Mục Lục
Lời Nói Đầu
Phần 01 đến Phần 06
Phần 07 đến Phần 16
Phần 17 đến Phần 26
17- Quy căn đắc chỉ, tùy chiếu thất tông
18- Tu du phản chiếu, thắng khước tiền không
19- Tiền không chuyển biến, giai do vọng kiến
20- Bất dụng cầu chơn, duy tu tức kiến
21- Nhị kiến bất tụ, thận vật truy tầm
22- Tài hữu thị phi, phân nhiên thất tâm
23- Nhị do nhất hữu, nhất diệc mạc thủ
24- Nhất tâm bất sanh, vạn pháp vô cửu
25- Vô cửu vô pháp, bất sanh bất tâm
26- Năng tùy cảnh diệt, cảnh trục năng trầm
Phần 27 đến Phần 36
Phần 37 đến Phần 44
Phần 45 đến Phần 50
Phần 51 đến Phần 57
Phần 58 đến Phần 62
Phần 63 đến Phần 69
Phần 70 đến Phần 73
.
GIẢNG GIẢI
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
17 -  QUY CĂN ĐẮC CHỈ, TÙY CHIẾU THẤT TÔNG

Dịch 

Trở về cội gốc thì được ý chỉ, đuổi theo chiếu soi thì mất bản tông.

Lời khai thị:

 Như thế, như thế! Cho tây làm đông (tham thiền không thể cho là, cho là như thế, như thế, như cho phương tây làm phương đông, đều cách xa sự thật. Nếu cho là chẳng như thế, chẳng như thế, cũng là lấy có làm không, đều là trái ngược).

 Chẳng thế ở nơi như thế, giống như dùng lưới để bắt gió (dùng lưới bắt gió làm sao được?). Như thế, ở nơi chẳng như thế, cũng như giấy ướt để nhốt cọp (làm sao giấy ướt mà nhốt cọp?).

 Tại sao vậy? Há chẳng nghe nói: Quy căn đắc chỉ tùy chiếu thất tông ư! (Tức là Tam Tổ muốn hành giả tham thiền ngộ ngay, không ngộ thì nghi. Nói có nguồn gốc để trở về, tức là đuổi theo lời nói thì không được. Cứ cho là không được, cho là như thế không được, cho là chẳng như thế cũng không được, cho là như thế ở nơi chẳng như thế cũng không được, cho là chẳng như thế ở trong như thế cũng không được. Nghĩa là lìa tứ cú, tuyệt bách phi).

Lời nghĩa giải:

 Một số người khéo suy lường rằng: Bặt nói bặt lo là trở về cội, nơi nào cũng là đắc tông chỉ. Nếu người lãnh hội theo nghĩa: Về cội đắc chỉ thì đuổi theo chiếu soi, làm mất tông chỉ rồi.

(Tại sao? Cội vốn không chỗ về, vì tâm mình cùng khắp hư không; nếu có chỗ về thì tâm không cùng khắp. Mục đích tham thiền là hiện tâm khắp không gian thời gian. Tông chỉ cũng không thể đắc, tất cả đều sẵn sàng. Hư không chẳng có cái ngoài để đắc. Nếu chẳng rõ nghĩa này, tự sanh vọng chấp, cho là có tông chỉ để đắc, có chỗ cội gốc để trở về).

 Nói là tùy chiếu, nếu còn dấu tích chữ chiếu, thì tâm tông của chư Phật chư Tổ đã lạc mất quá lâu rồi (vậy, nó không có chiếu mà vẫn còn chiếu. Như cảm giác lớp da không nói là “tôi có cảm giác”, vì cảm giác khắp không gian thời gian của cơ thể. 

Nếu tiếp xúc, nó biết có tiếp xúc; không có tiếp xúc, nó biết không có tiếp xúc; đau nó biết đau, không đau nó biết không đau; ngứa nó biết ngứa, không ngứa nó biết không ngứa; lạnh nó biết lạnh, không lạnh nó biết không lạnh; nóng nó biết nóng, không nóng nó biết không nóng. 

Mình muốn dùng nó cũng biết như vầy, mình không có ý dùng nó cũng biết như vầy. Không phải có tiếp xúc lớp da mới có cảm giác. Lớp da không bao giờ mất cái cảm giác, thì đâu có cần tiếp xúc mà mới là chiếu soi, nó luôn luôn như vậy. 

Tâm mình cũng luôn luôn như vậy, nó đâu phải phát ra ánh sáng chiếu soi, rồi ngưng nói là không chiếu soi. Không bao giờ ngưng chiếu soi, làm sao đặt ra cái tên chiếu soi? Nó cùng khắp hư không thì không có chỗ để về; nếu có chỗ để về nên không cùng khắp, vì chỗ này có thì chỗ khác không có. 

Giải nghĩa như thế này có lý cao tột cũng là lời nói văn tự, chẳng phải thật tế của bản tâm, cho nên ngài Trung Phong phủ định. 

Tịch nghĩa giải:

Quả có lời này ư! Nếu thật như thế, thì cũng như gọi Phật, Tổ xưa đến đây ăn gậy sắt của Diêm La Vương. Tại sao? Vì họ quy căn đắc chỉ vậy (chớ đâu có căn để quy, đâu có chỉ để đắc? Như Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô trí diệc vô đắc”. Nếu có tông chỉ để đắc, có nguồn gốc để về thì không đúng, xa với thật tế).

Kệ kết thúc: 

Tùy chiếu, quy căn đồng một việc,
Chẳng cần đặc biệt hiển gia phong.
Tâm trộm chưa chết trước cơ xảo,
“Đắc chỉ” đâu khác sự “Thất Tông”.

(Tùy chiếu và quy căn đều sai lầm. Bởi vậy, không cần chiếu cũng không có căn để quy.
Chẳng cần đặc biệt hiển gia phong, vì gia phong của chư Tổ đã sẵn như vầy.

Chư Tổ kiến tánh triệt để có cơ xảo khiến người tham thiền ngay đó liền ngộ. Muốn có cơ xảo đó thì phải chết tâm trộm cắp; trong Trung Phong Pháp Ngữ nói: “Có nỗi niệm gì đều là tâm trộm cắp”, có cho là… tâm trộm cắp, cho là Phật cũng là tâm trộm cắp, cho là không Phật cũng là tâm trộm cắp, cho là đúng lý cũng là tâm trộm cắp, cho là không đúng lý cũng là tâm trộm cắp. Thì “đắc chỉ” đâu có khác sự “thất tông”. Nếu mà đắc chỉ thì mất cái tông chỉ rồi).

