Mục Lục
Lời Nói Đầu
Phần 01 đến Phần 06
00- Bài tựa của ngài Trung Phong
01- Chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch
02- Đản mạc tắng ái, đổng nhiên minh bạch
03- Hào ly hữu sai, thiên địa huyền cách
04- Dục đắc hiện tiền, mạc tồn thuận nghịch
05- Vi thuận tương tranh, thị vi tâm bệnh
06- Bất thức huyền chỉ, đồ lao niệm tịnh
Phần 07 đến Phần 16
Phần 17 đến Phần 26
Phần 27 đến Phần 36
Phần 37 đến Phần 44
Phần 45 đến Phần 50
Phần 51 đến Phần 57
Phần 58 đến Phần 62
Phần 63 đến Phần 69
Phần 70 đến Phần 73
.
GIẢNG GIẢI
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
Bài tựa:

Ngài Trung Phong nói: Thiền tông là bất lập văn tự. Do từ trong hội Linh Sơn, Phật Thích Ca đưa cành hoa lên, ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười; Phật tuyên bố rằng: Ta truyền cho ông “Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn Diệu tâm, thật tướng vô tướng”.

Giáo ngoại biệt truyền là ở ngoài kinh điển, đặc biệt truyền riêng pháp môn này; bất lập văn tự chẳng phải phế bỏ văn tự, mà không cần phải qua văn tự và lời nói, tức là chỉ thẳng tâm mình là Phật; chỉ cần tham thiền hiện ra tâm này, gọi là kiến tánh thành Phật.

Đã nói bất lập văn tự, tại sao Tổ Đạt Ma mới truyền qua 3 đời, đến ngài Tăng Xán lập ra Tín Tâm Minh gồm 584 chữ, có phải sửa lại gia phong của Tổ chăng! Tổ Tăng Xán làm Tín Tâm Minh không trái ý “bất lập văn tự”, mà muốn người học sau này được tin tự tâm. Tin tự tâm không cần qua văn tự, không cần học ở ngoài. Cho nên, Ngài muốn hiển bày nghĩa bất lập văn tự, chứ chẳng phải biến gia phong bất lập văn tự trở thành ra văn tự.

Nhưng người đời sau, hiểu lầm ý Tổ Tăng Xán, mà y văn giải nghĩa, nên ngài Trung Phong làm “tịch nghĩa giải”, tức là bác bỏ nghĩa giải sai lầm, để cho người ta tin hoàn toàn tự tâm đầy đủ, không cần có lý giải gì hết. Nếu tin ở ngoài tâm mà có, cũng như đầu mọc thêm đầu, cần phải mời Bác sĩ cắt bỏ mới được. Cho nên, đặt tên “Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải”.

Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải này, ngài Trung Phong lấy hai câu chia ra làm 4 đoạn: Đoạn thứ nhất là khai thị, đoạn thứ hai là nghĩa giải, đoạn thứ ba là tịch nghĩa giải (bác bỏ nghĩa giải), đoạn thứ tư là bốn câu kệ kết thúc.

Phần khai thị là theo lý giải không được, mà để hiển bày tâm chư Phật, Tổ và tâm của chính mình. Tại vì mình chưa tin, nên không thể hiểu được.
 
 

1. CHÍ ĐẠO VÔ NAN, DUY HIỀM GIẢN TRẠCH

Dịch

Đạo cùng tột chẳng có gì khó, chỉ vì phân biệt mới thành khó.

Lời khai thị:

Ngài nói: Thể dụng Tự tánh cùng khắp hư không, trí huệ con người chẳng thể suy lường (Tự tánh mỗi chúng sanh đều sẵn có, thể và dụng cùng khắp không gian và thời gian. Nếu dùng bộ óc con người không thể nghĩ đến được). Mở cửa nhà lớn nhiệm mầu vô biên vượt trên vạn tượng chiều sâu mà không đáy (đây là diễn tả Tự tánh, Tự tánh tức là Phật tánh; hàng ngày đang dùng mà mình không biết, cửa mở ra hết, nhưng người ta không thấy, tưởng là cửa đóng bít).

Mở cửa nhà lớn nhiệm mầu (tức là cửa Tự tánh, nhưng người ta không thấy), vượt trên vạn tượng chiều sâu mà không đáy (biển sâu cách mấy đều phải có đáy, còn cái này thì không có giới hạn). Cơ xảo của chư Tổ như tiếng hét kim cang vương của Lâm Tế, sấm sét oanh liệt, muốn nhìn bóng còn khó, huống là thấy hình (thủ đoạn Lâm Tế, ai vào cửa liền hét, người nào hỏi liền hét, mà tiếng hét của Ngài, gọi là kim cang vương; kim cang là vật cứng hơn các vật khác, mà thêm kim cang vương tức là cứng nhất. Sấm sét oanh liệt là không thể dùng mắt để thấy, tai để nghe).

Uy thế cây gậy của Đức Sơn như gió bão điện chớp (người học vừa đến cửa thì cây gậy của Đức Sơn liền đánh. Tiếng hét Lâm Tế và Đức Sơn đánh gậy, không phải khi không mà hét đánh bậy bạ. Ở dưới tiếng hét và ở dưới cây gậy đánh, đều đào tạo ra chư Tổ mà chẳng cho mình có công lao), gánh biển vác núi chẳng cần ra sức (đây là cái dụng của Tự tánh, chư Tổ kiến tánh dùng ra được).

Ông già Thích Ca chỉ nắm bắt hư không (đây hình dung lời nói không thể đến được, cho nên, Phật Thích Ca nói: “49 năm, ta chưa từng nói một chữ”. Tại vì nói không được, ví như bàn tay nắm bắt hư không. Hư không làm sao nắm bắt được!) 1700 bạch niêm tặc ăn trộm không cần vốn (là hình dung 1700 Tổ kiến tánh, diệu dụng đầy đủ tất cả, không cần mượn bên ngoài. Như Trương Bảo Thắng hiện sức dụng phần nhỏ của Tự tánh). 

Có miệng chỉ treo trên vách tường (vì lời nói chẳng thể diễn tả được). Rất sẵn sàng mà không hiểu biết (vì trình độ của mình chưa thể hiểu biết). Muốn ngay trước mắt, chỉ bảo họ thì gai gốc ở cửa nổi đầy (cái này, mình dụng công đến đó mới được, chứ nhờ người khác thì không được).

Lời nghĩa giải:

“Đạo cùng tột thì không khó, chỉ vì phân biệt lựa chọn nên mới khó”. 2 câu này là cương yếu của bài minh. Chữ tin bao gồm ngộ chứng, chẳng phải chữ tin của tín hạnh (ngộ là giác ngộ, chứng là chứng quả. Cũng như tin 10 phần thì nghi 10 phần, ngộ cũng 10 phần. Không phải tín hạnh là giữ uy tín của mỗi người, mỗi nước).

Cũng như trong hội Pháp Hoa lãnh hội quyền trí nhập vào thật trí (ánh sáng đèn dụ cho quyền trí, cây đèn dụ cho thật trí, là cái thể của tâm. Cái đó lập ra tín giải; tín là tin, giải là hiểu, để tỏ bày nguyện vọng của chúng sanh).

Chư Tổ thấy đó là Chí đạo (chí là cùng tột, chỉ có tâm cùng tột, không có lý lẽ để hiểu gọi là nhiệm mầu). Chư Phật, Tổ chứng  gọi là bồ đề, chúng sanh mê gọi là vô minh, Giáo môn hiển bày gọi là biển giác, đều cùng gọi là một tâm (nên Tổ nói: “Hàng ngày hiện hành vô minh của chúng sanh là bất động trí của chư Phật”.
 Có người nói: Hàng ngày hiện hành vô minh, tại sao bất động trí của chư Phật?
 Tổ nói: Dễ hiểu mà!
 Tổ hỏi chú Tiểu: Thế nào là bất động trí của chư Phật?
 Chú Tiểu ngơ ngác.
 Tổ nói: Vô minh đó.
 Qua câu chuyện này chỉ hiểu phần nào mà thôi).

