Mục Lục
Lời Nói Đầu
Phần 01 đến Phần 06
Phần 07 đến Phần 16
Phần 17 đến Phần 26
Phần 27 đến Phần 36
27- Cảnh do năng cảnh, năng do cảnh năng
28- Dục tri lưỡng đoạn, nguyên thị nhất không
29- Nhất không đồng lưỡng, tề hàm vạn tượng
30- Bất kiến tinh thô, ninh tri nhất chủng
31- Đại đạo thể khoan, vô dị vô nan
32- Tiểu kiến hồ nghi, chuyển cấp chuyển trì
33- Chấp chi thất độ, tất nhập tà lộ
34- Phóng chi tự nhiên, thể vô khứ trụ
35- Nhậm tánh hợp đạo, tiêu diêu tuyệt não
36- Hệ niệm quai chân, hôn trầm bất hảo
Phần 37 đến Phần 44
Phần 45 đến Phần 50
Phần 51 đến Phần 57
Phần 58 đến Phần 62
Phần 63 đến Phần 69
Phần 70 đến Phần 73
.
GIẢNG GIẢI
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
27 -  CẢNH DO NĂNG CẢNH, NĂNG DO CẢNH NĂNG

Dịch 

Cảnh do năng thành cảnh, năng do cảnh thành năng.

Lời khai thị:

Đại tạng kinh điển là giấy vụn năm xưa (bao nhiêu kinh điển đều không dùng được), 1700 công án là dây dưa mục nát (Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của Thiền tông có ghi 1700 công án, đối với thật tế thì vô dụng), cũng như lá vàng gạt con nít nín khóc (lá cây màu vàng, dối với con nít là vàng, để con nít nín khóc; như tất cả kinh điển, công án lịch sử Thiền tông, giống như lá vàng để gạt con nít nín khóc).

Khác chi đốt ngọn đèn dưới ánh sáng mặt trời! (Dưới ánh sáng mặt trời đốt đèn có nhằm gì!) Dẹp qua lớp này, rồi lại có một lớp nữa, có mấy ông Tăng được thoát khỏi những sự lừa gạt này? (Tất cả những vị Tăng đâu có thoát những tri kiến, tìm hiểu nghiên cứu về Phật học).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Cảnh do năng thành cảnh, năng do cảnh thành năng”. Có người y văn giải nghĩa rằng: Cảnh chẳng tự cảnh, vì năng nên cảnh; năng chẳng tự năng, vì cảnh nên năng; năng nhờ cảnh mà sanh, cảnh nhờ năng mà khởi. Phải biết ngoài tâm chẳng pháp, sanh mà bất sanh; ngoài pháp chẳng tâm, khởi mà chẳng khởi. Tổ sư đến đây đem nhất tâm vạn pháp vò thành viên kẹo, chỉ muốn y vui vẻ nuốt vào. 

(Nghĩa giải như vậy là cao tột lắm rồi, ý cao nhưng chưa đến thật tế, nên ngài Trung Phong phủ định).

Tịch nghĩa giải:

Hỏi ngược lại họ: “Ông đã đã từng nuốt được hay chưa? Nếu chưa, thì cả thế giới có ai nuốt được chăng? E rằng sau này viên sắt lửa hồng, chắc có phần cho ông! (Bởi vì không giải thoát, phải chịu viên sắt lửa hồng của Diêm La Vương, cho nên nói hay chẳng có dùng được. Vậy cần có sự thật tế).

Kệ kết thúc:

Vì năng sanh sở, sở sanh năng, 
Năng sở đều quên, sanh “bất sanh”.
Ốc trai hút cạn nước biển cả,
Trên nhánh san hô nửa đêm trăng.

(Hai câu cuối, việc đó không có thể xảy ra. Lời nói không có thật tế, nên cần phải thật tế. Vì vậy Thiền tông chú trọng thật tế, chứ không chú trọng hiểu biết và lời nói).

28 -  DỤC TRI LƯỠNG ĐOẠN, NGUYÊN THỊ NHẤT KHÔNG

Dịch 

Muốn biết “hai đoạn”, vốn là “một không”.

Lời khai thị:

Không mà chẳng không, cây gậy sừng thỏ chống bể núi bạc vách sắt (thỏ không có sừng, mà nói cây gậy sừng thỏ, điều đó không thể có); chẳng không mà không, phất trần lông rùa, mở ra gió mát trăng thanh (rùa không có lông, làm gì có phất trần! Điều đó không thể xảy ra).

Động Sơn “ba căn mè”, dính da dính xương (có người hỏi Động Sơn: Thế nào là Phật? Động Sơn đáp: Ba căn mè). 

Vân Môn “cục cứt khô”, kẹt vỏ kẹt ruột (có người hỏi Vân Môn: Thế nào là Phật? Vân Môn đáp: “Cục cứt khô”. Những câu trả lời của Tổ sư, mình không thể hiểu được).

Trước mặt Nạp Tăng thả qua không được, dưới cửa Tổ sư tái phạm khó tha (muốn được Tổ ấn chứng không phải dễ, phải qua sự khám xét, thiệt ngộ mới được. Nếu người chưa ngộ, không cho qua cửa ải, không có ấn chứng).

Thường khiến trong bụng như kim chích, quăng xuống trong biển rộng sóng to (tham thiền miên mật, khẩn thiết như cháy đầu, tất cả những tri giải đều quăng ra sạch hết).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Muốn biết hai đoạn, vốn là một không”. Người nghĩa giải cho rằng: Nói  “hai đoạn” là chỉ tâm pháp của đoạn trên. Nói “một không” chẳng phải là cái ngoan không của thái hư (hư không chẳng có ý thức), cũng chẳng phải cái “không” đoạn diệt của Tiểu thừa (chấp cái không này chẳng có gì hết). 

Là cái chơn không vô tướng của Linh giác. Không này là nguồn gốc của chư Phật, là mẹ của vạn linh. Chẳng tiếng chẳng mùi, rõ ràng ở trước các vật. Chẳng hữu chẳng vô, hiển bày bên ngoài lục trần (không này là tánh không của tâm mình, không phải cái không đoạn diệt của Tiểu thừa, không phải cái ngoan không chẳng có gì, cái không này là cái linh giác. Mặc dù, không có âm thanh, mùi vị, nhưng rõ ràng ở trong các vật, đều có cái tánh không này).

Lời nghĩa giải trên, lý thì cao siêu, như chưa phải thật tế.

Tịch nghĩa giải:

Đã là không thì chẳng nên có biết, đã có biết thì chẳng nên gọi là không. Nếu chưa từng nắm tay với Tổ sư (chứng ngộ), đích thân đến biển giác Chơn không. Nếu chưa ngộ thì nói chi ngôn ngữ này nọ! (Đều là lời nói, chẳng có dính dáng gì hết).

Kệ kết thúc :

Đào được kho tàng trong chiêm bao,
Lại cưỡi loan phụng lên bảo đài.
Suốt đêm vui mừng không kể xiết,
Sáng ngày tỉnh dậy dạ ngẩn ngơ.

(Mặc dù, đào được kho tàng và cưỡi chim loan phụng trong chiêm bao, nhưng vẫn ở trong chiêm bao, khi thức dậy thì không còn).

29 -  NHẤT KHÔNG ĐỒNG LƯỠNG, TỀ HÀM VẠN TƯỢNG

Dịch 

Nói một cái không đã đồng với hai, một và hai cũng bao hàm vạn tượng.

Lời khai thị:

Một lời nói vô tư, muôn người đồng ngưỡng mộ, so bằng vai Tổ, cơ xảo qua bàn tay, Đại Điên đánh Thủ Tọa, gom tuyết để chôn vàng (một lời nói không có riêng tư, nhưng so bằng vai Tổ. Cơ xảo qua bàn tay thì lại khác. Như Đại Điên đánh Thủ Tọa, không hiện ra ý gì, gom tuyết để chôn vàng làm sao chôn được!).

Hưng Hóa phạt Duy Na, ra tiếng để ngưng âm thanh (làm sao ngưng âm thanh được! Lời nói của Tổ không có nghĩa lý gì).