18 -  TU DU PHẢN CHIẾU, THẮNG KHƯỚC TIỀN KHÔNG

Dịch 

Phản chiếu chốc lát, hơn cả không kia. 

Lời khai thị:

“Không kia” là tánh không; tánh không của nhà Phật là hiển bày cái dụng. Vì có cái không nên mới có cái dụng, cũng như cái tách này lấp bít hết thì không có thể đựng nước. Cái dĩa không có cái không thì không đựng đồ được. Cái nhà không có cái không thì không có ngồi đây được, tất cả dùng đều phải nhờ cái không này. Như nói: “Phản chiếu chốc lát hơn cả không kia”. 

Thấy đến hành đến (tức là người đã kiến tánh thấy đến hành đến tới chỗ thật tế. Tông thông tức là tâm thông, thì thuyết gì cũng thông, nói gì cũng được). 

Hiển lộ con mắt trời người, mổ ra tấm lòng Phật, Tổ (con mắt trời người do bộ óc làm chủ thì có hại. Nếu kiến tánh rồi, Phật tánh làm chủ thì có lợi không có hại. Trong này nói hiển lộ con mắt trời người, mổ ra tấm lòng Phật, Tổ là kiến tánh rồi).

Ngược với vật đuổi theo vật; giống như khác mà chẳng phải khác, giết người cứu người cũng chẳng khác, nói đồng chẳng đồng cũng chẳng khác, đều cho đè ngang xuống một lượt, nửa đêm cửa biển mặt trời hồng. 

(Tức là không có ban đêm, mặt trời chiếu soi mãi mãi. Như ánh sáng của tự tánh không bao giờ ngưng. Bây giờ mặt trời không bao giờ ngưng chiếu soi; Mặc dù ban đêm không có ánh sáng, không phải mặt trời ngưng chiếu. Vì bị trái đất che khuất, nó luôn luôn chiếu soi cùng khắp mọi nơi. 

Tâm mình cũng vậy, nó luôn luôn hiển bày cái dụng, không bao giờ ngưng nghỉ. Tại mình không thấy nên không tin. Dù mình không thấy không tin, nhưng nó vẫn luôn hiển lộ cái dụng. Tham thiền là hiển lộ cái dụng của tâm mình).

Lời nghĩa giải:

“Phản chiếu chốc lát, hơn cả không kia”. Hạng người nói đạo lý cho rằng: Đem sáng tối sắc không, dẫn nghĩa quy về tự kỷ gọi là phản chiếu. 

(Sáng và tối không có thể cùng một lượt; khi sáng thì không có tối, lúc tối thì không có sáng. Sắc là vật chất, không là trống rỗng. Theo mình biết hai thứ thì khác nhau; nếu dẫn nghĩa quy về tự kỷ, tự kỷ thì không có khác, nên gọi là phản chiếu). 

Nên phải biết, không chẳng tự cho là không bởi tâm nên không, có chẳng tự có bởi tâm nên có, chúng sanh xa với tự tâm, vọng thấy có và không, mà muốn theo nó hay bỏ nó, đều gọi là điên đảo. 

(Bởi vậy, Diệu tâm không có bản thể, không có hình tướng, không có số lượng; nói có thì tìm không ra, không có gì để nắm lấy; còn nói không có thì cái dụng nó vô lượng vô biên, nó hiển bày trước mặt. Nếu muốn theo nó hay bỏ nó đều không được, gọi là điên đảo). 

Tịch nghĩa giải: 

Ở trên dù nói lý cao siêu, nhưng vẫn là lời nói, là lý, không đúng với thật tế của tâm. Cho nên, ngài Trung Phong phủ định rằng: Lời nói đoán sai. Tại sao? Vì dưới cửa Thiền tông tìm tâm chẳng thể được, do bản tâm không có hình tướng không có số lượng, đi đâu tìm! Bởi vậy, nói tất cả do tâm tạo là tâm điên đảo. Tâm đã tìm không ra thì ai là điên đảo?

Kệ kết thúc:

Vốn chẳng phải chiếu đâu cần chiếu,
Nói chi chốc lát với lâu dài.
Hễ được kiến tánh siêu danh tướng,
Hai việc lâu mau nghĩa đúng sai.

(Như cảm giác của lớp da luôn luôn có cảm giác. Nói cảm giác nhưng không phải cảm giác. Vì nó bất cứ lúc nào, đau, ngứa, nóng, lạnh, trơn, rít… thì cái biết vẫn bình thường, khỏi cần dùng; chiếu là dùng, không chiếu là không dùng. Vốn nó chẳng phải chiếu đâu cần chiếu,  chẳng phải dùng đâu cần dùng.

Tự tánh không bị thời gian hạn chế, như cảm giác lớp da không có thời gian hạn chế. Chốc lát hay lâu dài đều không có dính dáng; đâu phải thời gian này mới có cảm giác, thời gian kia không có cảm giác. Như mình ngủ mê nó cũng biết, trong khi muỗi cắn nó cũng tự động dùng tay gãi chỗ đó.

 Danh là tên gọi, tướng là hình tướng, thì tất cả hình tướng không dính dáng. Nếu hình tướng không dính dáng thì chiếu soi cái gì? Không có tên gọi làm sao gọi là chiếu soi?

Thời gian luôn luôn như vầy không có lâu mau, cho nên kinh Kim Cang nói “quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”. Vậy làm sao có mau và lâu!).

19 -  TIỀN KHÔNG CHUYỂN BIẾN, GIAI DO VỌNG KIẾN

Dịch 

Không kia chuyển biến, đều do vọng kiến.

Lời khai thị:

Lư hương chùa cổ, lụa trắng một sợi, ngay đó siêu sanh tử, đều là rơi vào phương tiện (lời của chư Tổ nói bất cứ cái gì, không phải muốn mình theo lời nói để tìm hiểu, là muốn chấm dứt tìm hiểu của mình, ngay đó được ngộ. Nếu không ngộ thì không hiểu, nên phải phát nghi. Giữ cái nghi đó sau này cũng được ngộ, ngộ rồi liền siêu việt sanh tử.

Nếu có sanh tử để siêu việt, đều là rơi vào phương tiện, vì vốn  không có sanh tử để siêu việt. Ngộ là phát hiện không có sanh tử, là siêu việt sanh tử rồi. Chứ không phải thật có sanh tử để siêu việt).

