.
Hoà Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG TẠI HOA KỲ
TT. Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
Mục Lục
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Hỏi:
 Trong giới luật từ Sa Di để thọ Tỳ Kheo, có quy định thời gian chặt chẽ không?
Đáp:
 Trong giới luật không có quy định thời gian để thọ giới Tỳ Kheo, lúc tôi thọ giới ở nước Mã Lai gặp Trúc Ma làm Giới Thọ Sư cho một người vừa mới xuống tóc xuất gia thọ giới Sa Di, Tỳ Kheo, Bồ Tát. Nhưng những vị này phải học giới luật trong thời gian 53 ngày.
 Trong giới luật có quy định thời gian người nữ để thọ giới Tỳ Kheo Ni là lý do để biết người nữ có thai hay không. Mới xuất gia là Sa Di Ni, rồi phải qua 2 năm mới cho thọ Thức Xoa Ma Na; nói 2 năm là sự thật có 12 tháng thêm một ngày.
Tại sao? Vì thời gian ấy thì đã biết người đó có thai hay không. Tại họ có chồng xin đi xuất gia, nhưng không biết có thai rồi có con thì bị người ta phê bình. Cho nên, Phật mới chế thêm một cấp nữa là Thức Xoa Ma Ni, mới được thọ giới Tỳ Kheo Ni.
Theo giới luật thì Tỳ Kheo được xuất gia 7 lần, còn Tỳ Kheo Ni chỉ được 1 lần xuất gia. Tỳ Kheo có 250 giới, có 4 giới cực ác; Tỳ Kheo Ni có 348 giới, có 8 giới cực ác.
Hỏi:
 Khi người Tỳ Kheo hoàn tục, nếu xuất gia lại thì làm Tỳ Kheo liền hay phải làm lại từ đầu?
Đáp:
 Khi Tỳ Kheo hoàn tục, nếu xuất gia lại thì phải làm lại từ đầu là trước thọ giới Sa Di rồi mới thọ Tỳ Kheo. Giới Thanh Văn gọi là tiệm giới, tức là từ cấp từ cấp lên. Bát Quan Trai và giới Bồ Tát gọi là đốn giới, chưa có quy y cũng có thể thọ giới Bồ Tát. Vì trước khi truyền giới thì phải quy y.
 Những người thọ giới Tỳ Kheo mà hoàn tục, rồi xuất gia lại làm Tỳ Kheo liền thì những người này gọi là “tặc trụ”, nếu có Tăng đoàn sẽ đuổi ra không cho làm Tăng. Bởi vì họ phạm tặc trụ, tức là ăn cắp Tỳ Kheo.
Hỏi:
 Người phạm giới luật thì người nào để chỉnh đốn việc này?
Đáp:
 Ngày xưa có Tăng đoàn thì mỗi nửa tháng có kiểm thảo. Một người đại diện cho Tăng đoàn ra hỏi: “Nửa tháng nay trong chúng Tăng có ai phạm giới không? Có thì ra tự bạch với chúng rồi sám hối”. Nếu phạm giới mà tự mình dấu không ra bạch trước chúng Tăng, mà người khác biết không cử tội người đó, sau này có người phát giác thì 2 người trước cùng một tội.
 Giáo hội bây giờ không phải Tăng đoàn ngày xưa. Tất cả chúng Tăng ở trong Tăng đoàn đều phải y theo giới luật là khai, giá, trì, phạm thì phải thông suốt mới phán đoán mọi người đúng sai. Như có người trong chúng Tăng ra bạch với chúng Tăng rằng: Bây giờ, có ai thấy tôi phạm giới không? Có ai nghe tôi phạm giới? Có ai nghi tôi phạm giới không?
 Nếu cư sĩ thấy Tu Sĩ phạm giới thì được ra trước chúng Tăng để chứng tỏ. Đáng lẽ cư sĩ không được nói tội của Tu Sĩ, nhưng khi cư sĩ ra trước chúng Tăng để chứng tỏ thì không bị tội. Vì làm như vậy là giúp cho Tỳ Kheo ấy giữ giới có ích, chứ không có hại. Giới luật của Phật rất chặt chẽ, nhưng vì người đời sau không y theo giới luật thực hành.
Hỏi:
 Có phải tâm là bộ não không?
Đáp:
 Phải rồi, bộ não là ý thức (thức thứ 6), bây giờ nói tâm đều là bộ não. Tâm này thì sanh diệt, khi chết đem đốt biến thành tro, đem chôn biến thành đất. Người ta chỉ có tin tâm sanh diệt, vì thường ngày họ sống với nó. Chơn tâm là vô thỉ vô chung, khắp không gian không có khứ lai nên gọi là Như Lai, khắp thời gian không sanh diệt nên gọi là Niết Bàn.
 - Có phải Chơn tâm là không phải ở trong, không phải ở ngoài, cũng không phải ở giữa không?
 - Phải rồi, vì Chơn tâm khắp không gian thì sao ở trong bộ não được! Nếu ở trong bộ não là ở trong rồi, như vậy  thì không cùng khắp.
Hỏi:
 Trong thời gian đả thiền thất, Ngài Lai Quả nói: “Ai phạm quy cũ thì bị đánh chết bỏ xuống dưới quãng đơn”. Như vậy việc đó có không?
Đáp:
 Trong thời kỳ đả thiền thất không có ai phải bị đánh chết, nhưng có bị đánh hương bảng. Quy định ngày thường người tham thiền muốn ra ngoài thiền đường để đi tiểu tiện thì phải bị đánh 6 cây hương bảng rồi mới cho ra cửa. Còn giờ đả thiền thất, người tham thiền xin ra ngoài để tiểu tiện hay có bệnh cũng không cho ra. Việc này để khích lệ người tham thiền tinh tấn dụng công phu.
Hỏi:
 Thế nào là nghi tình?
Đáp:
 Hỏi câu thoại là kích thích niệm không biết, mục đích mình muốn đến thoại đầu nên mới nói tham thoại đầu, nhưng sự thật cách thoại đầu còn rất xa. Hỏi cảm thấy không biết thì cái không biết đó cũng chưa phải là nghi tình. Phải nhìn chỗ không biết, tuy nói chỗ không biết nhưng chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, không có mục tiêu để nhìn thì nhìn mãi muốn biết mà biết không nổi, vì không có mục tiêu.
Những người muốn có mục tiêu để nhìn, mặc dầu tìm có mục tiêu thì sai. Giữ chỗ muốn biết mà biết không nổi, nhưng chỗ đó không có gì. Cho nên, Ngài Long Thọ nói là: “Tâm như hư không vô sở hữu”, vì vô sở hữu là trống rỗng, nếu mình nhìn thấy có cái gì là có sở hữu rồi, chứ không phải vô sở hữu. Thật tế, vô sở hữu hiển bày cái dụng, tức là tất cả cái gì cũng đều ở trong cái vô sở hữu này. Nếu kiến lập sở hữu thì cái dụng bị chướng ngại.
Tâm pháp là biết, chính cái biết là chướng ngại, nên 4 bài kệ của Ngài Vĩnh gia dùng cái tay thí dụ cái biết chướng ngại. Như dùng cái tri để biết tịch lặng (tịch lặng là người có thiền định cao mới có sở tri tịch lặng), nhưng lấy tịch lặng làm sở tri thì không phải cái tri của Bát Nhã không có đối đãi, tức là không phải vô duyên tri.
Ví dụ cái tay cho tâm của mình, nếu tay cầm cây như ý không phải là tay không cầm cây như ý. Tay không cầm cây như ý là hoạt bát vạn năng muốn lấy cái gì cũng được, còn cái tay cầm cây như ý là có sở trụ thì bị mắc kẹt nên không lấy được cái gì. Tham thiền dùng nghi tình là cây  chổi automatic quét cái biết của bộ não mới khôi phục cái hoạt bát vạn năng của bản tâm.
Không lấy cây như ý làm sở tri ở ngoài, mà tự mình biết mình có cái tri (năng tri) không có sở tri để đối đãi, nhưng chẳng phải là vô duyên tri. Như tay không cầm đồ vật, nhưng lại tự làm nắm tay thì chẳng phải tay không làm nắm tay. Vì đã kiến lập cái biết (tri) thì cái tri này làm chướng ngại, nên dụng hoạt bát vạn năng tự tánh không hiện ra.
 Không biết tịch lặng và không tự có cái biết, chẳng phải không biết, vì cái biết của tự tánh rõ ràng khắp không gian khắp thời gian, Giáo môn gọi là chánh biến tri, nên không giống như gỗ đá chẳng biết gì.
Như tay không cầm như ý và không tự làm nắm tay, chẳng phải không có tay, vì tay vẫn bình yên đâu mất! Chỉ là tay không trụ vật ở ngoài và không tự trụ. Vậy đâu đồng như sừng thỏ, vì sừng thỏ chỉ có tên, mà thỏ không có sừng.
Cái tay có hình tướng mà người ta dễ hiểu, nên Ngài Vĩnh Gia dùng cái tay để thí dụ cái biết thức thứ 6 (tâm).
