.
Hoà Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG TẠI HOA KỲ
TT. Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
Mục Lục
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Hỏi:
 Ngày xưa, Ngài Hám Sơn trong khi tu có Ngài Cao Phong Diệu giúp đỡ; ngày nay, chúng con cần phải học hỏi tìm hiểu, vậy có thể chứng ngộ không?
Đáp:
 Ngày nay người ta tôn trọng khoa học và triết học, nhưng khoa học và triết học hiện tại thì phải cứu lý tìm hiểu. Phật pháp phải ngược lại lìa lý lìa tìm hiểu, Tiểu thừa chấm dứt lục căn, không cho lục căn tìm hiểu. Ngũ Đình Tâm Quán của Tiểu thừa là ngưng hoạt động của tâm, Trung thừa và Đại thừa cuối cùng cũng đình chỉ hoạt động của tâm. Đình chỉ tâm là mục đích đến chỗ kiến tánh, đến lúc kiến tánh thì không cần đình chỉ nữa. Vì bản thể tự tánh luôn luôn khắp không gian, khắp thời gian, không bao giờ ngưng.
 Như cảm giác lớp da khắp không gian và thời gian của cơ thể. Hoạt động của nó không bao giờ ngưng, mình ngủ mê nó cũng không ngưng. Người ta thường nói: “Tiếp xúc nó thì nó mới làm việc, không tiếp xúc thì nó không làm việc”, nhưng sự thật thì không phải vậy! Tiếp xúc thì nó biết có tiếp xúc, không tiếp xúc thì nó biết không tiếp xúc. Tiếp xúc đau thì nó biết đau, tiếp xúc không đau thì nó biết không đau, không có tiếp xúc mà nó biết không có tiếp xúc,… nó 24/24 giờ ngày đêm không ngưng làm việc.
 Bây giờ, khoa học gọi cảm giác của lớp da là xúc giác, nhưng không phải xúc nó mới giác, không xúc nó cũng giác. Hiện nay nó đang giác, khắp cơ thể đụng chỗ nào nó cũng biết, không đụng chỗ nào nó cũng biết. Không phải đụng đầu thì đầu biết, đụng chân thì chân biết! Đụng đầu, đầu biết có đụng, tay chân không tiếp xúc thì biết không có tiếp xúc.
 Dụng Bát Nhã của tự tánh cũng như vậy, mình làm phàm phu là tự hạn chế cái dụng, nhưng cái dụng vẫn đang dùng, chẳng qua cái dụng được có ít. Như thính giác, thị giác, xúc giác,… đang dùng, không có ngưng. Đó gọi là nhất niệm vô minh. Tham thiền đến thoại đầu (vô thỉ vô minh), vô thỉ vô minh tan rã là kiến tánh thành Phật thì Bát Nhã khắp không gian, khắp thời gian.
 Bát Nhã khắp không gian thì cái dụng không chỗ nào thiếu sót, Bát Nhã khắp thời gian thì cái dụng không bao giờ ngưng dùng. Bây giờ khoa học cũng biết tất cả vật chất là do nhiều nguyên tử tổ chức thành. Mỗi hạt nguyên tử ở giữa có một trung tử, chu vi có nhiều điện tử. Nó ngày đêm xoay hoài không bao giờ ngưng, nếu đem cái bàn này chặt tan nát, mà nó vẫn xoay. Cái dụng Bát Nhã Phật tánh của mình cũng vậy, không bao giờ ngưng, lúc nào cũng cùng khắp không gian.
Hỏi:
 Người xưa đến sự kiến tánh thì dễ, còn người thời nay cần phải tu tập chặt chẽ để đưa đến sự kiến tánh phải không?
Đáp:
 Về việc này, Phật Thích Ca đã lo trong Tăng đoàn thật kỹ. Như Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni không có cơ hội phạm giới được, vì ở chung coi chừng với nhau, không cho sống riêng một mình. Lại nửa tháng bố tát để kiểm thảo một lần, tức là trước khi tụng giới để kiểm thảo. Làm pháp yết ma kiết giới, cũng như phạm vi trong chùa thì tất cả chúng trong chùa phải hợp lại. Nếu trong một phường thì chúng trong một phường phải hợp lại, trong một huyện thì chúng trong một huyện phải hợp lại, một tỉnh thì chúng trong một tỉnh phải hợp lại, tùy theo giới hạn. Có chỗ không có giới hành chánh thì phải cắm nêu, tức là ở trong phạm vi phải đến.
Những người bệnh nặng hoặc đi xa không thể đến, phải cử một người báo cáo đại hội, nói có nguyên do gì không thể đến. Người nói chuyện cà lăm không có tư cách để cho đại hội ủy nhiệm. Một người chỉ có thay thế một người, chứ không được thay thế cho nhiều người. Yết ma của đại hội phải nhất trí 100% mới được, chứ thiếu 1% cũng không được.
Trước khi tụng giới phải kiểm thảo, vị chủ tịch hỏi “Tất cả Tăng chúng nửa tháng nay có ai phạm giới không? Có thì ra chúng sám hối”. Nếu tự mình biết thì nói ra, mình không biết mà người ta thấy thì phải cử tội, hay là không thấy mà có nghe, hay là không thấy không nghe mà có nghi, gọi là kiến, văn, nghi.
Nếu mình dấu tội mà người khác biết không ra cử tội, sau này người ta phát giác ra thì người biết phải cùng tội người phạm, tức là biết tội của bạn mình thì phải cử tội, không được che dấu. Cho nên, người trong Tăng đoàn không có cơ hội phạm giới. Tất cả đều phải y theo giới luật quy cũ.
Bây giờ, Tăng đoàn không có, có chỗ tự mình quyên tiền Phật tử lập ra chùa để làm chủ. Nếu có phạm giới mà người ta vẫn cúng dường, không có ai can thiệp. Thậm chí, những người dùng đồ xa xí mà họ cũng đem đến cúng, hay những người ăn mặn, họ cũng đem lại cúng. Tại bây giờ người ta không theo yết ma của Phật để thực hiện. Giới luật của Phật rất chặt chẽ, nên người ở trong Tăng đoàn khó buông lung.
Ngài Thái Hư đại sư định khôi phục lại Tăng đoàn, nhưng mà việc làm không thành, vì các chùa đều có tài sản riêng, nếu đem gom lại làm tài sản chung nên người ta không chịu.
Hỏi:
 Thế nào là thể, tướng, dụng?
Đáp:
 Thể, tướng, dụng, còn gọi là thể và dụng. Lục Tổ ví dụ “thể là cây đèn, ánh sáng là dụng của cây đèn”. Thật tế, thể với dụng là một. Ngài Nguyệt Khê nói: “Hiện tượng với bản thể là một”. Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc; sắc bất dị không, không bất dị sắc” là bản thể với hiện tượng chẳng có khác. Hiện tượng là dụng, bản thể là thể.
 Kỳ thật, thể là không, không là dụng (dùng), tất cả hiện tượng đều ở trong cái không này tức là dùng. Chỉ thấy hiện tượng, không thấy được bản thể, vậy hiện tượng là cái thể. Nếu không có hiện tượng thì không biết được bản thể. Cho nên, hiện tượng tức là bản thể, bản thể tức là hiện tượng. Nếu chia ra hiện tượng là dùng, bản thể là không (hư không trống rỗng).
 Nếu không có hư không trống rỗng thì hiện tượng không thể xảy ra, tất cả vũ trụ vạn hữu đều ở trong hư không trống rỗng này. Cho nên, người kiến tánh thì tất cả hiện tượng vẫn y như cũ, chỉ là không đem tư tưởng của cá nhân xen vào. Vì vậy nói: “Núi sông vẫn là núi sông”, ban đầu cho núi sông là thật, sau cho núi sông là không thật, nhưng cuối cùng thật và không thật chỉ là của bộ óc phân biệt. Vậy núi sông vẫn là núi sông, tất cả cái gì vẫn y như cũ.
Kinh Pháp Hoa nói: “Pháp nào trụ theo pháp đó, tướng thế gian thường trụ”. Mình không đem ý của mình xen vào cho là đúng, cho là sai. Có 2 chữ “cho là” không phải bản lai diện mục, bản lai diện mục là bất nhị không có tương đối, nên phải lìa lý. Vì có lý thì phải có bất hợp lý để làm tương đối, đúng lý và không đúng lý làm tương đối. Biết và không biết làm tương đối, nên phải lìa tương đối.
Nếu lìa tương đối thì người thế gian không chịu, vì họ muốn cầu biết. Nếu vậy không có cái biết để cầu, không có cái lý để nghiên cứu, nên họ không chịu. Bây giờ khoa học cũng phải nghiên cứu tìm hiểu cái mới để phát minh cái mới, rồi không cho nghiên cứu tìm hiểu thì không được!
Hỏi:
 Thế nào là giữ giới?
Đáp:
 Giới nhà Phật gồm có 3 cấp:
 - Giới phổ thông nửa tháng tụng giới để biết làm theo cho đúng, gồm có giới  của cư sĩ, Sa Di, Sa Di Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni. Như muốn nhớ giới phổ thông này để giữ thì rất khó.
