.
Hoà Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG TẠI HOA KỲ
TT. Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
Mục Lục
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Hỏi:
 Có phải Sư Phụ nói kiến tánh rồi tập khí dễ dứt hơn không?
Đáp:
 Phải, kiến tánh rồi dứt tập khí gọi là bảo nhậm, bảo nhậm là chỉ bớt tập khí, chứ không có thêm tập khí.
Hỏi:
 Người giải ngộ có dễ dứt được tập khí không?
Đáp:
 Không, họ có thể tăng thêm tập khí, tại chấp cái giải ngộ. Người giải ngộ tinh tấn tham thiền miên mật thì mau kiến tánh, còn không tham thiền thì sẽ mắc kẹt tri giải. Người chứng quả khỏi cần qua sự giải ngộ cũng được.
 Giải ngộ là cái ngộ của bộ não tức là nhận biết của bộ não, còn chứng ngộ là dẹp hết cái biết của bộ não.
Hỏi:
Nếu bộ não chỉ biết những gì tương đối thì còn ở trong tương đối, sao gọi là giải ngộ?
Đáp:
Giải ngộ là hiểu biết hơn người thường, cũng như đọc kinh không hiểu, rồi thình lình hiểu gọi là giải ngộ. Nhưng hiểu này là hiểu của bộ não, còn chứng ngộ thì không có hiểu, do chơn tâm hiện lên không phải hiểu và cũng không phải không hiểu. 
Hỏi:
 Trên vũ trụ này có loài người trước hay có thực vật và các động vật khác trước?
Đáp:
 Không có cái nào trước, vừa rồi tôi có nói định lý của toán học đã chứng minh là không có trước, Phật đã nói là không có bắt đầu; nếu có trước tức là có bắt đầu, nên bây giờ muốn chỉ cái nào bắt đầu cũng không được. Như nhà khoa học hỏi con gà có trước hay trứng gà có trước? Nhưng ông cũng không giải đáp được, đó là muốn tìm bắt đầu của sanh mạng.
 Nếu cho con gà có trước được không? Không được. Vì không có trứng gà làm sao ấp ra con gà? Rồi nói trứng gà có trước được không? Không được, không có con gà làm sao sanh ra trứng gà? Hai cái đều không thể có trước, nên nói là không có bắt đầu, cũng là nghĩa vô sanh, nếu có sanh khởi thì phải có bắt đầu. Vậy người ngộ đạo là ngộ pháp vô sanh, ngộ pháp vô sanh là liễu thoát sanh tử, tại không có sanh thì không có sanh tử để liễu thoát.
 Ngài Long Thọ phá chấp sanh tử trong Trung Quán Luận: Ai cũng cho sanh có trước, chết là sau. Thí dụ sanh có trước, khỏi cần tử mà có sanh thì sanh mới có trước được; nếu khỏi cần tử mà có sanh thì cái sanh đó phải lìa tử độc lập, sanh đó lìa tử độc lập thì cái sanh đó không có tử.
Nhưng sự thật chứng tỏ không được, tất cả hiện tượng mình biết được đều có sanh phải có tử. Động vật, thực vật đều có sanh cũng phải có tử, chứ không có sanh mà có tử được. Thực tế đã chứng tỏ, nên nói sanh có trước là sai lầm. Sanh không thể có trước, vì sanh với tử không có lìa nhau được, đó là tương đối mới có.
Hỏi:
 Trong tháng vừa rồi có 3 trận động đất. Có phải là nhân quả của loài người không?
Đáp:
 Phải, theo kinh nói là cộng nghiệp với biệt nghiệp, như động đất thì bị cộng nghiệp; động đất có người chết và có người không chết, nên mỗi người có nghiệp khác nhau. Như 50 người cùng đi trên một chiếc xe, khi xảy tai nạn thì 49 người chết còn lại một người không chết, người không chết là biệt nghiệp.
 Cho nên, Phật nói: “Trong cộng nghiệp có biệt nghiệp, trong biệt nghiệp cũng có cộng nghiệp”.
Hỏi:
 Mình đã tin nhân quả, nếu có chuyện gì xảy ra cho mình trong cuộc đời như bị động đất, tai nạn xe hay bị ăn cướp,… mình không oán trách ai được. Như vậy có phải không?
Đáp:
 Phải rồi, không oán trách ai. Nói đúng là do cái nghiệp mình làm ra, mình gieo nhân thì phải chịu quả, nếu mình không gieo nhân làm sao có quả? Vừa rồi nói 49 người kia chết vì có gieo nhân chết, còn một người kia không chết là không gieo nhân chết.
Hỏi:
 Có Tu Sĩ ở Việt Nam nói: “Hội Long Hoa sắp tới, trời gạn người chết 7 còn 3, chết 2 còn 1”. Vậy như thế nào?
Đáp:
 Đó là nói bậy, Tu Sĩ dạy người ta như vậy thì phải bị tội địa ngục, vì không biết mà tự mình đoán bậy bạ.
 - Còn có chỗ khác nói là tận thế thì sao?
 - Như mình đang ở Cali, người ta đồn sẽ sụp đất, có người dời đi tiểu bang khác để tị nạn, tôi coi trong cuốn sách có người nói: “Chỗ nào sụp thì đến chỗ đó ở”, nhưng thật sự không có sụp. Nếu tin nhân quả thì khỏi cần lo những việc đó. Mình không có gieo nhân thì quả không thể đến được. Khi đã gieo nhân rồi, có muốn tránh cũng không thể tránh được.
 Trong tạng kinh có một công án dạy người ta tin nhân quả: Bà Thái hậu ở trong cung mất một hạt châu, hạt châu này có tiền không mua được. Vua bắt mọi người trong cung khám xét để coi ai lấy.
Thái hạâu nói: Khỏi khám xét, mấy chục kiếp trước đến nay tôi không lấy đồ của người khác thì đồ của tôi không thể mất được, nó sẽ trở về.
Vài ngày sau Tôn giả A Nan lượm được biết của Thái hậu nên đưa cho vua, vua đưa lại cho Thái hậu.
Thái hậu nói với vua: Phải không! Tôi nói nó sẽ trở về mà!
Vua cười và nói:  Tôn giả A Nan lượm thì nó trở về lại được, nếu người khác lượm làm sao nó lại trở về?
Thái hậu nói: Vua không tin sao? Vua đem đi liệng bất cứ ở chỗ nào rồi nó sẽ trở về.
Vua lấy hạt châu bỏ chỗ ngã tư đường mọi người thường qua lại, rồi sai người ngày đêm coi chừng, qua nhiều ngày có người thấy mà không lượm.
Vua tự mình đem hạt châu liệng xuống biển, nhưng vài ngày sau, nhà bếp của hoàng cung làm thịt một con cá thấy hạt châu của Thái hậu trong bụng con cá, rồi rửa sạch đem cho vua, vua đem cho Thái hậu.
Thái hậu nói: Phải không! Nó phải trở về mà!
Phật Thích Ca không có kiến lập chân lý. Tại sao? Vì chơn lý thì không có cái nào hơn cái lý này nữa mới là chơn lý. Vì không dùng cái nào để so sánh cao thấp hay dài ngắn hoặc lớn nhỏ, nếu so sánh được thì phải có số lượng.
Có số nào cao nhất không? Toán học không có số lớn nhất, thí dụ một người nói con số của tôi là tỷ tỷ, nhưng có thể lớn hơn con số đó 10 lần, vì sau cùng số đó chỉ thêm con số 0. Cứ thêm số 0 hoài từ một vòng địa cầu, hai vòng địa cầu, đến trăm ngàn triệu vòng địa cầu mà không có cuối cùng, nên không có cái nào lớn nhất được.