Cho đến bao gồm danh tướng, thấu nhập sắc không, muôn ngàn đề mục đường lối, dù có khác nhau, đâu có sai trái tốt xấu, cũng không có ngăn cách mê ngộ, tất cả do đây mà hiển bày (tại vì có phân biệt lựa chọn, nên có tốt xấu đúng sai; nếu không có phân biệt lựa chọn, thì không có tốt xấu đúng sai. Tất cả cuộc sống hàng ngày đều là cái dụng của tâm. Tại mình chấp nên có đúng lý và không đúng lý. Bài Tín Tâm Minh quét sạch cái lý.

Đoạn này nói cái lý, đoạn sau quét sạch cái lý. Vốn không có ngăn cách mê ngộ, tốt xấu; tất cả tốt xấu mê ngộ, đều do tâm chấp của mình mà hiển bày).

Như cây bách của Triệu Châu, vòng kim cang của Dương Kỳ, cái chậu đất bể của Mật Am, bánh sắt có nhân của Đông Sơn (đây là cơ xảo của chư Tổ.
 Tăng hỏi Triệu Châu: Thế nào là Phật?
 Triệu Châu đáp: Cây bách trước sân.
 Có người hỏi Dương Kỳ: Thế nào là Phật?
 Dương Kỳ đáp: Vòng kim cang.
 Có người hỏi Mật Am: Thế nào là Phật?
 Mật Am đáp: Chậu đất bể.
 Có người hỏi Đông Sơn: Thế nào là Phật?
 Đông Sơn đáp: Bánh sắt có nhân.

Lời đáp chẳng có ý nghĩa gì, nhưng chặn được dòng suy nghĩ của ý thức thì ngay đó ngộ. Nếu không chặn được hết dòng suy nghĩ của ý thức, thì mịt mù không hiểu gì, vẫn còn trôi lăn trong lục đạo.

Những công án như trên có rất nhiều, như: 
Hỏi: Thế nào là Phật? 
Đáp: Cục cức khô.
Hỏi: Thế nào là Phật? 
Đáp: Ba căn mè.

Nếu ngộ được bản thể Tự tánh cùng khắp không gian thời gian, thì biết rõ ý của Tổ sư. Nếu không ngộ thì ngơ ngốc còn vô minh; công phu đến mức là đến thoại đầu, điểm phá một cái ngộ liền. Có người gần đến  thoại đầu, điểm phá cũng ngộ.

Có một người công phu đến thoại đầu, đi ngang chỗ bán thịt, nghe người mua thịt nói: Bán cho tôi một miếng thịt nạt.

Người bán thịt chặt mạnh con dao xuống bàn, nói gằn: Chỗ nào chẳng phải thịt nạt!

Người có công phu đến thoại đầu nghe liền ngộ.

Cũng có một người gặp người ta đánh lộn, bị đánh một bạt tai liền ngộ.

Nếu công phu đến thoại đầu, một ngày không ngộ, thì một tháng cũng phải ngộ; chẳng phải do gặp thiện tri thức rồi mới ngộ. Gặp thiện tri thức là chỉ để ấn chứng. Công phu đến thoại đầu gặp cảnh duyên nào cũng được khai ngộ).

Giống như dị đoan, cùng tà pháp sôi nổi; vậy thì lời nói “chí đạo” đã hiện hành rồi. Do đó thông suốt lý sự, dung thấu cổ kim, cho là “vô nan” đã thành lời thừa. Nhưng Thánh phàm, nhiễm tịnh, trước mắt toàn chân. Nếu sanh ra tình thức phân biệt, thì trái hẳn với chí thể, nên nói: “Duy hiềm giản trạch” vậy.

Tịch nghĩa giải:

Hình như giống nhau, giống mà chẳng đồng. Lại 2 chữ “chí đạo”, dẫu cho ông dùng hết ý thức để giải thích, đối với tông chỉ “vô nan”, cần phải tương ưng mới được. Nếu chẳng phải tự tâm khai ngộ, âm thầm khế hợp bất khả tư nghì, dứt hẳn tri kiến, siêu việt ngữ ngôn danh tướng, muốn trông thấy tông chỉ “vô nan”, chẳng những cách xa như trời với đất. Ở nơi căn cảnh tương đối, đủ thứ sai biệt, nếu không thể ngay đó giải thoát, mà muốn đem đạo lý “vô nan” đó, tồn chứa trong lòng, thì chỉ là nhận giặc làm con mà thôi.

(Ngài Trung Phong thấy người ta đem Tín Tâm Minh để giải thích ra đạo lý; chính đạo lý đó nghịch với ý của Tổ sư. Những người đó cho mình là hay, giải thích rất kỹ càng giáo lý thâm sâu. Nhưng sự thật nói thì giống, phải thì chưa phải. Cho nên, cần phải tương ưng để khai ngộ mới được. Khai ngộ rồi âm thầm khế hợp, không thể suy nghĩ. Suy nghĩ còn không thể, làm sao nói và giải thích!

Hiểu biết đúng lý đều phải chấm dứt, vì đúng lý và không đúng lý là lọt vào tương đối nhị biên. Tự tâm là bất nhị, không thể cho đúng và không đúng. Cho nên, dứt hẳn tri kiến, siêu việt ngữ ngôn, lìa danh tướng.

Tâm không dính mắc với cảnh, thì ngay đó giải thoát; tức là cảnh vui mình không thấy vui, cảnh buồn mình không thấy buồn, cảnh sợ mình không thấy sợ)ï.

Kệ kết thúc:

 Chí đạo không nên chê lựa chọn,
 Chớ nói lựa chọn đọa phàm tình.
 Cần phải đâm mù mắt mẹ đẻ,
 Ban ngày đốt đèn đọc Minh này.

(Chí Đạo là bất nhị, lựa chọn hay không lựa chọn đều chẳng có. Mới nói: “Không nên chê lựa chọn”. Chí đạo đâu có khó dễ. Nên nói: “Chớ nói lựa chọn đọa phàm tình”. Theo nghĩa giải thì lựa chọn đọa vào phàm tình vô minh. Nhưng thật tế Chí Đạo không có đọa vào phàm tình được.

“Cần phải đâm mù mắt mẹ đẻ” là theo sự thấy của con mắt không thể thấy được Chí Đạo. Mà lại nói: “Ban ngày đốt đèn đọc Minh này”, nghĩa là không cần dùng con mắt, không cần dùng ánh sáng mặt trời; tức là đừng có tư tưởng đạo lý gì, thì mới có tư cách đọc Tín Tâm Minh này”.

2. ĐẢN MẠC TẮNG ÁI, ĐỔNG NHIÊN MINH BẠCH

Dịch 

Chỉ đừng yêu ghét thì rõ ràng minh bạch.

Lời khai thị:

“Chỉ đừng yêu ghét thì rõ ràng minh bạch”. Theo ý chỉ Thiền tông thì không chỗ trụ; nên nói: Thẳng chẳng phải tùng (cũng không nhất định là thẳng), co chẳng phải gai (cũng không nhất định là co), thông chẳng phải hư không (hư không là trống rỗng chẳng có chướng ngại, cũng không có nhất định là thông), nghẽn chẳng phải vách tường (cũng không nhất định là nghẽn).

