.
Hoà Thượng DUY LỰC Khai thị
CUỐI CÙNG TẠI HOA KỲ
TT. Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
Mục Lục
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Hỏi:
 Hỏi câu thoại cần phải chú ý mới có nghi tình, hỏi câu thoại không chú ý không có nghi tình. Vậy phải không?
Đáp:
 Tham thiền không cần tập trung tinh thần và không cần cố gắng. Bây giờ tôi hỏi cô: Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật là gì? Biết không? –Không biết.
 “Không biết” là đúng rồi, làm sao không có nghi tình? Không biết là có nghi tình thì cú thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư đều  không biết. Nếu biết cú thứ nhất thì biết cú thứ nhì, cú thứ ba, cú thứ tư với biết tất cả. Nếu có cái sợ cũng là biết, nên phải vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ, cứ giữ nghi tình miên mật thì tất cả cái gì đều không biết.
Hỏi:
Khi hỏi câu thoại mà trả lời không biết thì có đúng không?
Đáp:
Trả lời “không biết” là tôi dạy như vậy để cho các vị biết, chứ đâu cần phải trả lời! Vừa hỏi vừa nhìn, tức là ý thức có thắc mắc không biết làm cho mình khó chịu.
 Nếu có biết là nghịch với nghi tình, nghi tình không thể hình dung được. Tôi muốn dạy cho biết nghi tình thì tôi mới nói là không biết. Tôi không nói làm sao người ta hiểu nghi tình là gì? Nhưng cái không biết này khác hơn không biết của người ngủ mê, không biết của người chết giấc, không biết của người bệnh tâm thần.
 Có thắc mắc không biết khó chịu là đúng, mà muốn tìm thì không được, vì có nghi tình là chấm dứt tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết. Tất cả cái biết của bộ óc chấm dứt là do có nghi tình. Nếu có đi tìm là ý thức hoạt động muốn biết, tuy ý thức hoạt động nhưng chỉ hoạt động mặt không biết. Mặt biết là tu Như Lai thiền, mặt không biết là tu Tổ Sư thiền. Bây giờ cứ giữ mặt không biết.
Hỏi:
Mặt không biết này có phải xác định là không biết chăng?
Đáp:
Biết xác định hay biết không xác định thì không có cái nào xác định được! Bây giờ mình cứ dùng thói quen từ lâu đời để nghiên cứu tìm hiểu là sai lầm. Tham thiền là giữ nghi tình (không biết), không phải để nghiên cứu tìm hiểu như là khoa học hay triết học.
Hỏi:
 Thế nào là Tổ Sư thiền?
Đáp:
 Tổ Sư thiền là do Phật Thích Ca truyền Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp, rồi sau này từ Tổ từ Tổ truyền xuống, truyền đến ngày nay, nên gọi là Tổ Sư thiền. Mặc dầu, Phật Thích Ca truyền nhưng không phải Phật Thích Ca bắt đầu truyền. Phật Thích Ca tự nói là vô thỉ (chẳng có bắt đầu), nên Phật Thích Ca nói: “Pháp của tôi thuyết là pháp bản trụ”.
 Tuy lời nói của chư Tổ có khác, nhưng ý của các Ngài không khác, vì pháp bản trụ vốn bản lai như vậy. Cho nên, gọi là Như Lai đúng như bản lai.
Hỏi:
 Lo lắng có phải là chấp ngã không?
Đáp:
 Đó là chấp ngã hay không tin nhân quả, nếu tin nhân quả thì khỏi lo. Chủ yếu không tin tự tâm hoặc tin tự tâm chưa đầy đủ. Bác sĩ của các nước Aâu Mỹ nghiên cứu các thức ăn có ảnh hưởng đến tánh tình con người. Nếu sửa lại thức ăn thì tâm cũng được an ổn tự chủ, nên không bị hoàn cảnh lôi kéo thì ít lo lắng.
 Thức ăn có quan hệ đến bệnh hay tánh tình, chỉ cần đổi thức ăn thì những bệnh ung thư, tiểu đường cũng có thể hết. Nhưng không phải lâu hết bệnh, mà chỉ vài tuần hay một hai tháng bệnh hết. Những bệnh đó mà các bác sĩ đã chạy, chỉ cần đổi thức ăn là trị hết bệnh.
Hỏi:
 Nếu làm vườn có giết những côn trùng như con giun con dế, nhưng lúc đó tâm tham thiền không có nghĩ giết hay không giết thì nhân quả như thế nào?
Đáp:
 Tham thiền có nghi tình ngày đêm 24/24 giờ thì mới khống chế tâm, còn biết thì phải có nhân quả. Những người theo tôi học thiền đã lâu năm, nghe tôi nói nặng một câu cũng còn không chịu nổi, làm sao khống chế tâm được? Nếu khống chế tâm không được thì không khỏi bị cảnh lôi kéo.
 Sức tâm của con người nói theo khoa học là từ trường, tức là năng lượng của tâm thì hơn năng lượng thực vật. Tâm mình chuyển xuôi thì nó xuôi, muốn ngược thì nó ngược. Vì sức thực vật yếu hơn tâm mình thì nó phải theo tâm mình. Khi nào khống chế tâm mình được là không nổi niệm thì mới tùy theo sức thực vật.
 Người chứng sơ quả thì sâu bọ tự tránh xa, cuốc đất không bị sát sanh. Nhưng người tham thiền hiện nay chưa làm được đến mức đó, rõ ràng sự thật đã chứng minh.
Hỏi:
 Nghi tình chưa đầy đủ thì tâm chấp thật vẫn còn, kính xin Sư Phụ khai thị thêm?
Đáp:
 Tham Tổ Sư thiền không cần tập trung tinh thần, không cần cố gắng, chỉ cần miên mật. Tôi thí dụ: Bắt đầu 1 phút nghi tình, mà mỗi ngày tăng thêm 1 phút nghi tình thì 1 tháng tăng được ½ giờ nghi tình, 1 năm tăng được 6 giờ nghi tình, 4 năm tăng 24 giờ trong ngày đêm là đến thoại đầu, đến thoại đầu là sắp kiến tánh.
 Nếu mỗi ngày tăng ½ phút nghi tình thì 8 năm đến thoại đầu sẽ kiến tánh. Nếu mỗi ngày tăng ¼ phút nghi tình thì 16 năm đến thoại đầu sẽ kiến tánh. Các thiền khác tập trung tinh thần cố gắng, còn Tham Tổ Sư thiền khỏi cần tập trung tinh thần cố gắng, chỉ tiếp tục kéo dài nghi tình không cho gián đoạn.
 Nhưng bây giờ tham thiền hay gián đoạn nghi tình, vì ban đầu mình mới tập tham là do tập khí lâu đời nổi lên thì vọng tưởng và nghi tình xen lộn lẫn nhau, chỉ thấy vọng tưởng mà không thấy nghi tình, dần dần vọng tưởng bớt mới thấy nghi tình. Lúc thấy có nghi tình hay buồn ngủ, trải qua giai đoạn buồn ngủ có thể vài tháng hoặc một năm được tiến lên. Vì quá trình tham thiền đều phải qua con đường này.
Hỏi:
 Kính xin Sư Phụ ví dụ trong động có tịnh?
Đáp:
 Cái bàn này  có 2 thứ động:
- Quả đất xoay xung quanh mặt trời mỗi giờ là 180.000 km.
- Mỗi hạt nguyên tử ở giữa có một trung tử, chu vi có nhiều điện tử đang xoay, tốc độ rất nhanh, nhà khoa học tính ra tốc độ nó xoay 1/3 cho đến ½  tốc độ ánh sáng. Tốc độ ánh sáng mỗi giây đi 300.000 km. Nhưng mình thấy cái bàn đang tịnh, mà lại cũng đang động, nó đang động nhưng cũng đang tịnh. Bây giờ không thể nói nó đang tịnh hay động đều cũng không được, vì động tịnh là tương đối.
Tất cả bản lai của pháp bản trụ vốn như thế, chứ không phải có ai sai khiến làm như vậy. Nhà khoa học nói thiên nhiên, tự nhiên; thiên nhiên, tự nhiên đó là chế tạo, chứ không phải là thiên nhiên thật, tự nhiên thật, chỉ có Phật giáo hay Phật Thích Ca mới biết thiên nhiên thật, tự nhiên thật.
Kinh Lăng Nghiên Nói: Không phải nhân duyên, cũng không phải tự nhiên”, còn tự nhiên của bản lai là pháp bản trụ, không có bắt đầu và không có cuối cùng, nên không có sanh khởi. Cho nên, người chứng quả ngộ pháp vô sanh, chứng vô sanh pháp nhẫn.
Nhưng nhà khoa học lại muốn tìm sự bắt đầu của vũ trụ và sanh mạng! Còn Phật biết các pháp không có thể bắt đầu và cuối cùng. Vì lý do bắt đầu không thể thành lập là do không có nhân đầu tiên. Nhà khoa học tìm nhân đầu tiên không ra rồi cho là tự nhiên.
Nhưng sự thật chứng tỏ tự nhiên không được, nếu tự nhiên thì không cần nhân duyên. Như con gà không cần trứng nở ra, trứng gà khỏi cần con gà sanh ra. Sự thật trứng gà là do con gà sanh ra, con gà thì trứng gà nở ra. Tất cả đã chứng tỏ không phải tự nhiên.
Hỏi:
 Khi nghi tình khởi lên là mình biết có nghi tình, vậy có được không?
Đáp:
 Không được, đang tập tham thiền thì được; nhưng sự thật cái biết là không phải nghi tình, nghi tình là không biết.
