Mục Lục
Lời Nói Đầu
Phần 01 đến Phần 06
Phần 07 đến Phần 16
Phần 17 đến Phần 26
Phần 27 đến Phần 36
Phần 37 đến Phần 44
37- Bất hảo lao thần, hà dụng sơ thân
38- Dục thủ nhất thừa, vật ố lục trần
39- Lục trần bất ố, hoàn đồng chánh giác
40- Trí giả vô vi, ngu nhân tự phược
41- Pháp vô dị pháp, vọng tự  ái trước
42- Tương tâm dụng tâm, khởi phi đại thố
43- Mê sanh tịch loạn, ngộ vô hảo ố
44- Nhất thiết nhị biên, lương do châm chước
Phần 45 đến Phần 50
Phần 51 đến Phần 57
Phần 58 đến Phần 62
Phần 63 đến Phần 69
Phần 70 đến Phần 73
.
GIẢNG GIẢI
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
37. BẤT HẢO LAO THẦN, HÀ DỤNG SƠ THÂN

Dịch

Tốt xấu không nên nhọc tinh thần, đâu cần phân biệt sơ hay thân.

Lời khai thị:

Triệu Châu khám phá rồi (có một bà già ở giữa đường đi Ngũ Đài Sơn, có ai đi ngang hỏi thăm, bà lão nói: “Cứ đi như vậy”. Ngài Triệu Châu nghe nói, để ta đi khám phá, rồi ngài Triệu Châu đến chỗ bà lão hỏi, bà lão ấy cũng nói: “Cứ đi như vậy”. Rồi ngài Triệu Châu nói với chúng Tăng rằng: Ta đã khám phá rồi).

Thủy ngân không giả, Vân Môn lỡ lời rồi. A ngùy (phân người) chẳng chơn. Tham thiền không linh nghiệm, đụng đâu mê đó (tại vì gặp cái gì cũng muốn hiểu, hướng theo lời nói của Phật, Tổ, nên Tổ mắng: “ Con chó đuổi theo cục xương”).

Sự thấy là gai gốc trong mắt (thấy vấn đề gì đều là gai gốc trong mắt). Ủa! Có việc như thế ư? (Theo hiểu biết của mình có nghĩa gì đâu! Vậy, mình không thấy không nghe sao? Vì mình hiểu không nổi. Nếu ngộ thì hiểu, còn không ngộ thì không hiểu nên phải phát nghi tình, giữ nghi tình đó sau này sẽ được ngộ. Cứ dùng bộ óc đi tìm hiểu, hỏi là có việc như thế ư! Thì sai). 
Chỉ cần nói với họ; ngẩng mặt ngó ngoài trời xem ai ló đầu ra? (Người nào ló đầu ra là ngộ, nếu không ngộ cứ giữ không hiểu không biết thì sau này sẽ được ngộ).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Tốt xấu không nên nhọc tinh thần, đâu cần phân biệt sơ hay thân”. Người nghĩa giải cho rằng: Do hệ niệm thì trái với chân, đã trái với chân thì lao nhọc tinh thần, vì nhọc tinh thần ắt phân biệt sơ thân. Phải biết hệ niệm là cái nhân của sơ thân, sơ thân là cái quả của hệ niệm (khởi một niệm thì khó phân biệt). Tổ sư nói hai chữ “không cần” cũng như việc cắn rốn vậy (tự mình không thể cắn rốn mình; ví dụ cho việc không thể làm được).

Tịch nghĩa giải:

Lời nghĩa giải trên tuy rất hay, cũng giống như theo hình mèo mà vẽ con mèo, đại khái vẽ ra giống, nhưng chuột chết còn chẳng bắt được, huống là chuột sống ư! Nếu chẳng đích thân một dao cắt đứt mạng căn (chơn tham thật ngộ), thì những lời nói trên chỉ giúp cho việc đàm luận mà thôi.

Kệ kết thúc:

Tốt xấu chẳng nhọc tinh thần,
Dùng hết tinh thần càng chẳng thân.
Đâu bằng kẻ ngốc nơi thôn dã,
Ăn no nằm dài hợp thiên chân.
(Việc tốt xấu đều nhọc tinh thần, tất cả chẳng nên. Nếu dùng hết tinh thần để luận bàn càng chẳng thân. Đâu bằng kẻ ngốc ở nơi thôn dã, ăn no nằm dài không có chuyện gì tự hợp thiên chân, tức là hoàn cảnh bổn lai vốn như vậy, khỏi cần thêm bớt, khỏi cần phân biệt).

38. DỤC THỦ NHẤT THỪA, VẬT Ố LỤC TRẦN

Dịch

Muốn chứng lấy nhất Phật thừa, chớ nên chán ghét lục trần.

Lời khai thị:

Lục căn đều là Pháp thân (kinh Lăng Nghiêm). Pháp thân không biến đổi, tồn tại vĩnh viễn, không bị chết mất; thân này bị chết mất, đem chôn biến thành đất, thiêu biến thành tro. 
Trong này nói: Tánh nghe, tánh ngửi, tánh thấy, tánh xúc, tánh nếm, tánh biết đều tồn tại vĩnh viễn, không theo xác thân mà mất, không thể biến thành tro, biến thành đất. Cho nên gọi là Pháp thân.

Muốn chứng tỏ tánh thấy tồn tại vĩnh viễn. Phải chứng tỏ sự thấy không phải là con mắt. Ai cũng cho sự thấy là con mắt, nhưng thật tế sự thấy không phải là con mắt. Vậy làm sao chứng tỏ? Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật đối đáp với Tôn Giả A Nan.

A Nan đại diện đương cơ cả triệu người nghe Phật thuyết pháp.
Phật dùng cánh tay để thí dụ, nói với A Nan rằng: Ta có cánh tay mới làm ra nắm tay, ngươi có con mắt thì thấy được ta, hai việc này có giống nhau không?

A Nan đáp: Giống nhau.

Phật nói: Không phải, tại sao? Ta có cánh tay nên mới làm nắm tay, không có cánh tay không thể làm nắm tay. Còn người không có con mắt vẫn thấy được. 

A Nan hỏi: Người không có con mắt làm sao thấy được? 

Phật nói với A Nan: Ngươi đi hỏi người không có con mắt, trước mắt có thấy gì không? Thì người ấy sẽ trả lời rằng: Thấy trước mắt đen tối. 

A Nan hỏi: Thấy trước mắt đen tối, làm sao gọi là thấy?

Phật muốn chứng tỏ thấy đen tối vẫn là thấy, nên thí dụ thêm. Một người có con mắt sáng ở trong phòng đen tối, không có ánh sáng nào cả, người có con mắt đó, phải thấy trước mắt đen tối không?

A Nan đáp: Phải. 

Phật nói tiếp: Vậy người có con mắt trong phòng đen tối với người không có con mắt thấy đen tối, hai người đó thấy có khác không?

A Nan đáp: Không khác.