Đầu búa không lỗ ném ngay mặt (câu này là chuyển ngữ của Thiền tông. Đầu búa không lỗ thì không thể dùng được. Thiền tông không có chỗ để suy nghĩ, không có chỗ để mở miệng; cũng như đầu búa không lỗ vậy. Ai có đề ra ý kiến gì hay chơn lý gì, cũng giống như đầu búa không lỗ; không có ý nghĩa gì để dùng được).

Trái lại, thẳng vẫn là tùng, co vẫn là gai  (co và thẳng, thông với nghẽn là đối đãi. Phàm đối đãi là tương đối, tương đối là sản phẩm của bộ não. Nó không phải thật tế, thật tế thì không có đối đãi. Cho nên, tương đối là vọng tưởng.

Kinh Lăng Già nói: Tự tâm hiện lượng. Tự tâm không có số lượng; hiện ra số lượng cao nhất đều là vọng, vì có số lượng. Phàm do bộ óc biết đều là tự tâm hiện lượng; chẳng phải bản tâm của mình. Nên nói: Chẳng phải co, chẳng phải thẳng tức là thấy thẳng không trụ nơi thẳng, thấy co không trụ nơi co. Và chẳng co chẳng thẳng cũng không trụ. Ngược lại là co là thẳng; thông và nghẽn cũng vậy.

Bởi những cái đó đều là tương đối, phá hết tất cả tương đối hiện lượng, thì số lượng không nói được nữa). 

Vậy “trời xanh nước rộng dính liền như cũ” (tức là không có thêm bớt ý kiến gì; thì trái cây vẫn là trái cây, cái đèn vẫn là cái đèn… đúng lý thì thêm, không đúng lý thì bớt. Cho nên Tâm Kinh nói: Bất tăng bất giảm).

 Đêm qua người Ba Tư bắt được tên chánh tặc Tây Thiên trong Nam Hải, đợi trời sáng đốt đèn xem, thì ra bác hai Vương ở làng Đông (đoạn này nói kết thúc lời khai thị, ý nghĩa giống như đoạn trên; không có cái nào chân thật, không có cái nào huyễn hóa.

Chân chẳng phải chân, giả chẳng phải giả, đúng chẳng phải đúng, sai chẳng phải sai. Cho nên, không thể dùng 2 chữ “cho là hay cho rằng”. Nếu cho là, cho rằng là sản phẩm của bộ óc, không phải bản tâm. Vì bản tâm không thể dùng bộ óc suy nghĩ, dùng hình tướng để tiếp xúc và văn tự lời nói đến được. Nên Thiền tông nói: “bất lập văn tự” vậy).

Lời nghĩa giải:

Chỉ đừng yêu ghét thì rõ ràng minh bạch (chữ “yêu ghét” này thuộc phạm vi tương đối, nếu có “chán, thích, lấy, bỏ” là niệm tương đối của bộ óc. Tương đối thì không rõ ràng minh bạch, chỉ có lìa tương đối, mới đạt đến cảnh giới tuyệt đối, thì thấy rõ ràng cùng tột)*.

Tịch nghĩa giải:

Ngài Trung Phong nói: “Dù ông chẳng yêu ghét và không màng đến cái TA. Vậy biết chẳng yêu ghét và ai biết cái TA” (chính cái biết này lọt vào nhị biên rồi. Như tham câu thoại đầu, mình còn thấy nghi tình thì chưa đến chân tham. Nghi tình liên tục, câu thoại đầu tự mất, không biết có nghi tình, thì có thể đến chỗ đứng của Tổ sư và đúng ý Tổ sư từ Tây Trúc sang)*. [đoạn văn trong (…)* của người thực hiện thêm vào, vì trong băng không có].

Kệ kết thúc:

Trời che đất chở khắp mọi nơi,
Mặt trời chiếu soi chẳng thiếu sót.
Lại muốn ngồi trong nghĩa minh bạch,
Chẳng biết hai chân dính đất sình.

(Chánh biến tri là cái biết khắp không gian thời gian; vậy chỗ nào cũng biết thì không thiếu sót; lúc nào cũng biết, tức là vượt qua quá khứ, hiện tại và tương lai. Vậy cái biết của ý thức không thể so sánh được, vì nó bị hạn chế. Cho nên, Kinh Pháp Hoa nói: Tri kiến Như Lai không thể nghĩ bàn.

Hai câu đầu hình dung sức dụng cùng khắp của Tự tánh. Đã cùng khắp thì chỗ nào cũng minh bạch. Nếu minh bạch cùng khắp, thì minh bạch này không có chỗ.

Hai câu sau là trụ vào minh bạch thì lọt vào nhị biên, thuộc sản phẩm của bộ óc)*.

3. HÀO LY HỮU SAI, THIÊN ĐỊA HUYỀN CÁCH

Dịch 

Xê xích mảy may, cách xa trời đất.

Lời khai thị:

“Xê xích mảy may, cách xa trời đất”. Lời khai thị của ngài Trung Phong, mục đích phá tan tình thức. Cho nên nói: Căn cứ nhất định lại không tiêu chuẩn phép tắc. Đem hư không lấp hư không, dùng mục đích phá mục đích (đều là những việc vô lý). 

Lại nói thêm: “chẳng hội” của Lục Tổ, “chẳng biết” của Tổ Đạt Ma, đều là dời hoa rũ bướm (như lấy thuốc giả để trị bệnh giả, nơi Tự tánh chẳng có bệnh thì cần chi đến thuốc; vì chúng sanh điên đảo), nên mới nói: “Chỉ hai đường dây dưa này, đã dẫn khởi gai gốc đầy trời”. Hải Thần chẳng quí dạ minh châu, mà lại đem ném cho họ (đó cũng chẳng có ý nghĩa gì).

Lời nghĩa giải:

“Xê xích mảy may, cách xa trời  đất”. Người nghĩa giải cho rằng: Pháp môn rộng lớn (tức là pháp môn của Phật), dù nói mê và ngộ chẳng khác, nếu người còn mảy may tình cảm yêu ghét, phân biệt chưa dứt sạch (theo Giáo môn phải dứt sạch tình cảm yêu ghét; không phải chỉ tình cảm yêu ghét mới sạch, mà tình cảm nào cũng phải dứt sạch; trên đây là cách tu của Giáo môn). 

Nếu chưa dứt sạch, như trời đất cách xa (Giáo môn dùng cái biết để tu; biết xấu thì bỏ, biết tốt thì lấy. Thiền tông chẳng phải vậy, dùng cái không biết để tu, xấu tốt đều không biết. Đã không biết thì không bỏ mà nó tự bỏ nên không dính mắc yêu ghét. Lục Tổ nói “lấy vô trụ làm gốc”, tức chẳng trụ nơi yêu, chẳng trụ nơi ghét, chỉ lấy không biết là đủ thì cảm tình không nổi lên được).

Tịch nghĩa giải:

Giải nghĩa như thế, giống thì giống, phải thì chưa phải. Tại sao vậy? Vì còn thiếu một tiếng ồ (chữ ồ theo chữ Hán, thì chữ lực ở trong chữ khẩu. Chữ này trong tự điển không có, mà có trong ngữ lục của chư Tổ, để hình dung trong giây phút ngộ. Như trước kia mình chưa hiểu, khi hiểu rồi  thì ồ lên).

Dẫu cho ông mỗi mỗi không sai, lý hợp với đạo, vẫn không khỏi cách xa như trời với đất (vì ông lọt vào nhị biên: Không sai đối với sai, hợp lý đối với không hợp lý).

Kệ kết thúc:

 Nói chi có sai và không sai,
 Đều thành dụi mắt thấy hoa đốm.
 Muốn lìa mảy may việc càng nhiều,
 Trời đất xưa nay vẫn cách xa.