Chứng tỏ không có cái nào lớn, cao hơn hết. Vì không có con số nào lớn nhất, vì tất cả muốn so sánh thì phải có con số, nhưng không có con số lớn nhất làm sao tìm chơn lý cao hơn hết không ai bằng! Cho nên, tất cả tôn giáo kiến lập chơn lý đều bị người ta lật đổ.
Hỏi:
 Trước kia con chưa biết tu có đối xử tệ với một người, sau này con biết tu thì con thấy điều đó là quấy. Vậy làm sao hết cái nhân quả đó?
Đáp:
 Nhân quả là ở trong chiêm bao, nếu ở trong chiêm bao thức tỉnh thì nhân quả đó hết, còn không thức tỉnh thì phải đi đầu thai mãi, tức là từ chiêm bao này qua chiêm bao khác không bao giờ hết.
 Đang mở mắt chiêm bao không thể phán đoán được, nhắm mắt chiêm bao thì ai cũng có kinh nghiệm. Hai người tranh cải trong chiêm bao, người này cho mình nói đúng, người kia cũng cho mình  nói đúng; ở trong đó thì một người nói đúng một người nói sai, dẫu cho tranh cải  thắng được, nhưng khi thức tỉnh thì đâu còn đúng sai.
Hỏi:
 Chúng con bây giờ chưa ra khỏi chiêm bao, phải làm cách nào để không còn tranh cải nữa?
Đáp:
 Phật Thích Ca dạy tham thiền là ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh thì hết tranh cải, vì bây giờ mình không chịu thực hành để mau thức tỉnh. Tham thiền là dẹp hết những che khuất để cho mau được thức tỉnh, che khuất là tìm hiểu, suy nghĩ, ghi nhớ.
Cho nên, phải dùng cái không biết để dẹp cái đầu tiên là tìm hiểu, nhưng nhiều người tham thiền không chịu chấm dứt, còn muốn tìm hiểu thêm, nhất là tìm hiểu nghi tình, tưởng là đúng, tìm hiểu nghi tình được đại nghi hay tiểu nghi! Như thế là tìm hiểu rồi, chứ đâu phải chấm dứt tìm hiểu? Vì vậy mới nghịch tham thiền của Phật Thích Ca truyền dạy.
Trong xã hội, người nào hiểu biết nhiều chừng nào thì cao chừng nấy, cho là bậc trí thức. Ở trong Phật pháp người hiểu biết nhiều chừng nào thì sở tri chướng nhiều chừng nấy. Thành ra làm sao chấm dứt được tìm hiểu? Nếu không chấm dứt thì không thể ngộ được, tức là không thể ở trong mở mắt chiêm bao được thức tỉnh.
Nên cứ chiêm bao này qua chiêm bao khác không thể chấm dứt. Như bây giờ mình chiêm bao con người, sau này có thể chiêm bao con chó, con mèo, con chuột,…
Hỏi:
 Như kiếp này tham thiền không ra khỏi chiêm bao có thể đầu thai chó hay heo. Nếu còn nhớ tham thoại đầu thì sao?
Đáp:
 Nếu còn nhớ tham thoại đầu thì giữ được thân người, chứ không đầu thai heo hay chó. Tại không nhớ tham thoại đầu (thoại đầu là chưa ý niệm khởi lên) thì ý niệm khởi lên hoài, làm sao đến thoại đầu? Không có ý niệm nổi lên mới gọi là nhớ tham thoại đầu.
Nếu không có ý niệm nổi lên thì thình lình ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh, gọi là kiến tánh thành Phật. Vậy làm sao bị mất thân người được! Người giữ được 5 giới (không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu) cũng duy trì được thân người.
Hỏi:
 Chúng con gặp Tổ Sư thiền để tham thì cũng có duyên lành nhiều kiếp, nhưng hiện tiền 30 năm mà chưa biết đạo thì đã sống bao nhiêu thứ điên đảo, vậy phải tham bao lâu mới được?
Đáp:
 Gặp Tổ Sư thiền để tham tức là đã gieo trồng hạt giống Thiền tông đã nhiều kiếp rồi. Chỉ cần giây phút chấm dứt cái biết và không biết của bộ não thì sẽ được ngộ. Vì mình muốn tìm hiểu lo cho mình, lo cho con, cháu, chắt,… cứ lo hoài làm sao chấm dứt được? Vậy làm sao đến thoại đầu?
 Nói là không lo nữa, nhưng điện thoại gọi đến không lo cũng không được! Có lo là có ý niệm nổi lên rồi, sao không khởi niệm được?
Hỏi:
 Giữ một niệm không sanh khởi suốt ngày đã miên mật rồi có phải không?
Đáp:
 Phải rồi.
 - Chúng con sao khó giữ quá?
 - Vì phải lo cho con cháu, điện thoại đến cũng phải lo. Nếu giữ được không biết thì không biết lo, tại giữ không biết không được thì phải lo. Phật dạy giữ cái không biết là để kéo dài cái không biết đó.
 Nếu mình kéo dài không biết một chút xíu, như tôi nói mỗi ngày mình kéo dài không biết được nửa phút thì hai ngày được một phút, một tháng được 15 phút, bốn tháng được 1 giờ, một năm được 3 giờ,…
 Cha mẹ lo cho con thì nhiều, còn con lo cho cha mẹ thì ít. Lúc trước tôi làm thầy thuốc ở Cà Mau, mấy ông già bà già mời tôi lại coi chừng nào chết? Vì bệnh lâu nên quá ngán.
Có ông chủ Quảng Hưng Long bình thường cầm chìa khóa tủ sắt tức là tiền cầm trên tay, khi bảo con cháu, người nào cũng đều tuân lời. Đến chừng ông bệnh nặng thì con giựt chìa khóa lại, không cho nó cũng giựt. Ông thưa cảnh sát.
 Cảnh sát nói: Con ruột của ông mà sao lại thưa? Không giao chìa khóa cho con, vậy giao cho ai?
 Ông ấy không có cách nào nói được, vì con không còn nghe lời nữa.

 - Có đứa con đánh cha nó, nhưng vẫn còn thương con; rồi nó đi xa gởi thư về, trong thư nó đề là: “Phụ thân đại nhân”. Người cha nói với mọi người rằng: “Con của tôi có hiếu, vì coi tôi là phụ thân đại nhân”.
Hỏi:
 Hành khởi giải tuyệt là sao?
Đáp:
 Hành là thực hành, khởi là bắt đầu, tuyệt là chấm dứt, giải là hiểu, tức là khi bắt đầu thực hành tham thiền không tìm hiểu nữa.
Hỏi:
 Các sinh viên ở trường họ còn học, tìm hiểu và ghi nhớ. Vậy họ sống như thế có trái với cách sống tu Tổ Sư thiền không?
Đáp:
 Không có, không những không trái, mà tham thiền còn giúp cho họ học. Tôi dạy người ta cần phải tin tự tâm, nếu tin tự tâm đầy đủ thì năng lượng của tâm làm cái gì cũng được, không phải cần học hay cần ghi nhớ, vì năng lượng này đã có sẵn.
 Có học sinh học lớp 11 trong lúc sắp thi lên lớp 12, theo ngày xưa thi không đậu thì phải đi lính. Mẹ của y bảo y phải ở nhà học, lúc đó chùa Từ Aân đả thiền thất, cha y dự thiền thất, cứ theo cha dự thiền thất, sau ngày giải thất là ngày thi.
Rồi đến ngày thi thì y cũng đi thi gặp bài toán cả lớp đều làm không được, những người kia phải suy nghĩ để làm, còn y không có suy nghĩ mà lại tham thiền, sau 10 phút y làm được đem trình lên là người đầu tiên, cuối cùng y không có học mà vẫn lên lớp.
