Mục Lục
Lời Nói Đầu
Phần 01 đến Phần 06
Phần 07 đến Phần 16
Phần 17 đến Phần 26
Phần 27 đến Phần 36
Phần 37 đến Phần 44
Phần 45 đến Phần 50
Phần 51 đến Phần 57
Phần 58 đến Phần 62
Phần 63 đến Phần 69
Phần 70 đến Phần 73
70- Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất
71- Đản năng như thị, hà lự bất tất
72- Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm
73- Ngôn ngữ Đạo đoạn, phi khứ lai kim
Đoạn tổng kết
Hỏi và đáp
.
GIẢNG GIẢI
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
70. NHẤT TỨC NHẤT THIẾT, NHẤT THIẾT TỨC NHẤT

Dịch

Một là tất cả, tất cả là một.

Lời khai thị:

Hai lần năm là mười, hai lần năm cũng là bẩy, pháp vốn chẳng định, lãnh hội do người. Gọi chúng sanh là chư Phật, bản thể đâu có sai; gọi chư Phật là chúng sanh lý chẳng mất. Bỗng có người ra nói: “Chúng sanh tự chúng sanh, chư Phật tự chư Phật, đâu thể thánh phàm lẫn lộn”! Khiến cho ông già Thích Ca khi không bị oan, chỉ cần nói với ông ta: “Vô thỉ vọng lưu chuyển, đều do sự chấp này”.
 
Định tánh phàm phu bị Phật quở,
Thiên thủ Quan Âm xô chẳng ra.

(Vì vậy, kinh Đại thừa liễu nghĩa đều phá chấp thật của chúng sanh. Nói đến chấp thật, nhiều người mới nghe tưởng là chỉ không chấp cái có là thật, còn cái không có không phải thật! Nếu chấp không có là không có, thì bệnh chấp nặng thêm. Nếu chẳng chấp chơn lại chấp vọng,  thì bệnh càng nặng thêm, rất khó trị.

Vì có bệnh chấp thật nên bị luân hồi sanh tử từ vô thỉ đến nay. Nếu chấp thật mà không theo lời của Phật, Tổ mà tu. Mặc dù, Bồ tát Quán Thế Âm đại từ đại bi muốn đẩy ra khỏi biển khổ cũng không thể được).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói “Một là tất cả, tất cả là một”. Hoặc có người dẫn chứng kinh nói: “Một là một của tất cả, tất cả là tất cả của một, nơi một chẳng ít, nơi tất cả chẳng nhiều, đây là tâm pháp cùng khắp, một với nhiều dung thông nhau, chẳng do thần thông làm ra, ấy là pháp vốn như thế”! Thuyết này ghi đủ trong sách, chẳng cần dẫn chứng, nói nhiều thêm phiền, nơi đạo vô ích.

 Phải biết, Tổ sư trước tác Minh này, đến chỗ “bất nhị giai đồng, vô bất bao dung”, e kẻ hậu học chẳng thông đạt lý viên dung, trước dùng “dài ngắn tương tức (hỗ tương)”, kế dùng “lớn nhỏ tương tức”, kế nữa dùng “hữu vô tương tức”, nay lại dùng “một nhiều tương tức”, đem vô biên thế giới dung thành pháp môn bất nhị, khai thác vũ trụ của vạn vật, mở rộng quê hương của chúng sanh, giúp cho kẻ hậu học chẳng cất bước mà đến, chẳng cách mảy trần mà nhập, chẳng ra sức mà thành, chẳng nổi niệm mà chứng, nguyên đại từ thỏa mãn, công giáo hóa cũng cùng khắp rồi.

Lời của Tổ muốn mình ngộ liền, cho nên ngài Trung Phong còn phủ nhận.

Tịch nghĩa giải:

Dù vậy, kẻ mang bức tranh ngựa đi tìm ngựa, ngày càng thêm nhiều, lại tìm không ra. Nếu muốn được ngựa thật, phải quày đầu trở về. Tức là đừng có hướng ngoài mà tìm, để tự biết mình là cái gì? Khi triệt ngộ rồi, luôn chấp Tổ sư cũng đuổi đi; mới là tri ân báo ân Tổ sư dạy cho mình được ngộ. 

Tổ sư không có giải thích đạo lý cao siêu cho mình biết, để cho mình đi tìm cầu ở ngoài. Nếu không tự ngộ được, như đuôi con rùa dính đất, muốn làm sạch đất thì càng dính đất nhiều thêm. Do sai lầm của mình làm cho chư Tổ phải bị liên lụy.

Kệ kết thúc:

Đại địa vò lại bằng hạt gạo,
Công khai đánh trống mọi người xem.
Mạt vàng trong mắt nếu chưa hết,
Muốn biết trắng đen cũng khó khăn.

(Hai câu đầu diễn tả cảnh giới kiến tánh, như đại địa vò thành, tức là lớn biến thành nhỏ, không có phân biệt. Đánh trống cho mọi người nghe, tức là khi kiến tánh thì lục căn hỗ dụng, dùng con mắt để nghe. 

Mặc dù vàng rất quý, nhưng mạc vàng rơi vào mắt sáng, thì cũng làm cho hại mắt. Tổ đã ngộ nói ra giáo lý thì rất quý, nhưng mình chấp thật vào đó, đâu có khác gì mạc vàng rơi vào mắt, rất có hại. Nếu không chịu trị cho hết, thì con mắt sẽ đui, lúc đó muốn phân biệt trắng đen cũng không ra).

71. ĐẢN NĂNG NHƯ THỊ, HÀ LỰ BẤT TẤT

Dịch

Nếu được như thế, lo gì chẳng xong.