(Sai và không sai là pháp tương đối; trong hư không vốn không có hoa đốm, tại dụi mắt mới thấy hoa đốm. Nói sai và không sai giống như dụi mắt thấy hoa đốm. Tất cả sai và không sai đều là vọng. Muốn lìa mảy may việc càng nhiều, thì trời đất xưa nay vẫn cách xa).

4. DỤC ĐẮC HIỆN TIỀN, MẠC TỒN THUẬN NGHỊCH

Dịch 

Muốn đắc được Tự tánh hiện tiền, chớ còn tập khí thuận nghịch.

Lời khai thị:

Ngài Trung Phong phá tương đối, nên nói:  Hai không là đôi, một không là chiếc; buông chẳng lìa, nắm chẳng hợp (theo lý thường: Hai là đôi, một là chiếc, buông tức lìa, nắm tức hợp).

 Dương Kỳ 10 năm đúc thành vòng kim cang (Dương Kỳ là vị Tổ sư danh tiếng phái Lâm Tế; 10 năm Ngài thuyết pháp đều dùng vòng kim cang khám xét người học đạo. Vòng kim cang thì không có đầu đuôi, tính chất cứng nhất trong các thứ vật; nó phá hủy các thứ vật, chứ các thứ vật không phá hủy được nó).

 Đạt Ma 9 năm nhìn vỡ vách tường sắt (Tổ Đạt Ma sang Trung Quốc gặp Lương Võ Đế ở miền nam, nhưng không thích hợp, mới vượt sông Dương Tử đi miền bắc, thời bấy giờ là nước Ngụy. Tổ Đạt Ma chưa tìm được người kế thừa, ngồi trong chùa Thiếu Lâm hướng mặt vào vách tường suốt 9 năm, sau này gặp Tổ Huệ Khả rồi truyền pháp. Người ta hiểu lầm Tổ Đạt Ma ngồi hướng vách để tu; thật ra Ngài đã kiến tánh rồi, còn gì để tu nữa! Chỉ đợi Tổ Huệ Khả để truyền pháp mà thôi).

 Lúc cổ Phật chưa sanh, bóng trăng hiện khắp ngàn sông (những Tổ kiến tánh trong Thiền tông như: Triệu Châu, Dương Kỳ, người ta đều gọi là cổ Phật ra đời. Qua lò luyện của Thiền tông mới có cổ Phật ra đời. Nhưng chúng sanh cũng gọi là cổ Phật; tức là không có sự bắt đầu, vốn sẵn có.

Bóng trăng hiện khắp ngàn sông là để ví dụ, Phật tánh của mình đã sẵn sàng, khi vũ trụ chưa có thì Phật tánh đã sẵn có).

 Khi vũ trụ đã thành, gió mát sung mãn  mười phương. Nói thuận chẳng thuận, nói nghịch đâu nghịch. Quải giác Linh Dương ăn gậy sắt, trái cân bóp ra nước vàng ròng. 

(Con Linh Dương lúc ngủ treo sừng trên cây, dưới đất không có dấu tích, thở không ra tiếng, thợ săn khó tìm; dụ cho tự tánh không hình tướng, không số lượng. Tất cả năng lực đều sẵn có, nhưng người ta không tin mình có năng lực đó, cứ đi tìm bên ngoài. 

Tất cả lời nói của chư Tổ đều vô lý, cũng như nói trái cân bóp ra nước là việc vô lý; Tự tánh ăn gậy sắt cũng là việc vô lý. Pháp nào dùng để giải thích đều không phải Tự tánh.  Tại Tự tánh bất nhị, vì có lý đối với vô lý, cho nên lập ra lý là nhị).

Lời nghĩa giải:

“Muốn được Tự tánh hiện tiền, chớ còn thuận nghịch”. Người  nghĩa giải cho rằng: Tổ sư nói đến đây, thành có mâu thuẫn; tại sao vậy? Vì việc này vốn đã hiện tiền, còn muốn đắc gì nữa! (Mình còn vô minh mới thành chúng sanh, không hiện ra thần thông được cho là không được hiện tiền. Nhưng việc này vốn đã hiện tiền. Cuộc sống hàng ngày, mặc áo ăn cơm, đi đứng nằm ngồi, đều là cái dụng của Tự tánh). 

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chánh tánh vô bất thông, thuận nghịch giai phương tiện” (Tự tánh không có tương đối, nên chỗ nào cũng thông. Việc thuận việc nghịch đều là phương tiện. Chư Phật kiến tánh rồi không có thêm, chúng sanh chưa kiến tánh thì không có bớt; vẫn y như cũ).

Ở đây, nếu bảo “mạt tồn” tức là chớ còn thuận nghịch thành ra đoạn diệt (tất cả đâu có mất!). Thật ra ý Tổ sư chẳng phải vậy, chỉ dùng phương tiện cho hàng sơ học. Như người  ăn đã no, dụ cho người đã ngộ; người ăn đã no, đâu có thèm đồ ăn ngon (như người đã ngộ, biết mình đã sẵn có đầy đủ tất cả, mà còn muốn đắc gì nữa! Vì chưa ngộ, tưởng mình không có, nên phải tìm kiếm ở ngoài).

Tịch nghĩa giải:

Đoạn trên nói rất có lý, ngài Trung Phong còn phải phủ nhận: Im đi! Im đi! Tổ sư ở dưới gót chân ngươi (bây giờ ông muốn biết Tổ sư không? Mình tham thiền được ngộ gọi là Tổ sư, nên nói Tổ sư ở dưới gót chân ngươi. Vậy có ở chỗ khác đâu! Tức ngươi là Tổ sư rồi).

Dẫu cho đạp một cái tan nát, nhưng còn phải tham 30 năm nữa (tại sao? Vì còn chấp thật muốn đắc ở ngoài, làm sao phát hiện cái mình sẵn có! Chỉ cần mình phát hiện).
Kệ kết thúc:

 Muốn được hiện tiền đuổi theo vọng,
 Chẳng còn thuận nghịch trái với chân.
 Sung sướng, đau khổ quên phân biệt, 
Cũng là con mắt dính bụi trần.

(Tham thiền thì sung sướng và đau khổ đều không biết, tức là không phân biệt và phân biệt đều hết. Còn biết cho là quên phân biệt chẳng còn thuận nghịch, đều là con mắt dính bụi trần. Tự tánh vốn sẵn sàng, đâu cần phải “cho là” nữa.

Có người nói cái yêu ghét đâu phải cảnh ngoài, mà đều do tâm mình ra. Cho nên, cùng một việc, người này thấy yêu, người kia thấy ghét. Như người bị bắn chết thì người tình nhân thấy đau khổ, còn người tình địch thấy vui mừng. Vậy, chứng tỏ việc đó sanh ra vui buồn, mà do tâm người sanh ra vui buồn.

Nếu con dao đâm vào thịt mình, mình thấy đau đớn, mà đau đớn đó đâu phải người khác! Nhưng biết đau đớn là tự bảo vệ cơ thể của mình. Nếu không biết đau đớn là bệnh và “cho là” cũng là bệnh).
Hỏi:

Có phải Tổ Đạt Ma sang Trung Quốc, ngồi quay mặt vào vách, để truyền pháp môn mới không?

Đáp:

Phải, khi Tổ Đạt Ma ngồi quay mặt vào vách ở chùa Thiếu Lâm, đợi Tổ Huệ Khả đến để truyền pháp. Trong khi đó các vị ở bên Giáo môn, chỉ có kiến giải, không tu chứng, sanh tâm đố kỵ; cố tâm đầu độc 5 lần, chất độc rất mạnh, Tổ uống vô không sao. Đến lần thứ 6, truyền pháp xong rồi, Tổ uống rồi thị tịch, chôn ở núi Hùng Nhĩ.

Có một hôm, người tuần biên giới, thấy Tổ quảy một chiếc giày, người ấy hỏi Tổ: Đại sư đi đâu vậy?