Duy có Thạch Cảm Đương quanh năm suốt tháng, ló đầu ra trước trăm ngàn chúng, xưa nay chẳng ai biết tán thưởng (ở Việt Nam không thấy. Bên Trung Quốc, người ta có để bia đá Thái Sơn Thạch Cảm Đương để trị tà, nhưng đâu có ai để ý tới).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Nói một cái không đã đồng với hai, một và hai cũng bao hàm vạn tượng”. Người nghĩa giải cho rằng: Tâm chẳng khác với pháp, là một không đồng hai; pháp chẳng khác với tâm, là cùng hàm vạn tượng. Sở dĩ người xưa nói: “Thấy sắc liền thấy tâm, chẳng sắc, tâm chẳng hiện”, lại trong kinh nói “Sum la vạn tượng, do một pháp ấn định”. Nên Tổ sư sáng tỏ nơi đây.

(Pháp là tâm, sum la vạn tượng là vũ trụ vạn vật. Nếu không có tâm, ai biết vũ trụ vạn vật? Vì có một tâm mới hiện ra vũ trụ vạn vật. Nếu không có tâm thì không hiện ra vũ trụ vạn vật. Không có vạn vật thì tâm cũng không hiện. Vì tâm không có hình thể, do có vạn vật, nên nói có tâm biết. Tâm biết cho là tôi biết; tôi biết đâu phải là thân thể này. Nếu thân thể này chết thì đâu có biết! Vậy cái biết đó là tâm.

Tâm là cái gì? Chỉ là tên gọi, không có hình thể, mình chỉ biết tâm là tâm. Tâm có tướng mạo gì? Không biết tự nơi mình, mà lại muốn biết ở bên ngoài! Tức là mâu thuẫn.

Như tâm biết cái tách này, vì cái tách có hình tướng. Tâm tự không biết mình. Vậy cái gì để biết cái tách này? Phải mâu thuẫn không! Vì có cái tách này, mới nói tâm biết cái tách. Cái tách là cảnh sanh ra tâm biết; Tâm biết mới biết cái tách là cảnh. Nhưng các pháp do tâm ấn định cái này cái kia… như  ấn định cái này là cái tách, cái bình… nên Tổ sư sáng tỏ nơi này. Nói có lý, nhưng thật tế thì mâu thuẫn, nên ngài Trung Phong phủ định).

Tịch nghĩa giải:

Giảng kinh thì cho ngươi giảng, nhưng muốn thấy ý Tổ sư, khác gì đi Trịnh Châu ra cửa Tào Châu (Trịnh châu và Tào Châu cách nhau rất xa).
Kệ kết thúc:

Một chẳng phải chiếc, hai chẳng đôi,
Trăng lạnh đêm khuya, bóng in sông.
Ánh sáng nuốt hết cả vũ trụ,
Còn dời bóng mai lên cửa song.
(Theo lẽ thường, một là chiếc, hai là đôi. Nhưng thật tế thì chẳng phải vậy.
Ở trên trời có một mặt trăng, thì bóng mặt trăng chỉ một. Nhưng đem để mười thau nước, thì thấy mười bóng mặt trăng; đem một ngàn thau nước, thì thấy một ngàn bóng mặt trăng… vậy một đâu phải là chiếc, hai cũng không phải là đôi. Mặt trăng ở trên không, bóng in dưới sông; nước bao nhiêu, thì mặt trăng hiện bấy nhiêu. Chứ không phải một mặt trăng hiện một cái bóng. Ánh sáng mặt trăng khắp cả vũ trụ, bóng mai dời lên cửa song. Mặt trăng không có biến đổi, như thấy cảnh có biến đổi).

Hỏi:

Thế nào biệt nghiệp và cộng nghiệp?

Đáp:

Kinh tế của nước Mỹ bị sụt, thì tất cả người dân Mỹ chịu ảnh hưởng cộng nghiệp này. Có người trực tiếp chịu thất nghiệp; người chưa thất nghiệp lo sợ, cuộc sống cũng khó khăn; đáng lẽ làm 8 giờ, họ bắt làm 9 giờ, mà không có tăng lương… việc này là cộng nghiệp cùng chung trong kinh tế nước Mỹ.

Rồi mỗi người mỗi khác, có người bị sa thải, có người chưa bị sa thải thì tốt hơn, gọi là biệt nghiệp. Ở bất cứ nước nào cũng có biệt nghiệp và cộng nghiệp, vì mình đã tạo ở quá khứ, nên bây giờ phải chịu cái nghiệp này.

Hỏi:

Trong một gia đình, người cha đi ăn cướp, người con thì không. Như vậy người con có bị ảnh hưởng cộng nghiệp này không?

Đáp:

Người con đã sanh trong gia đình người cha đi ăn cướp. Như vậy người con kiếp trước gieo nghiệp không tốt.

Có câu chuyện: 

Nhà vua có công chúa; công chúa nói với cha rằng: “Những gì con có đều là của kiếp trước con tạo ra”. Nhà vua nghe nói vậy thì giận lắm. Bèn mới gả công chúa cho một người thật nghèo, rồi đuổi đi chỗ hoang vu không nhà cửa.

Hai vợ chồng công chúa chọn đất, cất lên một túp lều che nắng mưa. Thật may, vợ chồng công chúa gặp một hũ vàng lớn, rồi xây cất nhà cửa to lớn, mua sắm ruộng vườn thật nhiều, phương tiện sinh sống dư dả.

Theo chuyện này, kiếp trước công chúa đã tạo nhiều phước, cho nên kiếp này, sinh bất nơi đâu, cũng có phước báo giàu sang. Vì vậy nói: Nhân nào quả nấy.

30 - BẤT KIẾN TINH THÔ, NINH HỮU THIÊN ĐẢNG

Dịch 

Chẳng thấy tinh tế thô sơ, đâu có thiên lệch một bên.

Lời khai thị: 

Thiền gọi là quan ải (sơ quan, trùng quan, mạc hậu lao quan. Phá được sơ quan là ra khỏi sanh tử luân hồi, không bị Diêm La Vương bắt. Phá được trùng quan thì hơn quả A la hán. Phá được mạc hậu lao quan là đến chỗ giác ngộ hoàn toàn, thì diệu dụng cùng khắp không gian thời gian).

Giáo môn gọi là cương yếu, cứu vớt chúng sanh trong tam giới (tam giới là dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Dục giới là có nam nữ dâm dục. Sắc giới là không có nam nữ dâm dục. Vô sắc giới là không có hình sắc, chỉ sống trong tưởng thức).

Thi đậu “Tâm không” là tiêu biểu, đụng nhằm thằng không ý chí (Tự tánh), móc xiền xích mở thắt kết, muôn mắt nhìn thẳng, muốn mở mà chẳng mở (hàng ngày con người sống trong nhiều niệm suy nghĩ, sanh diệt luân phiên, do đó không được giải thoát. Muốn được giải thoát, phải tham thiền phát nghi tình, chấm dứt tất cả biết, rồi chấm dứt luôn cái không biết, không hiểu của nghi tình).

Trăm người giơ tay, muốn tát mà chẳng tát, đạo giả vô tâm vốn như thế, đâu phải khoe tài trước mặt mọi người (người kiến tánh triệt để là giải thoát hoàn toàn, hiện ra cái dụng cùng khắp không gian thời gian, không còn tâm chấp trước; làm việc gì cũng không dính mắc, nghĩa là ăn cơm cứ ăn cơm, uống nước cứ uống nước, không bị cảnh ràng buộc. Diệu dụng vốn như thế! Đâu có khoe tài, nên nói chẳng thấy có tinh tế và thô sơ, thì không lọt vào một bên).

Lời nghĩa giải:

Người nghĩa giải cho rằng: Tâm và pháp đã không, năng và sở đều bặt (biết tốt, biết vui, biết buồn, gọi là tâm; còn  yêu ghét, đúng sai… gọi là pháp. Tâm là năng biết, pháp là sở biết; Tâm là năng suy nghĩ, pháp là sở suy nghĩ. Nếu tâm không năng suy nghĩ pháp thì không có năng. Không có năng thì không có sở, làm sao có yêu ghét đúng sai?).