Hỏi:
 Thầy đã giải thích cái vô sở hữu rồi! Đây hỏi cách thức để giác ngộ?
Đáp:
Tất cả kiến lập thì không đúng, muốn giác ngộ thì phải hiểu cái này. Cái nghi tình là tâm pháp, không có cái gì cho mình làm mục tiêu để hiểu. Ngài Vĩnh Gia dùng phương tiện cái tay để làm mục tiêu thí dụ, tức là dùng cái hình tướng để thí dụ cái không hình tướng cho người ta dễ hiểu. Cho nên, không kiến lập cái tri.
 - Hỏi câu thoại để trả lời câu ấy là như thế nào?
 - Hỏi câu thoại là khởi lên niệm không biết, rồi nhìn chỗ không biết, nhưng chỗ không biết thì không có chỗ, không có mục tiêu để nhìn, cho nên nhìn mãi vẫn còn không biết thì vẫn còn không biết mới gọi là nghi tình, chứ mới hỏi không biết chẳng phải nghi tình.
 - Chỗ không biết là do cái tri của mình không biết chứ?
 - Chỗ này là đường đi của ý thức (thức thứ 6), mặt biết là lối tu của Như Lai thiền, mặt không biết là lối tu của Tổ Sư thiền. Mặt biết và không biết đều là nhất niệm vô minh, tất cả ở trong tương đối. Cho nên, cuối cùng phải lìa mặt không biết mới được kiến tánh.
 Dùng mặt không biết để quét sạch mặt biết (tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết), sau cùng còn nghi tình thắc mắc hoài rồi đến thoại đầu (vô thỉ vô minh). Thoại đầu là còn dính líu ý thức, tuy cảnh giới này thanh thanh tịnh tịnh không có gì. Từ thoại đầu tiến thêm một bước thì lìa ý thức, sát na lìa ý thức gọi là kiến tánh.
Nếu chưa lìa ý thức mà giữ nghi tình cũng gọi là nhất niệm vô minh. Đến thoại đầu cũng gọi là hang ổ của vô thỉ vô minh. Muốn dùng phương tiện thì chỉ giải thích được đến đây, mình phải có công phu kinh nghiệm mới được.
Hỏi:
 Dùng nghi tình để cho tâm vắng lặng, theo con nghĩ không phải Tổ Sư thiền đâu? Có rất nhiều phương pháp để làm tâm vắng lặng, chứ không phải dùng nghi tình để làm cho tâm vắng lặng. Như vậy có đúng không?
Đáp:
 Nghi tình là tự động làm tâm vắng lặng, nhưng mục đích không phải vậy!
Hỏi:
 Phương pháp của Tào Sơn như thế nào?
Đáp:
 Tào Sơn là đệ tử của Động Sơn, hai người hợp lại thành tông Tào Động. Cơ xảo của Tào Động tông mà người ta nói như người nông phu ôn hòa, tông Lâm Tế như tướng quân đánh hét. Có người hỏi vị kiến tánh (không phải tông phái Tào Động): Thế nào gia phong tông phái Tào Động?
Vị kiến tánh trả lời: Thì phải hỏi con cháu Tào Động.
Hỏi:
 Đạo Nguyên nói với Thầy là Nghĩa Tịnh: “Con nay buông xả được thân tâm”, hai thầy trò đối đáp nhau, cuối cùng Nghĩa Tịnh ấn chứng cho Đạo Nguyên được kiến tánh. Vậy như thế nào?
Đáp:
Đại Huệ làm cho những người đó được kiến tánh triệt để, nhưng trước chưa gặp Đại Huệ, chính những người đó tự cho mình đã kiến tánh, rồi ra hoằng pháp cũng được nhiều người ấn chứng. Ban đầu những người đó không phục Đại Huệ, sau này mới phục nên được kiến tánh.
Đại Huệ ngộ đến mấy lần, cách ngộ rất khó khăn. Viên Ngộ ấn chứng cho Đại Huệ và nói: “Ông ngộ đến mức này cũng hiếm có, nhưng chưa rốt ráo”. Ngài phải qua mấy lần rồi mới ngộ triệt để. Khi chưa qua những giai đoạn đó, cũng có nhiều Thiền sư ấn chứng Ngài đã kiến tánh, nhưng Ngài cũng còn có cái nghi.
Ngài nghĩ: “Nếu gặp Thiền sư Viên Ngộ ấn chứng mình kiến tánh giống như các Thiền sư kia thì sẽ về viết bài: “Vô Thiền Luận”.
Viên Ngộ nói với Đại Huệ rằng: Ông nói cũng được, làm bài tụng cũng được, nhưng ông còn thiếu một tiếng ồ!
Lúc ấy, Đại Huệ mới theo Viên Ngộ, như ban đầu nghe: “Gió mát từ phương nam” cho là ngộ, rồi gặp Viên Ngộ ấn chứng Ngài được ngộ, nhưng chưa đến chỗ rốt ráo.
Ngài phải qua mấy lần ngộ cực khổ, Viên Ngộ nói: Khi vô phòng của tôi thì được, nhưng ra thì không được; lúc ông ngồi giải đáp cho người ta được, nhưng đứng dậy thì không được.
Tại sao? Vì Ngài ngộ chưa triệt để. Lúc Ngài ngộ triệt để rồi, Ngài nói: Nếu có thật ngộ cũng không được lấy sở ngộ của mình để dạy người. Ngộ rồi phải rõ đại pháp mới có sức đại cơ đại dụng để khiến cho người khác ngộ, còn lấy sở ngộ của mình để dạy người là thiền ngâm nước chết.
Hỏi:
 Lấy cảnh giới làm sở chứng cho Tổ Sư thiền có phải không?
Đáp:
 Thấy cảnh giới là vọng không phải Tổ Sư thiền. Vì cuối cùng  là vô tu vô chứng, nếu có sở đắc là không phải. Chứng ngộ là bản tâm của mình hiện lên, không có sự bắt đầu, nên gọi là vô thỉ cũng là nghĩa vô sanh. Nếu có bắt đầu thì phải có cuối cùng, có sanh thì phải có diệt.
Dùng sự hiểu biết của mình để nghiên cứu lý sanh khởi bất cứ cái gì đều không được. Cho nên, Phật nói trắng ra là: “Không có sự bắt đầu”, nếu có bắt đầu thì phải có kiến lập. Nhà khoa học biết vật chất và năng lượng bất diệt (không hết) thì tự nhiên không sanh, không có bắt đầu.
Nhưng nhà khoa học tìm sự bắt đầu vũ trụ và sanh mạng thì tự nghịch lại với sự hiểu biết của mình. Vì vậy, họ có ra sức tìm sự bắt đầu của vũ trụ và sanh mạng thì không bao giờ được. Cho nên, người chứng quả là ngộ pháp vô sanh hay là chứng vô sanh pháp nhẫn.
Hỏi:
 Bây giờ, khoa học phối thai vô tính làm ra con người hay con vật, việc này như thế nào?
Đáp:
 Nhân đầu tiên cơ nhân là vô thỉ, họ không thể sáng tạo được. Vì có cơ nhân nên họ theo cái này để sửa đổi. Họ chỉ sửa được cái hiện tượng, hiện tượng thì không phải bản thể. Bản thể là vô thỉ vô sanh thì không có ai tạo ra được cả! Hiện tượng là sanh diệt, còn bản thể thì không sanh diệt.
 Nếu hỏi Phật Thích Ca: Bản thể là cái gì? Phật Thích Ca cũng không thể trả lời được. Khi kiến tánh thì tất cả kiến thức của thế gian đều dẹp hết, cái biết Phật tánh hiện lên, không phải là cái biết của bộ óc. Nếu dùng cái biết bộ óc để nghiên cứu tìm hiểu là sản phẩm của bộ óc thì cũng nằm trong tương đối.
Hỏi:
 Khi ngộ rồi, những tập khí làm sao sạch được hết?
Đáp:
 Những người ngộ rồi bảo nhậm dần dần dứt trừ tập khí, như Lục Tổ đã kiến tánh triệt để, nhưng phải trải qua 15 năm để dứt trừ tập khí, rồi mới có tư cách để hoằng pháp, chứ đâu phải ngộ rồi là xong! Nếu chưa ngộ thì phải dùng nghi tình để chấm dứt tập khí. Tập khí là mình ham thích cái này cái kia, vì nghi tình là không biết nên sự ham thích tốt xấu cũng không biết. Vì vậy không nổi lên niệm ham muốn.
 Dùng nghi tình để chấm dứt tập khí dần dần, đó chỉ là tạm dẹp; nếu bị kích thích thì cũng khởi niệm lên nữa. Cho nên, đến thoại đầu tiến lên lìa khỏi ý thức thì được kiến tánh.
Hỏi:
 Ở trong gia đình, con thấy tu rất khó. Sư Phụ có cách nào để dễ tu không?
