Mục Lục
Lời Nói Đầu
Phần 01 đến Phần 06
Phần 07 đến Phần 16
07- Viên đồng thái hư, vô khiếm vô dư
08- Lương do thủ xả, sở dĩ bất như
09- Mạc trục hữu duyên, vật trụ không nhẫn
10- Nhất chủng bình hoài, dân nhiên tự tận
11- Chỉ động quy chỉ, chỉ cánh di động
12- Duy trệ lưỡng biên, ninh tri nhất chủng
13- Nhất chủng bất thông, lưỡng xứ thất công
14- Khiển hữu một hữu, tùng không bội không
15- Đa ngôn đa lự, chuyển bất tương ưng
16- Tuyệt ngôn tuyệt lự, vô xứ bất thông
Phần 17 đến Phần 26
Phần 27 đến Phần 36
Phần 37 đến Phần 44
Phần 45 đến Phần 50
Phần 51 đến Phần 57
Phần 58 đến Phần 62
Phần 63 đến Phần 69
Phần 70 đến Phần 73
.
GIẢNG GIẢI
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
7 – VIÊN ĐỒNG THÁI HƯ, VÔ KHIẾM VÔ DƯ

Dịch 

Tròn đầy thái hư, không thiếu không dư.

Lời khai thị:

Bản tâm của mình vốn chẳng dư thiếu, nhưng cuộc sống của mình lại có tính toán nên có dư thiếu. “Trang Châu gọi vạn vạât là con ngựa” (Trang Châu [Trang Tử] và Lão Tử là nhà triết học đông phương. Triết lý của họ chưa đến cùng tột, so với đạo Phật thì còn cách xa. Nhưng đối với triết học Tây phương thì họ cao hơn nhiều.

Tư tưởng của triết học tây phương cũng đến vô thỉ vô minh. Nhưng họ biết vô thỉ vô minh là suy lý để biết được, chưa phải kinh nghiệm trực tiếp. Còn triết học đông phương của Trang Tử, Lão Tử có kinh nghiệm trực tiếp tới vô thỉ vô minh).

 Long Môn cho “mười phương là con lừa” (Phật pháp gọi 10 phương tức là không gian hay hư không. Mười phương là  trên, dưới, đông, tây, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc. Ai nói ngựa cho là ngựa, nói lừa cho là lừa, đó đều là ý của mình. Đem ý của mình vô trong vũ trụ vạn vật, thì không phải bản thể vũ trụ vạn vật. 

Chư Tổ Thiền tông kiến tánh nói ra chuyển ngữ thì không trụ chỗ nào. Mọi vật vẫn y như cũ. Như cái tách vẫn là cái tách, cái bình vẫn là cái bình… không thêm ý của mình vô trong đó, nếu thêm ý của mình vô trong đó, thì có kiến lập cái lý. Vậy không thể thí dụ cho là cái gì! Cho là con ngựa, con lừa đều sai lầm; không thể đặt tên, không có nghĩa lý gì hết, nhưng tất cả đều phải nhờ nó).

Giống như chung một đường, nhưng chẳng cùng lối (cũng như vạn vật trong vũ trụ cùng chung cái không, tức chung một đường, mà mỗi thứ thì  khác nhau. Như thân của chúng ta mỗi người đều khác, nhưng cùng chung ngồi trong một Thiền đường. 

Ví như ánh sáng đèn, đốt 100 cây đèn chỉ có một ánh sáng, chứ không phải nhiều ánh sáng, nhưng mỗi cây đèn đều được thắp sáng. Mặc dù chỉ có một ánh sáng, mà mỗi cây đèn lại khác nhau. Aùnh sáng cùng khắp, không thể chỉ ra ánh sáng riêng của mỗi cây đèn).

Có nước mới có bóng trăng hiện (trên bầu trời chỉ có một mặt trăng; rồi để 100 thâu nước, thấy trong đó đều có 100 mặt trăng. Như có cái không mà chúng ta đều ngồi trong đó).

 Vô tâm mới đắc dạ minh châu (dạ minh châu thí dụ cho tâm mình, ban đêm nó sáng. Đắc dạ minh châu như phát hiện tâm mình. Nhưng dùng hữu tâm và vô tâm không thể phát hiện được. Tại sao dùng vô tâm không thể phát hiện bản tâm được? Bởi có câu: “Vô tâm còn cách một lớp rào”, vì vô tâm và hữu tâm là đối đãi nhau. Còn Diệu tâm là tuyệt đối không có tương đối).

Hỏi:

Thế nào là tọa vong?

Đáp:

Vong là quên, tức là ngồi đến vô tâm thì quên hết. Lão Tử và Trang Tử tu đến cao nhất là vô cực, tức là vô thỉ vô minh. Từ vô thỉ vô minh nổi lên một niệm, Trang Châu gọi là thái cực, rồi sanh tương đối âm dương. Khoa học cho tất cả sự vật đều có âm dương, như: Hoa cỏ, trái cây, con người, con vật… đều từ nhất niệm này sanh ra, nhà Phật gọi là “nhất thiết duy tâm tạo”. Trang Châu cho là con ngựa hay con lừa đều không phải bản thể, vì có “cho là” đều không phải bản lai diện mục. Bản lai diện mục thì không có thêm bớt.

Tổ Thiền tông nói: ‘Vì có nên có cái không’. Chấp không là đoạn kiến của ngoại đạo, chấp có là thường kiến của ngoại đạo. Trang Châu và Lão Tử  đối với đạo Phật gọi là ngoại đạo. Vì họ có cái “không có”, không có tức là “có”. Bởi vậy, họ chấp có vô cực, tức là không có. Nếu không chấp có thì làm sao có cái không có để chấp! Đối với Thiền tông không dính dáng gì, vì không trụ tức là  không chấp.

Lời nghĩa giải:

“Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư”. Ở Tòng Lâm bàn với nhau rằng: Tâm này nơi thánh chẳng thêm, nơi phàm chẳng bớt, tròn như hư không, mỗi mỗi đầy đủ. 

(Đây là lời nói phân biệt của mình gọi là ý ngôn, tức là ngôn ngữ diễn bày ý của mình. Còn bản lai diện mục không có xen ý gì hết. Lời nói không thể thay thế được; cho nên không phải ở trong lời nói, không thể hiểu theo lời nói. 

Ví dụ, tôi biết rõ mặt mũi ông Trương. Có người hỏi tôi: Ông Trương như thế nào? Tôi diễn tả rất tỉ mỉ, nhưng người ấy gặp ông Trương cũng không biết. Khi nào có ông Trương trước mặt người ấy, tôi giới thiệu thì người ấy sẽ thấy rõ.

 ÔângTrương là hình thể có số lượng; dù diễn tả cũng không biết được, huống là tâm của chúng sanh không hình tướng, không số lượng, thì làm sao biết được! Cho nên, dùng lời nói văn tự không phải bản tâm của mình. Bản tâm của mình phải tự ngộ mới được. Nếu giải theo lời nói, mỗi mỗi đều đầy đủ; đó là nghĩa giải, chứ không phải thật tế. Thật tế không có nghĩa giải).