Tổ đáp: Đi về Thiên Trúc.

Rồi báo lên nhà vua, vua cho đào mộ, chỉ thấy trong mộ còn một chiếc giày. Người đời nói rằng, để cho Trung Quốc làm kỷ niệm.
Hỏi:

Tổ  Đạt Ma sang Trung Quốc truyền pháp bằng ngôn ngữ nào? 
Đáp: 

Tổ Đạt Ma sang Trung Quốc truyền pháp bằng ngôn ngữ Trung Quốc hoặc không nói, vì Tổ đã kiến tánh có tha tâm thông, nên biết tâm niệm người đó nổi lên, thì  dễ dàng độ họ. Dù có vô lượng chúng sanh có tâm niệm gì, Tổ vẫn biết. 

Nếu ông muốn biết ý Tổ, thì Tổ cũng có cách làm cho ông biết, khỏi cần nói ra ông cũng biết được. Vì mọi chúng sanh đều có Phật tánh, có năng lực đầy đủ, do mình không tin nên không dùng được năng lực đó. 

Trong kinh nói: A Nan phải nhờ oai thần của Phật, mới thấy được sơ thiền, nhị thiền. Vì tự A Nan không đủ sức để thấy, nên phải nhờ Phật.
 Huệ Khả hỏi Đạt Ma: Tâm con chưa an, xin thầy an tâm cho con?
 Đạt Ma hỏi lại: Ông đem tâm cho ta an?
 Huệ Khả đáp: Con tìm tâm không ra.
 Đạt Ma nói: Ta đã an tâm cho ngươi rồi.
 Huệ Khả liền ngộ một cách dễ dàng. 

Hỏi:

Nam tông cho là Xá lợi Phất đứng bên phải Phật, Mục Kiền Liên đứng bên trái Phật. Bắc tông cho là Văn Thù đứng bên phải Phạât, Phổ Hiền đứng bên trái Phật. Vậy việc ấy như thế nào?
Đáp:

Nói sao cũng được. Vì sao? Vì Nam tông chỉ nhìn nhận kinh Pali, không nhìn nhận kinh Đại thừa. Kinh Đại thừa dịch từ tiếng phạn; còn kinh pali chỉ có âm chẳng có chữ. Người Ấn Độ dùng âm của Aán Độ gọi là thế tục. Tiếng phạn là văn ngôn. Người Thái Lan dùng chữ Thái Lan để ghi âm pali; người Tích Lan dùng chữ Tích Lan ghi âm pali. Chữ thì khác, tụng ra thì giống. Đại tạng Nam tông chỉ có kinh Tiểu thừa. Đại tạng Đại thừa gồm có kinh Đại thừa và Tiểu thừa.

Tư tưởng của Tiểu thừa còn chấp thật nhiều, đối với tư tưởng triết học Tây phương thì cao. Nhưng đối với tư tưởng Đại thừa thì thấp hơn nhiều. Tiểu thừa quan niệm tứ đại là thật, pháp Tứ Diệu Đế là thật. Kinh Đại thừa Bát nhã  dùng chữ “vô” để phá chấp thật.

Ngày sanh nhật của Phật Thích Ca gồm có mấy chục thứ khác nhau. Trong Thiền tông các Tổ Ấn Độ nói ngày sanh của đức Phật cách đây 3022 năm. Theo hội nghị Quốc tế ở Nam Vang nói  Phật đản 2538 năm. Bên Aán Độ không chú trọng lịch sử, mới có nhiều thứ ngày sanh của Phật. Vì vậy  nên không thể căn cứ.

Kinh Pháp Hoa nói: Phật Thích Ca thành đạo từ hằng sa kiếp rồi. Lại có người hỏi: Cái nào đúng? Nói đúng thì tất cả đều đúng, nói sai tất cả đều sai. Tại sao? Phật Thích Ca nói: Tất cả không có sự bắt đầu, nghĩa là pháp vô sanh, cũng không có sự sanh khởi. 

Đã không có sự sanh khởi, làm sao lại có ngày sanh của Phật, cho nên chứng quả là chứng pháp vô sanh nhẫn. Muốn truy cứu sự bắt đầu của vạn vật, thì không thể truy cứu được; rõ ràng chứng tỏ là nghĩa vô sanh.

Hỏi:

Văn Thù đại diện cho căn bản trí, Phổ Hiền đại diện cho sai biệt trí. Trong Tín Tâm Minh nói: “Chớ còn thuận nghịch”. Vậy, chư Bồ tát làm sao biết thuận nghịch, mà vào thế giới chúng sanh để độ?

Đáp:

Giáo môn đem trí chia làm 2 phần: Thật trí và quyền trí.

Muốn độ chúng sanh phải dùng quyền trí; còn thật trí không có hình tướng, không thể tiếp xúc, không thể diễn tả, người nghe không tiếp nhận, người giảng không thể nói được, muốn nói phải dùng quyền trí. Văn Thù và Phổ Hiền đại diện đương cơ, giúp Phật Thích Ca hoằng pháp; chứ chẳng phải 2 vị đại diện cho căn bản trí và sai biệt trí. Người Giáo môn hay dùng ý mình để mò đoán Phật pháp. Tuy rất có lý, nhưng vẫn sai lầm.

Tòng Lâm ở Trung Quốc, các tỉnh trưởng có quyền đề cử trụ trì hay thôi trụ trì.

Có một cái Đàm Không Đình ở giữa đường từ nhà dân đến chùa ở trên núi. Một hôm tỉnh trưởng gặp vị trụ trì chùa hỏi: Thế nào là Đàm Không Đình?

Vị trụ trì kiến tánh trả lời: Đàm Không Đình là Đàm Không Đình.

Nhưng Tỉnh Trưởng nghe không vừa ý, rồi hỏi một ông chưa kiến tánh: Thế nào là Đàm Không Đình? 

Ông ấy trả lời: Chỉ cho Đình thuyết pháp, đâu để miệng đàm không!

Tỉnh Trưởng nghe xong đắc ý, bèn thôi vị trụ trì kiến tánh và mời ông chưa kiến tánh làm trụ trì.

Người thường hay các vị trí thức nghe như vậy lấy làm thỏa mãn; còn Thiền tông thì không phải vậy, việc nào cũng như cũ, không có thêm bớt. Ông chưa kiến tánh đã thêm ý kiến của mình vào, nên mới có 2 câu trên. Đã có thêm vào, làm sao nói là Đàm Không Đình được! Thật tế nghe thì lạt lẽo.

Hỏi:

Ngài Lai Quả nói: “Vô tham tức là chân tham”. Vậy người đó ôm nghi tình lớn mà không biết Phật pháp, rồi có cơ may kiến tánh không?

Đáp:

Sẽ kiến tánh, nói vô tham tức là chân tham, nghĩa là đang tham thiền có nghi tình, nhưng không biết có nghi tình. Ngày xưa chư Tổ dùng cơ xảo cho người tham học, phát lên nghi tình, nhưng người tham học không biết có nghi tình.

 Lâm Tế hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý Phật pháp?

Hoàng Bá liền đánh và đuổi ra. 

Qua 2 lần nữa cũng vậy, Lâm Tế phát lên nghi tình mà tự mình không biết, rồi đến Đại Ngu được ngộ đạo, thấu qua 3 quan (sơ quan, trùng quan và mạt hậu lao quan). Sự đánh đập là cơ xảo của Tổ; đánh đập một cách vô lý, thì mới phát nghi tình được.

