cũng biết. Vì cái dụng của nó sẵn sàng tự động, đánh mạnh nó cũng biết đau, đánh nhẹ nó cũng biết  không đau, ngứa nó cũng biết, không ngứa nó cũng biết, nửa đêm mình ngủ bị muỗi cắn thì tay tự động gãi chỗ đó; tức là 24/24 ngày đêm cảm giác không gián đoạn, không phải qua bộ óc suy nghĩ rồi mới dùng, dụng của nó tự động khắp không gian khắp thời gian.
 
Bát Nhã của tâm mình dùng luôn luôn khắp không gian khắp thời gian, làm sao có trách nhiệm hay vô trách nhiệm? Như nói cảm giác của lớp da là trách nhiệm hay vô trách nhiệm thì không đúng. Vì nó luôn luôn dùng, mình có trách nhiệm nó cũng dùng, không có trách nhiệm nó cũng dùng, nó đâu có liên quan đến trách nhiệm hay vô trách nhiệm! Nó không khi nào bỏ trách nhiệm, mà nó không khi nào nói là có trách nhiệm. Bản lai diện mục cũng như vậy, kiến tánh là hiện bản lai diện mục của tâm.
 
Chấp thật mới có tương đối, tranh biện, thị phi, tốt xấu, yêu ghét,… Có kiến lập lý hay không lý thì phải có sở hữu nên bị hạn chế cái dụng. Bởi vì, hư không trống rỗng thì không có nghĩa lý, rồi đem hư không hạn chế lại đủ thứ nghĩa lý giảng ra cũng rất hay. Nếu mình tin được tự tâm thì tất cả không có cái nào ở ngoài tâm.
 
Tâm có tánh giác ngộ nên gọi là Phật tánh, tâm cùng khắp hư không chẳng có khứ lai nên gọi là Như Lai, tâm khắp thời gian không gián đoạn, không sanh diệt nên gọi là Niết Bàn; cái dụng gọi là Bát Nhã, vì không cần tác ý, khỏi cần dùng mà tự động dùng. Như cảm giác của lớp da không cần dùng nó vẫn dùng.
 
Luân hồi là do chấp tâm mới có, tức là tâm mình hoạt động, như thân mình xoay mới thấy căn nhà xoay, nhưng căn nhà không có xoay. Căn nhà xoay dụ cho sanh tử luân hồi, tại tâm mình hoạt động nên mới thấy sanh tử luân hồi.
 
Tiểu thừa tu khổ, tập, diệt, đạo (Tứ Diệu Đế), tức là pháp thiền là Ngũ Đình Tâm Quán (5 thứ thiền quán) để đình chỉ hoạt động cái tâm. Bây giờ phần nhiều người ta thực hành Sổ Tức Quán là đếm hơi thở từ 1 đến 10, rồi ngược lại từ 10 lui về 1, có một số ít tu Bất Tịnh Quán, còn 3 thứ quán kia (Lục Thức Quán, Nhân Duyên Quán, Từ Bi Quán) ít thấy người ta tu. Đó là 5 thiền quán của thừa Thanh Văn.

Mục đích của thừa Thanh Văn là muốn dứt lục căn, vì họ chấp thật lục căn thì phải đối  với lục trần, cho nên theo triết lý gọi là Chủ Quan Duy Vật Luận.

Trung thừa là thừa Duyên Giác tu Thập Nhị Nhân Duyên (quán từ vô minh đến lão tử, 12 nhân duyên tuần hoàn).

Mục đích thừa Duyên Giác muốn dứt nhất niệm vô minh, tức là cuộc sống hàng ngày mình đều dùng nhất niệm vô minh, từ niệm này qua niệm khác liên tiếp không ngưng, so với Thanh Văn thì tiến hơn một bước, nhưng vẫn còn nằm ở trong tương đối. Thừa Thanh Văn chỉ phá nhân ngã chấp, tới Duyên Giác thì phá luôn pháp chấp, nên gọi là Chủ Quan Duy Tâm Luận.

Đại thừa là Bồ Tát thừa tu 6 Ba La Mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ), có 3 thứ thiền quán ghi ở trong kinh Lăng Nghiêm, kinh Viên Giác, mà người dịch không dịch nghĩa, chỉ có dịch âm, gọi là: Sa Ma Tha, Tam Ma Bát Đề, Thiền Na. Trong kinh Viên Giác đem 3 thứ thiền quán này đảo đi đảo lại thành 25 thứ, ở kinh Lăng Nghiêm chỉ nói 3 thứ này. Trong kinh Viên Giác diễn tả kỹ hơn. Đáng lẽ, tâm pháp không thí dụ, nhưng  Phật miễn cưỡng ở trong kinh này mà thí dụ: 

- Sa Ma Tha như gương soi các tướng, là cực tịnh nhưng nó đang dùng, như người nam đến hiện người nam, người nữ đến hiện người nữ, bất cứ cái gì đến đều hiện.
 
- Tam Ma Bát Đề còn gọi là Tam Ma Đề, như lúa mạ dần dần tăng trưởng, vì cái này biến hóa. Biến hóa từng sát na nhưng mình không thấy biến hóa, thực tế mình thấy lúa mạ tăng trưởng. Đó gọi là thiền quán Tam Ma Bát Đề.
 
- Thiền Na thí dụ âm thanh trong chuông trống, chuông trống có âm thanh, nhưng mình không thấy nghe được, khi đánh thì âm thanh ra, đánh mạnh thì tiếng lớn, đánh nhẹ thì tiếng nhỏ, mà lại không bị chuông trống hạn chế, vượt ra ngoài xa chuông trống.

Đại thừa của Trung Quốc có 4 tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận, Duy Thức.

Tam quán của tông Thiên Thai giống như 3 thiền quán kinh Lăng Nghiêm, giống chứ không phải thay thế được. Sa Ma Tha giống như Không Quán (quán không), Tam Ma Bát Đề giống như Giả Quán, Thiền Na giống như Trung Quán. Vì thực tế không có danh từ để dịch, nên người ta chỉ dịch âm. Sắc pháp thì có danh từ mới có thể dịch, còn tâm pháp không hình tướng không có số lượng nên rất khó dịch.

Từ tiếng Phạn dịch sang qua tiếng Trung Hoa còn dễ, vì thời xưa có Lão Tử, Trang Tử cũng có nhiều danh từ tâm pháp, nếu bây giờ dịch sang tiếng Anh rất khó. Vì khoa học là những thứ có hình tướng, về danh từ tâm pháp rất ít.

Vừa rồi nói Tiểu thừa là Duy Vật, Trung thừa là Duy Tâm, Đại thừa là Tâm và vật hợp một. Lục Tổ nói Thiền tông (Tối Thượng thừa) là phi Tâm phi vật, tức là siêu việt tâm và vật, cách tu là tham công án, tham thoại đầu.

Hỏi:

Tham Tổ Sư thiền không còn đọc kinh  phải không?

Đáp:
 
Kinh là dạy tu phá chấp của tất cả chúng sanh, cho đến những người chứng quả cũng phá luôn. Như Tâm Kinh của tôi lược giải phá từ phàm phu, Tiểu thừa,… cho đến Nhất Phật thừa, có tri giải đều phải phá. Phá hết tất cả không còn cái gì nữa (trống rỗng) thì cái dụng cùng khắp không gian và thời gian, tức là những cái đó là do ý thức kiến lập. Nếu sát na lìa ý thức thì được kiến tánh. Bây giờ mình theo ý thức từ niệm này qua niệm kia.
 
Tánh con người nghe đến đâu thì chấp đến đó. Có Tăng hỏi Nam Tuyền đáp, đáp cái nào thì Tăng chấp đến đó. Bất cứ chấp vào cái gì đều không được. Vì tánh con người hay muốn tri giải, nhưng cái đó là chướng ngại sự kiến tánh, nên ngài Long Thọ thí dụ “Tâm như hư không vô sở hữu”. Nếu tâm mình vô sở hữu thì cái dụng bằng Phật khắp không gian khắp thời gian không có gì hạn chế.
 
Vô sở hữu thì không có, hư không vô sở hữu thì không có hư không, tâm vô sở hữu thì không có tâm. Không có tâm là lời nói, chứ tâm thì không thể tiêu diệt được, cũng như hư không thì không thể tiêu diệt, nhưng chẳng thể dính líu có, không. Cho nên, kinh Phật hay ngữ lục của chư Tổ nói đến ‘không’ là dụng, dụng thì phải ‘không’, ‘không’thì phải trống rỗng, trống rỗng mới hiển bày được cái dụng. Cuộc sống hàng ngày mình đang dùng cái tâm mình mà mình không biết.

Hỏi:
 
Tại sao Phật nói nhiều kinh?

Đáp:
 
Vì muốn phá cái biết của bộ não, chư Tổ cũng vậy. Cái  biết của bản tâm luôn luôn dùng, nhưng không phải cái biết và không biết của bộ óc (ý thức). Vì cái biết và không biết của ý thức làm chướng ngại cái biết của bản tâm. Cho nên, sát na lìa ý thức là bản tâm hiện ra.
 