 - Thiền giới là có thiền định thời gian 24/24 giờ ngày đêm thì không phạm giới, nếu có kẽ hở không thiền định, kẽ hở đó có thể phạm giới. Đây còn gọi là định cộng giới, tức có thiền định là giữ giới, khỏi cần biết giới luật, khỏi cần thọ giới.
 - Lậu tận giới (chứng đạo) thì tự nhiên giữ giới được.
Hỏi:
 Nếu nói phạm tội của người bạn, có phải mình để ý đến chuyện người khác không?
Đáp:
 Vì sống chung nếu ai làm chuyện gì thì mọi người đều thấy biết. Cái dụng của Bát Nhã không bao giờ ngưng làm việc, ví dụ như cảm giác của lớp da không bao giờ ngưng biết, tất cả mọi việc nó đều tự động. Khi nào cái dụng Bát Nhã muốn dùng thì tự động dùng, khi chưa dùng nó không nhớ. Giống như cảm giác của lớp da thì đâu cần nhớ? Vì bản tánh nó luôn luôn khắp không gian, khắp thời gian.
 Dụng Bát Nhã mình đang dùng, vì mình dùng ý thức để phân biệt nên cái dụng phải bị hạn chế. Hư không là vô sở hữu (tâm), do mình kiến lập sở hữu, cái sở hữu này thì phải nhớ. Nếu không có sở hữu thì lấy cái gì để nhớ? Vì có sở hữu thì phải có nhớ có quên. Còn bản thể không có nhớ hay quên, không cần phải qua tác ý của bộ óc, nên gọi là Bát Nhã.
Hỏi:
 Từ một ngày đến 7 ngày, niệm Phật được nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo thì được vãng sanh; còn Thiền tông, Ngài Cao Phong Diệu nói: “ Tham thiền nghi tình được miên mật, nếu không ngộ thì chặt đầu của lão Tăng”. Như vậy 2 ý trên như thế nào?
Đáp:
 Đó chỉ là lời nói, chưa phải thực hành. Nếu thực hành Thiền tông dễ hơn tu Tịnh Độ. Thiền tông có vị Hải Minh quyết tâm 7 ngày sẽ kiến tánh, nhưng chỉ có 5 ngày kiến tánh và Phật Đăng Thuần tham thiền 49 ngày đêm đi liên tục, không đứng không ngồi nên được kiến tánh. Bây giờ không có ai làm nổi.
 - Niệm Phật có 3 thứ niệm: Mật niệm, niệm ra tiếng và kim cang niệm (môi chỉ nhúc nhích), nhưng cái niệm không quan trọng, mà quan trọng là cái nguyện và cái tin. Vì lòng tin vững chắc thì cái nguyện mới chân thật.
Hỏi:
 Thế nào là Mật tông?
Đáp:
 Mật tông là tam nghiệp gia trì: Tay bắt ấn, miệng niệm chú, tâm quán tưởng, 3 cái một lượt.
Hỏi:
 Kính xin Sư Phụ khai thị bài kệ:
  Tội từ tâm khởi lấy tâm sám,
  Tâm nếu diệt rồi tội liền tiêu.
  Tội tiêu tâm diệt, cả hai đều không,
  Aáy mới thật là chơn sám hối.
Đáp:
 Đó mới thật chơn sám hối, chứ không phải đến bàn thờ Phật mà sám hối. Vì tội là do tâm tạo, nếu tâm diệt thì tội cũng diệt luôn. Còn tâm không diệt, làm sao tội diệt được?
Hỏi:
 Sự đi khất thực của các thừa (Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa và Tối thượng thừa) có khác nhau không?
Đáp:
 Ngày xưa, Đức Phật Thích Ca cũng đi khất thực, như trong kinh Kim Cang diễn tả “Đức Phật đi vào thành Xá Vệ khất thực, rồi về Tinh Xá dùng cơm xong trải tòa thuyết pháp”. Chứ không có phân biệt Tiểu thừa, Đại thừa gì cả!
Hỏi:
 Cách hành trì của Tiểu thừa, Trung thừa và Đại thừa như thế nào?
Đáp: 
Đại thừa gồm Tối thượng thừa, Tiểu thừa gồm Trung thừa. Có 5 thứ khác biệt:
 1. Điểm xuất phát chẳng đồng: 
 a. Tiểu thừa: Bắt nguồn từ nhân sinh quan đắm khổ, nghiệp cảm duyên khởi, nhàm chán phiền não mà cầu nơi thanh tịnh.
 b. Đại thừa: Từ nhân sinh quan từ bi, chân như tỏa ra, lấy hóa tha tự tại làm chí nghiệp.
 2. Hành vi chẳng đồng:
 a. Tiểu thừa: Tự lợi tự độ, chỉ được giải thoát theo tiêu cực, tức là lấy đoạn dứt phiền não làm Niết bàn và mục tiêu cuối cùng.
 b. Đại thừa: Tự độ độ tha, lấy hoạt động tích cực làm hành vi, đắc đại tự tại làm tư tưởng chung cuộc.
 3. Cảnh giới chẳng đồng:
 a. Tiểu thừa: Ngừng nơi hiện tượng giới.
 b. Đại thừa: Vào nơi thật tại giới.
 4. Phương pháp chẳng đồng:
 a. Tiểu thừa: Dứt lục căn, đoạn nhất niệm vô minh, vào nơi đoạn diệt, chủ nghĩa cấm dục.
 b. Đại thừa: Phá vô thỉ vô minh, kiến Phật tánh, chủ nghĩa tự tại, chủ nghĩa thật tại (Chân Như), sắc tâm và pháp đều tồn tại vĩnh viễn.
 5. Lý luận chẳng đồng:
 a. Tiểu thừa: Tầm khảo sát ngưng nơi hiện tượng và cho rằng chủ khách thực tế tồn tại, là nhị nguyên luận, ngoài ra dùng chủ nghĩa cảm giác phủ định những thật tại ngoài cảm giác.
 b. Đại thừa: Siêu việt phạm vi nhận thức của bộ não, sự cùng tột của thật tại với hiện tượng giới chẳng khác, chủ khách như một, chân vọng hiệp nhất, là nhất nguyên luận, là thật tại luận siêu việt Hình Nhi Thượng.
 Triết học phương Tây chỉ có hai giai đoạn: Ngã chấp và pháp chấp đều nằm trong phạm vi nhất niệm vô minh, tức là tư duy và lý niệm. Nhưng tư duy và lý niệm đều là hóa thân của nhất niệm vô minh, cũng là tác dụng của bộ não.
Mục đích triết học phương Tây là nghiên cứu lý luận để tìm hiểu nên chẳng chịu rời bỏ nhất niệm vô minh, bởi vì nếu tiến vào phạm vi của vô thỉ vô minh thì cảm giác trống rỗng chẳng có lý luận để truy cứu, cũng chẳng có gì để tìm hiểu, hoàn toàn trái ngược với mục đích của họ.
 Cho nên, xưa nay các nhà triết học phương Tây chưa ai từng đi vào cảnh giới vô thỉ vô minh, hễ chưa vào cảnh giới vô thỉ vô minh thì chẳng thể đột phá cái chấp không, cũng chẳng vào được tuyệt đối. Phá được cái chấp không là kiến tánh, đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn.
Mục đích của nhà triết học phương Tây là truy lý cầu tri, còn mục đích tu trì Phật pháp là liễu thoát sanh tử; triết học phương Tây chú trọng lý luận, Phật pháp thì chú trọng thực tiễn, tức là từ nhất niệm vô minh tiến thẳng vào tuyệt đối vậy.
Hỏi:
 Khai ngộ và liễu ngộ khác nhau như thế nào? 
Đáp:
 Liễu ngộ là ngộ triệt để (phá mạt hậu lao quan), còn khai ngộ có thể là giải ngộ hay chứng ngộ (phá sơ quan, phá trùng quan).
Ngộ của giáo môn nhiều thứ bậc như:
- Đại thừa gồm có 52 cấp: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diệu Giác. Kinh Lăng Nghiêm thêm 5 cấp, cộng chung là 57 cấp.
- Tiểu thừa gồm có 4 cấp: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán.
Tổ Sư thiền không có cấp bậc, mặc dầu nói Sơ Quan, Trùng Quan, Mạt Hậu Lao Quan, nhưng có người khỏi qua Sơ Quan, Trùng Quan, từ địa vị phàm phu thẳng ngộ đến Đẳng Giác, tức là không qua những cấp bậc. Tất cả có cấp bậc hay không cấp bậc cuối cùng gặp nhau ở Đẳng Giác. Đẳng giác lên một cấp nữa là Diệu giác (quả Phật).
Sự chứng ngộ mới giải quyết được sanh tử, còn giải ngộ không thể giải quyết được sanh tử, vì giải ngộ là cái ngộ của bộ óc.
Hỏi:
 Ngài Huệ Năng nghe kinh Kim Cang được khai ngộ, rồi học với Ngũ Tổ một thời gian thì mới được liễu ngộ phải không?
Đáp:
 Không phải, Ngài Huệ Năng nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang đến câu: “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” là ngộ triệt để. Cho nên, Ngũ Tổ truyền y bát cho Ngài và ngài kế thừa làm Tổ thứ 6. Lúc Lục Tổ chưa đến gặp Ngũ Tổ, còn đi bán củi gặp người ta tụng kinh Kim Cang được sơ ngộ, có thể phá Sơ Quan.  
