Mục Lục
Lời Nói Đầu
Phần 01 đến Phần 06
Phần 07 đến Phần 16
Phần 17 đến Phần 26
Phần 27 đến Phần 36
Phần 37 đến Phần 44
Phần 45 đến Phần 50
Phần 51 đến Phần 57
Phần 58 đến Phần 62
Phần 63 đến Phần 69
63- Thập phương trí giả, giai nhập thử tông
64- Tông phi xúc diên, nhất niệm vạn niên
65- Vô tại bất tại, thập phương mục tiền
66- Cực tiểu đồng đại, vong tuyệt cảnh giới
67- Cực đại đồng tiểu, bất kiến biên biểu
68- Hữu tức thị vô, vô tức thị hữu
69- Nhược bất như thử, tất bất tu thủ
Phần 70 đến Phần 73
.
GIẢNG GIẢI
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
63. THẬP PHƯƠNG TRÍ GIẢ, GIAI NHẬP THỬ TÔNG

Dịch

Người trí mười phương, đều vào tông này.

Lời khai thị:

Chí thần vô công dụng, chí thể chẳng hổn dung; chí thần và chí thể là biệt danh của Tự tánh, công dụng của Tự tánh là vô công dụng, vì nó tự động không qua bộ óc tức là không tác ý. Thường thường Thiền tông nói: “Vô công dụng đạo”. Cũng như dụng của Bát Nhã không cần qua bộ óc, nhưng cái dụng khắp mười phương thế giới.

Bản thể của Tự tánh hổn dung, nó không được chỉ ra ở chỗ nào. Không được chỉ ra chỗ nào là Tự tánh, cũng không được chỉ ra chỗ nào không Tự tánh. Nghĩa này trong kinh Lăng Nghiêm giải thích rất kỹ. 

Trong kinh Lăng Nghiêm thí dụ bằng cây, tôi thí dụ bằng cái tách. Nếu cái tách này là kiến tinh, thì cái tên tách phải bỏ, vì tách này là kiến tinh thì không gọi là tách nữa. Nếu cái tách không phải kiến tinh, vì sao thấy cái tách? Kiến tinh dụ cho Tự tánh, nếu Tự tánh ở chỗ tách thì cái bàn không có Tự tánh, cái khăn không có Tự tánh. Làm sao khắp mười phương được?

Phật nói từ trên trời, thảo mộc, sơn hà… tất cả chỉ ra cái kiến tinh ở chỗ nào? Kiến tinh ở chỗ nào chỉ không ra. Phật nói bất cứ ở chỗ nào cũng không phải là kiến tinh. Phật hỏi A Nan phát minh chẳng phải kiến tinh phải không? 

A Nan nói: Không phải.

Cái này chẳng phải kiến tinh, cái kia chẳng phải kiến tinh. Như vậy, tại sao còn gọi là kiến tinh? Nếu có chỗ chỉ ra là không phải. Cho nên, ở đây gọi là hổn dung là cái nghĩa như vậy. Không được chỉ nó là phải hay không phải, không được chỉ ở nơi nào. Chí thể Tự tánh hổn dung là như thế!

Như chuông nơi chánh điện, lỗ tai chẳng nghe động tịnh, giống như cái nghĩa hổn dung, không thể chỉ ra thật tế. Như mùa xuân đến vườn, nhánh hoa tự trắng tự hồng. Nghĩa trong kinh Pháp Hoa có câu “ngôi pháp đó trụ nơi pháp đó, là thường trụ của tướng thế gian”. Thì bông trắng trụ nơi pháp của bông trắng, bông đỏ trụ nơi pháp bông đỏ, tướng thế gian thường trụ là thế. Cũng là hình dung cái dụng của Tự tánh.

Ngũ vị quân thần là thủ đoạn của Động Sơn. Trước kia Thiền tông chỉ có một phái, tại sao chia ra làm năm phái? Vì chia ra làm năm phái là thủ đoạn khác nhau, nhưng làm cho người tham ngộ giống nhau, chứ không có khác.

Thủ đoạn của Tổ Động Sơn rất hay, như Tổ dùng sợi tơ làm ra tiếng, khảy lên thì âm vận nổi lên. Âm vận hiện ra lúc chưa hiện ra, cũng như Tổ thường nói: “Thường nghe khi chưa nghe”. Thủ đoạn của Tổ không thể suy nghĩ được.

Lâm Tế tứ chiếu dụng, cũng là thủ đoạn của Lâm Tế rất hay. Như dùng roi sắt điều khiển ngựa hay để chạy, không xe nào chạy theo kịp. Cũng là hình dung thủ đoạn của Tổ.

Như hạt ngọc hạt châu chuyển trước cơ xảo của Tổ, con đường sống chứ không phải đường chết. Thường làm cho người tham thiền mau chống được kiến tánh, mà kiến tánh thình lình. Gia phong của Tổ như gió bay sấm sét con mắt thì ở trên đầu rất lợi hại, tức là thủ đoạn của Tổ không có ai bằng được, không có ai suy nghĩ ra được. Nếu mình muốn gặp thì không thể dễ gặp.

Theo bệnh chúng sanh hay chấp thật, không lọt vào chỗ này thì lọt vào chỗ kia, tư tưởng của chúng sanh không lọt vào cái cối thì lọt vào cái ổ. Chư Phật lìa cái ổ, lìa cái cối. Lìa thì phải rồi; nếu lấy ý của mình để suy xét tỏ bày, nói rằng: “Chư Phật lìa cái cối, lìa cái ổ, rắn chết hóa thành rồng”. Nếu mình lấy ý thức để so sánh giải thích, nói Phật lìa cái này lìa cái kia, mặc dù nói thì đúng, nhưng làm cho mình không được kiến tánh. Vì mình lấy thức đi tìm, đó là hồ nghi chứ không phải chánh nghi. 

Bây giờ, có một số sách thiền lấy ý thức đi tìm hiểu công án hay thoại đầu, thì làm bít cửa ngộ của người tham thiền, vì không có nghi nên không có ngộ.