Tịch nghĩa giải: 

Ngài Trung Phong nói nghĩa giải trên, như thế khác chi người đi tham học các nơi, ngồi chưa ấm chiếu. Tức là đem những lời này chứa trong bụng, chỉ có thể dùng để đàm luận mà thôi. Hễ gặp một việc nào có dính chút lợi ích của mình, thì cái niệm so sánh đắc thất nổi dậy ùn ùn, muốn khiến cho tròn thái hư đâu có thể được (cũng như các việc trong xã hội, nói thì hay lắm, nhưng đụng chạm một chút lợi ích của mình thì không được. Vậy làm sao nói đồng được!).

Cho nên việc này cần phải ngộ, ngộ rồi đâu có cảnh thứ hai để làm đối đãi ư! (Đối đãi là có và không có, đồng với không đồng. Bởi vậy, đồng là nhị, chẳng đồng cũng là nhị. Tại sao? Vì có nhị mới có đồng, tức là cái này đồng với cái kia; khác cũng là nhị, tại cái này khác với cái kia là chẳng đồng. Đồng với chẳng đồng là nhị. Tâm mình chẳng nhị, nên phải tự ngộ mới được). 

Kệ kết thúc: 

Tò vò làm ổ trên mi muỗi,
Muốn cùng đại bàng nối cánh bay.
Muốn cho hư không chẳng thiếu kém,
Mở mắt bị nhốt trong chiêm bao.

(Tò vò sao làm ổ được trên mi muỗi? Tò vò nhỏ xíu, còn đại bàng quá lớn, làm sao nối cánh bay được! 

Hiện giờ, mình bị nhốt trong mở mắt chiêm bao. Nếu cho hư không là cái gì, đều chẳng phải. Vì hư không chẳng phải là cái gì, mà nói hư không chẳng thiếu kém, là đem ý của mình vô, thì phải ở trong mở mắt chiêm bao. 

Ra ngoài mở mắt chiêm bao tức là kiến tánh. Chưa kiến tánh, có nói gì cũng chẳng đúng; vì ý của mình đã có hai chữ cho là)

8 - LƯƠNG DO THỦ XẢ, SỞ DĨ BẤT NHƯ

Dịch

Bởi do thủ xả, cho nên bất như (như là đúng như tự tánh) 

Lời khai thị:

Tổ Tiến Phước gặp người hỏi cái gì, thì trả lời: “Đừng có vọng tưởng”. Suốt đời Ngài, mấy chục năm gặp người hỏi, cũng trả lời: Đừng có vọng tưởng. 
Có người hỏi Triệu Châu: Con chó Phật tánh không?
Triệu Châu trả lời: Vô (không).
Hiện giờ người học thiền ở Nhật Bản tham chữ “vô”.
Tuyết Phong ném con ba ba ở Nam sơn. Vân Môn đánh chết cá lý ngư Đông hải. Hưng Hóa đi dự trai tăng trong thôn làng, vào trong cổ miếu tránh gió bão. Đơn Hà thiêu Phật gỗ, làm cho Viện chủ rụng lông mày… những việc kể trên, đã nghi chết biết bao đại trượng phu (có ý cái nghi tình lên đến tột đỉnh).
Trời lạnh, Đơn Hà đem tượng gỗ đốt lấy hơi ấm, Viện chủ thấy vậy nói: Khùng điên sao đem Phật của tôi đốt?
Đơn Hà trả lời: Đốt tìm xá lợi.
Viện Chủ nói: Phật gỗ làm gì có xá lợi?
Đơn Hà nói: Phật này không có thì lấy Phật khác.
Viện Chủ đâu biết, đó là cơ xảo của Tổ, cho nên ngay đó lông mày rụng hết. Việc này làm cho thiên hạ phát nghi tình, nghi chết biết bao đại trượng phu thì mới được kiến tánh.
Chư Tổ làm việc gì cũng làm cho người ta phát nghi tình. Nghi là nhân, ngộ là quả. Nên nói: Đại nghi đại ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ, bất nghi bất ngộ.

Lời nghĩa giải:

Tâm này đã tròn như hư không, thì không có thiếu tướng nào nên tất cả đều như. Nếu người ở trong các pháp dơ dáy, trong sạch; có tâm lấy dơ dáy, bỏ trong sạch hay lấy trong sạch, bỏ dơ dấy thì đã bất như; tức là có phân biệt lọt vào tương đối của nhất niệm vô minh, không phải đúng như bổn lai bản tâm.

Tịch nghĩa giải:

Nếu bậc Tu sĩ tham học chơn chánh, thấy những người này liền phun nước miếng vào mặt, chẳng phải tánh nóng (tức là những người đó nói bậy, dù có lý cao siêu cùng tột, cũng phun nước miếng vào mặt họ)ï. 

Vì con rồng vẽ đâu có thể làm mưa được (tại sao? Chỉ có rồng chân thật mới làm mưa. Hành giả tham thiền muốn hiện ra tâm chân thật, mà chỉ nghe, suy nghĩ để nói ra, giống như con rồng vẽ làm mưa).

Kệ kết thúc:

Hai việc thủ xả đã bất như,
Con trâu ai dám con gọi lừa.
Bản thể kim cang khắp pháp giới,
Cũng là dưới hàm  trồng lại râu.
(Bản thể diệu tâm cùng khắp pháp giới như kim cang cứng chắc, không có thể bị tổn thương lay động.
Râu tự mọc làm sao trồng được! Nếu cho  bản tâm cứng như kim cang là trồng lại râu, hay nói lý cao nhất cũng là trồng lại râu).

9 - MẠC TRỤC HỮU DUYÊN, VẬT TRỤ KHÔNG NHẪN

Dịch 

Đừng theo nơi có, chớ trụ nơi không.

Lời khai thị:

Vạn vật lăng xăng con người ngu độn, lìa tướng lìa danh, có ai không hiểu. Vì sao Đạt Ma phân da phân tủy, Lâm Tế lập chủ lập khách, làm cho con cháu lăn lộn tìm!

 (Tổ Đạt Ma muốn xét môn đồ, để biết trình độ của mỗi người đến mức nào. Tất cả môn đồ đều trình cái hiểu của mình. Có người trình xong Tổ cho là được da của tôi, thêm một bước nữa thì được thịt của tôi. Cuối cùng đến Huệ Khả đi ra không nói gì cả, thì Tổ nói “được cái tủy của tôi”. Rồi truyền pháp cho Huệ Khả làm nhị Tổ. Bởi vì không thể nói được, nói ra là không đúng).

Lời nghĩa giải:

 “Đừng theo nơi có, chớ trụ nơi không”. Có với không đều như huyễn, khởi tâm chấp trước thì thủ xả tranh nhau (chấp có là thủ, chấp không là xả; có thủ có xả đều không được).  Một niệm chẳng sanh thường ở trung đạo là đạo nhân giải thoát (tức là không lấy không bỏ, không cho là có, không cho là không có, không sanh niệm nào thì ở trong trung đạo là đạo nhân giải thoát).

