.

 

 

PHẬT GIÁO

NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC

O.O. ROZENBERG

TRUNG TÂM TU LIỆU PHẬT HỌC XUẤT BẢN

HÀ NỘI – 1990

---o0o---

 

XI

 

XIII

“CITTA”, “MANAS”, “VIJNANA”

Thức là phạm trù thứ hai của các dharma chịu sự tồn tại (hữu vi pháp), đã được đề cập đến cùng cảm giác hay sắc (“rupa”) ở chương trước và sẽ được nói tới cùng với các quá trình (“samskara”) ở một chương tới. Về việc các nhà thần học Phật giáo nhận biết sự khác biệt cơ bản giữa cảm giác và ý thức được chứng minh bằng sự phản bác khi xác định thuật ngữ “rupa” như sau: Nếu các dharma “avijnapti” được gọi là “rupa” vì chúng dựa vào các “dharma” “rupa” (sắc pháp) khác: Bởi vậy chúng cũng gián tiếp ”không thể đứng vững” hay “chết” không có sự hiện diện của những chủng tử tạo lập (tứ đại chủng “mahabhuta”) vậy vì sao không thể coi thức là “rupa” khi nó không thể xuất hiện được nếu không có chỗ tựa cảm giác chủ thể “indria”? Điều luận giải này không thật có cơ sở vì rằng: Thức, quả thật, phần nào có dựa vào các yếu tố cảm giác chủ quan chứ không phải lúc nào cũng dựa vào các yếu tố đó: năm “indria” cảm giác chỉ là các điểm tựa thứ yếu, vì rằng nếu không có chúng thì thức vẫn không ngừng sinh thành và tự lấy mình, tức lấy thức của thời điểm trước để làm chỗ tựa. “Indria”, như đã nói, cũng thuộc về thời điểm trước, vì rằng trong mối quan hệ này, thức tách khỏi điểm tựa của các dharma cảm giác như “cái vô hình” hình thành cùng một lúc với những gì tựa lên chúng; đối lập với thức, những điểm tựa của nó thuộc về các thời điểm khác nhau.  Như vậy, dòng nhận thức là cả một chuỗi độc lập liên tục.

Thức trừu tượng với nghĩa thuần túy là hình thức của ý thức hay tính ý thức là một trung tâm trong vòng xoáy dharma.  Cái trung tâm đó được các nhà Phật tử gọi bằng thuật ngữ cái “tôi” (”bản ngã”).  Nhưng cái “tôi” này chỉ đơn giản là cái nhận thức, là khía cạnh nhận thức của cảm giác chứ không phải là linh hồn độc lập.  Cái thức với nghĩa là dòng trung tâm của các yếu tố nhận thức được gọi là “citta” hay “vijnana” và là dharma đơn nhất.  Cũng như trong mỗi thời điểm, bên cạnh cùng tất cả các dharma khác, chỉ có một “citta” và được thay bằng “citta” mới ở thời điểm tiếp sau.  “Vijnana” hình thành liên tục nhưng không bao giờ xuất hiện hai “vijnana” trong một thời điểm.

Việc chia các dharma thức ra thành sáu biến hình hay sáu “vijnana” là hoàn toàn ước lệ. Những cái gọi sáu thức tạo thành sáu yếu tố (“dhatu”) cùng với sáu “indria” và sáu “visaya”, về thực chất, chỉ là một dharma-dharma thức sáu đơn nguyên. Việc phân chia này dựa trên cơ sở của cái khách thể được nhận thức hay ý thức tự hướng tới đó.  Đặc biệt là trong tên gọi của của sáu biến hình của thức được chỉ ra lại không phải là các “visaya” hay khách thể tương ứng; còn các “indria” - các mặt chủ thể của hiện tượng nhận thức lại là: nhãn thức (cakauvijnana), nhĩ thức (srotravijnana)…Mánas vốn không phải là yếu tố của cảm giác nên không thể tiếp xúc với các “visaya” - các khách thể của cảm giác.  Điều này hoàn toàn dễ hiểu nếu nhìn dưới góc độ diễn giải mà chúng tôi đã nêu ra ở chương trước: “indria” là các “xúc cảm” hay là các hành động đơn nhất về nhìn, nghe, v.v…Cái trở thành ý thức là những hành động chủ thể chứ không phải là các khách thể.  Thức, như chúng ta đã biết, dựa một mặt vào các dharma cảm giác (“rupa”) và mặt khác, dựa vào yếu tố phi cảm giác - thức của thời điểm trước hay “manas”.