Lời nghĩa giải: 

Tổ sư nói: "Người trí mười phương, đều vào tông này". Người nghĩa giải dẫn chứng  kinh Hoa Nghiêm nói: “Cảnh giới của Như Lai, vô lượng bằng như hư không (hư không chẳng có số lượng, tức là siêu việt số lượng. Nếu còn nằm trong số lượng thì không phải bằng hư không) tất cả chúng sanh vào, kỳ thực chẳng chỗ vào”. (Nếu có chỗ nhập thì nhập sâu nhập cạn, nên có số lượng rồi).

Kinh Viên Giác nói: “Những người năng nhập thì chẳng phải giác nhập”, vì Tự tánh khắp mười phương, nếu có nhập thì không phải Tự tánh. Phải biết, tông này tất cả chúng sanh vốn thâm nhập, đâu có lý nào lại nhập nữa! Chúng sanh đã như vậy, thì người trí không nên lại có sở nhập, ngài Vĩnh Gia nói: “Tâm chân như vốn chẳng thể lìa”, nhưng kẻ mê dụ là xuất, người ngộ gọi là nhập, làm cho mê ngộ tương đối, thật đâu có xuất nhập ư!

Tịch nghĩa giải: 

Hãøy gác lời này lại, ông có từng ngộ chưa? Đợi ông chân thật có chỗ ngộ, mới thấy lời Tổ sư không dối  (biết ý của Tổ đừng chấp lời của Tổ. Cái bệnh chúng sanh hay chấp Phật, nên có luân hồi trong lục đạo, bị khổ tới ngày nay. Lời của Tổ không có ý gạt mình, nhưng mình không thấu được thì bị Tổ gạt. Tổ có thí dụ, sông biển không có ý làm chướng ngại mình, tại mình qua không được thì bị nó làm chướng ngại. Sau khi kiến tánh, Tổ có nói về sau tôi không bị gạt nữa).

Kệ kết thúc:

Đồng nói tông này khó được diệu,
Người trí mười phương cứ bàn nhau.
Nếu chưa buông tay nơi vực thẳm,
Chỗ nhập đâu khác địa ngục môn.

(Cái huyền diệu của Thiền tông rất khó hiểu, dù người trí mười phương dùng ý thức để bàn đến, cũng không thể hiểu được, càng thêm khó khăn. Vậy làm sao được diệu dụng của Thiền tông? Chư Phật, Tổ dạy cách tham thiền, ôm chặt câu thoại đầu, phát khởi nghi tình, ngày đêm miên mật, sẽ có ngày đến thoại đầu.

Ví dụ như cây sào 100 thước, cây sào này là đường đi ý thức. Dùng ý thức để tham, tham đến đầu sào tức đến thoại đầu là đến chỗ cuối cùng của tham thiền, cũng như đến cuối cùng của đỉnh núi cao, cần phải buông hai tay để rơi xuống vực sâu, cái xác cần phải tan nát không còn chút gì. 

Ngài Lai Quả nói: Đến đầu sào 100 thước cần tiến lên một bước thì lọt vào hư không, té xuống cho chết tan nát; tan nát rồi sống lại, Thiền tông gọi là: “Đại tử đại hoạt”. Nếu tiểu tử tiểu hoạt thì còn chưa được, tức là chết chưa có tan nát. Đại tử đại hoạt thì diệu dụng của Tự tánh hiển bày ra hết. Nếu chưa ngộ mà muốn hiểu, không tu tập, thì có ngày vô cửa địa ngục hay bị sinh tử luân hồi trong sáu đường).

64. TÔNG PHI XÚC DIÊN, NHẤT NIỆM VẠN NIÊN

Dịch

Tông chỉ chẳng có ngắn dài, muôn năm một niệm, niệm muôn năm.
Lời khai thị:

Càn là trời, khôn là đất, thiền chẳng khác giáo, dương là kỳ, âm là ngẩu; giáo đâu lìa thiền, thì tất cả tương đối đều như vậy. 

Cũng như con gà và trứng gà không lìa nhau được; nói trước có trứng gà không có con gà thì không được, vì không có con gà làm gì đẻ ra trứng gà. Nếu nói trước có con gà không có trứng gà thì cũng không được, vì không có trứng gà làm sao nở ra con gà. Con gà không lìa trứng gà mà sanh được, trứng gà không lìa con gà mà có được. 

Vậy thiền với giáo cũng vậy, Phật từ thiền mà ngộ, rồi nói ra thành giáo. Bây giờ thiền và giáo có khác là do vọng tâm phân biệt so sánh. Ý thức phân biệt là vọng tâm hoạt động, như con rắn bó buộc mình. Như kinh Lăng Nghiêm nói: “Tự tâm buộc tự tâm”. Kỳ thật không có sự khác biệt.

Người chuyên nhất tâm tam quán của tông Thiên thai. Tam quán là không quán, giả quán, trung quán. Tam quán không phải là ba thứ là do nhất tâm. Người chuyên trực chỉ đơn truyền tức là Thiền môn trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật.

Nín như cách núi, không thấy nhau được, nếu nói ra thì xa cách như trời. Tổ nói: “Nói là phỉ báng, im lặng là điên cuồng, chẳng ngữ chẳng mặc là thêm hư vọng”.

Vô Diện Mục Hán là biệt danh của Tự tánh,  Tự tánh không có bản thể, không có diện mục. Thiền tông gọi là Vô Diện Mục Hán.

Thiền môn với Giáo môn tranh chấp nhau, bị Vô Diện Mục Hán chặn ngang hét một tiếng, thì không còn tranh chấp, mới thỏng tay vào thành để giáo hóa chúng sanh.

Ngài Trung Phong muốn chúng ta, ai tu Thiên Thai tông thì nhất tâm tam quán, còn ai tu thiền thì theo tông chỉ Thiền tông mà tu. Mỗi bên cứ theo pháp môn của mình mà tu, chứ không tranh chấp với nhau. Không đem phân vô minh tưới vào ruộng thức, thì không thêm khổ.