Phật hỏi: Vậy người không có con mắt, bỗng nhiên có con mắt sáng, phải con mắt thấy không?

A Nan đáp: Phải.

Phật nói: Vậy người có con mắt ở trong phòng đen tối, thình lình được cây đèn đốt lên, thấy được cảnh tượng trước mắt. Vậy phải cây đèn thấy không?

A Nan không đáp được. Bởi vì được con mắt sáng thì nói con mắt thấy, còn được cây đèn sáng thì phải nói cây đèn thấy! Nếu cây đèn có tánh thấy, không gọi là cây đèn. Còn cây đèn thấy được, có dính dáng với con người đâu? Phật giải thích: Cây đèn thì hiển hiện sắc tướng, sự thấy là con mắt, không phải là cây đèn. Con mắt cũng tác dụng hiển hiện sắc tướng, sự thấy là tánh thấy. Kinh Lăng Nghiêm nói là “kiến tinh, chứ không phải con mắt”. Tác dụng con mắt và tác dụng cây đèn giống nhau, nó chỉ là hiển hiện sắc tướng, không phải kẻ thấy; kẻ thấy là kiến tinh hay tánh thấy, chứ không phải con mắt.
Thấy đen tối là do thiếu ánh sáng; người có con mắt cũng thấy đen tối vậy. Nếu nói thấy đen tối chẳng phải thấy, thì sáng cũng chẳng thấy; nếu là thấy hai cái đều là thấy; cũng như lúc sáng không thấy tối, lúc tối không thấy sáng, thì hai cái đều chẳng thấy. Bởi vì lúc tối không thấy sáng cũng là không thấy. Lúc sáng thì không thấy tối cũng là không thấy. Nếu thấy sáng cũng là thấy, thấy tối cũng là thấy, tại sao thấy sáng cho là thấy, mà thấy tối không cho là thấy? Vậy có đúng với sự thật không? Đã chứng tỏ sự thấy không phải con mắt, là do tánh thấy.

Phật chứng tỏ tánh thấy tồøn tại vĩnh viễn. vua Ba Tư Nặc hỏi Phật: Có phải ngoại đạo nói  “khi con người chết đi, không còn cái gì”, vậy có đúng không?

Phật nói: Không phải. Cái nào có lay động thì có biến đổi, có biến đổi thì có biến mất. Còn tánh thấy không có lay động thì không biến đổi, không biến đổi thì không chết mất, tồn tại vĩnh viễn.

Phật nói với Vua: Vua có tánh thấy tồn tại vĩnh viễn có biết không?

Vua nói: Không biết.

Phật nói: Để tôi chỉ cho biết.

Phật dùng tay nắm buông, rồi hỏi A Nan: Ngươi có thấy tay ta nắm buông không?

A Nan đáp: Thấy.

Phật hỏi: Vậy tay ta nắm buông hay tánh thấy của ngươi nắm buông?

A Nan nói: Tay của Phật nắm buông, chứ tánh thấy của con đâu có nhúc nhích, mà nói nắm buông!

Vậy, tay của Phật lay động nắm buông, sau khi chết cũng tiêu mất. Còn tánh thấy không lay động làm sao chết mất!

Phật nói thí dụ chưa chính xác, vì thân của Phật và thân của A Nan là hai thân khác nhau.

Phật phóng hào quang vào vai bên phải của A Nan, thì A Nan xoay ngó bên phải; Phật phóng hào quang vào vai trái của A Nan, thì A Nan xoay ngó bên trái.

Phật hỏi A Nan: Tại sao cái đầu của ngươi lay động ngó qua ngó lại vậy?

A Nan nói: Vì con muốn nhìn hào quang của Phật, nên ngó qua ngó lại, cái đầu mới lay động.

Phật hỏi: Đầu của ngươi lay động hay là tánh thấy của ngươi lay động? 

A Nan nói: Đầu của con lay động, tánh thấy của con tịnh còn không có, làm sao lay động!

Vậy đầu của A Nan lay động, sau này biến thành tro, biến thành đất; còn tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh xúc, tánh nếm, tánh biết tồn tại vĩnh viễn, vì không lay động thì không biến đổi nên không chết mất.

Có Phật tử ở nước Úc hỏi: Sau khi con chết tánh thấy con ở đâu? Tôi (Duy Lực) nói: Bây giờ ông chưa chết, tôi chưa chết, làm sao nói chuyện sau khi chết được? Hiện tại ông còn sống, ngồi đây! Tất cả tượng Phật, trái cây, bàn, tủ do tánh thấy của ông thấy được phải không?

Người ấy đáp: Phải.

Ông còn sống, nói tánh thấy của ông, hãy chỉ ra ở đâu? Ông ấy suy nghĩ chỉ không ra. Tại sao chỉ không ra? Vì tất cả đều thấy một lượt. Nếu chỉ tánh thấy chỗ này chỗ kia thì tánh thấy không thể thấy một lượt. Do cùng khắp nên không có chỗ để chỉ. Bởi, Pháp thân cùng khắp không gian thời gian, khắp không gian thì không có chỗ để chỉ; khắp thời gian thì không có lúc để chỉ. Tại có chỗ thì không cùng khắp.

Phật ở trong kinh Lăng Nghiêm đã chứng tỏ: Tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh xúc, tánh nếm, tánh biết tồn tại vĩnh viễn; vì không lay động thì không biến đổi, nên không chết mất.

Lục căn là dụng của tâm mình, ai cũng có sẵn sàng. Phật dạy tham thiền là đạt được Bổn lai diện mục của tâm mình; muốn hiện tâm mình không phải do lời nói, lời nói là chướng ngại chỗ thật tế, chỗ thật tế cần phải ngộ. Cho nên, muốn thành tựu nhất thiết chủng trí thì phải ngộ. 

Nếu chưa ngộ, chấp chặt xác thân, khi lúc tứ đại phân táng, xương thịt tan rã, lục căn đều biến diệt, pháp thân đặt ở chỗ nào? Pháp thân không có liên quan xác thân; nếu chấp chặt xác thân thì pháp thân bị ẩn, không hiện ra được. Cho nên, cần phải tham thiền cho đến ngộ, tự hiện pháp thân của mình).

Việc buồn chớ kể người buồn,

Kể với người buồn, buồn chết đi!

(Ai cũng ôm chặt cái thân này cho là ta không chịu buông, cái thân này phải có phiền não, nếu người cứ chấp thân này thì phải khổ).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Muốn chứng lấy nhất Phật thừa, chớ nên chán ghét lục trần”. Người nghĩa giải cho rằng: Nhất thừa là biệt danh của tự tâm. Lục trần, lục thức, lục căn là biệt hiệu của tự tâm; đâu có thể chứng nhất thừa mà ghét lục trần! Thế thì giống như yêu tay chân mà bỏ vai lưng vậy. Phải biết, ngộ tâm này thì lục trần tức là nhất thừa, mê tâm này thì nhất thừa tức là lục trần. Bùi Tướng Quốc nói: “Nghịch nó tức phàm, thuận nó tức thánh”. 