Thì chúng sanh, chư Phật đồng bản thể, mê ngộ chẳng khác (chúng sanh là mê, chư Phật là ngộ, mà chúng sanh và chư Phật cùng một bản thể. Vậy mê ngộ cũng không có khác).

Nên dẫn chứng lời “Tức Tâm Minh” (là ngưng nghỉ cái tâm) nói: “Đâu quí đâu tiện, đâu nhục đâu vinh, đâu đắc đâu thất, đâu trọng đâu khinh, một đạo hư tịch, vạn vật bình đẳng” (không có tương đối, tốt xấu, đúng sai).

Tịch nghĩa giải:

Nói chứng cũng giống như được chứng, nhưng sự chứng quá giống  nhau (nếu mà giống nhau thì đã là nhị rồi, vì Tự tánh bất nhị. Như cái hoa này, phải có hai cái mới nói giống nhau), lại trở thành không giống nhau rồi (không phải thật tế). Vậy chỗ nào không giống nhau? Thử xác định xem! (Tự Tánh bất nhị, không có hình tướng không có số lượng, lời nói không đến với thật tế. Cho nên tham thiền đích thân mới thấy được).

Kệ kết thúc:

Hét ra tiếng sét khó bịt tai,
Tò vò vác biển vào mi muỗi.
Heo bùn chó ghẻ cùng mở mắt,
Tam thế Như Lai trọn chẳng hay.

(Hét ra tiếng sét khó bịt tai, nếu bịt tai vẫn còn nghe.

Con tò vò thì nhỏ, biển thì quá lớn, làm sao vác để vào mi muỗi! Chuyện  này không  có thể được. Vì lời nói không có thật tế.

Hai câu cuối diễn tả lời nói và suy nghĩ của bộ óc, không đúng với thật tế, không có lợi ích).

31 -  ĐẠI ĐẠO THỂ KHOAN, VÔ DỊ VÔ NAN

Dịch 

Bản thể Đại Đạo rộng khắp hư không, chẳng có khó dễ để đối đãi.

Lời khai thị:

Trộm  bát vào tay, biết nói: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động” (câu này là của Lục Tổ, Ngài ngộ đạo mới biết tất cả đều do tâm tạo, tự tâm cùng khắp hư không. Người ta không tin tự tâm; như nhà khoa học đã biết mặt trăng xoay xung quanh quả đất, quả đất xoay xung quanh mặt trời, mặt trời xoay xung quanh ngân hà, nó xoay hoài ngày đêm không ngừng. 

Khoa học bắn vệ tinh vào quỹ đạo, nó ngày đêm xoay hoài; cho đến trái bom có bao nhiêu tỷ nguyên tử đang xoay; cái bàn này do các nguyên tử hợp thành, ở nguyên tử có trung tử, xung quanh có nhiều điện tử, ngày đêm nó đang xoay, dùng kính hiển vi mới thấy được. Vậy sức xoay đó từ đâu mà ra?

Tại sao từ hồi nào nó xoay không có bắt đầu  và không có cuối cùng? Không biết cho là tự nhiên. Phật nói không phải tự nhiên, cũng không phải nhân duyên, mà là do tâm tạo. Lục Tổ nói: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà tâm của các ông động. Tâm của các ông động, nên phướn động, Tâm của các ông động, nên gió động”. Nhưng tâm không thấy, mà thấy gió động, phướn động; sự thật, có sức của tâm, thì gió và phướn mới động.

Thân này từ trẻ đến già, luân hồi sanh tử từ đời này sang đời khác, đều do sức của tâm tạo ra. Nhưng người ta không tin, vì không thấy. Chỗ thật tế không thể dùng tai mắt được. thời gian ngày đêm có 24 giờ, 1giờ có 60 phút, 1phút có 60 giây, 1giây nhà Phật chia bằng có 60 sát na. 1 sát na rất nhanh, nhưng bộ óc cũng có thể tưởng tượng được. 

Chúng ta đang sống trong thời gian này. Nếu đem chia 1sát na làm 60 A, 1 A chia làm 60 B, 1 B chia làm 60 C, khi vừa nói ra, không biết bao nhiêu C rồi. Nếu đem chia 30 lần, 300 lần… con số vẫn còn, người toán học thì biết, nhưng thời gian thật tế mà bộ óc biết không nổi. Thời gian trước mắt, biết không nổi, mà muốn biết cái gì ở ngoài nữa!

Con sâu dép cỏ còn gọi là con khoảnh, 1 ngày đêm nó tự tách ra làm 2 con, ngày đêm nữa nó tách ra 4 con, cứ như thế tăng dần lên mãi, cho đến ngày 90, nó thành 1 mét khối, trải 130 ngày nó bằng 1 quả đất, thêm 1 ngày nữa thì bằng 2 quả đất.

Ngược lại, nếu đem 1 quả đất chia làm 2 cho đến 130, thì khôi phục lại con sâu dép cỏ; Theo toán học chia con sâu ra 130, thì thịt của nó có còn không? Mà thấy con số vẫn còn. Bộ óc biết được không? Bộ óc chỉ biết được con số, chứ thịt con sâu không biết nổi.

Nếu xẻ thêm 100 lần 1000 lần… thấy con số vẫn còn, nhưng thật tế con sâu, bộ óc  không biết được. Tức là đem vật chất ở trong không gian, thời gian trước mắt phân tích cho thật nhỏ, bộ óc không thể hiểu nổi, huống là tâm mình không có hình tướng số lượng, bộ óc không có tư cách để biết.

Như thế, không phải là không có, cái dụng thì rõ ràng. Người chứng quả đều biết được, biết được không phải bộ óc biết, mà nó tự biết, nó tự hiện lên cái biết, gọi là chánh biến tri. Chánh biến tri là cái biết cùng khắp không gian thời gian, không chết mất, cái biết đó chân thật rất có giá trị.

Cái chân thật có giá trị không màng đến, mà cứ lo cho cái thân, sau này biến thành tro thành đất, lo mãi. Cho nên, Phật nói: Chúng sanh điên đảo, rất thương xót!).

Ngoài y kim lang còn có vật gì khác? Xô ngã cây nêu trước cửa, hai ông này vô sự sanh sự, dối người dối mình (Phật Thích Ca đem chiếc áo cà sa cho Ma Ha Ca Diếp. Ma Ha Ca Diếp hiện đang nhập thất ở núi Kê túc [Trung Quốc], đợi Phật Di Lặc ra đời, trợ duyên Phật Di Lặc hoằng pháp.

A Nan hỏi Ma Ha Ca Diếp: Phật truyền y kim lang, còn có truyền cái gì nữa không? Ma Ha Ca Diếp xô ngã cây nêu trước cửa.

Bản tâm không có hình tướng, không có số lượng; bộ óc nhận biết không được, làm sao có thể nói! Như con sâu dép cỏ có hình tướng, có con số, phân tích nhỏ mà mình không biết; có hỏi cũng mất công!).

Bổn lai không kẽ hở, xuyên tạc không dính dáng (đã không có kẽ hở, mà lại chen vô, cứ tạo ra bậy bạ, không có dính dáng gì! Sau này, thân biến thành tro thành đất, vậy không chịu ngưng nghỉ).

Có hiểu chăng? (Khó hiểu lắm). Chỉ biết một lần gặp nhau một lần già (như năm ngoái gặp nhau thấy già, năm nay gặp lại thấy già thêm), một lần gió thổi một lần lạnh (trời lạnh, gió thổi qua thấy lạnh thêm. Chỉ biết là như vậy).

Hai ông này vô sự sanh sự, dối người dối mình, là ám chỉ Ma Ha Ca Diếp và Lục Tổ. Kỳ thật bản tâm đâu có cái gì để nói, mà nói là tâm động, cây nêu ngã, nếu có nói cũng như không. Như người ta gọi tôi là Duy Lực, tôi cũng nhìn nhận là Duy Lực. Khen Duy Lực thì tôi vui, chê Duy Lực thì tôi buồn; nhưng Duy Lực đâu phải tôi! Duy Lực chỉ là tên mà thôi. Nhưng thật tế tôi không phải Duy Lực; nếu tôi nói, tôi không phải Duy Lực, thì người ta nói tôi khùng.