Ngộ rồi bảo nhậm, như Lục Tổ ngộ triệt để còn phải 15 năm bảo nhậm để dứt tập khí, không phải tu hay để học nữa. Những học giả trí thức nghiên cứu Phật pháp đuổi theo văn tự lời nói, nói ra cũng thấy có lý, như đối với Phật pháp không thể dùng được. Thiền tông nói dễ nghe là: “Nói giống thì giống, phải thì chẳng phải”, còn nói khó nghe là: “Con chó đuổi theo cục xương” hoặc là: “Aên cức của người ta, không phải là con chó tốt”.
 Hiện nay sách thiền rất nhiều mê hoặc người đọc không biết, vì trong sách đó nói có lý rất hay. Nếu ghi nhớ những cái ấy thành sở tri chướng, chướng ngại không có thể ngộ được. Chư  Tổ Thiền tông quét sạch các tri chướng, không cho hiểu bất cứ lý gì. Như Tăng đọc ngữ lục của Ngài Đại Huệ được giải ngộ, rồi đem trình cho Ngài Đại Huệ xem coi đúng hay không?
 Đại Huệ nói: Không phải, đi đi.
 Tăng nói: Tôi chưa có trình mà!
 Đại Huệ nói: Không phải, đi đi.
 Chưa có trình mà Ngài đã biết, bởi vì người ngộ thì không phải vậy, có muốn trình kiến giải thì chưa ngộ. Như công án Quy Sơn: Người ta phát hiện núi Quy là chỗ tốt, sau này sẽ có nhiều người kiến tánh. Rồi nói với Bá Trượng: Cho người đến chỗ ấy sáng lập đạo tràng.
 Bá Trượng nói: Vậy người nào đi?
 Thiền Sư nói: Tụ họp chư Tăng để chọn người.
 Rồi chọn Quy Sơn, lúc ấy ông quản lý nhà bếp (Điển Tọa), Thủ Tọa không vừa ý, nên nói: Tôi là Thủ Tọa còn chưa được đi, sao Điển Tọa đi?
 Bá Trượng nói: Bây giờ thử coi người nào đi được? Không cho gọi là bình nước thì gọi là cái gì?
 Thủ Tọa nói: Gọi là cái nút.
 Bá Trượng hỏi Quy Sơn: Không gọi bình nước thì gọi là cái gì?
 Quy Sơn đá ngả rồi đi ra.
 Bá Trượng nói: Phải không, tôi bảo Quy Sơn đi đâu có sai!
Hỏi:
 Lý do gì ngộ của Thiền tông không cần kinh điển?
Đáp:
 Kinh chỉ là trợ duyên, công phu đến mức thì gặp cái gì cũng ngộ, cũng như có người gặp con khỉ leo cây mà ngộ, có người thấy hoa đào nở thì ngộ, có người đi bị vấp té lại ngộ, có người bị bạt tai ngộ, có người nghe hát ngộ, có người đi ngang chỗ bán thịt, nghe nói “bán cho tôi một cân thịt nạt”, người bán chặt mạnh con dao xuống bàn và nói lớn “chỗ nào không phải là thịt nạt?”, người ấy liền ngộ. Đâu phải chỉ xem kinh mới ngộ? Có người xem kinh cũng ngộ.
 Như có người tham kiến Mã Tổ, Mã tổ nói: Hãy đảnh lễ đi.
 Người đó mới lạy xuống thì Mã Tổ đá một cái ngã xuống đất liền ngộ. Nghe kinh ngộ chỉ một phần ít, cái ngộ là do cái nghi đến mức muốn bùng nổ thì không ngộ cũng không được. Như chuyện Hội Thông làm thị giả cho Đạo Ngô:
 Mấy năm, Đạo Ngô chẳng dạy cho Hội Thông gì cả. Nghi tình của Hội Thông muốn bùng nổ, vì cứ nghi “không dạy bảo gì hết” qua nhiều năm. Một hôm, chịu không nổi Hội Thông từ giả thầy, thầy hỏi: Đi đâu?
 Hội Thông đáp: Đi học Phật pháp.
 Đạo Ngô nói: Phật pháp ở đây tôi cũng có chút đỉnh vậy.
 Hội Thông hỏi: Thế nào Phật pháp của Hòa Thượng?
 Đạo Ngô mới nhổ sợi lông trên chiếc áo của mình, rồi thổi một cái thì Hội Thông ngộ liền.
 Chính Phật Thích Ca đưa cành hoa lên, Ma Ha Ca Diếp ngộ đạo. Phật không nói gì, đâu phải do kinh mà ngộ? Tức là công phu đến mức rồi gặp bất cứ cái gì cũng đều ngộ. Tất cả gặp cảnh được ngộ chỉ là trợ duyên, chứ không do cái đó mà ngộ. Nếu không có công phu có đánh chết cũng không ngộ, huống là chỉ bạt tai làm sao ngộ? Và Lâm Tế hỏi Phật pháp 3 lần bị đánh 3 lần được ngộ, đâu phải do kinh mà được ngộ?
 Đương thời Ngài Đại Huệ có nhiều người tu thiền bày đặt bậy bạ và Ngài giải thích cho họ biết. Bây giờ những người bày đặt bậy bạ nhiều hơn nữa.
Hỏi:
 Các sách về thiền không nói đến kinh nhiều, mà kể lại những tình huống hay kể những câu chuyện giúp cho người tu Tổ Sư thiền dễ có niềm tin hơn và gần gủi với thiền hơn, hay là còn có cái gì khác nữa không?
Đáp:
 Không có mục đích gì hết, ngày xưa chư Tổ không cho ghi lời nói của Tổ. Vì tánh con người ham hiểu biết nên có người ghi lén, lâu ngày từ đời nhà Đường đến đời nhà Tống làm ra cuốn Cảnh Đức Truyền Đăng Lục. Ngày xưa chư Tổ dùng cơ xảo (thủ đoạn) khiến cho người tham thiền tự động phát lên nghi tình mà tự mình không biết.
Như Lâm Tế hỏi Phật pháp 3 lần bị đánh 3 lần mà phát nghi, nhưng Ngài không biết tự mình đã tham thiền. Cũng như Hội Thông phát nghi là “không dạy bảo gì?” là cơ xảo của thầy, tự mình phát nghi không biết. Ngài Lai Quả gọi đó là ‘vô tham tức chân tham’. Vô tham không phải là không có tham, tham thiền mà mình không biết mình đang tham thiền.
Cho nên, ngày xưa người ngộ rất nhiều, lại mau ngộ. Đến sau này cuốn Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời thì người ngộ mới ít, vì cơ xảo của chư Tổ dùng không được, nếu đánh đập đến chết mà người ta không phát nghi được, vì biết là cơ xảo của Tổ làm sao nghi được? Không có cách nào để dạy, nên Tổ bất đắc dĩ dạy tham công án, thoại đầu. Bây giờ muốn đạt đến chân tham, ít nhất cũng phải từ tám mười năm.
Hỏi:
 Thế nào là khai, giá, trì, phạm?
Đáp:
 Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni  phải biết khai, giá, trì, phạm, nhưng có một số người lại không biết; nhất là Tỳ Kheo phải thông suốt giới luật Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni.
 Như giới uống rượu không phải tánh giới là giá giới thì có thể khai, tức là uống mà không phạm giới. Tại sao? Vì không có ý uống, uống lộn xong mới biết là rượu và cơm rượu có ăn bao nhiêu cũng không say. Làm đồ ăn bỏ vào đồ ăn một chút rượu cho ngon cũng không phạm. Những cái đó đều có thể khai. Còn nhiều cái không đủ nhân duyên thì được khai hay khai nhẹ hơn.
 Giá giới là phân biệt với tánh giới. Tánh giới là sát, đạo, dâm, vọng thì có tội nhân quả. Mặc dầu, không có thọ giới nhưng phạm cũng phải chịu quả báo. Tánh giới ở trong pháp luật của nhà nước cũng có cấm. Giá là che, Phật muốn cho Phật pháp đến chỗ nào cũng được hoan nghinh, nên phải theo phong tục tập quán của địa phương đó, Phật mới chế ra giá giới để cho người ta khỏi phê bình.
 Như Tu sĩ ở Ấn Độ không được đi làm công việc sản xuất trồng trọt, nếu làm là phạm giới nên Phật phải chế ra giá giới. Tu sĩ ở Trung Quốc trồng  trọt là trì giới thì người ta khen ngợi. Giá giới là phần nhiều giới oai nghi, tức là phạm không có tội nhân quả, chỉ là che chỗ địa phương đó đừng có phê bình để dễ hoằng pháp.
 Trì có 2 thứ: Chỉ trì và tác trì.
- Như 5 giới của cư sĩ, 10 giới của Sa Di, Sa Di Ni, 250 giới của Tỳ Kheo, 348 giới của Tỳ Kheo Ni đều là chỉ trì.