 Xưa nay chẳng tin tâm mình nên tự mê, lại nói Phật pháp không có linh nghiệm (tại tâm mình mê nên chấp mãi, làm sao được ngộ? Cứ nói tôi tu hoài không thấy chứng. Đổ thừa cho Phật pháp không có linh nghiệm, nói tu Tổ Sư thiền không có lợi ích gì.

Dù có linh nghiệm, ngay đó thành Phật đi! Nếu có Phật để thành thì cũng sai lầm. Ngộ là tâm mình hiện ra, không có chúng sanh để sanh tử, không có Phật để thành, không phải chứng mới đắc. Có thành có chứng cũng là kiến chấp,  còn có kiến chấp thì vào địa ngục mau như tên bắn. Mục đích tham thiền là dứt tất cả kiến chấp. Không có một tri kiến gì, gọi là Phật tri kiến).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Không kia chuyển biến, đều do vọng kiến”. Người nghĩa giải cho rằng: Có là vọng, không cũng là vọng. Không và có theo duyên thay đổi chẳng nhất định. Muốn được lìa vọng thì phải bài trừ không và có. 

(Nói thì có lý, nhưng không phải thật tế, thật tế không cần bài trừ có và không. Bởi vì tâm đã sẵn sàng, khỏi cần bài trừ. Cho nên ngài Trung Phong phủ định).

Tịch nghĩa giải:

Thôi thôi! Mặc tình cho y trừ. Nhưng chẳng biết cái vọng sở trừ và cái tâm năng trừ đều chẳng lìa vọng (tại sao? Vì vốn không có vọng để trừ, mà nổi tâm năng trừ để trừ cái vọng sở trừ, thì việc này, năng sở cũng đều là vọng. Cho nên không lìa được cái vọng).

Nếu luôn cái trừ đó, chẳng thể trừ sạch (tức là không có ý trừ), mà muốn thoát khỏi cảnh duyên vọng, khó mong có ngày (vì có tâm chấp thật cái vọng, mới dùng tâm để trừ. Vọng vốn không có, thì tại sao đem trừ nó! Chữ “trừ”, nếu không có thể thoát được, làm sao thoát khỏi cảnh duyên vọng). 

Vậy có phương tiện nào để trừ luôn cái “trừ” không? (Chỉ có tham thiền, hỏi câu thoại và khán thoại đầu, thì trừ luôn được cái “trừ”).

Kệ kết thúc:

Không đâu có biến, biến phi không,
Trong mắt đừng có chứa núi sông.
Ba Tư đáy nước thổi đá lửa,
Mặt trời bay lên cửa biển đông.

(Con mắt là con mắt, núi sông là núi sông, tức là con mắt và núi sông không có dính dáng.
Ở đáy nước Ba Tư thổi đá lửa, làm sao cháy được!
Câu cuối cùng nghĩa là tất cả như thường, y như cũ, đừng đem ý mình vô, cho là có hay cho là không, cho là phải trừ cái có, phải trừ cái không. Nếu có “cho là” đều là vọng, mặc kệ cho nó có, cho nó không. Chẳng có dính dáng đến tâm mình, nên khỏi cần trừ).

20 - BẤT DỤNG CẦU CHƠN, DUY TU TỨC KIẾN

Dịch 

Chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt kiến.

Lời khai thị:

 Dựng đứng xương sống như sắt, cầm ngang cây kiếm dài như trời, trong lúc động tịnh nhàn rộn, tất cả nhồi thành một khối (tức là cảnh động, cảnh tịnh, lúc nhàn rỗi, lúc bận rộn đều không phân biệt, gọi là nhồi thành một khối).

 Đã tinh chuyên lại dũng mãnh, đối với sự thành Phật làm Tổ chẳng cách một hạt bụi (nếu không có ý mình xen vô, thì đã tinh chuyên dũng mãnh, đối với thành Phật làm Tổ không cách một hạt bụi).

 Đụng nhằm Tam Tổ nói nhỏ với Ngài rằng: “Khéo léo phương tiện, chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt kiến”.

Lời nghĩa giải:

Người học giáo lý cho rằng: “Kiến chấp có 62 thứ” (Tâm có 62 kiến chấp là: Tứ cú (có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không), nhân với ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), rồi nhân với tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) và cộng nguồn gốc: Có, không.

Thân này là thân ngũ uẩn, thịt xương gọi là sắc (vật chất). Chấp vật chất này là thật có, chấp thật không có, chấp thật chẳng có chẳng không, chấp thật cũng có cũng không, là 4 thứ kiến chấp. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Tất cả chấp cái gì đều ở trong 62 kiến chấp này. 

Đoạn và thường cũng vậy, cú thứ nhất là thường, cú thứ nhì là đoạn, cú thứ ba là chẳng thường chẳng đoạn, cú thứ tư là cũng thường cũng đoạn).

Pháp số nêu ra đủ thứ (tứ cú và ngũ uẩn là pháp số), chẳng ra ngoài hai kiến: Đoạn và thường. Cầu chơn thì rơi vào đoạn kiến, theo vọng thì lọt vào thường kiến. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nói vọng là hiển bày chơn, thật ra vọng với chơn là hai thứ vọng; phi chơn phi chẳng chơn, nói chi kiến sở kiến”. 

(Bởi vì có chơn nên mới có vọng, nói vọng là hiển bày cái chơn; nhưng thật tế chơn với vọng là hai thứ vọng. Vì tự tánh bất nhị, chẳng phải chơn, chẳng phải vọng. Nói chi năng kiến và sở kiến. Kiến là thấy, có năng thấy và có sở thấy đều là vọng).

Hễ lìa được tất cả kiến chấp, thì toàn thể là chơn, chẳng cần cầu vậy.

Tịch nghĩa giải:

Ngài Trung Phong phủ định nghĩa giải ở trên rằng: Phải thì cố nhiên là phải, nhưng Tổ sư nói: “Chỉ cần dứt kiến”. Vậy kiến làm sao dứt? Nếu như có cái lý để dứt kiến, thì cái lý đó cũng trở thành kiến rồi! 

(Bởi vì lập ra lý thì thành nhị, tức là hợp lý và không hợp lý, đúng lý hay không đúng lý. Tự tánh là bất nhị, không lập ra lý và không lý. Nếu lập ra lý và không lý thì trở thành kiến chấp).

Kệ kết thúc:

Tác ý cầu chơn, chơn liền ẩn, 
Tận tình dứt kiến, kiến càng sanh.
Ngay cửa dù chẳng trồng gai gốc,
Nhưng đã không ai có lối đi. 