Tịch nghĩa giải:

Theo nghĩa giải ở trên, ngài Trung Phong cho là sai lầm. Đợi ngươi biết là giải thoát đã lọt ngoan không rồi (vì cái biết “giải thoát” thuộc phạm vi tương đối của ý thức, mà ý thức do chúng sanh điên đảo tạo ra. Như Phật đã phủ nhận trong kinh Bát Nhã rằng “vô nhãn, vô nhĩ, vô tỷ, vô thiệt, vô thân và vô ý thức”.

Nếu là bậc ngộ tâm chân thật, tức hiện ra bản thể trống rỗng, cùng khắp không gian thời gian, đâu có pháp đối đãi hữu và vô để dung nạp. Hữu duyên và không nhẫn là do tình thức của chúng sanh bày đặt ra. Ở nơi Tự tánh bình đẳng, đã không có pháp hữu vô để phân biệt, thì hữu tức là vô vậy).

Kệ kết thúc:

Đừng theo nơi có, còn là dễ,
Chớ trụ nơi không mới thực khó.
Hai đầu khó dễ đều chấm dứt,
Tổ đình y xưa chẳng dính dáng.

(Ở nơi tình thức phân biệt, không lọt vào có thì cũng lọt vào không; không lọt vào không cũng lọt vào có, chỉ có nghi tình thì có và không đều chẳng biết. Đã chẳng biết thì không bị có và không dính mắc. Vậy làm gì có khó dễ ư! Đến đây gặp nhân duyên, ồ lên một tiếng thì tình thức tan rã, Tổ đình vẫn y xưa).

10 - NHẤT CHỦNG BÌNH HOÀI, DÂN NHIÊN TỰ TẬN

Dịch 

Trọn một bình đẳng, tuyệt nhiên tự sạch.

Lời khai thị:

 Đạo tràng chẳng động, pháp vốn vô sanh (tất cả đều nói bản tâm. Bản tâm không có số lượng, không có hình tướng, giống như hư không nên nói chẳng động. Chẳng động là vô thỉ vô sanh, không có sự bắt dầu và không có sự cuối cùng; tức là vốn không có sanh khởi, tất cả đều tự nhiên), nên nói: Trăng sáng thấu song cửa, gió mát đầy bình phong (thì vũ trụ vạn vật y như cũ).

Chỗ có Phật chẳng được trụ (nghĩa chữ ‘Phật’ là giác ngộ, vì đối với mê. Tâm của mình không có tương đối, vốn không có mê ngộ. Nếu còn ngộ tức là còn mê. Cho nên, ngộ cuối cùng thì cái ngộ cũng tan rã. Thiền tông gọi là đại tử đại hoạt, cũng nói là đồng như chưa ngộ. Nếu ngộ rồi còn ôm cái ngộ, thì vẫn còn mê. Thiền tông gọi là tiểu tử tiểu hoạt, tức chưa ngộ cuối cùng).

 Chỗ có Phật chẳng được trụ (không trụ chỗ ngộ). Dùng sắt gói tim đèn (chuyện này không thể xảy ra). Chỗ không Phật chạy mau qua (không chấp có Phật, cũng không chấp không có Phật). 

 Bông đẹp trải gấm lụa (bông đẹp trải gấm lụa là việc thừa, tức là mọi việc sẵn sàng tự nhiên; không thêm không bớt, không xấu không đẹp; tất cả hình tướng, số lượng đều không thật có).

 Ngoài ba ngàn dặm tìm bông hái, mười phương hư không đều tiêu mất (là hình dung bản tâm, không có số lượng, không có hình tướng, không thể tiếp xúc. Nói ba ngàn dậm tìm bông hái, làm sao có! Đã ngộ thì không chấp hư không, nên nói: Mười phương hư tiêu mất).

 Dễ thương lượng, khó định chuẩn (nếu định chuẩn thì có lý, cao nhất là chân lý; đã lập chân lý thì có giả lý là có nhị, cũng là pháp tương đối. Bản thể diệu tâm không có tương đối, không có chân giả, không có tiêu chuẩn. Mặc dù nói dễ thương lượng, nói cái gì đó… thì nói được. Nhưng thật tế không có tiêu chuẩn, không có định chuẩn, không có số lượng, không có hình tướng. Vậy làm sao lục căn tiếp xúc được? Lấy cái gì tiêu chuẩn để làm chân lý?).

 Trâu sắt ở đáy biển ăn roi sắt (chuyện này không thể có). Bên đầu trăm cỏ gió lạnh lùng (tức là mọi thứ đều như cũ, không đem ý mình vô mọi sự vật. Như cuộc sống hàng ngày, ăn cơm thì ăn cơm, mặc áo thì mặc áo, nói năng tiếp khách thì nói năng tiếp khách. Cái gì vẫn y như cũ, đừng lấy ý của mình cho là phải hay không phải, cho là hợp lý hay không hợp lý.

Mục đích tham Tổ Sư thiền là muốn mình chấm dứt 2 chữ “cho là”, tức ngưng tác dụng của bộ óc, để cho cái biết khắp không gian, khắp thời gian của tự tánh hiện ra).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Trọn một bình đẳng, tuyệt nhiên tự sạch”. Người nghĩa giải cho rằng: Tình chấp thủ xả đã sạch, tri kiến thánh phàm không nơi nương tựa, tự nhiên tất cả đều bình thường, tất cả chỗ tịch diệt.

(Nghiệp chướng, phiền não, đau khổ… những danh từ này là phàm phu. Bát nhã, bồ đề, giải thoát… những danh từ này là bậc Thánh. Tất cả những danh từ trên đều là những sợi dây trói buộc. Nghiệp chướng, phiền não, đau khổ… là sợi dây bằng bố. Bồ đề, bát nhã, giải thoát… là sợi dây bằng vàng. Dù vàng có quý, nếu chấp vào đó, cũng bị trói buộc. Tất cả tình chấp thủ xả đã sạch, tri kiến thánh phàm không nơi nương tựa, thì tự nhiên tất cả chỗ đều bình thường và tịch diệt).

Tịch nghĩa giải:

Dù nghĩa giải trên có cao tột; nhưng ngài Trung Phong lại nói: Ban ngày không ngủ, đừng nói mớ. Như nay mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, gọi cái gì là bình thường! 

(Tất cả vẫn y cũ; Thiền tông cần chứng ngộ, tiến đến chỗ thật tế. Chỗ thật tế không thể suy nghĩ đến. Suy nghĩ còn không đến, làm sao dùng danh tự lời nói để diễn tả được!)

Kệ kết thúc:

Tuyệt nhiên sạch hết chẳng ngằn mé,
Bên đầu trăm cỏ mở chánh nhãn.
Sanh tử Niết bàn đều bóp nát,
Chẳng biết bình thường đặt nơi nào.
(Không còn cái gì để trong tâm, tâm này như hư không, không ngằn mé. Không có ngằn mé làm sao lấy ý thức giải thích được!