 - Khi mình khởi câu thoại lên thì mình biết rồi phải không?
 - Phải rồi, bây giờ mình đang tập thì biết khởi lên câu thoại, đến chừng miên mật thì quên cái biết.
 - Nếu quên cái biết làm sao mình biết nghi tình?
 - Đâu cần biết nó! Như cô Hằng Thiền không cần biết nghi tình, lại cắt xong cái áo. Nhưng ban đầu, người ta đến may, cô phải biết đo thước tấc rồi ghi vô sổ. Khi đang cắt vải thì nổi lên nghi tình cô không biết, mà làm xong công việc dùng óc.
 - Trong sở con tham thiền và làm việc từ sáng đến chiều, đến chừng nhớ thì công việc vẫn xong. Vậy có nghi tình phải không?
 - Phải rồi, làm như vậy là có nghi tình, đến chừng nhớ lại mới biết, lúc đang tham thiền thì không biết, không biết mới làm xong công việc.
 - Ngồi thiền biết mình ngồi thiền phải không?
 - Phải rồi, ban đầu mình phải biết, như  cô Hằng Thiền ban đầu cũng phải biết đo thước tấc rồi ghi vào sổ, đến chừng cắt nửa chừng nổi lên nghi tình mà cô cũng không biết, vì cô đã tập tham lâu năm, nên nghi tình đã tự động thì làm việc không qua bộ óc.
 - Như mỗi ngày con đến đây ngồi thiền, con biết con đang ngồi khởi nghi tình lên, cần làm như vậy hay để tự nhiên?
 - Mình để tự nhiên không cần biết gì hết, vọng tưởng nổi lên cũng không biết, nghi tình có hay không cũng không biết, cứ hỏi và nhìn đi song song là được thì nó sẽ tự nhiên. Nếu dùng tâm để ý để biết là nghịch với tham thiền.
 - Nhiều khi con làm không biết đúng hay sai?
 - Nếu biết đúng biết sai cũng là biết, vì đúng với sai là tương đối. Pháp thì vô thỉ vô sanh, làm sao có đúng sai!
Hỏi:
 Phật pháp là một đạo đi ngược dòng phải không?
Đáp:
 Phật pháp không có đi ngược dòng hay xuôi dòng gì cả! Vì Phật pháp là pháp bản trụ, vốn là vậy. Tất cả do tâm tạo, vì tâm tạo nên có khác. Nếu tâm mình không tạo thì bản trụ không có khác, cho nên gọi là bất nhị.
Bây giờ mới phát minh cách chụp hình, như cái tách này, khi lấy ra xem thì không có cái tách, nó chỉ có những lằn ngang. Qua ánh sáng phản xạ của khoa học thì mới hiện ra cái tách, rồi đem cái phim này cắt thành hai thì hai bên đều có cái tách này, rồi cắt thành bốn thì bốn miếng đều có cái tách,… chứng tỏ nó không có vị trí nhất định.
Cho nên, bản thể của tâm khắp không gian khắp thời gian, không có chỗ để chỉ. Nếu có vị trí nhất định, đem phim của cái tách cắt thành hai thì mỗi bên chỉ có nửa cái tách hay đem cái phim cắt làm bốn thì mỗi miếng phim chỉ có ¼  cái tách. Chứng tỏ là không có vị trí nhất định.
Hỏi:
 Khi tu Tổ Sư thiền có bị gió nghiệp thổi không?
Đáp:
 Hòa Thượng Phật Ấn và Tô Đông Pha là bạn với nhau, Tô Đông Pha giải ngộ làm bài thơ “Tám ngọn gió thổi không lay động”, nghĩa là 8 thứ (lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) không làm lay động tâm. Hai người ở cách nhau sông Dương Tử, khi Tô Đông Pha làm bài thơ ấy xong gởi cho Hòa thượng Phật Ấn xem. Hòa Thượng Phật Ấn xem xong rồi viết trong thư đó: “địt địt” gởi lại cho Tô đông Pha.
 Tô đông Pha đọc thư trong lòng thấy rất giận, muốn qua Hòa Thượng Phật Ấn hỏi tại sao có ý khi dễ? Khi qua đến cửa phòng của Hòa Thượng Phật Ấn thấy hai hàng chữ dán trên vách:
Tám ngọn gió thổi chẳng lay động,
Chỉ hai chữ địt bay qua sông.
Tô Đông Pha thấy vậy mắc cở âm thầm ra về. Cho nên, thật tế thì khác, khi nói được nhưng không làm được.
Lời khai thị:
Tất cả kinh của Phật để hiển bày cái tâm, nhưng tâm là danh từ không thể nói được và tâm là cái gì không ai biết, không những phàm phu đã không biết, luôn cả Phật Thích Ca cũng không biết. Tại sao Phật đã chứng chơn tâm rồi còn không biết? Vì chơn tâm là bất nhị, không có đối đãi, tức là không có năng biết và sở biết.
Biết là chơn tâm tự biết, không có người khác biết nó. Nếu Phật Thích Ca biết thì nó thành sở biết, có sở biết thì không phải chơn tâm. Phật Thích Ca tức là chơn tâm, chơn tâm tức là Phật Thích Ca. Cho nên, không kiến lập cái biết, vì cái biết đó sẵn sàng.
Hệ thống thần kinh (bộ não) gồm có 2 mặt: Dùng mặt biết để tu gọi là Như Lai thiền, dùng mặt không biết để tu gọi là Tổ Sư thiền. Hiện nay tôi hoằng dương Tổ Sư thiền, ví dụ như  trên đầu cây viết là thoại đầu, ở dưới cùng cây viết là thoại vỉ. Khi bắt đầu tham thiền là từ thoại vỉ đi đến thoại đầu, tức là đã rời thoại vỉ, đang đi ở giữa đường.
Tham thiền là không biết của bộ não để chấm dứt cái biết của bộ não (tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết), 3 cái biết này chấm dứt hết thì đến thoại đầu. Đến thoại đầu thì sắp kiến tánh, có thể một phút sau kiến tánh, cũng có thể ở trong một tháng kiến tánh, chứ không có lâu kiến tánh.
Có người hỏi: Tham Tổ Sư thiền là dùng cái không biết để tu, khi đến thoại đầu thì sắp kiến tánh, sắp biết phải không?
 Tôi nói: Không phải, không được nói là sắp biết.
 Người ấy nói: Nếu không được sắp biết, vậy thì giống như gỗ đá sao? 
 Tôi nói: Không phải, vì cái biết chơn tâm không có sanh diệt, không bao giờ ngưng. Nếu ngưng rồi biết lại mới gọi là sắp biết. Nó không ngưng làm sao nói sắp biết?
Nhưng người hỏi không hiểu, nên tôi đổi câu khác. Trời gần sáng, mặt trời sắp chiếu được không? Không được. Mặt trời không thể nói sắp chiếu! Tại sao? Tại mặt trời đâu có ngưng chiếu, mà nói mặt trời sắp chiếu? Như đêm hôm không thấy mặt trời thì đâu có thể nói mặt trời ngưng chiếu! Vì nó bị che khuất bởi trái đất. Mặt trời luôn luôn lúc nào cũng chiếu.
 Cái biết chơn tâm của mình cũng vậy, nó không bao giờ ngưng biết, không thể nói là sắp biết! Không dùng được cái biết chơn tâm vì nó bị che khuất. Vậy chơn tâm bị cái gì che khuất? Nó bị cái biết và cái không biết của bộ não che khuất. Cho nên, Phật Thích Ca dạy tham thiền là để dẹp những cái che khuất của bộ não.
 Đến thoại đầu thì vẫn còn cái không biết của bộ não, đến lúc kiến tánh thì cái không biết này cũng chấm dứt luôn, gọi là phá vô thỉ vô minh (không biết của bộ não), lúc đó toàn diện chơn tâm hiện ra, diệu dụng khắp không gian khắp thời gian, tức là khắp không gian thì không có chỗ, khắp thời gian thì không có lúc. Nếu có chỗ để chỉ thì không cùng khắp không gian, có lúc để chỉ thì không cùng khắp thời gian.
 Kinh Lăng Nghiêm giải thích “chơn tâm tồn tại vĩnh viễn”: 
Vua Ba Tư Nặc hỏi Phật: Xưa kia ngoại đạo hỏi Phật “con người khi sau chết tất cả đều mất không còn cái gì phải không”?
 Phật nói: Không phải. Cái nào có lay động phải biến đổi, có biến đổi thì chết mất không còn; còn cái nào không lay động thì không biến đổi, không biến đổi làm sao chết mất? Nên nó tồn tại vĩnh viễn. Vậy vua biết có cái không chết mất không?
 Vua nói: Không biết.
 Phật nói: Để tôi nói cho vua biết.
Phật dùng tay để đối đáp với A Nan, tay Phật nắm buông rồi hỏi A Nan: Ngươi có thấy tay ta nắm buông không?
 A Nan đáp: Thấy tay Phật nắm buông.
 Phật hỏi: Thấy tay ta nắm buông hay tánh thấy của ngươi nắm buông?
 A Nan nói: Tay của Phật nắm buông, còn tánh thấy của con đâu có lay động mà nói nắm buông!
 Tay của Phật nắm buông, sau khi chết thiêu thành tro, chôn thành đất. Tánh thấy không lay động làm sao chết mất được? Vì không lay động thì không biến đổi, không biến đổi thì không chết mất. Tại vì con mắt lay động thì chết mất. Tánh thấy không lay động thì không chết mất, tồn tại vĩnh viễn.