Người ta hỏi sao lại được vậy? Y cũng không biết tại sao mình lại làm được. Vì lúc làm là do bộ óc không biết nên mới làm được. Bây giờ tôi gặp nhiều người cũng có năng lực này là bộ óc ngưng hoạt động thì vẫn tiếp tục làm công việc của bộ óc. Cuốn Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 nói: “Lúc bộ óc ngưng hoạt động càng lâu thì độ thiền càng sâu, nên hiện ra công năng càng lớn”.
Có người nói: Mỗi ngày tôi phải đi làm việc thì làm sao tham thiền được?
Tôi nói: Một ngày ông làm việc 8 giờ phải không? Như vậy 8 giờ này đừng có tham thiền, còn lại 16 giờ tập tham thiền. Khi 16 giờ tập tham thiền đến lúc quen thì 8 giờ kia đang làm việc cũng tự động tham thiền.
Như có cô may đồ, lúc chưa tham thiền một ngày may được một bộ, khi tham thiền được tự động thì một ngày may được hai bộ, mà đường chỉ lại tốt hơn, nhưng cô ấy cũng không biết tại sao?
Ở Việt Nam mới giải phóng không có viết nguyên tử nhập khẩu, người ta lấy ruột mực hết đi bơm lại. Có thanh niên lúc chưa tham thiền một ngày bơm 40 cây viết, khi tham thiền được tự động thì bơm một ngày được 80 cây viết. Không những số lượng nhiều hơn, lại chất lượng cũng tốt hơn.
Cho nên, lúc đả thiền thất ở Từ Aân có người nói: Tôi rất thích tham thiền, nhưng trong lu của tôi hết gạo, làm sao tôi tham thiền được?
Tôi nói: Tôi dạy ông tham thiền, đâu phải không cho ông đi kiếm gạo? Vậy ông làm cái nghề nào cứ đi làm. Tham thiền không có chướng ngại ông kiếm gạo, lại còn giúp ông kiếm gạo. Vì sản xuất ra nhiều gấp bội thì gạo phải nhiều hơn gấp bội.
 - Trên thực tế các học sinh không học thì không hiểu. Vậy như thế nào?
 - Trên thực tế tham thiền đến mức độ đó thì mới làm được, không đến mức đó sao làm được? Đâu phải người nào cũng làm được! Khi dẹp bớt những che khuất mới làm được.
Như tôi đã thí dụ tham thiền là gió, cái biết của bộ não là mây đen che khuất ánh sáng mặt trời, mặt trời dụ cho chơn tâm. Khi nào mình thổi tan mây đen được lỗ nhỏ,  ánh sáng mặt trời từ lỗ nhỏ xuyên ra dùng được nên khỏi học mà làm được. Nếu thổi được lỗ lớn có công năng nhiều hơn, còn không chịu thổi thì mây đen che lại nên làm không được.
Cho nên, phải tiếp tục thổi mãi, như Phật Thích Ca giác ngộ là thổi hết mây đen không còn cái gì che khuất, mới có thần thông trí huệ vô lượng vô biên không có gì hạn chế. Còn mình không chịu thổi tan mây đen lại che thêm, làm sao ánh sáng mặt trời hiện ra được?
Hỏi:
 Pháp môn Tổ Sư thiền này cao nên đối với căn cơ thấp không thể tu được phải không?
Đáp:
 Không có cao, tôi đã nói con nít 6, 7 tuổi cho đến người già 60, 70 tuổi đều tham thiền được, làm sao nói là cao? Còn các pháp môn khác thì 6, 7 tuổi đâu làm được? Vì muốn dùng cái biết nên mới khó, còn cái này cần cái không biết, nên con nít cũng làm được. Như  người mù chữ cũng tu được, mà lại cần cái không biết.
Hỏi:
 Tìm hiểu biết là tập khí của con người đã tích lũy nhiều kiếp, bây giờ mình dùng cái không biết phá nó, con nghĩ là pháp này cao. Như vậy thế nào?
Đáp:
 Có khó là do nghịch với thói quen, nên phải tập tham thiền dần dần. Người trí thức còn khó hơn, tại họ chấp chỗ biết nhiều của họ. Vì vậy Phật pháp gọi là sở tri chướng.
Hỏi:
 Bây giờ sự phát triển của mạng lưới internet, điện não những tài liệu dồn vào đầu óc người ta mà càng ngày càng nhiều, nhưng ai cũng cần phải biết thêm để ứng phó với cuộc sống, vì xã hội đang đi đến chiều hướng biết thêm. Nếu mình tham thiền cảm thấy không muốn biết, mà cái biết ở ngoài lại chen vô. Vậy làm thế nào?
Đáp:
 “Không muốn biết” thì không được, vì có không muốn. Muốn và không muốn đều không có mới được, nếu chấp vào biên kiến “không muốn” là không được, vì đã lọt vào một bên. Mình tin tự tâm có đầy đủ năng lực đó thì dần dần mình dùng được năng lực đó. Nên duyên đến thì làm, chứ đừng nhất định phải làm hay không làm.
 Hoàng Bá phá chấp không lễ Phật và Lâm Tế phá chấp lễ Phật: (Trang 392). 
Hỏi:
 Lúc chưa tham thiền còn tìm hiểu, khi tham thiền con không muốn tìm hiểu, hiện tượng này như thế nào?
Đáp:
 Nếu không tìm hiểu thì tham thiền có tiến bộ sẽ đến mức tự động hóa, nên khỏi cần qua bộ óc mà làm việc tốt hơn bộ óc. Bây giờ chưa đến mức đó thì phải dùng bộ óc, như vừa rồi nói học sinh cứ học, chứ nghĩ học để tham thiền thì không được.
 Còn chưa có tự động hóa thì mình làm nghề nào cứ làm, như  trong Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 nói: “Mình làm chức nghiệp nào thì mình làm theo chức nghiệp đó”. Không phải nhất định làm hay không làm! Vậy ăn cơm cứ ăn cơm, mặc áo cứ mặc áo, nói năng tiếp khách thì nói năng tiếp khách. Đâu phải bảo mình tất cả đều phải ngưng! Tức là tất cả đều vẫn bình thường không có đặc biệt.
- Bình thường của mọi người khác thì sao?
- Đó là thói quen, mà thói quen thì khó sửa. Người tâm lý học nước Nga dùng con chó thí nghiệm cái quen tự nhiên có làn sóng tin tức, như tất cả hiện nay là thời đại làn sóng tin tức. Người ấy muốn cho chó ăn  thì gõ 3 cái mới cho chó ăn, qua 3 ngày ông ấy gõ 3 cái thì bao tử con chó tự nhiên tiết ra axit để tiêu hóa đồ ăn, rồi cho ăn.
Khi chó thành thói quen, mà muốn sửa lại thói quen đó cũng gõ 3 cái nhưng không cho ăn, bao tử chó cũng tiết ra axit để tiêu hóa đồ ăn; 3 ngày sau cũng gõ 3 cái thì thói quen của chó mới hết. Như vậy thói quen không phải thình lình hết được, nên phải sửa từ từ mới hết. Như Lục Tổ kiến tánh triệt để muốn sửa thói quen cũng phải qua 15 năm.
Hỏi:
 Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên là sao?
Đáp:
 Bây giờ mình quyết tâm tham thiền là bất biến, rồi mình tiếp khách là tùy duyên. Có người phản đối tham thiền cũng được, hoan nghinh tham thiền cũng được, chửi mắng tham thiền cũng được. Lục Tổ dạy: “Những người không đồng ý kiến và không đồng hành thì chấp tay hoan hỷ”. Như Tô Đông Pha nói: “3 tiếng tốt là tạo nhân hoan hỷ”, nếu  người ta có phản đối thì mình nói: “Tốt tốt tốt” cũng được, ấy là tùy duyên.