Đáp:
Khó dễ là do tâm mình, nếu mình quyết tử giữ được nghi tình, tức là không có sức mạnh nào mà chặn ngang nghi tình của mình. Ví như tảng đá lớn từ trên núi cao lăn xuống không cái gì mà ngăn cản nó được.  Có vị Thiền Sư nói: “Tham thiền có sức lực như thế! Nếu 7 ngày không ngộ thì tôi sẽ bị địa ngục cắt lưỡi”.
Có vị Phật Đăng Thuần quyết tử là 49 ngày sẽ kiến tánh, ông không đứng không ngồi không nằm, mà cứ đi hoài trong nhà, đi tới lúc 2 chân sưng, mệt quá mới dựa vách tường ngủ hồi nào không hay, đến chừng thức dậy tự trách mình và đánh mình, đem tất cả đồ ra ngoài nhà và đi không gần vách tường, cuối cùng 49 ngày kiến tánh.
Bây giờ, không có ai làm được như vậy! Nếu có thống thiết sanh tử mới làm được, còn không làm được rồi cho là khó thì tự nhiên phải khó.
Hỏi:
 Thấy những cảnh giới cho là đã chứng ngộ phải không?
Đáp:
 Những cảnh giới trong kinh Lăng Nghiêm nói còn cao hơn những cảnh giới của các vị đã nói, những cảnh giới ấy là tà ma ngoại đạo. Nếu tu Tổ Sư thiền thấy những cảnh giới đều là vọng, còn người tu Tịnh Độ thấy những cảnh giới lành cho là tốt.
Hỏi:
 Thế nào thực hành tham Tổ Sư thiền?
Đáp:
Tham Tổ Sư thiền là tham công án hay tham thoại đầu. Tham là hỏi câu thoại, vì mục đích muốn đến thoại đầu, sự thật thì chưa đến. Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói, tức là chưa khởi niệm muốn nói lời nói này, mới gọi là thoại đầu. Nếu khởi niệm muốn nói, tuy chưa nói ra miệng cũng gọi là thoại vỉ (đuôi).
Nhưng mình muốn nói hay muốn hỏi thì đã khởi niệm rồi, cho nên không phải thoại đầu, nhưng mục đích muốn đến thoại đầu, mới gọi là tham thoại đầu hay khán thoại đầu. Đến thoại đầu thì 24/24 giờ ngày đêm không khởi niệm nào. Giáo môn gọi thoại đầu là vô thỉ vô minh, căn bản vô minh, chỗ đó không có gì hết vô tri vô giác. Nếu mình dùng ý thức đi đến chỗ đó là đường đi cuối cùng.
Đường đi ý thức có 2 mặt, dùng mặt biết để tu gọi là Như Lai thiền hay là Giáo môn, dùng mặt không biết (nghi tình) để tu gọi là Tổ Sư thiền hay là Tông môn. Giáo môn thì có giáo lý tu từ cấp lên, còn Thiền tông không cần học giáo lý, không có cấp bậc, từ địa vị phàm phu có thể ngộ đến Đẳng Giác.
Dùng cái biết để tu dễ bị ngoại cảnh lôi kéo, thấy cái nào vừa ý thì thích, thấy cái nào không vừa ý thì chê. Dùng nghi tình thì cảnh tốt cũng không biết, xấu cũng không biết, tốt không biết thì không thích, xấu không biết thì không chê. Cho nên, gọi là pháp thiền trực tiếp, mà lại đơn giản, không học giáo lý. Tuy không học giáo lý nhưng không trái giáo lý.
Cách thực hành tham Tổ Sư thiền là hỏi và nhìn, hỏi tham thoại đầu, nhìn là khán thoại đầu. Như hỏi câu thoại: “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Hỏi câu thoại là kích thích niệm không hiểu không biết, rồi nhìn chỗ không biết, muốn xem coi chỗ không biết là cái gì? Nhưng chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn. Cho nên, nhìn mãi không thấy gì vẫn còn không biết, cái vẫn còn không biết đó Thiền tông gọi là nghi tình.
Mặc dầu, nhìn không thấy gì nhưng vẫn nhìn, hỏi và nhìn đi song song không có cái nào trước sau thì lâu ngày phương pháp này sẽ đưa mình đến thoại đầu. Nhưng chỗ thoại đầu là nguồn gốc của ý thức, chưa lìa được ý thức, Thiền tông gọi là đầu sào 100 thước, từ đầu sào 100 thước tiến lên một bước, tức là lìa khỏi ý thức. Sát na lià ý thức là kiến tánh thành Phật. Trước kia những việc chưa giải quyết, kiến tánh triệt để thì giải quyết hết tất cả.
Bây giờ là ở trong chiêm bao, ban đêm ngủ là nhắm mắt chiêm bao, mình đang nói chuyện với nhau là mở mắt chiêm bao. Đến chừng lìa ý thức là ra khỏi chiêm bao. Ở trong chiêm bao làm thiện làm ác đều có nhân quả, lúc kiến tánh triệt để là ra khỏi chiêm bao, mà không trở lại chiêm bao, nên những nghiệp nhân nghiệp quả trong chiêm bao đều sạch hết.
Kiến tánh có 3 loại (phá Sơ Quan, phá Trùng Quan, phá Mạt Hậu Lao Quan), nhưng những người có căn cơ cao khỏi cần phải qua Sơ Quan, Trùng Quan mà thẳng tới Mạt Hậu Lao Quan. Còn người căn cơ kém thì phải phá từng Quan. Có người phá Sơ Quan rồi sau phá Trùng Quan và phá luôn Mạt Hậu Lao Quan. Có người phá Sơ Quan, Trùng Quan  rồi sau mới phá Mạt Hậu Lao Quan.
Cho nên, Sơ Quan, Trùng Quan, Mạt Hậu  Lao Quan không phải là giai cấp. Nếu là giai cấp thì phải từ cấp mà tiến lên như giáo môn là 52 cấp (Thập Tín là 10 cấp, Thập trụ là 10 cấp, Thập Hạnh là 10 cấp, Thập Hồi Hướng là 10 cấp, Thập Địa là 10 cấp và Đẳng giác, Diệu Giác, tổng cộng là 52 cấp).
 Người tham Tổ Sư thiền nếu ngộ thì đến chỗ Đẳng Giác. Tất cả pháp môn tu đến cuối cùng là gặp nhau ở Đẳng Giác, từ Đẳng Giác tiến lên Diệu Giác là quả Phật.  
 Tham Tổ Sư thiền rất giản dị, chỉ cần hỏi và nhìn; nhưng không phải hỏi trước nhìn sau, hỏi và nhìn đi song song, vì hai cái không gián đoạn, hỏi không gián đoạn và nhìn cũng không gián đoạn.
Cũng có người nói “tôi nhìn không được, vì nhìn không thấy gì?”, nhìn không được tức là đã nhìn được rồi, tại nhìn được mới không thấy gì, nếu có thấy gì thì không đúng; vì chỗ không biết thì không thấy gì, chỗ đó gọi là vô thỉ vô minh thì chẳng có cái gì cả! Chỉ lìa khỏi ý thức là ngộ, cái biết lúc đó không phải cái biết của bộ óc là cái biết của Phật tánh.
Giáo môn gọi cái biết Phật tánh là chánh biến tri. Chánh là đúng với thật tế, còn cái biết của bộ óc không đúng với thật tế; biến là phổ biến khắp không gian, khắp thời gian; tri là biết, tức là cái biết Phật tánh khắp không gian khắp thời gian, nghĩa là không có chỗ nào không biết và không có lúc nào không biết.
 Như cái biết của bộ óc nếu về thời gian, ngủ mê không biết, chết giấc không biết, thật chết không biết, tức là có lúc không biết. Còn cái biết của Phật tánh thì ngủ mê vẫn biết, chết giấc vẫn biết, thật chết vẫn biết, tức là lúc nào cũng biết. Cái biết của bộ óc có lúc biết có lúc không biết, có chỗ biết có chỗ không biết. Còn cái biết Phật tánh thì chỗ nào cũng biết.
Hỏi:
 Thế nào là chữ “KHÔNG” của nhà Phật?
Đáp:
 Không là trống rỗng, trống rỗng là không có gì hết; Tổ 14 Thiền Tông là Long Thọ Bồ Tát làm bộ Đại Trí Độ Luận nói: “Tâm như hư không vô sở hữu”, vì tánh con người thì muốn có sở hữu, như tiền, nhà cửa, tài sản,… đều muốn sở hữu của tôi. Luôn hư không cũng kiến lập hư không, cho nên có người hỏi Ngài Long Thọ: Tại sao Ngài nói hư không vô sở hữu dung nạp tất cả vật? Sao không nói hư không quảng đại vô biên dung nạp tất cả vật?
 Ngài Long Thọ nói: Hư không vô sở hữu là không có hư không thì lấy cái gì quảng đại vô biên? Nói quảng đại vô biên là kiến lập hư không rồi! Nhưng thật tế hư không trống rỗng mới dung nạp tất cả, như mặt trời, mặt trăng, đất đai, nhà cửa, núi sông, bất cứ cái gì đều ở trong này.