Người tham học mới vào cửa, Lâm Tế liền hét. Người tham học mới vào cửa, Đức Sơn liền đánh. Những hành động của Tổ là muốn chặn ngang đường suối ý thức. Nếu lúc đó lìa được ý thức thì ngay đó kiến tánh. Còn lìa ý thức chưa được thì phải phát nghi (không hiểu), như Lâm Tế bị Hoàng Bá đánh 3 lần phát nghi nặng, rồi sau này ngộ triệt để. Tất cả công án, thoại đầu của chư Phật chư Tổ đều vậy. Ngộ là hiện lên bản tâm của mình, chứ không phải ngộ đáp án của câu thoại hay công án.
 
Sự hiểu biết của ý thức là biết những danh từ, như tâm mà ai cũng nói được, nhưng tâm là cái gì không ai biết! Người ta thường nói ‘trí Bát Nhã’, trí Bát Nhã là cái gì? Trí Bát Nhã chỉ là danh từ, mà mình đang dùng cũng chẳng tự biết. Trí Bát Nhã luôn luôn khắp thời gian, khắp thời gian thì nó đang dùng, khắp không gian thì chỗ nào cũng hiện cái dụng.
 
Như cảm giác của lớp da của cơ thể không bao giờ ngưng, nếu có ngủ mê cũng không ngưng cảm giác. Mình tiếp xúc thì nó biết tiếp xúc, mình không tiếp xúc thì nó cũng biết không tiếp xúc; nếu tiếp xúc đau thì nó cũng biết đau, đau nhiều đau ít nó đều biết, ngứa nó biết ngứa, không ngứa nó cũng biết không ngứa. Nhưng đụng đến tay không những tay biết, mà những chỗ khác đều cũng biết. Vì nó khắp không gian, không phải chỉ có một chỗ.

Cho nên, đụng chỗ nào thì toàn thân đều biết, bất cứ thời gian nào nó cũng đang dùng. Như ban đêm mình ngủ mê bị muỗi cắn, tự động gãi chỗ đó. Không phải có tiếp xúc mới hiện ra cái dụng, mà không tiếp xúc cũng hiện ra dụng. Nếu không dùng thì sao biết không tiếp xúc? Nó làm sao biết không đau không ngứa? Tiếp xúc lạnh nó biết lạnh, tiếp xúc không lạnh nó biết không lạnh. Nóng nó biết nóng, không nóng nó biết không nóng; nên cái dụng nó không bao giờ ngưng, mới là khắp thời gian. Trí Bát Nhã của mình cũng vậy.

Bây giờ, mình là phàm phu nhưng cũng có hiện ra cái dụng chút ít, nếu mình quét sạch những chướng ngại được trống nhiều thì có cái dụng lớn, trống rỗng không còn cái gì nữa thì bằng cái dụng của Phật. Mục đích tất cả kinh của Phật là quét sạch những chướng ngại mà thôi.

Hỏi:
 
Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Đáp:
 
Tiểu thừa chưa đến cứu cánh, chỉ phá nhân ngã chấp được ra khỏi phần đoạn sanh tử, tức là không đi đầu thai trong lục đạo (trời, người, a tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục), nhưng họ còn biến dịch sanh tử chưa dứt, họ cần phải tiến thêm nữa. Tức là họ cất nhà ở giữa đường mà cho là đã đến nơi rồi, kinh Pháp Hoa nói: “Tiểu thừa chưa đến bảo sở”. Nên bị Phật quở: “Không thể làm hạt giống Phật”, như hạt lúa bị cháy không làm hạt giống được.
 
Quả A La Hán là cao nhất của thừa Thanh Văn, sự thấy họ chỉ thấy được 1 tam thiên đại thiên thế giới, còn 1 tam thiên đại thiên thế giới khác họ không biết. Về thời gian họ chỉ biết 8 muôn kiếp trước và 8 muôn kiếp sau, rồi quá 8 muôn kiếp thì họ không biết, vì cái dụng của họ có hạn chế.
 
Còn cái dụng quả Phật không hạn chế, không bị cái gì làm chướng ngại, A La Hán còn chướng ngại, vì có kiến lập Niết Bàn của A La Hán, họ bỏ ngũ uẩn ngã nhưng còn ôm Niết Bàn ngã cho là ta chứng, tức là cái ngã vi tế. Cho nên bị Phật quở, phải bỏ A La Hán tiến lên Đại thừa.
 
Tiểu thừa phá nhân ngã chấp, Trung thừa phá pháp ngã chấp, Đại thừa phá hết nhân ngã chấp và phá luôn pháp ngã chấp, nhưng lọt vào không chấp (chấp không). Nếu còn chấp cái gì đều không được, tức là có sở trụ, còn có sở trụ thì còn chướng ngại cái dụng của bản tâm. Cho nên, phải đến cứu kính không còn một chút chướng ngại gì nữa, miễn cưỡng gọi là vô sở hữu.

Vì con người muốn kiến lập sở hữu, luôn cả hư không cũng muốn kiến lập, nên ngài Long Thọ nói: “Hư không vô sở hữu dung nạp được tất cả vật”. Bây giờ con người muốn lìa cái sở hữu không được, như cho tiền và nhà là sở hữu của tôi,... có sở hữu mới được. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tự tâm buộc tự  tâm”.

Hỏi:
 
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Châu Lợi Bàn Đặc Ca bạch Phật rằng: Con kém trí nhớ chẳng thể phụng trì, khi mới gặp Phật phát tâm xuất gia, con cố nhớ một câu kệ của Như Lai trong một trăm ngày mà chẳng thuộc lòng, hễ nhớ trước quên sau, nhớ sau quên trước, Phật thương xót dạy con tu Sổ Tức Quán, con quán hơi thở đến chỗ cùng tột, thấy các hành tướng vi tế dời đổi từng sát na nơi sanh trụ dị diệt tâm, con bỗng ngộ được đại vô ngại phiền não được dứt sạch đắc quả A La Hán, trước mắt của Phật được ấn chứng bậc vô học. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con là xoay về tánh Không là hơn cả.
 
Sư Phụ nói Sổ Tức Quán là đếm từ 1 đến 10, rồi đếm ngược từ 10 lại 1. Như trong đây nói là quán hơi thở thay đổi từng sát na thì con thấy giống như Tiểu thừa của thầy Minh Triệu dạy: “Khi thở vô biết thở vô, khi thở ra biết thở ra, thở vô ngắn biết thở vô ngắn, thở ra ngắn biết thở ra ngắn”. Sổ Tức Quán theo dõi từng sát na hơi thở, như Sư Phụ nói đếm không cần theo dõi từng sát na của hơi thở đó là ngắn, dài, ra, vào, chậm, nhanh. Như vậy như thế nào?

Đáp:
 
Giống thì giống nhưng chưa phải, như Châu Lợi Bàn Đặc Ca biết từng sát na, còn cô nói là chưa đến từng sát na. Mỗi sát na đều có sanh, trụ, dị, diệt, mà không phải chỉ sát na thôi. Như nhà Phật đem 1 giây chia ra làm 60 sát na và chia thêm là 1 sát na làm thành 60 A, 1 A thành 60 B, 1 B thành 60 C.

Theo toán học biểu thị  thời gian 1 C, nhưng tôi vừa nói hiện tại mà chưa nói dứt thì đã qua biết bao nhiêu trăm C rồi. Tôi chỉ mới chia 3 lần, nếu tôi chia thêm 30 lần, 300 lần vẫn còn con số, con số biểu thị thời gian đó, thời gian đó vẫn còn sanh, trụ, dị, diệt. Nhưng ý thức đã không biết (bộ óc không biết), còn cái kia dùng ý thức để biết.

Đếm từ 1 đến 10, rồi đếm ngược từ 10 lại 1, đây là tu bước đầu tiên. Ban đầu từ thô vào tế, như bây giờ từ phút đến giây, đến sát na, sát na đến A đến B đến C,… đó là thiền của Tiểu thừa muốn đình chỉ cái tâm. Còn cô nói là không đình chỉ được cái tâm, cái tâm còn hoạt động rất nhiều, vì còn dùng nó để nhớ để biết, làm sao đình chỉ tâm được?

Nói tổng danh là Ngũ Đình Tâm Quán, đình  là đình chỉ, quán chiếu đó là đình chỉ cái tâm. Cách quán này vẫn còn nhất niệm vô minh, chưa đến vô thỉ vô minh. Bởi họ cứ giữ nhất niệm đó mãi. Còn Trung thừa phá được nhất niệm vô minh, Tiểu thừa chỉ phá được lục căn. Cách tu cô nói là chưa dứt được lục căn, mà cái đó vẫn còn thô chưa đến tế nữa. Châu Lợi Bàn Đặc Ca quán hơi thở đến chỗ tế rồi.

Quán từ thô vào tế, đi sâu vô mãi, từ tế đến chỗ vi tế. Như cô nói biết được những cái thô, biết dài biết ngắn,… Quán là không cần phải biết những cái cô nói, quán chứ không phải dùng cái biết!

Hỏi:
 
Chánh biến tri và vô sư trí là như thế nào?

Đáp:

Chánh biến tri là trí Bát Nhã, vô sư trí là trí không do ai dạy, Phật Thích Ca nói là Pháp Bản Trụ, nó tự như vậy, không phải do thầy truyền cho.

Hỏi:

Cần phải nhớ hay không?