- Giới Bồ Tát có chỉ trì và tác trì, tức là tác (làm) là trì, không làm là phạm; chỉ trì là làm mới phạm, không làm là không phạm. Như giới trộm cắp, nếu không thọ giới Bồ Tát có ý ăn cắp cái tách này, mà tay đụng đến tách thì chưa phạm, khi nào dời cái tách khỏi chỗ khác thì mới phạm. Người thọ giới Bồ Tát có nổi ý ăn cắp là phạm giới, chứ khỏi cần đụng đến đồ vật.
Giới Bồ Tát của cư sĩ cũng có điều thấy người gặp tai nạn nguy hiểm không có ai cứu, nên phải đi cứu. Như mình đi mua vé xe để đi đến ngoại ô thấy ở bên đường có người bị bệnh nặng mà không có ai giúp đỡ, nhưng mình đã thọ giới Bồ Tát  phải bỏ vé xe ngừng xuống cứu giúp người đó, hoặc chở đi bệnh viện hay chở về nhà, rồi đoán xe khác đi tiếp. Nếu không làm là phạm, gọi là tác trì.
- Thọ giới Bồ Tát có ăn chay không?
- Tự nhiên phải ăn chay, vì muốn giúp chúng sanh mà còn ăn thịt chúng sanh làm sao được!
Hỏi:
 Phật tử đã thọ tam quy ngũ giới nên ăn chay trường. Vì trong ngũ giới có giới sát sanh, vậy có phải không?
Đáp:
 Phải rồi, cho nên sát sanh thuộc về tánh giới. 5 giới cư sĩ, 10 giới của Sa Di và Sa Di Ni, 250 giới của Tỳ Kheo, 348 giới của Tỳ Kheo Ni  đều lấy 4 giới (sát, đạo, dâm, vọng) là tánh giới làm căn bản.
Hỏi:
 Phật tử tại gia giữ 5 giới, khi khởi niệm có phải phạm giới không?
Đáp:
 Phật tử tại gia giữ 5 giới, khi khởi niệm thì không phạm, vì không thọ giới Bồ Tát, tức là chỉ có thân trì, khi nào thân làm mới phạm, thân không làm thì không phạm. Giới Bồ Tát có tâm trì.
Hỏi:
 Các giới luật có ảnh hưởng đến tu Tổ Sư thiền không?
Đáp:
 Tổ Sư thiền cũng phải giữ giới vậy! A Nan hỏi Phật sau khi Phật nhập Niết Bàn thì chúng con lấy ai làm thầy?
 Phật nói: Lấy giới luật làm thầy.
 - Có phải Thiền tông không tin vào kinh điển không?
 - Sao nói là Thiền tông không tin vào kinh điển! Thiền tông tự nhiên ăn khớp với kinh điển, chứ không phải không tin kinh điển, chỉ là không chấp kinh điển.
 - Xin Thầy nói rõ: Không tin và không chấp?
 - Nếu giải thích triệt để thì Phật nói: “Phàm có lời nói đều chẳng có nghĩa thật”. Bây giờ nói không chấp là đã chấp rồi, tại có chấp nên mới nói không chấp, vì còn trong tương đối. Nếu chấp vào một bên (tương đối) thì lọt vào trong 5 thứ ác kiến (thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ).
 Chấp nhất định có Phật cũng lọt vào biên kiến, chấp nhất định không có Phật cũng lọt vào biên kiến. Cho nên nói: “Lấy vô Trụ làm gốc”, tức là không trụ bên nào, có trụ là không được.
Hỏi:
 Nếu nghĩ tới nghĩ lui thì cái nào cũng là biên kiến, như nói “vô trụ” có phải là biên kiến không?
Đáp:
 Đó cũng là lời nói, Ngài Ca Diếp hỏi Phật trong kinh Đại Niết Bàn vấn đề này:
 Ngài Ca Diếp hỏi: Tại sao phàm phu có điên đảo tưởng và có phiền não, bậc Thánh cũng có điên đảo tưởng mà không có phiền não?
 Phật nói: Tại sao ngươi nói bậc Thánh có điên đảo tưởng?
 Ngài Ca Diếp đáp: Phàm phu gọi con trâu là con trâu, con ngựa là con ngựa, nam là nam, nữ là nữ thì bậc Thánh cũng gọi như vậy, không phải là điên đảo tưởng sao?
 Phật nói: Tưởng có 2 thứ (thế lưu bố tưởng và trước tưởng). Phàm phu ở nơi thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, nên gọi là điên đảo tưởng. Còn bậc Thánh vì thuyết pháp cho phàm phu nghe, chỉ có thế bố tưởng mà không trước tưởng, nên không có điên đảo tưởng. Không có điên đảo tưởng thì không có phiền não.
 Chấp trước là chấp thật, chấp có là thật hoặc chấp không có là thật, tức là lọt vào biên kiến. Nếu bậc Thánh không gọi con trâu là con trâu, con ngựa là con ngựa, làm sao thuyết pháp cho phàm phu nghe được? Vì thế gian đã lưu hành thì bậc Thánh cũng y theo vậy mà gọi, nhưng không sanh ra trước tưởng thì không có sở trụ.
 - Nói như vậy được, nhưng sao đi tới?
 - Muốn đến vô sở trụ phải tham thoại đầu và khán thoại đầu, nếu không muốn tham thiền miễn cưỡng làm theo cũng khó, có thực hành thì tự nhiên sẽ đưa mình đến. Cho nên, chư Phật chư Tổ là muốn mình thực hành. Người thế gian là muốn tìm hiểu lý, như học thức tìm hiểu nhiều thì cao chừng nấy, còn Phật pháp chỉ muốn ngộ, tức là ngược lại lìa lý, lìa hiểu biết. Nếu tìm lý  và hiểu biết là sở tri chướng, rồi theo sự hiểu biết đi làm gọi là sự chướng (phiền não chướng).
Hỏi:
 Khi có nghi tình thì vọng tưởng lặng mất giống như trạng thái nhất tâm bất loạn, vậy phải không?
Đáp:
 Không biết là nhất tâm bất loạn, nếu dùng cái biết để đi đến nhất tâm bất loạn thì khó. Tại sao? Vì do cái biết dễ bị ngoại cảnh lôi kéo, như ngoại cảnh vui lôi kéo hay ngoại cảnh xấu, khủng bố mà biết cũng bị lôi kéo. Nghi tình thì không biết, vui không biết, xấu cũng không biết thì không bị ngoại cảnh lôi kéo, dễ đạt đến nhất tâm bất loạn. Nhưng cả nhất tâm cũng phải bỏ, vì nhất tâm là nhất niệm vô minh, phải đến vô thỉ vô minh, rồi đập tan vô thỉ vô minh mới được kiến tánh.
Hỏi:
 Nghi tình thì không có gì cả, không phải là nhất tâm, vậy có đúng không?
Đáp:
 Không phải, nghi tình cũng là nhất tâm nhưng là mặt không biết, chứ không phải dùng mặt biết. Nhất tâm của các pháp khác là dùng mặt biết, còn nhất tâm tham Tổ Sư thiền là mặt không biết, cũng gọi là nhất niệm vô minh. Niệm biết thì không đến chỗ thoại đầu, niệm không biết tự động đến thoại đầu.
 - Khi có nghi tình thì đâu có biết là nhất tâm?
 - Đúng vậy, nên dễ đến thoại đầu, còn dùng cái biết thì không có thể đến thoại đầu được.
Hỏi:
 Nghi tình khởi lên mà không biết nghi tình, có phải là trạng thái vô niệm không?
Đáp:
 Trạng thái vô niệm của nghi tình 24/24 giờ ngày đêm là đến thoại đầu (vô thỉ vô minh), tức là niệm biết và niệm không biết đều sạch. Như tham thiền một lúc biết một lúc không biết chưa được kéo dài nghi tình 24/24 giờ ngày đêm thì chưa phải đến thoại đầu.
Hỏi:
 Khi ngồi thiền trong 40 phút, nhưng chỉ khoảng 30 phút là có nghi tình, như vậy có thể gọi là trạng thái vô niệm không?
Đáp:
 Nếu còn nghi tình thì chưa phải là vô niệm, vì thoại đầu là không có niệm nào. Dùng nghi tình để quét các niệm khác thì cũng còn nhất niệm, nhất niệm này là nhất niệm không biết, chứ không phải nhất niệm biết của các thiền khác. Đến thoại đầu thì muốn niệm nổi lên cũng không được. Có khi đến thoại đầu là kiến tánh liền, nhưng thường ở trong một tháng mới kiến tánh.
 Bây giờ, mình tập tham thiền là giữ nghi tình được kéo dài 24/24 giờ ngày đêm là đến thoại đầu. Thí dụ bắt đầu từ 1 phút, nếu mỗi ngày tăng nghi tình được 1 phút thì 1 năm được 6 tiếng nghi tình, 4 năm được đến thoại đầu. Còn mỗi ngày tăng ½ phút nghi tình thì 8 năm được đến thoại đầu. Nếu mỗi ngày tăng ¼ phút nghi tình thì 16 năm được đến thoại đầu.