Người chứng ngộ mở chánh nhãn, mở chánh nhãn thì không có nhãn. Thiền tông có câu: “Thường nghe khi chưa nghe” là đối với lỗ tai, “thường thấy khi chưa thấy” là đối với con mắt. Bởi vậy, Tự tánh như hư không, tất cả đều đang thấy đang nghe; không phải nghe thấy của lục căn.

Như cảm giác của lớp da, luôn luôn cảm giác khắp cơ thể; có tiếp xúc nó cũng có cảm giác, không tiếp xúc nó cũng có cảm giác. Đánh cho nó đau thì nó biết đau, làm cho nó ngứa thì nó cũng biết ngứa. Lúc không tiếp xúc thì nó biết không tiếp xúc, lúc nóng nó biết nóng, lúc lạnh thì nó biết lạnh, lúc không nóng thì nó biết không nóng, lúc không lạnh thì nó biết không lạnh.

Cái biết lớp da luôn luôn biết; chẳng phải có tiếp xúc thì mới biết, không tiếp xúc thì không biết. Có tiếp xúc nó vẫn biết, không tiếp xúc nó vẫn biết. Nếu không biết làm sao biết không tiếp xúc!

Tâm mình cũng vậy, không phải thấy cho là thấy, nghe cho là nghe; cái dùng của nó, mình không dùng nó vẫn dùng. Như cảm giác lớp da, mình không dùng, nhưng nó vẫn dùng; chứ chẳng phải mình dùng nó mới dùng. Cho nên số lượng không hạn chế được. Như: Bên đầu trăm cỏ là số lượng.

Chánh nhãn không cần thấy mà thấy, vì cái thấy luôn luôn cùng khắp thời gian. Không phải dùng con mắt xem mới thấy. Vì thấy nghe đều sẵn sàng. Như cái biết lớp da luôn luôn sẵn sàng. Tiếp xúc một chỗ nó cũng biết, mười chỗ đồng thời tiếp xúc nó đồng thời biết mười chỗ, một trăm chỗ đồng tiếp xúc nó đồng thời biết một trăm chỗ. Nếu bớt đi một chỗ nó biết bớt đi một chỗ. Vì cái biết đó sẵn sàng, không phải không tiếp xúc mà bị gián đoạn. Cho nên, sự thấy nghe của Tự tánh không bao giờ ngưng dứt. 

Như mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng, chứ không có ngưng chiếu. Khi mây đen và quả đất che khuất, không thấy ánh sáng; không phải mặt trời không chiếu ánh sáng. Dụng của bản tâm cũng vậy, luôn luôn cùng khắp không gian thời gian, nó không bao giờ ngưng. Hiện giờ mình làm cho nó ngưng, nhưng sự thật nó không ngưng; mà người ta không biết, cứ cho mắt xem mới thấy, dùng tai mới nghe. 

Nếu vậy, tất cả đã sẵn sàng rồi. Không phải có sanh tử rồi hết sanh tử mới chứng Niết Bàn. Sanh tử và Niết Bàn là pháp đối đãi. Bản tâm không có đối đãi, nên nói: Sanh tử và Niết Bàn đều bóp nát. 

Do tâm mình chấp nên có sanh tử và Niết Bàn. Sanh tử và Niết Bàn đều bóp nát, gọi cái nào bình thường hay không bình thường! Vậy bình thường đặt ở nơi nào? Có bình thường thì có không bình thường cũng là pháp tương đối vậy.

Theo lời nói của Tam Tổ mà giải nghĩa thì xa với thật tế. Ý của Tam Tổ muốn mình chứng ngộ, cần phải tham thiền đến chỗ kiến tánh được  thấy chỗ thật tế. Nếu chưa ngộ mà đuổi theo lời nói, để giải thích là sai lầm, không đúng thật tế).

11 - CHỈ ĐỘNG QUY CHỈ, CHỈ CÁNH DI ĐỘNG

Dịch 

Ngăn động trở về tịnh, tịnh ấy càng động thêm.

Lời khai thị:

Nói quanh lao học danh tướng, nói thẳng chẳng có dài dòng (lời nói của mình không nói trực tiếp, nói từ xa đến gần gọi là nói quanh. Nhưng nói chuyện phải dùng danh tướng để nói, phàm có lời nói là lao nhọc danh tướng. Nếu nói thẳng chẳng có dài dòng, mặc dù chẳng có dài dòng cũng là lời nói. Nói quanh hay nói thẳng đều không có dính dáng đến thật tế).

 Nói quanh tạm gác một bên, thế nào là nói thẳng? Trương Tam ăn gậy sắt, Lý Tứ chịu đớn đau (người này bị đánh, người kia chịu đớn đau, đâu có việc này!).

 Người sống vào quan tài, người chết đi đưa đám; Quan Âm mất hết thần thông, lại bị con nít chọc ghẹo (những chuyện này không thể xảy ra). Nói thẳng tạm gác một bên, nói quanh là thế nào? (Người ta thường nói thẳng nói quanh, nên lao nhọc danh tướng là bị trói buộc).

 Hoa giác ngộ phải trồng nơi Tự tánh (tức là cần phải tu giác ngộ nơi Tự tánh, mới đến chỗ thật tế. Chỗ thật tế không thể nói quanh nói thẳng được). Hạt giống Phật nên theo trên Tâm địa (Tâm giống như đất, muốn trồng hạt giống Phật, phải trồng trên Tâm địa; tức là do tâm mình tự chứng ngộ mới được).

Lời nghĩa giải:

 Chân tâm trạm nhiên luôn luôn bất động, xưa nay lưu chuyển đều do vọng kiến (nghĩa là mình lưu chuyển trong lục đạo đều do vọng kiến mà ra). Vậy động đã là vọng, tịnh cũng là vọng; nếu dùng vọng để ngăn vọng, giống như ôm củi chữa lửa, chỉ thêm cháy mạnh (làm sao chữa cho nó tắt được!).

 Lấy lời Pháp sư Tăng Triệu dẫn chứng rằng: “Muốn tìm chỗ bất động, đâu phải buông động để cầu tịnh, ắt phải cầu tịnh ở nơi động. Vì cầu tịnh ở nơi động, dù động mà thường tịnh, chẳng buông động để cầu tịnh, dù tịnh mà chẳng lìa động”. 

(Sự thật sống trên đời, cái gì cũng động, chứ chẳng phải tịnh. Có nói tịnh thì tịnh đó cũng ở trong động; như bây giờ mình ngồi yên một chỗ thật tịnh trên quả đất, nhưng sự thật nó đang động của quả đất quay xung quanh mặt trời.