Lời khai thị:

Đại tâm chẳng trụ, đại hóa chẳng dấu tích, đại cơ xảo chẳng cần làm, đại nhiệm vụ chẳng ra sức (đại tâm, đại hóa, đại cơ xảo, đại nhiệm là biệt danh của Tự tánh  thì vô trụ. Nếu có trụ thì làm chướng ngại cái dụng tự động của Tự tánh. Bốn chữ đại ở đây không phải đối với tiểu mà nói đại, là siêu việt số lượng).

Chỗ muôn pháp toàn hiển bày, ánh sáng và hình bóng đều tiêu diệt (nếu thấy được không phải là cái dụng của Tự tánh). Lúc một mảy lông chẳng hiện ra, lại chất đầy như núi. Mối trắng ăn lũng tâm Phật sắt, ruồi xanh đạp lũng lưng trâu vàng (cái dụng Tự tánh thì tự động, nên phàm phu không thể hiểu được, vì lục căn không thể tiếp xúc được).

Triệu Châu thấy ông buông chẳng xuống, Yển Khê lại từ chỗ này vào. 
(Có vị Tăng hỏi Triệu Châu: Không mang theo vật gì, lúc đó như thế nào?
Triệu Châu đáp: Buông xuống đi.
Tăng lại hỏi: Một vật không đến, buông xuống cái gì?
Triệu Châu đáp: Buông xuống không được thì gánh lên.
Tăng ấy liền ngộ.

Có vị Tăng hỏi Tổ Yển Khê: Người học mới vào Tòng lâm, xin Thầy khai thị làm sao nhập?

Yển Khê đáp: Từ chỗ này nhập).

Tùy tay đem đến tùy miệng nhổ ra, trí đâu thể biết, thức đâu nhận được.
 
Bao người ngó nhằm bị mù mắt,
Bất tài thừa kế uổng hứa khả.

(Nhiều người sai lầm dùng mắt để xem, xem đến mắt bị khô, cũng không nhìn được. Nếu người con không được truyền gia tài, thì bị điểm tráng. Ở Trung Quốc có cửa Long Môn, có con cá lý ngư, tới mùa sóng có 3 cấp. Nếu con cá lý ngư nhảy qua đó được thì biến thành rồng. Nếu nhảy không qua thì bị điểm tráng thối lui. Ý ở đây mình là con nhà thiền, thì mới nối tiếp mạng mạch của Tổ. Còn không phải thì bị điểm tráng thối lui). 

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: "Nếu được như thế, lo gì chẳng xong". Người nghĩa giải cho rằng: Kinh Pháp Hoa nói: “Nay ta vì  ông bảo nhậm việc này, trọn chẳng hư dối”. Nếu theo lời của Phật mà thực hành, quét hết bệnh chấp thật của mình, thì sẽ kiến tánh thành Phật. Việc này chân thật không có hư vọng. Lời của Tổ cũng vậy, như: "Nếu được như thế, lo gì chẳng xong ", cái ý cũng vậy. Vì người học mà khích lệ để tinh tấn tham thiền, là thành ý của Tổ được thấy rõ ở đây.

 Quyết tử tham thoại đầu sẽ được kiến tánh, chứ khỏi lo không xong việc. Phật ở trong kinh Pháp Hoa có khuyến khích mình tinh tấn và Tổ Tăng Xán ở hai câu này cũng khích lệ mình tinh tấn tu giải thoát.

Như trên rất có lý, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận. 

Tịch nghĩa giải:

Dù vậy, ông đã được như thế hay chưa? Tức là kiến tánh chưa? Nếu chưa kiến tánh mà theo lời của Tổ trả lời liền, hay học theo hành động của tổ gật đầu 3 cái của Giáp Sơn, thì đã trể 8 khắc (1 khắc = 15 phút), vậy lâu quá rồi!

Chúng ta phải tự ngộ, nếu chưa ngộ mà bắt chước hành động của Tổ, bị Tổ mắng là: “Con chó ăn cứt của người ta, không phải là con chó tốt”.

Hôm qua có người học theo của Tổ. Lại nắm tay tôi (Duy Lực) hỏi: Có chăng?

 Tôi nói: Không, không.

Người ấy xách gói đi ra. Tôi thấy vậy chỉ cười thầm mà thôi.

Người đó học theo cũng không giống, muốn làm con chó không đủ tư cách. Vì có qua bộ óc suy nghĩ một chút cũng không được; giống như thuyền đang đi, làm rớt kiếm, rồi khắc dấu trên thành thuyền, để đi tìm!

Kệ kết thúc:

Như thế, như thế cứ như thế,
Việc xong lúc nào tìm hỏi ai?
Gở được nhiều lớp da mặt sắt,
Đường về quê hương vẫn xa xôi.

(Theo lời nói: Như thế, như thế cứ như thế! Như thế chừng nào mới xong việc? Lúc xong việc từ đâu mà đến? Nếu mình không tự ra sức tham thiền, mà ăn cắp lời của Tổ cho là của mình, thì không biết mắc cở! Cứ mang mặt nạ sắt nhiều lớp, dẫu cho lột hết nhiều lớp mặt nạ sắt, có mắc cở, nhưng đối với về hương còn cách xa 3000 ngàn dặm).

72. TÍN TÂM BẤT NHỊ, BẤT NHỊ TÍN TÂM

Dịch

Tin tự tâm là bất nhị, bất nhị phải tin tự tâm.

Lời khai thị:

“Tâm là căn, pháp là trần, hai thứ như vết bụi trên gương” ngài Vĩnh Gia nói quá lố, muốn đục mở con mắt trời người, còn như cách biển (mở mắt trời người là kiến tánh. Ngài Lai Quả nói: “Người chưa kiến tánh như người mù bẩm sinh, không biết bùn sình, cứt chó, hầm cầu. Đi đường đạp nhầm cứt chó cho là tốt. Đến chừng kiến tánh tức là mắt sáng, không có đạp cứt chó nữa”. Chứng Đạo Ca của ngài Vĩnh Gia tuy rất hay, nhưng đối việc kiến tánh còn xa như biển rộng).