Tất cả dùng đều phải nhờ hư không vô sở hữu mới dùng được, như tôi đang nói và các vị đang nghe, nếu không có cái hư không vô sở hữu thì quý vị làm sao nghe được? Chúng ta nhìn nhau được cũng phải nhờ hư không vô sở hữu. Nếu không có hư không vô sở hữu thì tôi làm sao nhìn được?
Cuộc sống hàng ngày của mình, như ăn cơm, mặc áo, nói năng, tiếp khách,… đều phải nhờ hư không vô sở hữu mới làm được. Mình ứng dụng hàng ngày mà chẳng tự biết! Lại đi đoán mò nói không là cái gì… là Chơn không diệu hữu,… đó là dùng ý thức để đoán mò, tức là muốn kiến lập cái sở hữu. Nhưng sự thật nó là vô sở hữu, cái vô sở hữu là cái tâm mình.
Ngài Long Thọ lấy hư không vô sở hữu để dụ cho tâm mình. Cho nên kinh thường nói là tâm như hư không dung nạp tất cả. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả duy tâm tạo” hay nói vạn pháp duy tâm. Nhà khoa học cũng chứng tỏ năng lượng của tâm, nhưng không tin cái tâm, họ lại nói là từ trường. Kỳ thật, từ trường cũng là tâm tạo, vì cũng ở trong tâm.
Không là trống rỗng là tâm của mọi người, còn thân xác này theo kinh Lăng Nghiêm nói chỉ là một vật ở trong tâm này thôi, bất cứ vật gì cũng chỉ là một vật ở trong tâm. Nhưng ý thức có ngã chấp, chấp cái thân này cứ lo thân này. Ngài Lai Quả làm bài cứu tâm rằng: “Vì lo cái thân mà tạo nhiều tội lỗi, khi xác thân chết thì Diêm La Vương buộc tội cái tâm, chứ không buộc tội cái thân, nhưng làm tội thì cái thân làm”. Nên mình phải biết đừng có làm oan cho tâm!
Hỏi:
 Nếu tin tâm mình thì không có nhân quả phải không?
Đáp:
 Chơn tâm không có tương đối, nhưng bây giờ mình dùng vọng tâm, tức là dùng thức phân biệt thì có tương đối, nên có nhân quả. Nhưng nhân quả đó đều ở trong chiêm bao, nếu mình không chịu ra ngoài chiêm bao thì phải chịu nhân quả. Như mình đã tạo nghiệp heo thì phải đầu thai heo, tạo nghiệp bò thì phải đầu thai bò, làm sao không có nhân quả?
Khi nào mình ra ngoài chiêm bao thì mới nói không nhân quả được! Tức là không có nhân quả chiêm bao, vì lúc đó hoàn toàn là Phật tánh không có tương đối, còn nhân quả thì tương đối. Nếu mình dùng bộ óc làm sao không có nhân quả? Đã nói chiêm bao thì cần làm cái gì nữa? Nhưng phải cần, vì mình còn ở nhà chiêm bao, ăn cơm chiêm bao, mặc áo chiêm bao phải chịu nhân quả chiêm bao. Nếu phá Sơ Quan, phá Trùng Quan cũng còn ở trong chiêm bao, phá được Mạt Hậu Lao Quan thì không còn chiêm bao.
Hỏi:
 Từ trước đến giờ, trừ Phật Thích Ca ra, có ai ra khỏi chiêm bao chưa?
Đáp:
 Có rất nhiều.
 - Như Thầy nói người kiến tánh không cần ăn uống phải không?
 - Người kiến tánh đâu phải không cần ăn uống! Vì còn cái thân này cũng phải ở nhà chiêm bao, mặc áo chiêm bao. Khi nào bỏ cái thân mới khỏi ăn uống. Cái thân này gọi là xác thân, chứ không phải pháp thân, pháp thân thì khỏi ăn uống.
 Khi đã kiến tánh tuy xác thân có sanh tử,  nhưng sanh tử tự do là muốn đi thì đi, muốn ở thì ở. Có câu chuyện sanh tử tự do:
 Có Thiền Sư một mình ở trên núi, tiếng tăm truyền tới kinh thành, vua nghe sanh lòng hâm mộ, sai một đại thần lên núi, mời Thiền Sư đến kinh thành hỏi đạo thì Ngài từ chối không đi. Lần thứ nhì Ngài cũng từ chối, lần thứ ba vua giận sai vị đại thần đi mời và nói: “Nếu kỳ này mời Thiền Sư không đi thì lấy cái đầu đem về cho ta, còn không thì cái đầu của ông thay thế”.
 Đại thần nói với Thiền Sư: Tôi không dám lấy đầu của Ngài, nếu tôi không mời được Ngài, có về kinh thành thì cái đầu của tôi cũng mất, vậy xin Ngài thương tôi mà đi kinh thành một chuyến, vì vua mộ đạo mới mời mà!
 Thiền Sư nói: Đi thì đi, bây giờ ông đi trước còn tôi sau.
 Đại thần nói: Cùng đi một lượt, dọc đường tôi săn sóc.
 Thiền Sư nói: Được.
 Nói xong, Thiền Sư mới hỏi tất cả môn đồ: Bây giờ tôi muốn đi, các vị có ai theo tôi đi không?
 Có một Tăng ra nói: Con muốn theo thầy đi.
 Thiền Sư hỏi: Một ngày đi bao nhiêu dặm?
 Tăng nói: 50 dặm.
 Thiền Sư nói: Không được.
 Tăng khác nói: Con muốn theo thầy đi.
 Thiền Sư hỏi: Một ngày đi bao nhiêu dặm?
 Tăng nói: 70 dặm.
 Thiền Sư nói: Không được.
 Tăng khác nói: Con muốn theo thầy đi.
 Thiền Sư hỏi: Một ngày đi bao nhiêu dặm?
 Tăng nói: 90 dặm.
 Thiền Sư nói: Không được.
 Người này hỏi không được, người kia hỏi cũng không được. Cuối cùng thị giả hỏi: Con muốn theo thầy đi.
 Thiền Sư hỏi: Một ngày đi bao nhiêu dặm?
 Thị giả đáp: Không biết, Thầy đến đâu thì con đến đó.
 Thiền Sư nói: Được.
 Lúc đó Thiền Sư ngồi trên ghế thị tịch và thị giả đứng bên cạnh cũng thị tịch (chết), ông đại thần thấy vậy hoảng kinh, nói “oai quyền của vua dùng cho thường dân thì được, còn đối với Thiền Sư thì không được”. Vì Thiền Sư kiến tánh được sanh tử tự do.

- Có vị Thiền Sư khác nói các đệ tử rằng: Tôi vô hòm, các vị đậy nắp lại rồi đem đi thiêu.
Các đệ tử thấy vậy không dám nghe theo, cái hòm để đó hai ba ngày, các đệ tử giở nắp ra coi thì Thiền Sư ngồi dậy nói: Các vị theo tôi lâu năm mà không tin tôi! Rồi Ngài làm tiệc gọi là “tiệc trai ngu si”. Khi ăn xong, Ngài nói: “Tôi vào hòm đậy nắp lại, cứ đem đi thiêu, nếu ai mở nắp hòm ra không phải đệ tử của tôi”.

- Lục Tổ nói với đồ chúng trong Pháp Bảo Đàn: “Tôi sẽ ra đi” thì các đệ tử khóc ra nước mắt, chỉ có Thần Hội còn nhỏ không khóc. Lục Tổ quở các đệ tử khóc: “Các vị còn lo cho tôi cái gì nữa! Nếu tôi không biết chỗ đi, làm sao tôi biết để báo cho các vị biết? Các vị khóc là không phải  đệ tử của tôi”.
Tất cả các vị kiến tánh triệt để là sanh tử tự do, tại thân này như kinh Lăng Nghiêm nói là một vật trong tâm và các vật khác cũng vậy. Vì trọng cái thân này thì cái gì cũng đều lo cho cái thân, kiến tánh là tâm hiện lên, chứ không do cái thân. Cái thân này là một vật sanh diệt như những vật khác thì đâu có tồn tại! Vì chấp cái thân này nên Phật pháp mới phá ngã chấp.
Như Bát Nhã Tâm Kinh phá ngũ uẩn, phá lục căn, phá lục trần, phá lục thức. Tất cả Phật pháp là trị bệnh chấp của chúng sanh, chứ không có pháp gì gọi là Phật pháp. Nếu giảng theo ý của Phật thì người ta khó tin. Có bức thư của Thiền Sư người Mỹ gởi cho tôi, trong đó nói: “Tôi hoằng dương Tổ Sư thiền cho người Mỹ, nhưng họ không lãnh hội được, lại cho Tôi là người khùng”.
Hỏi:
 Khi tham thiền làm sao mình biết tiến bộ đến đâu?
Đáp:
 Tham thiền có nghi tình ngày đêm 24/24 giờ thì đến thoại đầu, đến thoại đầu là sắp kiến tánh. Bây giờ bắt đầu tham Tổ Sư thiền, công phu đầu tiên của mình trong một ngày đêm chỉ có 1 phút nghi tình, nếu mỗi ngày mình tiến thêm 1 phút nghi tình thì một tháng tiến được 30 phút nghi tình, một năm tiến được 6 giờ nghi tình, 4 năm được đến thoại đầu rồi sẽ kiến tánh.