Đáp:

Không phải nhớ hay quên, tức là chỉ cần giữ không biết (nghi tình là không hiểu không biết), hỏi câu thoại là kích thích niệm không biết, khán thoại đầu là nhìn chỗ không biết, chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, không có mục tiêu để nhìn thì nhìn mãi không thấy gì vẫn còn không biết, vẫn còn không biết mới gọi là nghi tình. Không phải không biết của người ngủ mê, chết giấc, bệnh tâm thần.

Nghi tình là thắc mắc muốn biết nhưng không biết nổi, không cho tìm hiểu, không cho suy nghĩ, không cho ghi nhớ. Tức là tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết đều chấm dứt (chấm dứt hoạt động của ý thức).
- Vậy có giống như niệm không?
- Niệm không có nghi tình, không có dấu hỏi, còn tham thiền luôn luôn có dấu hỏi.
- Khi mình khởi lên suy nghĩ thì đã có dấu hỏi phải không?
- Không phải, vì không cho suy nghĩ mà lại có thắc mắc muốn biết, nên mới khác hơn hồ nghi. Suy nghĩ của nhà khoa học gọi là hồ nghi, còn tham thiền là chánh nghi. Chánh nghi mới ngộ được tâm mình, còn hồ nghi là ngộ được cái ở ngoài. Như nhà khoa học chỉ ngộ ở ngoài tâm, có giá trị ở thế gian, không ngộ tâm mình nên không làm chủ chính mình. Tham thiền là ngộ chính mình mới giải thoát được tự do tự tại.
 - Nếu mình hỏi trở thành thói quen có phải giống như niệm không?
 - Không cho trở thành niệm, luôn luôn phải giữ nghi tình, nên mới nói là nghi tình, nghi tình là có dấu hỏi, còn niệm là không có dấu hỏi.
 - Như mình đang làm việc, nhưng trong đầu khởi lên câu thoại đầu, có phải lúc đó là niệm không?
 - Lúc đó là niệm, ban đầu tập tham khi làm việc thì ngưng tham, còn tự động khởi lên thì mặc kệ nó.

Hỏi:
 
Kiến là nhìn, văn là nghe, còn giác và tri như thế nào?

Đáp: 
 
Khứu giác, thiệt giác, xúc giác, 3 thứ này gọi là giác; tri là ý thức (thức thứ 6). Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân là 5 thứ này đối với cảnh trước mắt, còn ý căn đối với pháp trần là quá khứ, vị lai, khỏi cần trước mắt, như mình ngủ mê không thấy trong phòng, nhưng thấy được xa.
 
Phật Thích Ca lúc ấy không nói Đại thừa hay Tiểu thừa, nếu người nào không lãnh hội Đại thừa thì Phật mới thuyết pháp Tiểu thừa, thuyết pháp Tiểu thừa nhưng không nói pháp đó là pháp Tiểu thừa. Sau này người ta đem lời thuyết pháp của Phật chia ra thành nhiều thời, ở Trung Quốc gọi là phán giáo.

Hỏi:
 Đọc trong một quyển sách:
- Có người hỏi Hòa Thượng Hư Vân: Phải chăng chùa này tu thiền?
- Đúng đấy, đây là một trung tâm Thiền tông Trung Hoa.
- Như vậy, trong chùa có thờ Phật A Di Đà và có các thời khóa tụng niệm không?
- Hòa Thượng Hư Vân ngạc nhiên, nhưng vẫn trả lời: Tại sao lại không? Chúng tôi cũng thờ Phật A Di Đà và hàng ngày khuya sớm đều có các khóa lễ.
 - Nếu như thế nơi đây đâu phải chuyên về tu thiền?
- Tại sao như vậy? Chùa nào chẳng thờ Phật và có các thời khóa tụng kinh!
- Nhưng tôi nghe nói Thiền tông chủ trương là giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự kia mà?
- Đến khi đó Hòa Thượng Hư Vân mới hiểu ra rồi bậc cười ha hả!! Mấy trăm năm trước có một số tu viện có đường lối chủ trương riêng, nhưng theo thời gian có sự thay đổi, hiện nay không còn phân chia nữa, hiển nhiên là như thế rồi, đường lối chủ trương đều là phương tiện hình thức bên ngoài.
- Phải chăng khi nói đến chữ ‘thiền’ là ám chỉ thiền trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật?
- Đúng vậy.
- Dĩ nhiên Phật tánh thì ai cũng có, các hạng người căn cơ khác nhau đâu có thể ai cũng ngộ được đỉnh cao để quán triệt phương pháp cao siêu tối thượng? Chùa dạy các pháp môn như Tịnh Độ niệm hồng danh Phật A Di Đà để cầu vãng sanh, như vậy có mâu thuẩn không? Như trung tâm thiền mà dạy về Tịnh Độ. Tôi chưa dứt lời thì Hòa Thượng cười mãi không thôi.
- Thí chủ khéo nói lắm, mâu thuẩn ư! Làm gì có chuyện mâu thuẩn? Không bao giờ. Mặc dù, Phật Thích Ca đã dạy 84.000 pháp môn khác nhau, nhưng tất cả chỉ con đường duy nhất là thoát khổ, tùy theo căn cơ của chúng sanh thích hợp theo một phương pháp khác nhau.
- Nhưng nếu đã gặp cõi Tây Phương Cực Lạc có đức Phật A Di Đà và lời nguyện thuyết diễn của ngài thì tại sao Hòa Thượng còn giảng dạy về thiền? Vì Tịnh Độ và Thiền đâu có gì khác biệt?
- Nhưng hai pháp môn đó hoàn toàn khác nhau, phải chăng Thí chủ nói rằng Thiền chú trọng về tự lực, Tịnh Độ chú trọng vào tha lực?
- Vừa nghe đến đó, tôi ngắt lời ngay. Đúng vậy. Tự lực và tha lực làm sao giống nhau được? Ngay lúc đó tôi cảm thấy hình như các căn khó chịu vì cử chỉ bất kính của tôi, một người lịch sự không bao giờ chất vấn và ngắt lời người khác, hơn nữa trước mặt tôi không phải là một Tu Sĩ bình thường! Mà là một vị Tổ đức cao đạo trọng được tôn kính khắp nơi.
- Tuy nhiên, Hòa Thượng Hư Vân thản nhiên không trách, vì thiếu lễ độ của tôi. Ngài mỉm cười một cách thích thú và nói: Này Thí chủ! Mắc công để ý sự khác biệt đó làm chi? Khi còn phân biệt chấp trước, có phải, có trái, có trước, có sau, có cái này, có cái kia. Nhưng khi đã vượt ra đối đãi nhị nguyên thì tất cả chỉ có một kia mà!
Chắc hẳn Thí chủ cũng biết tâm Phật và tâm chúng sanh vốn không hai, Thí chủ có thể xem tâm như một cái gì ở bên trong hay bên ngoài, nhưng trong hay ngoài thì đâu có nghĩa tuyệt đối, mà chỉ là tương đối nhị nguyên mà thôi.
Từ vô thỉ đến nay tâm vốn không sanh diệt, không hình tướng, không thuộc có không, không hề cũ mới. Chỉ vì chúng sanh sanh chỉ chấp hình tướng bên ngoài mà đi tìm Phật, nên chư Phật và chúng sanh mới xa cách muôn trùng, ta và tha nhân là hai chủ thể khác nhau.
Này Thí chủ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma suốt 9 năm ngồi quay vào vách để suy nghĩ gì? Phải chăng ngài thấy tâm là Phật, Phật tức là chúng sanh, khi mê có Phật có chúng sanh, khi ngộ thì chúng sanh và chư Phật nào có khác! Chơn tâm này vốn không sanh, không diệt, không dơ, không sạch. Khi làm chúng sanh, tâm không tăng giảm, khi làm chư Phật, tâm cũng không thêm bớt. Do đó, ngài vượt thoát ra ngoài sự khổ đau phiền não, vượt ra ngoài bánh xe luân hồi đạt đến Niết Bàn giải thoát.
- Nhưng Tổ Bồ Đề Đạt Ma đâu có đề cập Phật A Di Đà hay cõi Cực Lạc?
- Đúng thế, nhưng ngài không đề cập về vấn đề đó, như Thí chủ hãy thử nghĩ coi! Khi những dân quê hiền lành chất phát đến nghe ta thuyết pháp, phải chăng ta phải giảng cho họ thực tại vô ngã, về tánh không hay con đường bất nhị. Những điều này có ý nghĩa gì với họ, phải chăng chỉ là những danh từ trừu tượng trống rỗng không thể hiểu và không ích lợi gì!
- Nhưng ta giảng về đức Phật A Di Đà, những hạnh nguyện của ngài thì họ sẽ hiểu, sẽ tin và phát tâm sanh về cõi đó. Nếu suốt ngày họ trì niệm đức A Di Đà và chú tâm vào hồng danh. Lúc làm ruộng, lúc nghỉ ngơi, khi gặt lúa, khi lùa trâu về chuồng, họ trì niệm đến nhất tâm bất loạn thì ảo ảnh nhị nguyên vô minh, cái tâm phân biệt có chúng sanh có chư Phật sẽ chấm dứt thì họ sẽ chứng ngộ được thực tại mầu nhiệm ngay.
- Dù người ta gọi đó là tha lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà hoặc là thiền hoặc là nhất tâm thì điều này có gì khác biệt đâu? Cái khả năng giải thoát mà người ta rằng vốn ở bên ngoài tha lực, thật ra ở bên trong tự lực lúc nào cũng sẵn có kia mà! Aø, thì ra vậy! Điều Tổ Bồ Đề Đạt Ma tìm ra trong lúc ngồi thiền, người dân quê chất phát tìm ra được trong khi niệm hồng danh Phật A Di Đà đều giống như nhau, cả hai đều tìm được nhất tâm.
Như thế, tôi hiểu rồi. Bất chợt, Hòa thượng Hư Vân quát ngay: Không tìm được điều gì cả, vì tâm thanh tịnh vốn sẵn có kia mà! Làm gì phải đi tìm ở đâu? Nếu lấy tâm đi tìm tâm thì làm sao thấy?
Câu trả lời của ngài khiến tôi giật mình vì tôi được cải chính, như tôi thấy ngài mỉm cười có vẻ đã hài lòng về điều gì, phải chăng ngài đã biết tôi đã sử dụng những gì một cách nhằm lẫn và thế tôi đã sử dụng cái gì bên ngoài mà người ta đã tìm thấy được. Đáng lẽ ra tôi có thể dùng danh từ khác như quán chiếu, thấy,… Tôi nói ngay: Như thế là những danh từ thôi!
Đoạn văn trên, theo Sư Phụ nghĩ sao?