Có người cư sĩ được nhiều Tu Sĩ  có trí thức kính trọng lễ bái, tôn vị đó làm thầy. Đáng lẽ Tu Sĩ làm thầy cư sĩ mới phải! Tôi cũng không biết tại sao? Sau này, tôi mới biết là ông đó nắm được tâm lý của con người. Vì ai cũng muốn phát biểu ý kiến của mình, ông là nhà bác học thì cái gì cũng biết.
Như tôi nghe người ta nói 3 câu không có ý nghĩa gì thì tôi bảo họ ngưng, còn ông thì không phải. Người nào gặp ông nói chuyện thì ông cho là tri kỷ. Tại sao? Vì người ta nói thì ông chăm chú nghe hết, còn lại gật đầu. Cho nên, bất cứ người nào gặp ông thì bị ông thu phục coi ông làm tri kỷ, đó chỉ vậy thôi. Nên ông làm được sự nghiệp lớn. Ông thầu đường cao tốc ở Trung Quốc 6 tỷ Mỹ kim.
- Sư Phụ kể câu chuyện đó là để giải thích cái gì?
- Kể câu chuyện đó là nói về tùy duyên, khỏi cần chấp cái lý là tùy duyên thì có ích cho mình mà không có hại cho người.
Hỏi:
 Con xin hỏi lại câu hỏi trên là các sinh viên cần học cứ học hay người kỹ sư cần làm cứ làm, nhưng tham thiền chưa được automatic mà mình vẫn trở lại làm những công chuyện kia thì phải cần suy nghĩ, phải cần ghi nhớ. Như vậy mình có đem tập khí vô thêm không, trong khi cái này chưa loại trừ ra?
Đáp:
 Vừa tham thiền và cần ghi nhớ để làm việc là công phu tiến bộ chậm, nên mình tập tham thiền lâu ngày cũng thành thói quen thì tự động tham trong khi làm việc. Như vừa rồi kể chuyện người Nga và con chó, khi tập lâu ngày trở thành thói quen.
 - Tập cái không suy nghĩ còn khó hơn tập cái suy nghĩ phải không?
 - Phải rồi! Ngồi yên một chỗ tỉnh tọa tham thiền vào cửa nhanh hơn, còn nói năng tiếp khách mà tham thiền vào cửa sẽ chậm hơn; tịnh thì 2 tháng được vào cửa, còn ở trong động thì 3 năm mới được vào cửa, tức là khó hơn 10 lần. Nhưng 3 tháng được vào cửa thì 300 năm không được kiến tánh, còn 3 năm vào cửa thì 4 năm sẽ kiến tánh.
 Tại sao? Vì 3 tháng vào cửa là lúc ngồi mới có thiền, khi đứng dậy là hết; còn ở trong động vào cửa thì ngồi cũng có thiền chút ít, đi cũng có thiền chút ít, nó không hết. Người ngồi có thiền làm sao ngày đêm ngồi được? Vì họ cũng phải có cuộc sống vậy. Người tham thiền trong động là theo cuộc sống.
Hỏi:
 Có phải mình chấp giữ giới để có định rồi mới có huệ không?
Đáp:
 Nếu công phu tham chưa tự động thì phải chấp (nhớ giới điều để giữ). Có 3 cấp trì giới:
 1. Giới bình thường thì nửa tháng bố tát tụng giới để cho mình nhớ thực hành.
 2. Thiền giới tức là giữ được cái không biết thì mình không có phạm giới, nhưng công phu tham thiền chưa đến tự động 24/24 giờ ngày đêm thì vẫn còn phạm giới.
 3. Người đã chứng quả thì không bao giờ phạm giới, gọi là đạo cộng giới tức là ngộ đạo.
Hỏi:
 Thiền là 5 phái, vậy 5 phái có phải Tổ Sư thiền không?
Đáp:
 Năm phái đều là Tổ Sư thiền, 5 phái là Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng; rồi sau này ở Trung Quốc chỉ còn Lâm Tế, Tào Động, còn 3 phái kia đều bị tuyệt truyền. Nhưng phái Pháp Nhãn ở Đại Hàn còn.
 - Phái Pháp Nhãn ở Đại Hàn có phải chánh tông không?
 - Phái Pháp Nhãn ở Đại Hàn là chánh tông, vì lúc đó vua Đại Hàn cho Tăng Sĩ qua học thiền của ngài Vĩnh Minh được 36 người ngộ đạo, rồi trở về nước truyền pháp đến ngày nay. Vua Đại Hàn cũng là đệ tử của ngài Vĩnh Minh. Nhưng sau này tông Pháp Nhãn biến thái là giải công án, vì do Nhật Bản cai trị nên bị ảnh hưởng, với trí thức ham tìm hiểu, để thỏa mãn bậc trí thức thành ra mới giải công án.
 - Công án làm sao giải được?
 - Thiền Sư giải công án được là hiểu theo bộ não nên người trí thức ưa thích, vì người trí thức giải thích không được. Giải công án là thấu công án, tức là đệ tử thấu một công án là trình cho thầy, thầy gật đầu rồi cho công án khác thấu thêm nữa, thấu cho đến 200 công án được làm Thiền Sư.
Lý Chính là người Mỹ đi Nhật Bản 3 năm để học thấu công án, sau này biết thấu cái đó không nhằm gì! Nên Thiền Lâm Tế, Tào Động của Nhật Bản và Đại Hàn phần nhiều đều thấu công án.
Hỏi:
 Con có đọc một cuốn sách diễn tả như thế này: Khi một người đệ tử được một công án rồi, vào trình những hiểu biết với thầy, thầy bảo chưa được, đệ tử này đi ra lần sau vào trình, thầy nói cũng không đúng rồi đi ra, nhưng qua lần thứ 3 đệ tử vô, thầy cũng lắc đầu không cho nói, lần thứ 4 đệ tử mới vào cửa  thì thầy cũng lắc đầu. Cho nên, người đệ tử suy nghĩ thắc mắc: “Mình tìm câu trả lời trình bao nhiêu lần mà thầy vẫn không bằng lòng đuổi ra”. Vậy con nghĩ họ cũng có nghi tình?
Đáp:
 Nếu như vậy ngộ một công án là đủ rồi! Tại sao cần phải ngộ 200 công án mới được làm Thiền Sư? Tức là họ giải ngộ chứ không phải chứng ngộ, họ giải ngộ từng công án này qua công án khác. Nếu chứng ngộ là chỉ cần thấu một công án thì các công án khác cũng đều thấu.
 Giải ngộ là hiểu biết của bộ não, còn chứng ngộ là lìa bộ não; tức là dẹp hết biết và không biết của bộ não rồi mới được chứng ngộ. Không nhất định phải dùng công án mới được ngộ!
Hỏi:
 Như thế nào là Tổ Sư thiền của Lâm Tế?
Đáp:
 Người ta thường gọi: “Lâm Tế hét” là người tham học mới vào cửa thì Lâm Tế liền hét. Bất cứ người tham học có nổi ý gì thì Lâm Tế dùng cơ xảo chặn ngay, tức là khiến cho người tham học thình lình chấm dứt tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết. Ba cái biết này chấm dứt là đến thoại đầu rồi sẽ ngộ.
 Người ta hình dung cơ xảo của Lâm Tế như sấm sét làm cho người giựt mình, cơ xảo của Tào Động như  Long Vương (ôn hòa), những cơ xảo chỉ chư Tổ kiến tánh mới biết, còn mình dùng bộ não để nhận biết là sai lầm. Tất cả những cơ xảo đều phải lìa cái biết và không biết của bộ não thì mới ngộ được.