Sau đời nhà Tống, có cuốn Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời, tất cả cơ xảo đánh đập, chửi mắng, những người tham học biết là cơ xảo, nên không phát nghi tình được. Chư Tổ bất đắc dĩ phải dạy công án hay tham thoại đầu. Khi biết mình tham thiền thì dỡ rồi, phải trải qua nhiều năm mới được chân tham. Ngày xưa qua cơ xảo của chư Tổ, thì người tham học đến chân tham liền. Vì cơ xảo của Tổ dùng một cách vô lý, từ đây phát nghi tình. Có người hiểu lầm lại còn đánh lại.

 Như chuyện thầy Đạo Ngô và trò Thị Nguyên, cùng nhau đi viếng một đám tang.
 Thị Nguyên hỏi  Đạo Ngô: Sanh ư? Tử ư?
 Đạo Ngô trả lời: Sanh cũng không nói, tử cũng không nói.
 Thị Nguyên lại hỏi: Tại sao không nói?
 Đạo Ngô trả lời: Không nói, không nói.
 Trên đường về được nữa đường, Thị Nguyên hỏi câu đó nữa.
 Đạo Ngô trả lời: Không nói, không nói.
 Thị Nguyên nói: Không nói cũng không được, không nói thì tôi đánh.
 Đạo Ngô trả lời: Đánh cứ dánh, nói thì không.
 Rồi Thị Nguyên đánh Đạo Ngô. Khi về chùa bảo Thị Nguyên rằng: Bây giờ ông hãy đi đi, không đi thì người ta đánh chết. Sau khi đảnh lễ thầy ra đi được 3 năm rồi ngộ đạo. Lúc đó Đạo Ngô đã viên tịch, rồi tìm đệ tử lớn của Đạo Ngô là Thạch Sương.
 Thạch Sương hỏi Thị Nguyên: Ông biết chuyện thầy bị đánh không?
Thị Nguyên nói ra chuyển ngữ, Thạch Sương liền ấn chứng.

Hỏi:

Người không có một tôn giáo nào, nhưng họ có nghi tình, rồi họ có cơ may kiến tánh không?

Đáp:

Có. Người đó kiếp trước đã có tham thiền rồi, kiếp này tiếp tục nên có nghi tình. Như trong Thiền tông có người nữ Thiền sư Diệu Tổng đã kiến tánh, mà không biết mình kiến tánh, là cháu nội của ông Tô Công Tụng làm Thừa Tướng đương thời ở Trung Quốc. Lúc 13 tuổi đã kiến tánh.

Trong tinh thần giới luật, Tỳ kheo ni dù có 100 tuổi hạ, cũng phải đảnh lễ Tỳ kheo mới thọ giới. Nếu Tỳ kheo ni đã kiến tánh, thì Tỳ kheo bao nhiêu tuổi hạ cũng phải đảnh lễ Tỳ kheo ni đã kiến tánh.

5. VI THUẬN TƯƠNG TRANH, THỊ VI TÂM BỆNH

Dịch 

Thuận nghịch tranh nhau, ấy là Tâm bệnh.

Lời khai thị:

Bệnh chẳng phải tâm, tâm chẳng phải bệnh (tại sao nói thuận nghịch? Việc thuận xảy ra thì mình vui, việc nghịch xảy ra là mình buồn.  Tâm mình không có thuận nghịch, thuận nghịch là tâm bệnh. Nhưng thật tế Tâm chẳng bệnh, nếu bệnh thì chẳng phải Tâm).

Chớ đem cây hàng rào hữu lậu (tức là cuộc sống hàng ngày, những tập khí phiền não, cho là cán gáo múc nước sông. Cây hàng rào không thể làm cán gáo múc nước sông được).

Nhưng Tâm chẳng phải bệnh, Tâm chẳng lìa thân, cũng chẳng phải thân (bây giờ mình có thân này nên nói có cái Tâm. Sau này chết, thân biến thành tro đất, Tâm không bị mất, mới nói Tâm không phải thân. Nếu cho là khác nhau thì bệnh càng nặng. Tham thoại đầu có ý cho là, cho là đúng hay cho là không đúng, cho là khác hay cho là không khác… tất cả thứ ấy đều là bệnh).

 Nếu giải thích công án của Mã Tổ: “Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật” thì bệnh càng nặng thêm.
 (Tăng hỏi Mã Tổ: Thế nào Tổ ở Tây Trúc đến?
 Mã Tổ nói: Hãy đến Bá Trượng hỏi.
  Tăng liền đến Bá Trượng hỏi: Thế nào Tổ ở Tây Trúc đến?
 Bá Trượng nói: Nhức đầu quá, hãy đến Tây Đường hỏi.
 Tăng hỏi Tây Đường: Thế nào Tổ ở Tây Trúc đến?
 Tây Đường nói: Tôi không biết, hãy đến Mã Tổ hỏi.
  Tăng đến Mã Tổ hỏi: Thế nào Tổ ở Tây Trúc đến? 
 Mã Tổ đáp: Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật.

Tất cả hỏi và đáp để tìm hiểu là sai lầm, câu hỏi đã sai lầm thì câu đáp cũng sai lầm. Cho nên chư Tổ không muốn đáp và không muốn giải thích. Tại sao không muốn đáp? Vì đáp là giải thích làm cho người ta suy nghĩ ra nghĩa lý.

Vì vậy, Tổ Sư thiền dùng cái không hiểu không biết để tu, tức là phát khởi nghi tình; nuôi cái thắc mắc này, nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Nếu giải thích thì hết thắc mắc, nghịch với Tổ Sư thiền. Cho nên hỏi chư Tổ, nếu không bị mắng thì phải bị đập, hay bị đá hoặc trả lời một cách vô lý.

Như có người hỏi: Thế nào là Phật? 
Đáp: Cục cứt khô. 
 Hỏi: Thế nào là Phật? 
Đáp: Ba căn mè.

Tức là hỏi mà đáp cho người ta không hiểu. Đó là cơ xảo của Tổ sư, không dùng lý giải để hiểu. Người nào dùng lý giải để hiểu, bị Tổ mắng là “con chó đuổi theo cục xương”. Vì thế Tổ sư làm ra Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải, nghĩa là phủ nhận nghĩa giải. Nếu có nghĩa giải là nghịch với Thiền tông.

Thiền tông muốn cho người ta nghi, mà từ nghi đến ngộ. Lời nói của chư Tổ là muốn dứt sạch tình chấp hợp lý và không hợp lý của mình. Tham thiền là dứt sạch tình chấp). 

Như nói: Chỗ tình chấp chưa dứt sạch, thì dùng cam lồ cũng có thể giết người (tình chấp là thuốc độc mà đựng cam lồ để dùng, đương nhiên phải bị chết).

Khi cơ phong khế hợp (cơ phong tức cơ xảo của Tổ sư, khế hợp tức là kiến tánh), thì thuốc độc Tỳ Sương cũng cứu mạng được (ngài Nguyệt Khê nói “cuộc sống hàng ngày ở trong tương đối, dùng tư tưởng tương đối để diễn tả cảnh giới tuyệt đối, dù diễn tả rất có lý, nhưng vẫn ở trong tương đối”.

Như bình đựng thuốc độc rửa chưa sạch thuốc độc, mà đựng cam lồ vẫn còn thuốc độc. Khi nào kiến tánh thì tất cả tư tưởng tương đối dứt sạch mới đến quốc độ tuyệt đối, tất cả tương đối biến thành tuyệt đối, không có lý gì để giải thích nữa).
  Từ khi phương thuốc đua nhau truyền, 
  Đầu búa không lỗ sanh nhiều bệnh.

(Phương thuốc của Phật Thích Ca truyền cho Ma Ha Ca Diếp, rồi truyền đến sau này. Như ban đầu 100% là sữa, dần dần cứ thêm nước vào, cho đến chỉ có nước không còn sữa. Mang danh Thiền tông truyền khắp thiên hạ, như đầu búa không lỗ cũng vô dụng. Như những nơi lạm danh Tổ Sư thiền mà dạy cho người ta trì chú, giải thích công án thì nghịch với Tổ Sư thiền, đều là đầu búa không lỗ).

