.

 

 

PHẬT GIÁO

NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC

O.O. ROZENBERG

TRUNG TÂM TU LIỆU PHẬT HỌC XUẤT BẢN

HÀ NỘI – 1990

---o0o---

 

VII

THUYẾT DHARMA NHƯ LÀ CƠ SỞ CỦA

GIÁO LÝ PHẬT GIÁO

Thuyết dharma được các nhà triết học - Phật tử trình bày nhờ hệ thống thuật ngữ đã được nghiên cứu cực kỳ tỉ mỉ.  Hệ thống thuật ngữ đó cho phép mô tả một cách chính xác nhất những quan sát các hiện tượng nhận thức và những xúc cảm tôn giáo.  Tính chính xác và ngắn gọn của việc trình bày còn được tăng cường nhờ việc đưa vào một loạt những công thức quy ước ngắn gọn và kết hợp những hiện tượng được nhận thấy này khác thành nhóm chung cùng với chú dẫn số các nhóm thuần nhất hay số những yếu tố nằm trong nhóm.  Những cách diễn đạt bằng con số đóng vai trò to lớn trong thuật ngữ học Phật giáo, như một công cụ trình bày ngắn gọn.  Những cách diễn đạt, như “5 uẩn”, “12 xứ”, “18 giới” và hàng trăm những cái khác trong các văn bản Phật giáo, là những công thức quy ước mà ai cũng biết.  Những nhóm quan trọng nhất mà các dharma tham gia sẽ được chỉ rõ ở chương IX.

Những thuật ngữ đó, một phần là những ngôn từ thường ngày với thay đổi ít nhiều về nghĩa, một phần về những diễn đạt thuần túy kỹ thuật mà không gặp trong ngôn ngữ thông thường.  Vì những thuật ngữ bắt chước từ ngôn ngữ thông thường, nên ý nghĩa từ nguyên học của chúng ít hoặc hoàn toàn không có thể góp phần để hiểu ý nghĩa triết học của chúng trong hệ thống. Điều này hoàn toàn như việc chúng ta tương đối ít chú ý đến ý nghĩa từ nguyên học cơ bản của thuật ngữ triết học và những từ trừu tượng nói chung.

Hệ thống Phật giáo dưới dạng ngắn gọn nhất không đòi hỏi những thuật ngữ kỹ thuật, đã được trình bày ở chương V, hoàn toàn được xây dựng trên thuyết dharma.  Trước khi chuyển sang trình bày tóm tắt những thuật ngữ quan trọng nhất, nhất thiết phải chỉ ra bằng cách nào mà thuyết dharma được vào hệ thống Phật giáo.

Để duy trì cái trật tự những vấn đề đã trình bày ở trên, cần trả lời câu hỏi, cái gì khai triển thành những yếu tố, tức cái gì tạo nên đối tượng nghiên cứu trong những luận văn có hệ thống phân tích 75 hay 100 dharma và những kết hợp nổi bật nhất của chúng.  Trong tất cả những phân loại, đối tượng phân tích chỉ là một dòng đời mang tính cá thể (“santana”), mà những yếu tố của nó, theo truyền thống, đã được Đức Phật phân thành ba cách, tức là theo nhóm (“Skanda”), theo cơ sở (“ayatana”) và theo những yếu tố (“dhatu”).