 Như vậy, Phật còn chưa thỏa mãn, cái lay động là thân của Phật, còn tánh thấy không lay động là thân của A Nan, hai thân khác nhau. Phật muốn trong một thân có cái lay động và có cái không lay động. Phật mới phóng hào quang bên vai mặt của A Nan, A Nan ngó qua vai mặt. Phật phóng hào quang vai trái của A Nan, A Nan ngó qua vai trái.
 Phật hỏi A Nan: Tại sao cái đầu ngươi ngó qua ngó lại làm cho đầu ngươi lay động vậy?
 A Nan đáp: Đầu của con lay động, còn tánh thấy của con tịnh còn không có làm sao có động?
 Cho nên, cái đầu lay động thì sau này sẽ chết mất, thiêu thành tro, chôn thành đất. Còn tánh thấy không lay động, không biến đổi thì làm sao chết mất được? Không những tánh thấy không chết mất, mà tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh xúc và tánh biết đều tồn tại vĩnh viễn, không chết mất.
Bây giờ, nhiều Phật tử đều biết mình có Phật tánh, nhưng lại không tin. Như tôi hỏi: Ông tin ông có Phật tánh không?
Ông ấy đáp: Tin có Phật tánh.
Tôi hỏi: Phật tánh có thể giảm bớt được không?
Ông ấy đáp: Không, Phật tánh không thể giảm bớt.
Tôi hỏi: Phật tánh có thể gián đoạn được không?
Ông ấy đáp: Phật tánh không thể gián đoạn.
Tôi nói: Như vậy, ông đã tin tự tâm đầy đủ rồi. Tại sao? Vì Phật tánh không thể giảm bớt, nên Phật tánh của ông và Phật tánh của Phật Thích Ca bằng nhau; vậy thần thông của ông và thần thông của Phật Thích Ca cũng bằng nhau, nếu có kém hơn Phật Thích Ca một chút thì có giảm bớt.
Ông đã biết không thể giảm bớt thì trí huệ, năng lực của ông bằng Phật Thích Ca. Phật tánh không thể gián đoạn thì ông hiện nay là Phật. Tại sao ông không chịu nhìn nhận? Mặc dầu, biết nhưng không chịu nhìn nhận, thành ra cũng như không biết vậy.
Có một vị Tổ Sư làm ra phương tiện, nửa đêm la lên: Ăn trộm! Aên trộm!
Tăng chúng thức dâïy hỏi: Ở đâu? Ở đâu?
Tổ Sư nói: Đây, bắt được rồi.
Tăng nói: Không phải, con đây.
Tổ Sư nói: Phải thì phải, vì không nhìn nhận! Thôi đi đi!
(Nếu nhìn nhận thì đã kiến tánh rồi!)
Trong Từ Điển Thực Dụng Phật Học, Trí Giả đại sư là Tổ thứ 3 của tông Thiên Thai đề ra 3 thứ ngoại đạo:
1- Chánh thức ngoại đạo là  thuyết pháp theo ngoại đạo và hành theo ngoại đạo, nếu tu thành tựu thì thành tiên, sanh lên cõi trời, họ không có tội địa ngục.
2- Lấy bản hiệu Phật giáo mà hành theo ngoại đạo, nên họ có tội địa ngục, vì làm cho người ta hiểu lầm tưởng là Phật pháp, nhưng sự thật không phải.
3- Học Phật pháp thành ngoại đạo, những người này không biết mình là ngoại đạo, họ giảng kinh thuyết pháp giống như kinh Phật, y văn giải nghĩa, họ cũng hiểu, nhưng họ chấp lời Phật mà nghịch ý Phật.
Bây giờ, có người theo tôi học Tổ Sư thiền cũng thành ngoại đạo, Phật đã thọ ký sau này Phật pháp tiêu diệt là do những người này. Tại sao? Phật thí dụ con trùng của sư tử (sư tử là vua của bách thú, cọp, beo… đều sợ nó, khi con sư tử chết mà các con thú không dám gần để ăn thịt nó, vì tưởng nó ngủ; khi con sư tử chết thúi tự thịt của nó biến thành những con trùng mà ăn thịt nó). Tức là Phật tử tự phá Phật pháp, chứ không phải thiên ma nào phá nổi!
Vì những người này thuyết pháp cũng giống như lời Phật, nhưng không hiểu ý Phật, dẫn người ta đi lẩn quẩn làm hại, tại những cái ấy là che khuất của bộ não, kinh Lăng Nghiêm nói: “Kiến lập tri kiến là căn bản vô minh”. Họ cho lời nói của Phật là Phật pháp của mình để dạy người, nên họ phải có tội địa ngục, nhưng họ không biết. Cứ nói “tôi y theo lời của Phật dạy!” nên Trí Giả đại sư gọi những người này là ngoại đạo thứ 3.
Hiện nay ở trong chúng mình cũng có hạng người này, tôi không cách nào để làm cho họ quay về đúng chánh pháp! Cho nên, tôi cũng đành phải chịu thôi. Họ không phá ngã chấp nên tham thiền nhiều chừng nào thì ngã chấp lớn chừng nấy, họ cứ tin theo bộ não, tưởng mình hiểu biết nhiều cho là hay, nhưng Phật Thích Ca dạy mình dẹp những hiểu biết đó, tại những cái đó như mây đen che khuất ánh sáng mặt trời.
Nhưng họ không chịu tin, tại nói như vậy không ai nghe. Nói theo ý mình thì người ta cho mình hay, họ thỏa mãn được cái ngã, vì người ta nghe hiểu liền. Rồi cho mình hay hơn thầy “thầy nói không có ai hiểu, tôi nói người ta hiểu liền”. Phật thọ ký cho những người ấy sau này tiêu diệt Phật giáo.
Hỏi:
 Hòa thượng nói “khi chuyển thức thành trí thì năng lượng lìa vật chất”. Nhưng bổn lai vô nhất vật thì cái gì để lìa cái gì?
Đáp:
 Ông coi lại kinh Lăng Già đi! Ông chưa có hiểu, còn chấp lời nói, không biết những lời nói của Phật là phương tiện, không được chấp, nên Phật nói rồi phủ nhận liền “tôi 49 năm thuyết pháp mà chưa từng nói một chữ, ai nói Phật có thuyết pháp thì người ấy phỉ báng Phật”. Vì chấp lời nói của Phật cho là “Phật học của tôi, tôi biết được để dạy người ta”.
Hỏi:
 Làm sao biết được người ta dạy pháp đúng hay sai?
Đáp:
 Người chấp ngã là tà, người không chấp ngã là chánh, chấp thật là tà, phá chấp thật là chánh. Kinh Viên Giác nói: “Cho mình có thuyết pháp thì đã có ngã chấp, biết mình có sở chứng thì cũng đã có ngã”. Lục Tổ tự phủ nhận “tôi chưa chứng đắc”, những người đã chứng ngộ rồi, tự mình đâu nói mình chứng ngộ!
 Bây giờ ai cũng có cái ngã, nên theo chánh pháp của Phật đều phá ngã chấp, như Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối thượng thừa đều phá ngã chấp, phá ngã chấp xong rồi phải phá pháp chấp. Vừa rồi ông đó ngã chấp chưa phá mà lại chấp pháp, cho pháp của mình là thật. Tất cả lời nói của tôi là đàm giải của chư Phật chư Tổ, đâu có cái nào thật mà lại để chấp! Aáy là phương tiện tạm thời. 
Hỏi:
 Người tu hành sau khi chết thiêu có xá lợi và không có xá lợi. Vậy Hòa thượng giải thích thế nào?
Đáp:
 Nếu giác ngộ thấy không có sanh tử, biết không có sanh tử thì đã liễu thoát sanh tử. Vì có sanh tử mới thấy xá lợi của cái xương, sanh tử đã không có làm sao có xá lợi? Thành ra cái đó cũng là dư thừa. Tâm kinh nói: “Vô lão tử” tức là không có sanh tử, “vô vô minh” tức là không có vô minh. Tại người chấp có vô minh có sanh tử.
 Nếu có xá lợi thì chẳng có ích lợi gì! Vì đó chấp có sanh tử mới có. Những người không có chấp sanh tử thì có xá lợi hay không cũng không có liên quan, có xá lợi hay không đều cũng được. Tất cả hiện tượng mình thấy đều là vọng tưởng của vọng tâm tạo ra.
Hỏi:
 Chư Tổ kiến tánh và chư Thánh chứng quả, có phải sau khi chết để lại nhục thân không?
Đáp:
 Không phải, có khi người chưa chứng quả cũng có thể để lại nhục thân. Năm 1974, tôi đi Thái Lan thấy có 10 nhục thân của người Thái Lan. Cho nên, để lại nhục thân không thể chứng minh là người đó đã ngộ. Vì người ta chấp mới có, nếu không chấp thì không có liên quan gì.
Hỏi:
 Phật Thích Ca nhập diệt thiêu có nhiều xá lợi, phân chia bốn hướng tám phương, việc ấy như thế nào?
Đáp:
Phật nói: “Tất cả đều là vọng tưởng”, bây giờ mình thấy người này thấy người kia, thấy có Phật thấy không có Phật, thấy nhà cửa, cây cối, vũ trụ, vạn vật đều do vọng tưởng nên mình mới thấy và cộng nghiệp tất cả chúng sanh đều cùng thấy như vậy. Nhưng ở trong cộng nghiệp lại có có biệt nghiệp, ở trong biệt nghiệp cũng có cộng nghiệp. Biệt nghiệp là nghiệp của cá nhân, cộng nghiệp là chúng ta bây giờ cùng thấy nhà cửa.