(Câu đầu nói không có chơn để cầu, nếu có cầu chơn thì chơn liền ẩn.

Vì có ý dứt kiến cũng là kiến, tức là đã nổi ý, cho là có cái kiến để dứt. Có “cho là” thì ý nổi lên, đã có cái kiến sanh khởi rồi. 

Cái cửa để người ta đi ra vào, rồi đem mọi thứ để ngay trước cửa, không thể đi ra vô được).

21 -  NHỊ KIẾN BẤT TRỤ, THẬN VẬT TRUY TẦM

Dịch 

Nhị kiến đối đãi chẳng trụ, chớ nên đuổi theo để tìm.

 Lời khai thị:

 Dùng mũi kim gọt sắt, nơi mặt Phật cạo vàng, nói không thì mảy may chẳng cách, nói có thì bậc Thánh khó tìm.

(Lời khai thị của ngài Trung Phong đều diễn tả tâm, nhưng tâm không thể diễn tả, vì không có số lượng, không có hình tướng. Thành ra nói: Dùng mũi kim gọt sắt. Mũi kim làm sao gọt sắt! Như mặt Phật màu vàng, làm sao ở nơi mặt Phật mà cạo để tìm vàng. Nói không mảy may chẳng cách, chứ không phải là không; nói có thì bậc Thánh khó tìm, tìm không ra, nên nói không được).

 Ban ngày không thấy đường, nửa đêm lại sáng tỏ (theo thường lệ ban ngày thì thấy, mà nói ngược lại ban ngày không thấy đường, nửa đêm lại sáng tỏ).

 Tuyệt đối đãi lìa cổ kim (cuộc sống hàng ngày sống trong tương đối, đối đãi. Nhưng bản tâm thì tuyệt tương đối; nói về không gian thì tuyệt đối đãi, về thời gian thì tuyệt cổ kim tức là không có quá khứ, hiện tại, vị lai).

Theo nhận thức người đời thì hồ hải rộng, nhưng ra ngoài mới thấy bùn đất sâu.

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Nhị kiến đối đãi chẳng trụ, chớ nên đuổi theo để tìm”. Người nghĩa giải cho rằng: Đã chẳng trụ vọng, cũng chẳng trụ chơn (lìa đối đãi), luôn cái không trụ cũng không trụ, chính ngay ấy đủ thứ đại dụng, tất cả toàn chơn, đâu cần lìa cái này, tìm cái khác!

(Lời nghĩa giải rất cao siêu, nhưng cũng là lời nói danh tự, không phải thật tế, chỗ thật tế thì khác. Nên ngài Trung Phong mới phủ định).
Tịch nghĩa giải:

Yû! Nhưng những lời nói tương tự này, có ai không chứa một bụng hay nửa bụng. Nhưng muốn gần bên cạnh Tổ sư thì chưa được (vì những điều trên đều là tri giải. Bên cạnh Tổ sư cần phải thật tế, thật tế thì phải chân tham thực ngộ).

Kệ kết thúc:

Các pháp bổn lai vô sở trụ,
Nơi vô sở trụ bặt truy tầm.
Đêm qua Tây Đỉnh mặt trời lặn,
Sáng nay y cũ chiếu rừng sâu.
 (Bản thể là vô trụ, Lục Tổ nói “lấy vô trụ làm gốc”.
Đã vô sở trụ, còn gì để tìm? 
Ban ngày mặt trời lặn ở phía tây, vẫn bình thường như mọi ngày, không có đem ý của mình vô để phân biệt).

22 -  TÀI HỮU THỊ PHI, PHÂN NHIÊN THẤT TÂM

Dịch 

Vừa có thị phi, thì lăng xăng lạc mất bản tâm.

Lời khai thị:

Căn chẳng lợi độn (Phật tánh không có người trí hay kẻ ngu), đạo chẳng cạn sâu (Phật tánh không có thêm bớt). Thiền tông có câu “phi cổ phi kim” (khắp thời gian tức là không có quá khứ, hiện tại, vị lai), mò không đụng đáy.

Tĩnh tọa nơi Đại viên cảnh trí (Đại viên cảnh trí là thể dụng của Tự tánh), dù được đụng đáy lại sâu vào rừng rậm tà kiến (bởi vì Tự tánh không có đáy thì không thể đụng, có tà kiến mới có đụng đáy).

Di Lặc, Thích Ca tự biết chẳng có phần (mỗi mỗi đều đủ không có dính dáng với người khác, như tánh không của mình là cái hư không, cái dụng cùng khắp không gian thời gian; tất cả vũ trụ vạn vật đều nhờ cái không này. Vũ trụ vạn vật không có dính dáng đến cái không này; cho nên Di Lặc, Thích Ca đều chẳng có phần).

Con chồn con trâu ráng nín sự tức cười (nếu có cái này cái kia, mới có sự tức cười. Xảy ra chuyện này chuyện kia đều là vọng). 

Đêm cưỡi ngựa sắt chìm đáy biển,

Mò được mũi kim hồi năm xưa.

(Đây diễn tả việc không thể xảy ra).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Vừa có thị phi, thì lăng xăng lạc mất bản tâm”. Người ở Tòng Lâm thường nói: Khắp mười phương thế giới là Sa môn tự kỷ (xuất gia làm Tu sĩ gọi là Sa môn; khắp mười phương là khắp không gian đều là tự kỷ, không gian là hư không tức là tâm mình, không phải chỉ có Tu sĩ, mà còn có Cư sĩ,… đều là tánh không này).

Khắp mười phương thế giới là cổ Phật pháp thân (tâm của mọi người là Phật tánh, là cổ Phật pháp thân với chư Phật thì không có khác). 

Cho nên, nói lăng xăng chẳng phải vật khác (cuộc sống hàng ngày lăng xăng lộn xộn, đều sanh diệt trong cái không này, chính là mình không phải vật khác, gọi là tự kỷ). Tung hoành đâu phải bụi trần (lục trần: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), chẳng thị cũng chẳng phi (tại mình có tâm ý nổi lên, cho là thị, cho là phi, là tại cho “cho là”, nếu không có “cho là” thì không có thị phi). 

Thì mỗi mỗi tự tâm chảy ra (cảm giác lớp da khắp cơ thể; nó biết đau, biết ngứa, biết lạnh, biết nóng… thời gian nào nó cũng sẵn sàng có cái biết. Như tâm mình cũng vậy; mình có muốn dùng thì nó cũng dùng, mình không muốn dùng thì nó cũng dùng).