Đáp:
 
Tâm của mỗi người và tâm của chư Phật đều bằng nhau, nhưng ý thức của mỗi người lại khác nhau. Nên Phật tùy theo ý thức của chúng sanh mà thuyết ra có 84.000 pháp môn khác nhau. Như ở Trung Quốc có 5 hệ: Thiền, Tịnh, Luật, Giáo, Mật.
 
Mật tông là giáo mật truyền thọ nên tôi không thể nói được, Thiền là Tổ Sư thiền. Luật tông là trì giới luật, Tịnh Độ là cầu vãng sanh, Giáo môn ở Trung Quốc có 4 tông (Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận, Duy Thức).

Như Thiên Thai tông có tam chỉ tam quán giống như kinh Phật. Tông Hiền Thủ có Pháp Giới Quán Thiền lại khác, có 4 pháp giới (lý pháp giới, sự pháp giới, lý sự vô ngại pháp giới, sự sự vô ngại pháp giới). Duy thức có Duy thức Quán Thiền. Tam Luận thì có Tánh Không Quán Thiền. Mỗi tông mỗi phái đều có thiền quán riêng biệt của tông phái đó.

Mặc dầu, Phật nói nhiều kinh, nhưng truyền dạy trực tiếp là Tổ Sư thiền. Mấy  pháp kia chỉ nói ở trong kinh mà không có thân truyền.

Phật giáo đồ tu Tịnh Độ là hết 80%, nhưng sự thật nhiều người còn chưa biết Tịnh Độ, luôn cả ông này hỏi cũng không biết và cũng không biết Thiền. Nói đến Thiền là Tổ Sư thiền, không phải các Thiền kia, mà Tịnh Độ cũng có Thiền. Cho nên, Ngài Hư Vân chỉ có thể cười ha hả thôi, biết y là người Tây phương chỉ biết hiểu theo ý thức.

Theo Giáo môn thì không chê bai quở trách người hỏi pháp, còn Thiền tông thì lại khác, vào cửa liền đánh, vào cửa liền hét cho đến bạt tai và đá nữa, đủ thứ cơ xảo khác nhau. Nên gọi là pháp thiền trực tiếp để cắt ngang đường suối ý thức ngay nơi đó mà được ngộ.

Phật muốn cho người ta ngộ, không muốn cho người ta hiểu. Theo bậc hữu học thấp hơn bậc vô học, như ông này hỏi cũng lọt vào hữu học. Vô học còn ở trong phạm vi Tiểu thừa, hữu học chưa có tư cách vào cửa Tiểu thừa. Tuy ngài Hư Vân cười ha hả và cũng nói ít lời cho người hỏi được thỏa mãn. Bây giờ, tất cả Phật tử đều như vậy.

Hỏi:

Ngài Hư Vân nói chuyện nhị nguyên với người dân quê thì người ta không hiểu, nên nói cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà. Như Sư Phụ hoằng pháp ở Việt Nam, tất cả mọi tầng lớp giai cấp làm sao tin một pháp môn mà tu?

Đáp:

Tôi đến thuyết pháp các Trường Hạ và các Phật Học Viện, người ta hỏi cái gì thì tôi giảng cái đó, không phải tôi bảo ai cũng tu Tổ Sư thiền, tôi cũng biết người có căn cơ Tổ Sư thiền rất ít. Người ta hỏi Tịnh Độ thì tôi giải thích Tịnh Độ, tôi nghĩ sau này có thể làm ra Đường Lối Thực Hành Tịnh Độ của Ngài Ấn Quang là Tổ 13 Tịnh Độ, để người ta biết đường lối tu cho đúng.

Bây giờ Phật giáo đồ có 80% tu Tịnh Độ, như phần nhiều không biết Tịnh Độ, mà lại chỉ trích Thiền. Có số người đem ý của mình thay cho ý Phật để dạy người, làm cho người ta bị hiểu lầm ý của Phật.

Có người đến nhà giúp đỡ người ta cho là hạnh Bồ Tát, nhưng không phải, vì họ làm việc phát xuất từ cái ngã, tức là có tôi đi giúp. Đúng hạnh Bồ Tát là phá ngã chấp, như ông ăn cơm vì chúng sanh mà ăn cơm, mặc áo vì chúng sanh mà mặc áo, bất cứ làm cái gì cũng vì chúng sanh, không phải vì ta.

Nếu thực hành như vậy thì lâu ngày sẽ phá được ngã chấp. Tức là không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến chúng sanh, nghĩa là nuôi thân này rồi để giúp đỡ người ta. Tuy chưa làm, nhưng có tư tưởng như vậy cũng là tốt.

Hỏi:
 
Đối với việc làm đó không thấy cái lợi cho người phải không?

Đáp:
 
Sao không có lợi cho người! Mình gặp việc gì cũng đều giúp, chứ không phải  không giúp. Như ăn cơm cũng là giúp, mặc áo cũng là giúp, không nghĩ ăn cơm vì mình, mặc áo vì mình. Tức là luyện tư tưởng không nghĩ đến mình, vì người ta lâu đời thường nghĩ đến mình trước, rồi nghĩ đến người khác. Bây giờ, mình tập nghĩ đến người khác, chứ không nghĩ đến mình thì lâu ngày cũng thành thói quen. Tôi nói cái này là giáo môn.
 
Theo Tổ Sư thiền thì khác, chỉ cần hỏi câu thoại và nhìn thoại đầu. Vì những cái kia còn đối đãi, như vô ngã thì đối với ngã. Thực tế ngã không thành lập thì vô ngã cũng không thành lập, tại kiến lập cái ngã, rồi phá cái ngã mới nói vô ngã. Kỳ thật, có ngã nên mới có vô ngã thì còn nằm trong tương đối. Tổ Sư thiền  thì tất cả tương đối đều quét sạch.

Hỏi:
 
Tự lực và tha lực của Ngài Hư Vân nói ở đoạn văn trên, theo Sư Phụ nghĩ sao?

Đáp:
 
Tự lực và tha lực ở trong Hư Vân Niên Phổ không nói giống như vậy. Bởi vì cái nào cũng phải nhờ tự lực là chính, chứ không phải nhờ tha lực là chính. Nếu mình nhờ tha lực được thì tự mình khỏi tu, không có cái nào nhờ tha lực được đều phải nhờ tự lực, mà cũng nhờ tha lực nữa. Tổ Sư thiền và Tịnh Độ đều nhờ tự lực và tha lực, đâu phải chỉ nhờ tha lực không?
 
Tổ Sư thiền nhờ tự lực, rồi cũng nhờ tha lực, như bạn đồng tham, thầy dạy, thầy y chỉ,… đến lúc được cơ duyên ngộ cũng là nhờ tha lực. Không có pháp môn nào mà chỉ nhờ tự lực mà không nhờ tha lực, cũng không có pháp môn nào chỉ nhờ tha lực mà không nhờ tự lực. Pháp môn nào đều cũng nhờ tha lực và tự lực.
 
Không những như vậy, mà tất cả vạn vật đều có nhân duyên với nhau, chứ không có pháp nào mà độc lập được! Tất cả đều làm nhân quả với nhau. Vì người này có tâm chấp, nên nói ra đều là theo ý của mình để thêm vô, không phải hoàn toàn ý của Ngài Hư Vân.

Hỏi:
 
Trong phẩm Quán Chúng Sanh: Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng: Bồ Tát quán chúng sanh như thế nào? Duy Ma Cật đáp: Ví như nhà huyễn thuật thấy người huyễn của mình hóa ra, Bồ Tát nên quán chúng sanh như thế!
 
Văn Thù nói: Bồ Tát quán như thế làm sao hành việc từ?…Tại sao quán chúng sanh như nhà ảo thuật thấy người huyễn hóa do mình làm ra?