 Nếu tham thiền có nghi tình một ngày tiến được ½ phút nghi tình thì 8 năm đến thoại đầu sẽ kiến tánh. Nếu tham thiền có nghi tình một ngày tiến được ¼ phút nghi tình thì 16 năm đến thoại đầu sẽ kiến tánh. Nghi tình tiến càng ít thì thời gian đến thoại đầu càng lâu, nghi tình liên tiếp thì không biết và biết hoàn toàn quét sạch.
Hỏi:
 Trong khi lúc ngồi thiền thấy một cảnh giới, thời gian sau thấy cảnh giới hiện tại như cảnh giới lúc ngồi thiền. Vậy hiện tượng đó là như thế nào?
Đáp:
 Hiện tượng đó trong kinh Lăng Nghiêm nói: “Không phải tà ma thì cũng phải ngoại đạo”. Nếu chấp hiện tượng đó thì lọt vào tà ma, nếu không chấp hiện tượng đó là cảnh giới tốt.
Hỏi:
 Thế nào là chơn tâm và vọng tâm?
Đáp:
 Vọng tâm là ý thức của bộ óc, chơn tâm là bản thể Phật tánh, cũng gọi là chơn như. Chơn tâm thì không có hình thể số lượng, kiến tánh thì chơn tâm hiện lên, bây giờ thì bị vọng tâm che khuất.
 Thí dụ vọng tâm là tướng bệnh của thân xanh, vàng, ốm, yếu. Chơn tâm là tướng mạnh của thân hồng hào. Lúc hiện tướng bệnh xanh, vàng, ốm, yếu thì tướng mạnh hồng hào không hiện ra. Vì tướng bệnh xanh, vàng, ốm, yếu che khuất. Nhưng cũng là thân này, không phải thân khác. Khi trị khỏi bệnh thì xanh, vàng, ốm, yếu cũng hết, nên tướng mạnh hồng hào thân này hiện lên, không phải thân khác.
Hỏi:
 “Suy nghĩ đến chỗ không thể suy nghĩ được, để tâm lắng vào một chỗ, tất cả tư tưởng hay tiếng động đi qua không đuổi theo nó”. Kính xin Sư Phụ khai thị?
Đáp:
 Không có một chỗ nào cả! Nếu có một chỗ thì có sở trụ, tức là có năng chiếu có sở chiếu. Tổ Sư thiền không có năng sở, không có chỗ, không có mục tiêu để nhìn, vì những người ấy không có thực hành.
 - Tại sao họ tu đều thấy cảnh giới?
 - Vì họ tu là có sở trụ nên họ hay thấy cảnh giới. Lục Tổ lấy vô trụ làm gốc. Kinh Duy Ma Cật nói: “Từ gốc vô trụ lập tất cả pháp”. Bây giờ có sở trụ cho là thiền của Tào Động thì phỉ báng Tổ, phỉ báng pháp. Nên Ngài Đại Huệ nói: “Ngàn Phật ra đời không cho sám hối”, vì dạy như thế là hại nhiều người.
Hỏi:
 Mặc chiếu là nhìn lại tâm của mình, chứ không có chỗ để chiếu. Vậy như thế nào?
Đáp:
 Câu thoại mà tôi đề ra là: “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật là cái gì?” Nếu chấp có cái tâm là trụ nơi tâm. Lục Tổ nói: “Trụ tâm khán tịnh là không phải thiền”, vì họ còn chấp thật. Tất cả đều không có tự tánh, kinh Lăng Nghiêm nói: “Phàm có lời nói đều chẳng nghĩa thật”. Nếu có pháp thật để thuyết thì sao kinh Kim Cang nói: “Không có pháp để thuyết mới thật là thuyết pháp”? Luôn cả Vô Thượng Bồ Đề cũng quét.
 Bài kệ chữ “tri” của Ngài Vĩnh Gia, lấy tịch lặng làm sở tri, chỗ này theo người ta tu cho là cao còn không được. Biết mình có năng tri mà không có sở tri vẫn không được. Chơn tâm không hình tướng số lượng làm sao để cho người ta hiểu, nên lấy cái tay để ví dụ. Như tay cầm như ý thì mất hết tác dụng của tay, cái tay tự làm nắm tay cũng mất hết tác dụng của tay.
Nếu không biết tịch lặng và không biết mình có cái biết, không phải không biết, vì cái biết rõ ràng, không đồng như gỗ đá. Như tay không cầm đồ vật ở ngoài, cũng không tự làm nắm tay, không phải là không tay, vì tay vẫn an nhiên, không giống như sừng thỏ.
Hỏi:
 Có cái sở để nhìn lại cái biết, vậy việc ấy như thế nào?
Đáp:
 “Tự biết mình có cái biết” là không có tương đối còn không được, huống là có cái sở để biết! Đã có tương đối rõ ràng rồi. Như tay tự làm nắm tay thì mất tác dụng của tay. Họ chưa đến “Tự biết mình có cái biết”, còn phải nhờ phản chiếu mới biết cái tri (biết). Tự tri không nhờ phản chiếu, đã cao hơn nhiều, nhưng lại bị chê.
Hỏi:
 Tánh là gì?
Đáp:
 Tánh là tâm mình, ai cũng biết là tâm nhưng mọi người đều không biết tâm là cái gì? Tất cả Phật pháp là nói cái tâm, Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối thượng thừa đều hiển bày cái tâm. Bây giờ biết nói tâm, nhưng tâm là cái gì thật không biết. Đến chừng kiến tánh là bản tâm hiện lên khắp không gian, khắp thời gian.
 Chữ “Phật” là nghĩa giác ngộ, không phải có một vị thần linh. Giống như trong chiêm bao thức tỉnh thì thấy tất cả trong chiêm bao không có cái gì thật. Như trong chiêm bao thấy mình lượm nhiều tiền, nhưng thức tỉnh thấy không có tiền.
 Mỗi người đều có tiền ngũ thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức). Nhãn thức biết về sắc tướng, nhĩ thức biết về âm thanh, tỷ thức biết về thơm thúi, thiệt thức biết về mùi vị ngọt đắng, thân thức biết về nóng lạnh. Năm thức này cuộc sống hằng ngày mình đang dùng. Ý thức là suy nghĩ biết buồn, vui, yêu, ghét,… tham thiền cũng phải nhờ ý thức.
 Tại sao gọi là nhắm mắt chiêm bao? Duy Thức gọi là độc đầu ý thức biến hiện, như ban đêm mình ngủ mê trên giường thì 5 thức trước ngưng hoạt động, chỉ có một mình ý thức hoạt động biến hiện thân chiêm bao, rồi biến hiện thế giới chiêm bao; thân chiêm bao tiếp xúc cái tách này biết thật chất cái tách, tiếp xúc cái bàn có thật chất cái bàn, tiếp xúc nóng biết nóng, tiếp xúc lạnh biết lạnh, thân chiêm bao cũng biết buồn, biết vui, bị người ta đánh cũng biết đau.
Giả sử, trong chiêm bao có thiện tri thức thuyết pháp rất hay, nói với người chiêm bao rằng cái này không thật, luôn cả cái thân ông cũng không thật, thân chiêm bao không tin nổi. Ông nói thân tôi không thật mà tại sao tôi biết buồn biết vui? Làm sao mà tin được! Vì lúc đó đang chiêm bao thấy cái gì cũng thật, nhưng lúc thức tỉnh mới chứng tỏ những việc trong chiêm bao không có.
Tại sao gọi là mở mắt chiêm bao? Như bây giờ tôi đang nói và các vị đang nghe là mở mắt chiêm bao. Duy thức gọi mở mắt chiêm bao là đồng thời ý thức biến hiện, đồng thời là 2 cái thức đồng thời biến hiện, nhắm mắt chiêm bao chỉ có một thức biến hiện.
Như nhãn thức phân biệt sắc tướng, tức là thấy được vật đó, nhưng phải có ý thức đồng thời nổi lên; nhĩ thức nghe tiếng cũng phải có ý thức đồng thời nổi lên. Tại sao? Nếu có nhĩ thức chỉ nghe được âm thanh, nhưng không biết tiếng gì? Nhưng phải có ý thức nổi lên mới biết tiếng già tiếng trẻ tiếng đàn ông tiếng đàn bà,… mới phân biệt rõ ràng. Nếu chỉ có ý thức mà không có nhĩù thức thì không nghe được tiếng, làm sao phân biệt? Cho nên, phải 2 thức đồng thời nổi lên mới phân biệt rõ ràng.
Mỗi người chỉ có một cái tâm, nhưng có 8 thức không phải 8 người. Một cái thức cũng là tâm tạo, hai cái thức cùng biến hiện cũng là tâm tạo. Cho nên, Phật nói: “Nhất thiết duy tâm tạo”, tức là tất cả đều do tâm biến hiện ra. Nếu do tâm tạo thì không phải thật, sự thật thì tâm không thể tạo được, bổn lai là vậy.