Hỏi:
 Thế nào là Tổ Sư thiền?
Đáp:
 Tổ Sư thiền là từ Tổ Từ Tổ ở trên truyền xuống, Phật Thích Ca truyền cho Ma Ha Ca Diếp là Tổ Sư đầu tiên, Ma Ha Ca Diếp truyền cho A Nan, từ Tổ  từ Tổ truyền xuống nên gọi là Tổ Sư thiền.
 Chữ “thiền” là tổng danh, bất cứ tu pháp môn nào đều cũng có thiền, tà ma ngoại đạo đều cũng có thiền. Nhưng Tổ Sư thiền khác hơn tất cả thiền, vì tất cả thiền khác là dùng thiền quán tưởng.
Thiền quán tưởng thì có năng quán sở quán tức là có mục tiêu để quán. Dùng bộ não là năng quán, rồi có mục tiêu làm sở quán. Tập trung tinh thần chỗ sở quán.
Như tông Thiên Thai có chỉ quán thiền là không, giả, trung. Ban đầu quán tất cả hiện tượng vũ trụ là giả, nhưng quán mãi không phải thật giả, rồi quán không nhưng không phải thật không, vậy không phải giả không phải không thì quán giữa không và giả là trung. Không, giả là hai đầu mà hai đầu không có thì làm sao có trung? Tức là đến thể chơn chỉ là cao nhất giống như với Tổ Sư thiền (khởi nghi tình).
Chỉ có 3 thứ:
1. Hệ duyên chỉ là buột cái phan duyên, chỉ là ngưng hoạt động của bộ não, dùng thiền quán buột tâm niệm ở ngay chỗ đơn điền; như con khỉ ở trên cây nhảy qua nhảy lại từ nhánh này sang nhánh kia, rồi cột nó lại một chỗ.
2. Tiến thêm là Tùy duyên chỉ tức là gặp cái này không trụ cái này, gặp cái kia không chấp cái kia.
3. Sau cùng cao nhất là Thể chơn chỉ, tức là thể cứu chơn như, giống như tham Tổ Sư thiền.
Người tham thiền là bước đầu tiên hỏi câu thoại là khởi nghi tình, còn cái kia chỉ quán đến cuối cùng rồi phát nghi tình, các thiền khác cũng vậy. Cho đến người tu Tịnh Độ vãng sanh Tây phương, Phật A Đi Đà mới dạy ‘từ nghi đến ngộ’.
Kỳ thật, muốn tu thì phải có thiền, như Thật Tướng Niệm Phật  của pháp môn Tịnh Độ bằng Tổ Sư thiền không cần vãng sanh, tức là tâm tịnh Phật độ tịnh.
Quán Tưởng Niệm Phật là Pháp môn Tịnh Độ có 16 pháp thiền quán, như quán Phật A Di Đà cũng trong một pháp thiền của Tịnh Độ, cuốn kinh đó gọi là Quán Vô Lượng Thọ.
Trì Danh Niệm Phật là niệm đến nhất tâm bất loạn cũng là thiền.
Nhưng số người tu Tịnh Độ không nhìn nhận mình là thiền, mà lại bài xích thiền. Thái Hư đại sư nói: “Cốt tủy của đạo Phật là thiền”.
Hỏi:
 Tại sao Thiền quán tưởng không ngộ?
Đáp:
 Vì Thiền quán tưởng không có nghi, thiền quán tưởng là tập trung chú ý một chỗ. Như người ta học thôi miên cũng vậy, nếu mình nhìn vào chỗ chấm đen nhỏ, nhìn lâu nó lớn bằng bánh xe thì sức tâm mạnh mới thôi miên người ta được.
 Như Tịnh Độ quán Phật A Di Đà thì tập trung quán mãi, quán đến thành thì có Phật A Di Đà trước mắt, khỏi quán cũng có Phật A Di Đà. Nếu quán mặt trời đã thành thì nửa đêm khởi quán được sáng như ban ngày.
Hỏi:
Làm sao mình chuyển nghiệp được?
Đáp:
 Chuyển nghiệp là sức của tâm mình mạnh mới chuyển được nghiệp, chứ không phải tụng kinh bái sám mà chuyển nghiệp được.
Như ở Việt Nam mới giải phóng, những người có tiền đi vượt biên, có tiền là do họ có tạo nhân lành, nhưng cũng có nhân xấu phải chịu khổ báo, cái khổ đó là ngày xưa họ làm cho người ta chết đói, nên họ phải chịu khổ chết đói, vì vượt biên ở trên biển ăn hết lương thực nên phải chết đói.
  Thí dụ người không tu thì tâm lực là 1 độ, tu đến thành Phật là 1 triệu độ. Mình tạo cái nhân là 1 độ nhưng kiếp này không tu, mình chỉ hưởng phước kiếp trước được phát tài có tiền đi vượt biên, nhưng phải chịu khổ bị chết đói.
 Tham thiền là tâm lực từ 1 độ lên đến 10 độ thì quả mạnh đến trước tuy là nhân mới tạo. Nếu đến 10 độ mà ngưng tham thiền thì quả 10 độ hết còn 9 độ, 9 độ hết còn 8 độ, từ từ xuống 1 độ rồi cũng phải chịu quả chết đói.
 Nếu mình không ngưng tham thiền thì từ 10 độ tiến đến 1 triệu độ thành Phật. Cái nhân làm cho người ta chết đói vẫn còn, nhưng thành Phật phải độ chúng sanh thì những người bị chết đói được ưu tiên độ trước, nên cái nghiệp mới hết nên gọi là chuyển nghiệp.
Hỏi:
 Niệm Phật và tham thiền có sức tâm như thế nào?
Đáp:
 Niệm Phật sức tâm giống như tham thiền, nhưng lại yếu hơn tham thiền, vì còn bị che khuất là do còn dùng cái biết. Tổ Sư thiền là dùng cái không biết dẹp cái che khuất nên nó mạnh hơn. Nếu niệm Phật không phá ngã chấp mà họ tu cao thì bị tẩu hỏa nhập ma, tại họ đè nén tham sân si.
Tổ Sư thiền có một điều phá ngã chấp là: “Vô Sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”. Họ tập trung niệm Phật không phá ngã chấp thì quên tham sân si, nên tham, sân, si không phát lên. Như theo vật lý nếu mình đè mạnh chừng nào thì phản lực mạnh chừng nấy. Đến lúc tu mức cao bị ngoại cảnh tác động, không kiềm chế được thường bị trong 3 thứ là phát điên, ói máu, phá giới.
Nếu tâm mình xê xích một chút thì sức tâm hạ liền. Trong Thiền tông có công án:
- Sơ Tổ Luật tông là Đạo Tuyên trì giới rất nghiêm khắc, có tâm cảm ứng thiên thần trên trời xuống cúng dường mỗi ngày, ông chỉ dùng cơm ngọ. Một Thiền Sư muốn thấy mặt mũi của thiên thần như thế nào? Nên đến chỗ Đạo Tuyên đợi qua giờ ngọ không thấy thiên thần rồi trở về.
Thiên thần mới bắt đầu đến, Đạo Tuyên nói: Hôm nay ông mang thức ăn trể ngọ sao tôi ăn được?
Thiên thần nói: Không phải tôi đến trể mà đến sớm, tại tòa nhà của ông có ánh sáng bao phủ nên tôi vô không được, bây giờ ánh sáng tan rồi tôi mới vô được.