 Nhưng sự thật không phải như vậy, nên kinh Đại Niết Bàn nói: “Nếu ở trong thế lưu bố tưởng mà không sanh ra trước tưởng là pháp xuất thế gian, cũng gọi là Phật pháp. Nếu ở pháp thế gian sanh ra trước tưởng là pháp thế gian”. Như mình nói năng, tiếp khách, làm việc mà không sanh ra trước tưởng thì tất cả đều là Phật pháp.
 Yếu Chỉ Trung Quán Luận có phá tất cả, hễ bộ não nhận biết thì phải phá. Nên văn tự lời nói để diễn tả được đều phải phá. Vì muốn nói phải có tương đối mới nói được, văn tự thay cho lời nói cũng vậy. Kinh Lăng Già nói: “Chánh pháp phải lìa văn tự”, tại văn tự không thể diễn tả, lời nói cũng chẳng thể nói được. Nên Phật Thích Ca nói: “49 năm thuyết pháp, tôi chưa từng nói một chữ; ai nói Như Lai có thuyết pháp, người ấy phỉ báng Phật”.
 Nhưng người ta tưởng là có thể nói, có thể diễn tả, cho là đúng cho là sai. Vì đúng với sai là tương đối, nên nói lời thuyết pháp là đúng thì cũng không đúng, nói lời thuyết pháp của Phật không đúng cũng là không đúng. Tại sao? Tại lời thuyết pháp của Phật muốn lìa đúng và không đúng, tức là lìa tương đối.
Nếu đem lời thuyết pháp của Phật cho là đúng và không đúng thì nghịch với ý Phật. Đúng và không đúng là ác kiến thuộc 1 trong 5 thứ ác kiến của đạo Phật, vì đúng và không đúng đều là biên kiến, lọt vào biên kiến mà tự mình không biết. Đây là nói về Phật pháp chứ không có ám chỉ ai!
Hỏi:
 Phật tử tại gia phải tu như thế nào?
Đáp:
 Lục Tổ nói có 4 thứ:
 - Thân tại gia mà tâm xuất gia.
 - Thân xuất gia mà tâm tại gia.
 - Thân, tâm  đều xuất gia.
 - Thân, tâm đều tại gia.
Nếu thân tại gia mà tâm xuất gia thì hơn người có thân xuất gia mà tâm tại gia. Mặc dầu, thân tại gia làm cư sĩ nhưng tâm của họ xuất gia hành đúng với chánh pháp; còn người thân xuất gia có hình tướng tu sĩ, nhưng mà tâm tại gia, cái chấp của người đó nhiều hơn người tại gia hay bằng người tại gia thì người tại gia cũng tốt hơn người xuất gia đó. Thân và tâm đều xuất gia là tốt nhất, còn thân tâm tại gia thì khỏi nói.
Hỏi:
 Hành theo chánh pháp là như thế nào?
Đáp:
 Hành theo chánh pháp là không chấp thật, lại phá chấp thật là chánh, không chấp ngã, lại phá chấp ngã là chánh; tức là chấp ngã là tà, phá chấp ngã là chánh, chấp thật là tà, phá chấp thật là chánh. Bất cứ chấp thật cái nào cũng là tà, nếu chấp vào lời nói của Phật cũng là tà, tức là chấp vào một bên thuộc 1 trong 5 thứ ác kiến của nhà Phật. Cho lời của Phật có đúng sai là ở trong tương đối, chứ không lìa tương đối.
Hỏi:
 Đạo Phật dạy phá ngã chấp, ngã chấp của mình không biết ở đâu? Nhờ Hòa thượng chỉ rõ, vì nó thuộc về từ vô minh vô thỉ. Như con nói nhẹ con của con mà nó cự lại liền, thấy cái ngã nó lớn quá?
Đáp:
 Con của ông có ngã, nhưng ông cũng có ngã; nếu ông không có ngã, làm sao ông cho là mấy đứa con là con của ông? Vì có ông nên mới có con! Đó cũng là tương đối mà trong kinh Lăng Già nói “tại có tên con nên mới có tên cha”, nếu không có con thì sao ông gọi là cha? Vì có con nên ông mới được gọi là cha.
Hỏi:
 Có cách nào để phá ngã chấp?
Đáp:
 Ngã chấp khỏi cần phá, ông chỉ cần hỏi và nhìn; hỏi là kích thích niệm không biết, nhìn là giữ niệm không biết. Như hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” thì khởi lên niệm không biết, rồi khán là nhìn chỗ không biết, nhìn chỗ không biết là kéo dài niệm không biết, tức là không có nổi ý phá.
Nếu có nổi ý phá thì có năng phá và sở phá là nhị rồi, nên không phải Phật pháp. Cứ hỏi và nhìn thì không phá nó tự phá. Chỉ có vậy thôi, ngài Lai Quả gọi là “thuốc thoại đầu trị bá bệnh”.
Hỏi:
 Có phải mình tu rồi thời gian tập khí bớt dần thì chơn tâm hiện ra?
Đáp:
 Phải rồi, mình dẹp hết che khuất rồi chơn tâm mới hiện ra. Những che khuất đó là tìm hiểu biết, suy nghĩ biết và ghi nhớ biết. 3 cái biết này dẹp hết thì đến thoại đầu. Tìm hiểu, suy nghĩ đều là kiến giải hiểu biết của bộ não. Nếu lấy cái đó để tranh luận là sai lầm lớn, vì tranh luận dù có đúng lý cũng là sai, huống là không đúng lý! Tại đúng với sai là tương đối, bởi vì những người ngu mới tranh luận những cái đó, do họ không hiểu Phật pháp, tức là chấp lời nghịch ý, họ không hiểu ý quên lời.
Hỏi:
 Tại sao tất cả kinh điển đều bắt đầu chữ “như thị”?
Đáp:
 Chữ “như thị” nghĩa là “đúng vậy”. Đó là phương tiện của mỗi cuốn kinh. Lúc Phật thuyết pháp không có ai ghi, rồi Phật nhập diệt thì đệ tử của Phật mới tập họp lại, mời A Nan đọc lại lời thuyết pháp của Phật (A Nan là thị giả của Phật, mỗi lần Phật thuyết pháp đều có A Nan nghe nhớ lâu). Cho nên, mỗi cuốn kinh có câu đầu tiên là: “Như thị ngã văn” nghĩa là tôi nghe đúng như vầy. Tất cả 500 A La Hán cho là đúng thì được thành tựu.
Hỏi:
 Hồi nhỏ con theo bà nội con đi chùa, rồi bà bảo con lạy Phật và chào thầy, bà nói: “Tội bất hiếu không thờ cha kính mẹ vàø không trọng Pháp kính Tăng, nên mày phải xuống địa ngục”. Vậy cái nào xuống địa ngục trước, cái nào nặng, cái nào nhẹ? Đến bây giờ không biết bà nội con nói đúng không?
Đáp:
 Lời của bà nội ông là phân nửa trúng và phân nửa không trúng. Tại sao? Vì không phải bao gồm tất cả, không phải là chân lý; vì lời của Phật không phải là chân lý, huống là lời của bà nội ông! Nhưng dạy con cháu như vậy là đúng, tại theo sự hiểu biết của bà nội ông. Còn nói theo Phật pháp thì không đúng.
 - Vậy tội nào nặng nhất phải đọa địa ngục A tỳ?
 - Phỉ báng Phật pháp là tội nặng nhất, vì hại người ta. Phỉ báng Phật pháp không phải chỉ nói thôi, như Phật tử tự phá Phật pháp, đó mới là tội nặng.
Hỏi:
 Vạn pháp đều tương đối là huyễn, mà mỗi chúng sanh nhìn có khác nhau. Như vậy ở trong Phật pháp có cái gì tuyệt đối không?
Đáp:
 Nếu không có cái gì tương đối thì mới là tuyệt đối, còn tương đối chưa phải là tuyệt đối. Trong Phật pháp không có tương đối và không có tuyệt đối, vì tương đối với tuyệt đối cũng là tương đối. Cho nên, tất cả tương đối và tuyệt đối không còn nữa.
 - Như vậy mình tu để đạt cái gì?
 - Không có tu, không có chứng. Khi ngộ rồi mới biết “không phải tu mới thành, không phải chứng mới đắc”. Tại nó đã thành sẵn rồi. Kinh Viên Giác nói: “Tất cả chúng sanh đều đã thành Phật”. Phật dùng quặng vàng để thí dụ: Trong quặng vàng tuy chưa thấy vàng thật, nhưng vàng thật đã thành sẵn, vì vàng thật lộn với đất cát tạp chất nên không thấy vàng thật.
Vậy cần phải luyện đất cát tạp chất thì vàng thật mới hiện ra được. Nhưng không phải luyện ra vàng, luyện thí dụ là tu, không phải tu mà thành Phật, vì Phật đã thành sẵn. Nếu trong quặng vàng không có vàng thành sẵn thì luyện cách mấy cũng không ra vàng được. Chúng sanh cũng vậy, Phật tánh của chúng sanh đã thành sẵn. Khi thành vàng thật thì không bao giờ thành quặng nữa! Cũng như chúng sanh thành Phật rồi, không còn trở lại làm chúng sanh.
Hỏi:
 Tu pháp môn nào để cho con làm vua làm giàu?
Đáp:
 Phật dạy mình là để ngộ bản tâm của mình, chứ không phải muốn mình làm vua hay muốn mình làm những sự nghiệp thành công!
 - Có phải buông bỏ hết không?