Phật dạy tham thiền là hiện bổn lai, chứ không phải dùng cái tâm tạo, bây giờ cuộc sống hàng ngày đều do tâm tạo là do ý thức phân biẹât sai lầm mình cho là thật, nhưng sự thật không phải thật. Cái thật là bổn lai như vậy, tức là không có ai tạo. Tâm tạo thì không phải thật nên gọi là chiêm bao. Tham thiền là muốn mở mắt chiêm bao thức tỉnh, gọi là kiến tánh thành Phật.
Hỏi:
 Tại sao tham thiền hay chán không muốn tham?
Đáp:
 Những người tham thiền thấy chán là căn cơ người ấy thấp kém, họ không phải vì giải quyết sanh tử, họ chỉ vì hứng thú mà tham thiền. Nếu vì giải quyết sanh tử, sanh tử chưa giải quyết thì phải tiếp tục tham. Những người chán là không có ý giải quyết sanh tử. Cho nên, họ chán thì phải ngưng nghĩ tham thiền.
Hỏi:
 Bộ não đã quen tìm hiểu, tham thiền không cho tìm hiểu, chỉ cho thắc mắc, như vậy không tập trung tham được có đúng không?
Đáp:
 Tham thiền không cần tập trung, khỏi cần cố gắng, chỉ là miên mật kéo dài nghi tình ngày đêm 24/24 giờ là đến thoại đầu. Nếu giữ nghi tình tăng thêm mỗi ngày 1 phút thì 4 năm được kiến tánh. Đây chỉ mượn không biết để tu là tham Tổ Sư thiền.
 Tham thiền khởi nghi tình là đường đi của ý thức đến thoại đầu, đến thoại đầu là cùng đường đi ý thức, nhưng còn dính líu với ý thức, chỗ này còn gọi là đầu sào 100 thước, tiến thêm một bước thì  sát na lìa ý thức được kiến tánh.
 Nghi tình (không biết) chấm dứt tìm hiểu biết, chấm dứt suy nghĩ biết, chấm dứt ghi nhớ biết thì đến thoại đầu sẽ được kiến tánh, tức là bản tâm hiện lên. Nếu hiểu biết là sản phẩm của bộ óc, hằng ngày mình theo thói quen dùng bộ não tìm hiểu, suy nghĩ, ghi nhớ.
Như thân mạnh khỏe thì hồng hào, thân đau bệnh thì xanh vàng ốm yếu. Nếu thân bệnh xanh vàng ốm yếu thì tìm tướng mạnh hồng hào không ra, khi trị khỏi thân bệnh xanh vàng ốm yếu thì tướng mạnh hồng hào hiện ra. Tại sao? Vì 2 tướng ấy cùng chung một thân. Ví dụ tướng bệnh là cái biết và không biết của bộ não, tướng mạnh là bản tâm hay Phật tánh.
Hỏi:
 Trong khi con ngồi thiền thì vọng tưởng hết, nhưng khi đứng dậy thì vọng tưởng trở lại. Vậy phải làm như thế nào công phu được đúng?
Đáp:
 Cách tu của cô thì không phải Tổ Sư thiền, Tổ Sư thiền không cho suy nghĩ, không được cái gì cả! Cách tu của cô là lúc ngồi thiền mới có công phu, hết ngồi thiền thì cũng theo đó mà hết công phu. Tham Tổ Sư thiền đến lúc ngộ thì vĩnh viễn không bao giờ trở lại cái khổ sanh tử. Tại sao? Nếu muôn ngàn kiếp sau mà khổ còn trở lại thì ngộ chẳng có giá trị gì!
 Tham Tổ Sư thiền không cần phải nhất định phải ngồi, đi đứng nằm ngồi đều tham thiền được. Như Lục Tổ dạy: “Đạo do tâm ngộ, chẳng phải do ngồi” và Ngài nói tiếp: “Ngồi lâu trói thân, có ích lợi gì!”.
Hỏi:
 Ngồi hay đi thì vọng tưởng làm sao bỏ?
Đáp:
 Không được có ý bỏ, nếu giữ nghi tình thì vọng tưởng tự động hết. Khởi tâm niệm muốn bỏ là tâm vọng, tức là 2 lớp vọng. Dùng nghi tình (không biết) thì không biết vọng đâu phải vọng! Tại biết nên mới biết đó là vọng, không biết làm sao vọng được?
 Dùng cái biết để tu thì bị ngoại cảnh lôi kéo là do cái biết, vì biết cái đó tốt thì ham thích, biết cái đó xấu thì chê ghét. Còn dùng cái không biết thì tốt cũng không biết, xấu cũng không biết; không biết tốt thì không ham thích, không biết xấu thì không chê ghét. Cho nên tâm mới yên tịnh.
Hỏi:
Bát Nhã Tâm Kinh có đoạn: “Vô trí diệc vô đắc dĩ vô sở đắc” và “tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa, cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề”. Vậy 2 đoạn đó như thế nào?
Đáp:
 “Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu kính Niết Bàn” của Bát Nhã Tâm Kinh. Theo tôi giảng cứu kính Niết Bàn cũng phải xa lìa, nếu chấp cứu kính Niết Bàn thì điên đảo mộng tưởng. Luôn cứu kính Niết Bàn đã xa lìa mới có tư cách đắc vô thượng Bồ Đề.
 Vô sở đắc gọi là đắc, vì có đắc thì đối với thất (mất), không có đắc thì không có thất. Tại không có tương đối, nhưng muốn thuyết cho phàm phu hiểu, nên phải dùng thế lưu bố tưởng để nói. Nếu không nói thì sao phàm phu hiểu được? Cho nên phải nói đắc, đắc nơi vô đắc.
Hỏi:
 Tại sao nổi lên một niệm lại đày lên núi Thiết vi?
Đáp:
 Đó là thí dụ nổi lên một niệm thì bị đày lên núi thiết vi, còn không nổi một niệm nào là thoại đầu. Bậc Thánh nổi niệm lên chỉ thế lưu bố tưởng, chứ không có trước tưởng. Tham thiền là không dùng 2 chữ “cho là” hay “cho rằng”, có cho là, cho rằng là cái biết của bộ óc, tức là đã có cái lý cho là vậy mới đúng hay không đúng.
Đó là tương đối, tương đối thì lọt vào biên kiến, biên kiến là lọt vào một trong năm thứ ác kiến. Nhưng người ta lọt vào biên kiến không hay, những Pháp Sư thuyết pháp lọt vào biên kiến không biết, họ nghĩ là giải theo kinh.
 Nếu giải theo kinh là làm oan 3 đời chư Phật, tức ý của Phật không phải vậy mà tự mình cho là vậy, nghĩa là đem ý mình thay thế cho ý của Phật. Ý của Phật không có ý gì hết! Mới gọi là vô trụ, nên Lục Tổ nói “vô trụ làm gốc”, kinh Duy Ma Cật nói “từ gốc vô trụ lập tất cả pháp”, lập tất cả pháp là cái dụng của tâm, vô trụ mới có cái dụng, còn có sở trụ thì không có dụng.
 Bây giờ, ở ngoài dạy đủ thứ thiền, ngoại đạo thiền, tà ma thiền, trong kinh Lăng Nghiêm nói 50 thứ ma ngũ ấm đều là thiền, mà hiện thần thông rất là quái lạ. Những người tu có thần thông chút đỉnh, nếu so với tà ma thì còn thua kém rất nhiều, họ không đủ tư cách làm tà ma, nhưng họ lại ham thần thông.
Hỏi:
 Tại sao con trâu qua song cửa sổ, đầu mình qua và bốn chân qua được, còn cái đuôi qua không được?
Đáp:
 Đây là công án để tham, tự mình hỏi: “Tại sao con trâu qua song cửa, đầu mình và bốn chân qua được, còn đuôi qua không được?” thì không hiểu nên phải phát nghi, giữ nghi này kéo dài sau này mới được ngộ. Nghi là nhân, ngộ là quả, không nghi thì không ngộ, tiểu nghi thì tiểu ngộ, đại nghi thì đại ngộ.
Cái tại sao là để cho mình phát nghi, vừa hỏi vừa nhìn chỗ không biết tại sao, tức hỏi và nhìn song song. Khi nào ngộ mới biết tại sao, bây giờ thì không biết được.
Hỏi:
 Có 84.000 pháp môn, nhưng sao Thầy chỉ có dạy 2 pháp môn là Như Lai thiền và Tổ Sư thiền?
Đáp:
 Như Lai thiền gồm có Tiểu thừa thiền, Trung thừa thiền, Đại thừa thiền. Đại thừa thiền của Trung Quốc có 4 phái: Tông Thiên Thai có Chỉ Quán thiền, tông Hiền Thủ có Pháp Giới Quán thiền, tông Duy Thức có Duy Thức Quán thiền, tông Tam Luận có Tánh Không Quán thiền. Mỗi tông phái đều có thiền riêng biệt của tông phái đó, nhưng không gọi là Thiền tông, chỉ có Tổ Sư thiền mới gọi là Thiền tông.