Đạo Tuyên mới biết Thiền Sư vừa rồi có hào quang che khắp tòa nhà nên thiên thần vô không được.

- Một trụ trì kiến tánh, thần già lam muốn đảnh lễ nhưng không thấy mặt được. Tri sự trong chùa thấy chiêm bao là thần già lam mách bảo: Tôi muốn thấy trụ trì để đảnh lễ không biết làm sao để thấy được?
Tri sự nói: Ngày mai khi lúc ăn cơm trưa, ông đem thùng cơm lật úp lại.
Thần già lam làm y như vậy thì cơm đổ ra tứ tung, vị trụ trì nhìn thấy lớn tiếng rằng: “Cơm của Thí chủ sao làm đổ ra như vậy”? Thì hào quang của trụ trì sụp xuống nên thần già lam liền đảnh lễ, sau đó hào quang phục hồi lại liền.
Hỏi:
 Tại sao Tu Sĩ phải ăn cơm ngọ?
Đáp:
 Người cư sĩ lo làm ăn chỉ cúng dường buổi sáng, nếu chiều cư sĩ cúng dường, vậy cư sĩ không làm ăn sao?
 Khi ăn no thì ngồi thiền khó được, bụng đói ngồi thiền dễ hơn và tránh bớt sự tham ăn khỏi nuôi dưỡng vô minh. Nhiều lý do nên Phật mới chế ăn ngọ.
Hỏi:
 “Phàm có lời nói thì không có nghĩa thật” và “49 năm ta chưa từng nói lời nào”? Vậy ý nghĩa hai câu ấy như thế nào?
Đáp:
 Văn tự lời nói là tương đối, còn chân tâm bất nhị không có tương đối, nên diễn tả không được. Muốn dùng phương tiện nên mới dùng lời nói, vì thế mới có tục đế và chân đế.
Hỏi:
Thế nào là Đệ Nhất Nghĩa Đế?
Đáp:
 Đệ Nhất Nghĩa Đế là chân đế thì không thể nói được, vì không có tương đối, còn nói được là tục đế.
Đọc phần  Bá Trượng ngữ lục:
 - Thiện tri thức ham dạy người học tìm cầu tri giải, đó là thiện tri thức ma, vì chấp tri giải; nếu phát tứ hoằng thệ nguyện, “nguyện độ hết tất cả chúng sanh rồi sau ta mới thành Phật”, đó là Bồ Tát phát trí ma, vì thệ nguyện không buông bỏ.
Nếu ham gieo trồng thiện căn như trì trai giữ giới, tu thiền học huệ cho đến ngồi đạo tràng thị hiện thành Chánh Đẳng Chánh Giác độ chúng sanh nhiều như số các sông Hằng thảy đều chứng quả Bích Chi Phật, đó là thiện căn ma, vì khởi tâm tham đắm.
Nếu đối với các pháp đều không tham nhiễm, diệu lý độc tồn, trụ trong thiền định thâm sâu không còn tiến lên nữa, đó là tam muội ma, vì đam mê cái vui thiền định; nếu chấp Niết Bàn chí thượng, ly dục tịch tịnh là nghiệp ma vì có sự tạo tác.
Nếu trí huệ thoát những lưới ma kể trên chưa triệt để thì dẫu cho hiểu được trăm ngàn kinh Phật thảy đều cặn bã địa ngục, ví như muốn tìm “Phật tương tự” thì không có chỗ đúng.
 Như nay nghe nói chẳng chấp trước vào tất cả các pháp thiện, ác, có, không,…  liền cho đó là rơi vào không, mà chẳng biết rằng bỏ gốc theo ngọn mới chính là rơi vào không. Thế nào là bỏ gốc theo ngọn?
Cầu Phật, cầu Bồ Đề và tất cả pháp có, không,… là bỏ gốc theo ngọn. Hiện tại chỉ cần ăn đạm bạc tạm sống, mặc áo vá đỡ lạnh, khát thì bụm lấy nước uống, ngoài ra đối với tất cả pháp có, không, đều không có mảy may nghĩ tưởng, người này dần dần sẽ có chút phần nhẹ nhàng sáng suốt.
 Thiện tri thức chẳng chấp có, chẳng chấp không, thoát được mười câu ma ngữ (1) thì nói ra không trói buộc người, có nói lời nào ra cũng chẳng tự xưng là Thầy nói, cũng như tiếng dội trong hang, tiếng nói trùm khắp thiên hạ cũng không khẩu quá (lỗi khẩu nghiệp), đủ sức làm y chỉ cho người. Nếu nói ta biết thuyết, biết giải, nói ta là Hòa Thượng, ngươi là đệ tử, lỗi đó đồng như ma thuyết.
Vô cớ nói rằng: Mắt thấy đạo còn là Phật hay chẳng là Phật, là Bồ Đề hay chẳng là Bồ Đề, là Niết Bàn hay chẳng là Niết Bàn, là giải thoát hay chẳng là giải thoát,… hoặc vô cớ nói ra một tri, một giải, hoặc giơ một cánh tay, dựng một ngón tay bảo là thiền, là đạo, những lời nói cử chỉ này trói buộc người không biết đến khi nào mới thôi, ấy là chồng thêm dây trói buộc Tỳ Kheo. Dẫu cho không nói cũng có lỗi. Thà làm thầy cho tâm, chẳng cho tâm làm thầy.
 Giáo bất liễu nghĩa mới có Thiên Nhân Sư, có Đạo Sư. Trong giáo liễu nghĩa thì chẳng có Thiên Nhân Sư, chẳng cho pháp làm thầy. Nếu chưa thể y được sự chiếu soi nhiệm mầu của tự tánh, tạm y được giáo liễu nghĩa còn có phần thân cận, nếu là giáo pháp bất liễu nghĩa thì chỉ thích hợp để nói trước bọn người tục tai điếc.
Nay chỉ cần chẳng y trụ tất cả pháp có, không, chẳng trụ nơi chẳng y trụ, cũng không khởi cái tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là đại thiện tri thức, cũng nói: “Chỉ có một mình Phật là đại thiện tri thức, không có người thứ hai, ngoài ra đều là ngoại đạo, cũng gọi là ma thuyết”.
Nay chỉ cần phá câu nói hai đầu (tương đối), chớ tham nhiễm việc mở trói và tất cả cảnh pháp có, không, ngoài ra không có ngữ cú nào khác để dạy người. Nếu nói có ngữ cú khác để dạy người, có pháp khác để cho người, đó gọi là ngoại đạo, cũng gọi là ma thuyết.
 Cần phải biết lời giáo liễu nghĩa, lời giáo bất liễu nghĩa, cần phải biết lời tùy tục, lời nghịch tục, cần phải biết lời nói sống, lời nói chết, cần phải biết lời thuốc, lời bệnh, cần phải biết lời ví dụ thuận, lời ví dụ nghịch, cần phải biết lời nói chung, lời nói riêng.
Nói do tu hành được thành Phật, có tu, có chứng, là tâm là Phật, tức tâm, tức Phật,… dù là do Phật thuyết nhưng đều thuộc về lời giáo bất liễu nghĩa, là lời tùy tục, là lời nói chung, là lời nhẹ như mang một lon một chén, là lời nói bên pháp uế, là lời ví dụ thuận, là lời nói chết, là lời nói trước kẽ phàm phu. 
Chẳng cho do tu hành mà được thành Phật, không tu không chứng, phi tâm phi Phật,… cũng là lời do Phật thuyết, nhưng thuộc về giáo liễu nghĩa, là lời nghịch tục, là lời nói riêng, là lời nặng như mang trăm tạ, là lời nói ngoài giáo tam thừa, là lời ví dụ nghịch, là lời nói về bên pháp tịnh, là lời nói sống, là lời nói trước người có quả vị.