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: "Tông chỉ chẳng có ngắn dài, muôn năm một niệm, niệm muôn năm". Người nghĩa giải cho rằng: Tổ sư lấy nhất tâm làm tông, trong pháp giới nhất tâm, cho kiếp là ngày mà chẳng rút ngắn, cho ngày là kiếp mà chẳng dài thêm. Nên xem một niệm là muôn năm, chuyển muôn năm là một niệm, chẳng dài chẳng ngắn, chẳng ít chẳng nhiều, đâu phải thần thông mà ra; chỉ vì pháp vốn như thế!

Như trên rất có lý, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận. 

Tịch nghĩa giải:

Xưa kia có người trí nhà nho, cho bài “thọ yểu bằng nhau” là vọng tác, cho “tử sanh như một” là hư dối. Nếu họ biết có cái thuyết “một niệm muôn năm” lại càng kinh ngạc. Aáy cũng chẳng lạ gì, bởi chân tục chẳng cùng lối mà thôi. Người xưa (Tăng Triệu) nói: “Nói chân thì nghịch với tục, thuận tục thì trái với chân”, há chẳng đúng ư! Làm sao khiến cho họ xé rách lưới tục, cắt đứt căn trần.

(Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý” là cắt đứt lục căn; “Vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp” là cắt đứt lục trần. Ý cắt đứt là phá chấp tâm của mình chấp lục căn là thật, chấp lục trần là thật. Nếu bệnh chấp thật hết thì được kiến tánh).

Trở lại xem cái cơ xảo viên thường tự tại, ngắn dài giúp nhau của Tổ sư, thì cái lỗi lỡ lời của nhà nho nói sai, không tránh khỏi được. Dù vậy muốn chẳng kẹt nơi ngắn dài, thử nói một câu xem!

(Nếu chưa kiến tánh thì nói ra không được. muốn nói được thì phải quyết tử tham thiền, trị xong bệnh chấp thật, thì được kiến tánh, nói sao cũng được).

Kệ kết thúc:

Sát na muôn kiếp chẳng ngắn dài,
Đo lường hư không nói tròn vuông.
Cứ ngay khi ấy chấp là thật,
Đứng xa ngoài cửa giành đúng sai.

(Thời gian sát na là 1/60 giây với thời gian muôn kiếp chẳng phải ngắn dài. Nếu mình phân biệi dài và ngắn thì không đúng. Hư không chẳng có bản thể thì sao nói dài ngắn, tròn vuông? Thời gian cũng vậy, đâu có bản thể mà nói dài ngắn? Lúc nghi tình vỡ thì nói ngắn nói dài cũng được, nếu chưa thì không được phân biệt ngắn dài, tròn vuông, vì tất cả đều là hư vọng).

65. VÔ TẠI BẤT TẠI, THẬP PHƯƠNG MỤC TIỀN

Dịch

Chẳng phải có chỗ, chẳng phải không chỗ, mười phương hư không, chính là trước mắt.

Lời khai thị:

Cảnh thanh sáu cửa, là thủ đoạn quét lục căn, quét lục trần, quét lục thức.

Lâm Tế tam huyền, có tam huyền tam yếu là thủ đoạn của Lâm Tế.

Thiên Long giơ ngón tay là thủ đoạn của Thiền sư Thiên Long, người ốm nên ngón tay cũng ốm (chuyện tích đã kể trước).

Am Chủ dựng ngón tay là thủ đoạn của Tổ sư, như có người hỏi thì Tổ sư đưa nắm tay lên.

Chỗ không Phật mau chạy qua, chỗ có Phật không được trụ. Đây là lời khai thị của Tổ sư. Chỗ có Phật không được trụ, xóa hết Tây Thiên (Aán Độ) và Đông Độ (Trung Quốc); chỗ không Phật mau chạy qua, đánh bên nam thì động bên bắc. Diệu dụng và thủ đoạn của Tổ sư không thể lấy ý thức để suy đoán. 

Chứng chỉ lãnh xong, để cho 6 cửa vắng lặng. Tham thiền đề thoại đầu, khởi nghi tình là cây chổi automatic quét sạch hết; mặc dù, thủ đoạn huyền diệu của Tổ cũng quét luôn.

Mở cửa thả ra hạt Dương Châu,

Chẳng cần đem theo mười vạn tiền.

Hai câu này cũng có hai câu thơ:

Yêu tiền thập vạn quán,
Kỳ hạt thượng Dương châu.

Đây là dục vọng của người thế gian, muốn phát tài làm triệu phú; hồi xưa có 10 vạn quán tiền (tiền xưa có lỗ để xâu gọi là quán), người triệu phú ở trong rừng sâu hay trong vườn, đâu có gì dùng tiền để hưởng thụ, thì phải ở trong thành thị lớn, mới có chỗ để hưởng thụ. 

Dương Châu là thành thị lớn của Trung Quốc, đầy đủ các thứ để hưởng thụ. Nhưng cái hưởng thụ đó không được dài, không bao lâu đều phải chết. Cho nên, phải cầu sống lâu, đem tiền đến thành thị lớn để hưởng thụ.

Vậy đối với người thế gian sung sướng rất thỏa mãn. Nhưng người tu hành thì phải quét sạch hết. Vì hưởng thụ một thời gian cũng phải chết, sau khi chết biến heo biến ngựa cũng không hay, cái khổ không dứt được. 

Mình đã biết chánh pháp thì phải chân tu, tham thiền đến khi nào kiến tánh, thì bảo tàng của Tự tánh hưởng thụ không hết, còn cái này chỉ tạm một thời gian thôi. Cho nên, mình phải quét sạch, phải mở cửa thả cho nó ra, cũng khỏi cần làm triệu phú, buộc 10 vạn quán tiền ở trong lưng. 

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: "Chẳng phải có chỗ, chẳng phải không chỗ, mười phương hư không, chính là trước mắt". Người nghĩa giải cho rằng: Tâm chẳng hình tướng, đạo tuyệt bờ bến, ngay nơi hình tướng, mà chẳng ngại mỗi mỗi phân phân.