Như đã nhận xét ở trên, triết học hệ thống Ấn độ với những lập luận xuất phát từ những phân tích cá nhân: Cá nhân con người chịu sự quan sát và lý giải trước hết, chứ không phải hiện tượng của giới tự nhiên bên ngoài.  Bởi vì tâm hồn của con người, ngay từ đầu, hình như là cái hỗn hợp với cơ thể vật chất, nên cũng được đem ra phân tích.  Do đó cơ thể vật chất của con người và nội dung tâm lý chứa đựng trong nó bị phân ra thành những yếu tố cấu thành.  Những lập luận về cơ thể vật chất của con người gặp ở triết học Bàlamôn và bị công kích phê phán từ phía các nhà Phật tử, chứng tỏ về sự phân tích tâm lý như vậy. Ở các nhà Phật tử ngoài sự phân tích tâm sinh lý như vậy, còn có sự phân tích khác được phân biệt bởi khái niệm cá nhân theo ý khác.  Với việc phân tích tâm sinh lý, cá thể bao gồm cơ thể có linh hồn và những cảm xúc.  Cơ thể có linh hồn này cư trú trong một thế giới vật chất bên ngoài không được chú ý và không bị phân tích.  Theo kiểu phân tích tâm lý khác của các nhà Phật tử - kinh viện, cá thể được xem như cấu thành từ ý thức với nội dung tâm lý của nó và với những cảm xúc cái gọi là những hiện tượng khách quan bên ngoài. Ở đây, thế giới khách quan trở thành yếu tố cấu thành của cá thể.

Trong các luận văn Phật giáo, khi trình bày thuyết dharma, sự phân tích thứ hai có ưu thế hơn dù sự phân tích tâm sinh lý trước có được nhắc đến. Điều này chứng tỏ có mối liên hệ mang tính di truyền giữa quan điểm sau này về cá nhân với quan điểm đầu tiên.  Nhưng sự phân tích cá nhân có ý thức, tức là phân tích ý thức và nội dung của nó là đối tượng của tâm lý học.  Vì vậy, chúng ta có quyền nói rằng phân tích tâm lý  cá nhân con người là xuất phát điểm của thuyết dharma.  Mọi xúc cảm có thể xem xét bằng quan sát phê phán một phức hợp gồm: 1) Những tri giác cảm tính có ý thức một khách thể nào đó; 2) Những hiện tượng tâm thức như tình cảm, hồi tưởng, v.v…Nếu bằng trừu tượng tách ý thức khỏi nội dung của nó, chúng ta sẽ được ba yếu tố cơ bản: 1) Ý thức, 2) Những hiện tượng tâm lý trong sự trừu tượng khỏi ý thức; 3) Cảm giác cũng trong sự trừu tượng tách khỏi ý thức. Theo thuật ngữ học Phật giáo những yếu tố này được gọi là ”Citta” (hay “Vijnana”), “Caitta” và “Rupa”.  Những yếu tố này kết hợp, nhập vào mối liên hệ với nhau và thay thế lẫn nhau. Bản thân sự kiện hay quá trình đan bện của chúng, quá trình thay thế, v.v…có thể được xem như là yếu tố mới thứ tư.

Không được quên rằng đó là sự trừu tượng hóa và có thể được diễn đạt như sau: Đời sống kinh nghiệm có ý thức của mỗi cá thể mà được gọi là chủ thể xúc cảm thế giới bên trong và bên ngoài của mình, được cấu thành từ những yếu tố liên hệ theo những quy luật xác định.  Những yếu tố đó có thể được chia thành những biến thể nhỏ bé hơn trong những sắc thái và tổ hợp đa dạng nhất, và là một cái gì đó thuần nhất có khả năng kết hợp và phụ thuộc vào quy luật chung của sự tương tắc.  Những yếu tố này nằm trong những mối quan hệ nhất định.  Những mối tương quan lẫn nhau này sẽ được trình bày trong phần về những điều kiện và những mối liên hệ.

Ngoài bản thân những yếu tố và mối quan hệ lẫn nhau của chúng, tức bản thân sự kiện đan bện vào nhau, cần nói một yếu tố quy định phương thức đan bện của chúng, mà tính cách của cá nhân và đặc trưng của thế giới bên ngoài được nó cảm xúc đều phụ thuộc vào. Yếu tố tổ chức này hay lực tạo tác này được các nhà Phật tử gọi là “nghiệp” (“Karma”); mà bản chất của nó được quy về yếu tố tâm lý, về tính tích cực của thức.  Sự khác nhau của cái gọi là các thế giới vật chất mà những thực thể có ý thức cảm xúc, được lý giải bởi sự tác động của những lực “karma”, lực phân bố các yếu tố và phối hợp chúng để tạo nên cá thể cùng với thế giới vật chất được xúc cảm bởi nó.  Thế giới vật chất bên ngoài, như vậy, là yếu tố cấu thành cá nhân.  Thuyết dharma và thuyết karma hỗ trợ lẫn nhau. Điều này đã xác nhận: Phân tích Phật giáo phân chia cá nhân thành những yếu tố, không phải là sự phân tích tâm sinh lý, mà là phân tích tâm lý theo nghĩa, những xúc cảm của con người chứ không phải cơ thể vật chất - là đối tượng phân tích.