 Từ Tu Đà Hoàn trở lên cho đến Thập Địa, hễ có lời nói đều thuộc về pháp trần cấu, hễ có lời nói thuộc về bên phiền não, hễ có lời nói thuộc về giáo bất liễu nghĩa. Giáo liễu nghĩa là trì, giáo bất liễu nghĩa là phạm, Phật địa không có trì phạm nên giáo liễu nghĩa và giáo bất liễu nghĩa đều chẳng cho.
 Do mạ biết đất (tốt xấu), do trược (đục) biết thanh (trong). Như nay cái giác chiếu soi nếu theo bên thanh mà xét thì có giác chiếu soi cũng chẳng phải thanh, không có giác chiếu cũng chẳng phải thanh, thanh cũng chẳng phải, không thanh cũng chẳng phải, tại vì thấy nước đục (trược) mới nói lỗi của nước đục, nếu nước trong (thanh) thì đâu có gì để nói nữa, nói ra là làm nước đục rồi!
 Nếu có cái hỏi của không hỏi thì cũng có cái nói của không nói, bởi Phật chẳng vì Phật mà nói pháp. Pháp giới bình đẳng chân như, không có Phật nào mà không độ chúng sanh, Phật chẳng trụ Phật gọi là chân phước điền.
 Cần phải phân biệt lời chủ khách, nếu tham nhiễm tất cả cảnh pháp “có, không”, sẽ bị tất cả cảnh pháp có, không làm mê hoặc thì tự tâm là ma vương, chiếu dụng thuộc ma dân. Như nay cái giác chiếu soi chỉ cần chẳng y trụ vào tất cả các pháp có không, các pháp thế gian và xuất thế gian, cũng không trụ nơi chẳng y trụ, cũng không có tri giải về “không trụ nơi chẳng y trụ”.
 Tự tâm là Phật, Phật là bất nhị, nếu chiếu dụng thuộc Bồ Tát. Cho tâm là chúa tể thì chiếu dụng là khách trần. Như nước nổi sóng thì chẳng chiếu soi vạn tượng, nếu nước trong lặng tịch chiếu, không lập năng sở, tự nhiên thấu suốt cổ kim, như nói: “Thần vô chiếu công, chí công thường tồn” (2), bậc người như thế được làm Đạo Sư ở khắp mọi nơi.
 Tánh thức của chúng sanh là tánh keo sơn, luôn luôn dính mắc các pháp có không, vì chưa từng bước lên thềm bậc Phật; nên thình lình cho uống thuốc huyền chỉ chẳng được, bỗng nghe lời nói xuất cách họ tin chẳng nổi. Cho nên đức Phật ngồi dưới cội Bồ Đề 49 ngày lặng lẽ tư duy, vì Phật tánh không có hình tướng số lượng, chẳng thể thí dụ, thực là khó nói.
Nếu nói chúng sanh cũng là phỉ báng Phật – Pháp – Tăng, nói chúng sanh không có Phật tánh cũng là phỉ báng Phật – Pháp – Tăng. Nếu nói có Phật tánh là chấp trước báng. Nếu nói không Phật tánh là hư vọng báng.
Như nói về tứ cú kệ: Nói Phật tánh có là tăng ích báng (nói thêm), nói Phật tánh không là tổn giảm báng (nói bớt), nói Phật tánh cũng có cũng không là tương vi báng (trái ngược nhau), nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận báng (nói bông đùa).
Ban sơ nếu không nói thì không có hy vọng giải thoát, còn ban sơ nếu muốn nói lại sợ chúng sanh đuổi theo lời nói sanh ra kiến giải, lợi ít mà hại nhiều. Nên Phật nói: “Ta thà chẳng thuyết pháp, hãy mau nhập Niết Bàn”.
Nhưng sau đó tìm về chư Phật quá khứ, thấy các Ngài đều nói pháp tam thừa, nên Phật mới giả lập kệ pháp, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật, nói với họ là Phật; vốn chẳng phải Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, nói với họ là Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát,…
Biết họ gánh trăm tạ chẳng nổi tạm cho họ gánh mọât lon một chén, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa tạm thời nói với họ bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành còn hơn là pháp ác.
Vì thiện quả mãn rồi thì ác quả đến, được Phật  thì chúng sanh đến, được Niết Bàn thì sanh tử đến, được sáng thì tối đến, tất cả chỉ là nhân quả hữu lậu đối đãi nhau, nếu muốn vượt qua sự đối đãi chỉ cần cắt dứt câu hai đầu (tương đối) thì chẳng bị số lượng hạn chế.
 Phật tánh bất nhị, không Phật, không chúng sanh, không thân, không sơ, không cao, không thấp, không bình, không đẳng, không đi, không đến, chỉ cần chẳng chấp trước văn tự, cắt đứt hai đầu thì sự tương đối trói buộc chẳng được, khỏi bị khổ vui lôi kéo, khỏi bị sáng tối khống chế.
Nói về lý thì chân thật cũng chẳng chân thật, hư vọng cũng chẳng hư vọng, vì không phải là vật có số lượng nên dụ như hư không, chẳng thể tu sửa. Nếu tâm có một chút tri giải liền bị số lượng dính mắc cũng như keo sơn, năm chỗ (ngũ uẩn) đều dính mắc thì bị ma vương nắm bắt được, chẳng được tự do về nhà.
 Luận về giáo ngữ đều có 3 câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là bảo họ phát thiện tâm, trung là chẳng chấp thiện tâm, hậu là chẳng trụ chỗ chẳng chấp. “Bồ Tát tức phi Bồ Tát thị danh Bồ tát", “Pháp, phi pháp, phi phi pháp”, cũng như tất cả 3 câu trong kinh Kim Cang nghĩa đều như thế.
Nếu chỉ nói nghĩa một câu hoặc hai câu làm cho chúng sanh vào địa ngục là tội của Pháp Sư, nếu đồng thời nói cả nghĩa 3 câu mà họ hiểu lầm tự vào địa ngục thì việc ấy không liên can gì đến Pháp Sư.
Như nay nói cái giác chiếu soi là Phật của mình là sơ thiện, không chấp lấy cái giác chiếu soi này là trung thiện, cũng không có cái tri giải về sự không chấp lấy là hậu thiện. Những lời trên còn thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, chỉ là không phàm cũng không thánh, chớ sai lầm nói Phật chẳng phải phàm chẳng phải thánh.
Sơ Tổ Trung Hoa nói: “Vô năng vô thánh là Phật thánh”. Nếu nói có thần thông biến hóa là Phật thánh thì chín phẩm tinh linh rồng, súc sanh,… cho đến các cõi trời cõi trên cũng có thần thông biến hóa, cũng biết được xưa nay trăm kiếp nhưng đâu được gọi là Phật!
Như A Tu La Vương thân gấp đôi núi Tu Di vô cùng to lớn, lúc cùng với trời Đế Thích giao chiến, tự biết sức không bằng bèn dắt trăm muôn binh sĩ ẩn núp, thần thông biện tài cũng không ít nhưng cũng chẳng phải là Phật.
 Giáo ngữ có cấp bậc ẩn hiển, cao thấp, lên xuống bất đồng. Lúc chưa ngộ chưa giải thoát, gọi là tham sân,… ngộ rồi gọi là Phật huệ, nên nói: “Không khác người thuở trước, mà chỉ khác hành vi thuở trước”.
Ghi chú:
(1) Mười câu ma ngữ: Là trược tâm, tham tâm, ái tâm, nhiễm tâm, sân tâm, chấp tâm, trụ tâm, y tâm, thủ tâm, luyến tâm.