 - Nếu chỉ ngồi tham thiền để đến thoại đầu thì không được, vì đứng dậy là hết tham. Như Ngài Lai Quả nói: “Đi cũng tham, ngồi cũng tham, làm công việc cũng tham, tức là tịnh không bị tịnh ảnh hưởng, động không bị động ảnh hưởng”. Cũng có người ở trong động dễ tham hơn trong tịnh, như có người chạy xe máy tham được, mà ngồi yên tham không được.
Hỏi:
 Nếu có tâm lo mất thì tâm loạn chứ đâu tịnh phải không?
Đáp:
 Phải rồi, nếu có tâm lo thì không phải công phu. Ngài Đại Huệ nói: “Có sở trọng là không được”, bất cứ trọng cái gì hay trọng Phật cũng không được. Cho nên bất cứ ở chỗ nào mà có mùi vị thì không được.
Hỏi:
 Thầy đã giải thích cho mọi người thì kiến thức của thầy đã cản trở hay giúp thầy trên đường tu tập?
Đáp:
 Cản trở trên đường tu tập, tôi là người đầu tiên hoằng dương Tổ Sư thiền ở Việt Nam, cũng là người đầu tiên đả thiền thất ở Việt Nam. Những người quen về giáo môn và Tịnh Độ, đối với Tổ Sư thiền thì người ta lại khó tin, người ta không biết nên tôi phải biết, như thế họ mới tin tôi, rồi từ từ người tham Tổ Sư thiền ngày ngày càng đông. Nếu hỏi tôi không trả lời được thì có ai chịu lại học Tổ Sư thiền!
Hỏi:
 Nếu cho mình kiến thức thì khó khăn tu tập, muốn giúp người khác thì mình lại cần có kiến thức phải không?
Đáp:
 Phải rồi, như khoa học gọi là ác tánh tuần hoàn. Trí Giả Đại sư lúc gần lâm chung nói: “Tôi chỉ chứng được ngũ phẩm, nếu tôi không lãnh chúng thì có thể chứng cao hơn”. Nên lãnh đạo cho người ta tu cũng phải bị chướng ngại sự tu của mình.
Hỏi:
 Tham thiền không được thì tham sân si thường nổi lên. Vậy Thầy có phương pháp nào để cho chúng con tham thiền dễ dàng?
Đáp:
 Mình suy nghĩ sanh tử làm sao giải quyết? Như thấy người ta chết thì trong tâm mình phải nóng. Tại sao? Vì sẽ đến phiên mình cũng phải chết. Vậy trước khi chết mình phải giải quyết cho xong thì mới có tâm thống thiết sanh tử, bị vọng tưởng là do mình có cái ta.
 Nói theo người thế gian là cho thân này chết còn có linh hồn, linh hồn thì không chết. Sự thật, Phật pháp không nhìn nhận linh hồn, nhưng bây giờ tạm mượn linh hồn để cho người ta dễ hiểu. Linh hồn là cái ta có bắt đầu không? Thì không có lý nào bắt đầu được. Vì bắt đầu ở không gian từ chỗ nào? Bắt đầu ở thời gian từ lúc nào?
 Nếu chỗ bắt đầu ở không gian thì phải có bắt đầu nữa! Còn chỗ thời gian cũng vậy, chỗ thời gian đó có chỗ bắt đầu nữa không? Nếu thời gian không thể bắt đầu thì linh hồn mình làm sao bắt đầu? Cho là bắt đầu được đi, vậy có thỉ thì có chung; có sanh phải có diệt, tức là không phải bất sanh bất diệt.
 Cái bất sanh bất diệt đã là không có bắt đầu, cũng là nghĩa vô sanh, nên chứng quả là ngộ pháp vô sanh hay chứng vô sanh pháp nhẫn. Vậy không có lý do thành lập cái ta này, tại sao mình lại thương tiếc chấp chặt vào nó?
Hỏi:
Làm thế nào cho tham, sân, si giảm bớt?
Đáp:
Tham, sân, si có là do có cái ta. Muốn thành lập cái ta còn không được thì tham, sân, si làm sao thành lập? Vì không có thân này tức là không có lục căn, làm sao có tham, sân, si? Cho nên, Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Vô lục căn, vô lục trần, vô lục thức”.
 - Nói thì nói như vậy, nhưng đói còn biết ăn mà?
 - Phải rồi, vì tâm chấp có cái ta này, nhưng từ căn bản không thành lập cái ta; rất khó không thành lập cái ta. Cho nên, Bát Nhã Tâm Kinh mới dùng 17 chữ “vô” để quét sạch, mà còn thêm 2 chữ “viễn ly” quét sạch tất cả dấu tích. Các chùa ít nhất mỗi ngày cũng tụng mấy lần, có tụng nhưng không chịu thực hành.
Hỏi:
Mở miệng nói đến tâm thì có cái ta rồi phải không?
Đáp:
Phải rồi, như người làm nghe điện thoại, nói trong điện thoại thì chữ “tôi” là nhiều nhất. Muốn phá cái tôi thì có một cách làm hạnh Bồ Tát là: Vì chúng sanh nên tôi ăn cơm, vì chúng sanh nên tôi uống nước, vì chúng sanh nên tôi mặc áo,… tập cho ý thức của mình ngày đêm đều vì chúng sanh, không vì cái ta.
 Bây giờ, mình không phải vậy! Mỗi người có hoàn cảnh riêng, như gia đình con cái đều phải lo cũng là mình (ta). Đem cái vì mình thay cho chúng sanh, vì có thân mình nên mới phục vụ cho chúng sanh, mình vừa phục vụ mà suy nghĩ không có vì mình, tất cả vì cho chúng sanh thì lâu ngày sẽ quên mình, lâu ngày cũng thành thói quen.
Sau đó thì ngã thô hết nhưng ngã vi tế vẫn còn, nên cái này bất đắc dĩ vì muốn nói phương tiện của Giáo môn, chứ Thiền môn là không được. Thiền môn là chỉ giữ cái nghi tình.
Hỏi:
 Nếu cái nghiệp tham nổi lên thì mình quán tất cả đều là vô thường có được không?
Đáp:
 Đó là quán tưởng nhưng quán không được, mình phải tin tự tâm đầy đủ, cái gì cũng đã sẵn, tức là khỏi cần cái gì ở ngoài nữa. Cho nên, phải vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ. Vì muốn đắc thì cũng muốn đắc ở ngoài, có muốn cầu thì cũng cầu ở ngoài. Tâm mình đã cùng khắp hư không thì đâu cần đắc cần cầu nữa! Không đắc không cầu thì không có sợ.
 - Khi cơn giận nổi lên đùng đùng làm sao cho nó xuống được?
 - Tập khí rất khó sửa, nên phải sửa dần dần; sau khi ngộ rồi còn phải dứt tập khí, như Lục Tổ đã ngộ triệt để rồi còn phải bảo nhậm dứt tập khí 15 năm. 
Hỏi:
 - Lúc mình chưa nóng thì phải tập tâm đừng nóng, như nghĩ nóng là xấu. Nếu mình tin cái nóng là nhân cách hay giá trị của mình thì không thể bỏ nóng được. 
-  Ngồi nghĩ lại những lúc mình nổi nóng là lý do gì mình lại nổi nóng? Cứ nghĩ như vậy nhiều lần thì thế nào cũng tìm ra khuyết điểm nổi nóng. Mình tìm phương tiện nhỏ của Giáo môn để giúp cho mình tu, nếu nổi nóng hoài thì không tu được pháp môn nào cả.
 Qua sự hiểu của con, xin Thầy khai thị?
Đáp:
 Phật pháp gồm có 4 thừa: Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối thượng thừa. 
Tiểu thừa nói những thứ đó là do lục căn, nên cuối cùng họ dứt lục căn. 
Trung thừa cho là dứt lục căn chưa được, cũng còn nhất niệm vô minh, nên phải dứt nhất niệm vô minh. Vì lục căn thì đối với cảnh, gọi là duy vật. Nhất niệm thuộc về tâm gọi là duy tâm.
Đại thừa thì tâm và vật hợp một là không dứt lục căn và không dứt nhất niệm vô minh, mà lại lợi dụng lục căn và nhất niệm vô minh để phá vô thỉ vô minh. 
Ngài Hư Vân nói: “Nước trong mà bỏ đất cát vào thì thành nước đục, nước không lay động thì thành nước trong; phương tiện trên là nước trong nhưng chưa triệt để, vì lay động thì trở thành nước đục. Muốn nước trong triệt để thì lấy đất cát bỏ ra, dù có lay động cách mấy cũng là nước trong”. 
Như dùng thiền quán, dùng niệm Phật hay dùng niệm chú,… để cho vọng tưởng lặng xuống, nhưng chưa chấm dứt triệt để.
Hỏi:
 Có phải ngày xưa mình làm người ta chướng ngại, nên bây giờ người ta làm cho mình chướng ngại phải không?
Đáp:
 Phải rồi, tại mình làm cho người ta chướng ngại, nên bây giờ người ta làm cho mình chướng ngại.
 - Mình đến bàn thờ Phật để lạy thì tánh nóng của mình cũng có thể hạ xuống, vậy có được không?
 - Đó cũng là một phương tiện ở trong tất cả phương tiện, tức là mỗi người đều có phương tiện riêng cho mình. Như có người lấy khổ hạnh làm phương tiện.