Kinh Lăng Nghiêm lấy kiến tinh ví dụ cho Tự tánh, vì Tự tánh nói không được. Kiến (thấy) được cái tách; nếu nói cái tách là kiến tinh thì tên tách phải mất, vì tên kiến tinh đã thay thế tên tách rồi. Nếu nói cái tách không phải kiến tinh, tại sao lại thấy cái tách? Nếu kiến tinh ở chỗ tách thì chỗ khác không có, tức là không cùng khắp mười phương.

Tâm cùng khắp mười phương, nhưng đủ sắc tướng, như cái khăn, cái dĩa… đều khác nhau, cũng không ngại cái dụng của Bản tâm, chỗ nào cũng hiển lộ, chẳng lìa chỗ ở, thường trạm nhiên, mỗi mỗi phân thân tức là chỗ nào cũng có. Nhưng muốn tìm thì không thể thấy, vì bản tâm không hình tướng, làm sao thấy được? Nhưng dụng khắp nơi chỗ nào cũng có. Ở đây, ý chỉ “vô tại bất tại, thập phương mục tiền” đã rõ ràng.

Như trên rất có lý, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận. 

Tịch nghĩa giải:

Người nói lời này, bị mắng là “nhìn bóng để trộm ánh sáng”. Như ánh sáng mặt trời, mặt trăng, đèn… thấy rõ ràng cùng khắp mười phương, làm sao ăn cắp ánh sáng để chiếu ra bóng? Như Tự tánh rõ ràng cùng khắp mười phương, làm sao thấy và lấy ra được? 

Giải như lời nghĩa giải giống như ăn cắp ánh sáng để nhìn bóng, cái đó là hư vọng. Cái hư vọng là thiếu một phần cũng không được, tức là giải theo lời nói của Tổ thì hư vọng.

Nếu chẳng thể đích thân hạ thủ phá hàng rào thiết vi, mà muốn thấy ý chỉ vô tại bất tại của Tổ sư, khác gì đi Trịnh Châu ra cửa Tào Châu!

Kệ kết thúc:

“Ngay chỗ chẳng lìa” là vật gì?
Lấp bít bốn phương khắp hư không. 
Ném ngay trước mặt chẳng che dấu,
Khiến kẻ nhìn thấy bị mắt mù.

(Vô tại bất tại, thập phương mục tiền là diễn tả Tự tánh. Tự tánh chẳng lìa ngay chỗ là vật gì? Nếu muốn chỉ ra thì không được. Tại sao nói chẳng lìa ngay chỗ? Vì mười phương thế giới đều lấp đầy; nếu lấy được liệng ngay trước mặt không có sự che lấp. Vì Tự tánh có cái gì che lấp thì không phải Tự tánh. Mặc dù không có che lấp, nhưng không thể thấy được. Nếu dùng mắt để nhìn, cho đến khi mắt khô, cũng không nhìn ra được. 

Đây muốn cho chúng ta kiến tánh, kiến tánh thì không có ai năng kiến, cái tánh là sở kiến. Nếu có năng có sở thì không phải kiến tánh. Kiến tánh là tự tánh tự hiện, không có năng kiến sở kiến. Vì Tự tánh bất nhị, nếu có năng sở là nhị rồi thì không phải kiến tánh.

Mặc dù, không có năng kiến và sở kiến, như người thế gian nói là kiến thì chư Phật cũng nói là kiến, người ta nghe mới hiểu được, vì chữ “kiến” người thế gian đã lưu hành. Nên phải dùng chữ “kiến” nhưng chư Phật không chấp chữ “kiến”.

 Kinh Niết Bàn nói: “Phàm phu theo thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, gọi là điên đảo tưởng. Chư Phật theo thế lưu bố tưởng không có trước tưởng thì không có điên đảo tưởng”. Kiến đã lưu hành trên thế gian, nếu chấp thật kiến là điên đảo tưởng.

66. CỰC TIỂU ĐỒNG ĐẠI, VONG TUYỆT CẢNH GIỚI

Dịch

Cực nhỏ đồng lớn, quên hẳn cảnh giới.

Lời khai thị: 

Có vị Tăng hỏi Đầu Tử: Kiếp hỏa thiêu hết tam thiên đại thiên thế giới, thì tánh của mình hoại hay không hoại?

Đầu Tử trả lời: Hoại.

Vị Tăng ấy hỏi Đại Tùy cũng câu hỏi trên.

Đại Tùy nói: Chẳng hoại.

Như  vậy đã lọt vào hai quan ải này, tức là thành chướng ngại. Vì theo nghĩa tứ cú, hoại là cú thứ nhất, bất hoại là cú thứ nhì. Nếu chấp vào đó thành chướng ngại làm mất cái dụng của Tự tánh, vì hoại và bất hoại là đối đãi. Nếu muốn không có chướng ngại, hoại và bất hoại ghép thành một chỗ, thì thấy được hạt bụi chẳng phải nhỏ, hư không chẳng phải lớn. Vì lớn với nhỏ là tương đối, nghĩa là bệnh chấp thật đã hết.

Như đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình, nghi tình là chổi automatic quét sạch tất cả chấp, đã không chấp lời của Tổ, thì nhỏ và lớn không khác. Như vậy công án sẵn sàng không che dấu. Đã quét sạch thì thùng sơn đen lũng đáy, tức là kiến tánh.

Lời nghĩa giải: 

Tổ sư nói: "Cực nhỏ đồng lớn, quên hẳn cảnh giới". Người nghĩa giải cho rằng: Trước nói “vô tại bất tại” tức là đề mục của đề mục của “cực tiểu đồng đại, cực đại đồng tiểu”, nên kinh Lăng Nghiêm nói: “Trên đầu sợi lông hiện cõi Phật, ngồi trong hạt bụi chuyển pháp luân”. 

Nếu chẳng thấu đạt ý chỉ “vô tại bất tại” thì đụng đâu cũng bị kẹt nơi cảnh giới. Đã bị kẹt nơi cảnh giới thì đâu có lý nào quên hẳn được? Đã chẳng thể quên hẳn cảnh giới, thì lớn có tướng lớn, nhỏ có tướng nhỏ, đâu thể dung nhiếp thành một!

Như trên rất có lý, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận. 