Không bằng nói ngược lại: “Tâm phi căn, pháp phi trần, cùng chuyển Như Lai chánh pháp luân! (Tâm là lục căn, pháp là lục trần. Không được chấp thật căn với trần. Chánh pháp của Phật phá chấp thật).

Bỗng có người nói: “Lời Vĩnh Gia như cách biển, lời ông là biển cách”, đâu bằng Tam Tổ nói: “Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm”. Hai câu này như trái cân sắt, muốn đục chẳng lũng. Chỉ nói với y rằng: “Im đi, im đi! Kêu đến chảy máu cũng vô dụng, không bằng ngậm miệng qua xuân tàn”. 

(Như con ve sầu ở trên cây, ngày đêm kêu hoài không dứt, kêu đến chảy máu cũng vô dụng, không bằng ngậm miệng lại, đợi mùa xuân đi qua).

Lời nghĩa giải:

Hoặc có người giải nghĩa ý của Tổ sư rằng: Chúng sanh mê tâm này đã lâu, nơi một pháp vọng sanh phân biệt, mỗi mỗi phân biệt đều là nhị. Nay thấy mình là tự, ắt thấy người là tha, ấy gọi là cái nhị của tự tha. 

Từ đây sanh khởi vô số phân biệt, nhị lại thêm nhị, dùng toán số thí dụ cũng chẳng thể biết được số lượng, cho nên lòng từ bi của Tổ sư thái quá, đề ra 2 câu: “Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm” làm chánh ấn (con dấu chánh pháp), ngay đầu thiền giả dùng ấn ấn định, như nắm bâu áo thì cả áo đều xuôi theo.

 Sấm sét đánh thức người mê mộng, nắng trời rọi khắp đường tối tăm, khiến người mù thấy, người điếc nghe, người nghèo thành giàu, người ngu thành trí. Chẳng lìa căn nhà chiêm bao, cao đăng quốc độ chơn giác. Dùng thân huyễn thẳng chứng bản thể kim cang, đáng xưng là thuốc thần trị bệnh sanh tử, là bậc đạo sư hướng dẫn từ phàm vào thánh.

Rất hay, Rất hay.

Lời tán thán ở trên rất hay, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận. 

Tịch nghĩa giải:

Khen ngợi tạm ngưng đi! Chính ngay lúc ngộ, cái thuyết “bất nhị” này, còn có chỗ dung nạp hay không? Nếu không có chỗ dung nạp, thì Tổ sư đến đây cũng đáng ăn gậy.

 (Nhưng sự thật không phải lỗi của Tổ, là bệnh chấp thật của chúng ta, chấp lời của Tổ là thật, mới làm cho Tổ bị ăn gậy, chứ không phải lời của Tổ sai. Lời của Tổ muốn chúng ta ngộ, chứ không muốn chúng ta chấp vào lời của Tổ.

 Lời của Tổ là cái ngộ của Tổ, nếu chấp lời của Tổ là cái ngộ của mình, giống như mình lượm con dấu bằng vàng của người khác, để đóng dấu làm bằng chứng cho mọi người, thì mình không khỏi tránh tai họa về sau).

Kệ kết thúc:

Thánh phàm mê ngộ đều bất nhị,
Thấu rõ vốn từ tín tâm ra.
Tâm chẳng sanh diệt ai mê ngộ?
Khi không nhảy vào hầm lửa hồng.

(Phàm đối với thánh, ngộ đối với mê; vì mình chấp thật mới có phàm có thánh. Chúng sanh là mê, chư Phật là ngộ; vì có phàm mới có thánh, có mê mới có ngộ. Nếu tham thiền được ngộ triệt để, thì thấy vốn không có mê, làm sao có ngộ? Cho nên, mê ngộ, phàm thánh đều quét sạch. Vì mê ngộ, phàm thánh là nhị pháp tương đối. Nếu quét sạch hết pháp tương đối, mới được bất nhị thì hiện ra cái dụng Tự tánh.

Khi ngộ triệt để, thấy vốn không có mê ngộ, vì do bệnh chấp tâm mới có. Kỳ thật, Tự tánh không phải là Phật, cũng không phải là chúng sanh. Được ngộ cũng từ tín tâm sanh ra, tức là tin tự tâm ở đoạn trước nói, tin tâm này là Phật là chánh tín, tin ngoài tâm có Phật là tà tín. Tổ sư nói: “Tin có 10 phần thì nghi có 10 phần, nghi có 10 phần thì ngộ có 10 phần”. 

Trước hết phải có lòng tin tự tâm. Như ngài Bác Sơn nói: “Nếu tin pháp môn tham thiền này 100% cũng là không được, chỉ có ½ thôi. Tại sao nói ½? Vì chỉ tin pháp môn chưa tin tự tâm”. Phải tin tự tâm mới là chánh tín, vì tất cả đều do tự tâm mà sanh ra. Đến khi ngộ chứng tỏ là như vậy. 

Chứng tỏ Bản tâm không có sanh diệt; đã không có sanh diệt thì ai mê ngộ? Tại chấp mê nên cần ngộ, ngộ rồi thì không có mê, không có mê thì không có ngộ. Cũng như không có trói buộc thì không có giải thoát. 

Cho nên Pháp Bảo Đàn nói: “Thiền định giải thoát không phải Phật pháp, là pháp nhị, Phật pháp là pháp bất nhị”, bởi vì không có tán loạn, làm sao có thiền định? Không có bó buộc, làm sao có giải thoát? Vì còn trong tương đối là nhị. Vì Bản tâm bất nhị không có sanh diệt. 