Kinh Lăng Nghiêm nói: “A Nan, ngươi muốn biết cái câu sinh vô minh, là gốc thắt kết khiến ngươi luân hồi trong sanh tử; ấy, chính là lục căn của ngươi chứ chẳng phải vật khác. Ngươi lại muốn biết đạo Vô Thượng Bồ Đề khiến ngươi mau chứng quả tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, cũng chính là lục căn của ngươi chứ chẳng phải vật khác”.

(Lời nghĩa giải chấp theo thật tế, là ở trong mở mắt chiêm bao. Nếu đuổi theo thì chướng ngại sự ngộ; mặc dù nói rất có lý, như những người giảng kinh thuyết pháp, học giáo lý đều theo lời nói văn tự để tìm hiểu. Nếu như vậy không đến chỗ ngộ được. 

Ngài Trung Phong là Tổ thứ 18 của phái Lâm Tế thuộc Thiền tông, là muốn mọi người đến chỗ chân tham thật ngộ, cho nên quét sạch kiến giải. Tuy giải thích có lý rất hay, nhưng không phải chỗ thật tế.
Pháp thân cũng xuyên qua lục căn, các căn hiện sắc tướng; kẻ thấy là tánh thấy, không phải con mắt; thì những căn còn lại cũng vậy, chứ đừng chấp cái căn đó. Các căn sau khi chết tan rã biến thành tro đất. Còn tánh nghe tánh thấy… tồn tại vĩnh viễn, chấp và không chấp vẫn vậy. Nếu chấp thì không thấy được).

Tịch nghĩa giải:

Lý giải cũng giống như rất đúng, nhưng cần phải biết: Nhất thừa là hư vọng, lục trần là phỉ báng; ngoài hai lỗi này còn tránh khỏi được vọng và báng hay không?

(Ngài Trung Phong muốn sạch kiến giải, mặc dù kiến giải cao nhất, rất có lý; nhưng chướng ngại sự ngộ, cho nên nói ở trên. Vậy chỉ có ngộ mới được. Nếu chưa ngộ cứ dùng lục căn đuổi theo lục trần để hiểu biết, thì phải chìm nổi trong biển khổ sanh tử luân hồi).

Kệ kết thúc:

Sắc, thinh, hương, vị, và xúc pháp,
Lục trần xưa nay hợp nhất thừa.
Tình chấp lấy bỏ còn chưa dứt,
Lại nơi đất bằng nổi sóng to.

(Lục trần là sắc, thinh, hương, vị, và xúc pháp. Từ xưa nay, lục trần đều hợp với nhất thừa, chỉ cần không trụ. Nếu có tình chấp tức là có sở trụ. Hoặc lấy, bỏ chưa dứt, thì lại nơi đất bằng nổi sống to, tức là đều chướng ngại, nên chư Tổ cần mình ngộ mới được. Nếu chưa ngộ mà dùng lục căn tìm hiểu là sai lầm).

39. LỤC TRẦN BẤT Ố, HOÀN ĐỒNG CHÁNH GIÁC

Dịch 

Chẳng cho lục trần là tốt hay xấu, thì đồng như chánh giác.

Lời khai thị:

“Ông chủ!” Dạ, dạ, dạ! Có đường chẳng đi, không dây tự trói. Nói “lục trần là phải thì trái với chân; nói lục trần chẳng phải, lại thành lỗi lầm lớn”. Lầm thì lầm, một cọng cỏ hiện thân vàng ròng, đảo ngược cưỡi hạc bay lên trời. 

(Có vị Thiền sư mỗi ngày tự mình hỏi: “Ông chủ”, rồi tự mình trả lời: “Dạ, dạ, dạ”. Ông chủ của mình là bản tâm, không có số lượng, không có hình tướng, đang dùng mà mình chẳng thấy. Ngài Long Thọ lấy hư không vô sở hữu để biểu thị tâm mình. Vô sở hữu nghĩa là không có, như hư không vô sở hữu thì không có hư không; mà thật tế hư không là tâm mình, tức là do tâm tạo. 

Kinh Lăng Nghiêm nói: Hư không là bọt nước ở trong biển giác (Tâm), thế giới ở trong hư không tức là ở trong bọt nước. Nếu bọt nước bể thì hư không tan nát nên thế giới cũng tiêu, mình ở trong thế giới cũng mất. 

Hư không có thể đập bể tan nát, nhưng tâm mình tồn tại vĩnh viễn, là vô sở hữu nhưng tất cả đều nhờ nó mà dùng. Như mặt trời, mặt trăng, nhà cửa, đất nước… đều ở trong vô sở hữu này.

Chúng ta đang nói chuyện và nhìn thấy nhau, ăn cơm, mặc  áo… đều phải nhờ vô sở hữu này, mình mới hiển bày được. Đang dùng tâm này mà mình không tự biết. Nếu không có vô sở hữu này thì cuộc sống hàng ngày không thể có.

Tánh thấy không thay đổi, nhưng chúng ta không thấy tánh thấy. Tánh thấy là dụng của tâm mình, cũng là thể của tâm mình. Người ta thường nói tâm là bộ óc. Bộ óc suy nghĩ hiểu biết, sau này biến thành tro biến thành đất; chứ không phải chân tâm, chân tâm không chết mất, là vô sở hữu mà mình đang dùng.

 Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tự tâm buộc tự tâm”. Tự tâm mình vốn vô sở hữu, mà mình lại muốn có sở hữu; như tiền, nhà cửa… đã kiến lập sở hữu thì bị chướng ngại, trói buộc mình. Cho nên nói: Lục trần chẳng phải là lỗi lầm lớn, lục trần phải là trái với chơn. Phải và chẳng phải là tương đối là chướng ngại, sai lầm.

Tham thiền là phát hiện ông chủ của mình, tức là tự ngộ bản tâm. Nếu ngộ là một cọng cỏ hiện thân sắc vàng ròng, cũng như đảo ngược cưỡi hạc bay lên trời, tức là chỉ cần mình ngộ, thì dụng bản lai diện mục không chỗ nào và lúc nào thiếu sót).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Chẳng cho lục trần là tốt hay xấu, thì đồng như chánh giác”. Người nghĩa giải cho rằng: Chẳng có lục trần, cũng chẳng có chánh giác, đều chỉ là Diệu tâm sáng tỏ. Gọi là lục trần cũng được, gọi là chánh giác cũng được. Ông nếu ở nơi Diệu tâm sáng tỏ này, có chỗ không rõ, thì gọi là chánh giác không rõ, đâu có việc gì khác? Chỉ cái rõ và không rõ này, khiến Phật, Tổ nhọc lưỡi mỏi miệng phân ra những điều hơn kém, đều do chẳng tin tự tâm  mà ra.