Nhà khoa học tính trái đất quay 180.000 km/g. Vậy làm sao thấy được tịnh! Nhưng mình lại thấy tịnh.  Tất cả vật chất, như cái bàn đang tịnh tức không động; nếu dùng kính hiển vi gấp mấy ngàn lần, thấy các hạt nguyên tử  đang  chuyển động. Vì tất cả vật chất đều do các nguyên tử hợp thành; mỗi nguyên tử ở giữa có một trung tử, xung quanh có nhiều điện tử đang xoay ngày đêm không ngừng, không có sự bắt đầu và cuối cùng.

Như vậy cái bàn này đang tịnh, nhưng sự thật nó cũng đang động.  Tất cả nói tịnh là tịnh ở trong động, mà nói động là động ở trong tịnh. Sự thật chẳng phải động tịnh; động tịnh là do cảm giác suy nghĩ của vọng tâm, tất cả đều là vọng. Thật tế bây giờ cũng vậy, động chẳng lìa tịnh, tịnh chẳng lìa động).

 Thế thì, động chẳng tướng động, tịnh chẳng tướng tịnh (như thấy cái bàn đang tịnh, sự thật nó đang động. Vậy nói tướng động không đúng, tướng tịnh cũng không đúng).

Trong kinh nói hai tướng động tịnh rõ ràng không sanh (nhiều nguyên tử hợp tác thành cái bàn này, mỗi hạt nguyên tử, trung tử, điện tử, nó đang xoay ngày đêm không ngừng. Vậy sức động từ đâu ra? Tại sao nó có sức xoay hoài vậy?

Muốn chiếc hon da chạy cần phải có xăng đốt cho nóng, rồi nó chạy mới có sức động. Hạt nguyên tử rất nhỏ, con mắt mình không thấy được, phải dùng kính hiển vi mới thấy. Hiện nay nó đang động do sức ở đâu? Nhà khoa học không tin ở tâm, vì không tiếp xúc được. Phật nói “tất cả đều do tâm tạo”, là do sức của tâm.

Trong Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ nói rõ: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà tâm của các ông động”. Mặc dù mình thấy gió động, phướn động; nhưng tâm của ông động gió mới động, tâm của ông động phướn mới động. Hiện nay người ta không tin như vậy. Phật pháp là tin tự tâm và hiện ra cái dụng của tâm.

 Bởi vì rõ biết động tịnh đều là cảnh vọng, các vọng đã tiêu thì hai tướng đâu còn (đây cũng là lời nói, chứ thật tế thì chẳng phải vậy. Cho nên ngài Trung Phong phủ nhận dưới đây).

Tịch nghĩa giải:

 Thôi thôi! Động là núi bạc, tịnh là vách sắt. Nếu chưa từng đập nát mà muốn kia không sanh thì còn cách xa quá (nay mình thấy rõ ràng, không thấy tịnh thì phải thấy động, không thấy động thì thấy tịnh. Cuộc sống hàng ngày bị chi phối, làm sao ngưng được?).

Kệ kết thúc:

Ngọn lửa đâu cho ruồi muỗi đậu,
Lưỡi kiếm đâu cho thân trần đụng. 
Nhà kín Đạt Ma không cửa nẻo, 
Nắm tay lôi kéo chẳng ai vào.
(Ngọn lửa làm sao ruồi muỗi đậu được! Là thí dụ động tịnh không rời khỏi nhau.
 Lưỡi kiếm rất bén, nếu không mặc áo mà đụng nó thì phải bị thương.

Pháp môn tham thiền như nhà kín Đạt Ma. Tổ Đạt Ma từ Aán Độ sang Trung Quốc truyền pháp môn Thiền tông, rồi truyền sang Việt Nam, Hoa Kỳ. Nhà kín không cửa nẻo làm sao vào? Nếu người quyết tử  muốn vào cũng không khó, có thể một sát na mà vào, nhưng người ta khó tin. Dẫu có tin, nhưng còn thực hành khổ cực, e chịu không nổi! Tuy nhà kín không cửa, trong đó rất tốt, nhưng nắm tay lôi kéo chẳng ai chịu vào).

12 -  DUY TRỆ LƯỠNG BIÊN, NINH TRI NHẤT CHỦNG

Dịch 

Hễ kẹt hai bên, đâu biết vốn một.

Lời khai thị:

 Nhìn thẳng nhìn trái, đông nổi tây lặn, ló ra đầu búa không lỗ, đập lũng đáy thùng sơn đen (hiện giờ ai cũng có Phật tánh, nhưng dùng không được, như đầu búa không lỗ. Thùng sơn đen trong đó đen tối mịt mù; người kiến tánh gọi là đập bể đáy thùng sơn đen. Thùng sơn đen bị đập bể thì ánh sáng lọt vào trong đó).

Chân nhân vô địa vị (là bản tâm của mình, không có số lượng, không hình tướng, không địa vị), bạt tai núi Tu di một cái, khiến cho Bồ tát Hư Không Tạng đứng giữa ngã tư đường chấp tay nói rằng: Cúi xin trân trọng! (Chư Tổ trong Thiền tông khai thị xong, cuối cùng nói 2 chữ trân trọng, như người ta gặp nhau nói mạnh giỏi).

 Tại sao những việc trên như thế! (Chưa kiến tánh, những việc trên không thể biết được, đến khi kiến tánh mới biết được. Nếu dùng lục căn tiếp xúc để đoán mò, khác chi lấy vọng để trừ vọng, tìm được cũng là vọng. Vì sao? Bên mặt là vọng, bên trái cũng là vọng; dẫu cho thành một cũng là vọng. Vì có một nên có hai có ba).

Lời nghĩa giải:

 Lưỡng biên thì 2 tướng động tịnh, nhất chủng là toàn thể không khác. Đây là lời giải thích 2 câu trên, phải biết động tịnh nhị biên, vọng thì cùng vọng, chân thì cùng chân, đâu có 2 thứ.

(Theo thật tế hàng ngày, tất cả đang động tịnh, cũng không phân biệt động tịnh. Như mình ngồi đây nói là tịnh, nhưng quả đất đang xoay là động thì đâu có 2 thứ. Ở trên giải thích nghĩa rất cao tột, nhưng lý cao cũng là danh từ lời nói, không phải thật tế. Cho nên, ngài Trung Phong còn phải phủ nhận).

Tịch nghĩa giải:

 Im đi! Im đi! Đừng đem kiến giải vô dụng đã học được, để chôn vùi chân tâm của Tổ sư. (Tam Tổ làm Tín Tâm Minh này, ý là muốn chúng ta ngộ thật tế, chứ không phải đàm luận nghĩa lý. Đàm luận nghĩa lý cao siêu như đem kiến giải vô dụng, để chôn vùi chân tâm của Tổ vậy).
Kệ kết thúc:

Thị nhất chủng hay phi nhất chủng,
Thị phi hết chấp có ai biết.
Chớ đem đá rêu xanh trong tuyết,
Cho là cò trắng đứng dưới sông.
(Thị phi là tương đối, cho là nhất chủng hay là chẳng phải nhất chủng cũng là thị phi.
Phải kiến tánh mới biết, chưa kiến tánh thì không biết.
Tuyết là màu trắng không sanh ra đá rêu xanh được. Bởi vậy việc không có, nếu nói ra cũng là việc không có; giải thích lý cao tột cũng là việc không có, như cho là cò trắng đứng dưới sông).

