.
Hoà Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG TẠI HOA KỲ
TT. Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
Mục Lục
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Hỏi:
 Trong kinh nói có 84.000 pháp môn để tu, sao Thầy chỉ dạy 1 pháp môn?
Đáp:
 Một pháp môn cũng bao gồm tất cả các pháp môn, pháp môn nào cũng đều muốn hiển bày cái Tâm. Tổ Sư thiền là pháp thiền trực tiếp đi con đường thẳng, những pháp kia là đi con đường gián tiếp. Nhưng cuối cùng cũng từ nghi đến ngộ. Cho đến Tịnh Độ và các pháp thiền Đại thừa đều cũng vậy, còn thiền Tiểu thừa chưa ngộ triệt để, vì họ ngộ rồi còn chấp cái ngộ nên gọi là Niết Bàn Tiểu thừa.
 Nói 84.000 pháp môn là ước số, chứ không phải thật nhất định có 84.000 pháp môn. Ở Trung Quốc gồm có 5 phái (Thiền, Tịnh, Giáo, Luật, Mật).
 Tịnh Độ phổ biến là Di Đà Tịnh Độ, nhưng có 2 thứ Tịnh Độ khác là Dược Sư Tịnh Độ (thích hợp cho những người cầu phước báo) và Đâu Suất Tịnh Độ, người ta còn hoằng dương.
 Quán Sổ Tức mà người Tiểu thừa còn giữ  theo đúng nguyên thủy, còn người Đại thừa dạy Quán Sổ Tức thì không phải, Quán Sổ Tức này không phải Đại thừa và cũng không phải Tiểu thừa, tức là pháp thế gian thì không thể chứng quả được. Vì lấy ý của mình thay cho ý của Phật để dạy người, vậy làm sao cho đúng?
 Pháp của Nguyên Thủy thì đúng với thời Đức Phật, nhưng ăn mặn lại không đúng. Aên mặn là pháp đi khất thực, người ta cúng cái gì đều phải ăn hết.
Hỏi:
 Như Xã hội văn minh và xã hội kém văn minh thì pháp môn Tối Thượng thừa thích hợp cho xã hội nào?
Đáp:
 Phổ biến là Tây phương tìm hiểu, nhưng Đông phương cũng tìm hiểu. Không những nhà triết học, khoa hoa học tìm hiểu, cho đến những người hoằng dương Tổ Sư thiền phần nhiều dạy người ta tìm hiểu, cho nên tìm một người ngộ đạo thật khó. Tuy thật khó có người ngộ đạo, nhưng đời nào cũng có người ngộ đạo ở bên Thiền tông. Ở bên giáo môn không thấy người ngộ đạo.
 Giáo Môn của Trung Quốc, Đại thừa có 4 tông: Thiên thai, Hiền Thủ, Tam Luận, Duy Thức. 
 Thiên Thai tông có Trí Giả đại sư ngộ, chính Trí Giả đại sư nói: “Tôi chỉ ngộ được ngũ phẩm, nếu tôi không dẫn chúng tu hành thì có thể ngộ cao hơn”. Từ Tổ thứ 3 Thiên Thai tông là Trí Giả đại sư, sau này không thấy có ai ngộ. Pháp sư tông Thiên Thai giảng kinh thuyết pháp bây giờ vẫn còn, nhưng giảng giáo lý Thiên Thai, mà lại quy về Tịnh Độ. Như Pháp sư Đế Nhàn giảng giáo lý Thiên Thai, nhưng thực hành Tịnh Độ.
Bây giờ ở Việt Nam cũng có Quán Tông Thiên Thai. Quán Tông Tự của Ngài Đế Nhàn ở Tỉnh Chiết Giang Trung Quốc. Bên nay cũng nói là Quán Tông Thiên Thai, nhưng giáo lý Thiên Thai còn không biết.
Hiền Thủ là Tổ thứ 3 của Hoa Nghiêm tông, vì đến Tổ thứ 3 mới hoàn thành tông Hoa Nghiêm, nên người ta gọi là Hiền Thủ tông. Thiên Thai tông cũng vậy, do Trí Giả đại sư ở núi Thiên Thai hoàn thành Pháp Hoa tông, nên người ta gọi là Thiên Thai tông.
Duy Thức là do Đường Tam Tạng (Huyền Trang) từ Ấn Độ truyền qua, dịch kinh thì nhiều, nhưng không có nghe ai chứng quả.
Tổ của Tam Luận tông là Ngài Long Thọ, sau này không nghe ai chứng quả nữa.
Thiền tông trong lịch sử Thiền tông Trung Hoa có 7.000 Tổ đều có ghi tên họ và nói sự truyền thừa từ Tổ từ Tổ, làm sao mà được ngộ? Như có người thấy con khỉ leo cây mà ngộ, có người thấy hoa đào nở mà ngộ, có người đi bị vấp té mà ngộ, có người bị bạt tai mà ngộ, có người nghe hát mà ngộ,…
Như Hòa Thượng Thủy Liêu là một cao Tăng đến yết kiến Mã Tổ. Mã Tổ bảo đảnh lễ, Thủy Liêu vừa quỳ xuống thì bị Mã Tổ đá nhào xuống đất liền ngộ.
Đệ tử của Đạo Lam Thiền sư muốn từ giả đi chỗ khác, Đạo Lam hỏi: Ông muốn đi chỗ nào?
Đệ tử nói: Thầy không dạy Phật pháp, con xuất gia là muốn giải thoát, mà không có Phật pháp làm sao giải thoát?
Thầy nói: Nếu Phật pháp thì ở đây tôi cũng có chút đỉnh vậy.
Đệ tử hỏi: Thế nào là Phật pháp của Hòa Thượng?
Đạo Lam nhổ lông áo dài thổi trước mặt Thị Giả, Thị Giả liền ngộ. Thị Giả tên là Hội Thông.
Công án giống như vậy ở trong Thiền tông rất nhiều. Những người thông giáo lý mà ngộ cũng có, như Nam Tuyền,… người không biết giáo lý ngộ cũng có.
Tiểu thừa cho là người nữ không thể ngộ được, nên các nước Tiểu thừa không cho người nữ xuất gia. Còn trong Thiền tông có nhiều người nữ ngộ đạo. Trong Đường Lối Thực Hành Tham Thiền đề ra 3 đứa bé gái (8 tuổi, 13 tuổi, 15 tuổi) ngộ đạo.
Phật muốn mình ngộ, chứ không phải muốn mình hiểu. Nếu đuổi theo cái hiểu đó thì không bao giờ ngộ được.
Cô Trịnh 13, lúc 12 tuổi theo Sư Cô đi tham vấn Quy Sơn. Sư Cô ấy đuổi theo lời nói, Trịnh 13 ngộ mà tự mình không biết.
Trưởng lão Bảo Phước hỏi: Có phải Trịnh 13 gặp Quy Sơn không?
Trịnh 13 đáp: Phải.
Bảo Phước hỏi: Quy Sơn đã tịch rồi sẽ đi về đâu?
Trịnh 13 không trả lời, đứng một bên thiền sàng.
Trưởng lão khác hỏi: Ngày bình thường miệng nói như suối chảy, nhưng hôm nay lại không nói?
Trịnh 13 nói: Nhúc nhích hai miếng da này làm được gì?
Trưởng lão nói: Vậy không dùng hai miếng da thì làm được cái gì?
Trịnh 13 nói: Bịt miệng con chó lại.
Trịnh 13 theo đến Quy Sơn lễ bái rồi đứng dậy, Quy Sơn hỏi: Sư Cô này ở đâu?
Sư Cô nói: Ở bờ sông Nam Đài.
Quy Sơn liền hét đuổi ra, rồi hỏi: Bà sau lưng Sư Cô ở đâu?
Trịnh 13 lại gần.
Quy Sơn hỏi lại lần nữa.
Trịnh 13 nói: Đã trình cho Hòa Thượng rồi!
Quy Sơn bảo Trịnh 13 và Sư Cô đi xuống Pháp Đường. Sư Cô nói: Bình thường Trịnh 13 nói chuyện như kiếm bén, tại sao Đại Sư hỏi không trả lời được?
Trịnh 13 nói: Khổ thay! Khổ thay! Uổng công lâu nay phải đi hành cước, nên cởi áo xuất gia cho tôi mặc đi!
Sau này đem chuyện kể cho La Sơn Thiền Sư (Thiền Sư đã ngộ có danh tiếng): Tôi tham kiến Quy Sơn và trả lời như vậy được không?
La Sơn nói: Chẳng những không lỗi.
Sư Cô nói: Lỗi ở chỗ nào?
La Sơn nạt một tiếng.
Trịnh 13 nói: Cảnh thượng thiên hoa.
(Người ngộ thì khác, nếu chưa ngộ hiểu theo bộ óc, như Sư Cô đó).
Hỏi:
 Thầy đã nói trong sách lịch sử Thiền Tông Trung Hoa có 7.000 người đã ngộ, khi một người được ghi là ngộ do chính người đó nói là tôi ngộ hay do người khác xác nhận người đó ngộ mới được ghi vào sử. Ví dụ nhớ lại Phật Thích Ca thì Phật Thích Ca tự nói ta ngộ, chứ đâu có ai xác nhận Phật đã ngộ?