 Lời nghĩa giải tuy rất đúng, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận.
Tịch nghĩa giải:

Xưa có một Tú Tài, thi cử nhiều lần không đậu, bèn đốt bỏ bút mực, làm bài thơ “Trở về quê”, chê bai công danh như đàm dãi. Nhưng đến kỳ thi năm tới, vẫn đi vào trường thi cũ. Người nói lời này chẳng khác như vậy.
(Ngài Trung Phong dùng chuyện này để thí dụ, như những người trên giải thích rất hay, đâu khác gì người Tú Tài này, tức là nói khác mà lại làm khác).

Kệ kết thúc:

Chẳng ghét lục trần đồng chánh giác,
Đường vào cửa Thiền vẫn xa xôi.
Cần phải ra tay bắt hư không,
Phật cùng chúng sanh chôn một hầm.

(Nói: “Chẳng ghét lục trần đồng chánh giác”, nói thì được; nếu muốn vào chỗ ngộ, đường vào cửa Thiền thì vẫn cách xa xôi. Cửa Thiền vẫn xa, huống là chỗ ngộ. Cần phải ra tay bắt hư không, thì Phật cùng chúng sanh chôn một hầm. 

Tại sao? Vì người ngộ thấy chúng sanh và Phật đều không có. Tại có chúng sanh là mê, nên có Phật là ngộ. Nếu ngộ rồi thì hết mê, hết mê thì không có chúng sanh; hết mê thì không có ngộ, hết mê thì không có Phật. Cho nên, Thiền tông nói: “Ngộ rồi đồng như chưa ngộ”, nếu còn chấp ngộ vẫn đồng mê. Vì vậy, Phật và chúng sanh cùng chôn một hầm).

40. TRÍ GIẢ VÔ VI, NGU NHÂN TỰ PHƯỢC

Dịch

Người trí tự tại vô tác, kẻ ngu dụng tâm tự trói.

Lời khai thị:

“Dời chỗ gồ để lấp chỗ trũng, cắt cái dài nối cái ngắn”, Trang Tử nói lời này, tự cho là đúng. Nhưng kiểm điểm lại, chỉ là sự sanh tính toán, so đo phân biệt. Duy có Mộc thượng tọa (tích trượng) chẳng tốt chẳng xấu, chẳng đúng chẳng sai, toàn thân chỉ là đen thùi lùi, suốt năm dựa bên gốc thiền sàng. 

“Dời chỗ gồ để lấp chỗ trũng, cắt cái dài nối cái ngắn”, Trang Tử nói lời này, tự cho là đúng, nhưng đúng trong tương đối của phạm vi của ý thức, vì phạm vi của ý thức có phân biệt tốt xấu, ngắn dài, cao thấp, lớn nhỏ… là pháp đối đãi nhau.

 Vì có đối đãi nên bị sanh diệt, không tồn tại vĩnh viễn, không phải chỗ thật tế. Chỗ thật tế không có sanh diệt, không có pháp đối đãi, mà ý thức của bộ não không thể đến được. Bởi vậy, ngài Trung Phong dùng cây tích trượng, để thí dụ cho chỗ thật tế, cũng là bản tâm của chúng ta.

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Người trí tự tại vô tác, kẻ ngu dụng tâm tự trói”. Người nghĩa giải cho rằng: Trí chẳng tự trí, do ngộ mà trí; ngu chẳng tự ngu, do mê mà ngu. Người trí ngộ tự tâm, tâm ngộ vốn vô tác. 
(Vì dụng của tự tâm vốn tự động, không khởi niệm, không tác ý. Làm tất cả công việc không cần qua sự tác ý. Hiện nay có một số Phật tử tham thiền, làm việc tay chân khỏi cần qua bộ óc, làm việc bằng bộ óc mà không cần qua bộ óc; chứng tỏ cái dùng của tự tâm tự động, bổn tánh là vô vi; khỏi cần qua tác ý, suy nghĩ).

Tại người ngu si không biết tự tâm, cho nên không làm chủ được tự tâm, mới làm người ngu si. Vì tâm mê muội tự mình buộc mình. Phải biết người ngộ cái vô vi; cái vô vi là bổn tánh sẵn sàng như thế!

Mặc dù lực lượng lớn của quỷ thần, không thể biến nó thành hữu vi. Người mê mới tự buộc mình; dù có muôn ngàn Thánh hiền, Phật, Bồ Tát có sức lực lớn, cũng không giải thoát được sự ràng buộc của người đó. Vậy trí huệ và ngu si đều do tự tâm biến hiện ra, chứ không phải do cái gì ở ngoài tâm, làm cho ngu si, trí huệ. Tự tâm mê là ngu si, tự tâm ngộ là trí huệ.

Tịch nghĩa giải:

Tuy lời giải trên rất cao siêu, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận.

Nếu nói như thế chỉ thấy cái nhọn của đầu dùi, chứ chẳng thấy cái vuông của đầu đục. Tức thấy một bên, lọt vào biên kiến có đối đãi. Tại sao? Cần phải biết vô vi cũng là tự buộc mình, thì lọt vào tứ cú. Như: Hữu vi là cú thứ nhất, vô vi là cú thứ nhì, chẳng hữu vi chẳng vô vi là cú thứ ba, cũng hữu vi cũng vô vi là cú thứ tư. Như: Bó buộc là cú thứ nhất, giải thoát là cú thứ nhì, chẳng bó buộc chẳng giải thoát là cú thứ ba, cũng bó buộc cũng giải thoát là cú thứ tư.

Nếu mình chấp thật thì lọt vào tứ cú, chứ không phải dụng tự động của Tự tánh, cho nên cần phải quét.

Quả thật có hai đường này, tự buộc và vô vi, thì cách Tổ quá xa rồi. Vậy muốn gần được Tổ sư, chỉ có tham thiền, đề câu thoại đầu, khởi nghi tình. Chính nghi tình đó không lọt vào tứ cú, ngoài ra tất cả đều phải lọt vào tứ cú. Nói đạo lý cao siêu, cũng lọt vào tứ cú, là càng nói càng xa với Tổ sư.

Kệ kết thúc:

Kẻ ngu tự trói cần phải mở,
Người trí vô vi trói chặt thêm.
Chẳng dùng dao kiếm để cắt đứt,
Vì thương đồng tử mất thiên chơn.

(Người ngu tự bó buộc mình, nhưng cũng cần phải giải thoát. Nếu không giải thoát bó buộc, thì bó buộc đến chừng nào hết, như đi vào thai trâu bụng ngựa, không biết bao giờ khỏi. Mặc dù, tự mình bó buộc mình, nhưng phải cần nhờ người ta dạy cách giải thoát bó buộc đó.

 Người trí huệ mà trụ nơi vô vi, thì cái vô vi đó trở thành bó buộc, mà rất lợi hại như “sát nhân”. Chữ “sát nhân” là hình dung hết sức cùng cực. Nếu có trụ thì lọt vào tứ cú, không được tự do tự tại. Nếu mình muốn tự do tự tại thì không trụ ở một nơi nào cả.