 (2) “Thần vô chiếu công, chí công thường tồn”: Thần dụ cho tự tánh, tự tánh bất nhị không có năng chiếu, sở chiếu nên nói “thần vô chiếu công”, nhưng không phải là không có chiếu soi. Vì thể dụng của tự tánh cùng khắp không gian, thời gian nên nói “chí công thường tồn”.

 Như Pháp Bảo Đàn nói: “Sơ, trung, hậu thiện dương” là sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đều bỏ hết, cuối cùng mới được trong sạch, mà có người giải nói là hoằng dương! Nghĩa 3 câu của kinh Kim Cang của Bá Trượng nói, tôi cũng lấy chỗ này để giải nghĩa 3 câu kinh Kim Cang, chứ không phải tôi bày đặt ra!
 Nghĩa 3 câu kinh Kim Cang như: “Chúng sanh, tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh”, Phật nói: “Thế giới, tức phi thế giới, thị danh thế giới”, Phật nói: “Đệ nhất ba la mật, tức phi đệ nhất ba la mật, thị danh đệ nhất ba la mật”. Kinh Kim Cang từ đầu đến cuối đều nghĩa 3 câu.
 “Sơ, trung, hậu thiện dương” tức là chấp câu thứ nhất thật có thiện tâm là sơ thiện, rồi không chấp câu thứ nhất là trung thiện, câu thứ 3  thị danh tức là câu thứ nhất là giả danh, câu thứ nhì là giả danh và câu thứ ba giả danh cũng là giả danh (không chấp cái không chấp), nghĩa là chẳng trụ câu thứ nhất, chẳng trụ câu thứ nhì và chẳng trụ câu thứ 3 là cái nghĩa vô sở trụ.
 Biết câu thứ nhất, câu thứ nhì sai thì cái biết đó là sản phẩm của bộ não đều cũng phải quét sạch. Nhưng mình đang sống trong mở mắt chiêm bao thì ăn cơm chiêm bao, ở nhà chiêm bao, mặc quần áo chiêm bao, làm việc chiêm bao, nói chuyện chiêm bao.
Phật muốn mình ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh, khi được thức tỉnh là xong. Nếu chưa thức tỉnh mà truy cứu cái này đúng cái kia sai thì không được. Vì cái đúng sai ở trong chiêm bao đều không có nghĩa, thức tỉnh rồi tự nhiên hết. 
Hỏi:
 Có phải Thầy nói: Đệ tử kiến tánh  rồi về chùa độ bổn Sư phải không?
Đáp:
 Thần Tán gặp Bá Trượng được kiến tánh rồi trở về thầy Bổn Sư, thầy Bổn Sư vẫn bảo Thần Tán làm thị giả. Lúc Thầy tắm  thì Thần Tán kỳ lưng và nói “tòa Phật đường tốt quá nhưng không có ánh sáng”, có lần Thầy coi kinh gần cửa dán giấy trắng trong, có con ong cứ bay vào tấm giấy tìm chỗ ra.
Thần Tán nói: Cửa mở sẵn không chịu đi ra mà dùi giấy làm chi vậy? Dùi cho đến năm nào mới ra được? (Có ý nói Thầy coi kinh không thể ngộ).
 Thầy nói: Ông đi về nói nhiều cái kỳ quá vậy? Ông từ 9 năm nay có gặp ai không?
 Thần Tán nói: Gặp được Bá Trượng.
 Thầy nói: Sao không nói sớm?
 Rồi Thầy mời Thần Tán lên tòa ngồi tôn làm thầy và tự mình làm đệ tử, thỉnh Thần Tán khai thị, sau này ông cũng được kiến tánh.
Hỏi:
 Ngã và pháp là hai mặt đối lập, tức là cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Nếu ngã hết thì pháp làm sao còn? Như vậy các vị A La Hán là Tiểu thừa khi ngã hết thì sao còn chấp pháp?
Đáp:
 Tiểu thừa còn gọi là thừa Thanh Văn là đối với vật gọi là Chủ Quan Vật  Luận, mục đích thừa này là muốn dẹp lục căn, vì lục căn tiếp xúc lục trần sanh ra phiền não.
 Tiểu thừa là giai đoạn chấp ngã, Trung thừa là giai đoạn chấp pháp, Đại thừa là tâm và vật hợp một tức là phá được ngã chấp và pháp chấp lại chấp không là lọt vào không chấp.
 - Nếu không có ngã làm sao chấp ngã chấp pháp?
 - Không có ngũ uẩn ngã nhưng có Niết Bàn ngã tức là chưa phá triệt để thì cũng còn ngã vậy. Đến Tối Thượng thừa thì mới hết chấp gọi là thật tướng.
Đại thừa phá ngũ uẩn ngã và pháp ngã, nhưng còn chấp cái không tức là ngũ uẩn ngã không có, pháp ngã cũng không có thì lọt vào cái không (còn ngã vi tế).
Tối Thượng thừa là phi tâm phi vật tức là tâm cũng phá, vật cũng phá. Đại thừa còn có tâm với vật tương đối, tâm và vật dung thông chỉ là hợp một thôi.
Hỏi:
 Hàng nhị thừa sau này sẽ phá ngã chấp và pháp chấp để tiến lên Phật phải không?
Đáp:
 Hàng định tánh Thanh Văn hay định tánh Bích Chi Phật không thể tiến lên Phật thừa được, vì họ còn ôm Niết Bàn cho là cuối cùng thì đâu có tiến lên gì nữa? Nên họ lọt vào trong 50 thứ ma ngũ ấm. Nhưng sau này các vị định tánh Thanh Văn và Bích Chi Phật không phải vĩnh viễn như vậy, họ có thể ở một thời gian nào thì thay đổi định tánh của họ mới tiến lên Phật thừa được.
 
 
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tuyển tập những danh ngôn về niềm tin thiểu Ăn chay cũng bệnh Nhà báo Malcolm Browne Vị phò mã triều Lê và câu chuyện đa buddhamitra gieo nhan nao gat qua Tu hành trong mùa Vu lan ngậm ngùi ưng dương bên Thở sâu giúp lấy lại bình tĩnh tinh VÃƒÆ hỏi về giới thứ sáu và giới thứ năm 13 triết lí nhân sinh nhất định phải Kinh Kim cang Hòa Thượng Đạt Bổn và Chùa Kim Chương giận mà chi ta ơi ï¾å 5 chua quan am 10 điều không cầu khi đi chùa lễ phật thông Kiên Giang Húy kỵ lần thứ 5 cố Hòa xin danh ba phut de suy ngam mot cau tình yêu là đem không gian đổi lấy Người thầy vỡ lòng ç Thở để chữa bệnh tu phật 白佛言 什么意思 Thịt đỏ chùm thơ bông xã muộn phiền của hiểu đăng đàn thọ giới bồ tát yêu thương ai thì phải giúp người ta phổ môn chiều thứ sáu Ð Ð Ð chua chau lam Công tu phước và tu huệ Tuyệt nhân tướng chùa đồng Hớn hở tìm nhau lÙi hạnh Bồi pháp môn dựa trên nền tảng tự lực thien la song tinh thuc trong tung phut giay phần mở đầu Niå³ å ˆ Trái thơm ăn ngon và nhiều dưỡng chất 泰卦 Suy nhược thần kinh bệnh dễ nhầm vÁ chùa Vị Hòa thượng cúng chùa ở Đài Loan wat lan kuad Mỡ vùng bụng ảnh hưởng thế nào đến lấy y nghia cua cong duc va phuc duc sắc nha van leo tolstoy va dao phat Nguyễn y nghia dang huong trong nha phat va cac ton giao trai tim bat diet cua bo tat thich quang duc hien