 Những quyển sách của người Trung Hoa hay của người Nhật Bản nói: Các đệ tử tham thoại đầu hay tham công án, rồi vô gặp Thầy trình sở đắc của mình. Đầu tiên, Thầy nói chưa ngộ gì hết. Lần thứ hai có thể gần, lần thứ ba cũng chưa, lần thứ tư nói là ngộ. Vậy chuyện trong sách do ông Thầy nói đã ngộ hay người đệ tử nói chính tôi ngộ rồi?
Đáp:
 Không phải ai nói, trong Pháp Bảo Đàn, có người hỏi Lục Tổ: Ngài ngộ chưa?
 Lục Tổ nói: Tôi chưa ngộ.
Trong Nam Tuyền ngữ lục kể công án có Ông Quan hỏi Ngũ Tổ: Tại sao 500 Tăng chỉ có Lục Tổ được truyền y bát, còn những người kia không được truyền?
Ngũ Tổ nói: 499 người kia đều biết Phật pháp, chỉ có Huệ Năng là siêu việt nên mới được truyền.
Hỏi:
 Sở dĩ có câu hỏi là Thầy đã nói lịch sử Thiền tông có ghi 7.000 Tổ đã ngộ rồi. Vậy ai xác nhận những người ấy đã ngộ?
Đáp:
 Ai xác nhận đâu! Ngày xưa, lời nói của chư Tổ không cho đệ tử ghi, nhưng do tánh con người ham biết ghi lén, mới thành Truyền Đăng Lục, lúc ấy vua niên hiệu là Cảnh Đức, còn gọi là Cảnh Đức Truyền Đăng Lục. Trong này ghi 1700 công án, những người ngộ này có thầy ấn chứng, nhưng sự ấn chứng không nói ra. Như Quy Sơn và La Sơn ấn chứng Trịnh 13 đã ngộ, nhưng không có nói đã ngộ.
 Có chỗ ấn chứng là phần ít, còn phần nhiều không có ấn chứng. Ngày xưa có người ra hoằng pháp không nói là được truyền pháp của ai. Đến khi người ta mời trụ trì hoằng pháp, đốt cây nhang đầu tiên mới nói “tôi được nhờ thầy… mà được ngộ đạo”. Chính thầy ấy còn chưa biết, khi gởi thư đến thầy nói rằng: “Con nối pháp của thầy” thì thầy xem thư mới biết mình có đệ tử này sao! Vì lâu quá nên quên. Có đệ tử gởi thư tới thì thầy đã tịch.
Hỏi:
 Nếu người đã kiến tánh mà không có thầy ấn chứng thì người đó có thể tự biết không?
Đáp:
 Thì người đó tự biết, tức là cái biết đó không phải là cái biết của bộ óc. Như Trịnh 13 đã ngộ thì tự biết, còn Sư Cô chẳng biết gì. Vì hiểu biết thế gian cần có cái để chứng minh, nhất là dùng logic để chứng minh. Logic thì những việc tương đối mới chứng minh được. Kiến tánh là phủ nhận tương đối, logic không thể chứng minh được và người thường cũng không thể lấy cái gì để chứng minh, tức là người ngộ với người ngộ tự biết. Nhưng nói với người chưa ngộ thì không được.
 Trong lịch Thiền tông có Thị giả đã ngộ và có một Tăng đối với Phật pháp cũng có giải ngộ cao, mà chưa kiến tánh, nhưng ông cứ tưởng là mình đã ngộ. Hai vị cùng đi chung nói chuyện với nhau, Thị giả biết ông đó chưa ngộ.
 Đường lên núi được nửa đường, Thị giả lượm một cục đá để trên tảng đá, nói: Xin mời Sư huynh nói cho một chuyển ngữ? 
Tăng ấy nhìn đi nhìn lại nói không được.
Nếu người đã ngộ đâu cần phải nhìn đi nhìn lại! Như chuyện Quy Sơn: Lúc ấy Quy Sơn đã ngộ làm Điển Tọa (coi nhà bếp) trong thiền hội Bá Trượng.
Một hôm, Bá Trượng đưa Quy Sơn trụ trì nơi núi Đại Quy, có Thủ Tọa (chức dưới quyền trụ trì) không phục nói: Con là Thủ Tọa không đi trụ trì, sao lại Quy Sơn được đi trụ trì? 
Bá Trượng nói bây giờ thử: Không cho gọi là bình nước, vậy gọi là cái gì?
Thủ Tọa nói: Không được gọi là nút chai. (Tức là ông không gọi bằng bình).
 Rồi hỏi Quy Sơn: Không được gọi bằng bình, vậy gọi cái gì?
 Quy Sơn đá ngả bình rồi đi ra.
 Bá Trượng nói: Phải không! Khác mà!
 Người chưa ngộ thì khác, lại đuổi theo lời nói, như không gọi bằng bình thì gọi cái khác, còn Quy Sơn đá ngả bình đi ra. Vừa rồi, Trịnh 13 đâu cần mở miệng! Trịnh 13 đã ngộ được Quy Sơn ấn chứng, nhưng Sư cô cùng đi không biết gì, còn trách Trịnh 13 bình thường nói chuyện hay mà nay không trả lời được.
 Bây giờ, thiền Nhật Bản và thiền Đại Hàn, vì muốn chìu hàng trí thức tìm hiểu, thành ra cho công án để tìm hiểu đáp án. Công án là để cho ngộ là chấm dứt sự tìm hiểu, trái lại tìm hiểu làm sao ngộ được? Mọi người đi học thiền Nhật Bản, rồi về cũng dạy người ta đáp án! Cho nên, Tổ Sư thiền hiện nay muốn chấm dứt.
 Kim Sơn và Cao Mân là 2 Thiền Đường nổi tiếng, ngày xưa Ngài Lai Quả ở Thiền Đường Kim Sơn kiến tánh, bây giờ chỉ còn một ông già ở đó tham thiền; Ngài Lai Quả ở Thiền Đường Cao Mân không cho giảng công án. Lúc tôi ở Thiền Đường Cao Mân một tháng, thấy đêm nào cũng có giảng công án. 
Hỏi:
 Thưa Thầy và quý vị, Tôi nghĩ như thế này, nếu sai xin quý vị sửa giùm: Tôi nghĩ là Tổ Sư thiền có khung cảnh địa lý mới, như một tôn giáo, một tư tưởng đổi chỗ sống lại. Khi sinh hoạt cùng những người địa phương đây, tôi cảm tưởng Tổ Sư thiền thích hợp với người Tây phương hơn người Á Đông trong hoàn cảnh bây giờ.
 Lý do như thế này: Mấy hôm trước tôi có đi nghe thầy giảng “những người đi chùa chỉ lạy Phật, ít có tin Phật”. Tôi nghiệm lại rất đúng, vì tu Phật mà tin ở Phật là mình có Phật tánh thì người ấy được tự tin. Nhưng phần lớn những người tu Phật là khó chứng khó ngộ khó đắc, nên không tự tin hẳn nơi chính họ. Người nào cũng mong đợi người khác kéo họ lên thôi. Điều đó biểu lộ bên ngoài nhiều lắm.
 Xã hội Á Đông chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng triết học khác, thành ra một cá nhân đành phải chịu, như một cá nhân mà mọi người biết đến như là một thành phần trong một gia đình. Bên này, tôi quan sát một gia đình Việt Nam mới qua, họ đối với con thì khác; gia đình ở bên này lâu, họ đối với con lại khác.
 Mỗi con nít bên này ở lâu, được cư xử như một người lớn, tức là cha mẹ tôn trọng nó, cha mẹ muốn làm điều gì có liên quan đến nó, cũng phải hỏi nó. Điều đó tập con nít có một sự tự tin rất cao. Như bằng tuổi của tôi hay nhỏ hơn tôi ít tuổi thì từ nhỏ đã nghe lời cha mẹ rồi. Nếu cha mẹ nói mà không nghe thì bị đánh liền tại chỗ, đi đến trường mà cải lời thầy giáo thì cũng bị đánh liền tại chỗ. Nên mất đi sự tự tin rất nhiều.
 Mình đi chùa nghe những người hay thầy nói: Đức Phật Thích Ca nói “tất cả chúng sanh  đều có Phật tánh”. Đâu ai dám tin như vậy, nhiều người cho là Phật Thích Ca nói cho mình đừng sợ, mình vui vậy thôi, làm sao mình có Phật tánh được? Cả tỷ năm mới có ông Phật Thích Ca. Chính mình không tự tin có thể dẫn đến nhiều điều nguy hiểm.
 Thầy đã nói hôm trước, phần lớn người đi chùa phỉ báng người xuất gia, coi thường Phật Thích Ca, bên ngoài nói tin ông, nhưng trong bụng thì không tin. Đúng là không dám tin, vì không dám tin mình. Có thể quan niệm hơi sai lầm do một số kinh sách hay một số người giảng dạy. Người nghe pháp cảm tưởng sai lầm rằng: Phật Thích Ca nói “chúng sanh đều có Phật tánh” thì người nào cũng nghĩ mình là OK, nghĩ mình tu được giác ngộ như Phật Thích Ca vậy.
 Một số sách nói Phật là toàn trí, toàn bi, toàn năng. Toàn trí là hiểu hết mọi chuyện, vậy khiến cho con người sợ hãi hơn nữa. Họ nghĩ mình sao hiểu như Phật được? Làm sao ví mình như Quán Thế Aâm Bồ Tát? Họ ngồi nghe tất cả mọi chuyện trên đời, không ai dám cho mình bằng Phật Thích Ca! Chính như vậy họ không dám tin vào họ.