Vì mấy thiền kia còn có giáo lý để học, theo hiểu biết giáo lý để tu từ cấp mà tiến lên. Tổ Sư thiền chỉ chuyên thực hành, không có giáo lý, không có giai cấp, từ địa vị phàm phu ngộ tới Đẳng Giác. Ngoài Tổ Sư thiền và Như Lai thiền ra, còn có các thiền khác rất nhiều. Cho nên gọi là 84.000 pháp môn.
Tỳ Kheo Bàn Đặc Ca không có trí nhớ hay quên, nên Phật mới hỏi Bàn Đặc Ca: Bình thường ông làm gì?
Bàn Đặc Ca đáp: Quét nhà.
Phật hỏi: Quét nhà thì biết cây chổi không?
Bàn Đặc Ca đáp: Biết.
Phật bảo: Vậy cứ niệm cây chổi đi!
Rồi ông niệm cây chổi cũng được chứng quả, nên gọi ông là Tỳ Kheo cây chổi.
Trong Yếu Chỉ Pháp Hoa tôi quy nạp 84.000 pháp môn lại có 4 loại: Tham thiền là Tổ Sư thiền, niệm Phật là Tịnh Độ, trì chú là Mật tông, Giáo môn là Như Lai thiền.
Hỏi:
 Pháp thiền rất nhiều, nên mình biết thế nào là tà thiền và chánh thiền?
Đáp:
 Cái nào chấp thật là không phải chánh pháp, phá chấp thật mới là chánh pháp. Chấp thật là tà, chấp ngã là tà, phá chấp ngã là chánh. Tiểu thừa có phá ngã chấp mới chứng quả được và Đại thừa cũng vậy.
Như các vị có danh tiếng, nhưng cuộc sống của họ có ngã chấp rất nặng, họ thuyết pháp đều chấp thật thì các vị này là tà. Vì họ không hiểu được kinh điển Đại thừa liễu nghĩa, kinh Đại thừa liễu nghĩa đều phá chấp thật, nên rất dễ phân biệt. 
 Không phá ngã chấp thì không ra khỏi sanh tử luân hồi, ngoại đạo không phá ngã chấp nên họ tu đến mức cao thì cũng thành ngoại đạo.
Hỏi:
 Giả sử mình bệnh, nếu tâm mình không chấp thật, tức là cho các bệnh là giả không chữa bệnh thì có được không?
Đáp:
 Nếu mình cho là giả thì cũng chấp thật giả. Lòng tin của mình mạnh có sức đề kháng của cơ thể thì tự động nó trị bệnh. Việc này tôi có sự thật là ở Việt Nam tại Cần Thơ, một ông phát minh vẽ cảnh in trên vải, chỉ duy nhất ông làm được, vì vậy ông được làm giàu. Thời gian sau ông lại phát bệnh lao, thân người ốm không còn trí nhớ. Chính không còn trí nhớ, ông lại hết bệnh lao và thân hình mập.
 Mình có trí nhớ, nhưng dùng nghi tình để chấm dứt tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết. Kháng thể của thân mình có thể tự trị được, nhưng y học truyền thống phá hư sức đề kháng, làm cho sức đề kháng tiêu mòn không đủ sức đề kháng nên bệnh mới xâm nhập. Người ta gọi bệnh này là bệnh văn minh.
Hỏi:
 Quy y Phật, Pháp, Tăng là như thế nào?
Đáp:
 Quy y Phật là quy y tự tánh Tam bảo, tức là trong tâm sẵn có. Cho nên, kinh nói tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng, chứ không phải quy y Phật ngoài, Pháp ngoài. Pháp Bảo Đàn có giải thích, cái nào cũng thật tế không có đoán mò.
 Quy y Phật mà còn quy y tà ma ngoại đạo thì phá quy y Phật, tức là không giữ giới quy y Phật. Quy y Pháp mà còn xem kinh điển ngoại đạo có những tư tưởng ngoại đạo thì phá quy y Pháp, quy y Tăng cũng vậy, Tăng là hòa hợp chúng. Cho nên, kinh nói là tự quy y, chứ không phải quy y bên ngoài.
Hỏi:
 Nếu quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới mà không giữ được thì sao?
Đáp:
 Nếu quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới mà giữ không được thì phạm giới, nên phải xả giới. Người cư sĩ thọ ngũ giới muốn xả giới chỉ nói với một người ngũ giới là: “Bây giờ tôi không giữ được ngũ giới, chứng minh cho tôi để xả giới”, nói như vậy là được. Sám hối cũng nói với người đồng giới hay cao hơn rằng: “Tôi đã phạm giới, nay chứng minh cho tôi được sám hối”. Đó là sám diệt tội phá giới, qua sự sám hối thì tội phá giới hết.
Hỏi:
 Có người truyền tam quy ngũ giới cho người, rồi cho người đó thuộc đệ tử của mình, vậy có đúng không?
Đáp:
 Việc đó là tăng cường ngã chấp, người thầy đó là đại diện cho Tam Bảo để truyền tam quy ngũ giới cho người ấy, chứ đâu phải là đệ tử riêng của ai! Bây giờ quy y là quy y thường trụ Tam Bảo, vì thường trụ Tam Bảo thấy được, tức là dùng tượng Phật để tiêu biểu cho Phật bảo, dùng kinh Phật để tiểu cho Pháp bảo, hiện tiền Tăng Ni tiêu biểu cho Tăng bảo.
 Tại sao muốn quy y Tam Bảo? Là muốn đạt đến giác ngộ giải thoát tất cả khổ. Nhưng muốn giác ngộ được giải thoát thì phải nhờ Phật bảo, vì chữ “Phật” là giác ngộ. Đến chỗ giác ngộ thì phải có phương pháp, phương pháp đó gọi là Pháp bảo, cũng như tu Tổ Sư thiền là một phương pháp của Pháp bảo do Phật dạy. Có Phật bảo, có Pháp bảo, vậy có ai trực tiếp dạy chúng sanh? Tăng Ni thay mặt cho Phật bảo và Pháp bảo trực tiếp dạy chúng sanh.
 Nhờ Tăng bảo thường trụ dạy cách thực hành rồi mới ngộ được tự tánh Tam Bảo, tức là tự tâm mình đầy đủ Tam bảo.
Hỏi:
 Chúng con tham thiền, nếu có người đồng tham lâm chung thì chúng con phải làm sao?
Đáp:
 Nếu vậy thì tụ lại tham thiền, tùy duyên đừng làm chướng ngại sự tu là được.
Hỏi:
 Nếu những vùng không có Ni để xuống tóc cho người nữ muốn xuất gia, mà chỉ có Tăng thì việc ấy làm thế nào?
Đáp:
 Mình phải biết tại sao Phật Thích Ca nói như thế này? Tánh giới thì không được vi phạm, còn giá giới là tùy theo phong tục địa phương đó có thể sửa đổi, chứ không phải giới luật chết. Như Tu Sĩ ở Ấn Độ làm ruộng thì phạm giới, Tu Sĩ ở Trung Quốc làm ruộng thì giữ giới. Vì ở Ấn Độ, Tu Sĩ đã quen đi khất thực, nếu làm ruộng thì Phật tử không chịu, còn Tu Sĩ ở Trung Quốc đi khất thực thì Phật tử chê là con sâu ăn gạo, trái lại Tu Sĩ trồng trọt để ăn thì  người ta khen ngợi.
 Tánh giới cũng có giới khai giá trì phạm, cũng tùy theo trường hợp, không phải như những giới điều chết của các tôn giáo khác, còn giới của nhà Phật thì có linh động. Nếu giữ y giới luật gọi là chấp thì không nên mặc áo ăn cơm.
Hỏi:
 Ai là người đầu tiên khởi xướng Tổ Sư thiền?
Đáp:
 Hiện kiếp là do Phật Thích Ca khởi xướng, nhưng vô lượng Phật đã khởi xướng trước. Nói khởi xướng thì cũng không phải. Tại sao? Vì là vô thỉ, nên không có cái nào khởi xướng được. Không những Tổ Sư thiền không có khởi xướng, mà tất cả vũ trụ vạn vật đều không có khởi xướng, chúng sanh không thể khởi xướng, thế giới không thể khởi xướng, không có cái gì khởi xướng. Cho nên, mới gọi là vô thỉ, vô sanh.
 - Pháp thoại đầu có Tổ Sư nào sáng lập ra phải không?
 - Thoại đầu còn gọi là vô thỉ vô minh, vô thỉ là không có bắt đầu sao còn nói bắt đầu được? Cho nên, Phật mới nói trắng ra là vô thỉ, vô sanh. Người chứng quả là ngộ pháp vô sanh, chứng vô sanh pháp nhẫn. Tất cả đều ở chính giữa, mà không có bắt đầu và không có cuối cùng.
 Pháp thoại đầu cũng có thể bắt đầu từ Lục Tổ, Lục Tổ hỏi Hoài Nhượng: Vật gì đến như thế?
Hoài Nhượng sau 8 năm mới ngộ và trả lời với Lục Tổ rằng: Nói là một vật thì chẳng đúng.