Thuyết Thể tính tạm thời, trong những văn bản còn đến ngày nay, cũng không được chứng minh, nhưng được mọi người thừa nhận.  Thuyết này giả định rằng mỗi yếu tố diễn ra chỉ ở một thời điểm; do đó cá nhân có ý thức là một chuỗi liên hợp tạm thời và thay đổi không ngừng của những yếu tố đơn nhất xuất hiện trong khoảnh khắc.  Theo thuyết này, nội dung của ý thức bị thay đổi không ngừng, tức là dòng ý thức là một chuỗi các thời điểm.  Tư tưởng như vậy không xa lạ gì với tâm lý học Âu châu hiện đại; nhưng ngay cả ở Ấn độ và Âu châu cũng có những ý kiến lên tiếng chống lại nó.

Theo thuyết tạm thời, sự thay đổi trong thành phần nội dung ý thức diễn ra nhanh đến nỗi bản thân quá trình chuyển sang nội dung mới không thể quan sát được, thời điểm (“karana”) vốn không phải là số không, mà là một đơn vị rất nhỏ của thời gian, đến nỗi khó lĩnh hội được bằng tri giác trực tiếp; chính điều đó mới là quan trọng, hoặc tính nó rằng 1/75 giây như ở Thế Thân, hoặc bằng một phần triệu lóe sáng của tia chớp theo truyền thống Miến Điện.  Thuyết khoảnh khắc, như vậy, qui một cách quy ước dòng của ý thức và nội dung của nó thành một chuỗi những thành phần đồng nhất, nhỏ bé vô cùng của thời gian.  Việc giải thích thuyết khoảnh khắc theo nghĩa vừa chỉ ra ở trên, cho ta khả năng xem xét trong đó kết quả hoàn thoàn tự nhiên của sự quan sát tâm lý đối với quá trình xúc cảm có ý thức.  Thuyết này với suy tư cho rằng tất cả trên thế giới là vô thường, tất cả đều phải héo tàn, có thể chỉ là hình ảnh thuần túy bên ngoài do sự trùng hợp của những thuật ngữ. Ở chương sau, chúng ta sẽ trở lại vấn đề về tính hai nghĩa của rất nhiều trong số những thuật ngữ của Phật giáo.

Dự đoán của giáo sư Dela Vallee Poussin (Opinions P. 187) cho rằng từ thuyết vô thường đã phát triển học thuyết về không, dựa trên sự kết hợp khái niệm không hay tính phi trực thuộc tính của dharma với thuyết về tính không thực tại của khách thể.  Thuyết vô thường của những dharma và tư tưởng không, hay tính phi thuộc tính của những cái mang tiên nghiệm không có mối liên hệ lẫn nhau nào.  Sinh thể có ý thức, hay “Santana” - tức một chuỗi những thời điểm xúc cảm có ý thức là đối tượng nghiên cứu trong tài liệu abhidharma ở phần nói về những yếu tố, những nhóm, v.v…Sinh thể không phải là một cái gì khác mà là chủ thể cùng với khách thể, hay ý thức cùng với nội dung của mình. Vì trình bày sự khai triển sinh thể thành những yếu tố, nên thuyết dharma gần với tâm lý học hiện đại trong việc cùng phân tích đời sống ý thức thành những quan niệm, cảm giác, tình cảm, v.v…trong những phần tiếp theo chúng ta sẽ thấy thuyết dharma không bị hạn chế bởi điều đó, mà vượt qua giới hạn của tâm lý học, nhưng phần cơ bản của nó vẫn là tâm lý học nhận thức. Điều bổ sung như vậy là cần thiết, vì rằng trong tâm lý học Phật giáo, tâm lý học sinh lý lùi xuống hàng thứ yếu.  Cái được phân tích trong tâm lý học Phật giáo, như chúng ta sẽ thấy, là cái cảm xúc đã được chuẩn bị, như hiện tượng nhận thức.  Nhưng, tất nhiên, điều này không có nghĩa là những gì thuộc lĩnh vực của sinh lý học thì không được đả động đến.  Tâm lý học Phật giáo có phân tích cả những hiện tượng sinh lý, nhưng không nhiều.  Bởi vậy, nói về thuyết dharma, tôi ngả về xu hướng tâm lý hơn là xu hướng nhận thức luận, mặc dầu vấn đề sau cũng được nêu.