 Có lẽ, một số sách đã viết nhầm làm cho người ta sợ nên không tin. Tôi có người bạn nói như thế này nhưng có thể sai, nếu sai nhờ thầy và các vị nói ra, tôi sẽ chỉ lại người bạn. Người bạn nói “Phật Thích Ca là Phật Thích Ca, Phật là Phật”. Nếu nghĩ lại có khi mình làm là một thói quen thôi.
Như đi chùa nếu mình quên thì không hiểu tại sao mình đi chùa? Phải chi mình đi chùa đều ý thức được tại sao mình đến đây, tại sao mình hành thiền? Tại sao mình nghe Thầy giảng? Tại sao nói  chuyện với bạn hữu? Nếu vậy có lợi cho mình nhiều lắm.
Lúc đó mình mới hiểu có một lý do khiến cho mình đi chùa, nhiều khi biến việc mình thành thói quen, như bình thường đi ăn hoặc  chiều thứ sáu thay vì  đi nhảy đầm mà đến đây thiền thì cái việc ấy mất giá trị. Tôi nghĩ những điều đó tu theo đạo Phật, nhất là tu Tổ Sư thiền, mình làm theo thói quen thì mình giết chết đạo Phật.
Những người bạn Mỹ đây, họ nắm cốt lõi tư tưởng đạo Phật rất nhanh, họ cũng nghĩ như mình, họ cũng có tự tin. Tôi nghĩ mình so với Phật Thích Ca còn rất dở. Phật Thích Ca đã tìm ra con đường, phát giác ra những kỹ thuật, để chỉ cho mình. Trước Phật Thích Ca chưa ai thấy phương pháp nào hết, mà ông đã ngồi tìm ra cái đó để ông giác ngộ.
Bây giờ, mình không cần đi tìm, vì ông đã tìm sẵn cho mình rồi, mình không dám đi theo thì đúng là quá dở thật! Tôi nghĩ những người Hoa Kỳ với bản chất họ dám làm ẩu, dám làm mà họ không bị lệ thuộc bởi các việc chung quanh. Trong xã hội Hoa Kỳ, mỗi cá nhân đều xác nhận như là một cá nhân: Tôi đúng tôi sai cũng là tôi.
Người Á Đông trọng lễ, sống khuôn khổ quá! Ví dụ gia đình tôi chẳng hạn: Cha mẹ tôi đi chùa theo Tiểu thừa, Đại thừa, cúng cầu an, cầu siêu. Nếu tôi không đi cầu an, cầu siêu thì cha mẹ tôi chửi tôi. Nể cha mẹ, tôi không dám tu theo Tổ Sư thiền. Vậy quá nhiều cái ràng buộc.
Vừa rồi, Thầy nói “Tổ Sư thiền có thể chấm dứt dần”. Tôi nghĩ ở phương Đông nó ngủ đi một thời gian, nhưng có thể nó chuyển qua phương Tây. Cho đến khi nào người phương Đông họ lấy lại tự tin chính mình. Tôi nghĩ nó sẽ trở lại, như trước Phật Thích Ca đâu có ai biết Tổ Sư thiền? Rồi Phật Thích Ca cũng phát giác ra Tổ Sư thiền vậy! Thành ra tôi không có bi quan gì cả.
Đáp:
 Lời ông nói không phải trung tâm tư tưởng của Phật Thích Ca. Trong Đại Thừa Tuyệt Đối Luận đều phủ nhận những điều ông nói, vì những điều này còn ở trong tương đối. Phải phủ định hết tương đối thì tuyệt đối mới tự hiện. Bây giờ tạm đặt tên là tuyệt đối, nhưng không phải đối với tương đối mà nói tuyệt đối, vì không có danh từ để đặt và không có chuyện để thực hành.
 Nói Phật Thích Ca tìm ra đường lối thực hành, sự thật thì không có. Có chỉ phủ định tương đối đến cùng không còn cái gì để phủ định thì cái tuyệt đối mới tự hiện. Nếu có đường lối để thực hành là do có bệnh chấp. Chính Phật Thích Ca nói trong kinh Lăng Nghiêm: “Phàm có lời nói đều chẳng nghĩa thật”. Kinh Kim Cang nói: “Ai nói Phật có thuyết pháp là phỉ báng Phật” và “không có pháp nào là vô thượng Bồ Đề, vì không chứng đắc nên Phật Nhiên Đăng thọ ký cho tôi sau này thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni”.
 Vừa rồi tôi giảng những công án để cho người ta rõ được tất cả những hiểu biết đều không liên quan đến sự chứng ngộ. Những người viết sách và những cảm nghĩ của ông vừa trình bày đều là sự hiểu biết của ý thức.
 Nếu theo Bát Nhã Tâm Kinh thì không có toàn năng, không có toàn trí,… và dùng 17 chữ “vô” để quét sạch, và thêm 2 chữ “viễn ly” quét sạch tất cả không còn dấu tích, tức là quét luôn cứu kính Niết Bàn.
 Mỗi người đều sẵn có vô sở hữu, tất cả tương đối đều là sản phẩm của bộ óc. Nếu dùng sản phẩm của bộ óc thì không thể đến chỗ tuyệt đối. Cho nên, Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý”, tức là không có lục căn, không có lục trần, không có lục thức.
 Thuyết pháp vốn là không có pháp để thuyết, vì có bệnh giả của chúng sanh nên Phật lập ra thuốc giả để trị. Đáng lẽ, tâm pháp không có tướng gì, nhưng phải dùng tướng để hình dung cái tâm (ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng). Trong kinh Kim Cang, kinh Lăng Già, kinh Viên Giác đều có tứ tướng.
Tứ tướng có 2 thứ:
- Mê thức tứ tướng của phàm phu: Ý thức của bộ não.
- Mê trí tứ tướng của bậc Thánh: Bậc Thánh đã chứng quả, nhưng còn chấp quả cho là ta chứng. Tuy chứng đến Niết Bàn mà trụ nơi cảnh giới này thì vẫn còn mê trí, tức là bỏ ngũ uẩn ngã (thân này) lại ôm Niết Bàn (Niết Bàn của ta chứng) thì còn ngã tướng vi tế.
Tất cả Phật pháp đều hiển bày cái Tâm, mà cuối cùng cái Tâm cũng phủ định. Ngài Nam Tuyền và Mã Tổ đều nói: “Tâm như người múa rối”. Nếu Tâm còn phủ định thì lấy gì để nói! Nên Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm chẳng phải Phật, Trí chẳng phải Đạo”.
Hỏi:
 Thế nào là vô tu vô chứng?
Đáp:
 Ngộ triệt để thì mới biết là vô tu vô chứng. Nói tu là dứt tập khí thế gian đến chứng quả thì bớt tập khí xuất thế gian, tất cả tập khí  hết thì mới ngộ cuối cùng, mới biết nó vốn sẵn vậy: “Không phải tu mới thành, không phải tu mới đắc”, cho nên mới nói là vô tu vô chứng.
 Vô tu là không phải tu mới thành Phật, người ta tưởng là kiến tánh thành Phật, đến chừng ngộ mới biết là không có Phật để thành. Phật nói trong kinh Viên Giác: “Tất cả chúng sanh đều đã thành Phật”. Không những người thường không tin, mà Khuê Phong Tông Mật cũng không tin và cho là người dịch lộn chữ “đủ” thành chữ “đã”, nên ông dịch là: “Tất cả chúng sanh đầy đủ tánh Phật”.
 Phật trong kinh Viên Giác dùng quặng vàng để giải thích thêm: Vàng thật trong quặng thì đã thành sẵn, vì lộn với đất cát tạp chất nên không thấy vàng thật. Nhưng luyện bỏ đất cát tạp chất thì vàng thật mới hiện ra. Nếu trong quặn không có vàng thật thì luyện cách mấy cũng không có vàng thật hiện ra.
 Luyện gọi là tu, nhưng sự thật là không do tu, tại nó đã thành sẵn, không phải tu mới thành. Cho nên mới nói là vô tu vô chứng. Phật không phải tu mới có, tức là đã có sẵn từ hồi nào đến giờ nên gọi là vô sanh. Người chứng quả gọi là ngộ pháp vô sanh. Bây giờ mình nói tu là chấp có sanh mới có chữ “tu”.
 Nếu pháp vô thỉ vô sanh lấy cái gì để tu? Nếu dùng lời nói  thì không phải rồi. Bản tâm không lấy cái gì để thí dụ được. Như tôi đang nói và các vị đang nghe mà không có vô sở hữu này thì nói chuyện với nhau không được, nhìn với nhau cũng không được. Nó thực dụng nhưng người ta không chịu, lại kiến lập cái khác như nói “hư không quảng đại”. Không có hư không, vậy lấy cái gì để quảng đại? Quảng đại thì kiến lập hư không, nên mới nói là hư không quảng đại.
 Người ta cho tâm năng kiến để kiến tự tánh, tự tánh không phải sở kiến, tự tánh bất nhị không có năng sở. Như nói từ vô thỉ đến nay, vô thỉ làm sao đến nay được?
 Chư Phật chư Tổ dùng lời nói là bất đắc dĩ, vì theo thế lưu bố tưởng, mà không có trước tưởng. Như chúng sanh gọi trâu ngựa, nhà cửa, thế giới,… đều là thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng. Bậc Thánh cũng nói như vậy, mà không có tâm chấp trước. Bậc Thánh và phàm phu chỉ khác vậy thôi.