 Bây giờ tôi họ La, nhưng ở thời xuân thu có nước tên là La. Trong nước Trung Quốc có trên 100 nước nhỏ; khi nước La bị mất, thì người dân lấy tên nước làm họ mình. Như vậy trước chưa mất nước, thì những người đó đâu phải họ La.

Phật Thích Ca là họ Thích, nhưng trong kinh nói là giòng họ Cam Giá, là con cháu của vua Cam Giá. Vậy Cam Giá đâu phải họ Thích. Nói đến thật tế thì không biết được, nên người ta không tin. Người ta chỉ tin cái giả, không tin cái thật.

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Bản thể Đại Đạo rộng khắp hư không, chẳng có khó dễ để đối đãi”. Người nghĩa giải cho rằng: Việc này vốn bao trùm nhật nguyệt hư không, Phật Tổ chẳng biết tên (Phật Thích Ca không biết mình là gì? Đâu phải là Thích Ca! Trong kinh điển ghi là dòng họ của vua Cam Giá, trước Cam Giá không phải là Cam Giá, chính Phật tự mình không biết được).

Đại địa chở không nổi, như trời che khắp, như đất nâng khắp, mỗi mỗi viên mãn, người người đầy đủ, đâu còn khó dễ để nói! (Sự thật tâm mình khắp không gian khắp thời gian. Đã cùng khắp thì không có sự tương đối để nói khó và dễ). 

Đây nói khó dễ là tại người chẳng tại pháp, hễ tin tự tâm là Phật thì dễ, chẳng tin tự tâm là Phật thì khó (kỳ thật, tin tự tâm và không tin tự tâm cũng như vậy).

Tịch nghĩa giải:

Theo sự thấy nghe của tôi lại khác; hễ tin tự tâm là Phật thì khó, chẳng tin tự tâm là Phật thì dễ; vậy cái lý cao tột ở chỗ nào? (Sự thật tin với không tin thì không dính dáng, tin thì tâm cũng vậy, không tin thì tâm cũng vậy. Không tin thì không có tu, việc khó dễ có liên quan gì! Nếu tin để tu đến kiến tánh thì khó. Nói ngược lại cũng được, thật sự không phải khó dễ).

Lời này hãy gác lại, cũng như Bàng cư sĩ nói: “Khó khó, mười giạ hạt mè bày ra trên cây” (hạt mè nhỏ xíu, làm sao mười giạ bày trên cây được!) Bà Bàng nói: “Dễ dễ, ý Tổ sư trên đầu trăm cỏ” (nói là khác, ý là khác, cần hiểu ý của Tổ sư trăm cỏ thì dễ). Linh Chiếu nói: “Chẳng khó cũng chẳng dễ, đói thì ăn, mệt thì ngủ” (đâu có khó dễ, đói thì ăn cơm, mệt thì ngủ).

(Gia đình họ Bàng có 4 người: Ông Bàng, bà Bàng, con gái Linh Chiếu và con trai đều kiến tánh. 

Một hôm ông Bàng nói: “Hôm nay mặt trời vừa đứng bóng tôi ra đi”, rồi sai con gái ra coi mặt trời đứng bóng chưa? 

Con gái nói: “Mặt trời bị nhật thực”.

Ông Bàng nghe rời ghế ngồi ra sân để xem, thì trong nhà, con gái lên ghế của cha mà ngồi tịch.

Ông Bàng Uẩn chậm lại một tuần lễ cho con gái đi trước. Trước khi tịch Tỉnh Trưởng đến thăm và hỏi: Ông là người kiến tánh cũng sắp đi, có để cái gì cho người sau này, theo đó mà tu hành?

Ông Bàng nói: “Cái gì mình có nên phải bỏ ra, cái gì mình không có đừng đem vào”.

Việc này ông đã thực hành rồi, ông là người tỷ phú, tất cả gia tài đều bỏ xuống biển hết, rồi tự mình đan rổ, sai con gái ra chợ bán, để mua gạo ăn.

 Người ta nói: Gia tài đó, sao không cho những người nghèo?

Ông Bàng nói:  Tôi đã bị hại, mà còn cho người khác sao!

Người ta nói: Sao không dành lại một chút mà sanh sống để tu?

Ông Bàng nói: Tôi đã nói bị hại rồi, còn hại tiếp nữa sao!

Bà Bàng nói với con trai đang cuốc ruộng: “Các người cứ dành đi”. Con trai nghe nói, rồi chống càm trên đầu cán cuốc cũng tịch luôn.

Bà Bàng nói: “Các người, người nào cũng như người nấy, cứ dành đi, tôi cũng đi”, rồi tự bà vô trong núi mất tích).

Nếu phân biệt được 3 cái lưỡi hay dở của họ, thì sự khó dễ có thể lãnh hội (nếu mà phân biệt, thì ngay đó khó dễ rồi, chưa phải là lãnh hội. Tâm đâu có khó dễ, khó dễ tại phân biệt mới có).

Nếu không, dẫu cho ngươi hiểu theo lời nói, nói “chẳng dễ chẳng khó”, đâu khác gì con lừa mù muốn đuổi kịp theo bầy, vừa bước chân đã không có đường để đi rồi (con lừa mù đã không thấy đường, làm sao đuổi kịp bầy được!).

Kệ kết thúc :

Bày mè trên cây mệt thì ngủ,
Nói “đầu trăm cỏ” của ý Tổ.
Ba người đều là không có mắt,
Mò rào mò vách lúc nào thôi.

(Bất cứ nói cái gì cũng như mù, đoán mò. Tâm của mình đâu có nghĩa lý; nếu nói ra nghĩa lý, giống như người mù).

32 -  TIỂU KIẾN HỒ NGHI, CHUYỂN CẤP CHUYỂN TRÌ

Dịch 

Sự thấy nhỏ hẹp có chút hồ nghi, muốn gấp lại càng trễ.

Lời khai thị:

Chuyển Tự kỷ vào sơn hà, trâu sắt chìm đầm to (trong Thiền tông có câu: “Chuyển tất cả vào tự kỷ, chuyển tự kỷ vào vạn vật”. Nghĩa là bất nhị của bản tâm khắp hư không, thì tất cả núi sông đất đai, bất cứ cái gì, đều ở trong hư không, mà hư không là cái tâm mình (tự kỷ), chuyển như vậy, thì trâu sắt ở trong đầm to).

Chuyển sơn hà vào tự kỷ, voi già lún bùn sâu (nghĩa là khỏi cần chuyển, tất cả đều ở trong hư không hiển bày ra cái dụng; hư không chẳng có nghĩa lý, dùng phải nhờ cái không; nếu không có cái không thì không thể dùng. 

Như cái tách bít hết thì không thể đựng nước, nhà không có cái không thì không ở được. Mặt trăng, mặt trời, cây cối nhà cửa… tất cả đều nhờ cái không; cho đến chúng ta ngồi đây nói chuyện, cũng phải nhờ cái không. Nếu không có cái không, làm sao ngồi đây nói chuyện! Nhờ cái không hiện ra cái dụng, cái không này sẵn sàng.

Do con người thông minh đem cái không hạn chế. Như hạn chế cái không của tách, nhà, bàn, dĩa,… rồi giải thích cái không của tách, khác hơn cái không của nhà, bàn, dĩa… giải thích có lý. Nhưng chưa có nhà thì cái không đã sẵn rồi, không có cái không sẵn làm sao có cái không của tách?

Cái không sẵn sàng vốn bất nhị, nhưng tạo thành cái không của nhà, tách… đủ thứ sai biệt, đều do con người bày đặt ra; vốn từ không có nghĩa lý mà lập ra nghĩa lý, mặc dù không có nghĩa lý nhưng tất cả đều phải nhờ nó; cái không này chính là bản tâm).

Tự kỷ sơn hà ném bỏ một lượt, lò rèn các nơi không thể thiết lập. Có thiết lập, chẳng khác nắm tay dọa trẻ con (cái không đã sẵn sàng, nếu thiết lập cái không của cái nhà, cái tách, cái bàn… nói ra nghĩa lý rất đúng. Nhưng khác chi đem nắm tay để gạt con nít).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Sự thấy nhỏ hẹp có chút hồ nghi, muốn gấp lại càng trễ”. Người nghĩa giải cho rằng: Tất cả chúng sanh, từ trước kiếp không (chưa có trời đất) đã cùng tam thế chư Phật đồng thành chánh giác (tức là người nào cũng có Phật rồi; nhưng không tin được, cứ cho mình là chúng sanh). 