Tịch nghĩa giải:

Lời nghĩa giải rất cao siêu cũng là lời nói, văn tự; không đúng với thật tế của bản tâm. Nên ngài Trung Phong phủ nhận rằng: Những lời nói này Tòng Lâm gọi là việc thương lượng bình thường (thương lượng phải qua suy nghĩ, có qua suy nghĩ thì không được).

Cũng gọi là câu nói chuyển thân (vô trụ), ai cũng dùng 2 câu này để dẫn chứng, xưa nay không biết đã làm ô nhiễm bao nhiêu tâm địa trong sạch, nên bậc đạo nhân chơn thật quở nó là tạp độc, mắng nó là nước miếng con chồn. 

(Vừa có thị phi, lăng xăng lạc mất bản tâm. Người ta thường lấy 2 câu này để dẫn chứng. Dẫn chứng 2 câu này, đúng thì đúng, nhưng bị ô nhiễm trong sạch. Tâm địa trong sạch vốn không thị phi, không lạc mất bản tâm. Vì bản tâm là Phật tánh không giảm bớt, không gián đoạn; làm sao lạc mất được!).

Có người chịu sự ma mị ấy chăng? (Chỉ có người chân tu và bậc Thánh) người chân tu cần phải mửa hết cho mau.

Kệ kết thúc:

Nói có thị phi, không thị phi,
Nhà lớn cửa mở đợi ai vào.
Gai gốc đầy trời ngang đường cái,
Đi qua ai chẳng bị vướng y.

(Thị phi và không thị phi thì không dính dáng với bản tâm. Bản tâm như cái nhà lớn, ngày đêm cửa mở ra hết, mà đợi người ta vào; nhưng ở trên nói: Lôi kéo chẳng ai vào! Cửa Thiền tông khó tin lắm!

Gai gốc đầy trời ngang đường cái, là dụ cho tri kiến của mình.

Đi qua ai cũng bị vướng y, tức là ai cũng có tri kiến bị nó ràng buộc).

23 -  NHỊ DO NHẤT HỮU, NHẤT DIỆC MẠC THỦ

Dịch 

Hai do một mà có, một cũng đừng nên giữ.

Lời khai thị:

Mặt trời mọc, mặt trăng lặn, trời đất lâu dài, chỉ có Châu Kim Cang (Đức Sơn) không việc làm (ngày thường ai cũng thấy mặt trời mọc, mặt trăng lặn, trời đất lâu dài chỉ như thế hoài. 

Ngài Đức Sơn nghiên cứu kinh Kim Cang và giải thích tự cho mình hay lắm, cho là không có ai bằng. Nghe nói Thiền tông sát na kiến tánh, ông không phục, nói với những người tham thiền là việc ma quái. Muốn thành Phật phải trải qua muôn ngàn kiếp học hết tế hạnh của Phật, làm sao ở trong sát na mà kiến tánh được?

Lúc đó Đức Sơn ở miền bắc, đi xuống miền nam quét sạch các Thiền giả. Mang sớ giải kinh Kim Cang đi được nửa đường gặp bà già bán điểm tâm, rồi mua điểm tâm để dùng. 

Bà già hỏi: Đại sư mang cái gì vậy? 
Đức Sơn đáp: Sớ giải kinh Kim Cang.
Bà già nói: Nếu Đại sư trả lời được thì tôi cúng dường điểm tâm. Nếu không trả lời được thì tôi không bán và cũng không cúng dường. 
Đức Sơn nói: Cứ hỏi đi! 
Bà già hỏi: Trong kinh Kim Cang có câu: “Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”. Vậy Đại sư muốn điểm tâm nào?
 Đức Sơn trả lời không được, mặt đỏ mắc cở, mang sớ giải kinh đi về. 
Bà già nói: Đại sư đứng lại! Sư đến Thiền sư Sùng Tín ở Long Đàm sẽ có lợi ích.

Sư thấy bà già này hay quá mới nghe lời. Ở đó được mấy năm, có lần đến phòng Sùng Tín, lúc ra về trời đã tối, Sùng Tín đốt đèn cho Đức Sơn. Đức Sơn vừa đưa tay lấy thì Sùng Tín thổi tắt đèn. Lúc ấy Đức Sơn hoát nhiên ngộ đạo. Ngộ rồi mới biết tất cả chú giải đều sai lầm, rồi đốt bỏ hết). 

Cầm ngang cây gậy đi dọc đường, có ai hỏi ý Tổ sư từ Tây Trúc sang, nếu chẳng vào sống lưng thì chập ngay ngực, rồi nói: “Ngậm miệng chó lại”, làm cho vạn tượng híp mắt cười ha hả. Muốn đến nơi phải đợi ba mươi năm nữa. 

(Người đã ngộ rồi thì khác hẳn tất cả không có ý mình xen vô, nếu có ý mình xen vô là cái gì… đều không phải. Vì bản tâm trống rỗng như hư không. 

Câu chuyện Nam Tuyền nấu cơm:
Mã Tổ hỏi: Trong thùng cơm có gì vậy?
Nam Tuyền trả lời: Ngậm miệng chó lại.

Mã Tổ không hỏi nữa, tất cả bạn đồng tham thấy vậy, không ai dám hỏi. Mã Tổ là thầy của Nam Tuyền hỏi mà trả lời như vậy, làm cho vạn tượng híp mắt cười ha hả, người chưa ngộ đạo muốn đến nơi phải đợi ba mươi năm sau, tức là ráng dụng công phu). 

Lời nghĩa giải: 

Tổ sư nói: “Hai do một mà có, một cũng đừng nên giữ”. Người nghĩa giải cho rằng: Vừa theo hai liền theo một, vừa giữ một liền sanh hai. Nên biết: Hai là chơn vọng, một là tự tâm; cái hai của chơn vọng đã trừ, cái một của tự tâm chẳng trụ, gọi là giải thoát trên đường đạo lớn vậy. 

Kinh Lăng Nghiêm nói:  “Chơn với vọng là hai thứ vọng”. Vì vọng chẳng phải thật vọng, chơn chẳng phải thật chơn, chơn vọng không có tự tánh, đều do ý thức kiến lập, nên chẳng giải thoát trên đường đạo lớn. Muốn giải thoát trên đường đạo lớn, thì không có kiến lập vọng chơn, tức là tâm chẳng trụ. Cho nên, tham thiền dùng nghi tình [không hiểu không biết] chấm dứt tất cả biết [học biết, tìm hiểu biết, ghi nhớ biết và tùy duyên biết]. 