Nếu chấp thật như nhảy vô hầm lửa, tức là làm oan cái khổ sanh tử  từ vô thỉ đến bây giờ, phải ở trong lục đạo luân hồi.

Phật ở trong kinh Viên Giác có 4 thí dụ, gom lại thành một thí dụ.

Ai cũng thấy có sanh tử rõ ràng, tại sao Phật nói không có sanh tử? Vì thấy có sanh tử là vọng tâm ngày đêm hoạt động không ngừng. Thí dụ thân xoay thì cảm thấy căn nhà xoay. Căn nhà xoay dụ cho sanh tử luân hồi, căn nhà ngưng xoay dụ cho cứu kính Niết bàn (niết là không sanh, bàn là không diệt).

Vì vọng tâm ngày đêm hoạt động; ban đêm vọng tâm hoạt động gọi là độc đầu ý thức biến hiện cảnh giới nhắm mắt chiêm bao. Ban ngày hoạt động gọi là đồng thời ý thức biến hiện cảnh giới mở mắt chiêm bao. Tất cả do tâm tạo tức là ý thức biến hiện. Những cảnh chiêm bao ấy không phải thật, nhưng lại chấp cho là thật, nên phải chịu các khổ.

Vì căn nhà không có xoay, do thân mình xoay, nên có cảm giác sai lầm căn nhà xoay. Vậy muốn căn nhà ngưng xoay, mà thân không ngưng xoay thì không thể được, nên thân phải ngưng xoay.

Căn nhà ngưng xoay dụ là Niết bàn; nếu thật có căn nhà xoay thì nói căn nhà ngưng xoay mới đúng. Căn nhà vốn không có xoay, mà không thể nói là ngưng xoay! Vậy nói căn nhà ngưng xoay là sai lầm). 

73. NGÔN NGỮ ĐẠO ĐOẠN, PHI KHỨ LAI KIM

Dịch

Đường ngôn ngữ chấm dứt, chẳng phải quá khứ hiện vị lai.

Lời khai thị:

Nói đến Tự tánh, Bản tâm không có tên, gọi là tâm chỉ tạm thời. Nếu không đặt tên là tâm lấy gì để nói, nhưng sự thật vốn không phải là tâm, nên gọi là phi tâm phi tâm. Vì không có hình tướng để cho mình thấy, cũng như điện, con mắt không thể thấy, nhưng tay đụng đến nó thì biết có điện.

Giở đầu lên kéo chẳng dứt, buông xuống lại khó tìm. Vậy lời nói dây dưa không biết đầu đuôi. Nói về Tự tánh từ 2000 trước, ở bên Aán Độ, do Phật Thích Ca nói ra. Tính theo lời ngài Trung Phong nói, cho đến bây giờ hơn 3000 năm, nhưng Phật lịch bây giờ mới có 2525 năm. Kỳ thật, Tổ sư bên Thiền tông truyền qua 3010 năm, khi Phật Thích Ca đưa cành hoa lên, truyền pháp môn Tổ Sư thiền, 28 Tổ ở Ấn Độ. Đạt Ma là Tổ thứ 28 Ấn Độ sang Trung Quốc làm sơ Tổ, rồi truyền đến Huệ Năng là Tổ thứ 6 Trung Quốc, cũng là Tổ thứ 33 của Thiền tông Ấn Độ và Trung Quốc.

Thiền tông từ Tổ Huệ Năng mới mở rộng; trước Tổ Huệ Năng chỉ truyền ít người. Đệ tử của Tổ Huệ Năng kiến tánh có 43 vị, đến cháu của Tổ Huệ Năng là Mã Tổ có 139 người kiến tánh. Từ đó đến ngài Trung Phong có 1700 vị kiến tánh. Vì Thiền tông phá chấp thật, nên gọi là 1700 thằng ngu si, không phải khinh hay phỉ báng Tổ. Vì không cho người ta chấp thật. 1700 vị kiến tánh giáo hóa người ta, tùy theo căn cơ, dùng thủ đoạn cho người ta được kiến tánh.

Có muôn thứ trừ mãi chẳng hết, kéo nhánh dẫn dây thẳng đến ngày nay, biến ra lò rèn trui phàm luyện thánh, làm ra việc huyễn. Cũng như tôi giảng và các vị nghe đều là huyễn, chư Tổ cũng vậy. 

Chúng sanh nhiều tâm, như: Tâm phàm phu, tâm tiểu thừa, tâm trung thừa, tâm đại thừa, luyện thành một tâm bất nhị, tức là từ phàm luyện thành thánh. Cái lò đó đều là việc huyễn của Tổ sư làm ra như trò chơi. Ví như ngâm thơ, ca hát, đánh đập, chửi mắng… bày ra đủ thứ.

Những việc của Tổ sư làm là lòng từ bi tha thiết. Nhưng dị kiến đua nhau sanh khởi, dị kiến là đối đãi tức là không chấp chơn thì chấp giả, không chấp giả thì chấp trung đạo, tương đối đó không lọt bên này thì lọt bên kia, cũng gọi là biên kiến. 

Nếu có dị kiến (thấy sai khác) thì cái chứng có sai khác. Bản tánh không có sai khác, vì do kiến giải của chúng sanh có sai khác, nên công kích lẫn nhau, ông nói tôi sai, tôi nói ông sai, vì không có chứng triệt để. 

Lấy thuốc của Sư trị bệnh, lại thêm bệnh nhiều hơn, Mặc dù thuốc đó quý, nhưng không trúng bệnh. Chánh pháp còn không thể chấp, huống chi tà ma ngoại đạo còn độc hại  hơn nhiều, thì bệnh vô phương cứu chữa, nhưng cũng cố gắng trị cho đến cùng.