Hỏi:
 Bậc Thánh và phàm phu có phải hai thứ chăng?
Đáp:
 Vốn không có hai, tại sanh bệnh giả nên mới có hai, chứ không phải bệnh thật, nếu bệnh thật thì trị không được. 
 Bây giờ không có cái gì để xả, không cái gì để tu. Như nói tâm như hư không, vậy hư không làm sao tu? Do mình có tâm chấp nên không ứng dụng được bản tâm. Nếu mình không còn có cái gì để chấp thì bản tâm tự hiện.
 Computer dùng năng lượng của tâm làm ra rất hay, nhưng người ta không nhìn nhận là của tâm. Tâm vốn trống rỗng, nhưng phải nhờ cái trống rỗng để dùng. Mình ăn cơm mặc áo đều phải nhờ cái này, nhìn nhau nói chuyện với nhau đều phải nhờ cái trống rỗng này. Cái trống rỗng này là thực tế mình đang dùng, nhưng tại mình không chịu nhìn nhận, lại muốn tìm lý lẽ cao siêu.
 Hiểu biết của bộ óc muốn tìm sự bắt đầu. Giả sử có bắt đầu thì bắt đầu phải có chỗ là không gian, có lúc là thời gian. Vậy trước thời gian có bắt đầu hay không? Không thể nói trước bắt đầu không có thời gian. Nếu nói trước bắt đầu còn có thời gian thì không phải bắt đầu. Do mình chấp thật nên mới mê.
 Theo sự hiểu biết của mình để truy cứu cũng không thể có nghĩa lý bắt đầu. Như con người không có bắt đầu tức là không có đời thứ nhất thì không có đời thứ nhì và không có đời thứ ba,… cho đến muôn tỷ đời mình, vậy từ đâu mà có vậy? Tại tâm chấp của mình mới thành lập cái ta này, mới dùng cái ta này để hiểu biết cái này cái kia.
Nhưng cái này cái kia đều không có sự bắt đầu, tức là lấy cái gì để hiểu? Cái năng hiểu là ta cũng không có sở hữu, vạn vật cũng không có sở hữu. Vì không có bắt đầu thì vạn vật cũng không có.
- Cuối đời nhà Minh có vua Vạn Lịch  người đẹp trai, thông minh; năm 19 tuổi, ông đến Phật Hưng Tự thọ giáo với Sư Đại Trì, rồi Sư đặt cho ông pháp danh Hải Minh.
Một hôm, Hải Minh nghe giảng kinh Lăng Nghiêm đến câu: “Tất cả chúng sanh chẳng biết chân tâm thường trụ, bản tánh thanh tịnh sáng tỏ. Vì dùng vọng tưởng nên mới thấy tất cả có luân hồi”. Ông nghe rồi cứ phát nghi hoài, không thể hiểu được, nên mới đi hỏi các vị tôn túc, mà các vị cũng không giải quyết cái nghi ấy.
Ông quyết tâm trong 7 ngày phải ngộ mới được, đến ngày thứ 5, ông ngồi tham thiền chỗ cao trên núi, phía dưới vực thẳm; vào lúc 2 giờ, ông đến giai đoạn người với cảnh đều quên, trước mắt chỉ thấy thế giới bằng phẳng, ông lại rơi xuống vực thẳm, chân trái bị thương thì cái nghi trước kia tan rã. Ông lớn tiếng nói: “Oan uổng! Oan uổng!”, tức là đã ngộ rồi, mà ông hạn chế 7 ngày, nhưng chưa đến 7 ngày thì đến ngày thứ 5 được ngộ.
- Phật Đăng Thuần phát nguyện không ngồi, không đứng chỉ đi đến khi nào ngộ mới thôi. Đi đến lúc rất mỏi mệt, dựa vào vách tường không biết. Khi thức dậy tự mình trách mình và đánh mình, ông đi không gần vách tường cho đến chân sưng, được 49 ngày thình lình ngộ.
Hỏi:
Thế nào là tháo đinh gỡ chốt?
Đáp:
Tháo đinh gỡ chốt, tức là người tham học chấp cái gì thì Tổ phá cái đó. Như người ta chấp Phật thì Tổ dạy chém Phật, người ta chấp ma thì Tổ dạy chém ma. Có người hỏi: Làm sao chém Phật được? Kỳ thật là chỉ chém tâm chấp Phật, Phật chỉ là một danh từ, vậy làm sao chém!
Hỏi:
 Tại sao Tổ không có phương pháp nào khác để dạy người, mà chỉ dạy tham câu thoại đầu?
Đáp:
 Đó cũng là tháo chốt, nếu không tham thoại đầu thì ý thức hoạt động không bao giờ ngưng, mà cơ xảo của Tổ làm cho ý thức thình lình ngưng thì sát na đó sẽ được kiến tánh, vì lìa được ý thức. Cơ xảo của Tổ là đánh, hét, mắng,… làm cho người tham học phát nghi. Nhưng sau Truyền Đăng Lục ra đời thì những cơ xảo của Tổ lại ghi trong ấy, làm cho người tham học biết, nên không phát nghi được. Sau này bất đắc dĩ Chư Tổ mới dạy tham thoại đầu, công án.
Hỏi:
 Con có những thắc mắc khác, mà con muốn đeo đuổi theo tìm hiểu thì có nên không?
Đáp:
 Tìm hiểu là sai lầm, tham thiền là không cho tìm hiểu. Tác dụng nghi tình là ngăn tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết. Vì mình từ xưa đến giờ hay dùng bộ óc để tìm hiểu, hoặc là trước kia hiểu rồi quên, phải ghi nhớ lại, nhớ lại là muốn biết.
 - Mục đích chúng con đến đây là tìm hiểu thì như thế nào?
 - Các vị đến đây tìm hiểu là lòng tin tự tâm của các vị chưa đầy đủ, cho nên có thắc mắc để hỏi. Tôi giải thích là để tăng cường lòng tin tự tâm cho các vị, chứ không phải tôi nói giáo lý cao siêu để các vị hiểu. Không có cái gì để hiểu được, chỉ là người nào chấp Phật thì phá chấp Phật, chấp Bồ Tát thì phá chấp Bồ Tát, tức là chấp cái gì thì phá cái đó.
Hỏi:
 Có phải thân trung ấm là phải chết 7 lần giống nhau, ví dụ như đụng xe 7 lần?
Đáp:
 Không phải, thân trung ấm có 7 ngày một lần sanh tử, chứ không phải chết đi sống lại 7 lần. Trung ấm: Ấm là ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) này chết, thân ngũ ấm sau chưa sanh, ở giữa trước ngũ ấm và sau ngũ ấm gọi là trung ấm. Nói đến trung ấm thì không có ấm (không có thân chỉ là cái bóng), cái bóng mà người không biết Phật pháp gọi là linh hồn, người biết Phật pháp gọi là thần thức (ý thức).
 Thân trung ấm có 7 ngày sanh tử một lần, người nào chết không phải đều có thân trung ấm. Không có thân trung ấm thường là người chết đi đầu thai liền, tức là giờ phút chết cũng là giờ phút đi đầu thai. Rất ít có thân trung ấm. Làm thiện nhiều hơn làm ác thì sanh nơi 3 đường thiện, làm ác nhiều hơn làm thiện thì sanh nơi 3 đường ác. Nghiệp thiện và nghiệp ác bằng nhau không phân biệt sanh đường thiện hay đường ác, nên mới có thân trung ấm.
 Thân trung ấm có 7 ngày sanh tử một lần, nếu thân trung ấm đó hướng về thiện một chút thì sanh nơi 3 đường thiện, nếu thân trung ấm hướng về ác một chút thì sanh nơi 3 đường ác. Nếu chưa quyết định được thì thân trung ấm thêm 7 ngày nữa (có thể thêm 7 lần) thì mới đi đầu thai. Cho nên, người ta làm tuần thất là muốn hy vọng thân trung ấm đi lên. Vì người ta không biết cúng gà, vịt,… làm cho thân trung ấm chịu liên lụy phải đi xuống đầu thai vào 3 đường ác. Đốt vàng mã là muốn vong linh người đó ở dưới 3 đường ác mà dùng, còn 3 đường thiện không có những thứ ấy.
Chuyện có thật ở Đài Loan: Lúc giải phóng nước Trung Quốc, Ung Bá Huy được 40 tuổi, từ Trung Quốc sang qua Đài Loan quy y Pháp sư Nam Đình. Pháp sư Nam Đình thuyết pháp muốn chứng tỏ có sự nhân quả luân hồi, nên nói: “Tôi có một đệ tử biết được 3 kiếp, kiếp đầu tiên làm Giáo Viên dạy học ở thôn quê, kiếp sau đầu thai thành con heo, rồi kiếp sau nữa mới đầu thai người (có một tay giò heo). Tôi không tiện nói ra, các vị ra vô chùa cũng có thể biết”.
Có một người ngồi chung với Ung Bá Huy ăn cơm, người đó thấy có một cái tay của Ung Bá Huy bao lại bằng cái túi, khi bới cơm thấy khó khăn, nên người đó muốn bới cơm giùm, hai người giành qua giành lại làm cho cái túi của tay sút ra thấy bàn tay giò heo, còn lại là tay người. Ung Bá Huy nói: “Đừng nói”, rồi ông lấy túi bao tay lại.