Bó buộc với giải thoát, hữu vi và vô vi đều cắt đứt; cắt đứt không có tâm tạo tác, vì nó tự động không lọt vào tứ cú.

Bản tánh thiên chơn (Tự tánh) ai cũng có, không bị bó buộc, giải thoát, hữu vi và vô vi làm chướng ngại. Bỗng nhiên, tự mình tạo sự bó buộc, giải thoát, hữu vi và vô vi, không được tự do tự tại. Nên Phật, Tổ dùng biết bao nhiêu lời nói để giải bày, làm cho khô hết nước miếng, vì để độ chúng sanh.

41. PHÁP VÔ DỊ PHÁP, VỌNG TỰ ÁI TRƯỚC

Dịch

Pháp chẳng là pháp, vọng tự chấp trước cho là pháp.

Lời khai thị:

Toàn thân là bệnh, toàn thân là thuốc. Tại sao vậy? Bệnh cũng do tâm mình tạo, thuốc cũng do tâm mình tạo. Đoạn trên có nói: “Tâm mê là bệnh, tâm ngộ là thuốc”. Sự thật do vọng tâm chấp trước mà ra. Cho nên, mình có khởi tâm động niệm sắp đặt thì không được, đã trái ngược thật tế. Vậy thuốc tức là bệnh, bệnh tức là thuốc. Như ở trong hư không nhào lộn cũng dễ.

Có người hỏi Triệu Châu: Thế nào là Phật? Triệu Châu trả lời: “Tôi ở Thanh Châu có chiếc áo nặng 7 cân” (để cho mình tham). Chiếc áo 7 cân của Triệu Châu khó mặc lắm. Người nào mặc được thì thành Phật. Mình mặc được nó thì phải có công phu thành khối, ngày đêm 24 giờ, nghi tình không có giây phút nào gián đoạn, gọi là lạc đường tự tại, thì mới mạêc được chiếc áo này, gặp nhân duyên liền ngộ.
 

Nếu công phu chưa thành khối thì khó mặc, còn phải tham nữa, chứ không lấy kiến giải mình để cho là…

Tại sao trả lời chiếc áo nặng 7 cân? Trả lời cái áo với thế nào là Phật? Đâu có liên quan gì! Nếu lấy tâm để giải thích thì sai lầm, nghịch với ý Tổ sư. Kỳ thật tự tâm của mình không có bệnh không có thuốc. Vì mình mê chấp nên có thuốc. Tất cả vạn tượng thế giới không thể chia hai được, toàn thể tự tâm là bất nhị.

Có người hỏi Dương Kỳ: Thế nào là Phật?

Dương Kỳ trả lời: Con lừa đi cà nhắc. 

Nếu người có công phu thành khối nghe được liền ngộ. Người công phu chưa thành khối, nghe chẳng hiểu thì phải nghi. Chứ không lấy ý thức của mình để giải thích, thì nghịch với ý Tổ sư.

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Pháp chẳng là pháp, vọng tự chấp trước cho là pháp”. Người nghĩa giải cho rằng: Trúc xanh biêng biếc đều là chơn như, 

Hoa vàng ngào ngạt đều là bát nhã. 

Tất cả thanh sắc trong hư không pháp giới, tìm một tướng đồng nhau không thể được, tìm một tướng khác nhau cũng không thể được, lìa 2 lối đồng và khác chẳng thể được.
 Nếu không hiểu thấu cái nghĩa này, thì bệnh chấp thật Phật, bị Phật làm chướng ngại, chấp pháp thì bị pháp làm chướng ngại. Phật và pháp còn bị chướng ngại, huống chi những thứ chấp trước thấp hơn, làm sao khỏi bị chướng ngại?

Tuy ở trên giải thích rất cao siêu, nhưng ngài Trung Phong còn phải phủ định.

Tịch nghĩa giải:

Pháp nếu có khác thì chấp trước mới có khác, pháp đã chẳng khác thì chấp trước cũng chẳng khác, vì sao lại nói vọng tự chấp trước? Chỗ này nhìn Tổ sư không ra, thì những lời trước đây là hý luận.

Kệ kết thúc:

Pháp chẳng có khác, thể vốn đồng,
Thể đồng đâu có pháp để hoằng dương?
Đạt Ma chín năm chỉ hướng vách,
Chẳng biết lấy gì truyền gia phong.

(Pháp không có khác nhau thì thể đồng, nhưng đồng thể làm sao mở rộng hóa công (hoằng dương). Tổ Đạt Ma ở chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), 9 năm ngồi quay mặt vào vách, chờ Huệ Khả để truyền pháp. Tất cả Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đều tham thiền ngộ đạo. Vì căn bản của Tổ Sư thiền là nghi tình. Nghi là nhân, ngộ là quả. Ngộ tức là Phật.

Muốn thành Phật phải có nhân “nghi” mới ngộ được. Tổ Sư thiền có câu: “Đại nghi đại ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ, bất nghi bất ngộ”, nghĩa là: Nghi lớn thì ngộ lớn, nghi nhỏ thì ngộ nhỏ, không nghi thì không ngộ. Mình muốn tự do tự tại thì phải giác ngộ; muốn giác ngộ thì phải tham thiền. Cho nên, Tổ Sư thiền gọi là chân phong, chân phong này phải có Phật, Tổ giáo hóa, chúng sanh được giáo hóa.

Vì vậy không được chấp đồng hay chấp khác; nếu là chấp đồng thì ai giáo hóa ai? Ai được ai giáo hóa? Nếu là khác không phải Tự tánh. Vì Tự tánh là bất nhị, tức là không khác. Nếu chấp đồng chấp khác, thì lọt vào tứ cú. Đồng là cú thứ nhất, khác là cú thứ nhì, chẳng đồng chẳng khác là cú thứ ba, cũng đồng cũng khác là cú thứ tư.

Muốn không lọt vào tứ cú, thì phải làm bằng cách nào? Chỉ có tham thiền, hỏi câu thoại và nhìn thoại đầu, tức là có nghi tình thì không lọt vào tứ cú, ấy gọi là chân phong).

42. TƯƠNG TÂM DỤNG TÂM, KHỞI PHI ĐẠI THỐ

Dịch

Đem Tâm dụng Tâm, há chẳng phải lầm lớn.

Lời khai thị:

Tâm, tâm, tâm, khó tìm khó giải. Ông già Thích Ca 49 năm nói vuông nói tròn, hoặc tiểu hoặc đại, chú giải chẳng được. sau cùng cầm cành hoa lên khai thị đại chúng, ngài Ma Ha Ca Diếp nhìn thấy mỉm cười. Phật ấn chứng cho ngài Ma Ha Ca Diếp được ngộ. Chính là “đem tâm dụng tâm”, khó tránh khỏi người ta nói “há chẳng khỏi lầm lớn”. Đến đây đã là việc bất đắc dĩ, tạm đem cái “chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm” để che lấp lỗi sai lầm.