 - Không phải, không có cái gì để buông bỏ, tại mình chấp nên mới có cái để bỏ. Nếu không chấp thì không có gì để bỏ. Chỉ ngộ được tâm như hư không vô sở hữu (trống rỗng), nhưng trống rỗng là cái thể cũng là cái dụng thì rõ ràng hư không trống rỗng này dung nạp và ứng dụng thì nó là thực dụng, nhưng thể thì không thể thấy mà dụng mình thấy rõ ràng, mình đang nhờ cái trống rỗng này để dùng.
 Như mình đang nói chuyện, phải nhờ không gian trống rỗng này, mình mới nói chuyện với nhau được. Mình nhờ thấy nhau cũng phải nhờ không gian trống rỗng này, mình mới nhìn thấy nhau được. Không gian trống rỗng chính là tâm của mọi người, cũng là thể và dụng của tâm mình, chứ không phải người khác. Tại mình không chịu nhìn nhận. Khi nào mình ngộ mới biết tất cả là vậy.
Hỏi:
 Vạn pháp do tâm tạo thì tất cả vạn pháp là tương đối. Như vậy cái tâm đó có tương đối không?
Đáp:
 Tâm đó là sanh diệt của bộ não, nên Phật dạy mình dẹp cái đó, tại cái đó che khuất chơn tâm.
 - Tâm của mỗi người thì ở trong bộ óc của mỗi người, bao gồm hết không gian vũ trụ này. Vậy làm sao dẹp được?
 - Tại ông muốn dùng bộ óc để dẹp bộ óc thì đâu được! Dùng cái biết bộ óc để dẹp cái biết bộ óc thì cái biết bộ óc lại kéo dài, làm sao dẹp được? Ông phải dùng cái không biết của óc mới dẹp được cái biết của bộ óc. Cho nên, Phật dạy tham Tổ Sư thiền là dùng cái không biết. Nếu ông không biết thì những lời nói này làm sao có! Tại ông dùng cái biết nên mới có.
 - Như vậy tâm có trước chư Phật hay chư Phật có trước tâm?
 - Nói như vậy, mà ông vẫn còn tiếp tục dùng cái biết của bộ não để hỏi! Nếu ông dùng không biết thì đâu có gì để hỏi. Vì dùng cái biết thì cái biết kéo dài, đã không dẹp mà lại kéo dài nữa. Cái biết là căn bản của vô minh, cũng là sở tri chướng, cũng là nuôi dưỡng luân hồi. Nếu giữ được không biết thì khỏi cần buông mà nó tự buông. Như có ý muốn buông thì chấp rồi.
Hỏi:
 Cái biết của mình thì không nên giữ, còn cái biết của chư Phật thì như thế nào?
Đáp:
 Cái biết của ông là cái biết của bộ não thì phải chấm dứt. Lời nói của Phật là chỉ dùng để phá chấp, khi nào mình hiểu thì Phật lại tự phủ nhận tôi không nói cái đó, vì sợ mình chấp cái đó phải bị mắc kẹt.
Cho nên, Phật nói: “49 năm thuyết pháp, tôi chưa từng nói một chữ, ai nói Phật có thuyết pháp thì phỉ báng Phật”, như vậy đã biết Phật nói xong rồi phủ nhận liền.
Hỏi:
 Đức Phật nói thuyết luân hồi, con người cứ lẩn quẩn đầu thai từ chỗ này qua chỗ kia, như côn trùng con dế,… còn có đạo khác nói là “con vật để dưỡng nhân”. Vậy việc luân hồi như thế nào? Như con người nếu chết hết đầu thai thành con thú, làm sao có con người?
Đáp:
 Việc ấy là vọng tưởng của ông, không có chuyện đó. Đến khi ông kiến tánh thì mới biết là ở trong chiêm bao mới thấy. Bây giờ ông hỏi đều là những chuyện trong chiêm bao, tại ông hiện nay vẫn còn trong mở mắt chiêm bao, ông coi lại bài nhắm mắt chiêm bao và mở mắt chiêm bao. Khi ông kiến tánh thì những cái này tự tiêu mất.
 Toán là công cụ để nghiên cứu khoa học, nên những người khoa học phải giỏi toán thì khoa học mới tiến bộ được. Có người nước Anh, khoa học giỏi nhất trên thế giới, ông đang dạy toán ở hai đại học Luân Đôn danh tiếng nhất thế giới, ông đó bị bệnh các cơ rút lại, nên bây giờ phải ngồi xe lăn, nói chuyện phải qua cái máy mới ra tiếng.
Chính ông dạy toán mà lại nghịch với định lý toán. Tại sao? Vì định lý toán là không có số cực nhỏ, tức là không có bắt đầu, Phật nói là vô thỉ, cũng là vô sanh (không có sự sanh khởi). Tại có sự sanh khởi thì phải có sự bắt đầu, nên người chứng quả là ngộ pháp vô sanh, gọi là chứng vô sanh pháp nhẫn.
 Chính định lý của toán chứng tỏ là không có sự sanh khởi, vì không có bắt đầu, nên con số chia mãi vẫn còn con số, chứ không có con số nhỏ nhất. Không có con số cực lớn là cuối cùng. Đó là định lý của toán.
 Ông ấy còn đề ra 2 câu hỏi: Vũ trụ có bắt đầu chăng? (Muốn tìm bắt đầu của vũ trụ), con gà có trước hay trứng gà có trước? (Muốn tìm bắt đầu của sanh mạng). Như vậy nghịch với định lý toán, tại toán không thể bắt đầu.
Vì ông đã tin quen bộ não đã từ lâu đời, lại quên định lý của toán là không có sự bắt đầu. Trái lại, tìm sự bắt đầu của vũ trụ và sanh mạng, theo lập trường của Phật gọi là si mê. Nhưng các nhà khoa học trên thế giới đều tôn sùng ông là nhà khoa học hạng nhất trên thế giới này.
Hỏi:
 Bây giờ người ta đang chờ ngày hội Long Hoa. Vậy Hòa thượng nghĩ thế nào là ngày hội Long Hoa?
Đáp:
 Việc đó tại biết mới có, đã như hư không vô sở hữu, làm sao có hội Long Hoa có trước có sau? Kinh Viên Giác nói: “Có trước, có sau, có tựu, có tán,… đều là việc luân hồi”. Bây giờ mình chưa ra khỏi luân hồi, dùng tri kiến luân hồi để tìm Viên Giác thì Viên Giác thành luân hồi, mà Viên Giác là bản giác không có luân hồi.
 Thức tỉnh rồi, mới biết vừa rồi mình ở trong chiêm bao; còn người trong chiêm bao, làm sao biết được việc thức tỉnh?
Hỏi:
 Chúng con đã trải qua bao nhiêu kiếp luân hồi, làm sao dùng cái không biết của bộ não để chấm dứt cái biết của bộ não?
Đáp:
 Phật pháp là muốn mình ngộ biết mình,  cái biết chơn tâm đã sẵn sàng không cái nào mà chẳng biết! Biết và không biết là của bộ não, chứ không phải là cái biết của chơn tâm, cái biết chơn tâm gọi là bất nhị, không có tương đối; không có tương đối thì không có biết và không biết. Phật Thích Ca dạy mình để hiện cái biết của chơn tâm, nhưng muốn hiện chơn tâm thì phải dẹp cái che khuất biết và không biết của bộ não.
 Tham thiền là tham thoại đầu và khán thoại đầu. Thí dụ: Trên đầu cây viết là thoại đầu, ở dưới đuôi cây viết là thoại vỉ. Khoảng giữa từ thoại vỉ đến thoại đầu là hệ thống thần kinh biết và không biết của bộ não. Theo cái biết của bộ não để tu gọi là Như Lai thiền, dùng cái không biết của bộ não để tu là Tổ Sư thiền, mục đích đều đến thoại đầu.
 Sao gọi là thoại đầu? Là đầu tiên lời nói tức chưa có ý niệm muốn nói, không có niệm nào hết gọi là thoại đầu; nếu mình đã khởi niệm muốn nói mà chưa nói ra miệng thì gọi là thoại vỉ. Tham thiền là dùng ý niệm không biết thì đã có khái niệm không biết rồi, chứ không phải là thoại đầu.
Nhưng mục đích muốn đến thoại đầu, cho nên mới gọi là tham thoại đầu khán thoại đầu. Tham là hỏi câu thoại để kích thích niệm không biết, khán là kéo dài niệm không biết, Thiền tông gọi là nghi tình. Hỏi và nhìn, 2 cái một lượt đi song song để giữ cái niệm không biết (nghi tình), nghi tình này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu.
Tại sao? Tại nhờ không biết của bộ não để dẹp cái biết của bộ não (tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết), 3 cái biết này dẹp hết thì sẽ đến thoại đầu. Nhưng vẫn còn cái không biết che khuất, nên giờ phút cuối cùng là đầu sào 100 thước (thoại đầu) tiến lên một bước thì cái không biết cũng tan rã, tức là nghi tình bùng nổ, biết và không biết của bộ não được sạch, cái biết chơn tâm hiện ra khắp không gian và khắp thời gian không chỗ nào không biết, không có lúc nào không biết.
Vậy, người ta đã hỏi tôi: “Mình dùng cái không biết để tu đến thoại đầu thì sắp kiến tánh (đến thoại đầu có thể 1 phút sau kiến tánh hay 1 tháng sau cũng kiến tánh), sắp kiến tánh thì phải sắp biết phải không?
Tôi nói: Không thể nói là sắp biết.
Người ấy nói: Không thể sắp biết thì không biết như gỗ đá sao?