Im lặng giây lâu nói: “Thuốc cơ xảo gật đầu 3 cái để tỏ ngộ, ngoài ngôn ngữ câu được cá lý ngư”. Cơ xảo còn gọi là cơ phong; Tổ sư kiến tánh triệt để, thì cơ dụng rộng khắp. Nếu kiến tánh chưa triệt để, thì cơ dụng không rộng khắp.

 Ý của Tổ sư không phải ở trong lời nói, mà ở ngoài lời nói, cũng như Phật lấy ngón tay để chỉ mặt trăng, mặt trăng không phải ở trong ngón tay, mà ở ngoài ngón tay. Nhưng không được lìa ngón tay, phải nhờ ngón tay chỉ mới thấy mặt trăng. Tuy ngoài lời nói nhưng không bỏ lời nói.

“Tam điểm hoạt, nhất câu trầm”, nhất và tam là số lượng. Không gian và thời gian là khái niệm của vọng tâm. Như Hư Vân Niên Phổ có “Tiền tam tâm và hậu tam tâm”, nếu theo con số mà tính thì sai, vì ý không ở trong con số, cho nên nói ngoài lời nói, không được bỏ lời nói, cũng như không được bỏ ngón tay, phải theo ngón tay chỉ mà nhìn mặt trăng. 

Lời nghĩa giải:

Người nghĩa giải cho rằng: Đã là đường ngôn ngữ chấm dứt, thì bài Minh này chẳng phải lời thừa hay sao! Bởi vì bài Tín Tâm Minh là văn tự thay thế cho ngôn ngữ. Văn tự với ngôn ngữ là một thứ, thì đọc bài Tín Tâm Minh để làm gì? Chẳng phải thừa sao!

Nói chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai, thì cái mặt mũi của Tổ sư ở đâu? Mặt mũi của mình do cha mẹ sanh, không phải bổn lai diện mục của mình, mặt mũi của Tổ cũng vậy, không phải bổn lai diện mục của Tổ. 

Cho nên, có câu thoại đầu: Khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao? Tham thiền là phát hiện mặt mũi bổn lai của ta. Vậy nói chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai, mặt mũi của ta ra sao? Chúng ta cần phải tự tham tự ngộ mới được. 

Tịch nghĩa giải:

Đừng xuyên tạc bậy bạ, làm trò cười cho kẻ bàng quan, họ đâu biết lý vốn viên dung, đạo chẳng thể lìa, đường ngôn ngữ chấm dứt mà nói dài dòng đủ thứ, lời giải bừng bừng như lửa cháy. Chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai, thanh tịnh pháp thân thường tịch diệt, độc dược đề hồ khuấy thành một chén, vàng ròng miểng ngói vò thành một viên, chỗ dùng không khác lại có tiêu chuẩn, kẻ một chân đạp tới đáy chẳng có dấu vết (tức là người ngộ triệt để, nếu còn Niết bàn, Bồ đề thì chưa triệt để).

Người bị đánh đập 2, 3 lần, không chịu quay trở về, cứ chấp chặt sự tính toán của mình, tự gạt mình và gạt người. Nếu nghe lời dạy của Tổ sư mà thực hành thì cũng trở thành một vị Thánh sư suốt một đời làm tiêu chuẩn cho trăm đời. Mặc dù, lấy lời của Tổ quý như tủy con phượng hoàng, hay đồ ăn ngon của Thiền môn, như dùng lời nói để nói cũng không phải thật.

Lấy gân sư tử, dứt tuyệt tiếng vang nơi nhà chí linh, nhưng đó cũng là lời nói thôi. Như vậy Tổ sư còn lấy làm cơm trà để dùng hay không? Tất nhiên là không rồi, vì Tổ đã chứng ngộ. Ví dụ như đường, nếu không ăn qua đường, nói trong đó có bao nhiêu chất lượng vitamin A, vitamin B… nói đủ thứ. Nhưng người nghe đâu biết ngọt là cái gì? Chỉ cần thử qua một chút thì mới biết ngọt. Vậy, tham thiền cũng thế, cần sự ngộ thật chứng của mình.

Những kiến giải dây dưa cần phải dẹp bỏ, mặc cho người ta luận bàn, vì lời nói đối với sự ngộ đạo thì vô ích.
Kệ kết thúc :

Chim vẻ chén sành hót nhạt xưa,
Lừa mù đêm khuya đổi giọng ca.
Đường ngôn ngữ dứt đạo chẳng dứt,
Mặc kệ người đời loạn suy tư.

(Ngôn ngữ, văn tự, tư tưởng, ở trong Phật học chỉ là một thứ, đều là giả danh. Vì ngôn ngữ là văn tự có tiếng, văn tự là ngôn ngữ có hình, tư tưởng là văn tự không có hình và ngôn ngữ không có tiếng.

Lấy ngôn ngữ để nói ra như người họa sĩ, vẽ cái chén đựng nước giống như thật, hay vẽ ra con chim kêu giống như thật, mặc dù thật giống nhưng không phải thật. Cũng như lời nói của người xưa, hay Tín Tâm Minh giải ra thật có lý cao siêu, nhưng đối với sự thật không có liên quan gì. 

Vì đó là do Tam Tổ ngộ, chứ không phải của mình. Lời của Tam Tổ nói cho là lời của mình nói, thì cũng như lừa mù nửa đêm kêu giọng khác, vậy nó đâu có hết mù! Lời của Tam Tổ là xưa, còn mình nói lại là lời nay, đối với việc giải thoát sanh tử luân hồi không có liên quan.

Nói ngôn ngữ cắt đứt hay không cắt đứt đều là văn tự. Cắt đứt đúng hay không cắt đứt đúng? Đối với việc sanh tử không có liên quan. Nếu chấp ngôn ngữ để có người nghe thì phân biệt sai lầm. Bởi vì ngôn ngữ văn tự không phải thật, không phải sự ngộ của mình. Chư Tổ muốn mình phải tự ngộ, như trên có thí dụ con sư tử và con chó. 