(Tại sao Phật truyền sang Trung Quốc, được 7000 Tổ sư giác ngộ, mà Thiền sư Trung Phong nói là việc sai lầm rất lớn? Vì Ngài muốn cho mình không chấp thật, nên nói ngược lại. Tại sao? Vì Tự tánh là hoạt bát vạn năng; nếu trụ ở nơi nào là chướng ngại cái dụng hoạt bát vạn năng Tự tánh.

Lấy tay thí dụ cho cái dụng hoạt bát vạn năng Tự tánh. Nếu tay nắm chặt các pháp có như: bàn, ghế, tách, khăn,… thì tác dụng của tay không còn, muốn lấy vật khác không được; nên cần phải buông ra, thì cái dụng của cái tay bình thường không bị chướng ngại, nắm lấy được mọi thứ.

Tay đã không nắm vật gì, mà lại tự làm nắm tay, tức là chấp pháp không, thì tác dụng của tay cũng không sử dụng được, muốn lấy vật gì không được; muốn sử dụng tay bình thường, thì cần buông nắm tay ra, mới nắm được mọi thứ.

Ở nơi tâm mình chấp chặt pháp có nào, như: Buồn, vui, yêu, ghét,… mà không buông, tức là có sở trụ, thì sức dụng của Tự tánh không còn hoạt bát vạn năng. Muốn có hoạt bát vạn năng của Tự tánh hiện ra, cần phải tự tâm không trụ một pháp nào, như: Buồn, vui, yêu, ghét,…

Nếu ở nơi Tự tâm không còn trụ pháp có nào, mà trở lại trụ pháp không, tức là trong tâm chẳng có niệm gì, thì dụng của Tự tánh không còn hoạt bát vạn năng nữa. Tức là sự linh hoạt của tự tánh không rộng rãi cùng khắp không gian thời gian.

Cho nên, trụ ở nơi nào cũng không được, nếu chấp ở nơi Phật truyền nhánh hoa, trụ nơi đó cũng không được, nếu có trụ là sai lầm lớn; ở trên có nói: Chấp Phật là bị Phật làm chướng ngại, chấp pháp là bị pháp làm chướng ngại, chấp cái gì cũng không được. Vì vậy, kinh Kim Cang nói: “Ưng vô sở trụ”, tức là giữ cái hoạt bát vạn năng của Tự tánh, “nhi sanh kỳ tâm”  là cái dụng của Tự tánh.

Mình phải luôn luôn ở nơi nào không có trụ, thì không lọt vào tứ cú, cái dụng tự động hoạt bát vạn năng của tự tánh hiện ra. Nếu có trụ ở bất cứ nơi nào thì bị chướng ngại. Như mình đề câu thoại đầu, mà nói: “Ta là người tham thiền, ta là người học đạo, ta phải thành Phật”, tức là tâm bệnh. Vì mình còn chấp tham thiền, nên bị chướng ngại gọi là tâm bệnh.
Lời nghĩa giải:

Người nghĩa giải cho rằng: Ông muốn thành Phật là đem tâm dụng tâm, muốn làm Tổ là đem tâm dụng tâm, cho đến giải thoát, trụ Niết bàn, chứng Bồ đề, dứt phiền não… đều chẳng ra ngoài đem tâm dụng tâm.

(Lấy tâm dụng tâm là sai lầm lớn, muốn thành Phật là sai lầm, muốn làm Tổ cũng sai lầm, muốn giải thoát sanh tử cũng sai lầm, muốn trụ nơi Niết bàn cũng sai lầm, muốn chứng Bồ đề và dứt phiền não cũng sai lầm. 

Vậy tại sao sai lầm? Vì có sở trụ tức chấp thật, bị sự chấp thật làm chướng ngại sức dụng của Tự tánh. Dụng của Tự tánh là hoạt bát vạn năng, không trụ nơi nào).

Lý giải trên rất đúng, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận.

Tịch nghĩa giải:

Tuy vậy, ở trên chỉ đúng một nửa. Tại sao vậy? Bản thể của tâm rộng lớn không có hạn lượng, không có số lượng. Chữ ma ha của tiếng Ấn Độ, trong kinh Phật siêu việt số lượng, nếu còn nằm trong số lượng không gọi là lớn được. 
Nếu viết ra con số lớn nhất thì không được; ở sau số đó thêm số 0, thì đã lớn hơn 10 lần; nếu thêm tiếp theo số 0, lại lớn hơn 10 lần nữa. Cho nên, có số lượng là không phải lớn nhất.

Bản thể của tâm siêu việt số lượng; nếu không có hạng lượng, làm sao diễn tả được! Cho nên Phật nói: “49 năm Ta chưa từng nói một chữ”, như Tổ sư nói: “Người nào tiếp xúc thì bị cháy”.

Dẫu cho ông không muốn làm Phật làm Tổ, cũng không ra khỏi “đem tâm dụng tâm”, vì muốn là cú thứ nhất, không muốn là cú thứ nhì, chẳng muốn và chẳng không muốn là cú thứ ba, cũng muốn và cũng không muốn là cú thứ tư, đều lọt vào tứ cú.

Muốn không lọt vào tứ cú, chỉ có khởi lên nghi tình, thì gieo nhân Phật mới có quả Phật.

Kệ kết thúc:

Tức Phật là tâm, tâm là Phật,
Ngay chỗ thừa nhận đã trái xa.
Ca Diếp mỉm cười trước niêm hoa,
Vô sự khi không bày đặt ra.

(“Tức Phật là tâm, tâm là Phật”. Nếu theo lời nói đó mà chấp thật, thì trái ngược ý của Tổ sư, tức là “chấp lời nghịch ý”. Thí dụ của Tổ sư: Có người quăng ra cục xương, thì con chó đuổi theo cục xương mà cắn; còn con sư tử hướng vào người quăng cục xương mà cắn. Cục xương là gì? Là lời nói của Phật của Tổ. Nếu hướng vào lời của Phật của Tổ mà ngộ, bị mắng là con chó, hướng vào Tự tánh mà ngộ là con sư tử.

Phật, Tổ muốn mình làm con sư tử, chứ không muốn mình làm con chó. Mặc dù, Tổ nói: “Tức Phật tức tâm, tâm là Phật”, nếu hướng vào lời nói đó để ngộ, chỉ là con chó, tức là ngộ ở ngoài. Câu nói ấy để cho mình ngộ tự tâm, chứ không cho chấp lời nói đó để ngộ.

Trong Thiền tông, từ sơ tổ Ma Ha Ca Diếp cho đến bây giờ, chỉ có Mã Tổ là Tổ danh tiếng nhất, ở dưới của Mã Tổ có 139 người ngộ đạo, nhiều nhất so với các Tổ khác.

Có người hỏi Mã Tổ: Tại sao Tổ nói ‘tức tâm tức Phật’?

Mã Tổ nói: Vì ta gạt con nít cho nó nín khóc.