Đáp: 
 
 Vì không chấp chúng sanh. Chúng sanh tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh. Nếu thật có chúng sanh thì không đúng, tại thực tế không có chúng sanh. Phật nói 2 chữ “vô thỉ” tức là không có bắt đầu, cũng là nghĩa vô sanh (không có sự sanh khởi). Vì có sanh nên có sự bắt đầu, không có sanh làm sao có chúng sanh? Cho nên, người chứng quả ngộ pháp vô sanh. Nếu chấp có chúng sanh là sở trụ, không phải vô trụ.

Hỏi:
 
Khi kiết tập kinh điển có phân ra kinh Đại thừa và kinh Tiểu thừa không?

Đáp:
 
Lúc kiết tập thì không có phân ra kinh Đại thừa và kinh Tiểu thừa. Ban đầu kiết tập kinh Tiểu thừa, mà Tiểu thừa hồi đó có 2 bộ phái (Đại chúng và Thượng tọa), một bộ chia ra 11 phái và còn một bộ chia ra 19 phái, cộng chung là 20 bộ phái. Sau này, tuy là kinh của Phật nhưng mỗi bộ phái cũng có hơi khác, gọi là đại đồng tiểu dị (tổng quát thì giống nhau, có một chút lại khác).

Như Phật đản cũng có mấy chục thứ, sau này hội nghị quốc tế ở Nam Vang mới thống nhất ngày Phật đản là ngày 15 tháng 4 âm lịch, trước đó là ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Nay Phật lịch 2540, nhưng Tổ bên Thiền tông tính đến bây giờ đã hơn 3.000 năm rồi. Thành ra thấy chênh lệch nhau gần 500 năm.
- Có người hỏi tôi: Trong kinh Pháp Hoa, Phật sanh ra vô số trần kiếp và bây giờ Phật sanh  cách nay là 2540 năm. Vậy Phật sanh ra năm nào đúng?
- Tôi nói: Đúng thì cái nào cũng đúng, còn sai thì cái nào cũng sai. Vì Phật đã nói là “vô thỉ”, vô thỉ thì không có đúng sai. Nếu trước vô thỉ làm sao có trước? Và nói từ vô thỉ (sau vô thỉ), vô thỉ không có sau. Trước và sau không được, phải hữu thỉ rồi mới có trước sau. Bởi vì lời nói ra đều là bệnh (ngữ bệnh).
- Đức Phật từ cung trời Đâu Suất xuống cõi Ta Bà có 8 tướng thị hiện. Chính Phật Thích Ca nói: “Hiện nay, ta ở cõi Ta Bà giảng kinh Pháp Hoa, mà đồng thời ta hóa thân giảng kinh Pháp Hoa ở thế giới khác, nhưng tuổi tác và hiệu Phật không đồng nhau, rất nhiều không thể tính được”. Như Phật nói là thiên bá ức hóa thân, bây giờ nói Phật nào thật và không phải thật? Phật nào không phải hóa thân? Ở chỗ nào cũng thật và ở chỗ nào cũng hóa thân.

Hỏi:
 
Tại sao trong kinh nói: “Cúng dường vô số chư Phật không bằng thực hành tứ cú kệ”?

Đáp: 

Cúng dường chư Phật là chỉ được phước đức thì hưởng lâu ngày cũng phải hết, vì phước đức này còn ở trong số lượng. Nếu thực hành tứ cú kệ, tức là tu được chánh nhân thì sau này sẽ được thành Phật có công đức của tự tánh, nên hưởng không bao giờ hết, vì công đức này vượt ra ngoài số lượng.

Tứ cú kệ không phải 4 câu của kinh Kim Cang và kinh Pháp Hoa, mà là tứ cú. Nguồn gốc đều thuộc về tứ cú là hữu và vô. Tại sao nói 62 kiến chấp? Vì: Tứ cú X ngũ uẩn = 20 X tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) = 60 + nguồn gốc (hữu và vô) = 62. Bất cứ cái gì đều ở trong 62 kiến chấp này.

Hỏi: 
 
Tâm không định làm sao tham thiền được?

Đáp:
 
Đừng để ý tâm định hay không định, nên phải tập tham, nếu tham thiền mỗi ngày tăng được 1 phút thì 1 tháng tăng được 30 phút, 1 năm được 6 giờ, 4 năm tham được 24 giờ trong 1 ngày đêm thì đến thoại đầu. Đến thoại đầu trong thời gian ngắn sẽ được kiến tánh. Nếu 1 ngày tăng được nửa phút thì 8 năm đến thoại đầu, 1 ngày tăng được ¼ phút thì 16 năm đến thoại đầu.
 
Tại sao dùng cái không biết để chấm dứt tất cả biết (tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết)? Vì cái biết đó là ý thức hoạt động. Ngũ Đình Tâm Quán của Tiểu thừa mục đích đình chỉ hoạt động của tâm, hiện nay có người đang tu Sổ Tức Quán, nhưng họ tu còn rất thô nên không được chứng quả.
 
Không biết là phiền não chướng, biết là sở tri chướng. Những người tu Sổ Tức Quán còn dùng cái biết thô, chưa đến chỗ vi tế. Vi tế sở tri ngu, còn tiến thêm là cực vi tế sở tri ngu. Vừa rồi nói sở tri chướng là ngu, nhưng người ta chưa tu đến mức đó.

Hỏi:

Nếu người có công phu đến tận cùng cái biết thì tự nhiên họ sẽ đến chỗ không biết (nghi tình) phải không?

Đáp: 
 
Tận cùng cái biết là dùng hết sức ý thức, nhưng làm sao biết là tận cùng? Bình thường 1 phút là 17 hơi thở, người có tu cũng có thể 1 phút 10 hơi  thởø (hơi thở dài). 1 hơi thở được 6 giây, 1 giây nhà Phật chia ra 60 sát na. 6 giây = 360 sát na. Nếu ở trong hơi thở cứ quán hơi thở dài ngắn thì ý thức dễ biết, nên không đến chỗ vi tế được.
 
Như đem 1 sát na chia làm 60 A, 1 A chia làm 60 B, 1 B làm 60 C; đến C là vi tế nhưng chưa thật vi tế. Chia lại là: 1 sát na = 60 A 1, 1 A 1 = 60 A 2, 1 A 2 = 60 A 3, 1 A 3 = 60 A 4, rồi chia đến A 10 thì rất vi tế. Rồi đem 1 A 10 chia = 60 B 1, 1 B 1 = 60 B 2, 1 B 2 = 60 B 3, rồi chia đến B 10. B 10 chia = 60 C 1,… nhưng mỗi thời gian đều có sanh, trụ, dị, diệt. Nếu đến C 9 không có sanh, trụ, dị, diệt thì không đến C 10. Thời gian thật nhanh nhưng vẫn có sanh, trụ, dị, diệt.
Bây giờ mình nói ra một tiếng thì trải qua biết bao nhiêu C 9 biết không? Cả tỷ C 9 rồi. Nhưng mỗi C đều có sanh, trụ, dị, diệt. Cứ chia mãi thì có con số biểu thị sanh, trụ, dị, diệt. Trong lúc đó ý thức đã kiệt sức, đến chỗ vi tế thì đã mơ hồ, tức là không thể dùng ý thức được nữa, nhưng còn biết mơ hồ thì thấy mênh mông, như nhìn ra biển không thấy bờ bến, nên có thể lọt vào vô ký không hoặc là lọt vào không chấp.
Như Đại thừa lọt vào không chấp, vì mênh mông không thấy gì, còn không lọt vào không chấp thì lọt vào vô ký không.
Các pháp môn khác tu đến cuối cùng đều phải phát nghi, còn Thiền tông bước đầu tiên là phát nghi. Pháp môn Tịnh Độ đến Tây Phương Cực Lạc nhờ Phật A Di Đà dạy tham thiền rồi mới phát nghi.
Pháp tu Tiểu thừa là cuối cùng dứt được lục căn, nhưng bây giờ chưa thấy ai tu chứng quả. Theo cách tu người dạy hiện nay chứng sơ quả còn thấy khó!

Hỏi:
 
Giác là xúc giác, kiến là thị giác, văn là thính giác, đã là giác sao còn chia ra là kiến, văn, giác, tri?

Đáp:

Kiến là thấy thuộc về nhãn thức, văn là nghe thuộc về nhĩ thức, tỷ là khứu giác, thân là xúc giác, thiệt là vị giác. Nếu gọi chung là giác tri, nhưng chia  có 4 loại (kiến, văn, giác, tri), như kinh Lăng Nghiêm nói là ‘tri giác nãi chúng sanh’.
 
Vì chia như vậy là do thị giác, thính giác thì cần có không gian, mà 3 giác kia không cần có không gian.

Hỏi:
 
Có phải Tam Ma Địa là đại định không?

Đáp: 
 
Đại định là Na Già định (Pháp Bảo Đàn Kinh), Tam Ma Đề là thiền giả quán (biến hóa), nguyên 4 âm là Tam Ma Bát Đề, Tam Ma Địa và Tam Ma Đề theo chữ Hán là một âm, nên người ta dịch là Tam Ma Địa hay là Tam Ma Đề.
 
- Trong này nhắc đi nhắc lại các vị chứng Tam Ma Địa thì được vào đại định, vậy nghĩa như thế nào?
 