Những yếu tố cảm xúc, vì là cội rễ “nuôi” thức nên được gọi là các yếu tố “thanh tịnh” không mang tính vật chất như là một vật.  Về vấn đề, liệu “manas” có phải là điểm tựa thứ sáu giống như năm điểm tựa xúc cảm không, Vasubandu đã chỉ ra điều băn khoăn:”Nếu” “manas” chỉ là ý thức của thời điểm trước thì số lượng các nguyên tố (“dhatu”) không phải là 18 mà chỉ là 17, vì rằng giữa thức thứ sáu và ”manas” không có gì khác biệt cả. Để trả lời cho điều nghi vấn của Vasubandu, có thể chỉ ra một điều là, trong trường hợp như vậy, thức cảm xúc tư tưởng không có điểm tựa.  Năm “vijnana” đầu - nhãn thức, nhĩ thức, v.v…cũng có điểm tựa của mình đâu.  Ở năm trường hợp đầu, thức dựa vào một cái gì đó không thuần nhất - mặt chủ thể của cảm giác, còn trong trường hợp cuối cùng thì thức lại dựa vào một cái gì đó thuần nhất - thức. “Manas” và năm “dindaria” đầu gần tương tự như nhau vì chúng đều được coi là những điểm tựa hay những cơ sở của thức, nhưng, về thực chất, chúng thuộc về những phạm trù dharma hoàn toàn khác nhau và việc ghép chúng vào một khái niệm “giác quan” là không có cơ sở.

Ý thức một hiện tượng sơ đẳng này khác đều có thể được xác định hoặc trở nên rõ ràng.  Điều đặc biệt là, theo phương pháp trừu tượng Phật giáo, “sự rõ ràng” hay “sự không rõ ràng” của ý thức bị tách khỏi thức thực thụ.  Hai mức độ của thức là hai dharma mới thuộc các yếu tố tâm lý.  Sự rõ ràng lớn tương ứng với yếu tố “vitarka”, sự rõ ràng nhỏ - “visara”.  Mức độ rõ ràng của ý thức phụ thuộc vào “indria” tức mặt chủ thể của hiện tượng cảm giác: “vijnana” thay đổi phụ thuộc vào “indria”.  Nếu “indria” tăng lên thì “vijnana” trở nên được xác định hơn, chứ không phụ thuộc vào “visaya” - mặt khách thể của cảm giác, những lý thuyết vừa đưa ra cũng khẳng định điều diễn giải đã nêu ra: “indria” - mặt khách thể của cảm giác còn “vijnana”- hình thức thuần khiết của thức.  Để khẳng định “vijnana” là thức thuần khiết, có thể đưa ra bằng cớ là tất cả các yếu tố còn lại đối lập với thức như những cái bên ngoài, còn thức lại là yếu tố bên trong.  Những cái bên ngoài có quan hệ với thức không phải chỉ là các cảm giác  mà còn cả những tâm tố.

Luận giải nêu ở trên về khái niệm “vijnana” không phù hợp với điều đã được chấp nhận trong các công trình về Phật giáo ở châu Âu cho rằng “vijnana” là tri giác mang một đặc điểm nhất định như đặc điểm nhìn, đặc điểm nghe, v.v…và thường được coi như ý thức, tư tưởng. Nhưng cái thức trừu tượng, theo ý kiến của các nhà Phật tử, không bao giờ gặp ở dạng riêng lẻ mà luôn gắn bó với các yếu tố của tâm,  xúc cảm và các yếu tố khác.  Bởi vậy, các tâm tố được các nhà Phật tử coi như những quá trình.  Để biểu thị những yếu tố không tách ra được của thức và của các tâm tố, người ta sử dụng thuật ngữ “citta-caitta”. Thức và các tâm tố được xem xét cùng với nhau: chúng cũng hình thành vào một thời điểm và cùng “mất đi”, cùng dựa vào “indria” hoặc “manas”.

Lý thuyết về tính liên tục của thức được các nhà Phật tử trình bày như sau: Trong thức, chúng ta gặp một hiện tượng mang tính độc lập hơn và có tính thực tại hơn so với các yếu tố còn lại.  Hoàn toàn có thể hiểu rằng, các nhà Phật tử cũng như các nhà triết học Âu châu, trong lịch sử tư tưởng triết học, đã phát triển khái niệm ý thức và gán cho khái niệm đó một ý nghĩa lớn.