Tịch nghĩa giải:

Chỉ như người quên hẳn cảnh giới, còn thấy có lớn nhỏ hay không? Nếu nói thấy thì chưa thể quên hẳn; nếu nói không thấy thì đâu khác chi người gỗ đá! Thử nói xem!

(Nếu chưa kiến tánh thì không thể nói được. Muốn nói được phải quyết tử tham thiền, đến khi kiến tánh mới quên hẳn cảnh giới. Lời của Tổ sư nói có lý, nếu chấp thật thì không được).

Kệ kết thúc:

Tu di chứa bụi người đều nhận,
Bụi chứa tu di, Phật cũng nghi,
Dẫu cho kiến giải siêu hình tượng,
Khắc thuyền mò kiếm đã chậm trì.

(Hạt bụi ở trong núi tu di thì ai cũng tin, ngược lại, núi tu di để trong hạt bụi thì mọi người chẳng tin. Dầu cho kiến giải siêu việt ý thức suy lường, cũng là khắc thuyền đang đi, làm dấu để mò kiếm, thì không đúng rồi. Lời của Phật, Tổ là phá chấp của mình, mà lại chấp lời của Phật, Tổ nên bệnh chấp vẫn còn, làm sao giải thoát được? Muốn giải thoát phải tự tham tự ngộ).

67. CỰC ĐẠI ĐỒNG TIỂU, BẤT KIẾN BIÊN BIỂU

Dịch

Cực lớn đồng nhỏ, chẳng thấy bờ mé.

Lời khai thị:

Đắc được chẳng phải đắc, thấu rõ đâu có rõ. Tâm của mình như đất, tất cả ở trong tâm mà sanh ra, cũng như vạn vật từ trong đất mà ra, cho nên gọi là tâm địa. Tâm địa hoa nở tức là kiến tánh. Đã kiến tánh thì mùa đông có tuyết như mùa xuân. Tánh thiên (Tự tánh) nắng rọi băng tuyết đều tiêu. Kim phụng bay liệng trên nhánh cây chưa mọc, voi ngọc nhiễu quanh bênh cây không bóng. 

(Kim phụng và cây không bóng là hình dung cho Tự tánh. Tự tánh hiện ra thì tất cả không phân biệt mùa đông hay mùa xuân, cây khô cũng như cây sống, đều là bất nhị của Tự tánh). 

Bá Trượng giúp ông già thoát được thân chồn (đã kể ở trước) nghèo nuôi thân đã là nhiều. Văn Thù chẳng thể xuất định cho cô gái, giàu chê ngàn người vẫn còn ít (nghĩa trên đây là thủ đoạn của Tổ sư). 

Chỉ biết cách núi thấy khói, ai có hỏi ra cửa là cỏ (Tăng khai thị rằng: “Hướng vạn lý không có cỏ mà đi”. Có người đem câu này đến Tăng khác trình bày. 

Tăng ấy hỏi: Có ai đáp không?
Người đó trả lời: Không.
Tăng ấy nói: Sao không nói ra cửa là cỏ!).

Tất cả công án của Tổ sư đều sẵn sàng, không cần đi tìm cầu. Tổ Sư thiền có chánh nghi, không cho tâm đi hiểu. Hồ nghi lấy tâm đi tìm là nghịch ý của Tổ. Chư Tổ dùng thủ đoạn trong giày ống chơi kềm búa cũng là trước cửa đi quanh quẩn.

Tức là công án tả thủ đoạn của Tổ, muốn cho mình nghi chứ không phải cho mình tìm hiểu. Có số sách thiền lấy tâm đi tìm hiểu là sai lầm, hay giải thích công án, thoại đầu làm lấp bít cửa ngộ người tham thiền, là nghịch ý Tổ.

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: "Cực lớn đồng nhỏ, chẳng thấy bờ mé". Người nghĩa giải cho rằng: Xưa kia Duy Ma Cật dùng thần lực giải thoát bất khả tư nghì, đem 32 tòa sư tử để trong phòng trượng thất, mà phòng nhỏ chẳng thấy chật, tòa lớn chẳng rút nhỏ. Rồi dùng tay phải hái lấy thế giới Diệu Hỷ để vào phòng, nói với đại chúng rằng: “Thế giới kia chẳng lay động, thế giới này chẳng biến đổi”. Đem lớn vào nhỏ, đem nhỏ vào lớn, dung nạp lẫn nhau, phi bỉ phi thử.

Theo kinh nói, thần lực giải thoát bất khả tư nghì này suốt kiếp chẳng thể hết, nhưng thần lực này đều từ Diệu tâm sáng tỏ chảy ra. Hoặc có người nói: “Nay tôi đã từng ngộ Diệu tâm sáng tỏ này, tại sao chẳng có thần lực? Hoặc đáp rằng: “Phải biết, thần lực này vốn tự đầy đủ, chẳng cần tu chứng. 

Sở dĩ chưa thể hiện tiền vì kẻ sơ tâm nhập đạo, nơi sức định huệ giải thoát chưa đầy đủ. Dù chưa đầy đủ, nhưng bổn giác trong tâm cũng chưa từng mất, khi có duyên đến sẽ tự hiện mà thôi”. Dù nói cơ duyên đến, song cũng không được giữ tâm đợi chờ. Nếu còn có tâm đợi chờ, liền rơi vào dị kiến. 

Ví như trẻ sơ sinh, chưa rời tấm tả mà muốn gánh nặng đi xa, nhưng với việc gánh nặng đi xa chưa thể hiện tiền, đâu có nghi ngờ kinh sợ gì! Kẻ chân tham thật ngộ nghe nói thần lực này, tự nhiên chẳng nghi ngờ kinh sợ. Nếu còn một mảy may nghi ngờ kinh sợ còn chứa trong tâm, thì tâm này chưa thể khai ngộ.

Gần đây bậc Tăng sĩ hành cước, chẳng cầu chánh ngộ chỉ quý  biện tài, lại ở địa vị làm thầy, phần nhiều thuận theo trào lưu, đối với hành giả tham thiền không dùng cơ xảo đánh đập, ai nấy cùng nhau đuổi theo vọng tình, khiến cho Bát nhã ở tòng lâm bị quét sạch chẳng còn gì! Thật đáng tiếc thay!