- Theo tông Thiên Thai dùng giả quán là thiền có biến hóa dời đổi sanh, trụ, dị, diệt từng sát na mà mình không hay. Trong kinh Viên Giác nói: “Như lúa mạ dần dần tăng trưởng”, mình biết dần dần tăng trưởng đang biến hóa, nhưng nhìn không thấy nó biến hóa. Như cơ thể mình đang biến hóa mà mình không thấy được. Thiền quán đó gọi là Tam Ma Đề.

Hỏi: 
 
Ngũ thời, bát giáo là gì?

Đáp:
 
Ngũ giáo ở Trung Quốc có 5 hệ phái (Tổ Sư thiền, Giáo môn, Tịnh Độ, Mật tông, Luật tông).
Phật thuyết pháp chia ra làm 3 giáo thời:
- Giáo thời thứ nhất: Khi Phật mới thành đạo, vì muốm phá chấp trước của phàm phu và ngoại đạo nên nói các pháp tứ đại ngũ uẩn để sáng tỏ không thật là những bộ kinh Tứ A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, Trường A Hàm, Trung A Hàm và Tạp A Hàm (Tiểu thừa).
- Giáo thời thứ hai: Phật vì phá chấp pháp của Tiểu thừa nên thuyết pháp tất cả pháp đều không thật là những bộ kinh Bát Nhã.
- Giáo thời thứ ba: Phật vì phá sự chấp có của Tiểu thừa và phá chấp không của Đại thừa nên thuyết pháp chẳng có chẳng không để sáng tỏ nghĩa bất nhị của trung đạo, như những bộ kinh thâm mật Pháp Hoa,…
Đây là theo thời gian mà chia ra làm 3 thời.

Còn 3 loại khác biệt:
- Giải thích các pháp có là đệ nhất thời.
- Giải thích các pháp không là đệ nhị thời.
- Giải thích giáo pháp trung đạo bất nhị là đệ tam thời.
Ba thời này không phải y theo thời gian, chẳng kể thời gian trước hay sau, mà chỉ phân theo nghĩa loại. Đây gọi là 3 thời giáo.
Không có bát giáo, bát khổ thì có, từ tam khổ cho đến vô lượng khổ.

Hỏi: 
 
Thế nào là không tịch?

Đáp:

Không tịch như tịch lặng là hình dung bản thể của tâm, vô sở hữu là không tịch, như hư không này mình thấy là không tịch. Tịch là không động, không là trống rỗng. Nên Ngài Long Thọ đem hư không trống rỗng để hình dung cho tâm mình, thì tâm mình cũng là vô sở hữu.

Hỏi:
Phiền não có 2:
- Nhuận nghiệp vô minh, nhuận là thắm nhuần phiền não quá khứ.
- Nhuận sanh vô minh là đi đầu thai nơi tình thức sanh khởi yêu ghét đối với cha mẹ.
Hai phiền não này vốn không có tự tánh, nếu ngộ được tự tánh thì chẳng có việc gì, tức là ngay đó không tịch thì ai còn có phiền não?

Đáp:
 
Không phải chỉ có hai pháp này không có tự tánh, mà tất cả đều không có tự tánh, chúng sanh và Phật cũng không có tự tánh. Tức là không có pháp nào mà có tự tánh! Vì tự tánh vô sở hữu, tất cả pháp đều là tâm, tâm đã vô sở hữu thì các pháp đều vô sở hữu.
- Thiền Sư Bổn Tịnh là họ Trương, quê Hán Châu, xuất gia lúc còn nhỏ, nơi Tào Khê được Lục Tổ ấn chứng, ẩn núi Tư Phong. Sau này, được nhà vua mời vào hoàng cung đàm luận với các vị cao Tăng.
- Thiền Sư Viễn hỏi: Ý của Thiền Sư cho thế nào là đạo?
Sư nói: Vô tâm là đạo.  
Viễn nói: Đạo vì tâm mới có, đâu thể nói vô tâm là đạo?
Sư nói: Đạo vốn vô sanh, bởi tâm mới gọi là đạo. Tâm chỉ tên gọi, nếu mà thật có thì đạo cũng thật có. Tâm đã không tìm ra thì đạo do đâu mà lập? Cả hai đều hư vọng, thảy là giả danh.
Viễn nói: Thiền Sư thấy có thân tâm là đạo hay không?
Sư nói: Thân tâm của sơn Tăng vốn là đạo.
Viễn nói: Vừa mới nói vô tâm là đạo, nay lại nói thân tâm vốn là đạo, há chẳng phải ngược nhau ư!
Sư nói: Vô tâm là đạo, tâm diệt, đạo vô; tâm và đạo nhất như. Như nói vô tâm là đạo, thân tâm vốn là đạo, đạo cũng vốn là thân tâm; thân tâm vốn là không thì tìm cội nguồn của đạo cũng chẳng có.
Viễn nói: Thấy hình tướng Thiền Sư rất nhỏ mà lại hiểu lý này.
Sư nói: Đại Đức chỉ thấy tướng của sơn Tăng, chẳng thấy vô tướng của sơn Tăng, kẻ thấy tướng là Đại Đức cảm thấy. Kinh nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, nếu thấy tướng phi tướng tức là thấy đạo, nếu cho tướng là thật thì cũng chẳng thể thấy đạo.
Viễn nói: Nay Thiền Sư ở nơi tướng mà thuyết nơi vô tướng!
Sư nói: Kinh Duy Ma Cật nói: “Tứ đại vô chủ, thân cũng vô ngã thì sở thấy cùng đạo tương ưng. Đại đức! Nếu cho tứ đại có chủ là ngã, nếu có ngã kiến thì suốt kiếp chẳng ngộ đạo vậy.
Viễn nghe xong tâm không còn thắc mắc. Sư có kệ rằng:

 Tứ đại vô chủ, lại như thủy,
 Gặp cong gặp thẳng chẳng bỉ thử.
  Hai chỗ tịnh uế chẳng sanh tâm,
  Thông nhãn đâu từng có ý khác.
  Gặp cảnh chỉ như thủy vô tâm,
  Tung hoành trên đời có việc gì?

- Trí Minh Thiền Sư hỏi: Nếu vô tâm là đạo thì ngói đá vô tâm cũng là đạo, lại nói thân tâm vốn là đạo, tứ sanh thập loại có thân tâm cũng là đạo?

Sư nói: Nếu hiểu theo kiến, văn, giác, tri thì càng xa với đạo, tức là kẻ cầu kiến, văn, giác, tri, chứ không phải kẻ cầu đạo. Kinh nói: “Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý”, lục căn còn không có thì kiến, văn, giác, tri do đâu mà kiến lập? Tìm nguồn đã chẳng có thì chỗ nào còn tâm? Đâu thể đồng với cây cỏ ngói đá!
Trí Minh bịt miệng,
Sư có kệ rằng:

Kiến, văn, giác, tri vô chướng ngại,
Thanh, hương, vị, xúc thường tam muội.
Như ở nơi ‘không’ đều sanh ra,
Chẳng lấy chẳng xả chẳng yêu ghét.
Nếu nơi tiếp xúc vốn vô tâm,
Mới được gọi là Quán Tự Tại.

- Chân Thiền Sư hỏi: Đạo đã vô tâm, vậy Phật có tâm chăng? Phật với đạo là một hay là hai?
Sư đáp: Chẳng một cũng chẳng hai.
Hỏi: Phật độ chúng sanh là có tâm, đạo chẳng độ người là vô tâm; một độ một chẳng độ thì đâu thể chẳng hai?
Sư đáp: Nếu nói Phật độ chúng sanh, đạo thì chẳng độ, ấy là Đại Đức sanh vọng sanh nhị kiến, còn sơn Tăng không phải vậy! Phật là hư danh, đạo cũng vọng lập, cả hai đều chẳng thật, thảy đều là vọng sanh. Trong một cái giả làm sao phân ra làm hai?
Hỏi: Phật với đạo tuy là giả danh thì giả danh này ai lập? Nếu có kẻ lập thì đâu thể nói không?
Sư đáp: Phật với đạo bởi tâm mà lập, tuy lập nhưng tâm vẫn là không, tâm đã là không liền ngộ cả hai đều chẳng thật, biết như mộng huyễn thì ngộ vốn không, cưỡng lập hai tên thật với giả, ấy là kiến giải của Nhị thừa.
Do đó, Sư thuyết kệ vô tu vô tác rằng:
 Thấy đạo mới tu đạo,
 Chẳng thấy là sao tu?
 Tánh đạo như hư không,
 Hư không lấy gì tu?
 Quán khắp người tu đạo,
 Vạch lửa tìm bọt nước.
 Thấy xem hát múa rối,
 Dây đứt hết cả thôi.
 
- Pháp Không Thiền Sư hỏi: Phật với đạo đều là giả danh, vậy 12 phần giáo cũng không phải thật. Tại sao các tôn túc xưa kia đều nói tu đạo?
Sư đáp: Đại Đức hiểu lầm ý người xưa rồi, đạo vốn vô tu, mà Đại Đức cưỡng tu! Đạo vốn vô tác, mà Đại Đức cưỡng tác! Đạo vốn vô sự, mà lại cưỡng sanh nhiều sự, đạo vốn vô tri, mà cưỡng sanh nhiều tri. Kiến giải như thế là trái ngược với đạo. Các tôn túc xưa chẳng nên như thế, chỉ vì Đại đức chẳng hiểu thôi, suy nghĩ kỹ xem!
Sư có kệ rằng:
 Đạo thể vốn vô tu,
 Vô tu tự hợp đạo.
 Nếu khởi tâm tu đạo,
 Người ấy chẳng hiểu đạo.
 Bỏ mất tánh nhất chân,
 Lại vào chỗ náo nhiệt.
 Bổng gặp người tu đạo,
 Tốt nhất chớ hướng đạo.