Tôi nói: Không phải như vậy, tại cái biết chơn tâm không bao giờ ngưng, nếu có ngưng mới nói sắp biết.
Nhưng người hỏi chưa hiểu, nên tôi phải đổi câu hỏi: “Trời gần sáng, mặt trời sắp chiếu được không”? Không được, mặt trời không thể nói sắp chiếu. Tại sao? Vì mặt trời đâu có ngưng chiếu mà nói sắp chiếu! Mặt trời đâu phải sáng bắt đầu chiếu, mà nói sắp chiếu! Ban đêm mặt trời cũng chiếu, không thấy được mặt trời là bị trái đất che khuất.
Tâm mình cũng vậy, đâu phải có ngưng biết mà nói sắp biết!
Nhưng ai cũng biết mặt trời bị mây đen hay trái đất che khuất. Vậy cái biết của chơn tâm bị cái gì che khuất? Là bị cái biết và không biết của bộ não che khuất. Cho nên, Phật Thích Ca dạy mình tham Tổ Sư thiền. Đầu tiên dùng cái không biết làm công cụ để dẹp cái biết của bộ não. 3 cái biết này dẹp hết thì sẽ đến thoại đầu, cuối cùng cái không biết của bộ não cũng dẹp luôn, gọi là kiến tánh thành Phật.
Kiến tánh là chơn tâm hiện, nhưng chơn tâm là danh từ ai cũng nói được, tâm là cái gì mà không có ai biết? Mà luôn cả Phật Thích Ca cũng không biết nữa! Tại sao? Nếu chơn tâm bị Phật Thích Ca biết được thì chơn tâm thành sở biết. Có sở biết thì có năng biết là nhị, tức là tương đối thì không phải chơn tâm.
Tại sao Phật Thích Ca đã chứng quả mà không biết? Vì chơn tâm tức là Phật Thích Ca, Phật Thích Ca tức là chơn tâm, chứ không phải là hai. Mình kiến tánh thành Phật cũng vậy, mình tức là chơn tâm, chơn tâm là mình. Đâu phải có năng biết để biết chơn tâm!
Hỏi:
 Chơn Tâm hiện ra rồi, có phải đổi thành Đại Viên Cảnh Trí không?
Đáp:
 Thí dụ Đại Viên Cảnh Trí là Chơn Tâm, theo Duy Thức là thức thứ 8 (A lại da thức). Trong cuốn Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21, tôi theo kinh Lăng Già giải thích, từ căn từ thức khác nhau. Nhà khoa học chỉ biết có 1 cái thức là hệ thống thần kinh (nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn). Họ không biết mỗi căn mỗi thức khác nhau.
 Tại sao mỗi căn mỗi thức khác nhau? Như nhãn căn chỉ chiếu soi (giống như cây đèn) thấy được cảnh vật, như thấy trái xoài, trái nho,… rồi nhãn thức phân biệt đây là trái nho trái xoài. Nếu không có nhãn căn chiếu soi thì không thể thấy được. Vậy làm sao phân biệt? Như trời tối đốt đèn lên mới thấy được, tác dụng của cây đèn chỉ là chiếu soi.
 Nhĩ căn chiếu soi âm thanh, nhưng không biết âm thanh gì? Nên phải nhờ nhĩ thức phân biệt được âm thanh này là tiếng người già, tiếng người trẻ, tiếng đàn ông, tiếng đàn bà hay là tiếng chim, tiếng chó,…
Ý căn khó phân biệt, ý căn đảm nhiệm suy nghĩ, qua ý thức mới phân biệt được biết đúng hay sai, thiện hay ác, tốt hay là xấu. Mỗi căn mỗi thức đảm nhiệm đều khác nhau, nhưng Phật giáo Tiểu thừa chỉ biết lục căn lục thức, còn thức thứ 7 và thức thứ 8 mà Tiểu thừa không biết.
Thức thứ 7 (Mạt na thức) có 2 nhiệm vụ:
- Chấp thức thứ 8 (bản thể sanh mạng, bản thể vũ trụ) là ta.
- Đem thức thứ 6 lãnh đạo 5 thức trước, làm thiện thì có hạt giống thiện, làm ác thì có hạt giống ác, làm việc gì không thiện không ác thì có hạt giống vô ký, rồi đưa vô trong kho (thức thứ 8); đến khi chủng tử chín mùi đưa ra giao cho thức thứ 6 lãnh đạo 5 thức trước đi làm. Đưa ra đưa vô gọi là truyền tống thức.
Thức thứ 8 chỉ có nhiệm vụ là kho tàng, nên gọi là tạng thức. Chủng tử thiện  ác do thức thứ 7 đưa vô đều chứa, khi chủng tử thiện ác chín mùi thì thức thứ 7 truyền ra, nó không có tác dụng gì hết.
Mỗi thức của 8 thức có nhiệm vụ đặc biệt của nó. Tuy chia nhiệm vụ có 8 thứ, nhưng thức thứ 6, thức thứ 7 và 5 thức trước đều bao gồm trong thức thứ 8, chứ không phải 8 thức là 8 thứ. Vì bản thể là thức thứù 8. Phật ở trong kinh Lăng Già giải thích rất kỹ, tôi căn cứ kinh Lăng già mới làm ra cuốn Vũ trụ Quan Thế Kỷ 21.
Yếu Chỉ Trung Quán Luận, Yếu Chỉ Phật Pháp, Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21, bất cứ ai đề ra câu hỏi nào thì trong 3 cuốn này đều có giải đáp, tức là tất cả Phật pháp đều bao gồm trong đó. Vũ trụ vạn vật đều trong thức thứ 8, bất cứ  cái gì đều ở trong thức thứ 8, không có cái gì ở ngoài. Vì thức thứ 8 trống rỗng, không có bản thể nhưng hiển bày cái dụng. Trống rỗng nên Phật pháp gọi là tánh không, tại ‘không’ mới dùng được.
Như bây giờ mình thấy hư không trống rỗng, vũ trụ vạn vật, bất cứ cái gì đều phải nhờ cái không trống rỗng này. Quý vị ngồi cũng phải nhờ cái không trống rỗng mới có chỗ ngồi được, cũng như mình nói chuyện với nhau cũng phải nhờ cái không trống rỗng mới nói chuyện với nhau được. Cuộc sống hàng ngày ở chân trời gốc biển đều cũng nhờ cái không trống rỗng này.
Hỏi:
 Có phải Đại Viên Cảnh Trí khắp cùng hết không?
Đáp:
 Đại Viên Cảnh Trí là tâm của mình (trống rỗng), tôi vừa nói là không có đặc biệt, mà 7 thức kia đều ở trong đó, bây giờ mình nói chuyện với nhau hay ông đi đến chân trời gốc biển đều cũng ở trong đó, không ở ngoài được. Vì nó không có biên giới, không có cái ngoài hư không. Nhưng hư không này là tâm mình. 
Tâm có nhiều danh từ gọi như: Vì trống rỗng không có chỗ để trói buộc nên gọi là giải thoát, chứ không phải bị trói rồi mở trói gọi là giải thoát! Vì trống rỗng không có khứ lai nên gọi là Như Lai. Vì khắp không gian tự nhiên khắp thời gian không có gián đoạn nên gọi là Niết Bàn (không sanh không diệt), có gián đoạn thì phải sanh diệt.
Có nhiều danh từ đủ thứ ở trong Phật pháp đều là cái trống rỗng này, như : Đại Viên Cảnh Trí, Chơn Tâm, Diệu Giác, Tánh Không, Như Lai, Niết Bàn,… Tuy có nhiều tên khác nhau nhưng vẫn là nó, nên gọi là bất nhị.
Hỏi:
 Tại sao trong Phật học lại có nhiều cái ‘không’?
Đáp:
 Đó là tùy theo chấp của chúng sanh, Phật muốn phá nên Phật mới lập ra nhiều cái không. Chúng sanh chấp cái nào thì Phật phải phá cái nấy, như chúng sanh chấp Phật thì Phật cũng phá Phật, cho nên gặp Phật chém Phật là chém cái tâm chấp.
 Không có cái gì gọi là Phật pháp, vì tất cả thế gian pháp đều là Phật pháp. Nếu chấp thì pháp thế gian, không chấp là pháp xuất thế gian. Bậc Thánh chỉ có thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng là pháp xuất thế gian; phàm phu ở nơi thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng gọi là pháp thế gian.
 Nếu không sanh trước tưởng thì ăn cơm, mặc áo, nói năng, tiếp khách,… đều là pháp xuất thế gian, chứ không phải đặc biệt có pháp xuất thế gian mà khác pháp thế gian! 
Tại sao ăn cơm là pháp xuất thế gian? Có trước tưởng là cơm này ngon hay không ngon thì thành pháp thế gian, còn ăn cơm thì ăn cơm là pháp xuất thế gian; mặc áo cũng vậy, cho áo này đẹp cho áo kia xấu là pháp thế gian, mặc áo thì cứ mặc áo là pháp xuất thế gian, vì không có phân biệt. Cho nên nói: “Phân biệt là thức, không phân biệt là trí”.
Hỏi:
 Ý tưởng này có phải ở trong ngũ uẩn không?
Đáp:
 - Sắc là vật chất; thọ, tưởng, hành, thức là thể tinh thần không có vật chất.
- Thọ là lãnh thọ tức là lục căn cảm nhận được, như nhãn căn và nhãn thức cảm nhận đẹp, xấu,… nhĩ căn và nhĩ thức cảm nhận khen, chê,… gọi là thọ ấm.
- Tưởng chỉ có ý căn và ý thức.