Hỏi:
 Có phương pháp nào áp dụng cho cuộc sống hằng ngày được thoải mái hơn?
Đáp:
 Phương pháp triệt để nhất là nghi tình, nếu nghi tình luôn luôn miên mật thì mọi cảnh không thể xâm nhập được. Như thiền giới là khi giữ được nghi tình thì không thể nào phạm giới được.
Hỏi:
 Ngài Nam Tuyền chém mèo có coi là lậu tận giới không?
Đáp:
 Người ta cứ dùng tập khí bộ óc lâu đời để suy nghĩ như vậy. Như Phật nói trong kinh Kim Cang: “Chúng sanh, tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh”, chúng sanh là giả danh, như Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Vô lão tử diệc vô lão tử tận”, nếu không có sanh tử làm sao có việc chém chết?
 Thiền Sư đưa cây phất trần lên hỏi: Cây phất trần với việc Nam Tuyền chém mèo có khác hay không khác? Rồi tự mình làm bài  kệ, câu thứ 4 là: “Phất trần với chém mèo đâu có khác!”. Vì mình đuổi theo cảnh hay lời nói thì bị cảnh lôi kéo.
 - Có người nói: Lục Tổ ăn rau bên cạnh thịt thì tôi cũng ăn thịt được, vậy đâu cần phải ăn chay?
 - Người ngộ đạo ở trong thế lưu bố tưởng nhưng không sanh ra trước tưởng thì không có nhân quả, vì tâm không có tạo. Người ngộ đã nhảy ra ngoài chiêm bao, không dính líu chiêm bao. Tổ nói: “Tình sanh trí cách”, có người chưa kiến tánh nói “tôi không có nổi tình cảm gì hết, không có dính dáng đến tình cảm”, nhưng rồi cũng bị người kiến tánh chê.
  “Không dính dáng đến tình cảm” thì vẫn còn ở trong nghĩa 3 câu của Bá Trượng nói, tức là còn có tri giải. Các vị tin pháp môn Tổ Sư thiền và tin tự tâm được 100%, tức là Phật tánh của mình và Phật tánh của Phật Thích Ca không có khác biệt chút nào cả. Như vậy thực hành rất dễ, rất đơn giản là giữ nghi tình thì tất cả tự động sẽ giải quyết xong.
 Nhưng bây giờ các nhà sách bán nhiều sách thiền, cũng nói Tổ Sư thiền và giải thích nghĩa lý Tổ Sư thiền, giải thích công án thì lọt vào ý thức phân biệt, nên không bao giờ ngộ. Mục đích Tổ Sư thiền là muốn chấm dứt ý thức phân biệt, nên sát na lìa ý thức liền kiến tánh. Còn bây giờ không lìa ý thức, mà lại dùng ý thức để giải thích phân biệt để tìm hiểu đáp án. Cho nên, giải công án là sai lầm và nghịch với Tổ Sư thiền, vì vậy chư Tổ nói là phỉ báng Tổ, cũng là phỉ báng pháp.
Hỏi:
 Theo con thấy người Mỹ tu rất chính chắn hơn chúng con, qua thời gian họ làm ra tiền, họ không có trói buộc như người Việt Nam, nhưng không biết họ có phải tu theo Tổ Sư thiền không?
Đáp:
 Họ tu theo cách tìm hiểu, tức là dùng bộ óc đi tìm hiểu chân lý. Họ dám hy sinh để tu, nhưng họ kiến lập năng biết thì phải có sở biết. Như 4 bài kệ của Ngài Vĩnh Gia nói: “Biết tịch lặng còn không được và không có sở biết mà chỉ có năng biết cũng còn chưa phải”, còn cái biết của chân như không có kiến lập năng sở, vì nó vốn là vậy. Nếu có kiến lập thì không phải cái biết chân như.
Hỏi:
 Có người tham gia khóa thiền ở Tây Tạng, tu chỉ quán ở đó được 2 ngày rất gắt gao, người đó thấy điều gì đó mới ở thêm suốt tuần tu rất khắc khổ chặt chẽ. Như vậy không biết họ tu như thế nào?
Đáp:
 Những người đó tu có thể phát thần thông, nhưng cuối cùng họ thành ngoại đạo. Vì Phật pháp không có kiến lập chân lý, còn những người đó thì muốn tìm hiểu chân lý để kiến lập, lấy chân lý để làm đối tượng.
 Phật là giác ngộ, vì do có mê nên có ngộ; nếu đã ngộ rồi thì không có mê, không có mê thì không ngộ, như kinh Kim Cang nói: “Chiếc bè là để chở mình qua sông, đến bờ thì chiếc bè vô dụng”.
Hỏi:
 Những người tu vì thần thông thì họ thành ngoại đạo phải không?
Đáp:
 Phải rồi, vì họ tu không đúng theo đạo Phật; ngoài đạo Phật gọi là ngoại đạo, như người ngoại quốc không phải người trong nước. Họ tu được có thần thông và có tuổi thọ sống lâu có thể được mấy ngàn năm, nhưng không có thể giải thoát khổ sanh tử luân hồi. Vì họ dùng bộ óc để quán tưởng, mà không phá ngã chấp.
Tổ Sư thiền là ngưng hoạt động của bộ óc (tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết), tất cả 3 cái biết đều dứt sạch rồi, cũng còn cái không biết (nghi tình), nghi tình cũng là nhất niệm vô minh. Đến giờ phút cuối cùng nghi tình tan rã thì những sản phẩm của bộ óc đều sạch, cho nên Phật tánh tự hiện lên khắp không gian khắp thời gian, lúc đó là cái biết Phật tánh, không phải cái biết bộ óc. Còn họ tu là được cái biết bộ óc.
Hỏi:
 Vì ban đầu dùng câu thoại đầu như dùng cây gậy đi đường phải không?
Đáp:
 Phải rồi, vì nghi tình cũng là nhất niệm vô minh, rồi đến thoại đầu là vô thỉ vô minh, cũng là đầu sào trăm thước, còn gọi là nguồn gốc của ý thức, sát na lìa nguồn gốc ý thức thì được kiến tánh.
 Những pháp môn khác pháp Tham Tổ Sư thiền là cao nhất chỉ đến vô thỉ vô minh, chứ không thể lìa ý thức được. Vì không có ý để lìa ý thức, mà cho vô thỉ vô minh là Niết Bàn.
Hỏi:
 Tại sao pháp Tham Tổ Sư thiền dễ tu mà người ta không chịu tu?
Đáp:
Vì người ta khó tin, lại cứu lý tìm hiểu; Tổ Sư thiền là không cho cứu lý, không cho tìm hiểu. Nếu tin được thì dễ hơn các pháp môn khác. Nhưng nghịch với tư tưởng người ta, tức là không tin được tự tâm. Họ tưởng là biết nhiều chừng nào tốt chừng nấy, nhưng sự thật hiểu biết đó là chướng ngại, Phật pháp gọi là sở tri chướng.
Dẫu cho, hiểu biết của thế gian đã sạch, còn hiểu biết của xuất thế gian cũng là cực vi tế sở tri chướng. Bộ óc không hiểu gọi là phiền não chướng, hiểu rồi gọi là sở tri chướng. Cho nên, người ta khó lãnh hội được chỗ này. Vì cuộc sống hàng ngày đều phải dùng đến bộ óc, bây giờ bỏ hoạt động của bộ óc thì người ta không chịu.
Hỏi:
 Xã hội ngày nay khoa học tiến bộ, con người không được rảnh rang như người xưa, nên không để ý sự tu, nhất là tu Tổ Sư thiền rất khó, vậy có phải không?
Đáp:
 Vì hiểu theo người thế gian, như nhà triết học, nhà khoa học,… thì sự tu của họ lại khó. Vì cuộc sống hằng ngày đều phải dùng bộ óc để nghiên cứu triết học hay nghiên cứu khoa học, bất cứ nghiên cứu cái gì đều cũng nhờ bộ óc. Nếu bây giờ chấm dứt hoạt động của bộ óc thì người ta phản đối, họ cho “đồ khùng”. Phải rồi, vì theo tư tưởng thế gian là vậy.
 Cho nên, thiền giải đáp công án ở Nhật Bản dễ truyền khắp thế giới. Hiẹân nay người Trung Quốc cũng đi học thiền giải công án, rồi về dạy cho người Hoa. Chùa Cao Mân là Tổ đình của Thiền Tông nhưng cũng lọt vào kiến giải. Ngày xưa Ngài Lai Quả không cho người ta giảng công án, khi tôi ở đó thấy đêm nào có vị Trưởng lão đều giảng công án.
Hỏi:
 Những pháp thiền của các tôn giáo khác là để ngưng hoạt động của bộ óc hay để im lặng, vậy có khác với cách tu của Tổ Sư thiền không?
Đáp:
 Các thiền của tôn giáo khác là mục đích bỏ nhiễm duyên lấy cái tịnh duyên cho là ngộ. Tịnh duyên đối với nhiễm duyên thì tốt, còn đối với bản thể Phật tánh là chướng ngại. Bởi vì đối  với nhiễm nên mới nói tịnh thì còn nằm trong tương đối, tức là những thứ ấy có thể dùng bộ óc để giải thích được.