- Am Thiền Sư hỏi: Đạo đã giả danh, Phật cũng vọng lập, 12 phần giáo dùng để thuyết Phật độ sanh, tất cả đều vọng thì lấy gì độ sanh?
Sư đáp: Vì có vọng nên mới lập chân để đối trị cái vọng, nay truy tìm tánh vọng vốn không thì chân cũng đâu có. Nên biết chân vọng đều là giả danh, hai việc đối trị với nhau nên chẳng thật thể. Suy tìm cội gốc thì tất cả đều không.
Hỏi: Đã nói tất cả đều vọng, vọng cũng đồng chân, chân vọng chẳng khác, vậy là vật gì?
Sư đáp: Nếu nói vật gì thì vật gì cũng vọng, khi nói không tương tự chẳng so sánh, đường ngôn ngữ dứt, như chim bay trên hư không thì chẳng có dấu vết.
Am  cảm thấy hổ thẹn kính phục. Sư có kệ rằng:
 Suy chân chân vô tướng,
 Tìm vọng vọng giả danh.
 Ngộ đạo cũng như thế,
 Rốt cuộc chỉ là vậy.

- Đại Tánh Thiền Sư hỏi: Lời Thiền Sư rất vi diệu, chân vọng đều diệt, Phật đạo đồng quy, tu hành tánh không, nên tướng chẳng thật, thế giới như huyễn, tất cả giả danh, lúc hiểu theo như thế, chẳng phải đoạn dứt hai gốc thiện ác của chúng sanh ư?
Sư đáp: Hai gốc thiện ác bởi tâm mới có, tìm tâm có thì gốc mới có, suy tâm đã không thì gốc do đâu mà lập? Kinh nói: “Pháp thiện và pháp bất thiện từ nơi tâm hóa sanh, thiện ác nghiệp duyên vốn chẳng có thật.
Sư có kệ rằng:
 Thiện cũng từ tâm sanh,
 Ác cũng  chẳng lìa tâm.
 Thiện ác là ngoại duyên,
 Nơi tâm thật chẳng có.
 Bỏ ác về chỗ nào?
 Lấy kiến để ai giữ?
 Than ôi! Người giữ kiến!
 Phan duyên chạy hai đầu,
 Nếu ngộ tâm vốn không,
Mới biết trước lỗi lầm.

- Có Đại Thần hỏi: Thân này từ đâu đến, trăm năm sau đi về đâu?
Sư đáp: Như người lúc mơ từ đâu đến, lúc thức tỉnh đi về đâu?
Hỏi: Lúc mơ chẳng thể nói không, lúc thức tỉnh chẳng thể nói có. Dù có nhưng vô vãng lai, mà chẳng xứ sở.
Sư đáp: Thân của sơn Tăng này cũng giống như mộng. Khai thị kệ rằng:
 Nhân sanh như trong mộng,
 Trong mộng thật náo nhiệt.
 Bỗng giác vạn sự như,
Đồng như người mới thức,
 Người trí ngộ việc mộng.
 Kẻ mê tin mộng thật,
 Tỉnh mộng như là hai.
 Khế ngộ thì chẳng khác,
 Phú quí với bần tiện,
 Chẳng có đường phân biệt.

Năm thứ 2 niên hiệu Thượng Nguyên nhà Đường. Sư viên tịch, vua ban hiệu Đại Hiểu Thiền Sư.
Hỏi:
- Ngươi dạy người tu Tam Ma Địa thì phải dứt tâm trộm cắp, ấy là lời dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ 3 của chư Phật.
- A Nan! Không dứt tâm trộm cắp mà tu thiền định, như người lấy nước rót vào bình chảy, mong cho đầy bình, dù trải qua bao số kiếp, cũng không thể đầy.
- Nếu hàng Tỳ Kheo ngoài y bát ra, mảy may không tích trữ, xin ăn có dư bố thí cho kẻ đói, giữa nơi nhóm họp, chấp tay lễ chúng, có người đánh mắng, đồng như khen ngợi, quyết định xả bỏ thân tâm, với tất cả chúng sanh cộng chung một da thịt xương máu. Chẳng lấy thuyết bất liễu nghĩa của Như Lai làm chỗ hiểu của mình, rồi dạy lầm mà hại cho kẻ sơ học thì Phật ấn chứng người ấy được chơn tam muội.
Kính xin Sư Phụ khai thị: “Chẳng lấy bất liễu nghĩa của Như Lai làm chỗ hiểu của mình”?

Đáp:
 
Pháp của Tiểu thừa là pháp bất liễu nghĩa, vì pháp này không đến chỗ cứu kính. Nhưng pháp nào cho là thật đều bất liễu nghĩa, như các kinh Địa Tạng, kinh dược Sư, kinh A Di Đà,… đều là kinh bất liễu nghĩa. Kinh Lăng Nghiêm, kinh Lăng Già, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm,… đều là kinh liễu nghĩa.
 
Thiền tông là ở ngoài giáo điển, tức là bất lập văn tự thì liễu nghĩa và bất liễu nghĩa đều quét sạch. Vì liễu nghĩa đối với bất liễu nghĩa còn ở trong tương đối.
 
Nếu giảng kinh bất liễu nghĩa cho người nghe thì phải nói trước để cho người ta biết là kinh bất liễu nghĩa. Tuy là kinh này để độ những người hạ căn, nhưng phải chừa con đường đi thông vào liễu nghĩa.

Hỏi:
 
Nếu người ta chỉ dạy người khác tin cõi Phật A Di Đà và khuyến khích niệm danh hiệu Phật A Di Đà, không còn pháp nào khác nữa. Vậy  thì như thế nào?

Đáp: 
 
Phật có quy định cho người thuyết pháp là đại khai duyên giải, tức là giải ngộ tất cả các pháp đều không có khác, nếu không thì lọt vào một bên, lọt vào một bên gọi là biên kiến ở trong 5 năm thứ ác kiến. Nhiều người lọt vào biên kiến mà tự mình không biết. Nên Ngài Bá Trượng nói: “Nếu Pháp Sư thuyết pháp chỉ giảng được một câu hay hai câu là nằm trong tương đối thì Pháp Sư đó bị tội địa ngục, nếu giảng thấu 3 câu, mà người nghe hiểu lầm là lỗi của người nghe, không dính dáng với Pháp Sư”.
 
Phật trong kinh Pháp Hoa quy định tư cách Pháp Sư giảng kinh. Nếu Pháp Sư không biết mà giảng bậy bạ, gọi là cuồng vọng thuyết pháp bị tội địa ngục. Như Pháp Sư thuyết pháp không người nào tin thì Pháp Sư đó không có tội, vì không hại đến ai. Ngược lại, người tin nhiều thì Pháp Sư bị tội lớn, người tin nhiều chừng nào thì tội lớn chừng nấy.

Hỏi:
 
Thế nào ấn chứng chơn tam muội?

Đáp: 
 
Ngộ triệt để thì mới ấn chứng được, chữ “ấn” là con dấu để cho người ta tin. Bây giờ các cơ quan đều phải dùng con dấu để cho người ta dễ tin. 
 
Tam muội là chánh định, tà ma ngoại đạo đều có định, nhưng cái định đó không phải là chơn tam muội, vì họ còn ở trong luân hồi. Nếu được chơn tam muội thì được giải thoát các khổ của luân hồi.

Hỏi:
 
Có phải nhập định thì không thể thấy mình định phải không?

Đáp:
 
Người định thì không biết mình định, như Hòa thượng Hư Vân ở núi Chung Nam thời tiết rất lạnh, trong khi nấu khoai, Ngài ngồi nhập định không biết, lúc đó gần tết nhập định qua tết. Các người ở gần không thấy Ngài đi ra, bèn đến thăm thấy Ngài đang nhập định, rồi mới làm cho Ngài xuất định.
 
Hỏi Ngài nhập định được bao lâu? Ngài Hư Vân nói: “Vừa rồi tôi nấu khoai chắc là khoai chín rồi!” Người ta đến nồi khoai, mở nắp ra thấy mốc lên cao, người ta tính ra đã qua nửa tháng. Nên người nhập định không biết, tưởng là chỉ có một chút thời gian.

Hỏi:
 
Có chỗ nói bát giáo là: Tạng Giáo, Thông Giáo, Liệt Giáo, Tiên Giáo, Thần Giáo, Tiệm Giáo, Phật Giáo, Bất Định Giáo. Vậy những thứ này như thế nào?

Đáp:
 
Những thứ này là do tông đó chia ra như vậy, chứ Phật Giáo không chia. Như trong kinh Lăng Già có chia theo căn tánh của chúng sanh, gồm có: Thanh Văn chủng tánh, Duyên Giác chủng tánh, Bồ Tát chủng tánh, Bất định chủng tánh, Ngoại đạo chủng tánh.
 