- Hành là biến hóa hành vi, mình không thấy nhưng nó đang biến hóa, như tóc, móng tay  mình đang dài; tế bào, lục phủ ngũ tạng đều cũng vậy, nó đang thay đổi  không bao giờ ngưng, như cha mẹ sanh ra con nít, rồi thành người lớn, thành người già, không bao giờ ngưng biến hóa gọi là hành ấm.
 - Thức thì phân biệt là thể tinh thần không phải vật chất.
Hỏi:
 Sắc tức là không, không tức là sắc, nghĩa như thế nào?
Đáp:
 Nếu không chấp sắc là thật thì sắc tức là không, không chấp cái không là thật thì không tức là sắc. Vì nó vốn không có tương đối, tại có sanh ra trước tưởng nên có tương đối, tất cả đều do tâm thức mình biến hiện. Mở mắt chiêm bao và nhắm mắt chiêm bao có giải thích cái đó.
 Vì chưa tin tự tâm nên phải đọc ngữ lục và kinh Đại thừa để tăng cường lòng tin tự tâm rồi tham thiền, khi tham thiền được thì dẹp những che khuất (tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết).
 Không có cái gì để cao thấp! Vì nó trống rỗng, nếu nói dễ thì thật dễ, còn nói khó thì nó thật khó (khó tin). Do mình tin theo bộ não nên mới thấy khó dễ, nếu hiểu được nguồn gốc như hư không vô sở hữu thì không có nghĩa lý gì, làm sao có khó dễ!
Hỏi:
 Có phải đọc sách của thầy xong rồi, khỏi cần đọc các sách khác phải không?
Đáp:
 Không phải, phải lòng tin 100%, nếu có 99% tin tự tâm thì cũng phải đọc ngữ lục để tăng cường, tức là ông không còn cái gì để hỏi thì khỏi đọc. Vì ông có nhiều vấn đề thắc mắc cần để hỏi thì đọc để hiểu sau này khỏi hỏi.
 “Không” là hư không vô sở hữu chẳng có gì hạn chế, rồi bộ não đem hạn chế lại mới sanh ra nghĩa lý, như hạn chế cái không thành cái tách; giả sử cái tách này bít hết thì không đựng nước được, vì có cái không (trống rỗng) nên mới đựng được. Cái nhà, cái bàn, cái tủ, cái tách, cái bình,… đều cũng vậy.
Nhưng “không” bị hạn chế thì mới sanh ra nghĩa lý muôn ngàn thứ khác biệt, nên cái không của cái tách khác với cái không của cái bình, khác với cái không của cái tủ,…  Sự thật cái không thì không có khác, tại cái thứ đó cùng chung một cái không.
Nếu không có cái không sẵn sàng thì không thể dựng nhà lên được! Không có cái không sẵn sàng làm sao có cái không của cái tách? Kỳ thật, ở trong tách ở ngoài tách, ở trong nhà ở ngoài nhà đều cùng một cái không.  Tại do bộ não con người bày đặt nên mới có khác, có nghĩa lý mới sanh ra tranh cải. Cái không sẵn sàng không có nghĩa lý thì lấy gì để tranh cải?
Hỏi:
 Các hành tinh nương theo cái không mà hoạt động. Vậy cái không nương vào đâu?
Đáp:
 Cái không chẳng có nương ở đâu, vì nó vốn không có. Tất cả nương ở bộ não, tại bộ não cho là có mới thành chướng ngại. vậy cái không chẳng thể kiến lập, nên Phật nói là vô thỉ (không có bắt đầu), không có bắt đầu thì nương vào đâu được? Vô thỉ cũng là nghĩa vô sanh (không có sanh khởi), tại có sanh khởi thì phải có sự bắt đầu. Cho nên, người chứng quả gọi là ngộ pháp vô sanh hay chứng vô sanh pháp nhẫn.
Toán học là công cụ của khoa học, định lý của toán chứng minh có sự sanh khởi. Tại sao? Vì không có con số cực nhỏ, như mình cứ chia mãi thì con số chỉ nhỏ, chứ không có cực nhỏ được! Tức là cái nghĩa vô thỉ. Không có số cực lớn gọi là vô chung. Vậy toán học đã chứng minh được.
Hỏi:
 Ngoại đạo tin có một ông trời sắp đặt tất cả. Vậy đó như thế nào?
Đáp:
 Đó là bày đặt bậy bạ, vì nó không có gì sanh khởi! Như cha mẹ sanh ra cho là bắt đầu, chết rồi nói là cuối cùng, nhưng Trung Quán Luận phá sanh tử: “Nếu nói sanh bắt đầu thì khỏi cần chết có sanh, không cần chết mà có sanh thì cái sanh phải lìa chết”, tức là không còn chết.
Sự thật, chứng tỏ không được! Hễ có sanh thì phải chết, không có cái sanh nào mà không chết? Sanh không thể độc lập. Tại sanh không thể lìa chết. Còn nói chết bắt đầu thì ai cũng hiểu, vì không có sanh làm sao có chết? Nhưng người ta cứ cho sanh là bắt đầu!
Hỏi:
 Tại sao còn phá luôn Niết Bàn?
Đáp:
 Vì không có sanh thì không có Niết Bàn.
 - Sao nói Niết Bàn là không sanh không tử?
 - Cái không sanh không tử của ông nói là của ngoại đạo. Sanh tử đã không có thì lấy cái gì để không sanh không tử! Tại có sanh rồi mới nói không sanh không tử.
 - Như vậy, phá Niết Bàn tức là phá luôn Phật rồi phải không?
 - Không phải là phá, vì bộ óc chấp mới cần phá; nếu không chấp thì lấy cái gì để phá? Tại nó trống rỗng, ông còn nhiều thắc mắc nên cần phải coi kinh. Nếu ông không có gì để hỏi thì đã tin tự tâm 100% nên không cần coi kinh nữa.
Hỏi:
 Sao nói là chơn không diệu hữu?
Đáp:
 Nếu không có tương đối thì sao có chơn không diệu hữu? Vì không có chơn không thì phải có giả không. Không thể kiến lập tức là vô thỉ cũng là vô sanh, đã không có sanh khởi làm sao sanh khởi diệu hữu chơn không?
 Phật không thể kiến lập có biên hay không biên, phàm có tương đối là không đúng với thực tế, tại thực tế không có tương đối.
Hỏi:
 Phật thuyết pháp cho chúng sanh nghe, như nắm lá trong rừng cây. Vậy như thế nào?
Đáp:
 Chơn tâm bao gồm tất cả, mà Phật cũng không thể biết được. Nếu Phật biết được chơn tâm thì chơn tâm thành sở biết, chơn tâm chỉ là trống rỗng; đã trống rỗng thì lấy cái gì để biết? Không có gì để biết tức là biết tất cả.
Hỏi:
 “Có nhiều xá lợi, không bằng trả lời được câu chuyển ngữ của tôi”. Câu trên nghĩa như thế nào? 
Đáp:
 Có một Thiền Sư kiến tánh ở núi bên nay, có một vị ngoại đạo có thần thông ở núi bên kia. Đệ tử của Thiền Sư thấy vị ngoại đạo biến hóa, rồi mới kể lại cho Thiền sư nghe. Thiền Sư nói: “Ngoại đạo biến hóa không bằng tôi không thấy không nghe”, vì không thấy không nghe là thấy nghe không mất, còn khi họ chết rồi biến hóa cũng sẽ hết.
Ngoại đạo chết đem thiêu có nhiều xá lợi. Đệ tử của Thiền Sư kể lại cho Thiền Sư nghe. Thiền Sư nói: “Có nhiều xá lợi, không bằng trả lời được câu chuyển ngữ của tôi”. Trả lời được tức là kiến tánh (ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh). Có biến hóa giỏi vẫn còn ở trong sanh tử luân hồi tự làm chủ không được. Vậy có nhiều xá lợi đâu có liên quan gì!
Xá lợi của Phật, nếu mình không chấp thì có giá trị, còn chấp thì không có giá trị. Xá lợi không có cố định, tùy theo người thấy lớn nhỏ nhiều ít, mà tôi đã chứng tỏ.
Năm 1974 tôi và thầy tôi đi Thái Lan gặp vị sư người Singapo ở trong hang không nói chỉ dùng viết thay cho lời nói. Vị sư này trước kia chưa xuất gia từ một người nghèo, đến khi ông được 50 tuổi là một nhà tư bản giàu có, sau đó ông cưới vợ nhỏ hơn ông 25 tuổi, nhưng được khoảng thời gian một năm, giao tài sản cho vợ rồi phát tâm xuất gia và phát nguyện đi bộ đến cây bồ đề của Phật thành đạo, đi đến chân ra máu mà ông vẫn cố gắng đi, khi đến cây bồ đề thì ông ngày đêm lạy được 49 ngày hiện ra có xá lợi.
Thầy ông khuyên ông nên xa gia đình để tu, ông nghe lời rồi sang Thái Lan vào ở trong một cái hang. Chúng tôi ở đó một đêm, vị sư này cho tôi 5 hạt xá lợi và cho thầy tôi cũng 5 hạt xá lợi. Tôi thấy 5 hạt xá lợi rõ ràng, mà sao tôi đem về Việt Nam thấy có 7 hạt? Sau này tôi cho người ta hết, vậy chứng tỏ xá lợi có thể thêm bớt.
Hỏi:
 Trí huệ và từ bi, vậy cái nào quan trọng hơn?
Đáp:
 Tôi hỏi ông: Từ bi và bác ái có khác hay là giống?
 - Giống nhau.