Lời của Phật, Tổ là của Phật Tổ ngộ, chứ không phải mình ngộ. Chứ không phải để hiểu lời nói của Phật và Tổ, hiểu cái đó là vô dụng đối với ngộ Tự tánh của mình thì không có ích lợi. Vậy muốn tự ngộ cần phải tham thiền. Nếu chưa ngộ, mặc dù giải thích cho thật giỏi có lý cao siêu, nhưng không được giải thoát sanh tử.

Đoạn tổng kết:

Cuốn Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải này đã hết, phần tổng kết ngài Trung Phong phê bình: Bài này mặc dù văn tự, nhưng chẳng phải văn tự, nói là tín tâm, nhưng thật vô tâm. Nếu là vô tâm thì tín cái gì! Vô tâm thì vô Phật, vì Phật do tâm ngộ, cho nên chấp thật có Phật, có tâm cũng như lấy hư không lấp hư không. Hư không làm sao bắt? Hư không làm sao lấp? Cũng như lấy độc để trị độc thì vẫn còn độc. 

Công án của Tổ Tăng Xán hiện còn ở đây tức là bài Tín Tâm Minh do Tổ làm ra, hiện nay mình đang đọc. Nếu không chấp đó là thật, hiểu được ý mà thực hành, thì Thiếu Lâm tông (Thiền tông) không bị suy sụp. Nếu chấp lời Tam Tổ là thật, thì danh giá Thiền tông sẽ bị mai một. 

Mặc dù, tâm chẳng phải là tâm, mà cũng coi là Tín Tâm Minh. Chúng ta đọc Tín Tâm Minh nhưng rất kỵ chấp thật, vì Tổ phá bệnh chấp thật. Nếu mình còn chấp thật thì cái bệnh vẫn còn nguyên, phá được bệnh chấp thật mới được kiến tánh, tức là cái thùng sơn đen đã bị đập bể.

Kiến tánh rồi, con kỳ lân ngọc mới được kéo về Tự tánh, dù kỳ lân ngọc là quí, nếu hướng ngoại thì không có liên quan gì, nên phải kéo nó về Tự tánh. Nếu không tham câu thoại đầu mà đuổi theo lời nói của Tam Tổ hay lời nói của Tổ sư khác, như mình lấy tâm ý thức để nghiên cứu truy tìm, tìm hết đạo lý của Phật, Tổ. Dùng hết gia tài của Phật để dạy người, làm cho người phải bị mù mắt.

Ý của Tổ muốn mình phải tự tham tự ngộ, chứ không đuổi theo văn tự. Vậy Tín tâm Minh này linh nghiệm ở câu nào? Nếu đã hiểu ý Tổ thì phải tham câu thoại đầu của mình. Nếu còn có ý lựa chọn ở trong bài Tín Tâm Minh này, có câu nào linh nghiệm, thì bị Tổ mắng là con chó.

Hỏi:

Kinh Kim Cang nói: Tu đà hoàn mà mình còn nghĩ Tu đà hoàn tức là không phải Tu đà hoàn. Vậy, nếu Tu đà hoàn là thật, thì không nghĩ là Tu đà hoàn phải không? Như thế, trong kinh đức Phật đã thừa nhận cho người ta chứng đắc, điều này có đi ngược với tinh thần Thiền tông hay không?

Đáp:

Nếu tham thiền mà nói “ta tham thiền”, thì không phải tham thiền. Tham thiền sẽ đạt đến giác ngộ, nếu có tâm cầu ngộ thì vĩnh viễn không ngộ được. Tu đà hoàn là sơ quả của thừa Thinh văn, nếu chấp quả mình chứng, nói là “ta đã chứng quả Tu đà hoàn”, còn cái chấp đó nên  chưa được chứng. Cũng như Chợ Lớn đi Sài Gòn, Sài Gòn là mục đích mình đến, thì mình cứ đi rồi sẽ đến. Đã đi rồi thôi, rồi nói “ta đến Sài Gòn”, la lên làm chi! Cứ đi sẽ đến.

Ngài Trung Phong khai thị trong Trung Phong Pháp Ngữ rằng: “Tham câu thoại đầu, khởi nghi tình, câu thoại đầu đã thuần thục, mà còn biết thuần thục thì chưa đến thoại đầu. Nếu biết không có thuần thục cũng không được. Mình biết chứng quả Tu đà hoàn hay không chứng quả, đều không được. Biết và không biết lọt vào tứ cú là đối đãi ở trong vọng. Biết là vọng biết, biết không biết là vọng không biết, đều là vọng.

Trong Phật pháp từ Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa và Tối thượng thừa đều phá ngã chấp. Nếu mình biết mình có sở đắc, như biết đắc quả Tu đà hoàn thì không được, cái được mà mình không biết, còn biết cái không được cũng không được. Bỏ bên này chấp bên kia là biên kiến, phải lọt vào 1 trong 5 thứ ác kiến. 

Hỏi:

Theo Thiền tông, khi phá được sơ quan thì khối nghi đã vỡ, nhưng đến trùng quan còn phải nghi nữa, khối nghi đã vỡ làm sao nghi nữa được?

Đáp:

Sơ quan là bổn tham, phá được bổn tham thì hết nghi. Nhưng coi công án của Tổ, có cái thấu được, có cái thấu chưa được. Chỗ chưa được phải nghi nữa, vì nghi căn chưa cắt đứt, còn có chỗ nghi, thì phải tiếp tục nghi nữa, cho đến ngộ triệt để.