Tịch nghĩa giải: 

Ban đêm, Đức Sơn thăng tòa, nói với đại chúng rằng: Đêm nay tôi không trả lời, nếu người nào hỏi phải bị đánh 30 gậy. 

Có Tăng từ bên trong đi ra định hỏi. Đức Sơn liền nói: Cho Ông 30 gậy.

Tăng trả lời: Bạch Thượng tọa, con chưa hỏi, sao cho con 30 gậy? 

Đức Sơn hỏi: Ông là người nước nào đến đây? 

Tăng trả lời: Ở nước Đại Hàn.

Đức Sơn nói: Ông là người nước Đại Hàn muốn qua Trung Quốc, thì phải đi bằng thuyền, khi ông bước một chân qua thuyền, ông đã bị đánh 30 gậy rồi, đâu đợi tới đây!

Các người tham học nhớ đầy bụng những lời nói này, không đủ tư cách ăn gậy của ngài Đức Sơn; mà lại ăn gậy sắt của Diêm La Vương, vì chưa ngộ; tức là nhớ tri giải đầy bụng nên không bao giờ giải thoát được, phải bị luân hồi sanh tử. 

 Kệ kết thúc: 

Bảo Y một pháp cũng đừng giữ, 
Chẳng biết “đừng giữ” chưa thật nghèo. 
Đâu bằng say rượu nằm trên thảm, 
Rải ném vàng ròng cho mọi người.

(Hai chữ “đừng giữ” đã là có cái ý nổi lên rồi. Tham thoại đầu là chưa có ý niệm nổi lên, nếu có ý niệm “đừng giữ” chưa phải là thật nghèo. Như công án nói chữ nghèo của ngài Hương Nghiêm, có bài kệ:

Năm xưa nghèo chẳng phải nghèo,
Vì còn có đất cấm dùi.
Năm nay nghèo mới thật nghèo, 
Luôn cái dùi thì cũng không.

Quy Sơn nói Ngưỡng Sơn rằng: Hương Nghiêm đã ngộ đạo rồi.

Ngưỡng Sơn nói: Để xem lại.

Ngưỡng Sơn gặp Hương Nghiêm nói:  Nghe nói Hương Nghiêm đã ngộ đạo rồi phải không?

Hương Nghiêm đọc kệ bài trên, Ngưỡng Sơn nói: Bài kệ này nói ngộ Như Lai thiền thì được, chứ Tổ Sư thiền thì không được. 

Hương Nghiêm làm bài kệ khác:

Ta có một cơ nháy mắt nhìn y,

Nếu mà chưa ngộ, đừng gọi Sa di.

Ngưỡng Sơn nói: Mừng cho sư đệ ngộ Tổ Sư thiền.

Nói thiệt nghèo, nhưng chưa phải thiệt nghèo, vì còn có nghĩa lý để giải thích. Còn bài kệ ngộ Tổ Sư thiền không có nghĩa lý để giải thích.

Như nói: 

Đâu bằng say rượu nằm trên thảm,

Rãi ném vàng ròng cho mọi người).

24 -  NHẤT TÂM BẤT SANH, VẠN PHÁP VÔ CỬU

Dịch 

Một tâm chẳng sanh khởi, muôn pháp chẳng đúng sai.

Lời khai thị:

Tô Châu có, Thường Châu có, sáu lần sáu là ba mươi sáu, bảy lần bảy là bốn mươi chín (đây là việc thường). Am chủ dựng lên nắm tay. Bá Trượng mở 2 bàn tay, sản xuất túi cơm (ám chỉ Tổ sư) một ngàn bảy (Cảnh Đức Truyền Đăng Lục có ghi 1700 công án của Tổ sư, sau này có tới 7000 Tổ, nhưng vẫn lấy phần đầu để nói).

Hiện ra đầu thần mặt quỷ, con tôm đâu từng ra khỏi lưới (ý của 1700 công án không có khác, cho đến 7000 công án, ý cũng không có khác. Cho nên nói: “Con tôm đâu từng ra khỏi lưới”. 

Kỳ thật, mình đã ngộ rồi, thì cái gì cũng như cái nấy. Tất cả đều ở trong tâm này, tâm này là hư không, không có cái gì để ngoài tâm, tất cả đều là tự kỷ. Nếu chưa ngộ, mà cho là đúng, cái kia sai, cái này của ta, cái kia không phải của ta. Cho nên, mới sanh ra muôn thứ phiền não).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Một tâm chẳng sanh khởi, muôn pháp chẳng đúng sai”. Người nghĩa giải dẫn chứng kinh luận rằng: “Tâm sanh mỗi mỗi pháp sanh, tâm diệt mỗi mỗi pháp diệt. Các pháp chẳng tự sanh, các pháp chẳng tự diệt, đều một tâm biến hiện, một tâm không sanh, các pháp thường trụ”. Cho nên người xưa có nói: “Trâu sắt không sợ sư tử rống, giống như người gỗ thấy chim hoa”. Chính là nghĩa này vậy.

(Một tâm chẳng sanh khởi, thì muôn pháp chẳng có đúng sai, nói tất cả chỗ đúng sai, đều do tâm mình. Sự thật Diệu Tâm là hư không chẳng có đúng sai. Vì người giải nghĩa kinh luận ở trên, như Lục Tổ nói “chẳng phải phướn động, chẳng phải gió động, mà tâm của các ông động, vì tâm của các ông động, nên phướn động, đâu phải gió thổi phướn động”! Nhưng người ta không tin, thấy rõ ràng gió thổi, nên phướn động, đâu cho là tâm động.

Nói nghĩa giải thì có lý; tâm không sanh nên các pháp thường trụ. Như trong kinh Pháp Hoa nói: “Pháp đó trụ nơi pháp đó, tướng thế gian là thường trụ”. Theo tướng thế gian sanh diệt không thường trụ; nói thường trụ là thường trụ nơi pháp, tức là pháp nào thường trụ ngôi pháp đó. 

Như miếng giấy thì trụ ở ngôi pháp giấy, đem giấy đốt thành tro thì trụ nơi ngôi pháp tro; gió thổi tro bay mất thì trụ nơi pháp không. Tất cả pháp nào trụ theo nơi pháp đó. Tướng thế gian thường trụ là như vậy.

Tức là không có ý nổi lên, như trâu sắt không có ý nổi lên, đâu có sợ sư tử rống, giống như người gỗ thấy chim hoa. Nghĩa là chúng ta thấy cái này cái kia không có ý xen vào cho là… như người gỗ thấy chim hoa cũng như không thấy, vì nó không có tâm niệm).