13 - NHẤT CHỦNG BẤT THÔNG, LƯỠNG XỨ THẤT CÔNG

Dịch 

Vốn một chẳng thông, đặt ra hai chỗ là uổng công.

Lời khai thị:

 Nhận nai là ngựa, nhận lu là chuông, xưa nay đem sai lầm chiều theo sai lầm (cuộc sống hàng ngày đều sai lầm, vì qua bộ óc nhận biết đều sai lầm. Cho nên Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý”. Không phải không có lục căn, lục căn nhận biết đều không thật; tức là đem sai lầm chiều theo sai lầm, chẳng khác nào đem hư không lấp hư không. Hư không trống rỗng đâu có nghĩa lý gì!).

 Ngồi thiền rách năm ba cái bồ đoàn, khi ngộ vỗ tay cười to; đi tham vấn các nơi, gẫy bảy tám cây tích trượng, mặt mày hớn hở quét sạch bệnh chấp Phật, Tổ. Diệt mất Thiếu Lâm tông (tức là không chấp Thiền tông). Lò rèn lâu năm lửa vẫn hồng.

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Vốn một chẳng thông, thì đặt ra chỗ là uổng công”. Một số Thiền giả bày đặt rằng: 2 câu này kết trước dẫn sau, nói kết trước là hiển bày chân lý vốn 1; nói dẫn sau là trách cái vọng của có và không vậy.

(Nhưng thật tế không thể nói vốn 1. Nếu có 1 thì phải có 2, 3… cho đến muôn ngàn, 1 là số bắt đầu. Tâm mình vốn không có con số tức là không có số lượng. Cho nên vốn 1 cũng chẳng phải. 1 còn chẳng phải huống là 2. Có và không là 2. Theo văn giải nghĩa rất cao siêu, nhưng ngài Trung Phong cũng phủ định).

Tịch nghĩa giải:

 Nếu là Nạp Tăng chân thật (theo truyền thống xưa, Tu sĩ lượm các vải vụn rách kết thành chiếc áo để mặc gọi là nạp y, tự xưng là Nạp Tăng), dù nói 1 nói 2, câu nào cũng quy về Tự tánh, lời nào cũng ứng dụng (người đã chứng ngộ không chấp 1 không chấp 2. Vì theo thế lưu bố tưởng, nghĩa là theo thế gian đã lưu hành thì phải theo như vậy. Nhưng người thế gian nói 1 chấp 1 là thật, nói 2 chấp 2 là thật; tức là người chứng ngộ dùng lời nói để độ chúng sanh). 

Nếu chẳng như thế nói 1 thì đã lọt vào hang ổ rồi, huống là 2 ư! (Kinh Đại Niết Bàn nói “phàm phu ở trong thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, bậc thánh chỉ có thế lưu bố tưởng không có trước tưởng”. Trước tưởng là điên đảo tưởng, không trước tưởng là không điên đảo tưởng).

Kệ kết thúc:

Nói một xưa nay không chỗ để,
Nói hai đâu có chỗ lập công?
Chỉ vì bà mẹ dặn quá kỹ,
Liên lụy vợ tôi chấp thấy nghe.
(Nếu chấp thật thì 1 cũng không có chỗ để.
 Nói hai đâu có chỗ lập công, có công gì để uổng đâu!
Hai câu cuối là diễn tả con dâu có hiếu đối với mẹ chồng. Bà mẹ dặn sao con dâu làm vậy. Chấp cái thấy nghe cho là thật. Sự thật cuộc sống hàng ngày, thấy là bị con mắt lừa gạt, nghe là bị tai lừa gạt. Tất cả đều không đúng với thật tế, là hiểu biết sai lầm của bộ óc, mà người nào cũng cho là thật. Cho nên cần phải tham thiền để chứng ngộ, rồi tự mình chứng tỏ).

14 - KHIỂN HỮU MỘT HỮU, TÙNG KHÔNG BỘI KHÔNG

Dịch

Trừ bỏ có thì kẹt nơi có, đuổi theo không lại trái với không.

Lời khai thị:

Đầu chánh đuôi chánh, tâm không mắt không, gặp nhau trong đường hẹp chỗ nào nói bậy cũng trúng (lời nói 1 không chấp là 1, lời nói 2 không chấp là 2). 

Cây bách trước sân của Triệu Châu cắt đứt một dòng suối thế gian (tức là các vọng tưởng của thế gian ngay đó cắt đứt thì được ngộ. Không cắt được mà theo nghĩa lý để giải thích, nên không thể chứng ngộ).

 Cái bánh sắt có nhân của Đông Sơn, bóng nước bầu trời hiện cây tùng (lời của Tổ sư rất vô lý, vì nó vô lý không thể giải thích, tác dụng để cắt đứt nguồn suối ý thức vọng tưởng thế gian. Nói bánh sắt có nhân cũng là việc vô lý. Bóng nước bầu trời hiện cây tùng. Cây tùng ở dưới nước chỉ là cái bóng).

Voi lớn không đi đường con thỏ, sư tử đâu chịu giẫm dấu chồn (tức là người giác ngộ không đuổi theo lời nói của Phật, Tổ. Sư tử và voi lớn dụ cho tự tánh. Thiền tông có câu: “Hàn Lư trục khối, sư tử giảo nhân”. Nghĩa là chó mực ở nước Hàn rất thông minh, có người quăng ra cục xương, dù nó thông minh, nhưng vẫn chạy đuổi theo cục xương mà cắn. Còn con sư tử không màng đến cục xương, mà cắn ngay người quăng ra cục xương. 

Người đó dụ cho Tự tánh, cục xương dụ cho lời nói của chư Phật chư Tổ. Nếu đuổi theo lời nói của chư Phật chư Tổ, bị mắng là con chó thông minh. Còn theo lời nói, mà phát hiện ngộ được Tự tánh mới là con sư tử. Đường con thỏ, dấu chồn cũng như cục xương vậy).

Lời nghĩa giải:

“Trừ bỏ có thì kẹt nơi có, đuổi theo không lại trái với không”. Những người đuổi theo lời nói giải rằng: Có là vọng có, mà trừ nó thì kẹt; không vốn tự không, do muốn đuổi theo nên trái. Có là cái có của nhà không; không là cái không của nhà có. Không nhờ có mới hiển, có nhờ không mà bày; vì hiển nên toàn không mà có, vì bày nên toàn có là không. Có và không dung nhiếp với nhau chẳng sai, tương đối lẫn nhau mà chẳng khác. Do đó được biết, trừ nó hay theo nó đều là vọng. 

Nghĩa giải này, tuy là lý cao siêu, nhưng ngài Trung Phong cũng còn phủ nhận.