Lời nghĩa giải:

“Thuận nghịch tranh nhau, ấy là tâm bệnh”. Sanh tử vô thường là tâm bệnh (người nào cũng biết), kiến văn giác tri là tâm bệnh (thì người ta không chịu), tham thiền học đạo là tâm bệnh (thì càng không chịu, cho là vô lý. Tại sao? Nếu tin tự tâm đầy đủ thì đâu cần học đạo. Vì mình bị bệnh nên cần tham thiền học đạo. Làm Phật làm Tổ là tâm bệnh, vì Phật tánh vốn không giảm bớt, không gián đoạn, thì hiện giờ chúng ta làm Phật làm Tổ. Làm sao muốn làm Phật làm Tổ nữa!).

Cần phải quên cả thuận nghịch, bặt cả thánh phàm,  muôn niệm đều buông bỏ, chỉ còn một lối không tịch trống rỗng, chẳng nhờ thuốc thần diệu quý báu; gọi tâm bệnh đó thì không có chỗ đặt để rồi. 

(Chỉ cần tin tự tâm đầy đủ mà thực hành, chớ tin suông bên miệng. Lấy thoại đầu làm mục đích để tham, chứ không phải lấy câu thoại để tham. Vì thoại đầu là không có một niệm nào khởi lên, còn lấy câu thoại để niệm thì lọt vào thoại vỉ, nghịch với tham thoại đầu. 

Ngài Hư Vân nói: “Nếu niệm câu thoại không bằng niệm Phật”, và giải thích rằng: Mình nói ra một lời nói, hay muốn nói một lời nói, mà chưa nói ra đều là thoại vỉ. Khi chưa khởi niệm muốn nói gọi là thoại đầu, tức chưa khởi niệm muốn nói câu thoại, còn gọi là đầu tiên câu thoại.

Thoại đầu là chưa có niệm nào khởi lên, gọi là vô thỉ vô minh, cũng gọi là đầu sào trăm thước. Ví dụ cây viết cho ý thức, chỗ trên là thoại đầu, chỗ dưới là thoại vỉ. Bắt đầu tham thiền là rời thoại vỉ, đang đi đến thoại đầu. Công phu một thời gian, nhờ không biết của ý thức được liên tục, mới đưa đến thoại đầu. Chỗ thoại đầu là đường đi của ý thức đã hết, đến đường cùng không còn đường đi nữa, chỗ này còn tiến thêm một bước nữa, tức ra ngoài ý thức, gọi là kiến tánh.

Ngài Lai Quả nói: “Lìa khỏi ý thức, tức là từ trên núi cao lọt vào hư không, té cho tan nát rồi sống lại”. Tiếng Hán gọi là: “Tuyệt hậu tái tô”. Có 2 thứ:

Tiểu tử tiểu hoạt: Mặc dù té chết, nhưng còn cái xác tức chưa ngộ triệt để, còn ôm cái ngộ cho mình được ngộ.

Đại tử đại hoạt: Chết tan nát, như đã ngộ triệt để, cái ngộ không còn, không còn ôm cảnh giới ngộ. Cho nên nói “ngộ rồi đồng như chưa ngộ”. Tại sao? Do ngộ đối với nghi là mê, vì mê mới có ngộ; đã ngộ triệt để rồi hết mê thì không ngộ, nếu giữ cái ngộ là còn mê. Khi nổi lên niệm chấp thật thành bệnh mê ngộ. Tiểu ngộ còn cảnh giới ngộ tức còn mê.

Cao Phong phá trùng quan rồi, mà còn ôm cái ngộ. Nên, Kỉnh Sơn hỏi Cao Phong: Ban ngày náo nhiệt làm chủ được, ban đêm ngủ có chiêm bao làm chủ được không? 
Cao Phong đáp: Được. 
Kỉnh Sơn hỏi: Lúc ngủ quên, không có chiêm bao thì chủ ở đâu?
Cao Phong không trả lời được.
Kỉnh Sơn nói tiếp: Từ đây về sau, ông không cần làm gì hết; đói thì ăn mệt thì ngủ. Khi ngủ mới thức dậy, tự mình hỏi chủ ở đâu? 

Trải qua năm năm, một hôm chợt nghe tiếng của cái gối rớt xuống đất liền ngộ triệt để, phá được mạt hậu lao quan, tức là cảnh giới ngộ tan rã, được cái dụng cùng khắp. Phá trùng quan còn ôm cảnh giới ngộ, thì cái dụng không cùng khắp.

Kinh Kim Cang nói: Chẳng phải ở nơi một Phật, hai Phật,… gieo trồng thiện căn, ở trong hằng hà sa số kiếp chư Phật đã gieo trồng thiện căn, thì hôm nay mới được lòng tin chân thật trong sạch.

Các vị nghe tôi thuyết pháp, không phải có nhân duyên 1 kiếp hay 2 kiếp, mà đã nhiều kiếp trước gieo trồng nhân duyên rồi. Như chúng ta biết tu, đâu phải chỉ một đời này gieo trồng Phật pháp thôi đâu, mà đã gieo trồng Phật pháp nhiều kiếp rồi, tại mình không biết. Nếu không có nhân duyên nhiều kiếp, thì bây giờ đâu có hội tụ được ở đây).

Tịch nghĩa giải:

Ở trên giải nghĩa rất có lý, nhưng ngài Trung Phong lại nói: Than ôi! Phật pháp suy đồi, Tổ Đình hoang vu. Những người mắc bệnh khắp thế gian, là những kẻ bị tri giải nhập tâm. Chấp thuốc thành bệnh, đó không phải là việc lạ; dẫu cho Kỳ Bà (thần y ngày xưa) tái thế cũng không cứu được bọn này.

(Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn”, nghĩa là chấp thấy biết là nguồn gốc của vô minh. Chính vô minh làm chướng ngại sự giác ngộ. Chấp thật cái tri giải của bộ óc, dù hiểu biết lý lẽ cao siêu đến đâu, cũng là phạm vi của bộ óc. Hiểu biết của bộ óc đều do cảm giác sai lầm điên đảo, từ không có thật mà chấp cho là có thật. 

Nên nói: Người khắp thiên hạ đều là tri giải nhập tâm; dẫu cho chư Phật chư Tổ ở bên cạnh, khó mà tháo gỡ những định kiến sai lầm đã lưu truyền lâu năm. Họ cho kinh điển của Phật là chân lý, nhưng không biết giáo lý như ngón tay để chỉ mặt trăng. Vì vậy nói: Chấp thuốc thành bệnh)*.

Kệ kết thúc:

 Thuận nghịch tranh nhau tâm sanh bệnh,
 Thuận nghịch đều quên bệnh sanh tâm.
 Xưa nay tâm bệnh chết liên tiếp, 
 Lại khoe phương thuốc hay như thần.

(Ở nơi Tự tánh làm gì có thuận nghịch để tranh nhau, tranh nhau là chúng sanh điên đảo tạo ra. Đã nói thuận nghịch đều không có thật, mà lại nói quên là điều vô lý. Cũng như cái ly không có nước, mà nói là hết nước là vô lý. Như kinh Bát Nhã nói: “Vô lão tử diệc vô lão tử tận” nghĩa là: Không có già chết cũng không có hết già chết. Có tri giải thuyết pháp độ vô số chúng sanh, đều là việc mở mắt chiêm bao)*.

6. BẤT THỨC HUYỀN CHỈ, ĐỒ LAO NIỆM TỊNH

Dịch 

Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm tịnh.