Vừa rồi nói giáo pháp tam thời là có nghĩa khác biệt mới chia làm tam thời. Theo thời gian chia ra làm tam thời, đó là người đời sau chia ra tổng quát, để các tông phái nào cũng đều thích hợp.
 
“Đốn, tiệm, thiên, viên”, những thứ này có thể còn có nghĩa. Kỳ thật không có nghĩa để kiến lập. Kinh liễu nghĩa đều bao gồm“Đốn, tiệm, thiên, viên”, như 5 quyển trước kinh Lăng Nghiêm tiếp người thượng căn, gần như pháp đốn; còn 5 quyển sau tiếp người trung, hạ căn. Mà bao gồm hết gọi là viên, nghiêng về mê gọi là thiên, tiệm tu và đốn ngộ gọi là đốn tiệm. Trong quyển kinh liễu nghĩa nào cũng bao gồm đầy đủ.
 
Tạng pali của Tiểu thừa không có Đại thừa, mà lại không nhìn nhận có Đại thừa.

Kinh Hoa Nghiêm bao gồm lục tướng (đồng, dị, tổng, biệt, thành, hoại). Ở trong lục tướng chia ra làm 2: Sai biệt và bình đẳng. Tướng thành, tướng đồng và tổng tướng là thuộc về bình đẳng; còn tướng biệt, tướng dị và tướng hoại là thuộc về sai biệt.

Hỏi:

Khác biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa là như thế nào?

Đáp: 

1. Tiểu thừa ở trong giai đoạn ngã chấp, theo triết lý là Chủ Quan Duy Vật Luận. Phật nói tâm mà tại sao Tiểu thừa gọi là Duy Vật? Vì Tiểu thừa cho lục căn là thật, muốn dứt lục căn. Lục căn đối với lục trần, mà lục trần là vật. Như nhãn căn đối với sắc trần, sắc trần có hình tướng vật chất; nhĩ căn đối với thanh trần bên ngoài, hương, vị, xúc đều là vật, nên nói là vật. Ở trong phạm vi tương đối, tu Tứ Diệu Đế, mà cuộc sống hàng ngày đều ở trong nhất niệm vô minh, tức là từ niệm này qua niệm kia. Thừa này gọi là thừa Thanh Văn, mục đích cuối cùng là dứt lục căn.

2. Trung thừa là giai đoạn pháp chấp, theo triết học là Chủ Quan Duy Tâm Luận. Nhưng vẫn còn ở trong phạm vi tương đối, cách tu là Thập Nhị Nhân Duyên, cũng ở trong nhất niệm vô minh. Thừa này gọi là thừa Duyên Giác, mục đích là dứt nhất niệm vô minh.

3. Đại thừa là ở trong giai đoạn không chấp (chấp không), phá được ngã chấp, phá được pháp chấp lọt vào không chấp. Đến Đại thừa là Tâm Và Vật Hợp Một, khác hơn Nhị thừa. Cũng còn ở trong phạm vi tương đối, cách tu là 6 Ba La Mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, thiền định, trí huệ). Đến đây là vô thỉ vô minh, tức là thoại đầu. Thừa này gọi là Bồ Tát thừa. Mục đích thừa này phá vô thỉ vô minh là kiến tánh.

4. Tổ Sư thiền gọi là Tối Thượng thừa ở giai đoạn thật tướng. Thừa này là đến Phi Tâm Phi Vật (chẳng phải tâm cũng chẳng phải vật), muốn vào phạm vi tuyệt đối, cách tu tham thoại đầu, công án. Mục đích là hiện Chơn Như Phật Tánh, gọi là Phật thừa. Khi kiến tánh rồi  gọi là vạn đức viên mãn, vô tu vô chứng.

Vì kiến tánh rồi mới biết không có cái gì để dứt để phá! Chỉ là y như cũ, không phải tu mới thành, chứng mới đắc. Bởi Phật đã thành sẵn, đã đắc sẵn, chỉ bị biết và không biết của bộ não che khuất, nên không được hiện ra.

Hỏi:
 
Tiểu thừa chưa dứt nhất niệm vô minh, vậy làm sao thoát được vòng sanh tử?

Đáp:
 
Tiểu thừa chỉ thoát được phần đoạn sanh tử, mà chưa dứt được biến dịch sanh tử. Ở trong Phật pháp có hai thứ sanh tử: Phần đoạn sanh tử và Biến dịch sanh tử.

Hỏi:
 
“Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối Thượng thừa”, lối chia này của người Tối Thượng thừa. Như vậy người Tiểu thừa có công nhận lối chia này không?

Đáp:

Lối chia này không phải Phật Thích Ca chia, mà người đời sau chia. Phật Thích Ca ban đầu thuyết liễu nghĩa, nhưng người nghe không chấp nhận được, nên phải thuyết bất liễu nghĩa, rồi mới thuyết liễu nghĩa.
Tam thừa giáo là đối tượng khác nhau, ban đầu phá chấp phàm phu với ngoại đạo, thời thứ nhì là phá chấp của Tiểu thừa, giáo thời thứ ba là phá chấp Đại thừa.
Phật thuyết pháp là để khế hợp với căn cơ, chứ không phải có chia. Những việc này là những giai đoạn, Đại thừa không phải thật, vì Phật cũng phủ định. Nên Phật nói: “49 năm thuyết pháp, tôi chưa từng nói một chữ”.
Tất cả lời của Phật nói, Phật đều phủ định hết, như các người dịch kinh chấp có pháp thật, tại họ không hiểu căn bản Phật pháp, cũng có ý của mình xen vào.
Như tông Thiên Thai, đến Tổ thứ 3 là Trí Giả đại sư mới được hoàn thành đầy đủ giáo lý của tông Thiên Thai. Trí Giả đại sư ở trên núi Thiên Thai, nên người ta gọi là tông Thiên Thai. Tông Hoa Nghiêm cũng vậy, Hiền Thủ đại sư mới hoàn thành giáo lý của tông Hoa Nghiêm, vì Tổ thứ 3 tông Hoa Nghiêm là Hiền Thủ, nên người ta gọi là tông Hiền Thủ.
Tông Thiên Thai căn cứ kinh Pháp Hoa tu, cũng gọi là Pháp Hoa Tông. Tông Hiền Thủ căn cứ kinh Hoa Nghiêm, cũng gọi là Hoa Nghiêm tông, đều là kinh liễu nghĩa. Nói về giáo lý đầy đủ phong phú thì kinh Hoa Nghiêm hơn kinh Pháp Hoa.

Hỏi:

Tổ Sư thiền có câu thoại đầu làm phương tiện, tông Hiền Thủ có kinh Hoa Nghiêm để tu, vậy nên bỏ và lấy cái nào? Cái nào nào hơn cái nào?

Đáp:

Không bỏ và lấy cái nào cả, cũng không có cái nào hơn cái nào. Pháp thiền của tông Hoa Nghiêm gọi là Pháp Giới Quán Thiền có chia làm 4 loại: -Lý pháp giới –Sự pháp giới –Lý sự vô ngại pháp giới – Sự sự vô ngại pháp giới.

Sau 49 năm Phật thuyết pháp, trong hội Linh Thứu Sơn Phật đưa cành hoa lên, Ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười, lúc đó Thiền tông ra đời, còn gọi là pháp thiền trực tiếp, cũng là pháp Tổ Sư thiền.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma đem Tổ Sư thiền qua Trung Quốc truyền cho Huệ Khả,… sau Lục Tổ Huệ Năng mới có 5 phái thiền đều là Tổ Sư thiền, nhưng mỗi gia phong có khác, mà ngộ đạo thì không khác. Như Lâm Tế dạy người tham học vô cửa liền hét, Đức Sơn dạy người tham học vô cửa liền đánh. Mục đích niêm hoa thị chúng của Phật và gia phong của chư Tổ đều không khác.
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Trần Nhân Tông Dụng nhân như dụng mộc 有人願意加日我ㄧ起去 lễ hằng thuận dưới góc nhìn của một chua tu phuc cho đi và nhận lại Tản văn Ánh trăng rằm tuổi thơ hon nhan va niem tin ton giao dương Chè bưởi mát lành Tuổi 5 hiểu sai về cảm phà Cho má ngày bông hồng cài áo bà Šo quách vợ chong cái 26 phap dai thua Các món chay ngày Tết Hoa tím bên thềm hom nay thay ve day Vitamin C có giúp ngăn ngừa bệnh cảm Thức ăn ngon nhờ có tình thương 66 câu phật học để ngộ ra chân lý vài suy ngẫm về khoan dung tôn giáo trong bài thơ không đề cho một chú tiểu Tại sao nên giặt khăn tắm thường xuyên tinh than tue giac van vì sao ta cứ trôi lăn trong vòng sanh tử Sinh tố chanh đu đủ tự do khỏi những suy tư đức phật siêu việt Húy kỵ Đệ nhất Tổ sư Sắc tứ Thiên nhụy nguyên lập thiền Ai không nên ăn cam Cảnh báo nguy cơ tim mạch qua đánh giá Lễ giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tại Người là niềm tin những câu trả lời đầy minh triết của Người là niềm tin chat lieu lam nen nganh nghe thuat hat boi thuơng tình thương và giáo dưỡng của trụ trì y nghia sam hoi trong kinh dien phat giao nguyen già chưa Thầy con nhung thu na na tinh yeu thi vo so Bằng chứng về tác dụng giúp