Như vậy, nếu chủ thể, thế giới bên trong và bên ngoài của nó là đối tượng nghiên cứu của thuyết dharma, thì hóa ra cái được gọi là sinh thể không phải là thực thể sống trong thế giới mà là thực thể xúc cảm thế giới.  Vấn đề trước hết là về cái được sinh thể cảm xúc, tức thế giới trong phạm vi là cảm xúc của sinh thể. Đồng thời không nên quên rằng giờ đây vấn đề nhận thức luận về tính thực tại của thế giới bên ngoài còn chưa được đặt ra; vì sự trình bày, trong trường hợp này, có thể mang tính chất tâm lý học, nếu tính thực tại của thế giới bên ngoài còn chưa được đặt ra; vì sự trình bày, trong trường hợp này, có thể mang tính chất tâm lý học, nếu tính thực tại của thế giới bên ngoài được thừa nhận.

Vấn đề về tính thực tại không chỉ của thế giới bên ngoài, mà của toàn bộ cái kinh nghiệm nói chung có thể trình bày như sau.  Nếu tất cả cái mà chủ thể này đang cảm xúc, dường như có thể quy về một chuỗi những liên hợp khoảnh khắc của những yếu tố khoảnh khắc, thì tồn tại, đời sống kinh nghiệm thực tế biến thành ảo ảnh mỏng manh và ngẫu nhiên như các hình được tạo bởi các hạt nhỏ trong kính vạn hoa, hay như những hình thù xuất hiện trên các đám mây.

Ở đây, triết học Phật giáo đã từ bỏ lĩnh vực tâm lý học để chuyển sang siêu hình học, sang vấn đề tồn tại chân thực.  Tồn tại có tính chất kinh nghiệm là ảo ảnh.  Cần xem tất cả những cái xung quanh “ta” đều là ảo ảnh, không có gì ngoài những liên hợp khoảnh khắc của những yếu tố khoảnh khắc.  Cái được gọi là “ta” cũng liên quan đến những liên hợp thoáng qua như vậy.  Nhưng, nếu những liên hợp là ảo ảnh thì liệu có hay không cái thực tại nào đó ở đằng sau những liên hợp đó? Những yếu tố khoảnh khắc được liên hợp lại có thể là thực tại, hay là những biểu hiện của một thực tại nào đó, chúng là những dấu hiệu của một cái gì đó đứng đằng sau chúng, của những bản thể, những “cái mang” hay dharma nào đó.