 Người có chí nên khắc khổ tu hành, lấy đại ngộ làm kỳ hạn, mới báo đáp được ơn sâu của Phật. Đức Phật đã từng nói hết những tệ đoan này rằng: Chúng sanh đời mạt pháp, hy vọng thành đạo, chớ cho cầu ngộ. Vì người học rộng nghe nhiều, chỉ thêm đa văn, tăng trưởng ngã kiến “lời Phật dù đã cách đây 2000 năm, vẫn như hiện trên bàn tay, đủ thấy lời của bậc thánh chẳng dối chúng ta vậy!

Tịch nghĩa giải:

Im đi! Im đi! Ông tưởng ngộ rồi là xong ư? Dẫu cho ông chứng đắc thần lực giải thoát bất tư nghì, trong một sát na có thể bóp nát mạng căn của ông già Duy Ma Cật, nhưng nếu chưa thể quên được sở chứng của mình, còn ngồi ở chỗ thần dị cho là thù thắng, thì đến đây ăn gậy của lão Tăng!

Kệ kết thúc:

Lớn, nhỏ, mê, ngộ bặt dấu tích,
Trăm ngàn thần lực thảy đều quên.
Hành giả gặp ta giữa đường hẹp,
Cây gậy đánh gãy chưa thể tha.

(Lớn nhỏ, mê ngộ đều phải quét sạch, tất cả đối đãi, ngộ là Phật, mê là chúng sanh, tất cả tương đối phải quét sạch. Quét sạch thì cái dụng tự động của Tự tánh mới hiện ra. Nếu trăm ngàn thần dụng mà chưa quên, thì dụng của Tự tánh không hiện ra. Cho nên, còn biết thần dụng cũng phải quét luôn, thì sức dụng của Tự tánh được hiện. Còn có tác ý là thần dụng, thì không phải dụng của Tự tánh.

Nếu người tham thiền còn chấp lớn nhỏ, mê ngộ, trăm ngàn thần dụng, gặp nhau nơi đường hẹp, thì phải bị đánh gậy đến khi gãy cũng chưa thể tha, tức là đánh bệnh chấp chừng nào hết mới được tha. Còn chấp không khi nào kiến tánh cả).

68. HỮU TỨC THỊ VÔ, VÔ TỨC THỊ HỮU

Dịch

Có tức là không, không tức là có.

Lời khai thị:

Nửa đêm giờ tý, gà gáy giờ sửu (ngày đêm 24 giờ, chia ra 12 thời thần, đó là lẽ dĩ nhiên, lẽ thường. Nhưng Tự tánh không lấy lẽ dĩ nhiên, lẽ thường để giải thích. Không được lấy lý thế gian, lý Phật pháp để giải thích, không có đạo lý cho mình giải thích. Nếu muốn tìm lý lẽ thì lọt vào ý thức phân biệt hư vọng. 

Cho nên, lời Tổ sư muốn mình ngộ ngay lúc đó, không ngộ thì phải nghi. Chứ không phải muốn mình hiểu theo ý thức của mình hay ý thức khoa học để giải thích là sai lầm, lọt vào ý thức phân biệt hư vọng, không được kiến tánh.

Thạch nữ (làm bằng đá) may áo chẳng dấu nối (vậy làm sao được? Chỉ có cõi trời biến hóa ra mới làm được, người thường không làm được; cho nên không có nghĩa lý. Thạch nữ làm bằng đá, nghĩa là không có tâm phân biệt, thì may áo không có dấu nối).

Người gỗ ham uống rượu Bồ đề (Bồ đề là đạo hay giác. Nếu có tâm phân biệt thì uống rượu Giác ngộ không được. Cho nên, người làm bằng gỗ không có tâm phân biệt, mới uống được rượu bồ đề.

Cũng như tham thiền, muốn đến giác ngộ thì không được khởi tâm phân biệt. Nếu khởi tâm phân biệt, tìm hiểu đạo lý cao siêu, thì vĩnh viễn không được kiến tánh. Không uống được rượu Bồ đề, tức là không giác ngộ).

Lúc xế chiều giờ thân, mặt trời lặn giờ dậu (đây cũng là lẽ thường, tham thiền ngộ đạo không được lọt vào lẽ thường). 

Voi chúa đi sâu vào núi tuyết (có câu: “Tượng vương hành xứ tuyệt hành tung” nghĩa là chỗ đi của voi chúa không có dấu tích, tức là voi chúa đi đường nào cũng được, không theo đường đi thường, không có dấu tích cho mình biết được. Vậy không có lý lẽ cho mình giải thích, nếu dùng ý thức để hiểu là sai lầm).

Sư tử rống nơi đóng lửa hồng (đóng lửa lớn mọi thứ không được dựa vào, nếu dựa vào sẽ bị cháy. Sư tử rống  tất cả muôn thú đều phải sợ. Như lời của Phật, Tổ trái ngược lý thế gian, người thế gian nghe thấy kinh sợ).

Ngày đêm 12 thời chẳng cần đếm hết, 30 năm sau có người phân rõ (tham thiền, ôm chặt câu thoại đầu mà tham tới, chứ không chờ đợi tính từng phút từng giờ. Nếu tham như vậy, 30 năm sau sẽ ngộ. Nếu ở trong có không mà chấp, thì vĩnh viễn không được ngộ). 

Vô vô vô chẳng vô, hữu hữu hữu đâu hữu (nói không không thì cái không đó không phải thật không, nói có có thì cái có đó không phải thật có. Tất cả đều là tương đối, cũng là do tâm tạo, thì không phải thật. Chúng sanh bị luân hồi sanh tử là do bệnh chấp thật. Cho nên, mục đích của Phật, Tổ phá bệnh chấp thật của mình. Vậy không được chấp là không, chẳng được chấp là có). 

Gọi trúc bề thì phạm, chẳng gọi trúc bề thì trái (đây công án của ngài Đại Huệ là muốn cho mình tham, để lìa khỏi tất cả tương đối không thật).