Thời gian 8 năm Hoài Nhượng đã tham “vật gì đến như thế?” Mặc dầu, cơ xảo cũng là thoại đầu, công án của Phật Thích Ca cũng là thoại đầu.
Hỏi:
 Có phải tham thiền khi đi dễ hơn ngồi, nếu vậy chỉ có lúc đi mới tham được thì lúc ngồi làm thế nào?
Đáp:
 Ngài Lai Quả nói: “Động thì không động đến công phu của mình, tịnh cũng không tịnh tới công phu của mình”, tức là không bị động tịnh chi phối làm ảnh hưởng đến công phu. Bất cứ động tịnh đều phải có công phu, cũng có nhiều người lúc tịnh tham không được, lúc chạy xe máy lại tham được, nhưng phần nhiều thích tịnh hơn động. Thích tịnh không được, thích động cũng không được. Cho nên, động tịnh đều không bị ảnh hưởng mới được, việc đó tập lâu sẽ thành thói quen.
 Nếu buồn ngủ thì mở mắt to, mở mắt mà còn buồn ngủ thì đi rửa mặt hay đi kinh hành, tìm việc làm.
 - Theo con thấy tham thiền là sự hoạt động chứ không phải tịnh phải không?
 - Phải rồi, Lục Tổ nói: “Tất cả chẳng có tịnh”, bây giờ cơ thể mình đang động, cái bàn cũng đang động, trái bôm này cũng đang động, không có vật nào mà tịnh cả! Mà động thì phải biến đổi, nên mặt mũi mình biến đổi lúc nào mình cũng chẳng biết; tưởng là nó như vậy, nhưng sự thật nó biến đổi từng sát na. Chỉ có Phật tánh không động không biến, nên mới tồn tại vĩnh viễn.
Hỏi:
 Con không giữ được nghi tình nên đổi câu thoại khác được không?
Đáp:
 Không được, không giữ được nghi tình thì tạm niệm câu thoại cũng được. Bởi vì, cái không biết của câu thoại là nghi tình, chứ không phải ngoài không biết có nghi tình. Nghi tình là không biết, tức là không biết của ý thức. Tại thói quen hàng ngày của mình dùng cái biết để đối phó, như chư Tổ nói cái biết của ý thức như con khỉ nhảy qua nhảy lại trên cây, nên phải dùng nghi tình buộc nó.
Hỏi:
 Trước khi khởi nghi tình thì mình phải có cái tịnh phải không?
Đáp:
 Không phải, Lục Tổ đã nói không có tịnh. Mặc kệ cho đầu óc tán loạn, mình cứ giữ nghi tình. Lúc đang giữ nghi tình thì đầu óc cũng hoạt động vậy! Tức là có một niệm không biết. Nếu dùng một niệm biết thì dễ bị ngoại cảnh lôi kéo.
Như thấy đẹp thì thích, thấy xấu lại chê. Còn dùng niệm không biết nên thấy đẹp không biết làm sao thích? Dùng niệm không biết, thấy xấu không biết làm sao chê? Cho nên, gọi là pháp thiền trực tiếp, dễ tu hơn các pháp thiền khác, nhưng lại khó tin.
Hỏi:
 Tập tu có nghi tình thì khó, nhưng nghi tình được rồi làm sao bỏ nghi tình?
Đáp:
 Cần giữ nghi tình, không thể bỏ được, khỏi cần bỏ, đến lúc kiến tánh là nghi tình bị phá, tức là chỉ phá một cái thì tất cả đều phá, tất cả vũ trụ vạn vật cái nào cũng đều biết rõ. Nếu có một chút không biết là còn nghi. Nghi tình bị phá gọi là đốn đoạn nghi căn, nghĩa là gốc nghi được chấm dứt.
 Bây giờ bộ óc nhận biết được đều không đúng thật tế, nên Phật Thích Ca dạy chấm dứt tìm hiểu, suy nghĩ, ghi nhớ của bộ óc để cho Phật tánh hiện lên. Nhưng thói quen của mình lâu đời khó chấm dứt được, vì thế phải có phương tiện đó, gọi là tham thọai đầu hay tham công án.
 Phật nói: “Tất cả đều do tâm tạo”, mà khoa học hiện nay chứng tỏ được. Như có cuốn phim dùng để chụp hình toàn diện, chụp rồi không thấy hình gì hết, cũng như chụp bình hoa nhưng không thấy bình hoa, khi qua quang tuyến thì hiện lên bình hoa, cái ấy không kỳ lạ. Tấm phim này cắt thành 2 tấm có 2 bình hoa, cắt thành 4 tấm có 4 bình hoa, cắt làm 8 tấm có 8 bình hoa, tức là mỗi miếng đều có bình hoa.
 Vì khắp không gian nên không có vị trí, bản thể tâm khắp không gian thì tất cả do tâm tạo cũng khắp không gian. Máy computer sử dụng mau lẹ trên khắp thế giới là do bản tâm mình đã vậy. Cho nên, chứng tỏ vạn pháp duy tâm rõ ràng.
Hỏi:
 Khi tập tham thiền mà đầu óc tán loạn thì nghi tình nổi lên, không biết mình thật sự có nghi tình không?
Đáp:
 Mới đang tập thì vọng tưởng và nghi tình xen lộn với nhau, nhưng vọng tưởng mạnh hơn nghi tình, khi đang tập tham không thấy nghi tình mà thấy vọng tưởng; đến một lúc sau vọng tưởng bớt thì có hôn trầm, qua khỏi giai đoạn hôn trầm lúc đó mới thấy nghi tình (không biết). Tuy là không biết nhưng tự động làm việc được.
Hỏi:
 Có phải tham thiền giống như niệm Phật rõ ràng không?
Đáp:
 Tham thiền khác hơn niệm Phật rõ ràng, cái này là không biết, mà Thiền tông hình dung như thùng sơn đen, đen tối không cần rõ ràng, chỉ cần miên mật, tức là nghi tình được kéo dài.
 Rõ ràng tức là biết, cái này không biết, thành ra không có rõ ràng. Nếu câu hỏi nhanh thì cái nhìn cũng nhanh, nhìn với hỏi phải đi song song không có trước sau. Những hiện tượng cảm thấy nhanh cũng không cần biết tới, chỉ cần giữ nghi tình, một thời gian quen thì những cảm giác lặng xuống.
Hỏi:
 Mình có thể đổi câu thoại đầu được không?
Đáp:
 Có thể đổi câu thoại đầu được, nhưng cứ đổi luôn làm cho câu thoại đầu không được quen thuộc, nên không thể tự động khởi lên, quen rồi mới tự động.
Như tập xe máy, ban đầu 2 tay vịn cũng ngã, tập một thời gian thì 2 tay vịn không ngã, tập một thời gian nữa thì buông tay không ngã, tập một thời gian nữa thì quẹo cũng không cần tay. Nếu người ta tập thêm nữa, một bánh cũng chạy được. Khi quen thuộc thì nó tự động dần dần, còn thay đổi hoài thì khó tự động.
Hỏi:
Vậy lúc câu thoại đầu quen thuộc mình còn hỏi câu thoại đầu nữa không?
Đáp:
 Lúc câu thoại đầu quen thuộc mà không hỏi câu thoại thì không được, hỏi câu thoại chừng nào đến thoại đầu thì câu thoại tự mất. Bây giờ chưa đến thoại đầu nên cứ hỏi và nhìn liên tục. Khi đến thoại đầu, có muốn nổi vọng tưởng lên cũng không nổi lên được, tức là sắp kiến tánh. Chưa đến thoại đầu thì câu thoại  không được bỏ.
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Vượt Giá dung che ai het mot thoang nho que xua bÃƒÆ Lễ húy nhật lần thứ 35 của cố mß ni chuong viii sau la thu va cuoc khung hoang cua nen ペット葬儀 おしゃれ để không uổng một kiếp người 不空羂索心咒梵文 mua xuan va dat me ý nghĩa của hai từ cảm ơn çn 放下凡夫心 故事 Vu lan xa mẹ hÏi Khà 白骨观 危险性 mẠt ban co tin học biet dung lai o phuoc minh co duoc Mắt Phật ở Lumbini Sách chon ly cam nang khat si ngua hang ngu phat tu thuong duoc chia la phat tu tai sơ lược sự khác biệt giữa thiền nữ vi sao but chi co tay giai phap van nan cho bao luc gieo hat tuu tam テス sau hoà La suy ngam ve loi phat day qua cuoc doi bac si tu thien lá ÿ 鼎卦 tàu Thể dục giúp ngừa tăng cholesterol ở nam nghiep bao gioi thieu tong quat phan 1 con động Thêm nen niem a di da hay a mi da Món chay tháng giêng nghĩ về bài kệ trong kinh kim cang nghia kinh ua le Phật giáo Thiền chữa trị thân tâm Chùa Vĩnh Nghiêm Nụ cười Phật đản sanh trải LÃƒÆ chùm thơ bông xã muộn phiền của thuan cậu sửa quét CẠviết nghĩa minh ni tự