Lúc còn hai người, người đó hỏi: Ông phải đệ tử của Ngài Nam Đình không? Trước kia ông có đầu thai thành con heo phải không?
- Ban đầu Ung Bá Huy không chịu nói.
- Người đó lại nói: Tôi đã thấy rồi, nếu ông không nói thì tôi cũng biết vậy!
- Ung Bá Huy nói: Kiếp đầu tiên tôi dạy học ở thôn quê, lúc chết nhưng không biết mình chết, cứ đi lang thang ngoài đường mà không biết đói. Có một ngày gió bấc thổi rất lạnh, tôi đi ngang một cái nhà lớn cửa mở sẵn, vô trong nhà để tránh gió. Trong nhà không có ai, căn nhà trống rỗng có mười mấy cái áo treo ở vách tường. Trời lạnh nên không chịu nổi mới lấy một cái áo mặc vào thấy ấm, ngủ hồi nào không hay.
Khi thức dậy thấy mình nằm với những con heo nhỏ, cùng với con heo mẹ thì biết mình đã đầu thai thành con heo. Nhưng biết rõ ràng không quên gì cả, nghĩ rằng nếu người ta nuôi lớn sẽ làm thịt thì khổ lắm! Vậy phải làm sao? Quyết định không ăn uống để tự tử.
Người chủ heo tưởng heo bệnh, mới lấy thuốc cho uống, nhưng heo không chịu uống. Rồi qua 7 ngày thì heo chết, cũng khôi phục thân trung ấm lại, đi lang thang ngoài đường gặp gió bấc, đi ngang nhà lớn, rồi vào nhà thấy treo những cái áo trên vách tường. Lúc lạnh, muốn lấy áo để mặc, khi tay vừa đụng cái áo thì nhớ “kỳ trước ăn cắp áo phải thành con heo, bây giờ muốn thành heo nữa sao”? Nên tay rút lại. Lạnh quá chịu không nổi bị chết giấc, khi thức tỉnh, nghe người ta nói sanh con trai, thấy người mẹ nằm kề bên đứa bé tay giò heo (Ung Bá Huy).
Nếu không ăn cắp là thiện, còn ăn cắp là ác. Cho nên, ăn cắp  áo phải đầu thai thành heo, không ăn cắp áo chịu lạnh chết nên đầu thai thành người. Nhưng có ý muốn ăn cắp áo, tay giống như giò heo. Ung Bá Huy được 62 tuổi bệnh rồi chết ở bệnh viện Diêm Vương. Sau khi ông chết có đăng báo Nguyệt San Phật Giáo Đài Loan.
Thường thường người ta nói chết là thành quỷ, nhưng không phải. Mình tạo nghiệp quỷ mới đầu thai thành quỷ, nếu làm quan ở đạo quỷ thì cũng thuộc quỷ, chẳng qua họ có phước nên mới làm quan ở đạo quỷ thôi. Làm quan ở cõi người mà không còn làm quan nữa thì đâu khác gì người thường!
Hỏi:
 Nếu đến 7 lần sanh tử mà thân trung ấm không đầu thai thì sẽ ra sao?
Đáp:
 Thường thường đến 7 lần sanh tử thì nghiệp của thân trung ấm đã nghiêng về một bên. Như con cháu làm những việc ác đem cúng cho thân trung ấm thì đã nghiêng về bên đường ác. 
 Hiểu biết của ý thức, nếu giải thích bất cứ cái gì thì không có lý. Vì  có thân nên xúc giác biết nóng lạnh, có thể lúc nằm chiêm bao cảm thấy nóng, nhưng thời tiết hiện tại thì lạnh, như vậy là chuyện thường. Cho nên lấy ý thức để so sánh không được.
Hỏi:
 Trong 49 ngày mà con cháu hướng về Phật pháp thì người chết có bớt tội không?
Đáp:
 Trong 49 ngày của người chết, mà con cháu cúng chay không tạo tội thì thân trung ấm người chết ảnh hưởng một chút sẽ sanh nơi đường thiện. Thân trung ấm không biết cũng không ảnh hưởng, nhưng thường thường nhà có cúng thì nó lại thấy ham thích những điều không tốt, nên nghiệp ác thêm vào thân trung ấm.
 - Thay vì cúng chay, mà dùng số tiền ấy làm việc bố thí, phóng sanh thì như thế nào?
 - Làm như vậy có ích hơn. Vì làm việc bố thí, phóng sanh thì trung ấm thấy mừng, tuy không có thân trung ấm đã đi đầu thai, nhưng mà cũng có ích lợi.  Nếu do vì ngày giỗ mà con cháu bố thí, cúng dường hồi hướng cho người chết. Mặc dầu, người chết đi đầu thai, nhưng cũng gieo hạt giống tốt đến người chết thì người chết cũng được lợi ích.
 Nhưng không biết đói vì nó không có thân, thành ra khó giải thích. Cũng như trong chiêm bao trải qua thời gian lâu không ăn, vậy  tại sao nó không biết đói? Như người ta cúng giỗ một năm chỉ có một lần hay cúng những thứ khác, ví dụ một năm có thể là 10 lần. Như vậy, một năm nó chỉ ăn 10 lần sao?
 Huệ Trì nhập định hơn 700 trăm năm không thấy đói, khi xuất định ông thấy có một chút thời gian. Theo bác sĩ nghiên cứu người nhập định không chết, thấy như vậy vô lý; vì khi người nhập định thì các đường máu không còn chạy, tim ngừng đập. Nếu tim ngưng đập thì bác sĩ cho là người đó chết. Tim ngưng đập, máu ngưng chảy trải qua hơn 700 năm mà người đó không chết! Theo sinh lý học thì giải thích không được.
 Ngài Hư Vân ở Thái Lan nhập định 9 ngày, ở núi Chung Nam nhập định 15 ngày và trong khi nhập định Ngài bị đánh, trải qua 11 ngày, người ta tưởng Ngài đã chết.
 
 - Hòa thượng Quãng Khâm ở Phúc Kiến nhập định, các chăn trâu thấy Ngài ngày nào cũng ngồi đó, tưởng Ngài đã chết. Nhưng đến rờ thân Ngài còn nóng, nhờ Thiền sư làm cho Ngài xuất định, hỏi ra thì biết nhập định 4 tháng.

 - Đời nhà Đường nước Trung Quốc, có Huỳnh Đình Kiên 26 tuổi thi đậu tiến sĩ làm quan. Ngày sanh nhật của ông tổ chức tại Dinh Huyện. Lúc ngủ trưa, ông thấy chiêm bao, một mình đi ra cửa sau theo con đường thôn quê, mà không có vệ binh đi theo, gặp một ngôi nhà có một bà già mời vô ăn cơm, ăn xong rồi trở về thì thức dậy nghĩ lại giống như thật vậy. Như mùi đồ ăn trên miệng còn lại giống như mới ăn xong.
Ở trong lòng nghi chuyện vừa rồi có phải như vậy không? Nên một mình không cho ai biết, không có vệ binh đi theo, đi theo con đường thấy trong chiêm bao. Thật cũng có con đường đó và cũng gặp bà già đó, mới hỏi bà già: Hôm nay nhà bà có làm gì không?
- Bà già nói: Có.
- Huỳnh Đình Kiên hỏi: Làm việc gì vậy?
- Bà già nói: Đám giỗ con gái, con gái tôi đã chết được 26 năm. Lúc con gái tôi còn sống không có lấy chồng, tu ở nhà; trước khi lâm chung, có cái rương tự nó khóa lại, ở trong đó để thứ gì cũng không biết, rồi nói với tôi kiếp sau sẽ lại mở cái rương này.
Huỳnh Đình Kiên nghe đến chỗ này thì nhớ lại kiếp trước của mình là con gái của bà già này.
Huỳnh Đình Kiên hỏi bà già: Chìa khóa bà có biết để đâu không?
Bà già nói: Không biết.
Huỳnh Đình Kiên nói: Tôi biết, rồi tự ông đi lấy chìa khóa mở cái rương ra thì ở trong đó đều là văn chương, văn bằng tú tài, văn bằng cử nhân, văn bằng tiến sĩ giống như văn bằng của ông. Bà già chỉ có một mình nên Huỳnh Đình Kiên đem bà già về nhà của ông nuôi.
Huỳnh Đình Kiên làm chức Thượng thư bằng chức Bộ trưởng bây giờ. Ở trong từ điển Từ Nguyên có ghi.
Người có tu mới có cảm ứng như vậy, còn người không tu thì đâu biết. Nhưng ông Huỳnh Đình Kiên cũng có nhân duyên gặp Thiền sư Huỳnh Long được kiến tánh.

Thân nhân cảm ứng, tôi có gặp hai chuyện:
 - Lúc ấy, tôi làm nhà báo Viễn Đông, ông chủ nhiệm có đứa con mười mấy tuổi đi tắm sông bị chết chìm, người ta đi tìm không được xác. Ba ngày sau xác đứa bé nổi lên, người ta buộc dây tạm thời vào bờ sông, rồi cho cha mẹ y biết.
 Khi cha mẹ đến cái xác thấy con mắt, lỗ tai, lỗ mũi đều chảy máu. Nếu đã chết qua ba ngày thì máu đông lại, vậy làm sao chảy máu ra được? Người khác đến thì không chảy máu, mà cha mẹ lại thì chảy máu.