Vốn chẳng thiếu kém, vì tâm này không rõ, tự rơi vào ngu mê mà tự chẳng biết. Thế nên, chư Phật chư Tổ dùng trăm ngàn phương tiện dẫn dắt khích lệ, khiến họ ngộ nhập. 

(Tất cả chúng sanh đều đã thành Phật; trong kinh Viên Giác, Phật lấy vàng để thí dụ vàng thật đã thành sẵn, nhưng nó chưa có hiện lên, nên mình không thấy, không thấy là do nó lộn với đất cát tạp chất. Đem quặng vàng luyện bỏ đất cát tạp chất, rồi vàng thật hiện ra.

Nếu trong quặng vàng không có vàng thật thành sẵn, làm sao luyện ra được? Phật tánh của chúng sanh cũng vậy, đã thành sẵn rồi đâu phải tu mà thành; chưa tu đã thành rồi, vì lộn với tạp chất vọng tưởng tham sân si, nên không hiện ra. Tu là luyện bỏ tạp chất vọng tưởng tham sân si, thì Phật tánh hiện ra. Như Phật Thích Ca đâu phải tu rồi thành? Đâu phải chứng mới đắc?).

Sở dĩ nói: “Vì một đại sự nhân duyên xuất hiện trên đời”, à việc này vậy. Bởi do người chẳng tin tự tâm là Phật, mà muốn tìm cầu ở ngoài tâm, cho nên bị quở là tiểu kiến (sự thấy nhỏ hẹp). Phải biết tâm này vốn sẵn đầy đủ, nói là “mau thành bồ đề” đã thành lời thừa, thật ra đâu có sự mau hay trễ ư! (Đã thành bồ đề đâu có mau trễ).

Lời giải thích trên rất có lý, nhưng chưa phải thật tế, thật tế không phải lời nói để nói được. Nên ngài Trung Phong phủ định.

Tịch nghĩa giải:

Thế thì hiện nay gọi cái gì là Phật? Nếu chỉ bày không ra, bệnh ở chỗ nào? (Nói phải, Phật ở đâu? Nói thì được, nhưng chỉ ra không được. Mà bệnh ở chỗ nào?). 

Kệ kết thúc:

Trời há cho ngồi đáy giếng dòm,
Tận cùng sức thấy cũng thành nghi.
Trở mình nhảy ra ngoài hư không,
Nhướng mày mở mắt đã trễ rồi.

(Trang Tử có thí dụ: Con rùa từ nhỏ sống trong đáy giếng, nó dòm lên bầu trời thấy lớn hơn đáy giếng một chút. Có một ngày con rùa biển đi ngang té xuống giếng.

Rùa giếng hỏi: Anh ở đâu?
Rùa biển đáp: Tôi ở biển.
Rùa giếng hỏi tiếp: Biển lớn bao nhiêu?
Rùa biển đáp: Biển lớn lắm.
Rùa giếng hỏi: Biển lớn bằng cái giếng tôi ở không?
Rùa biển đáp: Lớn hơn nhiều.
Rùa giếng nói: Làm sao lớn hơn nhiều được? Rùa giếng lội 1/3 cái giếng hỏi tiếp: Có lớn bằng 1/3 cái giếng này không?
Rùa biển nói: Lớn hơn nhiều. 
Rùa giếng hỏi: Biển có lớn bằng 2/3 giếng này không? 
Rùa biển nói: Lớn hơn nhiều. 
Rùa giếng nói: Vậy biển bằng cái giếng này sao?
Rùa biển nói: Lớn hơn nhiều.
Rùa giếng nói: Ông nói dối! Có phải cái biển của ông ở dưới bầu trời này không?
Rùa biển đáp: Phải.
Rùa giếng nói: Ông nhìn bầu trời này đi! Bầu trời chỉ lớn hơn cái giếng chút xíu, làm sao cái biển lớn hơn cái giếng này được? Ông nói cái biển lớn hơn cái giếng bao nhiêu? Nói đi! 
Rùa biển nói: Nói không được.

Rùa giếng nói: Nói bậy, ông không nói được, lấy gì làm bằng chứng. Tôi có bằng chứng rõ ràng, 1/3, 2/3, có bầu trời ông cũng nhìn nhận, biển của ông cũng ở dưới bầu trời này. Bây giờ ông nhìn bầu trời này, đâu có lớn hơn cái giếng tôi bao nhiêu, mà ông nói cái biển lớn hơn cái giếng tôi, có phải ông nói bậy không? Ông không có bằng chứng, chỉ nói cái biển lớn hơn nhiều, thì lời của ông có ai tin đâu!

Tất cả ai cũng biết biển lớn hơn giếng nhiều lắm, nhưng con rùa giếng không tin nổi. Làm sao cho con rùa giếng tin biển lớn hơn?

Bản tâm không có hình tướng, mắt không thể thấy, tai không thể nghe. Phật Tổ đã dẫn chứng nhiều nhưng người có tâm rùa giếng không tin nổi bản tâm. Cho nên, ở dưới đáy giếng làm sao để nhìn  bầu trời, cho thế này thế kia?).

Tận cùng sức thấy cũng thành nghi (dù rùa biển hết sức giải thích nói chân thật là biển lớn hơn cái giếng, nhưng rùa giếng không tin nổi, vì rùa biển không có bằng chứng, còn rùa giếng có bằng chứng.

Hai câu cuối diễn tả là chưa đập bể hư không thì tâm vọng chưa chết, sát na ý thức dính líu thì bản tâm chưa hiện).

33 -  CHẤP CHI THẤT ĐỘ, TẤT NHẬP TÀ LỘ

Dịch

Chấp thật thì lạc mất tông chỉ, ắt phải rơi vào đường tà. 

Lời khai thị: 

Núi vô trùng số (bất nhị), nước vô trùng số. Thiện Tài ở trong tiếng khảy móng tay, thấy lâu các của ngài Di Lặc cũng vô trùng số. Chơn Nhân Vô Địa Vị giữa đường gặp thấy việc bất bình, dùng cây gậy gạch một gạch trên không, mười vạn tám ngàn đường lối nắm gom một lượt, rồi quay đầu lại hét to rằng: 

“Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thọ, 
Phương thảo thê thê Anh Võ châu”.
(Cỏ non biên biết đảo Anh Võ,
Nắng dọi Trường Giang cây Hán Dương).
(Chân Nhơn Vô Địa Vị là bản tâm mình, tại  sao nói Vô Địa Vị? Vô Địa Vị là không có hình thể, không có số lượng, tất cả đều ở trong tâm mình, không có cái nào ở ngoài.
Trường Giang là con sông Dương Tử, Hán Dương là tên địa phương, sông Trường Giang có cù lao Anh Võ. 

Trong lịch sử Thiền tông có một công án: Có một vị Tăng thông minh tài giỏi chưa kiến tánh, nhưng có tinh  tấn tu tập, ở trong một ngôi chùa, gặp vị trụ trì đã kiến tánh, vị trụ trì muốn giúp đỡ vị Tăng đó, nói với vị Tăng rằng: Ông đến Võ Sơn gặp ông cư sĩ sẽ giúp ích cho ông. 

Tăng đến gặp Cư sĩ, Cư sĩ hỏi: Cổ kiến chưa mài thì sao (cổ kiến là kiến xưa)?