 - Sự thật hai thứ này khác nhau, không có một chút nào giống. Vì bác ái có ngã chấp, còn từ bi là phá hết ngã chấp. Trí huệ của bộ não là vọng tưởng si mê, còn trí huệ của chơn tâm không gọi là trí huệ mà gọi là Bát Nhã.
 Từ bi và Bát Nhã không có cái nào quan trọng! Bát Nhã là hiển bày cái dụng của chơn tâm automatic ngày đêm không ngưng. Từ bi là không có ta thì lấy cái gì để nói! Tức là không có từ bi mới gọi là từ bi.
Hỏi:
 Bây giờ mình chưa thực hiện được từ bi, vì còn có ngã chấp; trong sinh hoạt hàng ngày người ta cần có sự giúp đỡ, nếu học theo Thiền tông cứ lo tu. Như vậy mình nên an tâm để tu hay là để thời gian giúp người ta?
Đáp:
 Không có nên hay không nên, tại Thiền tông là tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên. Tu là bất biến, còn cảnh đến là tùy duyên; duyên đến mình làm không có sắp đặt trước, cũng như thình lình gặp người ta bị chết đuối, nếu mình biết bơi thì nhảy xuống cứu. Vậy đâu nói là nên hay không nên! Duyên đến thì làm, chứ không nghĩ là nên hay không nên, cũng không phải bỏ việc tu.
Hỏi:
 Mình là đứa con trong nhà, nếu mình có gia đình là người vợ người mẹ; mức độ mình lo gia đình phải là căn bản hay là mức chu đáo. Nếu lo gia đình mức chu đáo thì phải bận rộn, còn lo căn bản thì mình có nhiều thời giờ rảnh thì bị người ta chê hay chồng con nói không lo chu đáo. Vậy phải làm cách nào?
Đáp:
 Vì cái đó là có ngã chấp, nếu mình theo Phật pháp thì phải tin nhân quả. Như cha mẹ không thể ăn no giùm con cái, mặc dầu thương cách mấy. Con cái có hiếu với cha mẹ cũng không ăn giùm cho cha mẹ được, ai ăn nấy no.
 Nếu mình tin nhân quả thì khỏi cần ăn no giùm cho cha mẹ, để cha mẹ tự ăn, mình khỏi lo; cha mẹ tạo nhân gì thì chịu quả nấy, mình muốn sửa đổi cũng không được. Như Mục Kiền Liên đã chứng quả A La Hán muốn cứu mẹ cũng không được. Mỗi người làm nhân gì thì phải chịu quả đó.
Trong Phật pháp chuyên tu gọi là đại hiếu, còn những người ở nhà phụng sự nuôi dưỡng cha mẹ là hiếu nhỏ, vì có nuôi cha mẹ đến chết cũng không giải thoát được, rồi đi đầu thai phải chịu khổ. Đại hiếu là cảm hóa được cha mẹ tu giải thoát thì vĩnh viễn không bị khổ nữa. Vậy đại hiếu mà hiếu thảo của người thế gian không bằng được.
Như Phật Thích Ca trước kia đi xuất gia phải bỏ gia đình, sau ngày thành đạo trở về độ hết cả gia đình. Phật Thích Ca thị hiện như vậy cho mình biết.
Hỏi:
 Như vậy có phải mình kiến tánh rồi mới độ gia đình không?
Đáp:
 Không phải, mình tùy duyên không phải tính làm, không thể nói nên hay không nên. Duyên đến thì làm, không có duyên đừng cố ý muốn làm. Tức là việc đã qua không ghi nhớ, vị lai không sắp đặt, hiện tại chẳng trụ.
Hỏi:
 Phật Thích Ca bỏ hoàng cung đi tu, vì hoàng cung của Phật đầy đủ vàng bạc; còn những người nghèo bỏ đi tu thì con cái ra sao?
Đáp:
 Đứa con cũng có nghiệp riêng của nó, rồi cũng lớn lên. Bây giờ thấy có nhiều người như vậy, mình lo là ngã chấp.
Hỏi:
 Khi mình tu giải thoát thì bỏ gia đình phải không?
Đáp:
 Không phải bỏ và cũng không phải lấy, nếu mình biết nguồn gốc là tâm như hư không vô sở hữu thì không có cái gì để bỏ và không có cái gì để lấy. Các kinh Đại thừa liễu nghĩa nói: “Bây giờ mình thấy có Phật có chúng sanh, có cái này cái kia là do con mắt bệnh mới thấy vậy”.
 Mình đã tin bộ não nên khó sửa, Phật có giải thích rất kỹ nhưng người ta khó tin, những Pháp Sư giảng kinh cũng không tin. Như Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Không có vô minh, không có già chết”, vậy đâu có ai tin! Nếu không có già chết thì không có sanh tử, không có sanh tử làm sao có chuyện để cho mình nói? Không có sanh tử làm sao có cha mẹ anh em? Có cái nào để mình lo và có hiếu hay bất hiếu?
Tất cả đều do sanh tử mới có, nên nói: “Sanh tử là việc lớn”. Tu là ngộ vốn không có sanh tử thì tất cả đều giải quyết xong. Mình còn chấp có sanh tử thì có đủ thứ chuyện, như hiếu, bất hiếu, thị phi, tốt xấu, thiện ác,… tất cả đều giải quyết xong gọi là liễu thoát sanh tử.
Tức là ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh thì ra khỏi chiêm bao. Bây giờ mình đang nói chuyện là đang ở trong chiêm bao, mình cho chiêm bao đó là thật, đến chừng mình thức dậy thì mới biết những chuyện đó là chiêm bao, sanh tử cũng là chuyện chiêm bao.
Hỏi:
Có hy vọng mọi người trên thế giới được giác ngộ hết chăng?
Đáp:
 Mình phải hiểu tất cả đều như không có, như hư không trống rỗng. Nếu vậy mình còn lo cái gì nữa!
 Có người hỏi: Nếu tất cả mọi người đi xuất gia thì ai sanh con để truyền nhân loại? Nhưng rồi nhân loại lại tăng thêm, lương thực không đủ dùng, luôn cả nước sanh hoạt cũng không đủ. Ở Trung Quốc chỉ cho hai vợ chồng sanh một đứa con, nếu sanh hai đứa là bị phạt, ở Việt Nam chỉ cho sanh hai đứa.
Nếu hai người chỉ sanh một đứa con, rồi  như vậy cứ bớt dần, bớt đến cuối cùng thì hết. Nhưng không phải vậy, con người lại còn thêm chứ không có bớt!
Hỏi:
 Muốn xuất gia phải có điều kiện gì?
Đáp:
 Phải có chánh nhân xuất gia là giải quyết vấn đề sanh tử, nếu trong gia đình cải lộn hay sự nghiệp thất bại  hoặc thất tình đi xuất gia thì có hại cho Phật giáo. Cho nên, giải quyết vấn đề sanh tử thì tất cả đều được giải quyết, vì tất cả đều do sanh tử mới có.
Hỏi:
 Những người tu pháp môn khác, họ muốn phục vụ chúng sanh nhiều hơn giải thoát sanh tử. Như vậy là như thế nào?
Đáp:
 Vì không hiểu là vốn không có chúng sanh để độ. Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Không có vô minh, không có già chết”, không có già chết, làm sao có chúng sanh để độ? Nên kinh Kim Cang nói: “Độ hết tất cả chúng sanh, nhưng không thấy một chúng sanh được độ”.
Vì những người đó có ngã cho ta để độ chúng sanh, có chúng sanh để cho ta độ. Kinh Lăng Già nói: “Cho ta thuyết pháp, cho ta chứng quả đều là cái ngã, dẫu cho chứng đến Niết Bàn cũng là cái ngã”. Ngã chia làm 4 giai cấp: Ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng.
Hỏi:
 Sư Phụ ngồi đây thuyết pháp cho mọi người nghe tức là đã độ chúng rồi phải không?
Đáp:
 Đó là phương tiện.
 - Người ta cũng dùng phương tiện để độ chúng sanh, tại sao không được? 
- Vì người đó dùng phương tiện mà chấp phương tiện, chấp có chúng sanh để cho ta độ thì không phải là phương tiện. Đây mình biết là không có chúng sanh để cho mình độ, không có mình để độ chúng sanh, nên mới gọi là từ bi. Tức là không có người từ bi và không có người để nhận từ bi, không  thấy có vật để cho mình làm từ bi gọi là “tam luân thể không”.
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

su that thu nhat tiep theo Cách hạt Gặp de co duoc su thanh tinh noi tam hon để có được sự thanh tịnh nơi tâm tiến huong vi gia dinh Món ngon bổ dưỡng cho người ăn kiêng doi pho voi san han va cam xuc Tình Đường luc chàm cúng cô hồn nhìn từ góc độ xã hội Cao huyết áp co nen goi hon de biet huong linh da sieu thoat có nên gọi hồn để biết hương linh Giá Nằm ト妥 co hay khong co linh hon trong phat giao có hay không có linh hồn trong phật giáo nhớ uong chênh 真言宗金毘羅権現法要 Huế của miền Trung ruột thịt ung 5 nguyen tac de tro thanh bac cha me tot hon lời ao chua kinh dien phat giao va su truyen ba cua chanh phap Không ng Thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ tim vạn Bậc 18 su that khien ban manh me hon Bàn co Di vài nét về thiền vipassana tại việt nam câu chuyện về chú chó negao và bài học Làm ấm cơ thể với nước chanh bạc hà úng giẠm cà n bẠng dà u tà y và Hòa thượng Quảng Đức biểu tượng Nguyễn hay la bac dai truong phu