Tịch nghĩa giải:

 Sư tử cắn người, đâu chịu đuổi theo cục xương (theo chuyện ở trên, con sư tử không chạy theo cục xương, mà lại cắn người. Con chó mới đuổi theo cục xương). Vậy người y văn giải nghĩa, còn không bằng con chó đuổi theo cục xương nữa, mà muốn nó rống lên chụp người ném cục xương ấy, thì đâu có thể được! (Tức là lời nói của chư Phật, Tổ là muốn mình không hiểu nghĩa lý, mà muốn nơi tự tâm chứng ngộ gọi là kiến tánh thành Phật).

Kệ kết thúc:

Chỉ vì lá bùa dán quá cao,
Giữ cửa vẫn bị quỷ thần vào.
Đâu bằng ở dưới thềm nhà lá,
Suối, mây, trăng, núi làm bạn nhau.
(Ở bên Tàu, mỗi nhà có dán lá bùa trên giữa cửa… vì dán cao nên bị quỷ thần vào.

Hai câu cuối là hình dung người đã kiến tánh ở đâu cũng được, ở nhà lá ở rừng núi có suối, có mây có trăng làm bạn, tự nhiên thông thả tự do tự tại; đâu có cần dán bùa giữ cửa làm chi! Hiện giờ mình sống lo này lo kia là tự mình làm khổ mình, cũng như dán bùa ở cửa thì đâu có được!).

15 - ĐA NGÔN ĐA LỰ, CHUYỂN BẤT TƯƠNG ƯNG

Dịch 

Nói nhiều lo nhiều, càng chẳng tương ưng.

Lời khai thị:

Như nước vào nước, như gương soi gương (đây là hình dung bản tâm của mình bất nhị). Tẩy được pháp trần lại kết thành kiến bệnh (vốn không có pháp trần để tẩy, vì chấp có pháp trần, nên dùng tâm để tẩy. Nếu  có pháp trần để tẩy thì trở thành kiến bệnh tức là bị kiến giải. Diệu tâm vốn không có tri kiến, chấp có pháp trần, rồi sợ ô nhiễm mới tẩy sạch nó, thì trở thành kiến bệnh, không phải bổn lai vốn không có tri kiến).

 Làm cho chư Phật không nhà để về, lịch đại Tổ sư không có đạo để chứng (mục đích tu kiến tánh thành Phật, cứ chấp theo kiến giải thì thành kiến bệnh, làm cho tam thế chư Phật [tam thế là quá khứ, hiện tại, vị lai] không có nhà để về. Hiện giờ chúng sanh không biết đường về. Pháp tham thiền là đường về nhà. Muốn về quê nhà thì phải chứng ngộ).

Vì thương xót quan tuần mù mắt, phải xem số mạng cho Không Vương (Quan tuần phải có mắt, nếu mù mắt thì sao đi tuần được? Hiện tại chúng ta sống trong thế gian, làm chuyện này chuyện kia, giống như quan tuần mù mắt vậy. Tánh không chẳng có hình tướng chẳng có số lượng, gọi là Không Vương. Như số mạng Không Vương của mình bị mất, muốn hiện Không Vương phải tham thiền).

Đêm khuya lật bàn quẻ ra xem, hư minh lạnh lẽo tự soi nhau (xem số mạng cho Không Vương, như đêm khuya không có ai, mà lật bàn quẻ xem số mạng. Cho nên nói: Nói nhiều lo nhiều, càng chẳng tương ưng).

Lời Nghĩa giải:

Người nghĩa giải cho rằng: Nói nhiều cách đạo càng xa. Lại nói: “Diệu tâm rỗng nhiên chiếu soi, lấy tịch lặng của bậc Thánh làm tông”. Còn dẫn chứng Tổ Đạt Ma dạy: “Ngoài dứt các duyên, trong không nghĩ tưởng”. Ngoài dứt các duyên thì quên lời nói, trong không nghĩ tưởng thì hết niệm lo.

(Tịch lặng của bậc Thánh là lìa đối đãi động tịnh. Thanh tịnh tự tánh lìa nhị biên. Đãõ lìa nhị biên thì động tịnh hai tướng chẳng khác, thì diệu dụng của Diệu tâm rỗng nhiên chiếu soi cùng khắp không gian và thời gian. Sở dĩ, sự chiếu soi của Diệu tâm bị mất hay không cùng khắp, đều do có sự chấp trước của lục căn, nên có câu: Nói nhiều lo nhiều, cách đạo càng xa.

“Ngoài dứt các duyên trong không nghĩ tưởng” của Tổ Đạt Ma. Đây quá trình tu đến mức cuối cùng, đến chỗ vô tâm tức là chân tham. Vô tâm không cho hữu tâm biết, cảnh giới này không có niệm nào khởi lên, thì đâu có nghĩ tưởng; trong Thiền tông gọi là thoại đầu, cũng là tận cùng của ý thức; cần phải tiến qua một bước nữa lìa khỏi ý thức, đưa đến kiến tánh thành Phật).

Tịch nghĩa giải:

Tuy kiến giải trên rất cao siêu, nhưng ngài Trung Phong lại phủ nhận rằng: Người dẫn chứng như thế rồi, vậy có tương ưng với Tự tánh hay chưa? (Bởi vì lời nói là lời nói, muốn tương ưng phải tự ngộ mới được. Lời nói làm sao tương ưng?) Nếu chưa, thì nói chi ngôn ngữ này nọ! (Nói cách nào cũng là lời nói, nói lý cao siêu cũng không có ích).

Kệ kết thúc:

Do lời hiển đạo, đạo quên lời,
Quên đến không lời cũng vọng truyền.
Thị phi thoát ra ngoài lời nói,
Hư không chẳng miệng biết nói thiền.
(Muốn hiển bày cái đạo thì phải có lời nói. Nhưng đạo đó phải quên lời nói, mới có đạo được; nếu có lời nói thì không có đạo.
Quên đến không lời nói cũng vọng truyền, vì đâu có cái gì mà để quên; có cái gì để quên tức là có cái gì thật để quên, đã là có tâm chấp rồi.  Dẫu cho quên hết không lời cũng là vọng.

Thị là đúng, phi là sai, thoát ra ngoài lời nói. Hư không đâu có miệng nhưng mà biết nói thiền. Hư không này chẳng có nghĩa lý gì, nhưng tham thiền cũng phải nhờ cái hư không này. Vũ trụ vạn vật, núi sông, đất đai, nhà cửa, cây cối … tất cả được ứng dụng đều nhờ cái không này. Nếu chẳng có cái không, thì chẳng thể hiển bày cái dụng.

Hiện tại chúng ta tham thiền cũng nhờ cái không này; tuy rằng hư không chẳng có nói thiền, nhưng tất cả đều do tâm mình.  Hư không tức là tâm mình trống rỗng, tất cả đều phải nhờ nó.  Cho nên Kinh Hoa Nghiêm nói “tất cả đều do tâm tạo”.  Sự thật tâm không có tạo, nhưng vạn vật đều ở trong hư không, mà từ hư không sanh ra, tức là tâm sanh ra, nên nói là tâm tạo). 