Tăng trả lời: Đen như dầu hắc. 
Cư sĩ hỏi: Cổ kiến mài rồi thì sao? 
Tăng trả lời: Chiếu trời chiếu đất.
Cư sĩ mời Tăng về chùa. Khi về chùa kể lại cho Trụ trì. 
Trụ trì nói: Bây giờ Ông hỏi tôi đi? 
Tăng hỏi: Cổ kiến mài rồi thì sao?
Trụ trì nói: “Cỏ non biên biết đảo Anh Võ.
Tăng hỏi tiếp: Sau khi mài thì sao?
Trụ trì nói: Nắng dọi Trường Giang cây Hán Dương.
Tăng ấy ngộ liền.
Chưa ngộ cứ nói theo nghĩa lý, cổ kiến chưa mài thì đen thui, mài rồi thì chiếu soi được, việc đó ai cũng biết!
Còn người kiến tánh thì không theo nghĩa lý, nghĩa lý do con người lập ra, như hư không đâu có nghĩa lý!)
Vì sao như thế? Há chẳng thấy Tổ sư nói: “Chấp thật thì lạc mất tông chỉ, ắt phải rơi vào đường tà” (vì có chấp thật, như chấp thật cổ kiến, làm sao ngộ được?).

Lời nghĩa giải: 

Gần đây có một số người ở vào địa vị làm thầy, thấy người nói: “Khán thoại đầu của cổ nhân, công phu miên mật, chẳng uổng phí thời gian để tham cứu việc mình”, liền dẫn chứng hai câu này để bài xích, đối với “chấp chi thất độ”, cho là Phật pháp đâu có việc này, bởi tất cả sẵn sàng, sao chẳng tự nhận lấy? Lại cố làm điệu bộ của người chết làm chi! 

(Có người nghe đến tham thiền là tìm cách bài xích, dẫn chứng thế này thế kia, đã đuổi theo lời nói bị mắng là con chó mà cũng không biết, chỉ biết bài xích, không biết cái thật tế).

Tịch nghĩa giải: 

Nói thế cũng đúng nhưng không xét đến nguồn gốc, chẳng biết ý Tổ sư là trách cái chấp sau khi ngộ (nếu người đã ngộ cái lý, chấp cái lý ngộ đó, thì không hiện ra cái dùng được, vì kẹt cái lý nên bị trúng độc cái lý). 

Há chẳng thấy Phật Nhãn nói: “Có một hạng người cưỡi lừa lại tìm lừa, có hạng người biết lừa rồi, mà cứ cưỡi mãi không chịu xuống” (cũng như nhờ chiếc đò qua sông, rồi không chịu xuống đò, làm sao lên bờ được?). 

Chính là nói hạng người này, chấp lý đã ngộ mà chưa thể quên. Bên ngoài chấp pháp sở ngộ, bên trong chấp tâm năng ngộ, cổ nhân quở là pháp trần, cũng là gai gốc tri kiến. Cho nên Dược Sơn nói: Vừa có sở trọng liền thành hang ổ (bất cứ trọng cái lý ngộ gì) đều là chấp lý đã ngộ, khiến cho lý ngộ chẳng quên, cho là thật có việc này. 

Do thấy pháp chẳng viên thông, thành sở chấp của ngoại đạo. Đang mê mà cầu ngộ thì dễ, đã ngộ muốn quên lý thì khó, nếu không gặp bậc đạo sư chân chánh, thẳng tay gông cùm tay chân, đánh đập thống thiết, thì rốt cuộc đến chỗ thôi nghĩ. Đối với việc này, ông có vừa lòng chăng?

(Thiền tông muốn đến chỗ cứu kính, luôn cả cái ngộ cũng phải tan rã, cho nên nói “ngộ rồi, đồng như chưa ngộ”, nếu còn ôm cái ngộ, tức là còn mê, tại có mê nên có ngộ. Nếu hết mê không còn ngộ nữa. Vì vậy, nhờ chiếc bè đưa qua sông rồi phải bỏ bè. Nếu còn lưu luyến chiếc bè, thì bị chiếc bè làm chướng ngại, không lên bờ được).

Kệ kết thúc:

Chấp tâm chưa chết hoa thường rụng,
Thắt kết đã trừ quả không xa.
Cứ theo đường tà đi như trước,
Quày đầu mới thấy mình trần truồng.

(Còn có sanh diệt, tức là hoa còn rụng. Phiền não nghiệp chướng là dây trói buộc bằng bố gai, còn bồ đề, giải thoát là dây trói buộc bằng vàng. Vàng dù quí, nhưng buộc chắc chắn hơn, khó tuột hơn, nên cần phải bỏ luôn).

34. PHÓNG CHI TỰ NHIÊN, THỂ VÔ KHỨ TRỤ

Dịch

Buông thì Bản thể tự nhiên, vốn chẳng có đi và ở. (Buông: Vô trụ).

Lời khai thị:

Cơ xảo hướng thượng, câu chuyển ngữ này cuối cùng, cửa đã mở sẵn (chuyển ngữ là lời nói, chuyển là xoay chuyển không trụ, tức là nói không trụ chỗ nào. Nếu hành giả tham thiền đã ngộ, nói được một chuyển ngữ, thì Tổ ấn chứng cho người ấy đã ngộ).

Lòng từ của chư Tổ luôn luôn nhắc nhở hành giả tham thiền ngay đó liền ngộ (cơ xảo của chư Tổ, chỉ là mài giũa tập khí của mình. Ai cũng có tập khí kiến giải khó dứt. 

Như Tăng định trình kệ cho Đại Huệ ấn chứng.

Đại Huệ liền nói: Không phải, không phải, đi đi.

Tăng nói: Tôi chưa có trình mà!

Đại Huệ nói: Không phải, không phải, đi đi.

Bởi vì còn kiến giải làm sao ngộ? Còn kiến giải mới trình. Cho nên, chư Tổ dùng cơ xảo khiến cho hành giả tham thiền ngay đó được ngộ, nếu không ngộ thì không hiểu, phải phát nghi, giữ nghi đó sau này cũng được ngộ. Chứ không phải muốn cho người ta hiểu; nếu muốn cho người ta hiểu, thì chư Tổ giải thích còn dễ hơn. Vậy, có người dạy tham thiền, giải thích công án, tìm hiểu lời của Tổ, làm cho hành giả không thể ngộ được).

Trăng nửa đêm chiếu trên cành hoa mai; ngộ được cứ ngộ, rạng đông say rượu cưỡi chim loan (tâm không đuổi theo cảnh, mình mới làm chủ được. Nếu vì cảnh mà sanh tâm, tâm sanh cảnh. Trong cuộc sống hàng ngày, thì phải có tâm sanh cảnh cũng bị cảnh sanh tâm. Như thấy buồn thì tâm mình buồn, thấy vui thì tâm mình vui. Tâm mình vui thì cảnh vui là tâm sanh cảnh).

Không cho là một pháp  cao siêu (kinh Kim Cang nói: “Đâu có cái gì gọi là Phật pháp, làm sao có cái pháp cao siêu”. Nhưng có người nói phải có giáo lý cao siêu để dạy Tăng Ni. Nếu theo thật tế của bổn lai đâu có Phật pháp cao siêu).

Cũng không có phổ biến việc đời (Phật pháp hiện nay rất phổ biến, nhưng đối với thật tế thì không phải), vậy rốt cuộc như thế nào? Chẳng thấy Tổ sư nói: “Buông thì Bản thể tự nhiên, vốn chẳng có đi và ở” hay sao? (Không trọng và ham thích một pháp nào; nếu có một chút quí trọng ham thích là dính mắc là có chỗ trụ, nắm chắc không chịu buông; người ta dễ buông tài quả, còn kiến giải thì khó buông. Bản thể không có trụ và vô trụ).

Lời  nghĩa giải:

Người nghĩa giải cho rằng: Tâm chấp đã trừ, tự nhiên tự do tự tại, chẳng chướng chẳng ngại  mà động như bay, tịnh như cốc thần, đã vô tâm đối với việc này nọ, thì đâu có phân biệt đi và ở! 

(Cốc thần là xung quanh toàn đồi núi, ở giữa thung lũng, khi nói ra tiếng thì âm thanh dội lại; tiếng dội lại cũng là tiếng của mình, không phải người khác; Không biết rồi đổ thừa cho là cốc thần. Nó vốn không có động, tại do mình nói có tiếng thì có tiếng trả lời, còn không nói ra tiếng thì không có tiếng).

Kinh Viên Giác nói: “Bất cứ lúc nào chẳng khởi vọng niệm, đối với vọng tâm cũng chẳng ngưng nghỉ (người ta thường nói ngưng nghỉ vọng tâm, nhưng kinh nói vọng tâm chẳng có ngưng nghỉ), trụ nơi cảnh vọng không cần biết (cái đó là cảnh vọng, nhưng “biết vọng liền bỏ”, làm sao được?), nơi không hiểu biết cũng không cho chơn thật không hiểu biết” (đối với không hiểu biết cũng không hiểu biết luôn). 