 Tổ Sư thiền không thể giải thích, tại bộ óc không thể tiếp xúc được, phải ngộ mới biết. Ngộ biết không phải cái biết của bộ óc là cái biết của Phật tánh, gọi là Bát Nhã. Ngộ là Phật tánh hiện lên, chứ không phải có năng ngộ sở ngộ. Nếu có năng ngộ sở ngộ thì không được, vì còn có 4 tướng (ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng).
Hỏi:
 Thế nào là tứ cú và có từ đâu?
Đáp:
 Tứ cú ở trong kinh Lăng Già. Nếu bộ óc hiểu biết đều nằm trong tương đối, tương đối thì có tứ cú. Nguồn gốc của tứ cú là hữu và vô. Hữu (có) là cú thứ nhất, vô (không) là cú thứ nhì, chẳng có chẳng không là cú thứ ba, cũng có cũng không là cú thứ tư. Khi nói ra đều là tứ cú, nín cũng lọt vào tứ cú. Tại sao? Nói là cú thứ nhất, nín là cú thứ nhì, chẳng nói chẳng nín là cú thứ ba, cũng nói cũng nín là cú thứ tư.
 Thoại đầu không lọt vào tứ cú. Tại sao? Vì Thoại đầu không có năng sở là do không biết, lọt vào tứ cú là do cái biết; biết có thì trụ nơi có, biết không thì trụ nơi không. Tổ Sư thiền là giữ nghi tình (không biết), không biết có làm sao trụ nơi có? Không biết không làm sao trụ nơi không? Cho nên, không lọt vào tứ cú, không có năng sở.
 Dùng cái biết tu là Như Lai thiền dễ bị ngoại cảnh lôi kéo là do cái biết. Thấy cảnh tốt đẹp thì ham, thấy cảnh xấu thì chê. Tổ Sư thiền dùng cái không biết, nên tốt không biết tốt làm sao để ham thích? Xấu cũng không biết xấu làm sao chê? Thì mới lìa được tứ cú, nhưng không có ý lìa, nếu có lìa thì có tương đối. Nhưng vẫn có phương tiện là còn một niệm không biết.
Cho nên, giờ phút cuối cùng một niệm không biết tan rã thì kiến tánh. Nếu cứ giữ một niệm không biết không bao giờ kiến tánh, tại đó cũng là nhất niệm vô minh. Phải đến vô thỉ vô minh rồi đập tan vô thỉ vô minh rồi mới được kiến tánh.
Mục đích muốn đến thoại đầu nên nói là tham thoại đầu hay khán thoại đầu, nhưng sự thật thì chưa đến. Có người tham suốt đời cũng chưa đến thoại đầu, tới chừng đến thoại đầu là hy vọng kiến tánh, vừa đến là kiến tánh, có khi đến rồi cả tháng sau mới kiến tánh. Đến thoại đầu mới được kiến tánh, còn không đến thoại đầu thì không bao giờ được kiến tánh. Cho nên, từ đầu sào 100 thước bước thêm một bước, tức là lìa khỏi ý thức thì được kiến tánh.
Hỏi:
 Có nhiều câu thoại đầu, vậy ý có khác nhau không?
Đáp:
 Tuy nhiều câu thoại đầu nhưng mục đích chỉ là kích thích một niệm không hiểu không biết của bộ óc, khán là nhìn chỗ không biết muốn xem chỗ không biết là cái gì? Vì chỗ không biết mà bộ óc tiếp xúc không được. Cho nên, dùng phương tiện hỏi và khán để giữ nghi tình chấm dứt tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết, 3 cái biết này hết thì đến thoại đầu. Đến thoại đầu mới hy vọng kiến tánh, có  người vừa đến thoại đầu thì kiến tánh liền.
Ngày xưa, nhiều người bị đánh bạt tai kiến tánh, bị vấp té cũng kiến tánh, thấy con khỉ leo cây cũng kiến tánh, nghe người ta hát cũng kiến tánh. Vì cơ xảo của chư Tổ làm cho người tham học thình lình cắt ngang đường suối ý thức, sát na lìa được ý thức thì kiến tánh. Nếu lìa không được ý thức thì phát nghi, giữ cái nghi đó sau này sẽ được kiến tánh.
Hỏi:
 Sau khi kiến tánh thì bộ óc còn hoạt động không?
Đáp:
 Sau khi kiến tánh thì bộ óc vẫn hoạt động bình thường. Chưa kiến tánh thì bộ óc làm chủ hay làm bậy, kiến tánh thì Phật tánh làm chủ, mà bộ óc làm nô lệ cho Phật tánh để làm việc và nó  không còn làm bậy nữa.
 Tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh xúc, tánh nếm, tánh biết đều tồn tại vĩnh viễn. Trong kinh Lăng Nghiêm mà Phật dùng chuyện trước mắt chứng tỏ những thứ ấy không mất, chứ không phải người chết rồi mất. Tại sao? Vì nó không có hình tướng số lượng nên không lay động. Cái nào có lay động thì biến đổi nên phải mất. Cái nào không lay động thì không biến đổi nên tồn tại vĩnh viễn.
Hỏi:
 Có phải mình thấy được là nhờ bộ óc không?
Đáp:
 Thấy được là nhờ bộ óc, Duy Thức gọi là đồng thời ý thức biến hiện mở mắt chiêm bao. Như con mắt thấy được, nhưng thấy được hiện tượng, không phân biệt được là hiện tượng gì? Phải có ý thức đồng thời nổi lên mới phân biệt.
Nhĩ thức nghe được âm thanh biết có tiếng, nhưng không biết tiếng gì? Tiếng chim, tiếng chó,… đều  không biết, phải có ý thức đồng thời nổi lên mới biết tiếng này là tiếng chim, tiếng chó,… phân biệt rõ ràng. Nếu có ý thức mà không có nhĩ thức thì không nghe được tiếng, nên không lấy gì để phân biệt. Cho nên, phải 2 thức đồng thời gọi đồng thời ý thức.
Ban đêm ngủ mê thấy chiêm bao là chỉ có một ý thức, gọi là độc đầu ý thức biến hiện nhắm mắt chiêm bao. Vì lúc ngủ mê thì nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức đều ngưng hoạt động. Ý thức không bao giờ ngưng hoạt động, người chết cũng không ngưng hoạt động.
Cho nên, ban đêm ý thức hoạt động biến hiện ra nhắm mắt chiêm bao, ban ngày ý thức hoạt động biến hiện ra mở mắt chiêm bao.
Hỏi:
 Nếu bộ óc chết rồi không nghe tiếng thì như thế nào?
Đáp:
 Bộ óc chết rồi thì thân này không nghe, nếu thân này chưa đi đầu thai phải có thân trung ấm nghe, như có người chết đã ra khỏi xác, nhưng thấy cái xác của mình.
Hỏi:
Thầy nói những thức nào khi thân chết vẫn còn vĩnh viễn?
Đáp:
 Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức đều tồn tại vĩnh viễn, không phải các căn, tức là Tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh xúc, tánh nếm, tánh biết tồn tại vĩnh viễn không mất, cùng khắp không gian và thời gian, nên không có đi và ở. Nếu có đi đâu thì không phải cùng khắp, vì cùng khắp không gian nên gọi là Như Lai, tức không có khứ lai là đúng như bản lai. Phật ở trong kinh Lăng Nghiêm chứng tỏ và giải thích rõ.
 - Thần thức đi đầu thai là sao?
 - Thần thức đi đầu thai là chưa nhảy ra ngoài chiêm bao, từ chiêm bao này qua chiêm bao khác chưa thức tỉnh, phải kiến tánh rồi mới thức tỉnh. Còn chưa kiến tánh, tức thức thứ 7 cứ ôm cái A lại da thức cho là ta thì có chỗ ta rồi làm sao cùng khắp được? Nhưng bản thể cùng khắp, nên năng lượng của Phật tánh cùng khắp. Bây giờ máy vi tính có thể chứng tỏ cùng khắp, nhưng nhà khoa học không chịu tin. Tất cả chủng tử thiện, ác, vô ký đều ở trong A lại da thức mang theo.
Hỏi:
 Người tu ban đầu cũng phải giữ oai nghi từ cấp mà lên, rồi mới được tham thoại đầu, vậy có phải không?
Đáp:
 Tu từng cấp mà tiến lên là tiệm giáo, còn tham thoại đầu là đốn giáo. Ngài Nguyệt Khê nói: “Tiệm giáo như thang lầu từng bước mà lên, đốn giáo như đi thang máy”.
 - Có phải đi thang máy nguy hiểm không?
 - Sao có nguy hiểm! Nếu người đi thang lầu cũng có thể trật chân mà té rồi chết vậy. Còn đi thang máy nếu thình lình điện cúp thì cũng đâu có sao! Hay là hư thì tuột xuống cũng không làm chết người.
Hỏi:
 Chứng quả Đẳng Giác có khi nào trở lại làm chúng sanh không?