Phun hoa hương đầy áo, ông đã có cây gậy, ta cho ông cây gậy (mình tham thiền thì kiên quyết cứ tham, ngày nào đó sẽ ngộ. Như hoa hương dính đầy áo, lâu ngày cũng được thấm nhuần. Công án: “Ông đã có cây gậy thì ta cho ông cây gậy, ông không có cây gậy thì ta lấy cây gậy của ông”, là thủ đoạn của Tổ sư muốn cho mình ngộ ngay, nếu không ngộ thì phải nghi).

Nắm bóng trăng trên lòng bàn tay, tông ta chẳng lập giai cấp, đâu cần cưỡng phân xấu đẹp! (Như trong lòng bàn tay có nước, thì bóng trăng hiện ra. Thiền tông chẳng có giai cấp, chẳng có sai biệt; cho nên, không được lấy ý thức phân biệt, để nói cái này tốt, cái kia xấu, thì ở chỗ nào như chỗ nấy).

Một trần khởi tam muội, nhiều trần nhập chánh thọ (tam muội dịch là chánh định hay chánh thọ. Nếu ngộ thì ở chỗ nào cũng chánh định chánh thọ, ở chỗ ồn ào hay chỗ thanh tịnh đều như nhau. Mình phải lập chí quyết tử tham thiền; Tổ sư dạy phải ở trong động mà tập tham, nhất là chỗ ồn ào, đang làm công việc mà tập tham. 

Nếu nói sơ cơ cần chỗ vắng lặng để tập tham, vậy có thể một tháng được nhập, nhưng 300 năm không được kiến tánh. Còn ở trong động mà tập tham, có thể một năm nhập được, có thể 3 năm kiến tánh. Như thế, muốn mau mà lại chậm; cho nên, chư Tổ muốn mình ở trong động mà tập tham, chứ không tìm chỗ vắng lặng để tập tham là vậy).

Gà vàng đá nhau dưới cây san hô, chó ngọc ngủ trong nụ hoa chiêm bặc (lời của Tổ không có đạo lý, không thể dùng ý thức phân biệt giải thích. Như con gà làm bằng vàng đá nhau dưới cây san hô ở dưới biển, thật vô lý! Tức là lời của Tổ muốn mình ngộ, nếu không ngộ thì phải nghi.

Nếu lấy ý thức để giải thích thì không thể được, vì vô lý. Như Thiền sư Lai Quả trả lời câu hỏi của một người: Chân như là gì? Chân như thiệt có 4 cái sừng, 2 sừng ở trước và 2 sừng ở sau, có 2 cái đuôi ở sau đít và 2 cái đuôi ở trên bụng.

Người ấy không tin, ngài Lai Quả nói tiếp: Chân như thật ông không tin, vậy Chân như giả là cùng khắp quá khứ, hiện tại, vị lai; ngang rộng khắp cả 10 mười phương. Như vậy mà ông lại tin!).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: "Có tức là không, không tức là có". Người nghĩa giải cho rằng: Hữu chẳng tự hữu, hữu là hữu của nhà vô; vô chẳng tự vô, vô là vô của nhà hữu. Hữu chẳng đơn chiếc, vô chẳng độc lập. Người nói hữu vì trước đã thấy vô, sau mới nói hữu. Nếu trong lòng trước chẳng thấy vô, thì đâu thể ở ngoài đối đãi khi không nói hữu! Nên biết, vô chẳng vô, vô tức là hữu; hữu chẳng hữu, hữu tức là vô. Lý hữu vô vốn cùng một nguồn, nơi một nguồn nói hữu thì dư cái hữu, nói vô thì dư cái vô. Hữu vô dung nhau đường nói cũng bặt, ấy là ý chỉ “trở về nguồn” vậy.

Như trên rất có lý, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận. 

Tịch nghĩa giải:

Dù vậy, nếu chẳng phấn khởi đại chí (đại chí là tham thiền), bặt sự tương đối của hữu vô nơi chánh ngộ, cứ khởi tâm phân biệt thì đâu có ngày được ý quên lời ư!

(Nếu chưa ngộ thì tất cả bệnh chấp thật nguồn gốc hữu vô, đâu có thể tiêu mất. Muốn tiêu mất hữu vô, ngoài ra tham thiền không còn cách nào khác).

Kệ kết thúc:

Trong vô nói hữu, hữu vẫn vô,
Vật này khó vẽ vào họa đồ.
Tức cười Triệu Châu quên trói buộc,
Nói càn bên nhà treo hồ lô.

(Ở trong vô hiện ra hữu, thì cái hữu không phải thật, ở trong vô mà sanh, cái hữu đó cũng là vô. Hữu vô này khó nhập vào họa đồ, vì vẽ nhập vào họa đồ thì nhất định, hữu là thật hữu, vô là thật vô. Vì hữu chẳng thật hữu, vô chẳng thật vô, nên không được nhập vào họa đồ.

Lão Triệu Châu là Tổ sư danh tiếng của Thiền tông. Người tham thiền thường tham câu thoại đầu, như: “Muôn pháp về một, một về chỗ nào?” và khán công án chữ “vô” của Tổ Triệu Châu. Mục đích tham thiền đạt đến tự do tự tại, thì không bị trói buộc. Nếu trong tâm còn nhớ sự trói buộc thì không được tự do tự tại.

Cho nên, đừng có cười lão Triệu Châu quên trói buộc. Tục ngữ có nói: “Không biết hồ lô có giấu thuốc gì?” Tức là lời nói của Tổ như cái hồ lô, mà giấu thuốc gì không cho biết. Không cho mình biết được nên mới có nghi. Nghi là nhân, ngộ là quả. Cứ hỏi thuốc gì vậy? Không được dùng ý thức để tìm hiểu mà phải tham.

Mặc kệ nó treo ở bên đông hay bên tây, cũng không tìm hiểu trong hồ lô có thuốc gì! Đề câu thoại đầu cứ tham tới, nghi tình có ngày bùng vỡ, thì ngộ đạo. Vậy treo ở chỗ nào cũng được, lúc ấy rõ biết).

69. NHƯỢC BẤT NHƯ THỬ, BẤT TẤT TU THỦ

Dịch

Nếu chẳng như thế, ắt chẳng cần giữ.