Được như thế thì gần với đạo rồi, nghĩa là tình chấp thánh phàm đều sạch, thì bản thể chơn thường hiển lộ (bản thể chơn thường không có sanh diệt, không có bắt đầu và không có cuối cùng, khắp thời gian), tuyệt hẳn cảnh duyên hư vọng, tức là như như chơn Phật.

Tịch nghĩa giải:

Lúc chửi nhau thì tạt nước cũng được. Nếu đối với ý Tổ sư, dầu có tất cả đại tạng kinh điển đều cũng mửa ra, cũng chỉ thành nghiệp thức mênh mông mà thôi. 

(Tất cả đại tạng kinh điển đều ở trong đó. Nếu mửa tất cả giáo lý ra, thì cũng không biết được, cho nên bị nghiệp thức xoay chuyển. Chữ Hán gọi: “Nghiệp thức mênh man, vô bản khả cứ”, nghĩa là nghiệp thức mênh mông, không có chỗ căn cứ. Cuộc sống hàng ngày đều ở trong nghiệp thức mênh mông. 

Tức là bộ óc phân biệt tốt xấu, có lý và không có lý gọi là thức phân biệt. Thức này là do cái nghiệp kiếp trước làm nhân. Đối phó với chuyện này chuyện kia, đi học, làm việc… tất cả đều do nghiệp thức này. 

Nhưng lại cho cái nghiệp này là Ta, sự thật đằng sau làm chủ nghiệp thức mới là Ta, mới là căn bản. Nghiệp thức không có căn bản để căn cứ, vì nghiệp thức sanh diệt, sau khi cái thân chôn thành đất thiêu thành tro. 

Vậy ai làm ra nghiệp thức này? Người làm ra nghiệp thức không phải bộ óc, vì bộ óc sau chết biến thành tro thành đất. Người chủ làm ra nghiệp thức thì không biết, nên không có chỗ căn cứ, chỉ là nghiệp thức mênh mông mà thôi.

Mục đích tham thiền là muốn hiển lộ người chủ sanh ra nghiệp thức này. Người chủ hiện ra mới được tự do tự tại; Nếu cho nghiệp thức làm chủ thì điên đảo, cứ theo cảnh mà xoay chuyển, đối với cảnh vật thì có, cảnh diệt rồi thì nó cũng diệt luôn, vậy nó còn ở trong sanh diệt. Còn người chủ không có biến đổi, không bị cảnh lôi kéo sanh diệt, không có dính dáng gì hết).

Kệ kết thúc:

Kiến văn giác tri đều bỏ hết,
Vốn chẳng tự nhiên lại tự nhiên.
Ông đi nước Tần, ta nước Lỗ,
Đỉnh đầu ai chẳng đội trời xanh.
 (Cuộc sống hàng ngày đều phải dùng kiến văn giác tri.

Kiến văn giác tri là do nghiệp thức làm chủ,  nghiệp thức không thật, đâu cần bỏ nó, lấy bỏ đều không được. Cần phải tìm chủ sanh nghiệp thức. 

Nước Tần ở bên bắc, nước Lỗ ở bên nam, tức là nghiệp thức là nghiệp thức, còn chủ thật là chủ thật, không có liên quan, như người ở bên nam, người ở bên bắc.

Mặc dù, không phát hiện nó được nhưng nó cũng không rời khỏi mình, như đi đến đâu cũng có trời xanh trên đỉnh đầu. Ông chủ nghiệp thức bản thân mình, không bao giờ rời mình, tại vì mình không tin, nên không phát hiện được. Cứ tin nghiệp thức, thành ra làm cho mình cực khổ, đi trong lục đạo luân hồi mãi). 

35 - NHẬM TÁNH HỢP ĐẠO, TIÊU DIÊU TUYỆT NÃO

Dịch 

Tự Tánh là Đạo, vốn chẳng phiền não.

Lời khai thị:

Bùi Tướng Quốc (Bùi Hưu) ôm Phật đến đặt tên (lời khai thị trong Truyền Tâm Pháp Yếu của ngài Hoàng Bá, do Bùi Hưu ghi lại. Phật đâu có tên, Tự tánh vốn là đạo). 

Đường Trang Tông đắc được một báu vật ở Trung Quốc, vua chẳng bị địa vị cao cả dời đổi, thần chẳng bị việc khắp nước nhiễu loạn (Tự tánh là tự nhiên vậy, vốn là hợp đạo, vốn là tiêu diêu tự do tự tại, không có phiền não. Phiền não là do vọng tâm tự chấp sanh ra. Thật tế bản thể không có phiền não; dù làm vua có địa vị cao cả, nhưng tự tánh không dời đổi, không có cao thấp. Thần chẳng bị khắp nước làm nhiễu loạn). 

Nạp Tăng tham thiền giẫm bước khắp mười phương, hình thể chẳng bị trói buộc (Tu sĩ đi hoằng pháp khắp mọi nơi, hình thể không bị cảnh gì lôi kéo, tức là không có những việc buồn, vui, yêu, ghét…).

Lâu ngày chày tháng ngồi tại chỗ vô sự, vì sao chẳng thể đúng như Tự tánh? Do cái gì làm chướng ngại?

Năm năm khô héo rừng Bát Nhã,
Năm năm tăng trưởng cỏ vô minh.

(Cuộc sống hàng ngày, cứ tăng trưởng cỏ vô minh, làm cho rừng Bát nhã khô héo. Mặc dù, đối với việc nào không dính mắc, cho là vô sự, cũng không phải bản thể của Tự tánh. 

Tại bản thể Tự tánh, không phải hữu sự hay vô sự, không có ý kiến của mình vô hay bớt ra. Nếu cho là vô sự tức là có sự rồi. Vì có ý cho là...thì không phải rồi, đều là cỏ vô minh).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Tự Tánh là Đạo, vốn chẳng phiền não”. Người nghĩa giải cho rằng: Người tâm không thi đậu tánh chẳng cần nhậm (mặc kệ) mà tự nhậm, đạo chẳng cần hợp mà tự hợp, tự do như mây bay trên núi, tự tại như trăng đi trên không.

(Không có ý tạo tác, nếu tâm mặc kệ nổi lên thì có ý đã xen vô. Khỏi cần mặc kệ hay không mặc kệ. Nó vốn như vậy, tự nhiên hợp đạo, tự nhiên như mây bay trên không, chẳng có tác ý. Cũng như: Trăng đi trên bầu trời không có ý gì).

Trong đại viên cảnh có ai chẳng phải vậy? (Cho mình có vô minh nên phải làm phàm phu, nhưng Tự tánh không có vô minh. Nếu cho mình có vô minh phiền não, đó là do mình cho vậy thôi).

Lời nghĩa giải này lý cao tột, nhưng thật tế còn xa lắm, nên ngài Trung Phong phủ định.

Tịch nghĩa giải:

Phật Ấn Nguyên Hòa Thượng nói: “Cái cảnh đã ngộ khó nói cho người chưa ngộ hiểu (tại vì ngộ Tự tánh không có hình thể không có số lượng,  những người nghe dùng bộ óc để hiểu, nhưng ý thức không tiếp xúc được, tiếp xúc không được làm sao hiểu? Thành ra, người đã ngộ không thể đem cảnh ngộ cho người chưa ngộ nghe), như với người mù bẩm sanh, nói cho biết mặt trời sáng, họ dù nghe mà chẳng biết được”.

Hay người chưa từng buông tay xuống vực thẳm (chưa từng ngộ), lại dùng lời “Tự tánh là đạo” để dẫn chứng, thì cũng như người đói nói ăn mà không ăn, lại nói “đã no” há chẳng dối người ư!

(Bởi vì không có kinh nghiệm đó, như người mù bẩm sanh không có kinh nghiệm thấy được mặt trời, lại nghe nói của người thấy được mặt trời, mà theo lời nói diễn tả cho là đúng; nhưng sự thật không đúng, vì lời nói là lời nói, không phải chân thật, cần phải ngộ mới được.