Tịch nghĩa giải:

Đúng thì đúng rồi! Nhưng ngài Vĩnh Gia lại nói: 

“Ai vô niệm, ai vô sanh?
Thật vô sanh thì vô bất sanh.
Gọi người gỗ lên hỏi thử,
Dụng công cầu Phật lúc nào thành?

(Bản tâm mình thì như như bất động, thì ai vô niệm, ai vô sanh, nếu thật vô sanh thì vô bất sanh. Nói tu để thành Phật, nhưng Phật không phải do tu mà thành, không phải do tu mà chứng đắc. Cho nên, dụng công cầu Phật lúc nào mới thành! Kỳ thật, Phật tánh của mình đã thành sẵn, chứ không phải cầu mới thành).

Vậy lời giải nghĩa trên, dường như trái ngược; xin hỏi: Bất sanh là phải, hay vô bất sanh là phải? Thử xác định xem!

Kệ kết thúc:

Vạn pháp xưa nay chẳng đúng sai,
Một tâm đâu có sanh, bất sanh.
Lòng từ dặn dò dù tha thiết,
Tiếng sáo chăn trâu khó hợp đàn.

 (Vạn pháp là do tâm tạo, vạn pháp sanh diệt trong hư không, vốn chẳng đúng sai. Nếu cho đúng hay cho sai là không phải bản lai diện mục của bản tâm.

Tâm là bất nhị, không phải sanh và không phải bất sanh, vì sanh nên có bất sanh, tức là nhị. 

Tiếng sáo chăn trâu không theo quy định của khung nhạc, nên khó hợp đàn, vì họ tự do thổi ).

25 -  VÔ CỬU VÔ PHÁP, BẤT SANH BẤT TÂM

Dịch 

Chẳng đúng sai thì chẳng phải pháp, cũng chẳng sanh cái Tâm chấp “chẳng phải Tâm”

Lời khai thị:

Núi Thái Hoa không hiểm (ở Trung Quốc, cao mà không hiểm), biển mêng mông không sâu, bài thơ “Nguyệt  Thực” của Lư Đồng đâu khó đọc, khúc Thái Cổ Bá Nha thật khó tri âm (chỉ có Tử Kỳ là tri âm), chỉ có ám hiệu tử của Đông Sơn nắm không kẽ hở, buông thì rất khó tìm (ám hiệu tử của Đông Sơn Tổ sư bao gồm tất cả không kẽ hở, muốn tìm rất khó), làm phiền  bao nhiêu người lanh lợi, chen lấn tranh dành đến ngày nay (người thông minh lanh lợi, dùng ý thức tìm kiếm, thì sự giải thoát không bao giờ có).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Chẳng đúng sai thì chẳng phải pháp, cũng chẳng sanh cái Tâm chấp “chẳng phải Tâm”. Người nghĩa giải cho rằng: 2 câu này ngược với 2 câu trên. Nói: “Không đúng sai” thì muôn pháp tự tiêu (vì pháp phải có tương đối: Đúng, sai), “Không sanh” thì một tâm tự tịch (không có sanh khởi), pháp tiêu tâm tịch, bản thể của Chí đạo (Tự tánh) rõ ràng, chẳng đợi đắc mà đắc rồi.

Tịch nghĩa giải:

Lời nghĩa giải trên, tuy lý có cao siêu, nhưng cũng là lời nói của ý thức, không đúng thật tế của bản tâm, nên ngài Trung Phong phủ định dưới đây:

Xưa kia Tăng hỏi Triệu Châu: “Học nhân mới vào Tòng Lâm, xin thầy chỉ dạy” Châu hỏi: “Ăn cháo rồi chưa?”, Tăng nói: “Ăn rồi”. Châu nói: “Rửa chén bát đi”! Tăng ấy ngộ liền. Vậy Tăng ấy ngộ chẳng đúng sai ư? Ngộ không sanh ư? Ngộ chẳng phải tâm ư? Ngộ chẳng phải pháp ư? Xin xác định xem! (Nếu mà ngộ những điều này, thì chẳng phải ngộ).

Kệ kết thúc:

Chỉ vì lỗi chấp chẳng đúng sai,
Sanh tâm đều bởi chấp “không sanh”.
Đêm lạnh vượn khóc trăng đỉnh núi,
Khách đường xưa nay không thể hành.

 (Đúng sai là pháp tương đối, vì còn chấp nên không được ngộ.
 Sanh tâm, không sanh là bệnh chấp, đều là sanh tâm rồi. 
Hai câu cuối diễn tả không có niệm nào, sanh hay chẳng sanh).

26 -  NĂNG TÙY CẢNH DIỆT, CẢNH TRỤC NĂNG TRẦM

Dịch

Năng theo cảnh diệt, cảnh theo năng mất.

Lời khai thị:

Đem mọât lớp khử bỏ một lớp (theo hiểu biết của người thế gian, có năng và cảnh, tức là có tâm năng biết và cảnh sở biết. Cuộc sống hàng ngày đối cảnh, muốn lột bỏ cảnh này, mà phải nổi tâm để bỏ, thì cái tâm đó còn phải bỏ nữa. 

Tham thoại đầu là tâm niệm chưa nổi lên, tâm niệm nổi lên không phải thoại đầu. Dù đến thoại đầu cũng là vô thủy vô minh, huống là chưa đến thoại đầu. Cho nên nói: “Đem mọât lớp khử bỏ một lớp, cũng như  đem vọng để trừ vọng, thì cái vọng đó đâu thể trừ được).

Nên nói, đường xa mới biết sức ngựa, chẳng đem một lớp khử bỏ một lớp, lâu ngày mới thấy lòng người (đem vọng để trừ vọng hay không đem vọng để trừ vọng. Bởi vì có đối với không, có mất rồi nên nói không. Không này do có mới thành lập [ở trên có nói]. Lục Tổ nói “hữu niệm là niệm tà, vô niệm là niệm chánh”. Vô niệm đối với hữu niệm cũng trong tương đối. Cho nên nói “chánh tà đều quét sạch”).

Công án 2 lớp; Chân đã duỗi thì không rút, ngoài ba ngàn dậm, ai là tri âm? (Cái gì vẫn y như cũ, không có ý mình vô, như công án: “Núi sông vẫn là núi sông”. Ban đầu cho núi sông thật núi sông, tu một thời gian sau, cho núi sông chẳng phải là núi sông. Khi chứng quả rồi thấy núi sông vẫn là núi sông. Chấp thật núi sông và chẳng phải núi sông đều là trước tưởng. Chỉ có người chứng quả không đem ý niệm vào việc của thế gian đã lưu hành, tức là không có chấp trước. 