Hỏi:

A la hán có kiến tánh không? Nếu không sao ra khỏi luân hồi? Vì căn bản vô minh còn, còn như nói kiến tánh, thì thiền Tiểu thừa không có nghi tình làm sao kiến tánh? Kính mong Thầy giải đáp, theo lời Thầy nói: Có nghi mới có ngộ, không nghi thì không ngộ.

Đáp:

Theo lời của Tổ nói: “A la hán chưa được kiến tánh, chưa phá được căn bản vô minh, nhưng phá được nhân ngã chấp, được ra khỏi sanh tử luân hồi”. Sanh tử có 2 thứ: Phần đoạn sanh tử và biến dịch sanh tử. A la hán dứt được phần đoạn sanh tử, nhưng chưa kiến tánh, nên không dứt được biến dịch sanh tử, ấy cần phải tiến lên nữa. 

Nếu chấp A la hán là thật, thì Phật mới quở là ngu si, vì họ tưởng là cứu cánh Niết bàn, nhưng chưa phải. Sự thật chỉ ở nửa đường. Phá được nhân ngã chấp ra được phần đoạn sanh tử, nhưng pháp chấp chưa phá được, nên bị biến dịch sanh tử.

Hỏi:

Theo bài Bát Nhã Tâm Kinh Thầy đã giảng, trong ấy quét tri kiến Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật. Vậy đã đến hàng Thánh, sao chưa đạt được trí huệ Bát nhã? Mà còn kẹt trong tri kiến, hay tri kiến này chỉ cho các trình độ phàm nhân trong các giai đoạn học đạo?

Đáp:

Lời Phật trong Bát Nhã Tâm Kinh là muốn mình không được chấp cái nào là thật, tức là vô sở trụ. Không được trụ nơi nào, như trụ nơi tri kiến phàm phu, tri kiến Thinh văn, tri kiến Duyên giác, tri kiến Bồ tát, tri kiến Phật đều không được.

Lời của Tổ nói: “Trụ nơi Phật thì bị Phật bó buộc, trụ nơi Bồ tát thì bị Bồ tát bó buộc…”, thì không phải nghĩa vô trụ. Nghĩa vô trụ là hoạt bát vạn năng, nếu có trụ thì hoạt bát vạn năng bị mất. Ví dụ cánh tay là hoạt bát vạn năng, lấy kiến, lấy khăn, lấy tách,… đều được. Nếu trụ vào cái gì thì hoạt bát vạn năng của Tự tánh bị mất. Muốn lấy thứ gì cũng không được. Cho nên, phải buông nó ra mới khôi phục lại sự hoạt bát vạn năng.

Trụ đồ vật là pháp có, nếu trụ nơi pháp không, tức là ở trong nắm tay không có gì, thì mất cái hoạt bát vạn năng, muốn lấy thứ gì cũng không được, nên cần phải buông ra, mới khôi phục lại cái hoạt bát vạn năng.

Tự tánh cũng vậy, dù Phật cao nhất, nếu trụ thì mất cái hoạt bát vạn năng của Tự tánh, còn có trụ thì chưa thành Phật, vô sở trụ là chính thức thành Phật, vì thế trụ Phật còn phải quét vậy. Đại tâm vô y là vô sở trụ, nếu nơi có chỗ trụ thì không phải đại tâm, nên dụng tự động của Tự tánh không hiện ra.

Vì vậy, Bát Nhã Tâm Kinh phá tất cả chấp của mình, chấp cái gì cũng không được, dù cao nhất là Phật cũng không được. Vì còn chấp nên cái dụng của Tự tánh chưa có dùng ra. Nếu chấp đã hết sạch thì dụng tự động của Tự tánh hiện ra khắp không gian thời gian.

Lời Phật hay lời Tổ thì không khác. Tất cả kinh Đại thừa liễu nghĩa là trị bệnh chấp thật của mình. Nếu không chấp có mà lại chấp không, không chấp chơn mà lại chấp giả, thì chấp không chấp giả, bệnh chấp khó trị hơn.

Có người nói thế giới này là huyễn, thì chấp cái huyễn, bệnh chấp càng nặng thêm. Nói cái nào cũng là giả, lại chấp cái giả, thì bệnh chấp này nặng hơn. Vì chấp huyễn  chấp giả thì trụ nơi huyễn nơi giả, như vậy trụ nơi nào cũng không được.

Cho nên, chấp nơi Phật còn không được, huống chi cảnh giới nào mà được! Chấp chỗ nào thì chỗ đó chướng ngại, nên cái dụng tự động của Tự tánh dùng ra không được.

Hỏi:

Tuần rồi con nghe thầy giảng tu Thiền và Tịnh Độ, thầy nói tu thiền đắc quả mau lẹ, có lẽ nói là tu tắc, theo pháp môn Tịnh Độ thì lâu. Con thấy một số tu thiền lại bị điên, pháp môn Tịnh Độ tuy chậm, nhưng không bị chướng ngại, nghĩa là không đến tình trạng cuồng điên. Tuy niệm Phật nhờ tha lực cầu vãng sanh, tuần trước thầy nói “niệm Phật biết rõ ngày giờ chết, chưa chắc biết được vãng sanh không!” Tại sao thầy biết như vậy? Ngồi thiền đến thị tịch có ngộ đạo chưa, cúi mong thầy giải thích?

Đáp:

Tham thiền không thể nào nhập ma được! Tôi có nói “chấp vào tọa thiền mới bị nhập ma”. Kỳ thiền thất trước có Truyền Nam tham thiền muốn gấp, có sở cầu 49 ngày thành Phật, không ngủ làm thần kinh căng thẳng, lại quên tham thoại đầu. Vì không nghe tôi dạy, căn bản tham thiền là “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ” là để phá ngã chấp. Nhưng không sao chỉ 2, 3 ngày ngủ được rồi sẽ hết.