Đáp:
 Chứng Đẳng Giác thì không còn trở lại làm chúng sanh nữa. Chứng Sơ Địa cũng còn hơn quả A La Hán, quả A La Hán cũng không trở lại làm chúng sanh. Nếu đến chỗ vô thỉ vô minh mà không được cảnh giới này thì có thể kích thích nổi lên nhất niệm vô minh, rồi tuột xuống những cấp dưới.
Hỏi:
 Dù có tu theo tiệm giáo đều phải phá ngã chấp đúng không?
Đáp:
 Bất cứ tu pháp môn nào của chánh pháp Phật giáo đều phải phá ngã chấp, không phá ngã chấp thì không ra khỏi sanh tử luân hồi.
 Vì có tâm chấp nên mới có sanh tử, tức là ở trong thế lưu bố tưởng sanh trước tưởng thì gọi là điên đảo tưởng. Bậc Thánh chỉ có thế lưu bố tưởng chẳng có trước tưởng thì không có điên đảo tưởng, không có điên đảo tưởng thì không có phiền não. Như phàm phu nói con trâu thì bậc Thánh cũng gọi là con trâu, mà không có trước tưởng (chấp thật).
 Nghĩa 3 câu của kinh Kim Cang: Câu thứ nhất là chúng sanh thì chấp chúng sanh có thật, câu thứ nhì là phá câu thứ nhất là phi chúng sanh, câu thứ 3 là thị danh (giả danh), tức là câu thứ nhất là giả danh, câu thứ nhì là phi chúng sanh cũng giả danh, câu thứ 3 là thị danh cũng giả danh, 3 câu đều phá.
Giống như lìa tứ cú và “sắc bất dị không, không bất dị sắc” của Tâm Kinh đều là một nghĩa. Tôi lần đầu tiên là ngộ nghĩa này. Tất cả kinh Đại thừa liễu nghĩa đều có ý nghĩa không khác.
Hỏi:
 Nói lìa tứ cú hay lìa 3 câu, như vậy là có ý niệm lìa rồi phải không?
Đáp:
 Nói lìa là không chấp thật thì mới lìa, nếu chỉ nói lìa thì lìa không được. Vì chấp thật có cái để lìa, còn không chấp thật thì không có cái gì để lìa! Cũng như trống rỗng làm sao lìa? Không có cái  để lìa, tại chấp có vô minh mới lìa vô minh. Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Không có vô minh, cũng không có hết vô minh” và nói lìa sanh tử, nhưng vốn không có sanh tử, vì chấp thật nên mới có.
Tôi bây giờ cũng già, rồi sau này cũng chết. Phật đã nói: “Không có già chết”, vì mình chấp thật nên thấy có già chết. Vậy tất cả đều do bệnh chấp của mình mới có  mà thôi. Còn nói  là: “Tôi không chấp” thì đã chấp rồi, do có chấp nên mới nói không chấp. Nếu không chấp làm sao có không chấp!
Hỏi:
 Có không chấp là do có cái chấp, như vậy làm sao hết cái chấp?
Đáp:
 Tham thiền là giữ nghi tình (không biết) sẽ đến thoại đầu thì chấp và không chấp là tương đối lọt vào tứ cú đều bị quét sạch. Thoại đầu là không khởi một ý niệm nào, nếu chấp và không chấp thì khởi ý niệm, đều nghịch với tham thiền.
Hỏi:
 Cuộc sống này đều có hai mặt phải và trái có đúng không?
Đáp:
 Cuộc sống này đều có hai mặt phải và trái. Ngài Nguyệt Khê nói: “Tất cả đều có tương đối, đến chừng nhập vào tuyệt đối thì tất cả biến thành tuyệt đối”.
Hỏi:
 Thế nào là ăn ngũ tịnh nhục?
Đáp:
 Phật nói “tịnh nhục” là không thấy, không nghe, tức là không có nổi ý. Nhưng sự thật họ đã nổi ý muốn ăn, với hoàn cảnh ở Tây Tạng có nhiều sa mạc không trồng trọt được, tất cả dân lấy lương thực ăn hàng ngày là thịt bò và dê để sống. Tu sĩ phải nhờ cư sĩ cúng dường thì cũng cúng thịt  đâu có thứ nào khác. Còn mình ở trong hoàn cảnh này có nhiều rau cải, gạo thóc thiếu gì! Làm sao cho là ăn tịnh nhục được?
Hỏi:
 Người Phật tử tại gia giữ 5 giới có quyền nuôi mèo không?
Đáp:
 Năm giới của Thanh Văn không cấm nuôi mèo, Bồ Tát tại gia thì cấm nuôi mèo. Nếu có nuôi mèo thì tập nó ăn chay, không bắt chuột.
 - Nếu thọ giới Bồ Tát không ăn chay nữa thì sao?
 - Theo nhân quả ăn một cục thịt phải trả một cục thịt, giết một mạng phải đền một mạng. Ví dụ bệnh si đa mà ai cũng sợ, nhưng nếu chết chỉ chết một lần. Nếu mình một bửa cơm ăn vài chục con cá nhỏ, theo nhân quả mình phải đầu thai vài chục kiếp cá để cho người ta ăn lại. Người bệnh si đa chết, chỉ chết một lần thì nhẹ hơn  người ăn vài chục con cá, phải đầu thai nhiều lần.
Hỏi:
 Những cảm giác vui, buồn, giận, ghét,… nguyên nhân từ đâu mà ra?
Đáp:
 Tất cả nhân duyên đều từ cái ngã, cũng là do sanh tử. Cho nên, cũng nói sanh tử là việc lớn. Tại sao nói sanh tử là việc lớn? Vì bất cứ việc gì đều do sanh tử mới có việc đó, nếu không có sanh tử thì tất cả việc đều không có. Vậy Phật pháp là liễu thoát sanh tử, tức là ra khỏi sanh tử luân hồi mới là triệt để.
 Để đối trị tham, sân, si, nên Ngài Lai Quả nói: “Giữ được nghi tình thì đối trị được tham, sân, si rồi”. Giữ được nghi tình thì giới, định, huệ đầy đủ, vì có huệ nên si không còn. Tại sao? Vì giữ được nghi tình thì không phạm giới, gọi là thiền giới. Giữ được nghi tình thì tâm không tán loạn nên được định. Giữ nghi tình được kéo dài thì trí Bát Nhã (trí huệ) thay thế bộ óc làm việc.
 Giới, định huệ là để đối trị tham, sân, si; thật ra không phải chỉ là giới, định, huệ thôi, mà tất cả đều bao gồm hết. Cho nên, giữ được nghi tình là giải quyết được tất cả.
Hỏi:
 Thọ ngũ giới rồi còn đi bắt cá có phạm giới không?
Đáp:
 Thì tự nhiên là phạm giới rồi, tại sao nói không phạm? Như gia đình cá đang bơi lội chơi vui vẽ, thình lình bắt hết giết chết làm thịt ăn; việc đó rất tàn nhẫn sao nói là giữ giới? Không có thể nói là không phạm giới!
 Theo giới Bồ Tát khi nổi niệm đi bắt là đã phạm giới rồi. giết người là tội ba la di (cực ác), còn giết loài súc sanh thì bị tội cấp thứ tư, đều thuộc về tánh giới. Nếu không thọ giới mà phạm giới thì cũng bị tội nhân quả, còn thọ giới mà phạm giới thì phạm phá giới và tội nhân quả.
Hỏi:
 An thịt mà không nghe không thấy con vật bị giết thì có tội không?
Đáp:
 Nếu họ ăn thịt mà không biết con vật bị giết, họ có thọ giới thì cũng bị tội nhân quả. Bởi vì, 4 thứ tánh giới đều có nhân quả, còn giá giới thì có tội phạm giới, không có tội nhân quả. Người có thọ giới mà phạm tánh giới thì phải bị 2 thứ tội phá giới và tội nhân quả, người không thọ giới thì phạm tội nhân quả.
 Giới sát chúng sanh của cư sĩ đứng đầu trong 5 giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu). Tu sĩ là giới dâm đứng đầu, vì giới dâm khó giữ hơn giới sát.
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

hài tu tanh di da 6 xuan ve cung on lai hanh nguyen tu bi hy xa cua tự tánh di đà 6 canh tu tanh di da 5 tự tánh di đà 5 tu tanh di da 4 tự tánh di đà 4 lam tu tanh di da 3 tự tánh di đà 3 tự tánh di đà 3 à Þ nhan qua la co that tu tanh di da 2 tự tánh di đà 2 moi tự tánh di đà 5 thu Phà thả hÓi hai cau chuyen y nghia ve dung khi va su kien tri Phật hoàng Trần Nhân Tông Dân đồng hai câu chuyện ý nghĩa về dũng khí và Bệnh hieu roi moi buoc se that thenh thang hiểu rồi mỗi bước sẽ thật thênh doi nguoi ky thuc chi la 6 su kien đời người kỳ thực chỉ là 6 sự dieu kien tien quyet cua nguoi xuat gia điều kiện tiên quyết của người xuất dieu kien den voi kinh phap hoa bẠthống dan kien va con bao 5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ chánh kiến là nền tảng của đạo đức thien trong cuoc song Mong dù giới thiệu sách an thuÐ c trống ân long tu bi va con nguoi nghiệp xin hay co chanh kien ve hoa uu dam cúng