16 -  TUYỆT NGÔN TUYỆT LỰ, VÔ XỨ BẤT THÔNG

Dịch 

Bặt nói bặt lo, chỗ nào cũng thông.

Lời khai thị:

Đạo Ngô là một Tổ sư danh tiếng múa hốt, Ngài dùng cây hốt để độ đồ chúng. 

Có người hỏi Thạch Cũng về vấn đề gì thì ngài dùng cung để giương ra, cũng là vị kiến tánh triệt để có danh tiếng. 

Tây Hà Sư Tử là Tổ danh tiếng. Bây giờ, con cháu của Lâm Tế đều là con cháu của Tổ Tây Hà. 

Trường Sa Mãnh Hổ… ở đây nói ra chư Tổ.  Mỗi Tổ đều có cách đặt biệt riêng của mình, khiến cho người tham thiền ngay đó liền ngộ; ngộ không được thì không hiểu nên phải phát nghi.  Sau này do cái nghi đó mà được ngộ.  Cơ xảo của Tổ không dùng ý thức giải nghĩa; nếu giải nghĩa là nghịch ý của Tổ, cũng là phỉ báng Tổ. 

Chẳng những bây giờ tiếng tăm lừng lẫy, cho đến ngày nay gia phong vẫn còn lưu truyền (chư Tổ kiến tánh, trong lịch sử Thiền tông Trung Hoa có ghi. Thiền tông truyền sang Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn… ở Việt Nam, các cái tháp đều thuộc dòng Lâm Tế).

Đến dưới cửa Tổ sư phải khiến dấu chuột diệt mất. Tại sao như thế? Há chẳng nói: “Dùng nia đong gạo, khác với cái lít, bàn ủi nấu trà không giống cái ấm”. 

(Chư Tổ dùng cơ xảo đối với người tham học, khiến cho không còn dấu tích gì, bất cứ cái gì đều không có ý niệm. Tại sao như thế? Vì bản tâm không có ý niệm; nếu khởi lên ý niệm là khác với bản tâm). 

Cho nên nói: “Bặt nói bặt lo, chỗ nào cũng thông” (không có ý niệm thì không có lời nói và không có suy nghĩ. Nếu được như vậy thì không có chướng ngại, tất cả có chướng ngại là do có suy nghĩ của mình.

Chúng ta thường nói: “Tôi có nghiệp chướng phiền não nhiều quá”. Sự thật nghiệp chướng phiền não cũng tại nơi mình; bản tâm mình không có nghiệp chướng phiền não.

Dùng 2 chân để ví dụ cho tâm của mình; còn nghiệp chướng phiền não ở ngoài tâm tức là cái sở. Tâm là năng suy nghĩ, con đường gai gốc cứt sình là sở đi của 2 chân. Con đường gai gốc cứt sình dụ cho nghiệp chướng phiền não, 2 chân dụ cho tâm mình là năng đi. Tại 2 chân của mình ham đi con đường đó mới dính cứt sình, rồi cứt sình thúi quá phải rửa cho sạch. 

Như nói nghiệp chướng phiền não nhiều quá cần phải trừ. Cái đó ở ngoài tâm, tâm không có nghiệp chướng phiền não. Tại do suy nghĩ mới có. Nghiệp chướng phiền não là sở suy nghĩ, chứ không phải của tâm; như 2 chân là của mình, chứ con đường gai gốc cứt sình là không phải của mình). 

Lời nghĩa giải:

 Hoặc có người y văn giải nghĩa rằng: Bặt nói thì đường ngôn ngữ dứt, bặt lo thì chỗ tâm hành diệt (Tâm của mình luôn luôn không ngưng nghỉ, ngày đêm suy nghĩ mãi. Ban đêm suy nghĩ thì biến hiện ra nhắm mắt chiêm bao, ban ngày thì hiện ra mở mắt chiêm bao. Tất cả đều do tâm hành diệt). 

Nếu bặt nói bặt lo, thì tâm hành diệt, đường ngôn ngữ dứt, tịch mà chiếu; chỗ tâm hành diệt, chiếu mà tịch (đây là giải theo giáo môn).

Đến đây, Tổ Sư thiền và Như Lai thiền có thể xỏ chung một xâu. Cũng có cổ nhân nói: “Thôi đi, để cho khóe miệng lên meo, trên lưỡi mọc cỏ” (tức là không dùng cái miệng để nói. Tất cả đều không ngoài lý này).

Mặc dù, giải thích có lý cao tột, cũng là cái lý. Thật tế thì không có nghĩa lý. Cho nên ngài Trung Phong phủ nhận.

Tịch nghĩa giải:

Nếu đem lời Tam Tổ mà lãnh hội như thế! Như lời nghĩa giải trên đó, giống như đem nước đá để trên ngọn lửa hồng (nó tan hết). Như vậy không biết mắc cở!

Nếu quả thật như lời nói ấy, thì đâu cần Tổ sư từ Ấn Độ sang? (Mà cứ theo kinh thì được rồi, nhưng kinh là văn tự  lời nói; Thiền tông là giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, chỉ cần đến chỗ thật tế mới được).

Kệ kết thúc:

Bặt nói bặt lo đồng người gỗ,
“Khi nào thành Phật”, Vĩnh Gia chê.
Chưa ngộ trước lời thông huyền chỉ,
Đem một mảy lông ngăn thiết vi.

(Người gỗ thì không có nói. Người gỗ đâu thể thành Phật được, cho nên ngài Vĩnh Gia chê.

 Nếu chưa chứng ngộ trước khi chưa lời nói. Như tham thiền là trước khi chưa có lời nói, nếu chưa ngộ được như đem một mảy lông ngăn núi thiết vi).
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Ba tin Bung buoc tam so 15 tien trinh chet dao duc trong nep song nguoi phat tu nghiem tot Đổi Làng tùy luân hồi phần 2 ペット葬儀 おしゃれ bố thí Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão Mỗi 應 無 所 住 而 生 其 心 Thiền minh sát trong ứng dụng Cỏ chua thien hung 真言宗金毘羅権現法要 Hai người đồng tính có được xuất gia 不空羂索心咒梵文 Phật giáo mặt luÃƒÆ n Tết vui mà khỏe Thiên Vọng tương bai hoc tu cay nhang 白骨观 危险性 thùy Hiếu Cha thầy bat mật hÓi phÃp Mát ngũ giới Xa khổ mẹ Su 人生是 旅程 風景 Lạng đồng hồ sức khỏe và nếp sống nhà mot coi di ve trinh cong sÃƒÆ tuyen tap nhung danh ngon ve niem tin va nghi luc Bụt Đâu chỉ bạc hà mới chua Họa có nên uống rượu không 30 Lửa hoà họa phân tích phẩm phương tiện b truyê n ngă n 7 bước đến miền lần tức thiếu