Những kiến giải như vậy là cơ sở cho thuyết dharma và thuật ngữ học của nó.  “Dharma” được hiểu như là “cái mang dấu hiệu”- biểu hiện.  “Những dấu hiệu” đó là những yếu tố mà dựa vào đó dòng ý thức và nội dung của nó đã được khai triển (phân rã).  Nhưng mỗi dấu hiệu đều là biểu hiện hay chức năng của một bản thể thực tại chân thực. Ý nghĩa như vậy có ở định nghĩa truyền thống về thuật ngữ dharma: Dharma là cái mang dấu hiệu của mình.  Bản thân định nghĩa này cũng không hàm chứa đầy đủ nội dung, vẫn cần phải giả thiết:  Theo ý nghĩa nào mà dharma là cái mang; bản chất của biểu hiện mà nó mang là gì.  Tuy vậy không nên nói rằng định nghĩa này, về thực chất, cũng như những định nghĩa từ nguyên học thông thường của người Ấn độ. Định nghĩa này ta gặp không chỉ ở những người Phật tử Bắc phương mà còn hoàn toàn trùng với định nghĩa của Budhagosa.  Trong tài liệu Âu châu về Phật giáo, định nghĩa về dharma được giải thích theo nghĩa trái ngược hẳn.  Dường như lý giải bởi định kiến về việc Phật giáo không quan tâm đến những vấn đề có tính chất bản thể luận.  Chỉ bằng cách hiểu như vậy mới có thể lý giải được vì sao Rhys Devids nói định nghĩa này của thuật ngữ dharma là một khái niệm khó hiểu khiến ta có thể hiểu dharma không có bản thể, không phải là thực chất hay thực thể. Ở đây, tác giả đã bỏ qua ý nghĩa cơ bản của thuật ngữ, cái mang thực thể, cái mang dấu hiệu của mình, hay “thực chất” của mình.

Trên cơ sở những điều đã trình bày, thuật ngữ dharma có thể được định nghĩa như sau: “Dharma là những thực thể, là những bản thể tiên nghiệm không thể nhận thức được của những yếu tố tạo cơ sở cho dòng nhận thức”. Mỗi yếu tố được xem như là dấu hiệu của cái mang mình, tức là mỗi dharma là cái mang thực thể của một thực chất đơn chất đặc trưng của mình.  Bởi vậy, dharma không phải là cái thực thể theo nghĩa là nó trong trạng thái mang một vài phẩm chất.  Khái niệm cái mang thực thể của các Phật tử có một vài điểm khác so với triết học Âu châu coi thực thể là cái mang những thực chất trong con số tập hợp.  Xác nhận rằng dharma là một cái mang một thực chất của mình, về thực chất, có thể được xem là ý đồ gán cho những yếu tố tìm thấy được khi phân tích một ý nghĩa tuyệt đối. Đối với giáo lý Phật giáo cổ, dharma là cái bản thể ngoài kinh nghiệm, tồn tại độc lập của mỗi yếu tố đơn nhất tìm thấy khi phân tích kinh nghiệm một cách có phê phán.

Ý nghĩa của thuật ngữ dharma là như vậy; với cách đặt vấn đề như vậy về thực tại chân thật là hoàn toàn dễ hiểu, trong những khuynh hướng khác nhau, có thể xuất hiện những cuộc tranh luận về bản chất của các bản thể - dharma.  Dù sự giống nhau của những quan điểm về tính ảo ảnh, dù có sự trùng hợp của phương pháp dòng ý thức; vẫn xuất hiện câu hỏi về số những biến hình.  Một vấn đề nổi lên: “Có thực là những cái mang thực thể đứng đằng sau tất cả những yếu tố thấy được khi phân tích hay không?”.  Các trường phái đã tranh luận nhiều về vấn đề này, thậm chí Thế Thân trong Abhidharmakosa thừa nhận những thực tại tiên nghiệm chỉ là một phần trong 75 yếu tố khởi nguyên do những người Vaibasika tối cổ đề ra.  Phần các dharma còn lại ông xem là “những thực tại hư ảo”. Ở những nhà duy thức luận (Vijnanavadina) số lượng chung của những yếu tố lớn hơn, nhưng tất cả những yếu tố đều là thực tại hư ảo và được quy về cái mang tiên nghiệm chung, - tạng thức. Điểm xuất phát của các Phật tử trong vấn đề tồn tại chân thực là như vậy. Không nên quên rằng những yếu tố thấy được bằng con đường phân tích, là những trừu tượng hoá.  Có thể áp dụng sự lý giải như vậy đối với cá nhân: Cơ sở của dòng sinh thức là phức hợp những thực tại tiên nghiệp, những cái mang dharma, thể hiện dưới dạng dòng những liên hợp khoảnh khắc, để làm cơ sở cho dòng ý thức cá nhân.  Chuỗi những liên hợp như vậy tạo nên ảo ảnh được gọi là chủ thể cùng với cái mà nó ý thức.