Lời khai thị:

 Cả đại địa là bánh xe sắt lửa hồng, cả đại địa là đại viên cảnh trí (hiện giờ, chúng ta đang ở trên quả đất, Phật nói khắp quả đất là nhà lửa, chúng sanh phải chịu khổ. Vì kinh tế đang phát triển, ai cũng chạy theo để kiếm tiền nên mới khổ.

Thật tế đang sống trên bánh sắt lửa hồng, bánh xe là trái đất đang quay. Người chưa ngộ đang sống trong bánh xe sắt lửa hồng, người đã ngộ sống trong đại viên cảnh trí. Thức thứ 8 là A lại da; khi ngộ chuyển thành đại viên cảnh trí, chiếu soi khắp nơi, không chỗ nào thiếu sót). 

Con chồn con trâu nay vốn chẳng mê (theo lý đúng con chồn con trâu thì mê, nhưng ngài Trung Phong nói vốn chẳng mê, vì tất cả chúng Phật tánh bằng nhau, không mê cũng không ngộ). Thì Di Lặc, Thích Ca xưa đâu có chứng (bởi vì không thêm không bớt). Mây trắng lững lờ bay trên hư không (nó không có ý tưởng gì hết, tại mình thấy có tụ lại có rời ra).

 Mặt trăng qua lại đâu động đâu tịnh (chúng ta thấy có động là do cảm giác của mình mà ra. Hiện tại mình ngồi trong Thiền đường này, thấy không có động; nhưng Thiền đường ở trên mặt đất đang quay, mình cho là có động có tịnh. Thật tế trong động có tịnh, trong tịnh có động; chẳng phải động tịnh).

Gom trần sa trong vòng pháp giới, nhốt pháp giới trong hang thái hư (trần sa là hình dung số nhiều. Pháp giới bao gồm vũ trụ, gồm: pháp có và pháp không. Pháp giới không có phạm vi, sao nhốt được trong hang thái hư!

Lúc 1 người kiến tánh thì 10 phương không thảy đều tiêu mất là thế nào? Pháp giới ở trong hư không là tâm của mọi người. Khi đã chứng ngộ thì tâm trống rỗng, chẳng có hư không chẳng có pháp giới. Cho nên nói tiêu mất, tức là tánh không, cũng là thật tế của bản tâm chẳng có nghĩa lý). Mới nói:
 Con tò vò nuốt mất núi Tu di,
  Con khỉ giật mình xuất đại định.

(Con Tò Vò nhỏ xíu bằng hạt bụi, làm sao nuốt mất núi Tu di được! Vì không cho lấy nghĩa lý để giải thích. Tánh con khỉ hay chuyển động, không yên một chỗ. Làm sao nó giật mình xuất định! Đại định thì không có xuất nhập. Ngồi thiền có xuất định, có nhập định. 

Trong lúc nhập định không biết có thời gian. Như ngài Huệ Trì em của sơ Tổ Tịnh Độ là ngài Huệ Viễn, nhập định hơn 700 năm. Khi Ngài xuất định có người hỏi nhập định được bao lâu rồi? Ông trả lời: Mới có một chút.

Gần đây có Hòa thượng Hư Vân đang nấu khoai mà nhập định. Bạn đạo đến thăm thấy ông đang nhập định, đánh thức cho ông xuất định. Ngài Hư Vân hỏi: Khoai chín chưa? khi coi lại nồi khoai, thấy đã lên mốc, tính ra đã 15 ngày rồi.

Lục Tổ nói: Lúc đại định, dù cầm kiếm ra trận vẫn định, chứ không phải ngồi một chỗ cho là định.

Mục đích Tham thoại đầu là đến chỗ không có niệm gì nổi lên, gọi là vô thỉ vô minh; khi phá tan vô thỉ vô minh tức là kiến tánh).

Lời nghĩa giải:

“Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm tịnh”. Người nghĩa giải cho rằng: Huyền chỉ tức là chí đạo (thể đồng tên khác, đều cùng một bản tâm), nếu chẳng biết được (coi tên khác cho là khác); dẫu cho niệm tịnh trải qua hằng sa kiếp, tu chứng đủ loại, cũng là ngoài tâm cầu pháp, chỉ tự thêm lao nhọc, Tổ sư cũng không chấp nhận. 

(Ngồi thiền nhập định như ngài Huệ Trì nhập định hơn 700 năm không được kiến tánh. Ở trong cõi tứ không của vô sắc giới, cõi trời cao nhất là phi tưởng phi phi tưởng, nhập định 8 muôn đại kiếp [1đại kiếp = 4 trung kiếp; 1 trung kiếp = 20 tiểu kiếp; 1 tiểu kiếp = 16 triệu năm], hết thời gian này cũng không khỏi luân hồi. Vì sao? Còn có tâm cầu pháp, cho a lại da [thức thứ 8] là Ta; có Ta thì có hy vọng gọi là cầu, nên không được giải thoát. Vì thế Tổ sư không chấp nhận).

Tịch nghĩa giải:

Huyền chỉ như kiếm bén kim cang, kẻ chẳng biết cố nhiên là mất mạng, biết được cũng không khỏi chạm nhằm bị thương. Vậy có phương tiện nào tránh khỏi 2 lỗi này?

(Ý thức gồm có 2 mặt: Biết và không biết, đều là nhất niệm vô minh. Tu Như Lai thiền là dùng cái biết để tu. Tu Tổ Sư thiền là dùng không biết để tu. Nếu muốn kiến tánh, làm sao tránh khỏi biết và không biết?).

Kệ kết thúc:

 Huyền chỉ có ai tự biết được,
 Thích Ca, Di Lặc còn đang mơ.
 Đáng thương cho kẻ chìm không tịch,
 Cô đơn ở núi lạnh nhiều năm.
 (Chỉ có tham thiền đến chứng ngộ mới tự biết được, chứ chẳng ai cho mình biết được.

Đức Phật Thích Ca đã thành Phật;  Di Lặc sau này cũng thành Phật, Mặc dù ở cõi trời Đâu suất đã thành Phật. Chư Phật đã chứng ngộ rồi, tại sao nói còn đang mơ? Tại mình đang mơ nên không biết người khác. Đã không biết người khác, làm sao biết Phật Thích Ca đang mơ! Do mình đang mơ nên thấy tất cả đều đang mơ.

Mình chưa quên mình thì không thể kiến tánh được. Một mình khổ công tu ở trên núi lạnh trải qua nhiều năm, ham cái không tịch, tức là chìm nơi không tịch, mới đáng thương xót.

Như cõi trời phi tưởng phi phi tưởng chìm nơi không tịch 8 muôn đại kiếp, không giác ngộ được. Con người có mấy mươi năm, mà ở trên núi lạnh cô đơn, chìm đắm trong không tịch, có ích lợi gì! Cho nên, Thiền tông cần ngộ, chứ không cần ngồi yên một chỗ).
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

虚云朝拜五台山从哪里出发 Mộng du và những nguy cơ Dấu cúng sao giản hạn Thiên cáo 波羅蜜心經全文 khủng trung Nui Tây お仏壇 お供え 人生是 旅程 風景 Khánh bテケi vẠhuy Ngủ trưa giúp giảm stress do công ngũ bản năng và lý trí theo quan niệm phật duong thứ đối giả Phật 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 テ niết bàn cung thiền định và thần chú quán thế âm Tôi đi tìm bình yên Ai HT hÃƒÆ nh phải có con mắt trạch pháp khi nghe kinh bảo Hương xuân thoang thoảng Xử êm nghi tu trai tim Môn cam 18 tổ già da xá đa gayasata Nên Điện Từ bi tức là Quán Thế Âm Thuốc không hiệu quả trong điều trị Nhận biết tình trạng sức khỏe qua làn