 - Ông đánh xe ngựa bị Tây bắn chết rồi bỏ xuống sông, mất tích mấy ngày mà vợ con không biết. Mấy ngày sau cái xác nổi lên trên sông, người ta đem lên trên cầu và nhiều người đến xem. Khi người vợ đi ra vừa thấy mặt thì các lỗ mũi, lỗ tai, lỗ miệng đều chảy máu.
 Nếu theo nghĩa lý thì làm sao giải thích được? Máu đã đông rồi, vậy làm sao chảy được?
Hỏi:
 Người tu Tịnh Độ thì cầu về Tây Phương, còn người tu Tổ Sư thiền thì như thế nào?
Đáp:
 Người tu Tổ Sư thiền thì tin Phật tánh khắp không gian không có khứ lai, nên gọi là Như Lai đúng như bản lai. Như vậy đâu cần phải đi đâu! Nếu có đi đâu thì không phải bản lai.
 Còn khắp thời gian thì không có thỉ chung (không có bắt đầu và cuối cùng), nên gọi là Niết Bàn (không sanh diệt). Nếu có sanh phải có bắt đầu, có bắt đầu phải có cuối cùng. Vì bản thể không có bắt đầu và không có cuối cùng.
 Người tu Tịnh Độ không tin tự tâm mình có năng lực như vậy, họ chỉ chấp thân này, cho mình có linh hồn để cầu vãng sanh. Người tin tự tâm thì bắt đầu tham thiền, còn người tu Tịnh Độ đến khi vãng sanh nhờ Phật A Di Đà dạy tham thiền là từ nghi đến ngộ (kinh Đại A Di Đà). Bất cứ pháp môn nào cuối cùng cũng phát nghi rồi đến ngộ.
Hỏi:
 Mình tu đến mức độ nào được giải ngộ rồi kiến tánh?
Đáp:
 Giải ngộ là cái hiểu của bộ óc, không hiểu của bộ óc gọi là phiền não chướng, hiểu cũa bộ óc là sở tri chướng. Phiền não chướng là sự chướng, sở tri chướng gọi là lý chướng. Tuy giáo lý cao nhất cũng là chướng, có chướng nên không được kiến tánh thành Phật.
Hỏi:
 Tu Tịnh Độ khi chết được vãng sanh, còn tham thiền chưa kiến tánh khi chết sẽ như thế nào?
Đáp:
 Nếu mình tham thiền chỉ một ngày, mà ngày mai chết. Nhưng tham thiền là chánh nhân, chánh nhân đã gieo thì chánh quả sẽ đến, vì nhân quả không bao giờ xê xích. Người tu Tịnh độ tuy được vãng sanh, nhưng còn phải học tham Tổ Sư thiền nữa. Như vậy người tu Tịnh Độ mới bắt đầu tham thiền, mà người tham thiền trên thì đã tham được một ngày.
 Như người hạ phẩm hạ sanh phải trãi qua 12 đại kiếp mới được từ hoa sen sanh ra. 12 đại kiếp biết bao lâu? 1 đại kiếp = 4 trung kiếp, 1 trung kiếp = 20 tiểu kiếp, 1 tiểu kiếp = 16 triệu năm (16 x 20 x 4). 1 ngày ở cõi Cực Lạc  bằng 400 ngày ở cõi Ta Bà. Người tham thiền chỉ có một ngày thì đã hơn nhiều người được hạ phẩm hạ sanh. Vì chánh nhân đã gieo thì chánh quả sẽ đến, kiếp sau mình thì sẽ đi tiếp.
Hỏi:
 Người tham thiền chỉ một ngày chết phải đi đầu thai, còn người tu Tịnh Độ sau khi chết có vị nào đó đến hướng dẫn thần thức đi đầu thai đến chỗ tốt. Như vậy là thế nào?
Đáp:
 Diệu Cao Thiền Sư tham thiền rất dũng mãnh, nhưng ngồi tham thiền lại buồn ngủ. Ông lên ngồi trên tảng đá, phía dưới đó là vực thẳm, lúc ngồi tham thiền cũng buồn ngủ rồi té xuống vực thẳm, nhưng lại có người đỡ. Ông hỏi: Ai cứu tôi vậy?
 - Đáp: Hộ Pháp Vi Đà.
 Thấy có người cứu nên có ý kiêu căng làm lấy vui và nghĩ: Khắp thiên hạ có ai bằng như tôi!
 - Hộ Pháp Vi Đà nói: Ông nổi miệm kiêu căng, nên 20 năm tôi không hộ pháp cho ông nữa.
 - Diệu Cao nghĩ  “lần này có té  xuống không có ai cứu thì phải chết, nhưng chẳng thà chết cũng ngồi nữa”. Ông đã tự sám hối, rồi ngồi tham thiền. Lúc ngồi tham thiền lại buồn ngủ té xuống vực thẳm, rớt chưa tới đất đã có người đỡ lên.
 Ông hỏi: Ai cứu tôi vậy?
 - Đáp: Hộ Pháp Vi Đà.
 - Ông nói: Vừa rồi ông nói 20 năm không hộ tôi, mà tại sao bây giờ lại hộ?
 - Hộ Pháp Vi Đà nói: Ông khởi lên một niệm sám hối thì đã hơn 20 năm.
 Một niệm sám hối đã hơn 20 năm, vì thời gian tánh không.
Hỏi:
 Thế nào là lìa ý thức?
Đáp:
 Phải đến thoại đầu mới lìa được ý thức. Lìa ý thức là nguồn gốc ý thức (vô thỉ vô minh). Ý thức của mình gọi là nhất niệm vô minh, sanh khởi từ vô thỉ vô minh, vô thỉ vô minh là hang ổ của ý thúc. Bây giờ, cuộc sống hằng ngày của mình từ niệm này qua niệm kia là nhất niệm vô minh của ý thức.
 - Bất cứ làm việc gì đều trong ý thức phải không?
 - Phải rồi, tất cả mọi việc trong cuộc sống đều dùng ý thức, gọi là nhất niệm vô minh, cho đến tham thiền (nghi tình) cũng là ý thức, nhưng đó là mặt không biết của ý thức. Khi đến thoại đầu là vô thỉ vô minh (nguồn gốc của ý thức). Sát na lìa ý thức là lìa nguồn gốc ý thức thì được ngộ (kiến tánh thành Phật).
 Bây giờ, mình không lìa được ý thức là bị chướng ngại, khó nhất là bị sở tri chướng, lý chướng. Cái gì mình cũng cho hợp lý và không hợp lý, nên gọi là lý chướng. Vì đúng lý thì phải có hai (tương đối), đúng lý với không đúng lý là tương đối, hợp lý và không hợp lý là tương đối. Đó là sản phẩm của bộ óc cũng thuộc về ý thức.
 Đại Thừa Tuyệt Đối Luận nói: “Vô thỉ vô minh là màn đen che ở chính giữa tương đối và tuyệt đối”. Trong tương đối là mừng giận, buồn vui, yêu ghét,… giống như vở kịch đang diễn. Nếu mình đi đến thoại đầu lìa được ý thức thì màng đen kéo ra thì tương đối ngưng liền, như tất cả mừng giận, buồn vui, yêu ghét,… của vở kịch bị chấm dứt.
 - Chỗ vô thỉ vô minh có ngã chấp không?
 - Chỗ vô thỉ vô minh chưa có ngã chấp, có ngã chấp là vô thỉ vô minh sanh nhất niệm vô minh. Chỗ vô thỉ vô minh là chỗ vô ngã, nhất niệm vô minh thì có ngã. Có ngã và vô ngã là tương đối, cuối cùng phải lìa vô ngã (nguồn gốc) rồi kiến tánh thành Phật.
 - Muốn lìa ý thức thì phải tham câu thoại đầu  đúng không?
 - Hỏi câu thoại là kích thích cái không biết, rồi khán thoại đầu là nhìn chỗ không biết, nhìn chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn. Nên người ta nói là nhìn không được, nói nhìn không được tức là đã nhìn được rồi. Tại sao? Vì không thấy gì, không thấy có mục tiêu để nhìn.
 - Có phải là một khoảng trống không chăng?
 - Không thể lấy khoảng trống không để làm mục tiêu, cứ nhìn không thấy cái gì thì nhìn mãi chỗ đó, mới đến chỗ thoại đầu.
Hỏi:
 Cuộc sống hằng ngày đều trong nhất niệm vô minh, làm sao đến chỗ vô niệm?
Đáp:
 Một ngày mình làm việc có 8 giờ hay nhiều nữa là 10 giờ, một ngày có 24 giờ, như vậy còn dư 14 giờ. Tập tham thiền trong 14 giờ quen thuộc thì những giờ còn lại tự động nghi tình nổi lên, công việc do cái dụng Phật tánh thay thế bộ óc làm. Tuy bộ óc không biết, nhưng vẫn làm xong công việc của bộ óc. Chuyện đó nhiều người cũng làm được.