Người ấy hỏi: Khóc đã nín rồi làm sao?

Mã Tổ nói: Chẳng phải tâm chẳng phải Phật.

Phải hiểu ý Tổ, chứ không phải hiểu trên lời nói; lời nói là phương tiện để phá chấp của mình, chứ không phải chấp lời nói đó. Nếu chấp lời nói đó cũng là bệnh chấp. Cho nên, hướng vào lời nói của Tổ mà nhận lấy là xa với ý Tổ.

Ma Ha Ca Diếp nhìn thấy Phật đưa cành hoa, miệng mỉm cười. Phật ấn chứng cho Ma Ha Ca Diếp ngộ đạo, làm mô phạm cho người đời sau. Vì Tổ thấy cành hoa, không chấp cành hoa nên ngộ đạo. Nếu chấp cành hoa thì không ngộ đạo, cũng không làm mô phạm cho đời sau.

43. MÊ SANH TỊCH LOẠN, NGỘ VÔ HẢO Ố

Dịch

Mê sanh tịch lặng và tán loạn, ngộ chẳng tốt, xấu, yêu, ghét.

Lời khai thị:

Lúc mê là mê cái ngộ, lúc ngộ  là ngộ cái mê; vì mê mới có ngộ là đối đãi, cũng như con gà với trứng gà. Con gà sanh ra trứng gà, trứng gà nở ra con gà. Nếu nói con gà có trước tiên thì không được, nói trứng gà có trước tiên cũng không được. Vì nó là đối đãi sanh nhau, chứ không thể cái nào trước.
Mê với ngộ cũng vậy; lúc mê là mê cái ngộ, lúc ngộ  là ngộ cái mê. Tham thiền thì mê với ngộ đều quên hết, gọi là đả phá cái xác linh qui (con rùa). Người cho con rùa là linh và dùng xác để bói. Khi xác linh qui đã phá trừ, thì mê với ngộ đều quét sạch. Vì có mê  có ngộ, mới nói xác linh qui là linh. Mê với ngộ đã quét sạch rồi, thì mê với ngộ đặt ở chỗ nào?
Dùng ngói gạch để gõ cửa, mặc cho ông suy lường; suy lường khi nào được? Như vậy chỉ có tham thiền, đề lên câu thoại đầu và khởi nghi tình; sau đó đưa đến ngộ, chứ không dùng ý thức để suy đoán.

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Mê sanh tịch lặng và tán loạn, ngộ chẳng tốt, xấu, yêu, ghét”. Người nghĩa giải cho rằng: Bản thể chơn tịch, tất cả chẳng còn. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Vô lậu chơn tịnh”.  Tịnh là sạch đối với dơ; nếu còn cái sạch thì còn cái dơ để đối đãi, không được gọi là chơn tịnh; chơn tịnh thì luôn cả cái tịnh cũng quét sạch, gọi là vô lậu chơn tịnh, là hình dung Tự tánh.

Trong Tự tánh làm sao dung nạp vật khác được? Nếu chưa ngộ thì trước mặt, không thấy tịnh, cũng phải thấy loạn; không thấy động thì phải thấy tịnh. Không biết động cũng là mê, cái loạn cũng là mê, cái tịnh cũng là mê, cái tịch cũng là mê. Cho đến thấy mình tức khắc thành Phật cũng là mê. Hễ thấu rõ được cái tâm mê này, thì ngay đó giải thoát. Chỗ nào cũng thiên chơn, chỗ nào cũng minh diệu.

Thiên chơn và minh diệu là biệt danh của Tự tánh. Tất cả kinh sách của Phật nói chữ  “diệu” là bất khả tư nghì, không lấy ý thức của mình suy nghĩ đến được, không lấy tâm mình tiếp xúc nó được, gọi là “diệu”.

Chữ “minh”, nếu có đối đãi năng minh và sở minh, thì không phải là minh diệu. Tức là cái minh đó không có diệu. Ánh sáng mặt trời, mặt trăng, đèn… thì có năng có sở. Ánh sáng mặt trời là năng chiếu, chiếu đến chỗ nào là sở chiếu. Mặt trăng, đèn cũng vậy.

Còn cái minh (ánh sáng) của Tự tánh, không có năng sở; nếu có năng sở không gọi là diệu. Cho nên, cái minh của Tự tánh không có năng minh và sở minh, gọi là minh diệu, không có đối đãi, gọi là thiên chơn, nó tự nhiên, cái dụng Tự tánh tự động, không có tác ý.

Nếu được như vậy, thì không thấy loạn cũng không thấy tịch. Hai đầu loạn với tịch đều quét sạch, thì trung đạo không có kiến lập. Vì 2 đầu không có, nên chính giữa cũng không thành lập được. Vậy làm sao còn cái thích và chán! Cái thích và chán làm chướng ngại cho mình, nên Tự tánh không hiện ra cái dụng. Nếu 2 đầu đều quét sạch, trung đạo không lập, thì đối đãi thích và chán, làm sao chướng ngại được!

Đoạn trên giải thích rất cao siêu, nhưng ngài Trung Phong còn phải phủ nhận.

Tịch nghĩa giải:

Nói lời này rất gần rồi, nhưng mê từ đâu đến, ngộ từ đâu khởi? Nếu biết được cái mê, cái ngộ mà đến, thì không cần trừ mà nó tự hết. Cái mê đã hết, còn cái ngộ không chỗ đặt để; nếu không ngộ, cứ đem cái mê cái ngọâ phân biệt khác nhau; phân biệt khác nhau không phải bất nhị của Tự tánh. Rốt cuộc chỉ tăng kiến bệnh mà thôi, làm sao đạt đến tự do tự tại cứu cánh  giải thoát được!

Kệ kết thúc:

Xưa nay thiên hạ ai từng ngộ?
Không ngộ làm sao nói có mê?
Bỗng nhớ Ôn Châu ngài Vĩnh Gia,
Có gì một đêm ngủ Tào Khê.

(Từ xưa đến nay có ai từng ngộ đâu? Nếu không có ngộ, làm sao có mê? Bởi vì ngộ đối với mê, có mê nên mới có ngộ; như con gà với trứng gà vậy. Nếu không có con gà, thì không có trứng gà; nếu không có trứng gà, thì không có con gà. Vì con gà và trứng gà là tương đối, đối đãi sanh ra. Nếu một thứ không có thì thứ kia cũng không có. Cái mê và cái ngộ cũng vậy.

Phật ở trong kinh Lăng Già có thí dụ để giải thích: Cái mê là sanh tử luân hồi, ngộ là sanh tử luân hồi ngưng, tức là cứu cánh Niết bàn. Bát Nhã Tâm Kinh có 2 thứ đều quét: “Vô lão tử, vô lão tử tận”, tức là quét sanh tử luân hồi và “viễn ly điên đảo” tức là quét cứu cánh Niết bàn.