Theo thuật ngữ học Phật giáo, các dharma “sinh” và “tử” trong từng khoảnh khắc; nhưng không phải theo nghĩa của sự sinh tuyệt đối, hay sự hình thành các dharma từ hư vô, hay từ một cái gì khác nào đi chăng nữa, mà theo nghĩa chúng xuất hiện từ siêu tồn tại không được nhận thức để được tiến hành những hoạt động hay những chức năng tạm thời.  Theo thuyết của các trường phái khác, bản thân các dharma hiện ra trên một thời điểm từ siêu tồn tại thành tồn tại rồi từ tồn tại đó chúng lại sẽ ra đi.  Quá trình hiện ra của các dharma tức là “sự sinh ra” cũng như sự “biến mất” của chúng đều không có khởi đầu trong thời gian. Một chuỗi vô tận những biểu hiện tạo nên những ảo ảnh của tồn tại kinh nghiệm.  Bản thân sự kiện tồn tại không thể giải thích bởi các dharma và những quy luật của chúng, cũng như bằng thuyết siêu hình học nào đó.  Giả thiết các dharma - cái mang ở đằng sau những yếu tố kinh nghiệm, tạo khả năng cho việc xây dựng một thuyết độc đáo về tồn tại chân thực, cũng như thuyết giải thoát.  Sự biểu hiện hay sự “ba động” của các dharma tuy không có khởi đầu nhưng cũng không phải là vô biên, vì giữa các dharma có những dharma thể hiện khuynh hướng của tồn tại dẫn đến sự yên tĩnh tuyệt đối cuối cùng.  Những yếu tố đảm bảo đạt đến giải thoát được biểu hiện có tính chất kinh nghiệm trong những cảm xúc tôn giáo của con người, chẳng hạn, trong “sự thông thái” tức là trong giác ngộ tôn giáo của thần linh, trong trực giác thần bí, trong sự phủ nhận vật chất. Những yếu tố này là con đường đưa dòng dharma tiến đến mục đích cuối cùng.

Tóm lại, có thể nói rằng phần đầu của thuyết dharma quy về phân tích tâm lý của nhận thức và nội dung của nó. Ý thức và cái mà nó ý thức tức là chủ thể và thế giới bên trong cũng như bên ngoài được nó cảm xúc, phân thành chuỗi những yếu tố khoảnh khắc. Đồng thời thuyết dharma cũng chú ý đặc biệt tới tân lý học nghiệm tôn giáo, gắn liền với khái niệm giải thoát.  Siêu hình học và hệ thống bản thể luận theo nghĩa học thuyết về tồn tại chân thật, về quá trình biểu hiện của nó và phương hướng của nó dẫn đến sự cứu độ là nội dung phần hai của thuyết dharma.

 

--- o0o ---

 

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10

11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19

--- o0o ---

Vi tính: Chúc Thượng

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01- 5 -2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ДГІ Chạy thiên ki tich luon duoc tao ra boi nhung con nguoi co giẠnộm tát mẠt ç Š dung minh dao chinh la tam dao rá ng Gi Chiếc la phúc Ngủ không ngon làm xơ cứng động hanh phuc the 5 lý do nên uống trà xanh mỗi ngày cau thế Phật giáo BÃÆn tu tanh di da 5 泰卦 chùa kim ngân giao thường dai cành Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế Äác Sóc Trăng Chùa Hải Phước tổ chức lễ Làm quất ngâm đường ăn Tết Liên 正法眼藏 tấm 真言宗金毘羅権現法要 thơm tuong niem hoa thuong thich quang buu 1944 thánh bài chuong iv phat giao duoi thoi nam bac trieu Giáo phat nhẠРгÑ