Hỏi:
 Kính xin Sư Phụ khai thị 2 đoạn văn của Ngài Trung Phong dạy đồ chúng:
 - Trong suốt ngày đêm chỉ muốn niệm niệm chẳng quên, lúc đi thì niệm, lúc ngồi thì ngồi niệm, lúc cử động, nói nín, nằm xuống, đứng dậy, đều niệm, lúc làm việc, tiếp vật cho đến khốn khổ hoạn nạn hiểm nguy cũng đều niệm. Thân như cây khô, như tảng đá, như thây chết, như tượng đất, chỉ tâm tâm ở tại đạo; ứng đáp với người như si , như say; nghe tiếng, thấy sắc như điếc như đui. Vì thế dụ như mèo rình bắt chuột, tâm và mắt chăm chú nhìn vào một chỗ, lơ đãng một chút ắt chuột chạy mất. Như gà ấp trứng, hơi ấm cần phải liên tục, gián đoạn một chút là không thể thành gà con được. Vì thế niệm này là một điều khó.
 - Tham thiền chẳng linh nghiệm, thường chỉ là tâm trộm cắp chưa chết. Vì thế năm tháng trôi suông, chứ không có bệnh nào khác. Nếu tâm trộm cắp nay chết ở ngày hôm nay thì ngày hôm nay liền tương ứng, chết ở ngày mai thì ngày mai bèn tương ứng.
 Cái gì là tâm trộm cắp?
 Hễ lià câu thoại đầu sở tham ra, riêng thấy có tự kỷ là tâm trộm cắp. Ở ngoài cái tự kỷ bị thấy ra, riêng thấy có nhân, có ngã là tâm trộm cắp. Lúc tham được thuần thục biết thuần thục, ấy là tâm trộm cắp. Lúc tham thiền chẳng thuần thục biết chẳng thuần thục, ấy là tâm trộm cắp. Lúc trước mắt có hôn trầm, tán loạn, chỉ có câu thoại đầu sở tham cùng nghi tình giao kết chẳng gián đoạn, ấy là tâm trộm cắp. Hễ ở chỗ khán thoại đầu chợt sanh một niệm, bất luận là phàm, là Thánh, là chân, là ngụy, nói chung đều là tâm trộm cắp.
Bỗng có người linh lợi hướng vào chỗ tôi nói đều chẳng dính dáng, riêng giúp cho một con đường là đạo, là lý, là kiến, là văn, đây gọi là tâm trộm cắp trong tâm trộm cắp. Phật chẳng thể cứu chữa, chỉ cần hết những tâm trộm cắp, chỉ thế ấy y bổn phận nắm chắc câu thoại đầu sở tham như tượng gỗ, tượng đất, như người chết có hơi thở, ngoài chẳng thấy có đại chúng, trong chẳng thấy có tự kỷ, lạnh băng băng, tuyệt kiến văn, như vậy giữ đi, lâu ngày sẽ được tâm không thi đậu về.
Đáp:
 Nói tóm lại 2 đoạn trên: Tánh của người thì muốn cứu lý với cầu hiểu biết, nhất là người Tây phương. Nhưng bây giờ người Đông phương cũng vậy. Tổ Sư thiền thì phải lìa lý, lìa hiểu biết, phải ngược lại. Khoa học phải nghiên cứu lý để tìm hiểu cho hiểu biết. Phàm có biết một chút gì đều gọi là sở tri ngu, hiểu biết rất vi tế cũng gọi là cực vi tế sở tri ngu. Đó gọi là tâm trộm cắp.
 Nếu có lý cao siêu lời Phật cũng là tâm trộm cắp, nhưng Pháp Sư giảng kinh có lý rất hay cũng lọt vào tâm trộm cắp. Muốn lìa lý lìa hiểu biết thì rất khó, vì cuộc sống hằng ngày  người ta cần hiểu biết, nếu không hiểu biết thành khờ ngốc sao?
 Thấy cái gì cũng như mù, nghe cái gì cũng như điếc thì không bị ngoại cảnh lôi kéo được. Nếu muốn đến chỗ vắng lặng để tu hay nhập thất, việc ấy rất là có hại, vì không thấy cảnh làm sao khởi tâm động niệm. Nhưng nhập thất một thời gian rồi ra thì thấy tâm còn động thêm nhiều. Theo Thiền Tông khi ngộ rồi mới nhập thất.
Hỏi:
 Kính xin Sư Phụ khai thị thêm đoạn văn của Ngài Trung Phong dạy đồ chúng dưới đây:
 - Người học đạo có linh nghiệm là tâm trộm cắp chết hết. Tâm trộm cắp còn một mảy lông chết chẳng hết thì muôn kiếp không có lý tự thành. Nói thẳng ra, chết được một phần tâm trộm cắp thì học được một phần đạo. Chết được tâm trộm cắp được năm phần thì học được năm phần đạo. Tâm trộm cắp hoàn toàn không thì toàn thể là đạo. Bởi vì sự chướng đạo của tâm trộm cắp giống như bụi bặm che mất ánh sáng của gương.
 Người thời nay chỉ biết có đạo để thành mà chẳng biết có tâm trộm cắp nên hết. Hoặc tâm trộm cắp chưa hết mà muốn đạo được thành, khác gì ngồi ở trong nước mà muốn đừng ướt, xưa nay trong thiên hạ không có lẽ đó.
 Thuở xưa, Hòa Thượng Vĩnh Minh thống thiết nói: “Tình sanh trí cách, tưởng biến thể thù”, nghĩa là: Tình nổi dậy thì trí huệ bị che lấp, tư tưởng biến đổi thì thân thể cũng theo đó mà biến dạng, khiến công án sẵn sàng, của báu gia truyền chẳng được thọ dụng. Tình sanh tưởng biến là biệt danh của tâm trộm cắp mà tôi vừa nói.
Muốn bất cứ lúc nào tình chẳng sanh, bất cứ chỗ nào tưởng chẳng biến thì cần phải thật đem việc lớn sanh tử để ở trong lòng lấp bít ý căn, tình vừa muốn sanh thì bị nó ngăn, tưởng toan muốn biến liền bị nó đoạt. Ông nếu chẳng vì việc lớn sanh tử, ở trong lòng khán câu thoại đầu quyết cầu ngộ chứng mà chỉ là một bề đè nén cho tình tưởng kia chẳng sanh chẳng biến, khác chi người đã chết mà muốn thở ra hít vô để làm gì?
 Người xưa có nói: “Tham thiền không bí quyết, chỉ cần sanh tử thiết”. Lời này thật thông suốt cả ba đời, là cội gốc lớn của sự học đạo. Ví như chẳng lấy sanh tử vô thường làm trách nhiệm nặng nề của mình, nằng nặc muốn hiểu thiền hiểu đạo mà tham cứu việc này, thì giống như bảo người tịch cốc (những người suốt đời không biết đói, không cầu ăn) đi cấy trồng mà chẳng biết đó chẳng phải là việc của họ (vì họ không cần ăn thì cấy cày để làm gì?).
Đáp:
 Nếu mình lấy ý thức để tìm hiểu giáo lý cao siêu của Phật Thích Ca cũng là tâm trộm cắp, còn gọi là sở tri ngu.
Hỏi:
 Kính xin Sư Phụ khai thị đoạn văn kế tiếp của Ngài Trung Phong dạy đồ chúng:
 - Bậc tiền bối ba mươi năm, năm mươi năm chí càng bền, niệm càng thiết, hạnh càng siêng và chẳng chịu có chút gián đoạn, chẳng phải do thầy bạn cảnh sách, tòng lâm khuyến khích, ngôn thuyết chỉ bày, phương tiện khuyến tấn mà được như vậy. Mà bởi cội gốc của các Ngài chỉ là một cái nguyện thống niệm sanh tử chưa giải quyết xong. Giả sử đời này chẳng xong thì đời nào mới xong? Niệm tấn đạo nếu tự chẳng chân thật thiết tha, dẫu Phật Tổ có thân dị đổi phàm thành Thánh, khiến A La Hán khởi tham sân si, tuy cố làm đó, quyết chẳng thể lâu được.
 Có người vì muốn hiểu đạo mà học đạo, mà không chiếu phá được cảnh phù huyễn nổi trước mắt, lại bị cảnh duyên đó làm cho vọng niệm khởi lên chẳng dừng. Vọng niệm đã khởi thì dầu sức học đạo như núi gò, sẽ thấy có ngày bị vọng niệm làm hại. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Cuồng tâm chưa ngưng nghĩ, ngưng nghĩ tức Bồ Đề”. Cái gì là cuồng tâm? Hễ ngoài việc thống niệm sanh tử, đề câu thoại đầu sở tham ra, dù có làm trăm ngàn điều siêu việt thế gian, đều chẳng khỏi chê là cuồng tâm.
 Tổ Thiếu Lâm nói: “Ngoài dứt các duyên, trong không nghĩ tưởng, tâm như tường vách, có thể vào đạo”. Nhưng vào đạo gác lại chẳng hỏi. Tâm này có từng như tường vách hay chưa? Nếu chưa mà muốn mong nhập đạo, đó là điều chẳng tự xét.
 Tham thiền cả một đời chẳng ngộ, học đạo cả một đời chẳng rõ, chỉ cần chẳng dể dàng buông bỏ cái chánh niệm này, để tham để học thì chắc chắn có ngày đến chỗ cùng tột. Nếu bỏ chánh niệm này, vọng đem thức tình xuyên tạc, lấy lời người khác làm kiến giải của mình, dẫu hiểu hết cổ kim, tọa đoạn (quét sạch) Phật Tổ cũng đều là đối trình cuồng kiến, tự mang tội lỗi, chẳng phải là điều của người chân thật học đạo làm.