Tại sao? Phật nói trong kinh Lăng Già: “Khi thân mình xoay thì thấy căn nhà xoay. Căn nhà xoay là dụ cho sanh tử luân hồi. Căn nhà ngưng xoay dụ cho cứu cánh Niết bàn. Thân xoay là dụ cho tâm mình hoạt động, ngày đêm thấy có sanh tử luân hồi rõ ràng”.

Khi thân xoay tròn hoài thì thấy căn nhà xoay. Muốn căn nhà ngưng xoay, phải có cách nào? Vọng tâm mình hoạt động thấy có sanh tử. Như tôi (Duy Lực) hiện nay già, rồi sẽ chết. Tại sao nói không già không chết? Già chết là do cảm giác sai lầm sanh ra, như thân xoay có cảm giác sai lầm, thấy có căn nhà xoay. Vọng tâm mình ngưng hoạt động, thì sanh tử ngưng, gọi là cứu cánh Niết bàn.

Thân ngưng xoay thì căn nhà ngưng xoay; căn nhà ngưng xoay là  sai lầm. Tại sao? Căn nhà có xoay hồi nào! Mà nói là ngưng xoay? Chừng nào căn nhà thật có xoay, mới nói căn nhà ngưng xoay thì đúng. Căn nhà xoay là do cảm giác sai lầm mà ra, căn nhà ngưng xoay cũng là do cảm giác sai lầm mà ra. Căn nhà có xoay và ngưng xoay đâu? Thì cái mê và cái ngộ cũng vậy. Do cảm giác sai lầm nên có mê ngộ. Nếu biết được thì ai ngộ? Không có ngộ thì không có mê.

Không có ngộ, tại sao Lục Tổ muốn Vĩnh Gia ở lại Tào Khê một đêm để ấn chứng? Cũng là do cảm giác sai lầm mà ra. Cho nên lời của Phật, Tổ mà chấp thật cũng không được. Vậy cần phải ngộ mới được. 
Nếu hướng trên lời nói của Phật, Tổ để ngộ, Tổ gọi là con chó, chứ không phải con sư tử. Phải ngộ vào Tự tánh gọi là con sư tử; lúc đó không có mê có ngộ. Bây giờ nói không mê, không ngộ thì còn sớm lắm, chưa được.

44. NHẤT THIẾT NHỊ BIÊN, LƯƠNG DO CHÂM CHƯỚC

Dịch

Tất cả nhị biên đối đãi, đều do đo lường suy đoán. 

Lời khai thị:

Mở miệng nói nhằm, cất bước đạp phải, tất cả đều sẵn sàng. Bởi vì tự tánh khắp hư không pháp giới; mình mở miệng thì đụng Tự tánh, động chân cũng đạp nhằm Tự tánh. Nếu một chỗ không có Tự tánh, thì Tự tánh không có cùng khắp. Chưa ngộ mà nói đụng nhằm, đạp phải chỉ ra cho xem? chỗ nào là Tự tánh? Thì chỉ không ra. Chỉ không ra thì làm sao tin nổi! Không tin thì phải đi hành cước tham học.

 (Đời xưa không có xe, đi hành cước tham học phải đi bộ, đi đến đường cùng chẳng có chỗ dừng, lúc đó áo đã rách, đôi giày cũng lũng. Như xỏ mũi con trâu kéo quày đầu; cái này hình dung ngộ. Như tham thiền tới cùng cực là công phu thành khối tức đến đầu sào trăm thước thình lình ngộ. Ngộ rồi mới tin rằng: Từ xưa đến nay uổng công tìm).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Tất cả nhị biên đối đãi, đều do đo lường suy đoán”. Có người bày đặt chú giải rằng: Vừa thấy có loạn liền thấy có tịch, phải biết loạn chẳng tự loạn, vì tịch nên loạn; tịch chẳng tự tịch, vì loạn nên tịch. Do đó các pháp lăng xăng, mới có sự đối đãi nhau sanh khởi. Nói hai chữ “châm chước” nghĩa giống như hai chữ “giản trạch” chưa tiêu, thì đối với nhị biên tịch loạn… kết thành niệm “châm chước”. Nếu chưa trừ niệm này thì tất cả chẳng được bất nhị. 

Nói vậy rất đúng, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận.

Tịch nghĩa giải: 

Cái niệm “châm chước” là chướng ngại, sanh ra nhị biên, tức là biên kiến ở trong năm ác kiến. Vậy có phương tiện nào để khiển trừ cái niệm “châm chước” đó? Nếu không biết cái phương tiện này, dầu cho nói lý cao siêu nhất, cũng là do châm chước mà sanh, thì lọt vào nhị biên, lọt vào tứ cú.

Vậy phương tiện duy nhất đó là hỏi câu thoại đầu, khởi nghi tình, mới quét sạch nhị biên tương đối.

Kệ kết thúc:
 
Nhị biên vốn chẳng cần châm chước,
Một đạo bình đẳng cũng vọng truyền.
Gặp việc chưa thoát ngoài ngôn ngữ,
Kiến đồng Phật Tổ cũng xót thương.

(Tất cả nhị biên không cần châm chước, quét sạch rồi gọi là một đạo bình đẳng, thì bản thể Tự tánh hiện ra. Lời nói cũng chưa có siêu việt ngôn ngữ, văn tự thuộc về tri kiến. Dù tri kiến cao siêu bằng Phật, Tổ cũng không đúng. Nếu chấp vào đó, nên đáng xót thương!

Tự tánh là do tâm mình ngộ, như uống nước nóng lạnh tự biết; nói ra thành tri kiến. Cho nên, Phật Thích Ca sau khi ngộ, thuyết pháp 49 năm mà nói rằng: “Chưa từng nói một chữ ”. Lịch  đại Tổ sư ngộ cũng không nói được; có nói ra cũng là văn tự lời nói, với bản thể Tự tánh thì rất khác xa.

 Vậy muốn thấy Tự tánh phải tham thiền, tự ngộ; nếu học theo lời Phật, Tổ để nghiên cứu sâu xa cũng vô ích, gọi là sở tri chướng, chướng ngại sự ngộ của mình.
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

白骨观 危险性 Già 放下凡夫心 故事 佛教中华文化 Ã Æ và Phỏng não sự tien si my chi ra 7 loi ich khi thien va yoga moi Cổ thé thuyen Trà gừng tốt cho sức khỏe 佛教 临终关怀 Trà xanh Quà tặng của sức khỏe tuyết dung song voi cai toi qua lon VÃ Æ khúc lâm Thiên vợ tin tuc phat giao họa huệ mot trá lời phật dạy về sáu pháp lục hòa chi ngoi Thiêng liêng những sắc màu hÓn quê minh y nghia that cua su khong dinh mac va tam giai hoc giao đức phật đã xử sự như thế nào khi Ăn chay Vì mỗi loài đều biết đớn hải Cồn chương viii thời kỳ đầu của phật pham dang loi ich cua nguoi biet an nan sam hoi quà ç si mà ra пѕѓ