 Nếu theo nghĩa giải cho là đúng thì còn xa lắm, nhưng người học Phật đều giải lý theo lời nói, dù có nghĩa lý cao chừng nào, thì xa chừng nấy, đối với thật tế không dùng được; có khi so với người chưa biết giáo lý, những tình cảm yêu, ghét, buồn, vui… còn nhiều hơn họ; cho nên tự dối người dối mình).

Kệ kết thúc:

Mặc cho pháp tánh tự hợp đạo,
Bệnh của Tâm vương càng khó lành.
Lại muốn cầu cho tuyệt phiền não,
Ba trăm roi sắt chưa phải nhiều.

 (Pháp tánh thì tự hợp đạo. Sự hiểu biết của mình cứ giữ hoài, thành ra không ngộ được. Bệnh chấp chưa hết, làm sao hết phiền não?

Đây là roi sắt của Diêm La Vương; cho nên cần phải trị bệnh chấp, chứ đừng theo lời nói của Phật, Tổ để giải nghĩa cho là đúng. Đúng thì phải rồi! Nhưng thật tế thì còn xa lắm. Cho nên Thiền tông “bất lập văn tự” là vậy.

Thiền tông muốn mỗi cá nhân, đều đạt đến chỗ chân thật. Không phải chỉ miệng nói, tâm nghĩ; lúc còn sống phải làm chủ, thì lúc lâm chung cũng làm chủ được. Nếu còn sống không làm chủ được, thì lúc lâm chung làm sao làm chủ!

Tổ Hương Nghiêm ngủ mê làm chủ được, mà còn bị quở. Có chiêm bao làm chủ được, không có chiêm bao còn không biết. Thường thường người ta có chiêm bao không làm chủ được. 

Chúng ta cần thật tế là tham thiền đến chỗ giác ngộ. Nếu hiểu biết cho nhiều thì bị chướng ngại. Vì vậy, ngài Trung Phong thấy người ta đem Tín Tâm Minh để dẫn chứng, làm sao dẫn chứng được! Nên Ngài phủ nhận.

Giảng kinh thuyết pháp đối với sự tu chứng chẳng có ích lợi gì! Tức là đối với thật tế trở thành chướng ngại. Người ta cho đó là đúng, nhưng nghịch với thật tế. Như mặt trời là tròn với nóng thì đúng, nhưng cho tròn với nóng là mặt trời thì không đúng).

36 - HỆ NIỆM QUAI CHÂN, HÔN TRẦM BẤT HẢO

Dịch 

Nổi niệm thì bị niệm buộc, thành trái với chân, không niệm thì hôn trầm chẳng tốt.

Lời khai thị:

Đại tạng giáo điển là sợi dây xích chân, thân vàng trượng sáu (thân Phật) là một cọng cỏ. Một tiếng hét điếc tai ba ngày của Bá Trượng, một giỏ trầu trút ra của Ngưỡng Sơn. Những lời nói này là miểng ngói hay châu báu? Nếu ông nói câu phải cũng quét, câu chẳng phải cũng quét; chính là ăn táo mà nuốt hột.

(Theo Thiền tông lời khai thị của Tổ, không dùng ý thức để hiểu được. Nếu nghe liền ngộ, còn không ngộ thì không hiểu phải phát nghi, tức là nghi tình. Giữ mãi nghi này liên tục, rồi sẽ đưa đến ngộ, nên gọi là Từ Nghi Đến Ngộ. Theo đại tạng giáo điển, chỗ thật tế thì không nói được; nếu đuổi theo đại tạng giáo điển thành sợi dây xích chân. 

Bá Trượng nghe Mã Tổ hét bị điếc tai ba ngày, Ngài được ngộ cùng tột.

Một giỏ trầu trút ra của Ngưỡng Sơn cũng là diễn tả cái ngộ, nhưng dùng ý thức hiểu không nổi; khi nào ngộ thì tất cả công án, thoại đầu đều rõ ràng. Nếu ngọâ là châu báu, không ngộ là miểng ngói). 

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói:“Nổi niệm thì bị niệm buộc, thành trái với chân, không niệm thì hôn trầm chẳng tốt”. Người nghĩa giải trong kinh nói: “Tâm chẳng bị đạo trói, cũng chẳng bị gây nghiệp, ấy là người đắc đạo”. Hoặc dẫn chứng lời Đức Sơn nói: “Mảy may hệ niệm là nghiệp nhân của tam đồ” (nếu nổi lên một niệm là làm cái nhân của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).

Còn nói: “Hành giả tham cứu, vừa có mảy may tình chấp mê ngộ, thánh phàm, thì bị tri kiến mê ngộ thánh phàm làm mù” (tức là có phân biệt tương đối; người hành giả tham Tổ Sư thiền, vừa có một chút mảy may sanh ra tình cảm chấp thật, chấp mê, chấp ngộ, chấp thánh, chấp phàm thì bị tri kiến mê ngộ thánh phàm làm cho mù).

Cần phải một vật chẳng dính mắc muôn duyên đều tẩy sạch, mới có thể hợp với chỗ thấy của cổ nhân (tất cả pháp tương đối không bị dính mắc).

Tất cả kiến giải cao nhất, cũng là lời nói của ý thức. Không đến chỗ thật tế. Nên ngài Trung Phong cần phủ định.

Tịch nghĩa giải:

Đừng phỉ báng cổ nhân nhé! Cổ nhân nói với ông: “Nổi niệm thì bị niệm buộc, thành trái với chân”, nhưng chính cái “một vật chẳng dính mắc” đã là trái với chân, tức là bị niệm trói rồi. 

(Bởi vì một vật chẳng dính mắt cũng là niệm, có niệm thì trái với chân tức là bị niệm trói rồi).

Kệ kết thúc:

Hệ niệm quai chân, chân chẳng trái, 
Hôn trầm chẳng tốt, tốt nơi nào?
Thùng sơn cứng chắc chưa lũng đáy,
Thai trâu bụng ngựa đợi ông vào.

(Thiền tông muốn mọi người ngộ chỗ thật tế là bản lai diện mục của tâm mình. Nếu dùng lời nói: Hệ niệm trái chân, chân chẳng trái sao? Hôn trầm chẳng tốt, vậy tốt nơi nào? 

Tức là có tốt xấu tương đối do ý thức phân biệt là chướng ngại sự ngộ. Thùng sơn đen lũng đáy là tỏ sự ngộ. Nếu chưa ngộ thì thai trâu bụng ngựa đợi ông vào. Mặc dù ông giải thích có lý rất hay, nhưng vẫn còn ở trong lục đạo luân hồi).
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tinh than tue giac van vì sao ta cứ trôi lăn trong vòng sanh tử Sinh tố chanh đu đủ tự do khỏi những suy tư đức phật siêu việt Húy kỵ Đệ nhất Tổ sư Sắc tứ Thiên nhụy nguyên lập thiền Ai không nên ăn cam Cảnh báo nguy cơ tim mạch qua đánh giá Lễ giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tại Người là niềm tin những câu trả lời đầy minh triết của Người là niềm tin chat lieu lam nen nganh nghe thuat hat boi thuơng tình thương và giáo dưỡng của trụ trì y nghia sam hoi trong kinh dien phat giao nguyen già chưa Thầy con nhung thu na na tinh yeu thi vo so Bằng chứng về tác dụng giúp Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè màu hoa nào cho mùa vu lan giới luật của lòng yêu nước nghèo Gió mùa về Vai trò của Trần Nhân Tông và hòa giải Thịt đỏ Chim bồ câu bay về Thấy Phật Dược Sư bằng tâm Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ khi tang Vị đại sư xấu xí thiên tài Khói bếp chiều qua đông Sinh tố dưa hấu dâu tây Bậc cao tăng đạo đức thủy chung tac hai cua dien thoai thong minh voi doi can than loi noi mot coi di ve trinh cong son làm gì khi chồng ngoại tình công khai và Cô be Lo Lem mọi nghien hành trình gieo chữ của thầy giáo tật Mối liên hệ giữa thầy Ä Æ mat ngu Lễ húy kỵ lần thứ 29 của cố phap