Đáp:
 Nói nhiều cũng giống như ý trên, người ta chỉ biết có chánh niệm, rồi bỏ tà niệm giữ chánh niệm! Ngài Trung Phong nói: “Tà niệm là nhiễm, chánh niệm là tịnh, mà nổi lên cái nhiễm là tâm trộm cắp, nổi lên niệm tịnh cũng là tâm trộm cắp”. Người ta bỏ tà niệm còn khó huống là bỏ chánh niệm! Cho nên, khỏi cần bỏ.
 Cô Tâm có căn cơ tham thiền, mà anh của cô bảo cô bỏ tà niệm. Tôi nói: Khỏi cần bỏ, vì không có cái gì để bỏ mà bỏ cái gì? Chỉ cần có lòng tin tự tâm, nhưng Ngài Long Thọ nói: “Tâm như hư không vô sở hữu”, chỉ cần tin vô sở hữu mà mình đang dùng. Tất cả đều ở trong vô sở hữu này, như mặt trời, mặt trăng, núi sông, đất đai,… đều ở trong vô sở hữu này.
Muốn hiển bày cái dụng đều phải nhờ cái vô sở hữu này, cho đến mình ăn cơm, mặc áo,.. bất cứ làm việc gì đều phải nhờ cái vô sở hữu này. Cái vô sở hữu này là cái tâm của mình. Ngài Long Thọ dùng hư không để thí dụ tức là Phật tánh của mình đang dùng. Như bây giờ tôi đang nói  và các vị đang nghe, nếu không có vô sở hữu này thì tôi không thể nói được và các vị không nghe được. Nhìn với nhau cũng phải nhờ cái vô sở hữu này, chúng ta mới nhìn với nhau được.
Kỳ thật, mình không có giây phút nào lìa cái vô sở hữu này mà được hiển bày cái dụng, bất cứ đi chỗ nào cũng vậy. Vì Phật tánh của mình khắp không gian khắp thời gian. Khắp không gian nên không có khứ lai gọi là Như Lai, khắp thời gian không gián đoạn sanh diệt gọi là Niết Bàn. Bây giờ mình đang dùng mà chẳng biết, mà lại mà đoán mò những cái khác.
Cho nên, Phật nói những cái hiểu biết trước mắt của mình đều là sai lầm, không đúng với thật tế. Vì vậy mới gọi là tâm trộm cắp, làm chướng ngại cái thật tế, thật tế là bản thể của Phật tánh. Tất cả lý cao siêu của tâm trộm cắp bị dẹp hết thì bản thể Phật tánh tự động hiện lên. Tuy Bản thể Phật tánh chưa hiện lên, nhưng mình cũng đang dùng.
 Bản thể Phật tánh vốn là vô sở hữu, vì mình kiến lập nhà cửa, xe cộ, đất đai, tiền bạc,… cho là sở hữu của tôi, nên làm chướng ngại cái dụng Phật tánh. Nếu thật vô sở hữu không có chướng ngại thì cái dụng bằng Phật. Theo người thế gian có trí huệ, có năng lựïc để làm cái này cái kia thành sự nghiệp. Còn cái này khỏi làm cái gì hết, mà lại ngưng làm. Thành ra tất cả đều là nghịch pháp thế gian, nên gọi là pháp xuất thế gian. Nhưng sau kiến tánh thì tất cả pháp thế gian đều là Phật tánh.
Hỏi:
 Tại sao Phật Thích Ca nhập Niết Bàn sớm vậy?
Đáp:
 Vì Phật Thích Ca nhập Niết Bàn sớm là để cảnh cáo chúng sanh. Có thí dụ: Người cha có 3 đứa con, người cha là thầy thuốc giỏi, muốn truyền nghề cho 3 đứa con, 3 đứa con đều có bệnh. Người cha cho toa thuốc cả 3 người con, người con lớn và người con giữa theo toa thuốc mà trị khỏi bệnh. Người con nhỏ tin cha mình là thầy thuốc giỏi, nhưng lại chưa chịu uống thuốc. Người cha thấy vậy bỏ đi xa, rồi nhắn về nhà là cha đã chết. Trong lúc này người con nhỏ mới vội vàng uống thuốc.
 Qua câu chuyện trên giống như Phật nhập Niết Bàn để cho chúng sanh khỏi ỷ lại Phật mà lo tu đến giác ngộ.
Hỏi:
 Thế nào là du hý thần thông?
Đáp:
 Phật tánh của mình đã sẵn, muốn hiện cái gì cũng được thì cũng như đi chơi mà khỏi cần tác ý, nên gọi là du hý thần thông.
 Đặt ra tên chỉ là tên gọi, không phải là thật tế. Như Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát,… chỉ là những danh từ. Lục Tổ nói với Ấn Tông Pháp sư: “Thiền định giải thoát chẳng phải Phật pháp, Phật pháp là pháp bất nhị”. Ấn Tông Pháp sư giảng kinh Niết Bàn đã trên 20 lần, nhưng Ngài đối với kinh Niết Bàn chưa còn hiểu thấu. Ngài hỏi Lục Tổ: Thế nào là pháp bất nhị?
 Theo Ấn Tông và người thường cho thiền định là giải thoát, thắc mắc Lục Tổ nói “thiền định giải thoát chẳng phải Phật pháp”? Vì có định nên mới có loạn làm tương đối, có giải thoát mới có trói buộc làm tương đối. Phật tánh bất nhị thì không có tương đối, nên Lục Tổ giải thích kinh Niết Bàn cho Ấn Tông Pháp sư hiểu. Ấn Tông Pháp sư chuyên giảng kinh Niết Bàn, mà Lục Tổ chỉ nghe người ta tụng một lần.
Cao Quý Đức Vương Bồ Tát hỏi Phật: Người phạm tội ngũ nghịch và không tin Phật pháp có đoạn dứt thiện căn Phật tánh không?
 Phật nói: Thiện căn có 2: Thiện và bất thiện, Phật tánh chẳng phải thiện và bất thiện. Nói khắp thời gian là thường, mà Phật tánh chẳng phải thường và chẳng phải phi thường. Vì thường và phi thường là nhị, tức là Phật tánh không có tương đối. Thiền định đối với tán loạn, giải thoát đối với trói buộc đều là tương đối. Cho nên, nói “thiền định, giải thoát chẳng Phật pháp”.
 Phàm có thể nói được là tương đối, Phật tánh không có bản thể, không có số lượng, suy nghĩ không đến, nên văn tự lời nói không thể diễn tả, chỉ có ngộ thì Phật tánh tự hiện mới tự biết. Nhưng tự biết là Phật tánh tự biết, không phải bộ óc tự biết. Lúc ngộ gọi là trí Bát Nhã.
Hỏi:
 Tại sao ngày xưa các vị chứng quả nhiều, còn ngày nay ít có người chứng quả?
Đáp:
 Ngày nay ít có người chứng quả là do khoa học tiến bộ, vì khoa học là cứu lý, tìm hiểu. Tiểu thừa hay Đại thừa Phật pháp là ngược lại lìa lý lìa hiểu biết. Khoa học càng tiến bộ thì cuộc sống trong xã hội  ngày càng phức tạp. Ngày xưa, trời mọc người ta đi làm việc, trời lặng người ta về nghĩ, rất là đơn giản. Bây giờ không phải vậy, cuộc sống càng phức tạp thì người chứng quả lại ít, vì dùng bộ óc để đối phó với cuộc sống, nên tu hành phải bỏ quên.
Hỏi:
 Ngày xưa các ngài khó hiểu biết, vì không có phương tiện nghe nhìn; còn ngày nay phương tiện nghe nhìn có nhiều, nên người tham học khỏi đi hành cước. Đáng lẽ, người nay phải ngộ nhiều hơn người xưa, tại sao ngược lại?
Đáp:
 Nghe hiểu nhiều chừng nào thì sự chứng quả ít chừng nấy. Cứu lý để tìm hiểu là chuyện thế gian, muốn tu pháp xuất thế gian thì phải lìa lý lìa hiểu. Cho nên, hiểu nhiều thì phải xa sự chứng ngộ.
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

quê cha 山地剝 高島 白話 những bức tượng được tìm thấy sau truyện tâm độ lượng Chí để 首座 vô thường giữa lòng thực tại 正信的佛教 Xôi đường hương vị quê hương Cảm trên nền nhạc Contemplation lê xu ly van de tinh cam trong dao phat tha thứ là món quà hiểu thương tay phuong da tiep nhan dao phat nhu the nao phan duong VẠ天地八陽神咒經 詞典 phat Huyết áp thấp cũng gây nhồi máu cơ Thơm miệng với trà bưởi mật vài ý nghĩ về việc dịch thuật những Tia sáng soi đường cầu kheo chien thang ac ma truyền thống xuất gia báo hiếu trong anh hai 回向文 中国渔民到底有多强 Tia sáng soi đường m០梵僧又说 我们五人中 luyen tap long tu bi trong doi song hang ngay ơn cha nặng lắm ai ơi Bật mí số lượng calo trong trái cây đón y nghia le trung thu ý nghĩa của bốn chữ cửu huyền thất gioi la nen tang con duong thanh tinh luyện tập lòng từ bi trong đời sống tinh tấn ba la mật tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co nghiệp tình thương qua sự cảm thông bạn hiểu buông xả nghĩa là yeu tro ve voi con duong hanh phuc the lịch sử và ý nghĩa của chuông trống giÃÆ