Các tông phái cổ xưa dừng lại ở việc phân tích thức và hạn chế bằng việc thiết lập ba biến hình của các yếu tố, cảm giác, ý thức và quá trình.  Một cảm xúc có ý thức dựa trên kinh nghiệm đối với một khách thể nào đó, được coi như tạo bởi ba yếu tố.  Những tên gọi khác nhau của yếu tố nhận thức - “citta”, “manas” và “vijnana” - chỉ là sự biểu hiện những tinh tố khác nhau của phân tích: “citta” -dharma đơn nhất của thức; “vijnana” - cũng là thức, nhưng được xen dưới góc độ nội dung; “manas” - thức của thời điểm trước tạo cơ sở cho thức của thời điểm tiếp sau.

Những nhà Vijnanavadin (Duy thức) đi đến phân tích có khác: Nếu ba yếu tố - cảm giác, ý thức và quá trình - liên tục gắn kết với nhau thì phải coi thức là một hiện tượng dường như phân hóa ra các yếu tố: chủ thể và khách thể.  Hiển nhiên là cái phân hoá không phải là ý thức mà ta thấy qua kinh nghiệm mà là cái ý thức khác, cao hơn hay tuyệt đối mà chúng ta xem như được chia ra hai mặt: mặt khách thể và mặt chủ thể? Đây là thức đầu tiên của triết học Phật giáo không trùng với thức thứ sáu “vijnana” hoặc với “manas” mà là “thức thứ tám” hay tạng thức - (“Alaia-vijnana”).  Đối với các nhà Vijnanavadin, các thuật ngữ “citta”, “vijnana” và “manas” mang ý nghĩa hẹp hơn: Vijnana - thức kinh nghiệm hay thức hướng hoặc tới cái cảm giác hoặc tới cái không cảm giác. “Manas”, hay “thức thứ bảy” - là tổng hợp tất cả sáu thức, là ý thức của thời điểm trước và được coi như đồng nghĩa với thức thứ tám (“alaya vijnana”) bao hàm, chứa đựng tất cả các dharma còn lại ở dạng chủng tử hay bào thai.  Lý thuyết “alaya vijnana” (A lại da thức) của các nhà Vijnanavadin, là một lý thuyết siêu hình.

Tông phái “Mahayana-Sampariraha-Satra”, một tông phái hình thành ở Trung quốc trên cơ sở các công trình của Asanga, lại bổ xung vào thức thứ tám một thức nữa - thức thứ chín hay thức thanh tịnh, hay “chân thức”.  Thực ra, thức này cũng là thức tuyệt đối thứ tám nhưng được xem xét dưới góc độ siêu hình của sự tĩnh lặng vĩnh viễn.  Hệ thống chín ý thức (cửu thức) đóng một vai trò quan trọng trong phái Mật tông sau này và được biểu hiện phong phú bằng hình tượng và biểu tượng.  Xu hướng này được biết ở Nhật Bản với tông phái Singôn.

 

 

--- o0o ---

 

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10

11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19

--- o0o ---

Vi tính: Chúc Thượng

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01- 5 -2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Tứ năm cái kết bất ngờ sau 20 năm của cậu bé tim hieu nhung y nghia cua ngay ram thang bay nghe ngồi thiền để nâng cao hiệu quả công Ç tam tÕ trúc lâm Dấu chá ç ºp Bệnh nhân huyết áp nên gần gũi thiên đứng tÍa sai lầm lớn của tục đốt vàng mã la chua hoi phuoc lý xÃƒÆ thánh Thà chuong Chà tuong phat ngoc hoa binh the gioi duoc hinh thanh Thừa Thiên Huế Lung linh đêm hội hoa loại san tu Trẻ tinh khôn truyện tâm độ lượng người ÐÑÑ phan 5 lang Hoa 泰卦 cầu ChÃƒÆ TẠ华严经解读 mọi thiền nhung goc nhin doi thuong ve thoi gian let s pray for japan Đất ươn mầm sống Ä i hoi Bún Xét nghiệm máu giúp dự đoán phÃÆp Hạnh CHÙA hanh phuc chan thuc Ba tin Bung buoc tam so 15 tien trinh chet dao duc trong nep song nguoi phat tu nghiem tot Đổi Làng tùy luân hồi phần 2