Tri âm là thế lưu bố tưởng [tư tưởng của thế gian lưu hành], nghĩa là phải có lý. Như tiếng đàn của Bá Nha, chỉ có Tử Kỳ thưởng thức ngân điệu cao thấp, mới tri âm với nhau. Thật tế, biết và không biết không có dính dáng gì hết, không có tri âm và cũng không có không tri âm.

Tại sao? Nếu mà có thật, thì phải có sự bắt đầu. Như người ta gọi tôi là thầy Duy Lực, tên Duy Lực này đâu phải của tôi. Thầy bổn sư tôi đặt Duy Lực, rồi người ta gọi thầy Duy Lực, tôi cũng nhìn nhận là Duy Lực. Duy Lực là giả danh đặt ra, đâu phải thật tế của tôi. Rồi nhìn Duy Lực là tôi; người ta khen Duy Lực thì vui, chê Duy Lực thì buồn.

Biết và không có liên quan gì đến thật tế đâu! Như nói thân này, do cha mẹ tôi sanh ra; cha mẹ tôi không có bắt đầu, mà sao thân tôi bắt đầu từ cha mẹ của tôi được! Chỗ bắt đầu không có chỗ căn cứ, thì lấy cái gì nói là tôi! Mà nói ông là tri âm của tôi!).

Từ khi mùa đông người về,
Mấy đám mây xuân bọc núi xanh.

(Bốn mùa thay phiên đến rồi đi, đâu có sự bắt đầu mùa nào! Như thân tôi, do cha mẹ tôi sanh ra, cha mẹ tôi đâu phải bắt đầu. Khi tôi chưa sanh ra, vậy tôi ở đâu? Câu thoại đầu: “sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?” Dẫu cho biết sanh từ đâu đến, chết đi về đâu, cũng không có đúng. Như nói sanh chỗ này, chỗ kia, chỗ khác… nhiều chỗ, nhưng chỉ chỗ bắt đầu thì không ra. 

Chính thật tế là vậy, mà con người cứ hay tìm hiểu biết, rồi nói ông này tri âm, ông kia tự kỷ, có dính dáng gì đâu! Tại mình lập ra như vậy, không phải thật tế. Tham thiền là ngộ cái thật tế. Dù có hiểu biết truy tầm không đến chỗ thật tế).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Năng theo cảnh diệt, cảnh theo năng mất”. Người nghĩa giải dẫn chứng lời ngài Vĩnh Gia rằng: “Cảnh không trí thì không rõ, trí không cảnh thì chẳng sanh (trí tức tâm là trí huệ, nếu cảnh không có trí huệ làm sao biết cảnh đó? Không có tâm thì không có năng biết cảnh vui, cảnh buồn, cảnh đẹp, cảnh xấu; vậy ai biết? Thì phải có tâm năng biết. Còn trí không có cảnh thì chẳng sanh, vì có cảnh nên sanh tâm, cho cảnh này vui, buồn, đẹp, xấu. Buồn, vui, đẹp, xấu là tâm. Nếu không có cảnh thì tâm đâu có vui, buồn, đẹp, xấu). Trí sanh do rõ cảnh mà sanh, cảnh rõ do trí sanh mà rõ” (hai cái đối đãi sanh nhau). 

Nên biết năng là một tâm, cảnh là các pháp (vui, buồn, đẹp, xấu); năng tức tên khác của trí, cảnh tức biệt hiệu của pháp, cảnh diệt thì tâm năng rõ cũng diệt, tâm không thì cảnh sở hiện cũng mất (tức là tâm sanh cảnh, cảnh sanh tâm, hai cái sanh với nhau, như con gà sanh ra trứng gà, trứng gà nở ra con gà. Hai cái không lìa nhau mà độc lập được).

Năng và cảnh giúp nhau tồn tại (như con gà và trứng gà), nhiếp nhau dung thông (hai cái sanh nhau), vốn không có ngăn cách (không có lìa nhau được), người không rõ nghĩa này nên gọi là mê (dẫu cho biết nghĩa này vẫn là mê; vì thật tế không phải vậy, cho nên ngài Trung Phong dùng chữ “tịch” để quét sạch).

Tịch nghĩa giải:

Theo lời nói như vậy, gọi là liễu ngộ được chăng? Chẳng những không liễu ngộ, lại như người đói khát ăn muối, càng thêm đói khát mà thôi (hiểu theo nghĩa giải đâu có ích lợi gì! Như khát nước mà lại ăn muối). 

Kệ kết thúc:

Đồng biết ánh sáng do đèn hiện,
Cùng nói làn sóng nhờ nước xanh.
Nước cạn, đèn tắt, sóng, ảnh hết,
Mới đáng ngoài cửa ăn roi Tổ.

(Tất cả tâm và cảnh đều diệt hết, mới đủ tư cách ăn roi Tổ, tức là đủ tư cách để cho Tổ dạy. Cho nên nói: Khó thì thật là khó, nói dễ thì thật là dễ. Ăn cơm cứ ăn cơm, mặc áo cứ mặc áo, đừng có sanh tâm đúng hay không đúng, cho là thế này, phải hay không phải, đối cảnh không có sanh tâm thôi).
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Hơi bình đạo phật người Khánh Hòa Lễ húy nhật Hòa thượng ÐÐÐ 12 loại nhân quả báo ứng con người tro va thay trong giao duc phat giao Hương vị mứt Tết miền Nam món ăn chay bổ dưỡng chướng đinh vì sao người lương thiện lại gặp CÃn ban tay ban de lam gi ç¾ Hà Nội Tưởng niệm lần thứ 6 HT chùa cô tiên tuyên hoá truoc TÃo mạt pháp Ăn tuyệt chiem nguong tuong phat khong lo dac biet nhat ha tong Long PhÃp họa Canh Lâm Đồng Lễ húy nhật Đại lão Sài Gòn gió chướng môn nghi Co cầu cun 8 thu ma tien khong the mua duoc Tưởng niệm húy nhật Trưởng lão Д ГІ vượt qua cô đơn bằng bốn tâm vô thư hãy lòng từ Sữa Cồn phat đại nhật hãy quan sát tâm thái khi họ mệt mỏi muốn 5 tan o thai lan Æ TT Huế Lễ húy nhật Tổ khai sơn chùa