Lời khai thị:

Ở Hàng Châu Tây Hồ nước Trung Quốc có một cù lao là Cô Sơn, có một ẩn sĩ Lâm Hòa Tịnh sống ở đó, tánh thích trồng cây mai nuôi con hạt, không ham danh lợi. Ông ấy không có vợ con, nói rằng: Cây mai là vợ, con hạt là con.

Đào Uyên minh làm quan huyện Đàn Trạch. Ông không vì 5 đấu gạo mà khom lưng tiếp quan lớn, rồi trả ấn trở về quê làm ruộng. Ở trước nhà quê của ông có trồng 5 cây liễu, ông gọi là ngũ liễu tiên sinh.

Lâm Hòa Tịnh thích trồng mai, nuôi con hạt. Đào Uyên Minh thích trồng liễu. Hai người này là ẩn sĩ danh tiếng, mọi người đều tôn kính; nhưng đối với đạo xuất thế gian, xem hai ông ấy đã lọt vào hang ổ, vì thích thanh tịnh. Như tham thiền mà thích cảnh giới thanh tịnh cũng không được. 

Không bằng một người không có ý thức phân biệt thì hiện ra cái dụng tự động của Tự tánh. Cắm một cộng cỏ ở chỗ đất không có âm dương, khiến hoa nở trước khi có ánh nắng mặt trời, trái chín mùi sau khi sương tuyết. Các người suốt ngày đêm, lẩn quẩn đoán mò trong việc thế gian, có thấy được hay chăng? Thấy thì rất kỵ dùng mắt nhặm thấy hoa đốm trên không, chưa thấy chẳng nên chạy lăng xăng.

(Ý của Thiền sư Trung Phong muốn mình ôm chặt câu thoại đầu mà tham, đến lúc nghi tình vỡ thì được kiến tánh. Nếu không, cứ lẫn quẩn trong ý thức, đi tìm hiểu cái này cái kia, thấy hay không thấy là hư vọng).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: "Nếu chẳng như thế, ắt chẳng cần giữ ". Người nghĩa giải cho rằng: Đây là lời dặn dò của Tổ sư, nói phải có một niệm tương ưng với Diệu tâm sáng tỏ và khế hợp với bản giác nguồn linh. Nếu chẳng như thế, dù cho biện tài thao thao, đều là sở chấp của ngoại đạo. Hoặc nói: “Nếu chẳng như thế” là quyết định muốn người khế ngộ chân tâm “ắt chẳng cần giữ” là có ý muốn chỉ kẻ chẳng cầu chánh ngộ mà kẹt nơi ngôn thuyết cho là đắc chí, nói ý này cũng thông. 

Như trên rất có lý, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận. 

Tịch nghĩa giải:

Vậy, như hai thuyết này nếu chẳng thể quên thân xả mạng tham thiền, thề quyết đại ngộ, khi báo thân bỗng mất thì việc ta đâu còn! Chẳng biết người học ở trong bóng mộng huyễn, dựa vào đâu mà chẳng tự cảnh sách!

Kệ kết thúc:
 
Hết chấp hữu, vô, quên sắc, không,
Kẻ trộm tự thú hiến tang vật.
Rẻ bằng vàng ròng, quý như sình,
Xót thương không chỗ để vùi chôn.

(Hữu, vô là do vọng tình chấp thật, khi quét hết vọng tình chấp thật, thì sắc không đều quên; nếu được kiến tánh thì đến cảnh giới này.

Vì sao ban đêm đi ăn cắp đồ vật, lại ban ngày trả cho người bị cắp? Vậy ăn cắp làm chi? Nếu vọng tình hết sạch, sắc không đều quên, tức là kiến tánh, thì đâu còn lấy lời của Phật, Tổ cho là của mình! Thần thông của Tự tánh biến hóa ra vô lượng vô biên, thì đâu có gì quý, đâu có gì rẻ! Cũng như vàng đâu có khác đất!

Người ta có vàng, muốn cất giấu thì chôn dưới đất, người khác khó tìm thấy trộm cắp hay tịch thu. Còn người kiến tánh ví như không có đất để chôn giấu.

Lời của Tổ là quả của Tổ, tức là lời của Tổ là do Tổ ngộ; cái quả của mình phải do tự mình ngộ ra mới được. Mình không ngộ mà lại ăn cắp cái quả của Tổ, làm sao dùng được? Lời của Tổ, mình giải thích ra rất lý cho là quả của mình, ấy là sai lầm. Mình muốn như Tổ thì phải ngộ như Tổ, vậy cần phải tham thiền).
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ï¾ ï¼ Quy Vận nu tình thương và giáo dưỡng của trụ trì Thiền minh sát trong ứng dụng Khảo về thân trung ấm bệnh 5 tan o thai lan tôn kính tưởng niệm lần thứ 29 cô ht HoẠtà bÃ Æ lá thư chưa dám gửi mẹ yêu Cà phê giúp giảm viêm nhiễm và nguy cơ nha phat hoc nga Đức tin mầu nhiệm vấn đề chua thanh quang hanh thien trong quan tri thoi gian trai nghiem khong gian tho cung bang chat lieu gom cuộc sống đầy đủ các vấn đề chuong ii thich ca the ton Nghi phan nguoi qua that long dong Tác động của gene và béo phì đến tuÇ lang bam Giúp con vượt qua khủng hoảng tinh cung ram thang 7 the nao cho dung voi dao phat chút Bún trụ giai Phụ nữ béo phì dau thau tan tam can at se tu buong Đà Nẵng Tưởng niệm lần thứ 35 ngày câu phóng ÄÆ Lâm vai trò của nữ tu phật giáo trong thời Chia nhỏ bữa ăn giúp ăn ngon miệng và Long trọng lễ tưởng niệm Đức Tổ Ti nh xa Ngo c Hiê p tưởng niệm thieu duc va tri tuc nghi le 1993 giï Chi su tich phat ba nam hai quan am phu nu hoc kinh phat la dang tich duc cho chong sï¾Îæ làm thế nào để vẹn toàn lễ nghĩa