Có người niệm Phật nhập ma, học ra máu và lại bị điên. Tại sao? Vì họ không phá ngã chấp, lấy danh hiệu Phật đè nén vọng tưởng, đè nén lâu ngày thấy thanh thanh tịnh tịnh, được định cũng có thần thông, nhưng ngã chấp càng lớn, thì tham sân si càng mạnh, đè nén lâu ngày nên phản lực càng cao. Cũng như đánh banh vào tường, càng đánh mạnh thì trái banh càng phản lại mạnh; nhất là lòng tham nổi lên, không thể khống chế lại được, lúc ấy lại bị phá giới.

Nếu thần kinh căn thẳng ta phải vận động, nhảy lên nhảy xuống hay xoa bóp, chà dưới lòng bàn chân cho nóng, thì sẽ bớt căng thẳng hay tạt nước vào mình người bị thần kinh căng thẳng sẽ hết, hoặc xô người ấy rơi xuống nước cũng sẽ hết. Nếu chưa hết liền thì vài ngày sau rồi sẽ hết.

Tu theo chánh pháp luôn luôn phá ngã chấp, tu không phá ngã chấp là không phải chánh pháp. Chỉ lấy câu chú, danh hiệu Phật hay sổ tức để đè nén vọng tưởng, có sức định cao thì rất nguy hiểm.

Trong Truyền Đăng Lục của Trung Quốc có ghi: “Từ đời Sơ Tổ đến đời Mãn Thanh có 7000 Tổ kiến tánh”, các vị đó có tên họ địa chỉ đàng hoàng, còn những người không có ghi trong Truyền Đăng Lục không biết bao nhiêu. Như ngài Hư Vân, 54 tuổi kiến tánh đến 80 tuổi gặp một người kiến tánh, nếu không có ngài Hư vân thì không có ai biết.

Tịnh Độ ở Vãng Sanh Lục và Thánh Hiền Lục, số người ghi trong đó ít hơn các vị kiến tánh trong Truyền Đăng Lục; mà lại có nhiều người không phải vãng sanh cực lạc, chỉ làm người hay sanh cõi trời; họ cũng biết trước ngày giờ chết, người ta tưởng rằng họ được vãng sanh; kỳ thật, chưa được vãng sanh, nhưng cũng ghi trong sách cho là vãng sanh.

Ngồi thiền đến lúc thị tịch ngồi, đắc đạo hay chưa? Cũng chưa biết được. Như Thiền tông có phái Thủ Tọa, thầy của ông là Thạch Sương đã kiến tánh có thị giả Cửu Phong cũng kiến tánh. Sau khi Thạch Sương tịch, đại chúng cử phái Thủ Tọa lên làm trụ trì. Thị giả Cửu Phong không chịu và nói: “Nếu biết ý của Tiên sư thì tôi làm thị giả thầy như làm thị giả cho Tiên sư vậy, nếu không biết ý Tiên sư thì thầy không được làm trụ trì”.
Thủ Tọa nghe vậy nói: “Tôi như thế chưa được sao? Nếu đốt cây nhang cháy hết mà tôi chưa đi được (chết) thì không được”. Đốt cây nhang một chút thì ông ngồi tịch.

Cửu Phong nói: Tọa tịch không phải là không có, nhưng ý của Tiên sư chưa biết được.

Đốt cây nhang mới cháy một chút, muốn đi thì đi, mà còn chưa kiến tánh, huống chi tọa tịch làm sao kiến tánh được? 

Có người kiến tánh khỏi cần ngồi tịch, nằm la om sòm: “Đau quá! Đau quá!”, lại là người kiến tánh.

Thị giả nói: Lúc thầy còn sống rất gan dạ, sao gần tịch lại như vậy?

Thầy mới ngồi lên nạt lớn thị giả: Ông săn sóc lâu năm, sao không biết ý của tôi?

Cứ tưởng như thế là thật, hành vi của Tổ mà cho vậy là sai lầm. Ngài Trung Phong quét sạch nghĩa giải từ đầu đến cuối, đều cảnh cáo mình đừng chấp bề ngoài, chấp lời nói, chấp hành động của Tổ. Như gật đầu 3 cái cho là kiến tánh, vậy ai không biết gật đầu 3 cái? Đưa ngón tay hay đưa nắm tay cho là kiến tánh, vậy ai làm không được! Nhưng Tổ kiến tánh thì làm được, còn chưa kiến tánh mà bắt chước phải đọa địa ngục.
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

dấu êm Khóc Cười thiç háºnh Sóc 白佛言 什么意思 Ngàn năm chưa dễ đã ai quên Lễ đã làm đẹp Thiền là sống tỉnh thức trong từng Tập nhớ mùa phật đản xa hơn 5 điều nên tránh để có thị lực Cười yếu Æ lẠm thơ yêu thương ai thì phải giúp người ta cầu tấm Thích nỗi song khong hoi tiec neu ban lam duoc 15 dieu sau Gốc đa xưa Bóng buc tinh thu day cam xuc cua gs cao huy thuan gui tụng kinh điện tử bất kính hay không hoa thuong thich hue chieu 1895 Con nhớ những xuân trước bao tử có những điều đốt mãi chẳng thành tro và Phúc 真言宗金毘羅権現法要 Viêm Hương vị cơm chùa kinh phap hoa 泰卦 đề tan thëa Lòng hÓn Món nào tốt hơn em đốt đời mình Thêm thạch cao vào đậu phụ có hại cho Người Phật giáo nhớ đến bác Sáu Giàu chân nghệ thuật sống tỉnh thức mà người ï¾ ï½½ phật giáo muoi dieu cho voi tin theo loi phat day Chú dùng người trẻ niệm phật chung ta hoc duoc gi tu cuoc song phận Phá Thể dục giúp làm dịu các bất ổn tâm Khói